Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

NV 9 Tuần 3-5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.51 KB, 24 trang )


Ngày dạy : ………
- Chuẩn bị : Tư liệu “Công ước quốc tế về quyền trẻ em”.
- Ổn định : Sĩ số: ………… Vắng: …………
- Kiểm bài cũ :
? Nêu luận điểm & hệ thống luận cứ của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
? Phát biểu ý kiến của em về cách lập luận của G. G. Mác-két trong văn bản trên.
? Em có úy nghĩ gì về nội dung của văn bản này.
- Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài.
+ Giới thiệu xuất xứ của bản tuyên bố.
+ Gợi vài điểm chính của bối cảnh thế giới mấy chục năm cuối
thế kỷ XX liên quan đến vấn đề chăm sóc & bảo vệ trẻ em.
HĐ2: Hướng dẫn đọc-phân tích bố cục văn bản.
+ Hướng dẫn đọc bài. GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
? Câu hỏi 1 / SGK / 35.
+ Bản thân các tiêu đề đã nói lên tính chặt chẽ hợp lý của bố cục
bản tuyên bố:
a/ Hai đoạn đầu: khẳng định quyền được sống, được phát
triển của mọi trẻ em trên thế giới & kêu gọi toàn nhân loại quan
tâm đến vấn đề này.
b/ Đoạn còn lại: có 3 phần
- Sự thách thức : nêu những thực tế, những con số về cuộc
sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào
hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.
- Phần cơ hội : khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ
bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm
sóc, bảo vệ trẻ em.
- Phần nhiệm vụ : xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng
quốc gia & cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn,
phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ có tính cấp bách


này được nêu lên một cách hợp lý bởi dựa trên
I/ ĐỌC-CHÚ THÍCH:
- Thể loại : văn bản nghị luận
(kiểu văn bản nhật dụng-là lời
tuyên bố).
- Xuất xứ : trích lời tuyên bố của
Hội nghị cấp cao thế giới về
trẻ em.
- Giải từ : (SGK).
II/ ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Bố cục :
- Đoạn 1-2 : khẳng định quyền
được sống & được phát triển
của trẻ em.
- Đoạn 3 : nêu sự thách thức, cơ
hội & nhiệm vụ của cộng đồng
quốc tế về việc chăm sóc, bảo
vệ trẻ em.
1
TUẦN 3 – BÀI 3
TUẦN 3 – BÀI 3
KQCĐ:
- Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện
nay & sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này.
- Nắm được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: phương châm
hội thoại cần được vận dụng phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Hiểu được tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái
biểu cảm, biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
- Làm tốt bài TLV số 1, biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật & yếu tố miêu tả để làm cho
bài văn thuyết minh hấp dẫn, sinh động.

VĂN BẢN : TUYÊN BỐ THẾ GIỚI
VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ
& PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.
(Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em)
TIẾT 11-12
cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế.
HĐ3: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản.
? Câu hỏi 2 / SGK / 35.
Tuy ngắn gọn nhưng phần này đã nêu khá đầy đủ & cụ thể tình
trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khổ cực về nhiều mặt của
trẻ em trên thế giới hiện nay:
- Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh & bạo lực, của sự
phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng & thôn
tính của nước ngoài.
- Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng
kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi
trường xuống cấp.
- Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng & bệnh
tật.
CỦNG CỐ TIẾT 11 :
? Nêu bố cục của văn bản.
? Hiện nay trẻ em trên thế giới phải đối đầu với những thách
thức nào. Vì sao lại có những thách thức đó.
? Theo em trẻ em Việt Nam gặp phải những thách thức nào.
VÀO TIẾT 12 :
? Câu hỏi 3 / SGK / 35.
Tóm tắt các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế
hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc & bảo vệ trẻ em:
- Sự liên kết của các quốc gia cùng ý thức cao của cộng
đồng quốc tế trên lĩnh vực này. Đã có công ước về quyền

