Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
Lời mở đầu.
Trên một thế kỷ hình thành và phát triển như một nghế chuyên nghiệp trên thế
giới, công tác xã hội đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển
nhân loại, phấn đấu xây dựng xã hội công bằng, nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người, đặc biệt với những người yếu thế trong xã hội. Trước nhu cầu cấp bách
của xã hội về các dịch vụ công tác xã hội, công tác xã hội ở Việt Nam đang trong
quá trình hính thành và phát triển. Mặc dù còn đang trong quá trình hướng tới mục
tiêu chính thức được công nhận là một nghề chuyên nghiệp, nhưng các dịch vụ mang
hình thái của công tác xã hội đã hiện diện trong xã hội từ rất lâu và đang có những
đống góp tích cực trong việc hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh gây ra
những khó khăn cho cuộc sống người dân nói chung và đặc biệt là những người bị
tổn thương và yếu thế tại Việt Nam.
Ở tất cả mọi lứa tuổi đều có thể nảy sinh vấn đề cần người trợ giúp, đối với
người cao tuổi cũng không phải là ngoại lệ. Với sự gia tăng của tuổi thọ và sự phát
triển của xã hội, mỗi chúng ta đều được tận hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, đầy
đủ hơn, Hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đương đầu với không ít khó
khăn của cuộc sống hiện đại, trong đó bệnh lý của người cao tuổi là các bệnh về
huyết áp, tim mạch, xương khớp…Trong chuyến đi thực tế tại Yên Sơn, thị Trấn
Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, em đã may mắn được nói chuyện với bác
Hoàng Thị Hạnh, bác là một người ở độ tuổi ngoài 60 và bác không may có bệnh
cao huyết áp trong người nhưng bác biết rất ít điều về bênh này. Và may mắn hơn
em được giúp bác tìm hiểu về bệnh cao huyết áp.
Cùng với những kiến thức, kỹ năng đã được học của một nhân viên công tác xã
hội tương lai và những gì đã có được sau lần trợ giúp này, em đã vận dụng để hoàn
thành bài báo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân. Trong bài tiểu luận gồm có 4
phần:
Phần 1: Giới thiệu về cơ sở thực hành.
Phần 2: Tiến trình trợ giúp.
Phần 3: Đánh giá
Phần 4: Trở ngại khó khăn và kiến nghị.
1
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
Phần 1: Giới thiệu về cơ sở thực hành.
Yên Sơn là một khu mới thuộc thị trấn Chúc Sơn thành lập vào năm 1991. Mặt
khác và là một trong mười ba khu của thị trấn Chúc Sơn huyện Chương Mỹ thành
phố hà Nội. Hiện tại Yên Sơn có 6 khu tự quản với 217 hộ dân và hơn 1017 người,
trong đó có 2 hộ thuộc gia đình nghèo và 14 hộ thuộc gia đình chính sách. Khu Yên
Sơn nằm dọc trên trục đường 419, đây cũng là trục đường chính của khu, kéo dài
900m. Khu Yên Sơn có tổng diện tích đất tính cả đất nông nghiệp là 10000m
2
.
Khu Yên sơn đại đa số người dân là cán bộ công chúc chiếm 65%, 25% người
dân làm nông nghiệp và 10% người dân kinh doanh buôn bán. Khu còn là nơi đặt
các cơ quan đầu não của huyện Chương mỹ : Phòng giáo dục, Kho bạc, Ngân hàng,
Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Trạm thú y, Trung tâm khuyến nông,công ty Điện
lực Chương mỹ và đặc biệt trên địa bàn của khu còn có một trường trung học phổ
thông Chương mỹ A. Đây là ngôi trường có bề dầy truyền thống với 50 năm thành
lập.
Phần 2: Tiến trình trợ giúp.
I.Hoàn cảnh tiếp cận và sơ lược về thân chủ.
