VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HẰNG
NHÂN VẬT TRẦN KHÁNH DƢ TRONG
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội - 2017
Cơng trình đƣợc hồn thành tại
Học viện Khoa học Xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐỖ HẢI NINH
Phản biện 1: PGS.TS Trƣơng Đăng Dung
Phản biện 2: PGS.TS Trần Khánh Thành
Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Học
viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Vào hồi: 13giờ 30 ngày 20 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Những năm gần đây, tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết
lịch sử nói riêng ngày càng khẳng định được vai trị và vị trí trong
đời sống văn học. Sự xuất hiện trở lại của tiểu thuyết lịch sử trong
khoảng gần 30 năm lại đây thu hút sự quan tâm của người đọc, và tạo
được dấu ấn trong tiến trình vận động, phát triển của văn học đương
đại. Với hàng loạt tiểu thuyết tiếp cận lịch sử từ nhiều góc nhìn và đa
dạng về bút pháp nghệ thuật như Bão táp triều Trần, Tám triều vua
Lý (Hoàng Quốc Hải), Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân
Khánh), Hội thề (Nguyễn Quang Thân), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Sông
Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác)…, tiểu thuyết lịch sử đương đại đã
đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Một trong những đóng góp
nổi bật là sự đổi mới cái nhìn lịch sử và nhân vật lịch sử như các tiểu
thuyết về triều Lý, triều Trần, và về Hồ Quý Ly, Quang Trung, Lê
Lợi…Tuy chỉ là một vị tướng có nhiều chiến cơng của triều Trần nhưng
Trần Khánh Dư được đề cập đến trong nhiều tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam đương đại. Các tiểu thuyết lịch sử viết về Trần Khánh Dư cho thấy
trên cùng một dữ liệu lịch sử, nhà văn có những khả năng sáng tạo khác
nhau và thể hiện những quan niệm khác nhau về lịch sử. Đó là lý do
khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu nhân vật Trần Khánh Dư trong tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
1.2. Nhân vật là một phương diện quan trọng của tiểu thuyết
lịch sử. Việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của các nhà
văn có ý nghĩa cách tân quan trọng, làm nên giá trị tiểu thuyết lịch sử
của họ. Bởi suy cho cùng, nhân vật là nơi thử thách và cũng là nơi
khẳng định rõ nhất bản lĩnh, tài năng, phong cách, cá tính sáng tạo
của mỗi nhà văn. Và đó cũng là một trong những bình diện thể hiện
sinh động nhất giới hạn trong biên độ sáng tạo, hư cấu, tưởng tượng
của người nghệ sĩ. Bởi thế, việc nghiên cứu nhân vật là một hướng đi
hết sức cần thiết trong việc nhìn nhận, khám phá tài năng nghệ thuật
của nhà văn, khẳng định những đóng góp quan trọng của các nhà văn
đối với tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tìm hiểu nhân vật tiểu
thuyết lịch sử của các nhà văn một mặt sẽ giúp chúng ta tiếp cận sâu
hơn tiểu thuyết của họ, mặt khác giúp ta nhìn thấy rõ hơn bút pháp
1
nghệ thuật cũng như sự vận động của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại.
Nhân vật Trần Khánh Dư trong lịch sử là nhân vật đáng chú ý
của lịch sử thời Trần và trong cái nhìn của các nhà sử học, nhân vật
này có số phận, tính cách đặc biệt. Nhiều nhà văn đã khai thác nhân
vật này từ nhiều góc độ như Hồng Quốc Hải (Thăng Long nổi giận),
Bùi Việt Sỹ (Chim ưng và chàng đan sọt), Uông Triều (Sương mù
tháng giêng), Lưu Sơn Minh (Trần Khánh Dư, Trần quốc
Toản),…Chúng tơi chọn tìm hiểu nhân vật Trần Khánh Dư trong ba
tác phẩm này vì đây là ba tác phẩm ra đời trong thời điểm khá gần
nhau. Đây cũng là những tác phẩm có cái nhìn khác nhau về nhân vật
lịch sử này. Tuy dung lượng dành cho miêu tả và thể hiện nhân vật
Trần Khánh Dư ở mỗi tác phẩm không đồng đều: Trong Chim ưng
và chàng đan sọt và Sương mù tháng giêng, Trần Khánh Dư là nhân
vật chính, trong Trần Khánh Dư thì là nhân vật trung tâm, nhưng
chúng tôi vẫn lựa chọn khảo sát ba tác phẩm này để có sự so sánh đối
chiếu nhằm thấy được khả năng hư cấu và ứng xử khác nhau của
từng tác giả đối với cùng một đối tượng lịch sử. Qua đó góp phần
nhìn nhận đánh giá tiểu thuyết lịch sử việt Nam đương đại nói riêng
và văn học đổi mới nói chung.
