Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đặc điểm và hành vi đi lễ chùa của sinh viên hà nội hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.92 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH THỊ TUYẾT

ĐẶC ĐIỂM VÀ HÀNH VI ĐI LỄ CHÙA CỦA
SINH VIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại trƣờng Đại học
Khoa học xã hội và Nhân Văn, Hà Nội)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại
Học viện Khoa học Xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc

Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Thu Hƣơng

Phản biện 2: TS. Trƣơng Xuân Trƣờng

Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Học
viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.


Vào hồi: 08 giờ 00 ngày 20 tháng 10 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo hiện đại là vấn đề mang tính thời sự, các vấn đề đời sống
tôn giáo ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học.
Phật giáo được du nhập vào nước ta từ thế kỷ thứ II TCN, đây
là một trong sáu tôn giáo lớn trên thế giới (Thiên Chúa Giáo, Do
Thái giáo, Kito Giáo, Hồi Giáo và Ấn độ giáo)1 ảnh hưởng sâu sắc
đến đất nước ta trên mọi mặt của đời sống xã hội.
Trước đây, quan niệm dân gian cho rằng thường những người
già mới tìm đến chù để tĩnh tâm, nhưng hiện nay có rất nhiều người
trong độ tuổi thanh niên cũng tham gia đi lễ chùa trong đó có tầng
lớp sinh viên.
Thời gian gần đây đã xuất hiện những hình ảnh, hành động
“lệch chuẩn” tại những ngôi chùa - nơi được coi là chốn linh thiêng
đã được các phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh, lên án.
Vậy chúng ta cần nhìn nhận về hành vi đi lễ chùa của sinh viên hiện
nay như thế nào? Động cơ và mục đích đi lễ chùa của sinh viên là gì?
Đặc điểm hành vi đi lễ chủa sinh viên là gì? Những nhân tố nào ảnh
hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên?
Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề
tài “Đặc điểm và hành vi đi lễ chùa của sinh viên Hà Nội hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về hành vi tôn giáo trên thế giới được tiếp cận

dưới nhiều góc độ khác nhau như Xã hội học, Tâm lý học, Triết học.
1

Chùa Hà Nội, Nhà Xuất Bản Hà Nội, Tr 1.

1


Sigmund Freud là bác sỹ về thần kinh và tâm lý người Áo, là
người đặt nền móng và phát triển nghiên cứu về phân tâm học. Theo
Freud, tôn giáo như sự ám ảnh tâm thần nói chung. Quan điểm này
đã bị các nhà Tâm lý học Macxit và các nhà khoa học tiếp cận tôn
giáo theo khuynh hướng xã hội phản đối. Tuy nhiên cũng cần khẳng
định vai trò của các yếu tố tâm sinh lý, đặc biệt là hoạt động của hệ
thần kinh cấp cao đối với đời sống tâm lý của những người theo tôn
giáo… Khái niệm “Động lực có tính khuôn mẫu” do nhà bác học
I.P.Paplop đưa ra có ý nghĩa trong việc giải thích một số khía cạnh
của hành vi tôn giáo như hành vi có tính khuôn đúc của tín đồ trong
nghi thức tôn giáo. [7, tr.42]
Chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là phát minh quan trọng
nhất của chủ nghĩa Mác. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về
bản chất, nguồn gốc và chức năng của tôn giáo khác biệt hoàn toàn
với các nhà duy tâm học. C. Mác đã chỉ ra tính hư ảo của tôn giáo,
theo ông. “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân [22, tr570].
Ăng ghen cho rằng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự
phản ánh hư ảo vào đầu óc con người chỉ là sự phản ánh đó trong
những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu
trần thế. Và niềm tin tôn giáo chỉ là niềm tin vào lực lượng không tồn
tại trên trần thế - sản phẩm của quá trình tưởng tượng lâu dài, hình
ảnh trong quan niệm của con người. [7. Tr53]

Có nhiều nghiên cứu của nhà khoa học Phương Tây về ảnh
hưởng của việc đi lễ nhà thờ và niêm tin tôn giáo trong đời sống con
người. Các nghiên cứu nước ngoài tập trung vào nghiên cứu những
ảnh hưởng của việc đi lễ nhà thờ đến đời sống của con người. Năm
2006, Hội Cao huyết áp Hoa kỳ (American Society of Hypertension)
đã chứng minh rằng những người đi nhà thờ có huyết áp thấp hơn
người không có niềm tin. [1]
2


2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu chung về Phật Giáo Việt Nam
Viện Nghiên cứu tôn giáo đã công bố và giới thiệu nhiều công
trình nghiên cứu khoa học về tôn giáo. Sách “Những vấn đề tôn giáo
hiện đại” có nhiều bài viết đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn
của những tôn giáo cụ thể ở Việt Nam... Những tiếp cận về nghiên cứu
xã hội học tôn giáo trong các công trình nghiên cứu là những phương
pháp luận quan trọng trong nghiên cứu Xã hội học tôn giáo.
Về hai đặc điểm phật giáo Việt Nam, của tác giả Nguyễn Duy
Hinh bàn về hai đặc điểm chính của Phật giáo Việt Nam là tính dân gian
và tính thống nhất. Tính dân gian của Phật giáo thể hiện ở quan niệm
chúng sinh bình đẳng, chúng sinh. Tính thống nhất, trải qua các biến cố
lịch sử, phật giáo Việt Nam không thống nhất, miền bắc phật giáo mang
tính cổ kính trong khi miền nam mang tính hiện đại hóa. Phật giáo miền
Nam phân hóa đa dạng hơn và có nhiều điểm khác biệt.[12, tr.202-227]
Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc trong cuốn “ Giáo hội Phật
giáo VIệt Nam từ 1986 đến nay” đã phân tích cụ thể cơ cấu tổ chức
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ sau thời kỳ Đổi Mới 1986. Tác
giả đưa ra những góc nhìn bao quát về hoạt động của giáo hội Phật giáo
như hoạt động tăng sự, nghi lễ, giáo dục và từ thiện xã hội. Ngoài ra

giáo hội còn giúp mở rộng và tăng cường mối giao lưu quốc tế. [29]
“Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống của người dân đô
thị ở Hà Nội hiện nay” của Hoàng Thu Hương trình bày sức hút của
Phật giáo đối với cộng đồng cư dân đô thị dựa trên kết quả khảo sát
định tính và định lượng người đi lễ chùa tại chùa Hà và chùa Quán
Sứ Hà Nội. Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra ảnh hưởng của Phật giáo
tới việc nảy sinh một số loại hình dịch vụ và phục vụ nghi lễ của
Phật giáo như lễ cúng cầu an, cầu siêu, chạy đàn...[19]
3


Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học trong nước đã đề cập đến nhiều vấn đề và khía cạnh khác nhau
của tôn giáo, trong đó đã có những nghiên cứu về người đi lễ chùa
trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, ở khía cạnh vi mô, chưa có những
nghiên cứu cụ thể về hành vi đi lễ chùa của đối tượng là sinh viên
đang học tập và sinh sống tại địa bàn Hà Nội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn chỉ ra động cơ, mục
đích của nhóm sinh viên đi lễ chùa; đặc điểm và hành vi của nhóm
sinh viên đi lễ chùa, và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ
chùa của sinh viên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Tìm hiểu và phân tích động cơ, mục đích đi lễ chùa
của sinh viên.
Thứ hai: Luận văn phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của đặc
điểm và hành vi đi lễ chùa của sinh viên Hà Nội hiện nay.
Thứ ba: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi đi lễ chùa của
sinh viên hiện nay.

4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Đặc điểm và hành vi
đi lễ chùa của sinh viên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu của luận văn là: Sinh viên trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà nội.

4


4.3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian:
Nghiên cứu thực hiện tại trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân Văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
 Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 2 – 8 năm 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích tài liệu: Tiến hành thu thập, phân tích các tài liệu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Là một trong những
phương pháp hiệu quả nhất để thu thập ý kiến cá nhân, quan điểm,
kinh nghiệm. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 08 trường hợp sinh
viên(thuộc các khoa Báo chí; Lưu trữ học; Xã hội học; Chính trị học;
Lịch sử; Tâm lý học; Công tác xã hội; Du lịch gồm cả nam và nữ và
02 sư chùa (Chùa Phúc Khánh, Chùa Hà)
Phương pháp trưng cầu ý kiến : Thông tin nghiên cứu thu
được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 21 để lọc ra những thông
tin cần thiết.

Chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên tại
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Số lượng mẫu dự kiến là 255 người, được tính toán từ công thức sau:

Trong công thức trên:
- n: Số mẫu cần điều tra (số lượng sinh viên)
5


- N. Tổng thể số sinh viên trường Đại học Khoa học xã Hội và
Nhân văn là 6075 người (Nguồn: Kênh tuyển sinh trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn qua các năm 2013, 2014, 2015, 2016).
- t=1.96 (mức tin cậy bằng 95%)
- d: sai số có thể chấp nhận được bằng 0.06
Tỷ lệ nam/nữ và ngành học: Tác giả chia đều số lượng nam và
nữ trong mỗi năm học, do trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn là hệ đào tạo bốn năm nên tôi chia thành bốn năm học, tỷ lệ
Nam/Nữ bằng nhau. Do đó để thuận tiện và phù hợp cho việc thu
thập thông tin số mẫu rút ngắn xuống còn 240 mẫu, chia đều cho 4
năm, mỗi năm 60 người.
Cách chọn mẫu: Sau khi chia đều ra bốn năm học, tác giả thu
thập thông tin một cách ngẫu nhiên, thuận tiện có quan tâm đến yếu
tố giới và năm học của sinh viên.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và lược
đồ/khung phân tích
5.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Động cơ, mục đích của sinh viên đi lễ chùa là gì?
- Đặc điểm và hành vi đi lễ chùa của sinh viên là gì?
- Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên?

5.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên đi lễ chùa có nhiều mục đích như đi lễ cầu bình an,
tài lộc…có nhiều người coi đi chùa để bình an trong tâm hồn.
- Sinh viên đi lễ chùa ít quan tâm đến các giáo lý, giáo luật
trong Phật giáo và hành vi đi lễ chùa của sinh viên mang tính đa
dạng, pha tạp.
- Hành vi đi lễ chùa của sinh viên chịu ảnh hưởng của các yếu
tố giới, độ tuổi, năm học.
6


5.3. Khung phân tích

Điều kiện KT–VH–XH
Mức độ quan tâm

Giới tính

giáo lý/giáo luật

Đặc điểm hành vi

Năm học

Nơi cƣ trú

đi lễ chùa

Hành vi đi lễ chùa
của sinh viên


Đặc điểm

Tần suất đi lễ chùa

Cách thức hành lễ

ngôi chùa

Người

Cách thức sắm lễ

thân/bạn bè

Động cơ, mục đích đi
lễ chùa

7


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này trên cơ sở vận dụng các lý thuyết xã hội học
vào nghiên cứu vấn đề thực tiễn góp phần vận dụng các lý thuyết vào
thực tế của Việt Nam, đồng thời góp phần vào các công trình về
nghiên cứu tôn giáo hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp một cái nhìn tổng thể về đặc điểm và hành vi đi lễ chùa
của sinh viên Hà Nội. Cho phép nhận diện đặc điểm hành vi đi lễ của

sinh viên một cách khách quan dựa trên cơ sở những dữ liệu thực tế, từ
đó đánh giá vấn đề một cách khách quan, thấu đáo.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, các bảng
biểu, phụ lục, tài liệu tham khảo thì nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Nhận diện một số đặc điểm cơ bản và hành vi đi
lễ chùa của sinh viên.
Chương 3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới hành vi đi lễ chùa
của sinh viên.
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm “Hành vi”
Khái niệm hành vi theo từ điển Tiếng Việt “Hành vi con người
là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của
một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định” [32].
1.1.2 Khái niệm “Đi lễ chùa”
“Chùa là ngôi nhà làm nơi thờ Phật, thường là nơi lợp ngói,
mái uốn cong”, Theo Đại từ điển Tiếng Việt. hành động đi lễ chùa là
đến chùa để lễ Phật.
8