Bác Hoàng Thị Hạnh, 62 tuổi, ở Yên Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương
Mỹ, Hà Nội. Bác có 3 người con 1 trai 2 gái, bác sống với vợ chồng con Trai cả. Ở
độ tuổi ngoài 60, sức khỏe bác có sự thay đổi của tuổi già, bác bị loãng xương và
cao huyết áp. Bác nghe nói bệnh huyết áp cao rất nguy hiểm và có thể tử vong bất
kỳ lúc nào nếu không có chế dộ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Bác rất lo lắng vì
chưa biết nhiều về căn bệnh này.
Trong chuyến đi thực tế, em đã may mắn được tiếp xúc và nói chuyện với bác
Hạnh và biết được bác ở Yên Sơn (nơi nhóm sinh viên chúng em được đến để thực
hành môn học phát triển cộng đồng), bác Hạnh là người nhân hậu hết lòng lo cho
2
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
gia đình. Sau cuộc nói chuyện đầu tiên với bác, bác thể hiện sự lo lắng về những
căn bệnh của tuổi già. Cũng rất may mắn cho em là được bác chia sẻ tâm sự, bác
đang rất lo vì bác bị cao huyết áp và bác mong muốn tìm hiểu thêm những thông tin
cần thiết về chứng bệnh này, bác đã đồng ý khi em xin phép được giúp bác với vai
trò là sinh viên ngành công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội trong tương lai.
Trong buổi nói chuyện đầu tiên, em đã tìm hiểu được một số thông tin cơ bản:
bác Hạnh năm nay 62 tuổi là nông dân, bác có 3 người con 1 trai và 2 gái. Vợ chồng
bác sống với vợ chồng người con trai út và 2 người cháu nội (các con bác bận đi làm
nên ít có thời gian quan tâm đến bác). Bác đang lo lắng về chúng bệnh cao huyết áp
của mình và bác muốn tìm hiểu thêm thông tin về chứng bệnh này.
Sơ đồ phả hệ.
Bảng ký hiệu mối quan hệ.
3
Bác
Hạnh
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
Nhìn vào sơ đồ phả hệ có thể thấy bác Hạnh có mối quan hệ thân thiết với con
trai, con gái và con dâu nhưng có mối quan hệ không thân thiết với hai người con rể
II. Vấn đề thân chủ đang gặp phải.
Vấn đề của bác Hạnh ở đây là bác đang lo lắng về chứng bệnh cao huyết áp và
bác muốn tìm hiểu thêm về thông tin của chứng bệnh này.
Sau quá trình tìm hiểu thông tin và xác định vấn đề của bác, em đã hoàn thành
được cây vấn đề và sơ đồ phả hệ của bác.
1. Cây vấn đề.
4
Quan hệ xa
cách
Quan hệ thân
thiết
Cưới
nhau
Nữ
nam
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
Vấn đề chính của bác Hạnh ngay từ đầu đó là bác ấy đang hoang mang, lo lắng
về bênh cao huyết áp của mình. Bác Hạnh lo lăng có thể vì 3 nguyên nhân:
Nguyên nhân thứ nhất: do ảnh hưởng của dư luận, sau khi bác nghe mọi người
xung quanh nói về tác hại của bệnh cao huyết áp là có thể để lại nhiều biến chứng,
bác đã vô cùng hoang mang, đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự hoang
mang, lo lắng của bác.
Nguyên nhân thứ hai: thiếu kiến thức, bác Hạnh là một nông dân ít tiếp xúc với
các phương tiện truyền thông đại chúng và bác cũng k có điều kiện tìm hiểu về tuổi
già. Sau khi nghe mọi ng nói về tác hại của bệnh cao huyết áp cùng với k hiểu biết
nhiều về kiến thức của bệnh này đã khiến bác rất lo lắng.
Nguyên nhân thứ 3: thiếu sự quan tâm, các con bác làm việc tại công ty nước
ngoài nên ít có thời gian quan tâm đến gia đình, quan tâm đến bác. Nguyên nhân này
5
Bác Hạnh hoang
mang, lo lắng
ảnh hưởng của
dư luận
Thiếu kiến thức
Thiếu sự quan
tâm
ảnh hưởng đến
sức khỏe
ảnh hưởng đến
hành vi
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
cũng ảnh hưởng tới sự lo lắng của bác. Nếu quân tâm và động viên bác nhiều hơn thì
bác sẽ đỡ lo lắng hơn vì có con cháu ở bên.