Xuất phát từ những lý do như trên, chúng tôi chọn đề tài Nhân
vật Trần Khánh Dư trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại
(qua một số tác phẩm tiêu biểu) để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Những nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử nói chung và
xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử
Thể loại tiểu thuyết lịch sử từ những năm 80 trở lại đây có
bước phát triển mạnh mẽ. Các cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết
lịch sử cũng xuất hiện khá đều đặn và được nghiên cứu từ nhiều góc
độ. Như một số cơng trình bàn về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ cái
nhìn văn học sử: Về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
(Nguyễn Văn Lợi), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay
(Nguyễn Thị Tuyết Minh).
Nhiều cơng trình bàn về thể loại tiểu thuyết lịch sử từ góc độ
lý luận như mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu trong tiểu thuyết lịch
sử hay sự giải thiêng lịch sử: Những tranh luận về văn xuôi hư cấu
2
lịch sử và sự chuyển biến tư tưởng (Đỗ Hải Ninh), Mối quan hệ giữa
tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Bùi Văn Lợi), Viết tiểu thuyết lịch sử
cũng cần hư cấu (Nguyễn Xuân Khánh, Ngô Văn Phú), Về vấn đề hư
cấu và giải thiêng trong tiểu thuyết lịch sử (Nguyễn Bình Nguyên).
Với sự đổi mới tư duy lịch sử, có nhiều cơng trình mở ra quan
niệm mới về tiểu thuyết lịch sử: Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử,
suy nghĩ mới về tiểu thuyết lịch sử (Trần Đình Sử), Những hình thái diễn
ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới (Nguyễn Văn
Hùng), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại - phác họa một số xu
hướng chủ yếu (Nguyễn Văn Dân), Khuynh hướng tiểu thuyết hoá lịch sử
trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975 (Nguyễn Thị Tuyết Minh).
Nhiều nhất vẫn là những nghiên cứu về sự đổi mới trong tư
duy lịch sử và nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử như ngôn ngữ, kết cấu,
quan niệm nghệ thuật về con người: Vấn đề ‘ngôn ngữ’ trong tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Đỗ Hải Ninh), Tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam sau 1986 dưới góc nhìn tự sự học (Nguyễn Văn Hùng),
Tiểu thuyết lịch sử đương đại với quan niệm nghệ thuật về con người
(Nguyễn Thị Kim Tiến), Kết cấu tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt
nam sau 1986 và Kiểu kết cấu lắp ghép, đồng hiện trong tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam sau 1986 (Phạm Xn Thạch), Tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam nhìn từ góc độ loại hình thể loại (Nguyễn Thùy Minh).
Nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử nói chung, có thể thấy các nhà
khoa học đề cập tới một số bình diện như văn học sử, lý luận, nghệ
thuật…Dù chưa thực sự đầy đủ, bao quát mọi góc độ của tiểu thuyết lịch
sử hiện đại, tuy nhiên những thành quả của các nhà nghiên cứu phần nào
thể hiện sự quan tâm của họ đối với thể loại văn học này.
2.1.2. Về xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử
Trần Đình Sử cho rằng nhà tiểu thuyết lịch sử có vai trị sáng
tạo và tiểu thuyết lịch sử khơng chỉ có nhân vật và sự kiện lịch sử mà
cịn có nhiều nhân vật, sự kiện hư cấu, những nhân vật mà khơng
được các cuốn sử kể đến thì khơng thể thuộc lĩnh vực sử học.
Nguyễn Văn Hùng trong bài viết “Nhân vật lịch sử và những
biên độ sáng tạo sau đổi mới” đã nêu ý kiến: “Nhân vật thành công
là nhân vật vừa nằm trong tầm hiểu biết, kinh nghiệm của cộng đồng
vừa mở ra những góc nhìn khác bằng các kiến giải mới mẻ, độc đáo.
3
Nó vừa là những con người có thật trong lịch sử, vừa là những nhân
vật được nhà văn hư cấu, là nơi gửi gắm tình cảm sâu kín và cả
những tư tưởng nhân sinh, triết học nhân bản của người nghệ sĩ.”