Như vậy trong luận văn này tác giả sử dụng khái niệm của
Hoàng Thu Hương trong nghiên cứu Cơ cấu nhân khẩu xã hội của
những người đi lễ chùa ở nội thành Hà Nội hiện nay (Nghiên cứu
trường hợp chùa Quán Sứ & chùa Hà), 2007 “Đi lễ chùa là những
người tới chùa để lễ Phật” [17]
1.1.3. Khái niệm “Sinh viên”
Sinh viên theo tiếng anh là Student, Sinh viên là người học

tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được
truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công
việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp
đạt được trong quá trình học sau trung học phổ thông.
1.1.4 . Khái niệm “Phật giáo”
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Theo
từ điển Tôn giáo “Phật giáo là triết học tìm kiếm sự giải đáp về
điều bí ẩn tồn tại trong vũ trụ, một niềm an ủi chống lại sự lo ngại
về sự sống và về chuỗi luân hồi nhất là một minh triết thông qua sự
từ bỏ thế gian, một đạo đức.”
1.2. Lý thuyết nghiên cứu
1.2.1 Thuyết lựa chọn hợp lý
Theo quan điểm lựa chọn hợp lý của Homans ông đã diễn đạt
theo kiểu định lý toán học. Ông đưa ra một số định đề cơ bản trong
lý thuyết của mình: Phần thưởng, kích thích, giá trị, duy lý, giá trị
suy giảm, mong đợi. Dựa vào những định đề đã nêu, Homans đã
đưa ra quy tắc liên quan đến phần thưởng của họ tương xứng với
việc đầu tư của họ.
Với những phần thưởng mang lại lợi nhuận cao và dễ thực
hiện thì luôn được chủ thể lựa chọn và tiếp cận. Với việc lựa chọn
hành vi đi lễ chùa của sinh viên – một nhóm xã hội khá đặc thù như
vậy, thì việc đi lễ chùa cũng được cân nhắn lựa chọn khá kỹ càng,
khi hiện nay áp lực thi cử, học hành, áp lực cuộc sống…vv thì
nhiều sinh viên lại lựa chọn đi lễ chùa – như một cách để trấn an
tâm lý và cầu may mắn cho bản thân. Mặc dù, việc đi lễ chùa ngày
càng trở nên phổ biến, song lựa chọn đi lễ chùa ở đâu? đi cùng ai? đi
9


với mục đích gì? tại sao đi?...đây là những vấn đề mà nhiều sinh viên

cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với mình.
1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội
Theo quan niệm của M.Weber ông định nghĩa hành động xã
hội là hành động được chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan nào đó,
là hành động có tính đến hành vi của người khác và vì vậy được định
hướng cho người khác, trong đường lối, quá trình của nó.
Với những quan điểm trên của Weber về hành động xã hội, áp
dụng vào nghiên cứu sẽ giải thích và mô tả được hành vi đi lễ chùa
của nhiều sinh viên hiện nay, hơn nữa còn tìm hiểu được thực trạng
về đặc điểm cơ bản của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng tới hành
động đi lễ chùa của họ. Thông qua việc tìm hiểu và phân tích về mục
đích và động cơ đi lễ chùa trong nghiên cứu sẽ thấy rõ hơn nguyên
nhân mà nhiều sinh viên lại quyết định đi lễ chùa, qua đó thấy được
các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi di lễ chùa của sinh viên.
1.2.3 Thuyết thế tục hóa
Thuyết thế tục hóa về sự suy giảm vai trò của tôn giáo đặt cơ
sở trên hai luận điểm chính. Một là sự hình thành một thế giới quan
duy lý dẫn đến sự xói mòn niềm tin tôn giáo. Hai là sự chuyên biệt
hóa chức năng xã hội trong xã hội công nghiệp hóa dẫn đến sự suy
yếu chức năng của các tổ chức tôn giáo đối với đời sống xã hội và
tiếp theo sau là sự suy yếu của chính tôn giáo.
Với hành vi đi lễ chùa của sinh viên được giải thích dưới góc
độ của nghiên cứu Xã hội học cũng thấy được hành vi ngày càng trở
nên phổ biến, có sự đa dạng về nhu cầu, mục đích và động cơ đi lễ
chùa. Thông qua những mong muốn, mục đích trần tục của sinh viên
khi đi lễ chùa cho thấy sự nhập thế của Phật giáo. Sinh viên đi lễ
chùa ít hiểu về các giáo lý giáo luật và tham gia vào các hoạt động
phật giáo thuần túy mà thường nhằm đáp ứng cho nhu cầu tín
ngưỡng, tâm linh của bản thân.


10


1.3 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một trường
đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trụ sở chính của
Trường đặt tại số 336 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà
Nội. Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo 13.000 sinh viên các hệ,
trong đó có 3.100 học viên cao học và 292 nghiên cứu sinh. Số lượng
cán bộ, giảng viên là 500 người, trong đó có 13 Giáo sư, 72 Phó Giáo
sư, 138 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ cùng 192 Thạc sĩ.
Tháng 9 năm 1995, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn chính thức được thành lập, trở thành đơn vị độc lập nằm trong
Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiệu trưởng đầu tiên của Nhà trường là
GS.TS Phùng Hữu Phú (Nguyên Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội).
1.3.2 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu về Hà Nội
Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của cả
nước. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 Hà nội có trên 6.4 triệu
dân với diện tích 3.324 km2. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông
Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành 1 trung tâm chính trị, kinh
tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.
Theo báo cáo thống kê công tác Phật sự tháng 12 năm 2010 của
Thành Hội Phật giáo Hà Nội trên địa bàn có 29 đơn vị Phật giáo cấp
quyện/huyện/thị trực thuộc (2010) 2.078 tăng Ni, 2.059 Tự viện.Việc
quản lý còn gặp nhiều khó khăn do số lượng tăng ni tự viện đông tuy
nhiên vẫn được thực hiện với sự giám sát và báo cáo hằng năm.