Việc lo lắng của bác tưởng chừng là bình thường nhưng thực tế có ảnh hưởng rất
nhiều đến sức khỏe cũng như các hành vi của bác. Sự lo lắng kéo dài khiến bác ăn
không ngon, ngủ không sâu giấc sẽ làm huyết áp của bác cao lên và có thể dẫn đến
tai biến. lo lắng nhiều cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của bác, có thể làm cho
bác không thể tập trung vào việc mình muốn làm.
2. Sơ đồ sinh thái.
6
Hàng
xóm
Hội
người
cao tuổi
Hội phụ
nữ
Tổ dân
phố
Y tế
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
Thông quan sơ đồ sinh thái chúng ta có thể nhận thấy rằng gia đình 2 người con
gái (gia đình mở rộng) và hàng xóm có mối quan hệ 2 chiều với gia đình bác Hạnh
(gia đình hạt nhân). Ngoài ra bác Hạnh còn có mối quan hệ 1 chiều với trạm y tế,
những lúc bác huyết ap cao bác hay đến trạm y tế để kiểm tra. Xung quanh bác Hạnh
còn có Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, tổ dân phố nhưng các tổ chức này có mối
quan hệ không nhiều với bác.
Như vậy có thể thấy với vấn đề hiện tại của bác thì gia đình 2 người con gái và
hàng xóm là người có thể tâm sự, chia sẻ động viên bác để bác hết hoang mang lo
lắng.
III. Kế hoạch giúp đỡ
Để giúp đỡ bác em với tư cách là một nhân viên công tác xã hội trong tương lai
đã lập ra bản kế hoạch giúp đỡ bác Hạnh. Kế hoạch trợ giúp bác Hạnh gồm 4 buổi
hỗ trợ và mỗi buổi khoảng 1 giờ đến 2 giờ.
Nội dung kế hoạch.
STT
Thời
gian
Mục tiêu Nội dung
Kết quả mong
đợi
Người
tham gia
Ghi
chú
1 Buổi 1
giảm bớt sự
lo lắng
Tâm sự,
chia sẻ
Giảm bớt sự lo
lắng của bác
Nhân viên
xã hội,
hàng xóm,
thân chủ
2 Buổi 2
Giúp bác có
sự chia sẻ
tại gia đình
Tiếp xúc
với gia đình
Gia đình bác
có sự chia sẻ
động viên
Nhân viên
xã hội, và
gia đình
3 Buổi 3
cung cấp
thông tin về
bệnh cao
huyết áp
Tiếp xúc
nói chuyện,
Cung cấp được
thông tin cơ
bản về bệnh
cao huyết áp
Nhân
viên xã
hội và
thân chủ
7
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
4 Buổi 4
Cung cấp
thông tin về
bệnh cao
huyết áp
Tiếp xúc
nói chuyện.
Cung cấp được
thông tin về
chế độ dinh
dưỡng cho
người cao
huyết áp
Nhân viên
xã hội,
thân chủ
Phần 3: Đánh giá.
I. Phân tích kỹ năng thông qua phúc trình.
Buổi 1: 14h ngày 08 tháng 11 năm 2013.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Chào bác, cháu mời bác ngồi ạ, cháu mời bác uống nước.
THÂN CHỦ: Cảm ơn con.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Hôm nay, cháu thấy bác có vẻ mệt mỏi. (kỹ năng quan
sát: quan sát những dấu hiệu bên ngoài và nét mặt)
THÂN CHỦ: Ừ, đêm qua bác không ngủ được.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Bác có thể cho cháu biết tại sao đêm qua bác mất ngủ
được không ạ? (kỹ năng đặt câu hỏi)
THÂN CHỦ: Tối qua ngối nói chuyện với mấy bà hàng xóm, thấy mấy bà ấy kể
có một ông xóm bên mới chết vì huyết áp tăng đứt mạch máu não, bác thấy lo quá.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: cháu hiểu giờ bác đang rất lo lắng phải không ạ? (kỹ
năng thấy cảm)
(Thân chủ ngồi im lặng, không khỉ trầm hẳn xuống.)
