Soạn ngữ văn 9 Đức Phong
Tuần 21 - Bài 19. 20
Tiết 101: Tập làm văn
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TẬP LÀM VĂN (SẼ LÀM Ở NHÀ)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
- Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương
- Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức
thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.
B. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Gv giới thiệu nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình
Bước 1: nêu yêu cầu của chương trình và chép lên bảng.
- Chọn sự việc, hiện tượng có vấn đề, có ý nghĩa để viết.
VD1: Vấn đề môi trường
- Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như lũ lụt, hạn hán.
- Hậu quả của việc chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm bầu không khí đô thị.
- Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì, ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp.... ) đối với
việc canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn.
VD2: Vấn đề quyền trẻ em:
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương: xây dựng, sửa chữa trường học, nơi vui chơi
giải trí, giúp đỡ những trẻ em khó khăn....
- Sự quan tâm của nhà trường : xây dựng khung cảnh sư phạm, tổ chức dạy học và các hoạt
động tham quan, ngoại khoá....
- Sự quan tâm của gia đình: cha mẹ có làm gương hay không, có nhữn biểu hiện bạo hành
hay không?
VD3: Vấn đề xã hội:
- Sự quan tâm, giúp đỡ đối với các gia đình chính sách (thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt
Nam anh hùng); những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (bị thiên tai, tai nạn, bệnh
hiểm nghèo....)
- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái, đức hi sinh của người lớn và trẻ em.
- Những vấn đề có liên quan đến tham nhũng, tệ nạn xã hội....
Bước 2; Xác định cách viết
a. yêu cầu về nội dung:
- Sự việc, hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội
- Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu, không sáo rỗng
- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục.
- Nội dung bài viết phải giản dị, dễ hiểu, tránh viện sách vở dài dòng, không cần thiết
b. yêu cầu về cấu trúc:
- Bài viết phải đủ 3 phần: mở, thân, kết
- Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.
Bước 3: gợi ý dàn bài chung
a. Mở bài: Nêu sự việc, hiện tượng có vấn đề ở địa phương
b. Thân bài: gồm 2 phần:
- Nêu và trình bày sự việc, hiện tượng (rõ ràng, cụ thể, có dẫn chứng)
- Nêu ý kiến riêng của mình về sự việc, hiện tượng đó
+ Nhận định đúng - sai, lợi - hại
LVC – K9 - 2
1
Soạn ngữ văn 9 Đức Phong
+ Phân tích nguyên nhân
+Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối
c. Kết bài: khẳng định hoặc phủ định sự việc, hiện tượng, đề xuất giải pháp
Bước 4: chú ý:
- Trong bài viết tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan, đơn vị cụ thể có thật liên
quan đến sự việc, hiện tượng (bài viết sẽ mất tính chất của bài tập làm văn)
- nên chia thời gian để chuẩn bị thực hiện tốt bài viết, đảm bảo nộp đúng thời hạn quy định
(trước khi nộp bài 27)
==========================
TIẾT 102: VĂN HỌC
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
- Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người
Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói
quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới.
- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
B. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản
? Bài viết này được viết vào thời điểm nào của dân tộc và
của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và
ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy là gì?
- Thời điểm viết bài này là vào đầu năm 2001- tết cổ
truyền của dân tộc VN, khi đất nước ta cùng toàn nhân
loại bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới.=> Thời điểm
chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ nên có ý
nghĩa rất quan trọng đặc biệt đối với nước ta - một nước so
với nhiều nước trong khu vực vẫn đang là một trong những
nước nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển. Làm thế nào để
trong vòng từ 15 - 20 năm nước ta phải thoát khỏi tình
trạng nghèo nàn lạc hậu trên để trở thành một nước công
nghiệp phát triển? Muốn thế, phải “chuẩn bị hành trang
thật tốt để bước vào thế kỉ mới” Bài viết của Vũ Khoan -
phó thủ tướng viết nhân dịp đầu năm 2001 đã bàn cụ thể
về vấn đề vừa cấp thiết, vừa lâu dài đó.
+ Hành trang: là những giá trị tinh thần mang theo như tri
thức, kĩ năng, thói quen.
+ Thế kỉ mới : thế kỉ 21
=> Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là sắp sẵn những
phẩm chất trí tuệ, kĩ năng, thói quen... để tiến vào thế kỉ
21.
- Gv gọi hs đọc kế tiếp cho đến hết văn bản.