11



CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ HÀNH VI
ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN
2.1 Mục đích và động cơ đi lễ chùa của sinh viên
Quan điểm về sự đáp ứng khi đi lễ chùa thể hiện niềm tin vào
việc đi lễ chùa. Sự đáp ứng này là cảm nhận của người đi lễ chùa về
việc linh ứng với lời cầu nguyện bằng những sự kiện cụ thể xảy ra
trong đời sống thường ngày.
“Các kỳ thi bình thường thì mình không đi lễ, nhưng đi thi đại
học thì có, cũng cầu để đỗ đại học. Tất nhiên là có đat được mong
ước rồi nên giờ mới ngồi đây.”
(PVS, Nam, Du lịch học, năm thứ hai)
Theo kết quả thu được có xấp xỉ 21% số người được hỏi cho
rằng có được đáp ứng các yêu cầu khi đi lễ chùa. Đa số ý kiến cho
rằng có thể được đáp ứng một cách gián tiếp chiếm 39% và 32.2%
số người cho rằng không biết – không xác định được vấn đề này. Tỷ
lệ người cho rằng không được đáp ứng chiếm nhỏ nhất 8.1% nhỏ hơn
gần 3 lần so với tỷ lệ người cho rằng được đáp ứng.
Có nhiều lý do khác nhau của việc sinh viên đến chùa lễ trong
những ngày đầu năm mới hoặc ngày rằm mùng một hàng tháng. Trong
đó lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là “Đi chùa cầu khấn cho bản thân và gia
đình” chiếm 54.3%, tiếp theo là lý do đi thăm quan/vãn cảnh chùa
chiếm xấp xỉ 53%. Các lý do mà nghiên cứu đưa ra đều đáp ứng hết các
mục đích của việc đi chùa nhưng mục đích quan trọng nhất vẫn là cầu
mong những điều tốt đẹp cho gia đình/người thân và bản thân mỗi sinh
viên. “Mục đích chung nhất đối với hầu hết những người đi lễ chùa là
cầu sức khỏe, tài lộc và công danh. Đấy là những nhu cầu hết sức phổ
biến của con người nói chung”. [18, tr.121].
Xem xét mục đích đi chùa của sinh viên theo giới tính cho thấy

mục đích đi lễ chùa của nữ sinh viên rõ ràng hơn so với nam giới. Tỷ lệ
sinh viên nữ đi chùa có mục đích cầu khấn cho bản thân và gia đình cao
12


nhất 57.6% và cao hơn so với nam giới xấp xỉ 7%. Với tất cả các mục
đích còn lại như đi thăm quan vãn cảnh, đi cùng bạn bè người thân…nữ
đều có tỷ lệ trả lời cao hơn, mức độ cao hơn không đáng kể.
Theo nhận định chung của sư chùa mục đích đi chùa của mỗi
người là khác nhau và rất đa dạng:
“Mỗi người đến chùa có một mục đích khác nhau, người vì tín
ngưỡng, người vì tâm lý cá nhân, người đến để cầu mong cho bản
thân và gia đình. Hoặc đơn giản vì thói quen họ thường xuyên đến
chùa để thấy tâm được thanh thản.”
(PVS, Sư thầy, Chùa Phúc Khánh)
So sánh kết quả nghiên cứu với khảo sát nội dung cầu khấn
của người đi chùa Hà của Hoàng Thu Hương [28, tr 123] cho thấy
mục đích đi lễ chùa của sinh viên và người đi lễ ở chùa Hà có sự
khác biệt. Trong khi người đi lễ ở chùa Hà quan tâm nhiều đến việc
cầu nguyện cho sức khỏe (70.1%) thì tỷ lệ này ở sinh viên trong khảo
sát 2017 thấp hơn khá nhiều (50.8%) thấp hơn xấp xỉ 20%. Ngoài ra,
sự khác biệt còn thể hiện ở việc sinh viên mong cầu nhiều về có trí
tuệ 34.4% và giải quyết khó khăn trong công việc 36% hơn so với
người đi lễ trong nghiên cứu chân dung người đi lễ chùa. Nghiên cứu
của Hoàng Thu Hương người đi lễ quan tâm hơn đến cầu sự nghiệp
44.3% và cầu tài lộc 39.1%. Vấn đề cầu bình an và sự nghiệp khá
tương đồng nhau giữa hai nghiên cứu. Kết quả của hai nghiên cứu
cho thấy mong muốn và nhu cầu đi lễ chùa của các nhóm đối tượng
khác nhau có sự khác biệt. Điều này cho thấy việc cần thiết của
nghiên cứu hành vi đi lễ chùa của sinh viên.

2.2 Đặc điểm đi lễ chùa của sinh viên
2.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát được thu thập thông qua phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên. Tác giả chia đều số lượng nam và nữ trong mỗi năm học.
Do đó để thuận tiện và phù hợp cho việc thu thập thông tin số mẫu
rút ngắn từ 255 xuống còn 240 mẫu, chia đều cho 4 năm, mỗi năm
60 sinh viên. Trong quá trình thu thập dữ liệu, nghiên cứu phát ra 240
13


bảng hỏi thu về 236 bảng hỏi, trong đó 4 phiếu trưng cầu không hợp lệ
nên không được đưa vào quá trình xử lý dữ liệu.
Tỷ lệ sinh viên xuất thân từ khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao
trên 47%, sinh viên đến từ khu vực thành phố chiếm 42%. Tỷ lệ sinh
viên ở khu vực miền núi chiếm tỷ lệ thấp nhất 10.2%.
Kết quả thu được, cơ cấu mẫu của khảo sát “Đặc điểm hành vi
đi lễ chùa của sinh viên Hà Nội hiện nay” đáp ứng được yêu cầu
chọn mẫu đề ra trong quá trình thiết kế nghiên cứu. Tỷ lệ mẫu phát ra
và thu được có sự chênh lệch không đáng kể (4 phiếu).