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: bác uống nước ạ. Cháu biết giờ bác đang lo lắng, nhưng
bác ơi bệnh cao huyết áp nếu có chế độ ăn ngủ hợp lý sẽ không nguy hiểm đến mức
đấy đâu ạ. (ký năng can thiệp khủng hoảng: trấn an giúp thân chủ bớt lo lắng)
THÂN CHỦ: bác lo lắm.
8
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Bác ơi, gia đình cháu cũng có người bị cao huyết áp,
cháu thấy người nhà cháu chịu khó tập thể dục, để tinh thần thoải mái và có chế độ
dinh dưỡng hợp lý nên không nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đâu.
THÂN CHỦ: thật vậy hả cháu?
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng ạ, chỉ cần có chế độ hợp lý là không sao đâu bác ạ.
THÂN CHỦ: Có thật không đấy, bác thấy rất nhiều người chết vì cao huyết áp
đứt mạch máu nào rồi.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Dạ, thật ạ. Chỉ cần có chế độ hợp lý thì bệnh cao huyết
áp không ảnh hưởng nhiều đâu.
THÂN CHỦ: nếu vậy thật bác cũng đỡ lo.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Dạ vâng.
THÂN CHỦ: (nhìn lên đồng hồ) bác có chút việc. hôm nào con đến nhà bác chơi
nhé.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Dạ vâng. Vậy sáng thứ 6 này nếu anh chị ở nhà con xin
phép qua nhà bác nói chuyện với anh chị được không ạ?
THÂN CHỦ: được chứ, con cứ qua nhà bác chơi.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ vâng vậy con xin hẹn bác vào 8h30 ngày 15 bác nhé.
THÂN CHỦ: Ừ, chào con.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: cháu chào bác ạ.
Buổi 2: 8h30 ngày 15 tháng 11 năm 2013.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: cháu chào bác ạ. Em chào anh chị
THÂN CHỦ: chào con, con vào nhà đi, cứ đi cả dẹp vào không cần bỏ dép đâu.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ vâng.
THÂN CHỦ: ngồi đi con. Uống nước đi, con ăn cơm chưa
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: - dạ cháu ăn rồi, bác cứ để cháu tự nhiên ạ.
9
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
- chào anh chị, em là Tranh sinh viên trường Đại học Lao động xã hội.
Con trai THÂN CHỦ: ừ anh có nghe mẹ anh kể về em. Em là sinh viên năm mấy
rồi?
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: Em là sinh viên năm 3 ạ.
Con trai THÂN CHỦ: Cũng sắp ra trường rồi.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng. Anh có thể cho em xin ít phút được không ạ?
Con trai THÂN CHỦ: ừ. Anh rảnh mà em cứ nói đi.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: bác bị cao huyết áp phải không anh? E thấy bác có vẻ rất
lo lắng.
Con trai THÂN CHỦ: mẹ anh bị cao huyết áp, mẹ anh hay lo lắng vậy đấy.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng. Theo em nghĩ ở tuổi của bác lo lắng nhiều cũng
không tốt đâu ạ. (kỹ năng phản hồi: phản hồi lại suy nghĩ của NHÂN VIÊN XÃ
HỘI). Mà hình như anh chị bận nhiều việc đúng không ạ? ( kỹ năng đặt câu hỏi)
con trai THÂN CHỦ: ừ, anh chị cứ bận đi suốt, cũng không có mấy thời gian ở
nhà.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng, e biết công việc của a chị bận, nhưng anh ơi bác
đang rất cần sự chia sẻ từ gia đình ạ. Theo em nghĩ anh chi có thể bớt chút thời gian
để động viên bác.