trẻ em làm cơ sở, tạo ra một cơ hội mới.
- Sự hợp tác & đoàn kết quốc tế ngày cáng có hiệu quả cụ
thể trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị đẩy
mạnh tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể
được chuyển sang phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, tăng
cường phúc lợi xã hội.
+ GV yêu cầu HS có thể trình bày suy nghĩ về điều kiện của đất
nước ta hiện nay (sự quan tâm cụ thể của Đảng & Nhà Nước, sự
nhận thức & tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội vào
phong trào chăm sóc, bảo vệ trẻ em, ý thức cao của toàn dân về
vấn đề này).
? Câu hỏi 4 / SGK / 35.
+ Những nhiệm vụ này được xác định trên cơ sở tình trạng
thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay & các cơ hội
đã trình bày  HS thấy mối liên hệ chặt chẽ, tự nhiên giữa các
phần trong văn bản.
+ Bản tuyên bố đã xác định nhiều nhiệm vụ cấp thiết của
cộng đồng quốc tế & từng quốc gia; từ tăng cường sức khỏe &
chế độ dinh dưỡng đến phát triển giáo dục cho trẻ em; từ các đối
tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn
cảnh sống đặc biệt khó khăn , các bà mẹ) đến củng cố gia đình,
xây dựng môi trường xã hội; từ bảo đảm quyền bình đẳng nam
nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh họat văn hóa xã
hội.
? Câu hỏi 5 / SGK / 35.
+ Bảo vệ quyền lợi, chăm lo sự phát triển của trẻ em là một
2. Phân tích :
a) Sự thách thức :
- Trẻ em là nạn nhân của chiến
tranh, bạo lực, xâm lược,

chiếm đóng, phân biệt chủng
tộc.
- Trẻ em chịu đựng thảm họa
đói nghèo, dịch bệnh, mù
chữ,vô gia cư, khủng hoảng
kinh tế.
- Nhiều trẻ em chết do suy dinh
dưỡng & bệnh tật.
 chịu đựng cuộc sống khổ cực
nhiều mặt, thật xót xa.
b) Cơ hội :
- Sự liên kết của các quốc gia &
ý thức cao của các quốc gia
cùng cộng đồng quốc tế.
- Sự hợp tác & đoàn kết quốc tế
ngày càng có hiệu quả cụ thể
trên nhiều lĩnh vực.
c) Nhiệm vụ :
- Tăng cường sức khỏe, phát
triển giáo dục cho trẻ em.
- Củng cố gia đình, xây dựng
môi trường xã hội, bình đẳng
nam nữ.
- Khuyến khích trẻ em tham gia
sinh hoạt văn hóa, xã hội.
 Các nhiệm vụ có quan hệ chặt
chẽ, tự nhiên giữa các phần trong
văn bản.
2
trong những nhiệm vụ hàng đầu của từng quốc gia & cộng đồng

quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai đất nước
& nhân loại.
+ Qua những chủ trương, chính sách, những hành động cụ thể
đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn
minh của một xã hội.
+ Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quốc tế quan tâm với
các chủ trương, nhiệm vụ đề ra một cách cụ thể, toàn diện.
+ Tổng kết: HS dựa vào ghi nhớ để phát biểu. Đọc ghi nhớ.
HĐ4: Luyện tập.
Khuyến khích HS phát biểu những suy nghĩ về sự quan tâm,
chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội
nơi mình ở đối với trẻ em hiện nay.
d) Tầm quan trọng :
- Đây là nhiệm vụ hàng đầu của
các quốc gia & cộng đồng
quốc tế vì liên quan trực tiếp
đến tương lai đất nước & nhân
loại.
- Giúpnhận ra trình độ văn minh
của một xã hội.
- Có những chủ trương, nhiệm
vụ được quốc tế đề ra cụ thể,
toàn diện.
GHI NHỚ : SGK / 35.
- Dặn dò :
+ Học thuộc bài & thuộc ghi nhớ.
+ Soạn bài: Người con gái Nam Xương.
+ Tìm hiểu nội dung truyện, tóm tắt truyện, hoàn cảnh xã hội.
+ Chuẩn bị: Các phương châm hội thoại (tiếp)
+ Làm trước các bài tập trong SGK.

