Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đánh giá bài dạy thực hành kỹ thuật theo quan điểm dạy học tương tác tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.76 KB, 10 trang )

ĐÁNH GIÁ BÀI DẠY THỰC HÀNH KỸ THUẬT
THEO QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC

Nguyễn Cẩm Thanh, (2012), Chuẩn đánh giá bài dạy thực hành kỹ thuật theo quan điểm dạy học tương
tác tích cực, tạp chí khoa học, số 85, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 21-23.

1. Đặt vấn đề
Đánh giá bài dạy trong các nhà trường không phải là vấn đề mới, song việc
thực hiện chủ yếu theo phong trào, chưa được thường xuyên, liên tục và mang
tính bắt buộc, việc xây dựng chuẩn để đánh giá chưa xác định căn cứ rõ ràng, cụ
thể, dẫn đến các tiêu chí đánh giá chưa thích đáng. Sử dụng công cụ để đánh giá
giờ dạy từ trước đến nay là phiếu dự giờ, nhưng nhận thấy phiếu dự giờ hiện
hành có nhiều điểm bất cập và chưa thiết thực.
Vì vậy, cần phải xây dựng chuẩn để đánh giá chất lượng bài dạy phù hợp,
chính xác và khoa học. Đặc biệt với dạy học thực hành kỹ thuật (THKT) theo
quan điểm tương tác tích cực (TTTC), việc xây dựng chuẩn đánh giá cho bài dạy
là rất cần thiết nhằm định hướng, chỉ đạo việc vận dụng quan điểm này trong
thiết kế bài dạy và tổ chức quá trình dạy học THKT.
Để xây dựng chuẩn đánh giá cho bài dạy THKT phải phù hợp các văn bản
pháp lý của Nhà nước, Luật giáo dục cũng như các căn cứ về chuẩn nghề nghiệp,
chuẩn đầu ra sinh viên, đặc biệt là trên cơ sở của mục tiêu và chuẩn kiến thức, kỹ
năng môn học, bài học, năng lực của sinh viên sau khi học. Việc đánh giá bài dạy
THKT thực hiện theo tư tưởng của quan điểm dạy học TTTC. Bài viết đưa ra các
nhóm tiêu chí đánh giá cho bài dạy THKT và các bước đánh giá.

1


2. Mục đích đánh giá bài dạy thực hành kỹ thuật theo quan điểm dạy học
tương tác tích cực
Đánh giá đúng, chính xác chất lượng bài dạy THKT, theo quan điểm dạy


học TTTC của người dạy, sẽ cho những tác dụng thiết thực như sau:
- Xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực vận dụng, thực hiện bài
dạy THKT theo quan điểm dạy học TTTC của người dạy, ở thời điểm đánh giá
theo các tiêu chí đánh giá.
- Cung cấp thông tin cho việc xây dựng nội dung môn học/ bài học, bồi
dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học. Góp
phần khẳng định chuẩn đầu ra cho người học sau khi tốt nghiệp.
- Người dạy có được những thông tin phản hồi kịp thời bổ ích để thiết kế
bài dạy, tổ chức, điều chỉnh, điều khiển quá trình dạy học của bản thân.
3. Các căn cứ xây dựng tiêu chí đánh giá bài dạy thực hành kỹ thuật theo
quan điểm dạy học tương tác tích cực
- Các căn cứ pháp lý:
+ Luật Giáo dục 2005, đặc biệt các Điều 70 (có liên quan đến tiêu chuẩn
nhà giáo), Điều 72 (nhiệm vụ của nhà giáo).
+ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ,
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
- Các căn cứ chuẩn có liên quan:
+ Quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, Ban hành kèm theo
Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
+ Chuẩn đầu ra cho sinh viên [2].