Gần với quan niệm của Nguyễn Văn Hùng, tác giả Nguyễn
Thị Kim Tiến cho rằng: “Tiểu thuyết lịch sử là một loại hình tiểu
thuyết viết về đề tài lịch sử. Khác với các xu hướng tiểu thuyết khác
ở đối tượng và cách tiếp cận hiện thực đời sống, tiểu thuyết lịch sử
đã đưa đến một cách lý giải con người dựa trên cơ sở vừa lấy lịch sử
làm “đinh treo” vừa tận dụng kết hợp những đặc trưng thuộc về thể
loại tiểu thuyết, mang lại một kiểu tư duy văn học trong tiểu thuyết
lịch sử nói riêng nhiều phương diện mới mẻ.” [65]
Tác giả Hà Quảng có những kiến giải xung quanh vấn đề vai
trò “nhân vật lịch sử” trong văn chương viết về đề tài lịch sử, hay nói
một cách cụ thể là tiểu thuyết lịch sử cần có “nhân vật lịch sử” hay
khơng, như sau: “Những nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử, là
những con người “biểu hiện tư duy của dân tộc” chịu sự chi phối
trực tiếp của lịch sử còn nhân vật trong tiểu thuyết thế sự là những
con người tự do. Cảm hứng lịch sử nghiêm cẩn thành kính mà
nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử tạo nên rất khó có được ở các
nhân vật thế sự trong tiểu thuyết thế sự. Khơng có nhân vật lịch
sử, thì màu sắc lịch sử khơng rõ, nếu chỉ có phong trào quần
chúng thì hầu hết các tiểu thuyết cách mạng và kháng chiến đều
có sự thể hiện các phong trào này nhưng khó tạo được một cảm
hứng lịch sử đầy đủ…Tiểu thuyết lịch sử dẫu có đổi mới, chỉ có
thể gia tăng hàm lượng hư cấu về phía tâm lý nhân vật và một vài
sự kiện ngoại lai, cũng như các yếu tố tâm linh khác, chứ khơng
thể “nói khơng” với các sự kiện và các nhân vật lịch sử.”
2.2. Những nghiên cứu về các tác phẩm cụ thể
Tiểu thuyết Chim Ưng và chàng đan sọt của nhà văn Bùi Việt Sỹ
(Nxb HNV, 2016) là tác phẩm đạt giải B (khơng có giải A) của cuộc thi
tiểu thuyết lần thứ tư (2011 - 2015) của Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác giả Đặng Huy Giang đã ghi lại suy nghĩ của nhà văn Bùi
Việt Sỹ: “Qua Chim ưng và chàng đan sọt, tôi cũng muốn lý giải:
Chính ý thức thường trực chống giặc phương Bắc, việc triệt để sử
dụng nhân tài trong chiến tranh và vấn đề ruộng đất của nông dân sau
chiến tranh được đặt ra, được giải quyết hợp tình, hợp lý của ông cha
4
ta mà Đại Việt (lúc ấy chỉ có 3 triệu người) thắng được một đế quốc
Nguyên Mông khổng lồ và thiện chiến”. [20] Từ quan niệm ấy, nhà
văn đã có sự nhìn nhận lại và đánh giá cơng bằng hơn về các sự kiện
lịch sử, nhất là nhân vật chính Trần khánh Dư.
Nhà văn Xuân Cang trong lời tựa cuốn Chim ưng và chàng
đan sọt đã nhận xét “Hình tượng Trần Khánh Dư với con chim ưng
trên vai chính là bức tranh chạm khắc nổi bật miêu tả các tướng lĩnh
của một thời Trần hoang sơ và thần thánh, tụy lục và oanh liệt, đã
khiến cho kẻ thù từng chà đạp khắp thế giới phải thất trận trên đất
Việt này, tướng soái phải chui vào ống đồng mà bỏ chạy. Cái triết lý
Chim ưng và đàn vịt cịn có thể được bàn cãi, nhưng chính nhờ nó
mà hiện lên một Trần Khánh Dư trong hiện thực lịch sử vừa tầm
thường vừa phi thường. Thế mới biết sức mạnh của tưởng tượng,
chính nhờ cái nghệ thuật tưởng tượng ấy mà khám phá ra sự thật lịch
sử, nó liên kết cả bốn hình thức ghi nhớ lịch sử. Khơng phải là khoa
học mà khơng thể nói là khơng khoa học”. Nhà văn Xuân Cang đã
thấy được ý đồ nghệ thuật của Bùi Việt Sỹ khi xây dựng nhân vật
Trần Khánh Dư - con chim ưng oai hùng, thiện chiến. Nhưng những
góc khuất, mâu thuẫn, bi kịch…của nhân vật ở phương diện đời
thường chưa được nhà văn Xuân Cang quan tâm tìm hiểu. Đấy cũng
là một phần quan trọng của nhân vật mà tác giả Chim ưng và chàng
đan sọt dày công xây dựng.
Tiểu thuyết Sương Mù Tháng giêng của Uông Triều được Nhà
xuất bản Trẻ in và phát hành vào tháng 3 năm 2015.