+ Chuẩn bị: Viết bài làm văn số 1 (thuyết minh).
3
Ngày dạy : ……………..
- Chuẩn bị : bảng phụ.
- Ổn định : Sĩ số: …….. Vắng:…………
- Kiểm bài cũ :
? Thế nào là phương châm quan hệ. Nêu ví dụ minh họa.
? Thế nào là phương châm cách thức. Nêu ví dụ minh họa.
? Thế nào là phương châm lịch sự. Nêu ví dụ minh họa.
- Bài mới :
HĐ1:
Bước 1: HS đọc truyện cười “Chào hỏi”
? Nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không.
Vì sao.
Khi chàng rể hỏi: “Bác làm việc vất vả lắm phải không?”
trong một tình huống giao tiếp khác là lịch sự, là biết quan tâm
đến người khác. Nhưng trong tình huống này, người được hỏi bị
chàng ngốc gọi xuống từ trên cây cao lúc người đó đang tập
trung làm việc thì chàng ngốc đã gây phiền hà & quấy rối người
khác.
? Em hãy tìm những tình huống chào hỏi trong hoàn cảnh
thích hợp, đúng phép lịch sự.
Đang đi trên đường hay trong nhà sách mà gặp người quen
hoặc thầy (cô) giáo thì có thể đến chào hỏi.
? Em có thể rút ra được bài học gì trong giao tiếp.
Cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp, vì một câu
nói có thể thích hợp trong tình huống này nhưng lại không thích
hợp trong tình huống khác.
Bước 2: Hệ thống lại kiến thức. HS đọc ghi nhớ.
HĐ2:

Bước 1: GV giúp HS điểm lại những ví dụ đã phân tích khi học
về các phương châm hội thoại và xác định trong những tình
huống nào phưong châm hội thoại không được tuân thủ.
Ngoại trừ tình huống trong bài học về phương châm lịch sự,
tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm
hội thoại.
Bước 2: HS đọc đoạn đối thoại.
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin như An
mong muốn không. (Không).
? Có phương châm hội thoại nào không được tuân thủ.
Phương châm về lượng đã không được tuân thủ, vì không
cung cấp lượng thông tin như An muốn.
? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm ấy.
Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên
trên thế giới được chế tạo năm nào. Để tuân thủ phương châm về
chất là không nói điều mình không có bằng chứng xác thực,
người nói phải trả lời một cách chung chung: “Đâu khoảng đầu
thế kỷ XX”.
(HS tìm những tình huống tương tự).
Bước 3: Bác sĩ có thể không nói sự thật về tình trạng sức khỏe
của bệnh nhân, thay vì nói thật là căn bệnh không thể chữa được,
bác sĩ có thể động viên là nếu cố gắng bệnh nhân có thể
I/ QUAN HỆ GIỮA PCHT &
TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP:
+ Đọc truyện cười “Chào hỏi”.
+ Nhận xét:
- Chàng rể không tuân thủ
phương châm lịch sự.
- Chào hỏi trong lúc người đốn
cây đang tập trung làm việc là

quấy rối, gây phiền hà.
 Phải chú ý tình huống giao tiếp
(nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu,
nói để làm gì).
GHI NHỚ : SGK / 36
II/ NHỮNG TRƯỜNG HỢP
KHÔNG TUÂN THỦ PCHT:
1. Trừ những tình huống về PC
lịch sự, tất cả các tình huống
còn lại trong các ví dụ đã học
đều không tuân thủ PCHT.
2. Đọc đoạn đối thoại : Câu trả lời
không đáp ứng nhu cầu thông
tin về lượng. Người nói không
biết thông tin chính xác về
năm chế tạo máy bay đầu tiên
trên thế giới nên trả lời chung
chung.
3. Một bác sĩ có thể không nói
thật về tình trạng sức khỏe của
bệnh nhân vì lý do nhân đạo
4
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TIẾP)
TIẾT 13
vượt qua hiểm nghèo. Người nói không tuân thủ phương châm
về chất vì nói điều mình không tin là đúng. Nhưng đó là việc
làm nhân đạo & cần thiết. Nhờ động viên bệnh nhân có thể lạc
quan hơn, có nghị lực để sống khoảng thời gian còn lại. Như vậy
không phải sự nói dối nào cũng đáng chê trách.
Ví dụ: Người chiến sĩ sa vào tay địch, không thể nói ra bí mật