- chú ý: giọng rõ ràng, mạch lạc, tình cảm và phấn.
? Gọi hs giải thích một số từ khó
+ Động lực: lực tác động vào vật hay đồ vật hay đối tượng
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Vũ Khoan: nhà hoạt động chính trị, nhiều
năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ
trưởng Bộ Thương mại, hiện là Phó thủ
tướng Chính Phủ.
2. Tác phẩm :
- Viết đầu năm 2001 - tết cổ truyền của năm
đầu tiên bước vào thế kỉ 21
- Đăng trên báo “Tạp chí tia sáng” năm
2001 và được in vào tập “Một góc nhìn của
trí thức”., NXB trẻ, TP HCM.
- Vấn đề nghị luận: Nhan đề bài viết và
trong luận điểm cơ bản mở đầu của bài viết:
“Lớp trẻ VN nhận ra những cái mạnh, cái
yếu của con người VN để rèn những thói
quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”.
=> Đây là vấn đề mang ý nghĩa thời sự và ý
nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của
đất nước.
- Đọc, giải thích từ khó:
+ Động lực
+ Kinh tế trí thức
+ Thế giới mạng
+ Bóc ngắn cắn dài
LVC – K9 - 2
2
Soạn ngữ văn 9 Đức Phong
nào đó
+Kinh tế trí thức: Khái niệm chỉ một trình độ phát triển rất
cao của nền kinh tế mà trong đó tri thức trí tuệ chiếm tỉ
trọng cao trong các giá trị của sản phẩm và trong tổng sản
phẩm kinh tế quốc dân và được đánh giá cao.
+ Thế giới mạng: Liên kết và trao đổi thông tin trên phạm
vi toàn thế giới nhờ hệ thống máy tính liên thông (nối
mạng in tơ nét).
- Bóc ngắn cắn dài: Thành ngữ chỉ lối sống, lối suy nghĩ,
làm ăn hạn hẹp, nhất thời, không có tầm nhìn xa.
? Tìm hiểu hệ thống luận cứ trong văn bản?
? Từ đó xác định trọng tâm nghị luận của bài viết này?
? Nêu nhận xét về bố cục của bài viết?
Bố cục chặt chẽ và có tính định hướng rất rõ: bắt đầu từ
việc nêu thời điểm chuyển giao thế kỉ và yêu cầu chuẩn bị
hành trang vào thế kỉ mới. Tiếp đó, khẳng định chuẩn bị
hành trang quan trọng nhất là chính bản thân con người.
Sự chuẩn bị này phải đặt vào bối cảnh thế giới và đối chiếu
với những mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt của đất nước. Từ
đó, nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu của con người
Việt Nam trước yêu cầu của thời kì mới. Hệ thống luận cứ
này kết thúc bằng việc nêu yêu cầu với thế hệ trẻ ở đoạn
cuối văn bản.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu, phân tích chi tiết.
? Luận điểm chính nằm ở câu văn nào của văn bản?
? Chỉ ra các thông tin của luận điểm chính?
? Trọng tâm của luận điểm này là gì?
? Vấn đề quan tâm của tác giả có cần thiết không? vì
sao?
- Cần thiết vì đây là vấn đề thời sự cấp bách để chúng ta
hội nhập với nền kinh tế thế giới, đưa nền kinh tế nước ta
tiến lên hiện đại và bền vững.
? Em hiểu gì về tác giả từ mối quan tâm này của ông?
- Tác giả là người có tầm nhìn xa trông rộng, lo lắng cho
tiền đồ của đất nước.
Luận cứ đầu tiên được triển khai, đó là gì?
? Vì sao tác giả lại cho rằng: trong những hành trang ấy,
có lẽ sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng
nhất?
- Vì lao động của con người là động lực của mọi nền kinh
tế. Muốn có nền kinh tế phát triển cao và bền vững, cần
trước hết đến yếu tố con người.
? Người viết đã luận chứng cho nó như thế nào?
- Trình tự lập luận: chặt chẽ và tính định
hướng rất rõ của hệ thống luận cứ.
+ Thời điểm chuyển giao thế kỉ và yêu cầu
chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
+ Hành trang quan trọng nhất là bản thân
con người.
+ Đặt trong bối cảnh thế giới và trước mục
tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
+ Nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu của
con người VN trước yêu cầu của thời kì
mới.
+ Nêu yêu cầu của thế hệ trẻ đối với đất
nước khi bước vào thế kỉ mới.