Trên báo Quảng Ninh, với bài Kiến giải lịch sử trong tiểu
thuyết "Sương mù tháng giêng" của Uông Triều, Phương Nhã đã
dành cho tác phẩm những nhận định rất đáng lưu ý “Dựa trên quan
điểm viết truyện lịch sử là “viết về những điều có thể xảy ra”, tác giả
ng Triều đã đưa người đọc ngược hành trình trở lại giai đoạn nhà
Trần nhiều biến động để hiểu thêm về những con người, sự kiện vốn
chỉ hiện diện trong chính sử với các hoạt động, sự kiện khơ khan mà
ít được chú ý tới nội tâm, đời sống, tình cảm. Nói cách khác là nơi
mà các vĩ nhân, nhân vật chính diện, phản diện đều được nhìn dưới
góc độ rất NGƯỜI.” Ở đây, Phương Nhã thấy được tài năng xây
dựng nhân vật của Uông Triều. Đặc biệt là phát hiện ra nhà văn đã
thành cơng khi cố tình cho mỗi nhân vật của mình đều được quyền tự
5
do nói lên tiếng nói của chính bản thân mình. Để từ đó mà sự yêu, ghét,
hận, thù….ở mỗi nhân vật trở nên thật hơn, hợp tình hợp lý hơn.
Nguyễn Văn Hùng với bài viết ghi nhận sự sáng tạo của đội
ngũ nhà văn trẻ đã nhận xét: “Uông Triều đã khám phá những góc
khuất trong tâm hồn, những khát khao thầm kín, thành thực, rất đời,
rất người của một trong những nhân vật phức tạp bậc nhất trong lịch
sử…Chấp nhận tất cả để được sống với chính cảm xúc của mình,
Khánh Dư hiện lên như một con người của dục vọng, sẵn sàng quên
trời quên đất, quên phép tắc, định kiến khắc nghiệt, sống hiện sinh,
hết mình hưởng lạc với phút giây hiện tại.” [32] Trong số nhiều tác
phẩm viết về Sương mù tháng giêng, bài viết của Nguyễn Văn Hùng
có thể coi là sâu sắc hơn cả. Tác giả đã thực sự hiểu thấu đáo về nhân
vật Trần Khánh Dư ở tính cách đa diện, nhiều chiều, đặc biệt là
những khát vọng, dục vọng đời thường nhân văn, nhân bản nhất.
Tiếp sau tiểu thuyết lịch sử Trần Quốc Toản, sự xuất hiện của
tiểu thuyết Trần Khánh Dư (2016) đã nhận được sự quan tâm của
nhiều độc giả yêu thích đề tài lịch sử.
Phong Điệp trong “Sáng tạo giữa những dòng sử liệu” trên
Nhân dân điện tử đã viết: “Tác giả đã chọn cách đi giữa những dòng
sử liệu, bóc tách các sự việc, giải mã những uẩn khúc, éo le để từ đó
đi đến tận cùng bản chất, nhằm đưa ra một chân dung tương đối đầy
đủ về nhân vật: tướng đánh trận thì mưu trí, gian hùng; trong tình
yêu thì đa tình, liều lĩnh; khi thất cơ lỡ vận bị phế truất binh quyền,
tịch thu gia sản thì chấp nhận tay trắng trở về quê nhà làm nghề bán
than và buôn lậu.” Bằng sự tôn vinh sức sáng tạo không giới hạn của
Lưu Sơn Minh, Phong Điệp đã có những ghi nhận sâu sắc, đầy đủ
thành cơng của tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư nhất là về vị danh
tướng thủy quân đặc biệt này.
Với bài viết “Trần Khánh Dư, người cơ đơn bậc nhất trong
chính sử Việt” trên báo điển tử Thể thao văn hóa, An Như đã có đánh
giá khá đầy đủ về nhân vật trung tâm này: “Cuốn tiểu thuyết Trần
Khánh Dư dày gần 300, gồm 25 chương, cho thấy một cái nhìn khác
về nhân vật lịch sử Trần Khánh Dư với đầy đủ các góc cạnh: Khi là
một Phó đơ tướng thủy qn quyền cao chức trọng, uy dũng, nghiêm
minh nhưng cũng ngông cuồng, ngạo mạn không kém; khi lại là một
con người cô độc đến tột cùng bởi không ai hiểu ông và chính ơng
6
cũng khơng cần ai hiểu mình…” An Như nhận thấy Trần Khánh Dư là
một nhân vật đa diện, phức hợp nhiều nhân cách. Thông qua nhân vật
này, nhà văn cũng đã thể hiện được nghùn ngụt hào khí Đơng A qua
trận hải chiến Vân Đồn lịch sử, tạo nên sức hút mãnh liệt cho bạn
đọc.
Có thể thấy cả ba cuốn tiểu thuyết từ khi ra đời đã tạo được
nhiều ấn tượng, dư vang trong lịng bạn đọc nói chung và nhận được
nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình nói riêng. Những
cơng trình, bài viết, những ý kiến đánh giá về cả ba tác phẩm đã nói
lên phần nào phong cách của nhà văn nhưng chỉ đi sâu vào một số
phương diện nội dung cũng như nghệ thuật trong tiểu thuyết của họ.