của đồng đội, đơn vị.
Trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào, nếu có một nhu cầu
cao hơn nhu cầu tuân thủ phương châm hội thoại thì PCHT có
thể không tuân thủ.
Bước 4:
? Khi nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói
không tuân thủ phương châm về lượng không.
Nếu xét về nghĩa tường minh thì cách nói này không tuân thủ
phương châm về lượng, vì nó không cho người nghe biết thêm
một thông tin nào. Nhưng xét hàm ý thì câu này có nội dung của
nó nên vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
? Phải hiểu ý nghĩa câu này thế nào.
Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống chứ không là mục đích
cuối cùng của con người. Câu này có ý răn dạy ta không nên
chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn,
thiêng liêng hơn trong cuộc sống.
HS có thể tìm những cách nói tương tự: nó vẫn là nó; chiến
tranh là chiến tranh; cốt khỉ lại hoàn cốt khỉ; ….
Bước 5: Hệ thống lại kiến thức. HS đọc ghi nhớ.
HĐ3: Làm bài tập.

thì không đáng trách dù vi phạm
PC về chất.
4. Ta có thể nói câu có hàm ý cho
dù vi phạm PC về lượng.
GHI NHƠ : SGK / 37
III/ LUYỆN TẬP:
1. Ông bố không tuân thủ về phương châm cách thức. Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển
tập truyện ngắn Nam Cao” để tìm quả bóng. Cách nói của ông bố không rõ đối với em bé. Nhưng đối với
người khác có thể đó là một thông tin khá rõ ràng.

2. Thái độ của các vị khách (Chân, Tay, Tai, Mắt) là bất hòa với chủ nhà (lão Miệng). Lời nói của Chân,
Tay không tuân thủ phương châm lịch sự nên không thích hợp với tình huống giao tiếp. Thông thường,
đến nhà ai phải chào hỏi chủ nhà sau đó mới đề cập đến chuyện khác. Trong tình huống này, các vị khách
không chào hỏi gì cả mà nói ngay những lời lẽ giận dữ, nặng nề mà lại không có lý do chính đáng.
- Dặn dò :
+ Học thuộc các ghi nhớ.
+ Chuẩn bị: Viết bài làm văn số 1.
+ Chuẩn bị: Xưng hô trong hội thoại
+ Làm trước các bài tập trong SGK.
Ngày dạy : ………………….
5
TIẾT 14-15
- Chuẩn bị : Đề bài.
- Ổn định : Sĩ số :………… Vắng :……….
- Kiểm bài cũ : khâu chuẩn bị của HS.
- Bài mới : (GV ghi đề lên bảng)

Đề : Nét đặc sắc trong một di tích (lịch sử hoặc văn hóa) hay thắng cảnh ở quê em.
(Nên chọn đối tượng thuyết minh cụ thể cho sát với thực tế ở địa phương của em).
- Dặn dò :
+ Chuẩn bị : Tóm tắt tác phẩm tự sự.
+ Soạn bài : Chuyện người con gái Nam Xương.
6
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
- THUYẾT MINH -
DUYỆT CỦA BGH :
TUẦN 4 – BÀI 3-4
TUẦN 4 – BÀI 3-4
Ngày dạy : …………….
- Chuẩn bị : Ảnh tác giả, tư liệu về Nguyễn Dữ & tác phẩm Truyền kỳ mạn lục.