2.2.2 Mức độ quan tâm đến các giáo lý, giáo luật trong
Phật giáo
Qua kết quả điều tra ta thấy tỷ lệ sinh viên tin vào các triết lý
mà Phật giáo chiếm tới 88,6%, chỉ có 11,4% số sinh viên được hỏi
trả lời không tin vào các triết lý này. Đa phần sinh viên có niềm tin
mạnh mẽ vào triết lý đạo Phật. Và chính vì có niềm tin mạnh mẽ đó
chính là sức mạnh thúc đẩy họ việc đến chùa đi lễ cũng như thực
hiện các nghi lễ khi tới chùa.
Trong số mẫu khảo sát đa số sinh viên trả lời rằng “có thực hành”
các giáo lý, giáo luật của Phật giáo (42.4%), đây là quan điểm có tỷ lệ

người trả lời cao nhất. Tiếp đến là 33,5% số sinh viên trả lời “thực hành
một chút”, 16,5% số sinh viên “thỉnh thoảng thực hành”, 2,5% “không
thực hành chút nào” và chỉ có 5,5% số sinh viên được hỏi “thường
xuyên thực hành”. Như vậy, kết quả định lượng này cho ta thấy đa số
sinh viên đi lễ chùa nhưng chưa thực sự am hiểu đẩy đủ các giáo lý, giáo
luật của Phật giáo, thực hành nhưng chưa đầy đủ.
Nghiên cứu tìm hiểu về sự hiểu biết về Ngũ giới của sinh
viên, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên được hỏi
không biết về Ngũ giới trong đạo Phật 72%, chỉ 28% số người được
hỏi trả lời có biết về quy định này.
“ Em không biết về Ngũ giới chị ạ. Em chưa nghe đến bao giờ
ý. Mỗi lần đi chùa em chỉ đến lễ xong là về chứ cũng không có thời
14


gian nhiều để tìm hiểu có những triết lý gì hay đạo phật cấm gì đâu.
Có thể bọn em còn trẻ nên chưa tìm hiểu kĩ nữa chị ah”.
(PVS, Nữ, Tâm lý học, năm thứ ba)
Kết quả của việc hỏi ý kiến người khảo sát về việc của thực
hiện điều nào trong quan niệm về Ngũ giới của Phật giáo không cho
thấy: sinh viên có thực hiện nhưng tỷ lệ chưa cao. Trong đó, không
trộm cắp và không tà dâm có tỷ lệ người trả lời có thực hiện cao nhất
lần lượt là 82.2% và 67.4%. Mỗi tôn giáo đều có phương thức lý luận
về nhân quả khác nhau. Khi được hỏi về vấn đề có biết đến luật
Nhân quả không thì đa số người trả lời nói rằng có biết về vấn đề này
(75.8%), còn lại 24.2% không biết. Đa số số người được hỏi không
biết về các bài khấn lễ khi đi vào chùa. Chỉ 9.7% số người được hỏi
trả lời có biết về vấn đề này. Điều này cho thấy sinh viên đi lễ chùa
cũng chưa có nhiều hiểu biết nhân quả và nghiệp báo của Phật giáo.
“Mỗi lần tới chùa em chỉ khấn nôm na bằng ngôn ngữ miệng

của mình thôi, Em cầu mong gì thì em nói ra như thế chứ e không
thuộc bài khấn lễ nào cả.”
(PVS, Nam, Báo chí, năm thứ tư)
Kết quả khảo sát Sự hiểu biết của sinh viên về hệ thống các
ban thờ được thờ trong chùa cho biết có 25% số người được hỏi
không biết chút nào về vấn đề này; hơn một nửa 55.5% số người
được hỏi trả lời rằng có biết một chút về hệ thống các ban thờ. 16.5%
số người được hỏi trả lời rằng có biết về vị trí các ban thờ trong chùa.
“Em không biết rõ về các ban thờ này lắm, chỉ biết có ban thờ
chính ở trung tâm chùa thôi. Sau khi thắp hương ở ban thờ chính thì
thắp hương đến các ban thờ phụ. Nhiều khi có nhiều ban thờ phụ
quá không thắp hương được hết thì chỉ đi vãn cảnh thôi.”
(PVS, Nam, Báo chí, năm thứ tư)
Kết quả phỏng vấn sâu sư chùa người thường xuyên tiếp xúc
và có dịp quan sát các sinh viên đến chùa lễ cũng cho biết, có người
biết nhưng cũng có nhiều người không biết về các quy tắc đi lễ chùa.
15


“Quy tắc lễ tổ trước, ban tam bảo là chính, không được đi cửa
giữa, phải đi cửa tả - hữu. Đấy là một số quy tắc là nội dung trong
24 chương Cung nguy. Các bạn sinh viên đến lễ chùa có người biết
những quy tắc này, nhưng cũng nhiều bạn không biết. Ví dụ như việc
đi cửa giữa nhiều bạn vẫn đi vào. Điều này không có hình phạt gì cụ
thể chỉ là quy tắc ngầm để thực hiện”.
(PVS, Sư thầy, Chùa Phúc Khánh)
Kết quả khảo sát trên đây cho thấy sinh viên đi lễ chùa ít quan
tâm đến các giáo lý, giáo luật trong Phật giáo. Phần lớn sinh viên
chưa hiểu biết về các triết lý trong đạo phật, các giáo lý giáo luật của
Phật giáo. Tuy nhiên, sinh viên vẫn tham gia vào việc đi lễ chùa như

một nét văn hóa tâm linh của người Việt Nam.
2.2.3 Đặc điểm hành vi đi lễ chùa của sinh viên.
Chùa từ lâu được coi là chốn linh thiêng, trang nghiêm và đó
cũng là lý do người đến Chùa phải ăn mặc quần áo nhã nhặn, kín đáo
đặc biệt phải có hành vi ứng xử đúng mực, văn hoá.
Kết quả cho thấy 100% số người được hỏi đều ăn mặc lịch sự,
đúng mực khi đi lễ chùa. Trong đó có 50% số người được hỏi mặc
quần dài, áo dài tay. 36.9% mặc quần dài, áo cộc có cổ và 13.1% số
người trả lời mặc quần áo Phật tử. Các phương án như mặc váy, mặc
quần sooc, áo phông, ăn mặc thế nào cũng được đều không có người
được hỏi nào lựa chọn.
“Khi đi chùa em mặc quần áo lịch sự, không ngắn, không quá
sặc sỡ, không quá mỏng. Em thấy đa số mọi người, kể cả các bạn
thanh niên đều nhận thức được rằng chùa là nơi linh thiêng, cần ăn
mặc lịch sự, kín đáo.”
(PVS, Nữ, Tâm lý học, năm thứ ba)
“ Theo tôi đánh giá khách quan thì đa phần thanh niên trong
đó có sinh viên tới chùa đều ăn mặc nghiêm túc. Thi thoảng vẫn có
một vài bạn mặc váy, quần bò thì rách te tua… tới chùa đi lễ. Có thể
họ tiện đi học đi làm về rồi tới chùa luôn nên không kịp thay đồ”.
(PVS, Sư Thầy, Chùa Phúc Khánh)
16