II. Phân tích:
1. Luận điểm chính: câu đầu tiên
- Lớp trẻ VN cần nhận ra những cái mạnh,
cái yếu của con người Việt Nam để rèn
những thói quen tốt khi bước vào nền kinh
tế mới.
=> Nêu ra đối tượng, nội dung và mục đích
của tác động. Trong đó trung tâm của luận
điểm là: nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của
con người VN.
2. Hệ thống luận cứ:
a. Luận cứ 1: Sự chuẩn bị bản thân con
người
- Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là
động lực phát triển của lịch sử.
- Trong thời kì nền kinh tế trí thức phát
triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại
càng nổi trội.
=> Tư tưởng đúng đắn này đã thành luận cứ
quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận cứ
LVC – K9 - 2
3
Soạn ngữ văn 9 Đức Phong
? Ngoài hai nguyên nhân ấy, còn những nguyên nhân
nào khác khi nhìn rộng ra cả nước, cả thời đại, cả thế
giới?
Hs đọc tiếp đoạn: “cần chuẩn bị.... của nó”, phát hiện 2
nguyên nhân khác.
? Trong những nguyên nhân vừa nêu, đâu là nguyên
nhân chủ quan? đâu là nguyên nhân khách quan?
? Nhận xét: trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã sử dụng
nhiều thuật ngữ kinh tế chính trị. Em hiểu như thế nào
về các khái niệm:
- Nền kinh tế trí thức
- Giao thoa và hội nhập giữa các nền kinh tế
(sgk - chú thích)
? Vì sao tác giả dùng cách lập luận này?
Vì vấn đề nghị luận mang nội dung kinh tế chính trị của
thời hiện tại, liên quan đến nhiều người
? Cách lập luận này có tác dụng gì?
- diễn đạt được những thông tin kinh tế mới
- Thông tin nhanh, gọn, dễ hiểu.
Hs đọc đoạn nói về cái mạnh cái yếu.
Căn cứ vào số lượng câu chữ và nội dung lập luận, có
nhận xét gì về luận cứ này?
- Đây là luận cứ trung tâm, quan trọng của cả bài nên được
tác giả triển khai cụ thể và phân tích rõ ràng, thấu đáo. Sức
nặng của bài viết, ý đồ, tư tưởng, mục đích thực tiễn của
tác giả chính là tập trung ở phần này. Và cả tâm huyết của
một nhà hoạt động chính trị từng trải, có kinh nghiệm, có
trách nhiệm với vận mệnh của đất nước, với thế hệ trẻ
cũng được bộc lộ rõ trong từng câu, từng đoạn phân tích.
? Tác giả đã chỉ ra và phân tích rõ những điểm mạnh,
điểm yếu của con người VN trên những mặt nào?
của văn bản. Nó có ý nghĩa đặt vấn đề, mở
ra hướng lập luận của toàn văn bản theo tư
tưởng: “con người là động lực phát triển
của lịch sử”.
b. Luận cứ 2:Nguyên nhân khác:
- Một thế giới khoa học công nghệ phát
triển như huyền thoại (Ví dụ như các sản
phẩm điện tử cao cấp: vi tính, điện thoại di
động, các loại xe máy, ô tô, máy bay......),
sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế
ngày càng sâu rộng. Ví dụ một châu Âu
đang tiến tới nhất thể hoá bằng đồng tiền
chung, một Việt Nam đã là thành viên của
ASEAN (hội các nước Đông Nam Á), đang
xúc tiến để gia nhập WTO (Tổ chức thương
mại thế giới)
=>Đây là hiện thực khách quan đặt ra, sự
phát triển tất yếu của đời sống kinh tế thế
giới.
- Nước ta đồng thời phải giải quyết 3 nhiệm
vụ:
+ Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu
của nền kinh tế nông nghiệp
+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
+ Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
=> Là yêu cầu nảy sinh từ nội bộ nền kinh
tế nước ta trước những đòi hỏi mới của thời
đại.
=> Tất cả những nguyên nhân đó dẫn đến
luận cứ trung tâm của bài viết. Đó là
c. Những điểm mạnh và điểm yếu của con
người Việt Nam.
-Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng
thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực
hành.
- Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ
mỉ không coi trọng nghiêm ngặt quy trình
công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn
trương trong công việc.
- Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là
LVC – K9 - 2
4
Soạn ngữ văn 9 Đức Phong
? Những điểm mạnh đó có ý nghĩa gì trong hành trang
của người VN khi bước vào thế kỉ mới?
? Em hãy lấy ví dụ trong sgk hoặc lịch sử hoặt đời sống
để minh hoạ những biểu hiện tốt đẹp của con người VN
chúng ta.(Hs tự bộc lộ)
? Những điểm yếu này gây cản trở gì cho chúng ta khi
bước vào thế kỉ mới?
? Em thử tìm ví dụ trong đời sống để minh hoạ cho
những điều tác giả vừa phân tích?
+ thăm bảo tàng: người Nhật tập trung nghe thuyết minh,
người Việt tản đi xem cái mình thích
+ Cùng ở nước ngoài: người Hoa cưu mang nhau, người
Việt đố kị, ghen ghét nhau....
+ Nếp nghĩ sùng đồ ngoại: đồng hồ tây có bao giờ sai.
+ hay sai hẹn, lỡ hẹn, tuỳ tiện, làm ăn giả dối, hàng giả,
hàng nhái.....
? Ở luận điểm này, cách lập luận của tác giả có gì đặc
biệt? Cách phân tích như vậy có ưu điểm gì, giúp cho vấn
đề được nổi bật ntn?
=> Ko chia thành 2 ý rõ rệt để phân tích mà lại lập luận
theo cách nêu từng điểm mạnh và đi liền với nó lại là điểm
yếu.Đó là cách nhìn thấu đáo và hợp lí, không tĩnh tại:
trong cái mạnh lại có thể chứa đựng cái yếu, nếu xem xét
từ một yêu cầu nào đó. Khiến cho những điểm mạnh, điểm
yếu được bộc lộ rõ ràng, sâu sắc trong mối tương quan
mạnh - yếu trên từng mặt của con người VN.
? Nhận xét về thái độ của tác giả khi nêu lên những điểm
mạnh, điểm yếu của con người VN? (Sự phân tích của
tác giả nghiêng về điểm mạnh hay điểm yếu của con
người VN? Sự phân tích của tác giả có điểm nào giống và
điểm nào khác với những điều mà sách vở lâu nay
thường nói đến?
- Lâu nay, sách vở thường ca ngợi con người VN, khẳng
định những cái tốt, cái mạnh, nhất là trong công cuộc
chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc. Điều đó là đúng. Nhưng
đã đến lúc ta cần chỉ ra những mặt hạn chế của con người
VN để đưa đất nước tiến lên mạnh mẽ, nhất là trong nền
kinh tế mới.Như vậy mới thực hiểu đúng dân tộc mình,
không ngộ nhận, không tự đề cao quá mức, dẫn đến tâm lí
trong công cuộc chiến đấu chống ngoại
xâm, nhưng lại thường đố kị nhau trong làm
ăn và trong cuộc sống thường ngày.
- Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có
nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ,
kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói
sùng ngoại hoặc bài ngoại quá khứ, thói
“khôn vặt”, ít giữ chữ tín.
=> Những điểm mạnh đó đáp ứng yêu cầu
sáng tạo của xã hội hiện đại. Hữu ích trong
một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật
cao. Thích ứng với hoàn cảnh chiến tranh
bảo vệ đất nước.Tận dụng được cơ hội đổi
mới.
=> Những điểm yếu đó khiến ta khó phát
huy trí thông minh, không thích ứng với
nền kinh tế trí thức. Không tương tác với
nền kinh tế công nghiệp hoá. Không phù
hợp với sản xuất lớn. Gây khó khăn trong
quá trình kinh doanh và hội nhập
* Nhận xét cách lập luận của tác giả
- Các lập luận được nêu song song chứ
không chia thành 2 ý rõ rệt, tách bạch (cái
mạnh song song với cái yếu, trong cái mạnh
lại tiềm ẩn cái yếu, lại đi cùng với cái yếu,
chứa đựng cái yếu trong điều kiện nào đó.)
=> Tác dụng: Nêu bật cả cái mạnh và cái
yếu của con người VN. Dễ hiểu với nhiều
đối tượng người đọc
- Sự phân tích nghiêng về chỉ ra điểm yếu
của con người VN.=>Muốn mọi ngưòi VN
không chỉ biết tự hào về những giá trị
truyền thống tốt đẹp mà còn biết băn khoăn
lo lắng về những yếu kém rất cần được
khắc phục của mình.
LVC – K9 - 2
5