2


+ Mục tiêu và chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, bài học thuộc Chương
trình khung giáo dục đại học (tùy thuộc vào mã ngành).
- Căn cứ vào việc thiết kế, thực hiện bài dạy THKT theo quan điểm dạy
học TTTC:

+ Thể hiện việc thiết kế và tổ chức dạy học theo quan điểm tương tác tích
cực trong dạy học THKT [3], [4], [6].
+ Tuân thủ theo nguyên tắc và lôgic thiết kế nội dung học tập cho bài dạy
THKT [5].
2.3. Tiêu chí đánh giá bài dạy thực hành kỹ thuật theo quan điểm dạy học
tương tác tích cực
Để đánh giá một bài dạy THKT theo quan điểm dạy học TTTC, cần phải
xem xét đánh giá ở tất cả các khâu của quá trình dạy học như: xây dựng mục tiêu;
thiết kế bài dạy; nội dung kiến thức; chuẩn bị điều kiện phương tiện, thiết bị dạy
học; tổ chức và điều khiển dạy học; kiểm tra đánh giá, thỏa mãn chuẩn đầu ra cho
nội dung thực hành/ bài học/ môn học. Như vậy sẽ có các nhóm tiêu chí sau đây:

(1) Nhóm tiêu chí về xây dựng mục tiêu
+ Mục tiêu toàn diện, đủ các thành phần (tri thức, kỹ năng, thái độ).
+ Mục tiêu rõ ràng, cụ thể (quan sát, đo lường được, phản ánh theo tiêu chí
của chuẩn đầu ra).
+ Mục tiêu phù hợp, có tính định hướng và chỉ dẫn (không quá cao hay quá
thấp việc người học phải làm, điều kiện thực hiện, chuẩn của công việc).

(2) Nhóm tiêu chí thiết kế bài dạy

3


+ Thiết kế bài dạy tuân thủ đúng nguyên tắc và quy trình bài dạy THKT.
Thiết kế các hoạt động dạy - học cần được khơi dậy mối quan hệ tương tác tích
cực giữa các nhân tố (người học - người dạy - môi trường) thông qua việc lựa
chọn, phối hợp phương pháp dạy học (PPDH) và kỹ thuật dạy học phù hợp với
mỗi nội dung dạy học cụ thể. Kế hoạch thực hành chi tiết và khả thi.
+ Nội dung kiến thức theo chương trình khung và chương trình chi tiết

môn học, đảm bảo chính xác, khoa học, cấu trúc nội dung hợp lý, có tính cập
nhật, hiện đại, ý nghĩa giáo dục.
+ Định liệu điều kiện môi trường dạy học như bầu không khí, phương tiện,
thiết bị dạy học, chuẩn bị tư liệu dạy học thiết thực, phù hợp, tạo điều kiện cho
các hoạt động tương tác tích cực diễn ra.

(3) Nhóm tiêu chí tổ chức, điều khiển dạy học
+ Tổ chức các hoạt động dạy học đảm bảo có tính TTTC thông qua việc
lựa chọn và phối hợp các PPDH/ kỹ thuật dạy học thích hợp, linh hoạt.
+ Kết hợp giữa hướng dẫn phát triển kỹ năng với giáo dục phẩm chất nghề
nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức bảo vệ môi trường, an toàn lao động.
+ Có tác động tích cực tới môi trường dạy học, như tạo bầu không khí học
tập sôi nổi, gây hứng thú cho người học, trao cơ hội và khuyến khích việc tham
gia của người học. Sử dụng, khai thác hợp lý có hiệu quả các phương tiện kỹ
thuật, thiết bị dạy học. Đảm bảo sự thích nghi của người học, người dạy với môi
trường và ngược lại chính người dạy, người học cũng làm môi trường thay đổi.

(4) Nhóm tiêu chí kiểm tra đánh giá
+ Đánh giá năng lực thực hiện người học qua việc: thực hiện nghiên cứu
khảo sát, biểu diễn thao tác vật chất, hoặc tạo ra các sản phẩm viết hoặc trình bày
4


miệng về các mục tiêu mang tính thực tiễn cho cả lớp cùng nghe. Việc đánh giá
được người dạy, các bạn cùng lớp và những người thực hiện nhiệm vụ tự đánh
giá cùng tham gia.
+ Đánh giá phải kích thích cho người học: Người dạy cần chuẩn bị trước
chuẩn đánh giá và công cụ đánh giá, được đưa ra thảo luận, thiết kế và được
thống nhất giữa người học và người dạy trước khi sử dụng để đánh giá chất lượng
sản phẩm cũng như quá trình thực hiện. Người dạy động viên, tuyên dương, góp

ý kịp thời cho người học.
+ Đánh giá liên tục trong suốt quá trình học tập: Quá trình dạy học và đánh
giá luôn đồng hành, việc đánh giá quá trình thực hiện (chú ý tới đánh giá những
tiến bộ, phát triển của người học) và sản phẩm cuối.
Như vậy, để áp dụng được cho một môn học thực hành kỹ thuật cụ thể, đối
tượng cụ thể thì cần phải xây dựng bảng tiêu chí đánh giá gồm các mặt đánh giá,
tiêu chí đánh giá, minh chứng và biểu điểm.