Vào các dịp đầu năm mới, ngày rằm, mùng một.. thói quen của
người dân Việt Nam là đi lễ chùa để vãn cảnh và cầu sức khoẻ, bình
an, may mắn cho bản thân, gia đình , bạn bè. Tìm hiểu về vấn đề này,
94.5% số người khảo sát trả lời đã từng quay phim chụp ảnh trong
chùa rồi,5.5% còn lại chưa từng thực hiện. Khi được hỏi về vấn đề
này, một số ý kiến cho rằng:

“Đầu năm mình có đi chùa Bái Đính, chùa ở đây rất đẹp,
nhiều chỗ hùng vĩ mà đi cùng nhóm bạn nên muốn lưu giữ vài
khoảnh khắc để đăng lên facebook. Bọn mình có chụp ảnh, nhưng
không chụp ảnh tượng phật mà ra ngoài chụp thôi.”
(PVS, Nữ, Lưu trữ học, năm thứ tư).
“Trước kia khi máy ảnh, điện thoại còn chưa thịnh hành thì quay
phim chụp ảnh ít lắm, có chăng thì là các anh chị bên đài truyền hình về
quay và có xin phép ban lãnh đạo chùa. Mấy năm gần đây điện thoại
xuất hiện nhiều quá nên hiện tượng đó xảy ra nhiều hơn”
(PVS, Sư Thầy, Chùa Hà)
Kết quả định lượng cho thấy hầu hết các sinh viên đều đã từng
quay phim chụp ảnh tại chùa giải thích nguyên nhân này có thể là do
lối suy nghĩ của sinh viên thoáng hơn, là đối tượng có độ tuổi trẻ
trung suy nghĩ chưa đủ chín chắn, hành động theo sở thích, một phần
cũng do thời buổi công nghệ phát triển mạnh ai cũng sở hữu điện
thoại máy ảnh nên dẫn tới hiện tượng chụp ảnh quay phim khi đi lễ
chùa xuất hiện nhiều hơn trước kia.
2.3 Hành vi đi lễ của sinh viên
2.3.1 Tần suất đi lễ
Thời điểm đi lễ chùa của sinh viên chủ yếu vào dịp đầu năm là
69.1%. Sinh viên ít đi lễ vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng.
Tuy nhiên tỷ lệ người đi lễ vào ngày mùng 1 vẫn cao hơn. Kết quả
này có phần tương đồng với kết quả nghiên cứu thu được của Hoàng
Thu Hương (2012) “đối với người đi lễ chùa có quy luật, đi lễ vào
mùng một có ý nghĩa hơn vào ngày rằm, họ có thể không đi lễ vào
ngày rằm nhưng không thể không đi lễ vào mùng một.”
17


“Một năm đi lễ 1 – 2 lần, đi với gia đình. Thường đi vào

những dịp lễ hội của các chùa, thường vào đầu năm. Đầu năm người
ta thường đi lễ cầu một năm cuộc sống suôn sẻ hạnh phúc thời gian
khác thì không đi vì cũng bận”.
(PVS, Nam, Báo chí, năm thứ tư)
Đầu năm, đầu tháng và ngày rằm hàng tháng là những thời
điểm quan trọng người ta thường đến chùa để thắp hương cầu khấn
những điều mong muốn cho gia đình, bạn bè, người thân.
“Quan niệm của người Việt thường đi lễ ngày đầu năm và đầu
tháng vì người ta cho rằng khi đi lễ thì cả năm cả tháng đó sẽ được may
mắn, đây là lý do vì sao đầu tháng người ta thường kiêng kỵ một số điều
vì sợ cả tháng đó sẽ gặp xui xẻo. Tương tự với việc đi lễ chùa. Đây là tín
ngưỡng dân gian dẫn tới hành vi của con người cũng thay đổi theo”
(PVS, Sư thầy, Chùa Phúc Khánh)
Kết quả nghiên cứu về những thời điểm chủ quan có liên quan
đến yếu tố cá nhân khi đi lễ chùa tỷ lệ sinh viên đi lễ chùa vào những
thời điểm này không nhiều. Vào những thời điểm khó khăn trong
cuộc sống sinh viên cũng không tìm đến việc đi lễ chùa làm việc giải
tỏa. Đa số ý kiến trả lời là không đi lễ chùa sau khi thi trượt, sau khi
chia tay người yêu hoặc trước khi tìm kiếm việc làm thêm. Riêng
trước khi đi thi tỷ lệ sinh viên trả lời có đi lễ chùa khá cao 48.7%,
trong đó chủ yếu là trước khi đi thi đại học. Nhiều ý kiến cho biết
trước khi đi thi đại học thường đi đến Văn Miếu hoặc ngôi chùa linh
thiêng để cầu xin “công danh” “thi cử đỗ đạt” do đây là thời điểm
quan trọng mang tính quyết định đến tương lai.
Như vậy việc đi lễ chùa của sinh viên không ổn định và không
có tính quy luật cụ thể, thời điểm sinh viên đi lễ chùa nhiều nhất là
vào dịp đầu năm mới, đi lễ chùa kết hợp vãn cảnh và du xuân.
2.3.2 Cách thức sắm lễ
Thực hành nghi lễ khi vào chùa bao gồm việc sắm lễ vì vậy
đây là việc làm khá phổ biến đối với người đi chùa, trong đó có cả