- Ổn định : Sĩ sơ :……….. Vắng :…………
- Kiểmt bài cũ :
? Nêu xuất xứ, bố cục văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ & phát triển của
trẻ em.”
? Em nhận thức thế nào về tầm quan trọng của nội dung văn bản đã nêu.
? Nêu suy ghĩ của em về việc chăm sóc & bảo vệ trẻ em ở địa phương mình.
- Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài
+ Đây là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của “Truyền kỳ mạn
lục”, có nguồn gốc từ một truyện dân gian trong “Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam” được gọi là truyện “Vợ chàng Trương”.
Truyện cổ tích thiên về những sự kiện dẫn đến nỗi oan của Vũ
Nương: hai người lấy nhau đang sum họp đầm ấm, xảy có nạn
binh đao, Trương Sinh phải đăng lính, nàng ở nhà phụng dưỡng
mẹ già, nuôi con nhỏ.
Để dỗ con, nàng thuờng chỉ bóng mình trên tường mà bảo đó
là cha nó. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây
thơ kể với chàng về người đêm đêm vẫn đến với mẹ con nó.
Chàng nổi máu ghen, mắng nhiếc vợ thậm tệ, rồi đánh đuổi đi,
khiến nàng phẫn uất chạy ra bến Hoàng Giang tự trầm. Khi hiểu
ra nỗi oan của vợ, chàng bèn lập đàn giải oan cho nàng. Hiện
nay, ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam vẫn còn miếu thờ Vũ
Nương.
+ Cái chết bi thảm của Vũ Nương đã làm rung động bao tâm hồn
thi sĩ để lại nhiều bài thơ viếng nàng rất hay như bài thơ của vua
Lê Thánh Tông (SGK/52).
HĐ2: Hướng dẫn đọc: diễn cảm, chú ý phân biệt các đoạn tự sự
& những lời thoại thể hiện tâm trạng từng nhân vật trong từng
hoàn cảnh.
? Hãy tìm đại ý của văn bản.

+ Đây là câu chuyện về số phận oan trái của người phụ nữ đẹp
người đẹp nết dưới chế độ phong kiến, chỉ vì lời nói ngây
I/ ĐỌC-CHÚ THÍCH:
- Tác giả : Nguyễn Dữ (SGK)
- Xuất xứ :trích“Truyền kỳ mạn
lục”.
- Thể loại :truyện truyền kỳ,viết
bằng chữ Hán.
- Giải từ : (SGK)
II/ ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1. Đại ý:
Qua cái chết oan khuất của Vũ
Nương, truyện lên án chế độ phong
kiến bất công & thể hiện ước mơ của
7
KQCĐ:
- Qua “Chuyện người con gái Nam Xương” thấy được đức tính truyền thống & số phận oan trái
của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, sự thành công về nghệ thuật kể chuyện
của tác giả.
- Nắm được cách dẫn trực tiếp & cách dẫn gián tiếpcủa một người hoặc một nhân vật. Hiểu
được một trong những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của
từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Nắm được các tình huống & cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
VĂN BẢN : CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
( TRÍCH : TRUYỀN KỲ MẠN LỤC – NGUYỄN DỮ )
TIẾT 16-17
thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, sỉ nhục, phải tự kết liễu đời
mình để minh oan. Tác phẩm cũng thể hiện ước mơ ngàn đời
của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng,
dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.