Riêng về nhân vật Trần Khánh Dư thì chưa có cơng trình nào nghiên
cứu lớn nào đề cập đến. Vì vậy chúng tơi tìm hiểu Nhân vật Trần
Khánh Dư trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (qua một số
tác phẩm tiêu biểu) để thấy được khả năng sáng tạo, hư cấu và ứng
xử khác nhau của từng tác giả đối với cùng một đối tượng lịch sử.
Qua đó, góp phần nhìn nhận, đánh giá tiểu thuyết lịch sử việt Nam
đương đại nói riêng và văn học đổi mới nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài nhằm: Tìm hiểu nhân vật Trần Khánh Dư
trong các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại và so
sánh, đối chiếu với nhân vật này trong các cơng trình sử học chính
thống nhằm thấy được khả năng hư cấu và ứng xử khác nhau của
từng tác giả đối với cùng một đối tượng lịch sử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở những vấn đề lý thuyết và lịch sử văn học thời kỳ
đổi mới, luận văn đặt ra mục tiêu:
- Từ việc tìm hiểu sự xuất hiện trở lại của tiểu thuyết lịch sử,
luận văn hướng đến nghiên cứu đổi mới quan niệm về tiểu thuyết
lịch sử trong văn học Việt Nam đương đại.
- Luận văn đi sâu phân tích nhân vật Trần Khánh Dư trong ba
cuốn tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Chim ưng và chàng
đan sọt, Sương mù tháng giêng, Trần Khánh Dư) ở phương diện hình
tượng nghệ thuật trên cơ sở so sánh, đối chiếu với chính sử; nghiên
7
cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử của tiểu thuyết Việt Nam
đương đại qua ba cuốn tiểu thuyết này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chi tiết, cụ thể về nhân vật Trần
Khánh Dư từ dữ liệu trong chính sử đến hình tượng nghệ thuật trong
tiểu thuyết lịch sử, qua việc khảo sát, phân tích ba tác phẩm Chim
ưng và chàng đan sọt, Sương mù tháng giêng, Trần Khánh Dư.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài, luận văn sẽ khảo sát ba tiểu thuyết lịch
sử tiêu biểu viết về nhân vật Trần Khánh Dư là Chim Ưng và chàng
đan sọt (Bùi Việt Sỹ), Sương mù tháng giêng (Uông Triều), Trần
Khánh Dư (Lưu Sơn Minh), và hai cuốn chính sử (Đại Việt Sử ký
Tồn thư, Lịch triều hiến chương loại chí).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu và nội dung của luận văn, chúng tôi sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống giúp xác định vị trí của tiểu thuyết
lịch sử trong bức tranh tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
- Phương pháp lịch sử: Viết về đề tài lịch sử, chúng tơi chú ý
tìm hiểu lịch sử để nắm vững bối cảnh lịch sử của từng giai đoạn,
đồng thời thấy được tính chân thực lịch sử và sự sáng tạo, hư cấu
trong các tiểu thuyết lịch sử.
- Phương pháp so sánh sử dụng để thấy được sự giống và khác
nhau về nhân vật Trần Khánh Dư trong ba cuốn tiểu thuyết và nhân
vật Trần Khánh Dư trong ba cuốn tiểu thuyết với nhân vật Trần
Khánh Dư trong chính sử…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn nghiên cứu nhân vật Trần Khánh Dư trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại ở cả hai phương diện nội dung tư tưởng
và nghệ thuật xây dựng nhân vật, làm sáng tỏ sự sáng tạo của nhà
văn từ những “hằng số” lịch sử của nhân vật Trần Khánh Dư trong
sử liệu. Qua phân tích cái nhìn của nhà văn về một nhân vật có số
phận, tính cách đặc biệt trong sử sách, luận văn hướng tới khám phá
tài năng nghệ thuật của nhà văn, khẳng định những đóng góp quan
trọng của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ đổi mới.