Con trai THÂN CHỦ: anh biết nhưng anh chị bận quá.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng, đối với bác bây giờ là cần sự động viên từ gia đình,
bác rất lo lắng đấy ạ, mà tuổi của bác lo nhiều quá sẽ làm huyết áp tăng và rất nguy
hiểm ạ.
Con trai THÂN CHỦ: thật vậy sao em, anh vô tâm với mẹ anh quá, anh sẽ quan
tâm đến mẹ nhiều hơn. Cảm ơn em nhé.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: không có gì ạ. Giờ cũng không còn sớm e xin phép.
10
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
Con trai THÂN CHỦ: vậy em về nhé, khi nào rảnh cứ ghé qua nhà nói chuyện
với bố mẹ anh và các cháu.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng, em xin phép, bác ơi cháu xin phép, cháu hẹn bác
9h sáng thứ hai bác nhé, cháu chào bác, em chào anh chị.
Con trai THÂN CHỦ: chào em.
Buổi 3: 9h ngày 18 tháng 11 năm 2013.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: cháu chào bác. Bác ăn sáng chưa ạ.
THÂN CHỦ: bác ăn rồi.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: hôm nay cháu thấy bác có vẻ rất vui (kỹ năng quan sát:
quan sát nét mặt thân chủ)
THÂN CHỦ: ừ hôm nay bác rất vui. Cám ơn con nhé.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: sao bác lại cám ơn cháu ạ?
THÂN CHỦ: hôm trước cháu đến nhà con bác nó vui lắm, nó bảo có người nói
chuyện với bác nó cũng yên tâm, nó còn động viên bác nhiều lắm.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ cháu cũng rất vui khi nghe bác nói vậy.
- Bác ơi, hôm nay cháu giới thiệu qua cho bác về bệnh cao huyết áp để
bác hiểu hơn về bênh này bác nhé.
THÂN CHỦ: bác cũng đang định nhờ cháu tìm hiểu cho bác. Bác nông dân
quanh quẩn chỉ biết về ruộng, cuốc, xẻng không biết gì khác.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ vâng ạ, cháu rất vui khi được giúp bác. Bác có thể nói
cho chau bác biết những gì về bệnh này được không ạ.?
THÂN CHỦ: bác chỉ biết là huyết áp mình sẽ cao hơn lúc bình thường thôi.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng, đúng rồi đấy ạ, cao huyết áp là hiện tượng khi tinh
thần bị kích động, buồn bực, hoặc trong lúc tập thể dục và chơi thể thao, lao động
quá sức.
11
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp có thể do uống rượu bia, do bệnh nội tiết,
bệnh thận… Cao huyết áp thường xảu ra sau độ tuổi 35 với những người mắc bệnh
tiểu đường và người béo phì. Đối với phụ nữ thường xảy ra sau khi tiền mãn kinh.
THÂN CHỦ: vậy nó có tác hại như thế nào con nói bác nghe xem nào?
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng, bệnh cao huyết áp không chữa trị sẽ có hại cho cơ
thể. Khi huyết ap cao sẽ khiến tim và các mạch máu hoạt động nhiều hơn, huyết áp
cao làm tổn thương các mạch máu nuôi óc, nuôi thân, nuôi mắt…gây ra các biến
chứng tai biến mạch máu nào, suy thận….
THÂN CHỦ: thế có cách nào chữa trị không con:
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: về cách chữa trị thì sau quá trình hỗ trợ này cháu sẽ giới
thiệu cho bác một số bệnh viện điều trị cao huyết áp.
THÂN CHỦ: cảm ơn con nhé.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ không có gì bác ạ. Hôm sau cháu sẽ giới thiệu cho bác
chế độ dinh dưỡng đối với người bị cao huyết áp.
THÂN CHỦ: thế cao huyết áp cần tránh những gì hả con?
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ vâng, người cao huyết áp tránh để mình bị kích động
hay buồn bực vì khi kích động hay buồn bực sẽ làm cho huyết áp tăng lên và có thể
bi tai biến. Cao huyết áp còn tránh vận động hay tập thể dục quá sức, tránh ăn những
thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhạt kiêng các chất kích thích.