4. Các bước đánh giá
Bước 1: Xác định việc đánh giá bài dạy THKT theo quan điểm dạy học
TTTC, được thực hiện theo phương pháp phân tích sản phẩm [1, tr 129].
Bước 2: Công cụ để đánh giá theo phương pháp đánh giá sản phẩm là: căn
cứ bài dạy đã được chuẩn bị thiết kế trước, dự giờ theo dõi quá trình tổ chức dạy
học, quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học [1, tr 129].
Bước 3: Căn cứ theo các nhóm tiêu chí và minh chứng đánh giá để đối
chiếu cho điểm theo quy định như sau:
- Tùy theo đặc thù riêng từng môn học thực hành cụ thể, đối tượng người
học khác nhau, do vậy quy định điểm cho từng mục của từng nhóm tiêu chí cũng
có thể khác nhau.
5


- Thang điểm có thể cho theo số (1-10).
Bước 4: Cộng tổng điểm và đối chiếu với mức quy định (tương ứng với
mức cụ thể, điều kiện giàng buộc...) để xếp loại cụ thể theo phiếu đánh giá.

5. Kết luận
Việc đưa ra tiêu chí đánh giá bài dạy thực hành kỹ thuật làm cơ sở đánh giá
chất lượng bài dạy thực hành kỹ thuật, mặt khác nhằm định hướng, chỉ đạo việc
vận dụng quan điểm này trong thiết kế bài dạy và tổ chức quá trình dạy học thực

hành kỹ thuật cho người dạy. Để vận dụng chuẩn đánh giá này vào đánh giá bài
dạy đòi hỏi người đánh giá phải có hiểu biết nhất định về quan điểm dạy học
tương tác tích cực trong dạy học thực hành kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Khôi, Phát triển chương trình giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2011.
2. Lê Đức Ngọc và Trần Hữu Hoan, Chuẩn đầu ra trong giáo dục đại học, tạp
chí Khoa học Giáo dục, số 55, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.
3. Nguyễn Cẩm Thanh, Dạy học thực hành kỹ thuật theo định hướng "dạy học
tích cực và tương tác", Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội, số 3, 2006, tr.113-117.
4. Nguyễn Cẩm Thanh, Quan hệ giữa các thành phần của quá trình dạy học theo
quan điểm dạy học tương tác tích cực, tạp chí Khoa học Giáo dục, số 73, Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr 22-25.
5. Nguyễn Cẩm Thanh, Thiết kế nội dung học tập thực hành kỹ thuật theo quan
điểm dạy học tương tác tích cực, tạp chí Khoa học Giáo dục, số 78, Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr 25-27.

6


6. Nguyễn Quang Thuấn (dịch), Jean-Marc Denommé et Madeleine Roy: Tiến tới
một phương pháp sư phạm tương tác, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2000.
7. Bùi Đức Tú, Đề xuất các tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động
giáo dục nghề phổ thông, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội
và Nhân văn 24, 2008, tr 33-40.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết cùng chuyên đề của tác giả:
Các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học
1) Nguyen Van Cuong, Nguyen Cam Thanh, (2012), Allgemeine technische Bildung in
Vietnam, Arbeit und Technik in der Bildung, PETER LANG internationaler Verlag der

Wissenschaften, Frankfurt, Germany, pp.181-195.
2) Nguyễn Văn Ánh, Nguyễn Cẩm Thanh, (2005), Xây dựng và sử dụng đa phương tiện
trong dạy học "động cơ đốt trong - ôtô" tại khoa SPKT trường ĐHSP Hà Nội, Tạp chí
khoa học số 3 ĐHSP Hà Nội, tr.73-76.
3) Nguyễn Cẩm Thanh (2006), Dạy học THKT theo định hướng "dạy học tích cực và
tương tác", Tạp chí khoa học số 3, ĐHSP Hà Nội, tr.113-117.
4) Nguyễn Cẩm Thanh, (2011), Quan hệ giữa các thành phần của quá trình dạy học
theo quan điểm dạy học tương tác tích cực, tạp chí Khoa học Giáo dục, số 73, Viện
KHGD Việt Nam, Hà Nội, tr.22-25.
5) Nguyễn Cẩm Thanh, (2012), Thiết kế nội dung học tập thực hành kỹ thuật theo quan
điểm dạy học tương tác tích cực, tạp chí khoa học Giáo dục , số 78, Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 25-27.
6) Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Cẩm Thanh, (2012). Biện pháp tăng cường tính tương
tác tích cực trong dạy học thực hành kỹ thuật, tạp chí khoa học số 4 ĐHSP Hà Nội, tr.
48-56.