8
- Qua việc tìm hiểu, so sánh nhân vật Trần Khánh Dư ở từng
tác phẩm trong quá trình phát triển của tiểu thuyết lịch sử thời kỳ Đổi
mới, luận văn chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong cách thức
xây dựng và những thông điệp của các tác giả, góp phần tìm hiểu sự
vận động của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. Nghiên cứu có
hệ thống nhân vật Trần Khánh Dư trong tiểu thuyết việt Nam đương
đại giúp ta nhìn thấy rõ hơn bút pháp nghệ thuật cũng như xu hướng,
sự vận động của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nói riêng,
văn học Việt Nam nói chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngồi Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1. Sự xuất hiện trở lại của tiểu thuyết lịch sử và đổi mới
quan niệm về tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam đương đại
Chương 2. Trần Khánh Dư - từ nhân vật trong sử liệu đến
nhân vật hư cấu của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Trần Khánh Dư
Chƣơng 1
SỰ XUẤT HIỆN TRỞ LẠI CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ
ĐỔI MỚI QUAN NIỆM VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
1.1. Tiểu thuyết lịch sử trong bức tranh tiểu thuyết Việt
Nam đƣơng đại
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử
Khái niệm tiểu thuyết lịch sử du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ
XX cùng với quá trình hiện đại hóa văn học. Nhưng cho đến nay, định
nghĩa thế nào là tiểu thuyết lịch sử vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì tiểu thuyết lịch sử (thể loại
văn học lịch sử) được hiểu như sau: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch
sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên
nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác
thực trong lịch sử, tơn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục,
tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm lịch sử thường
9
mượn truyện đời xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của
quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua,
song không vì thế mà phá vỡ tính chân thật lịch sử của thể loại
này…” [21, tr.336]
Một trong những ý kiến mang tính tổng hợp những ý kiến trên là
của Trần Nghĩa: “Tiểu thuyết lịch sử cũng gọi là lịch sử diễn nghĩa”
gồm các tác phẩm viết về đề tài lịch sử thông qua việc miêu tả nhân vật
và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế của
lịch sử một thời nhằm mang lại cho người đọc những khơi gợi bổ ích và
mỹ cảm văn học. Về phương diện bút pháp, một mặt phải dựa vào lịch
sử khi miêu tả các nhân vật và sự kiện nhằm đạt tới tính chân thực lịch
sử nhưng mặt khác vẫn cho phép hư cấu trong chừng mực thích hợp
nhằm phát huy trí tưởng tượng làm cho sự chân thực lịch sử được tăng
hoa thành chân thực nghệ thuật”.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước,
chúng tôi quan niệm: Tiểu thuyết lịch sử là một thể loại văn học
mang đậm những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết (yếu tố hư cấu,
yếu tố phản ánh toàn vẹn hiện thực, yếu tố con người cá nhân, yếu tố
đa thẩm mỹ…); lấy đề tài lịch sử làm nội dung phản ánh chính; nội
dung là miêu tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật
diện mạo xã hội và xu thế của lịch sử; mục đích là nhằm “giải mã”
lịch sử, đem lại cho người đọc cái nhìn mới, những cảm xúc thẩm
mỹ mới về lịch sử; bút pháp nghệ thuật chủ yếu là hư cấu, sáng tạo.
Những đặc điểm này của thể loại tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi nhà văn
phải vừa là nghệ sĩ, vừa là nghiên cứu, có vốn sống và hiểu biết
phong phú, có cái nhìn và quan điểm riêng về lịch sử.
1.1.2. Sự xuất hiện trở lại của tiểu thuyết lịch sử trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại
1.1.2.1. Những tiền đề tư tưởng, văn hóa, xã hội
Từ nửa cuối thế kỷ XX, với sự thay đổi của môi trường chính
trị - xã hội, thay đổi của thị hiếu người đọc, văn học Việt Nam đã có
một bước chuyển mình lịch sử. Với phương châm đổi mới để tồn tại
và phát triển, Đại hội Đảng lần VI (1986) đã mở ra bước ngoặt, đem
lại những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về nhiều mặt. Quyết định
“mở cửa” của Đảng đã có những tác động hết sức lớn lao đến đời
10
sống xã hội, kích thích những cải cách kinh tế, khơi dậy những suy
nghĩ, những tìm tịi, sáng tạo mới trong giới trí thức, văn nghệ sĩ.
Thời kỳ đổi mới, nền kinh tế trường phơi bày ra trước mắt tất
cả sự phức tạp, gai góc của nó buộc người ta phải nhìn khác, nhìn lại.
Vì lúc này, cuộc sống thay đổi không ngừng và luôn xuất hiện những
chuẩn mực mới để thay thế các giá trị xưa cũ đã trở nên lạc thời. Mặt
khác, thời kỳ này, cơ hội giao lưu kinh tế và hội nhập văn hóa trên
thế giới rất sâu rộng. Sự giao lưu và hội nhập văn hóa cũng đã làm
thay đổi thị hiếu của người đọc. Không chỉ là những vấn đề hậu
chiến, những nhân vật, sự kiện…trong quá trình đổi mới đất nước.
Người đọc cần khác hơn như thế, nhiều hơn như thế…Những thay
đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội chính là tiền đề quan trọng tạo nên sự
thay đổi thị hiếu thẫm mĩ của người đọc.