THÂN CHỦ: cảm ơn con.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ không có gì ạ. Hôm nay mình kết thúc tại đây bác nhé
buổi sau cháu sẽ chia sẻ với bác về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh này. Cháu
xin hẹn bác vào 14h thứ 6 bác nhé.
THÂN CHỦ: ừ, bác về đây
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: cháu chào bác.
12
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
Buổi 4: 14h thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2013.
Trong buổi cuối cùng này nhân viên xã hội và thân chủ đã tìm hiểu về chế độ
dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ thưa bác, trong buổi trước cháu đã giới thiệu qua cho
bác về bệnh cao huyết áp và hôm nay cháu xin giới thiệu cho bác về chế độ dinh
dưỡng ạ. Bác có thể cho cháu biết những thức ăn nào tốt cho người cao huyết áp
được không ạ?
THÂN CHỦ: bác thấy con dâu bác bảo cần tây, cải cúc, rau muống tốt cho người
cao huyết áp.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ vâng ạ, cần tây, cải cúc, rau muống rất tốt cho người
cao huyết áp, ngoài ra còn có cà chua, cà rốt, nấm, lạc, đậu, táo…cũng rất tốt cho
người cao huyết áp ạ.
THÂN CHỦ: vậy có cần kiêng gì không con.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ có bác ạ, người cao huyết áp nên kiêng những thức ăn
nhiều dầu mỡ, tránh rượu bia, các chất kích thích và không nên uống trà.
THÂN CHỦ: con cho bác một chế độ ăn được không?
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: dạ vâng, đối với người cao huyết áp thì nên có chế độ ăn
nhạt, hạn chế ăn muốn và những thức ăn như mắm, tương, dưa, cà… nên ăn những
thực phẩm giàu K, Mg,Ca (cà chua, khoai lang, nho, chuối,….) và những thức phẩm
có tính chất an thần như rau cải, rau muống, đậu đen, rau cần, canh mộc nhĩ khổ qua
cũng có tác dụng cải thiện mỡ máu và huyết áp.
THÂN CHỦ: bác người cao huyết áp cần tập thể dục nhẹ nhàng phải không con?
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: vâng đúng ạ, người cao huyết áp nên tập thể dục ít nhất
30 phút/ngày, nên tập thể dục thường xuyên và tập thể dục nhẹ nhàng ạ.
THÂN CHỦ: giờ bác biết bác cũng đỡ lo hơn, cảm ơn con nhé.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: không có gì đâu bác ạ, từ nay bác có chế độ dinh dưỡng
và chế độ tập luyện làm việc hợp lý thì bệnh cao huyết áp sẽ không nguy hiểm gì
13
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
đâu bác. Sắp tới có gì bác cứ liên hệ với cháu, cháu sẵn sàng giúp nếu cháu có thể,
buổi hôm nay kết thúc tại đây bác nhé.
THÂN CHỦ: khi nào rảnh con qua nhà chơi nhé, nhà bác lúc nào cũng chào đón
con.
NHÂN VIÊN XÃ HỘI: cháu cám ơn bác, cháu chúc bác luôn mạnh khỏe vui vẻ
và hạnh phúc bên gia đình.
THÂN CHỦ: cảm ơn con!!!
Trong qua trình trợ giúp em đã sử dụng được các kỹ năng: kỹ năng lắng nghe
tích cực, kỹ năng quan sát, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng
phản hồi.
II. Đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế của bản thân trong quá trình trợ giúp đối
tượng.
Trong quá trình trợ giúp đối tượng em thấy bản thân mình đã vận dụng được một
số kỹ năng cũng như kiến thức vào thực hành, đã biết cách giao tiếp, tạo được sự
thoải mái giữa đối tượng và bản thân, giúp bác Hạnh chia sẻ được những tâm sự của
mình, em luôn tìm hiểu những kiến thức mới để cung cấp cho bác Hạnh, tuân thủ
được một số nguyên tắc của một nhân viên công tác xã hội và đã trợ giúp đối tượng
bằng sự trân thành với hy vọng mình sẽ giúp bác Hạnh giải quyết vấn đề của mình.