7


7) Nguyễn Cẩm Thanh, (2012), Chuẩn đánh giá bài dạy thực hành kỹ thuật theo quan
điểm dạy học tương tác tích cực, tạp chí khoa học, số 85, Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội, tr 21-23.
8) Nguyễn Cẩm Thanh, (2013), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học
thực hành ĐCĐT, ngành SPKT trong đào tạo theo học chế tín chỉ, tạp chí khoa học số 4
ĐHSP Hà Nội, tr. 67-74.
9) Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Cẩm Thanh, (2014), Môi trường dạy học thực hành kỹ
thuật theo quan điểm dạy học tương tác, tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội, số 110, tr.6, 7, 41.
10) Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Cẩm Thanh, (2015), Tương tác trong dạy học và dạy
học tương tác, tạp chí khoa học số 2 ĐHSP Hà Nội, tr. 3-9.

11) Nguyễn Cẩm Thanh, (2015), Bước đầu xác định khung năng lực dạy học cho giáo
viên môn Công nghệ phổ thông theo quan điểm tích hợp và phân hóa, tạp chí khoa học
số 8D ĐHSP Hà Nội, tr. 20-28.
12) Nguyễn Cẩm Thanh, (2016), Dạy học thực hành kĩ thuật trong môi trường thực tại ảo theo
tiếp cận tương tác, tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà

Nội, số 134, tr. 38-40.
13) Nguyễn Cẩm Thanh, (2017), Năng lực cơ bản của giáo viên Công nghệ phổ thông,
tạp chí Khoa học Dạy nghề, số 43-44, tr. 16-19.
3.2. Các báo cáo khoa học đăng trên kỷ yếu khoa học
1) Nguyễn Cẩm Thanh (2005), Ứng dụng CAI trong dạy học động cơ đốt trong - ôtô,
Kỷ yếu HTKH "Ứng dụng ông nghệ thông tin trong nghiên cứu, quản lý, dạy và học
của tuổi trẻ các trường ĐHSP toàn quốc", Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội, tr.121-125.
2) Nguyễn Cẩm Thanh (2005), Xây dựng và sử dụng giáo án điện tử trong dạy học kỹ
thuật, Kỷ yếu HTKH "Đào tạo giáo viên công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục",
Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội, tr.108-110.

8


3) Nguyễn Cẩm Thanh (2008), Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học viên lớp bồi
dưỡng thiết bị dạy học - Kỷ yếu HTKH "Đào tạo nhân viên TBDH", Tạp chí khoa học
ĐHSP Hà Nội, tháng 12 năm 2008.
4) Nguyễn Cẩm Thanh, (2013), Tổ chức dạy học thực hành Động cơ đốt trong cho sinh
viên ngành SPKT theo hướng tăng cường hoạt động tích cực, Kỷ yếu hội thảo nâng cao
chất lượng đào tạo giáo viên ngành SPKT, khoa SPKT, trường ĐHSP Hà Nội, tháng 6
năm 2013.

TÓM TẮT


Đánh giá bài dạy thực hành kỹ thuật
theo quan điểm dạy học tương tác tích cực

Chuẩn đánh giá nhằm định hướng, chỉ đạo việc vận dụng quan điểm trong
thiết kế bài dạy và tổ chức quá trình dạy học. Trên cơ sở các căn cứ, bài viết đưa
ra bốn nhóm tiêu chí đánh giá cho bài dạy thực hành kỹ thuật và các bước thực
hiện việc đánh giá.

9


SUMMARY

Unit standard assessment engineering practice
conform positive interaction teaching
Unit standard assessment to orient, guiding the implement of the ideas for
designing the unit and organizing the learning process. On the basis of the
available evidences, this article presents four criteria for evaluating the general
practice unit, the evaluating steps are created.

10



×