Một trong những yếu tố quan trọng cho sự xuất hiện trở lại của
tiểu thuyết lịch sử sau đổi mới đó chính là sự thức tỉnh của cái tơi
nhà văn, khát vọng vượt thốt cái cũ, truy tìm cái mới trong sáng tạo
nghệ thuật về đề tài lịch sử. Yếu tố quyết định góp phần tạo nên sự
trở lại khá ngoạn mục của tiểu thuyết lịch sử đó chính là nhu cầu
phát triển “tự thân” của thể loại này. Khi chiến tranh qua đi, đối mặt
với xã hội hiện đại với vô vàn những dấu chấm hỏi về cuộc đời, về
nhân tình thế thái…Các nhà văn tìm về lịch sử như một lẽ tất yếu. Và
các nhà văn thấy tiểu thuyết là một thể loại phù hợp hơn cả để nói
được nhiều điều, nhiều chiều, nhiều mặt hơn về lịch sử sử với những
con người, sự kiện tưởng chừng như đã được an bài trong quá khứ.
Tiểu thuyết lịch sử hiện đại đã chứng minh rằng nó có khả năng bao
quát các thể loại khác, khả năng phản ánh cuộc sống và tư tưởng thời
đại ưu việt hơn hẳn các thể loại trước đó.
Ngồi ra, tiểu thuyết lịch sử cịn có mục đích là mượn lịch sử
để bàn về hiện tại. Lịch sử giống như một kho kinh nghiệm cho con
người của thời đại ngày nay. Có vẻ như có nhiều vấn đề của ngày
nay, nếu được nói bằng hình tượng lịch sử thì sẽ có hiệu quả thẩm
mỹ hơn bất cứ một phương thức nào khác. Vì thế tác động thẩm mỹ
và tác động xã hội của tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn đương đại
đang tỏ ra cần thiết hơn bao giờ hết. Và vì thế tiểu thuyết lịch sử
đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà văn hơn bất cứ giai đoạn
nào trong lịch sử văn học Việt Nam.
11
1.1.2.2. Sự nở rộ của đề tài lịch sử trong tiểu thuyết đương đại
Tiểu thuyết lịch sử đã xuất hiện trong văn học trung đại Việt
Nam với Hoàng Lê nhất thống chí, Nam triều cơng nghiệp diễn chí
và đặc biệt phát triển trong giai đoạn nữa đầu thế kỷ 20 với hàng loạt tác
phẩm đáng chú ý. Tuy nhiên sau 1945, qua hai cuộc kháng chiến, tiểu
thuyết lịch sử ít có điều kiện phát triển. Từ 1986 đến 2000, với sự đổi
mới mạnh mẽ trong tư duy lịch sử mà người khởi mở đầu tiên là
Nguyễn Huy Thiệp. Bên cạnh đó, nhà văn cũng tìm về lịch sử ở các giai
đoạn khác nhau nhiều hơn như một cách chiêm nghiệm về quá khứ và
hiện tại như: Gươm thần vạn kiếp (Ngơ Văn Phú), Vằng vặc sao Kh
(Hồng Cơng Khanh), Tám Triều vua Lý (Hoàng Quốc Hải)…
Từ sau 2000, tiểu thuyết lịch sử vẫn tiếp tục chiếm một vị trí
quan trọng trong bức tranh tiểu thuyết đương đại: Giàn Thiêu (Võ
Thị Hảo), Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa (Nguyễn Xuân
Khanh)… Một số tiểu thuyết lịch sử đoạt giải thưởng của hội nhà
văn trung ương và địa phương như Vằng vặc sao Khuê, Hồ Quý Ly,
Giàn thiêu, Bão táp triều Trần, Hội thề,…Nhiều cây bút trẻ cũng đến
với thể loại này như một thể nghiệm nghệ thuật: Bùi Anh Tấn, Phùng
Văn Khai, Trần Thu Hằng, Nguyễn Hữu Nam, Đỗ Bích Thúy, Uông
Triều, Lưu Sơn Minh. Tiểu thuyết lịch sử cũng là khu vực “nhạy
cảm”, vừa thu hút được sự quan tâm, chú ý của dư luận, vừa gây
tranh cải và đem ra bàn luận khá nhiều
1.2. Đổi mới quan niệm về tiểu thuyết lịch sử trong văn học
Việt Nam đƣơng đại
Sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết lịch sử từ sau 1986 và
những ý kiến tranh luận đa chiều về tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này
cho thấy quan niệm về tiểu thuyết lịch sử đã có những thay đổi rõ rệt.