sinh viên.
18


Có 55.1% số người phỏng vấn trả lời về việc có sắm đồ lễ khi
đi lễ.
“Lễ em không phải chuẩn bị nhiều, chỉ có đi xuống miếu thờ
em mới tự mua. Đến chùa thì em cầm theo tiền lẻ em toàn dùng tiền
lẻ vì Dì em bảo có lòng thành là được và vì em còn đang đi học”
(PVS, Nữ, Xã hội học, năm thứ nhất)
Trong số 55,1% số sinh viên đi lễ có sắm đồ lễ những đồ lễ mà
sinh viên thường sắm bao gồm: hương nhang, tiền cúng, vàng mã,
hoa, sớ, đồ lễ chay....Trong đó, tỷ lệ sắm các loại đồ lễ cũng khác
nhau. Sinh viên thường mua hương cao nhất chiếm xấp xỉ 77%. Tiếp
theo là mang theo tiền cúng, tiền lẻ để đặt lên các ban thờ và vàng
mã. Vàng mã thường là giấy tiền, đinh vàng được bán ở các cửa hàng
bán đồ lễ theo sự tư vấn của những người bán hàng. Đồ lễ chay và đồ
lễ sống có tỷ lệ sinh viên sắm ít hơn so với những lễ thông dụng như
hương, hoa, vàng mã.
Phần lớn sinh viên lựa chọn đồ lễ ở những cửa hàng quen
thuộc chiếm 55.4%. Thứ hai, nhiều người đến các cửa hàng xung
quanh chùa để sắm đồ lễ, dịch vụ mua – bán đồ lễ ở xung quanh các
chùa hiện nay khá đông. Nhiều hàng quán dịch vụ mở ra đáp ứng
nhu cầu của người đi lễ. Đặc biệt là các dịp đầu năm mới qua quan
sát thấy số lượng người bán đồ lễ tăng hơn so với thời điểm các ngày
rằm mùng một trong tháng. Ngoài ra, khoảng 15.4% số sinh viên
được hỏi có mua sắm đồ lễ ở những nơi tiện cho việc di chuyển, vi
dụ cửa hàng gặp trên đường đi lễ.
Như vậy, hành vi sắm lễ của sinh viên cũng khá đa dạng, tuy
nhiên cũng không có nhiều khác biệt so với những nghiên cứu đi

trước. Sinh viên sắm đồ lễ chủ yếu là các đồ như hương, hoa, tiền
cúng, vàng mã...địa điểm sắm đồ lễ cũng đơn giản, thuận tiện, phù
hợp với thời gian và điều kiện tài chính của sinh viên.
2.3.3 Cách thức hành lễ
Kết quả định lượng cho thấy đa số các sinh viên không thành
thạo các bước hành lễ khi đi chùa. Cụ thể như sau: Sinh viên không
19


thông thạo chiếm 76,3% trong khi đó sinh viên thông thạo chỉ chiếm
23,7%. Sinh viên không thông thạo đi lễ chùa cao hơn 52,6% so với
sinh viên thông thạo các bước hành lễ. Sinh viên không thông thạo
gấp 3,219 lần so với sinh viên thông thạo các bước hành lễ khi đi
chùa. Nhìn chung hầu hết tất cả các bạn sinh viên mới có một lượng
nhỏ thành thạo cac bước đi lễ chùa phần lớn đều chưa thông thạo.
“Em đi thắp hương tất cả trong chùa các phòng rồi chỗ quan
âm, xong rồi về đại điện chính ngồi. Nếu hôm đấy là buổi tụ kinh thì
em ngồi lấy sách cùng tụ với các cụ. Tết thì không tụ kinh, sau khi
thắp hương em đi thăm thầy rồi chúc tết thầy, biếu thầy vài đồng, rồi
xin thầy giải hạn cho nhà em. Mẹ em không hay ra chùa, nên các
việc như vậy em tự lo. Em làm lễ xong thì nếu không bận gì em xin
quẻ không thôi em lại về.”
(PVS, Nữ, Tâm lý học, năm thứ ba)
Mức độ các bạn sinh viên hiểu tương đối về cách hành lễ
chiếm tỉ lệ lớn nhất với 37,3%. Đứng thứ hai là mức độ các bạn sinh
viên hiểu một chút chiếm 30,5%, tiếp theo là mức độ hiểu trung bình
là 19,9%, cuối cùng là không am hiểu chút nào chiếm 12,3%. Ta
thấy mức am hiểu tương đối cao hơn xấp xỉ 25% so với mức không
am hiểu chút nào cao hơn 3,03 lần. Mức độ các bạn sinh viên hiểu
một chút cao hơn 18,2% so với các bạn sinh viên không am hiểu chút

nào cao hơn 2,47 lần.
Thời gian thực hiện hành lễ của sinh viên có sự khác nhau, đa
số sinh viên đi lễ trong khoảng thời gian ngắn một tiếng chiếm
46.2%. Thời gian đi lễ khoảng ba tiếng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 5.5%.
Nguyên nhân là do sinh viên đi lễ chủ yếu thắp hương các ban chính
điện sau đó đi thăm quan ngắm cảnh mà ít tham gia vào các khóa lễ
của các chùa. Thông thường các khóa lễ thường kéo dài nửa ngày
đến một ngày, tỷ lệ sinh viên tham gia rất ít.

20


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI HÀNH VI
ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN
3.1 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi đi lễ chùa của
sinh viên
3.1.1 Nhân tố chủ quan
 Giới tính
Trong nghiên cứu này, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nữ giới
đi lễ chùa có tần suất cao hơn so với nam giới. Giả định H0 rằng giới
tính không ảnh hưởng đến tần suất đi lễ của sinh viên. Ta sử dụng
kiểm định chi bình phương giữa giới tính và tần suất đi lễ chùa của
sinh viên.
Kết quả kiểm định Chi – Square (kiểm định chi bình phương) về
mối liên hệ giữa giới tính và tần suất đi lễ chùa của sinh viên với mức ý
nghĩa 95% thì giá trị Sig (P-value) = 0,843 > α = 0,05. Do đó, ta có đủ
bằng chứng để chấp nhận giả thuyết Ho và kết luận rằng không có mối
liên hệ giữa giới tính và tần suất đi lễ chùa của sinh viên.
Đối với thời điểm đi lễ chùa, theo kết quả khảo sát thời điểm đầu
năm mới là thời điểm mà cả sinh viên nam và sinh viên nữ đều tham gia