+ Truyện có thể chia 3 đoạn:
- Đoạn 1 : “Từ đầu ….. cha mẹ đẻ mình.”:Cuộc hôn nhân
giữa Trương Sinh & Vũ Nương , sự xa cách vì chiến
tranh & phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
- Đoạn 2 : “Qua năm sau … trót đã qua rồi”: Nỗi oan khuất
& cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Đoạn 3 : Phần còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang &
Vũ Nương trong động Linh Phi, Vũ Nương được giải
oan.
CỦNG CỐ TIẾT 16 :
? Hãy tóm tắt ngắn gọn “Chuyện người con gái Nam Xương.”
? Nêu chủ đề của truyện.
VÀO TIẾT 17 :
HĐ3:
? Câu hỏi 2 / SGK / 51.
- Cảnh 1 : Trong cuộc sống gia đình, nàng luôn giữ gìn
khuôn phép, khong từng để lúc nào vợ chồng phải thất
hòa.
- Cảnh 2 : Tiễn chồng đi lính, nàng chỉ mong chồng bình
an trở về, cảm thông nỗi vất vả, gian lao mà chồng chịu
đựng cùng nỗi nhớ nhung của mình (chú ý: lời nói ân
tình, đằm thắm của nàng làm cho mọi người xúc động).
- Cảnh 3 : Xa chồng, nàng vẫn thủy chung, vừa là mẹ hiền
một mình nuôi con, vừa là dâu thảo chăm sóc mẹ già đau
yếu rất ân cần. Qua lời trăng trối của mẹ chồng cũng góp
phần đánh giá nhân cách của nàng.
- Cảnh 4 : Bị chồng nghi oan (có 3 lời thoại)
+ Phân trần để chồng hiểu lòng mình.
+ Nỗi đau đớn, thất vọng khi bị đối xử bất công mà
không hiểu vì sao.

+ Thất vọng tột cùng, nàng than với trời & tự trầm để
minh oan.
 Tính cách Vũ Nương: là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền
thục, đảm đang, tháo vát, hiếu thảo với mẹ chồng, chung thủy
với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình nhưng phải chịu
oan khuất, bất hạnh.
? Câu hỏi 3 / SGK / 51.
+ Cuộc hôn nhân của Trương Sinh & Vũ Nương có phần
không bình đẳng, nàng vốn “con nhà kẻ khó” nên tạo cái thế cho
Trương Sinh cao hơn thêm về tư tưởng phong kiến với chế độ
gia trưởng.
+ Tính cách Trương Sinh: đa nghi lại thêm tâm trạng nặng nề
vì mẹ mất.
+ Tình huống bất ngờ: lời nói ngây thơ của con trẻ chứa đầy
những sự kiện đáng ngờ làm tăng dần sự đa nghi của Trương
Sinh đến cao trào nên chàng đinh ninh là vợ hư (chú ý quá trình
phát triển tâm lý nhân vật).
nhân dân về cuộc sống công bằng.
2.Bố cục: chia 3 đoạn
+ Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở
nhà thủ tiết chờ chồng, trọn đạo dâu
hiền.
+ Cái chết oan khuất của Vũ
Nương.
+ Cuộc sống dưới thủy cung & Vũ
Nương được giải oan.
3. Nhân vật Vũ Nương:
+ Tính cách: có tài sắc, đức hạnh
vẹn toàn, nhưng phải chịu nhiều oan
khuất.

+ Nguyên nhân của nỗi oan:
- Tư tưởng gia trưởng nhà giàu
của Trương Sinh.
- Trương Sinh đa nghi, xử sự hồ
đồ, độc đoán khiến vợ chết
oan.
 Số phận người phụ nữ thời
phong kiến luôn chịu nhiều bất
hạnh, bất công.
8
+ Cách xử sự hồ đồ & độc đoán của Trương Sinh: không đủ
bình tĩnh để phán đoán, phân tích, bỏ ngoài tai lời phân trần của
vợ, không tin những nhân chứng bênh vực cho nàng, nhất định
không nói ra duyên cớ để vợ có cơ hội minh oan. Nút thắt ngày
một thêm chặt, kịch tính tăng cao. Trương Sinh thành kẻ vũ phu
thô bạo, mắng nhiếc & đánh đuổi vợ dẫn đến cái cái chết oan
nghiệt của Vũ Nương. Cái chết như bị bức tử mà kẻ bức tử lại
hoàn toàn vô can.
+ Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo chế độ phong kiến đã
xem trọng quyền uy của kẻ giàu & người đàn ông (trọng nam
khinh nữ), đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với
số phận đầy oan nghiệt của người phụ nữ.
? Câu hỏi 4 / SGK / 51.
+ Cách dẫn dắt truyện: trên cơ sở cốt truyện có sẵn, tác giả
sắp xếp lại một số tình tiết, thêm bớt hay tô đậm những tình tiết
có ý nghĩa, có tính chất quyết định đến quá trình diễn biến của
truyện cho hợp lý, tăng tính bi kịch làm truyện sinh động, hấp
dẫn hơn.
Ví dụ: thêm chi tiết Trương Sinh “đem trăm lạng vàng” cưới Vũ
Nương, cuộc hôn nhân trở nên có tính mua bán. Lời trăng trối