Nhưng bên cạnh những điểm mạnh em thấy mình còn rất nhiều thiếu xót như
chưa vận dụng được hết những kiến thức đã học để trợ giúp bác Hạnh, chưa biết
cách xử lý tình huống gặp phải trong quá trình giúp đỡ và sắp xếp thời gian chưa
được hợp lý, chưa phát huy được hết năng lực của mình….
Phần 4: Trở ngại, khó khăn và kiến nghị.
Trong quá trình giúp đỡ đối tượng em đã gặp không ít khó khăn như thiếu sự
quan tâm của chính quyền địa phương cũng như kinh phí hoạt động, chưa nhận được
nhiều sự giúp đỡ từ gia đình bác Hạnh
Kiến nghị.
1. Đối với đối tượng.
14
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
Bác Hạnh nên chịu khó ăn nghỉ theo đúng chế độ, ít ăn những thức ăn dầu mỡ,
tránh vận động nặng và tránh sự kích động.
Bác nên tâm sự với các con nhiều hơn để có được sự chia sẻ, đồng cảm từ gia
đình. Cần đi khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn phòng tránh tai biến mạch máu
não.
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao của hội người cao tuổi tại địa phương để
nâng cao sức khỏe.
2. Đối với gia đình.
Gia đình bác Hạnh cần quan tâm hơn tới bác, nên giành nhiều thời gian hơn để
chia sẻ động viên tinh thần bác.
Tạo mọi điều kiện để bác tham gia các hoạt động thể dục thể thao cũng như các
hoạt động xã hội.
3. Đối với địa phương.
Địa phương cần quan tâm hơn tới những người cao tuổi, tổ chức những hoạt động
thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, cần tổ chức những buổi tuyên truyền về sức
khỏe, chế dộ ăn uống cho người cao tuổi.
Hội người cao tuổi cần tố chức những buổi nói chuyện để chia sẻ tâm sự cũng
như kinh nghiệm để tránh những biến chứng của bệnh người cao tuổi.
4. Đối với trường Đại học Lao động Xã hội.
Việc thực hành thực tập là rất cần thiết với sinh viên, đặc biệt là sinh viên sắp tốt
nghiệp. Do đó, nhà trường, khoa Công tác xã hội cần tạo điều kiện hơn nữa về thời
gian cũng như kinh phí hoạt động giúp sinh viên đạt hiệu quả hơn trong các hoạt
động thực hành.
Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và cơ sở thực hành. Quá trình thực hành
giảng viên hướng dẫn cần quan tâm và có sự hướng dẫn cụ thể hơn để sinh viên có
thể vận dụng đúng hơn những kiến thức đã học vào thực tế.
Kết luận.
Trong quá trình trợ giúp thân chủ em đã gặp rất nhiều khó khăn cũng như thuận
lợi và những điều đó giúp em trưởng thành hơn, biết thêm được nhiều kiến thức mới,
biết nhiều kỹ năng có thể giúp ích cho mình và có thêm được những kinh nghiệm
đầu tiên của một nhân viên công tác xã hôi tương lai.
15
Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân Trương Thị Vân Trang C15 – CT1
Trong quá trình vận dụng những kiến thức kỹ năng, em tự thấy mình còn rất
nhiều thiếu sót, chưa nắm vững được kiến thức chưa biết vận dụng những kỹ năng
đã được học vào thực tế một cách hiệu quả, linh hoạt.
Đây là bài báo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân của em, vì sự thiếu kinh
nghiệm nên trong bài không tránh khỏi những thiếu xót, em mong nhận được sự góp
ý của thầy cô để bài của em hoàn chỉnh hơn.
Em rất tự hào vì mình là sinh viên ngành công tác xã hội và là nhân viên công tác
xã hội trong tương lai, để xứng đáng là sinh viên ngành công tác xã hội, em sẽ cố
gắng học tập, trau dồi những kiến thức và kinh nghiệm để có thể vận dụng nhiều hơn
vào cuộc sống và giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội./.
16