đi lễ chùa chiếm tỷ lệ cao nhất (68,6% ở sinh viên nam và 69,5% ở sinh
viên nữ). Điều này cũng dễ hiểu bởi vì thời điểm đầu năm mới theo quan
niệm truyền thống của người Việt đi lễ chùa đầu năm mới đồng nghĩa với
việc cả năm sẽ được hưởng sự an lạc, may mắn, hứa hẹn một năm mới
tràn ngập niềm vui. Thời điểm đi lễ chùa vào ngày mồng một hàng tháng
giữa sinh viên nam và sinh viên nữ cũng không có sự chênh lệch quá
nhiều, sinh viên nam đi lễ chùa vào ngày mồng một chiếm tỷ lệ 11%, con
số này ở sinh viên nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nhưng không đáng kể 12,5%.
Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của [Hoàng
Thu Hương, 2012] và nhận định của sư chùa tại Hà Nội.
“Những năm trước đây thời điểm đầu năm mới hoặc ngày đầu
tháng tỷ lệ nữ đi lễ nói chung luôn cao hơn so với nam giới. Tuy nhiên
21


những năm gần đây tỷ lệ nam giới tham gia đi lễ chùa đầu năm mới
cũng tăng nhanh. Đối tượng đi lễ tại chùa cũng rất đa dạng do đó nhà
chùa cũng không xác định đượng đó là sinh viên hay người đi làm. Nếu
dựa trên độ tuổi như sinh viên đến chùa làm lễ thì theo Thầy quan sát tỷ
lệ nữ và nam đi lễ không có sự chênh lệch là mấy.”
(PVS, Sư thầy, Chùa Hà)
Kết quả khi thực hiện kiểm định Chi – Square về mối liên hệ
giữa giới tính và thời điểm đi lễ chùa ở mức ý nghĩa 95% thì giá trị
Sig (P-value)= 0,342 > α = 0,05, cho phép ta kết luận rằng không có
mối liên hệ giữa giới tính và thời điểm đi lễ chùa.
 Năm học
Tỷ lệ sinh viên đi lễ chùa tháng 1 lần cao nhất ở sinh viên
năm 4 (15 sinh viên chiếm 25%). Sinh viên đi lễ năm vài lần cao
nhất ở nhóm năm thứ 3 chiếm 52.6%, giữa các năm học còn lại tỷ lệ
khá đồng đều trên 41%. Nhìn chung, tần suất đi lễ chùa phân theo

năm học chưa tạo ra xu hướng đáng kể. Có thể kết luận rằng năm học
không ảnh hưởng nhiều đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên.
 Quê quán
Quê quán, nơi xuất thân là yếu tố nhân khẩu xã hội quan trọng
trong các nghiên cứu xã hội học. Sinh viên đi lễ chùa trong nghiên
cứu xuất thân từ ba vùng chính là nông thôn, thành phố và miền núi.
Khu vực miền núi có tần suất sinh viên đi lễ chùa ít hơn so với hai
vùng khác. Như vậy yếu tố quê quán có sự ảnh hưởng đến hành vi đi
lễ chùa của sinh viên, sự khác biệt chủ yếu ở vùng đồng bằng (thành
thị/nông thôn) và miền núi.
3.1.2 Nhân tố khách quan
 Ngƣời thân/bạn bè
Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên chủ yếu đi lễ chùa cùng
người thân trong gia đình chiếm 74.6% đây là nhóm có tỷ lệ cao
nhất, nguyên nhân là do thường sinh viên đi lễ vào đầu năm mới.
Ngoài ra tỷ lệ sinh viên đi lễ cùng nhóm bạn chiếm tỷ lệ cao thứ hai
17.4%. Qua những phân tích trên ta thấy yếu tố người thân trong gia
22


đình và bạn bè là hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới việc đi lễ chùa
của các bạn sinh viên.
“Đầu năm mới sinh viên thường đi lễ với gia đình, người thân,
những thời điểm khác trong năm như ngày rằm, mùng một hoặc ngày
thường thì thường đi với bạn bè, nhiều người đi một mình.”
(PVS, Sư thầy, chùa Phúc Khánh)
Ngoài thời gian đầu năm mới, ngày rằm mùng một âm lịch
hàng tháng, nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố thời điểm ảnh hưởng
đến việc đi lễ chùa của sinh viên.
“Tôi thì không nhưng mẹ tôi thì có đi lễ chùa cho những kì thi

quan trọng của tôi như thi đại học. Mẹ tôi cầu mong cho tôi đi thi
gặp may mắn. Thực ra việc đạt hay không đạt mong ước là do mình.
Việc đi chùa giúp ta bình tâm hơn, tự tin hơn trong lúc thi thôi”.
(PVS, Nữ, Tâm lý học, năm thứ ba)
Những thời điểm sinh viên đi lễ chùa nhiều nhất là trước khi đi
thi cụ thể ở đây là trước khi đi thi đại học.Thời điểm bế tắc ,buồn chán
trong cuộc sống cũng có nhiều bạn sinh viên lựa chọn đến chùa để thanh
thản hơn trong tâm hồn (18.6%).
 Đặc điểm ngôi chùa
Địa điểm đi lễ chùa là nhân tố ảnh hưởng đến việc đi lễ chùa
của sinh viên, đa số sinh viên đi lễ ở những ngôi chùa trong làng/xã
của mình 40.3% . Còn 20.8 % số người trả lời đi đến những chùa
linh thiêng ở làng xã khác để đi lễ.
Kết quả kiểm định Chi – Square về mối liên hệ giữa giới tính
và ngôi chùa mà sinh viên thường đến đi lễ với mức ý nghĩa 95% thì
giá trị Sig (P-value) = 0,398 > α = 0,05 cho phép ta kết luận không
có mối liên hệ giữa giới tính với ngôi chùa sinh viên đi lễ.
Như vậy giới tính không phải là yếu tố ảnh hưởng tới địa điểm
đi lễ chùa. Tuy nhiên, qua quan sát và phỏng vấn sâu cho thấy ba yếu
tố quan trọng nhất là ngôi chùa địa phương, ngôi chùa linh thiêng và
ngôi chùa có cảnh đẹp là di tích lịch sử có ảnh hưởng đến việc đi lễ
chùa. Do đối tượng sinh viên ít quan tâm đến các hoạt động khóa lễ
23


×