của mẹ chồng đã nhận định khách quan về nhân cách & công lao
của nàng đối với nhà chồng. Lời giải bày của nàng khi bị nghi
oan & hành động bình tĩnh, quyết kiệt khi nàng tìm đến cái chết.
Lời nói của đứa trẻ, cái cớ để Trương Sinh nổi ghen, được đưa
ra dần dần & thông tin ngày một gay cấn làm nút thắt ngày càng
chặt hơn để rồi sự thật được sáng tỏ khi nàng không còn nữa 
truyện có tính kịch, gợi cảm hơn.
+ Giá trị nghệ thuật của những đoạn đối thoại & những lời tự
bạch của nhân vật: lời thoại & tự bạch của nhân vật được sắp
xếp đúng chỗ làm truyện thêm sinh động góp phần khắc họa quá
trình tâm lý & tính cách nhân vật (lời nói của bà mẹ là lời của
người nhân hậu, từng trải. Lời Vũ Nương chân thành, dịu dàng,
mềm mỏng có tình có lý ngay cả trong lúc đáng tức giận nhất, là
lời của người phụ nữ hiền thục, nết na, trong trắng không có gì
khuất tất. Lời con trẻ hồn nhiên, thật thà,…)
? Câu hỏi 5 / SGK / 51
+ Những yếu tố kỳ ảo: Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa,
Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc &
gặp Vũ Nương đã chết, được sứ giả của Linh Phi đưa về dương
thế. Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn
giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang lung linh, huyền ảo, lúc ẩn
lúc hiện & cuối cùng biến mất  Đó là yếu tố không thể thiếu
của loại truyện truyền kỳ.
+ Cách thức đưa những yếu tố kỳ ảo vào truyện của tác giả:
các yếu tố kỳ ảo xen kẻ với yếu tố thực về địa danh (bến Hoàng
Giang, ải Chi Lăng), về thời điểm lịch sử (cuối đời khai đại nhà
Hồ), nhân vật lịch sử (Trần Thiêm Bình), sự kiện lịch sử (giặc
Minh xâm lược nước ta, nhiều người chạy trốn ra bể bị đắm
thuyền), những chi tiết thực về trang phục các mỹ nhân (quần áo
thướt tha, tóc búi xễ), cảnh nhà Vũ Nương không người chăm

sóc khi nàng mất (cây cối thành rừng, cỏ gai rợp mắt),…Cách
thức này làm cho thế giới kỳ ảo, lung linh, mơ hồ trở nên gần
với đời thực làm tăng độ tin cậy khiến người đọc không thấy
ngỡ ngàng, khó tin.
4.Đặc sắc nghệ thuật:
- Cách dẫn dắt truyện : các tình
tiết sắp xếp hợp lý làm tăng
tính bi kịch giúp truyện sinh
động, hấp dẫn.
- Những lời đối thoại, tự bạch
của nhân vật được sắp xếp
đúng chỗ góp phần khắc họa
quá trình tâm lý & tính cách
nhân vật.
- Yếu tố kỳ ảo :
+ Cuộc sống dưới thủy cung.
+ Phan Lang chết đuối được
cứu sống lại & trở về dương
thế.
+ Vũ Nương hiện về trong
chốc lát rồi biến mất.
 Yếu tố kỳ ảo đưa vào xen kẻ với
yếu tố thực giúp người đọc thấy thế
giới kỳ ảo trở nên gần với đời thực
làm tăng độ tin cậy & người đọc
không ngỡ ngàng.
9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×