Một số quan điểm nổi bật như của Trần Đình Sử, Kunder, Lucacs thì
cho rằng nhân vật của tiểu thuyết lịch sử là con người cá nhân, con
người đó sẽ tham gia vào các biến cố như thế nào, những gì thực sự
diễn ra phía sau sự lựa chọn của nó...chứ khơng phải viết về những
người anh hùng của quá khứ tuyệt đối. Theo quan niệm của chủ
nghĩa lịch sử truyền thống, những sự thực trong sách sử là chân lý khách
quan. Trần Đình Sử lại cho rằng, với chủ nghĩa lịch sử mới, bắt đầu xuất
hiện từ những năm 60 - 70 (thế kỷ XX), tính cách quan khoa học của sử
học bị chất vấn. Liệu lịch sử có thể tái hiện tồn bộ q khứ như nó đã
12
thực sự diễn ra không? Quan điểm của ông gần với Hayden White.
Quan niệm xem tiểu thuyết lịch sử là minh họa lịch sử, “văn chương hóa
lịch sử” một cách giản đơn là thu hẹp chức năng của tiểu thuyết lịch sử.
Trong văn học Việt Nam, một số nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử cũng
đề cao khả năng sáng tạo của tiểu thuyết lịch sử như Lan Khai, Nguyễn
Triệu Luật, A. Dumas, Nguyễn Xuân Khánh
Đổi mới quan niệm về tiểu thuyết lịch sử chính là sáng tạo lại
diễn ngơn lịch sử bằng nghệ thuật. Theo Nguyễn Văn Hùng, tiểu
thuyết lịch sử sau 1986 có các loại diễn ngơn như: diễn ngơn mang
tính giả định, phân tích trên ngun tắc luận giải và đối thoại, diễn
ngôn lịch sử - văn hóa, diễn ngơn đời tư - thế sự - nhân văn, diễn
ngơn tính dục. Cịn theo Trần Đình Sử thì chia tiểu thuyết lịch sử ra
nhiều hướng: Hướng “văn chương hóa lịch sử”, hướng nghiêng về
phương điện văn hóa, đối thoại văn hóa, hướng diễn giải lại lịch sử,
hướng “phi trung tâm hóa”, hướng phi huyền thoại hóa lịch sử,
hướng đối thoại với chính sử, hướng đổi mới cách nhìn…
Chƣơng 2
NHÂN VẬT TRẦN KHÁNH DƢ - TỪ NHÂN VẬT TRONG
SỬ LIỆU ĐẾN NHÂN VẬT HƢ CẤU CỦA TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
2.1. Nhân vật Trần Khánh Dƣ trong các cuốn chính sử
Khảo sát nhân vật Trần Khánh Dư trong các cơng trình lịch sử
chính thống, người viết chọn lựa chọn hai tác phẩm là Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan Huy Chú và Đại Việt sử ký tồn thư của
Ngơ Sĩ Liên.
Về gia thế, theo Lịch triều hiến chương loại chí, Trần Khánh
Dư (? - 1339) người huyện Chí Linh (Hải Dương), là võ tướng thời nhà
Trần trong lịch sử Việt Nam. Cha Thượng tướng Nhân Huệ Hầu Trần
Phó Duyệt, dịng dõi Trần Thủ Độ. Vì là dịng tơn thất nên được phong
tước Nhân Huệ vương. Dựa vào ghi chép của Ngơ Sĩ Liên, có thể thấy
Trần Khánh Dư là một vị danh tướng sống và làm quan dưới 6 triều vua
Trần: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông,
Hiến Tông, Dụ Tông. Đây là một điều rất đặc biệt trong lịch sử dân tộc.
13
Theo Ngô Sĩ Liên và Phan Huy Chú, Trần Khánh Dư là một vị
tướng mưu trí, bản lĩnh và đầy tâm cơ, có nhãn quan quân sự sắc bén và
khả năng lựa chọn chính xác thời cơ tấn cơng tiêu diệt quân giặc. Trong
lần đánh giặc Nguyên Mông lần thứ nhất, ông được nhận làm Thiên tử
nghĩa nam, rồi sau đó được phong chức Phiêu Kỵ tướng quân, trật hầu
thăng mãi đến tử phục thượng vị hầu, quyền chức phán thủ. Vì gian dâm
với cơng chúa Thiên Thụy (vợ Trần Quốc Nghiễn) ơng bị biếm trích và
phải về Chí Linh làm nghề bán than. Sau đó, trong đại hội Bình Than,
ông được hai vua và Trần Hưng Đạo phục hồi chức tước và phong làm
Phó đơ tướng qn trấn thủ Vân Đồn và một vùng biển đảo rộng lớn
Đông Bắc Tổ Quốc. Trong thời gian Khánh Dư nhậm chức trấn thủ
hương cảng Vân đồn, ơng cho đầu cơ bn nón Ma Lôi nên bị Ngô Sĩ
Liên chép là “tham lam, thơ bỉ” cịn Phan Huy Chú nhận xét là “tham
lam, keo kiệt.”
Sử gia ngày nay đã có sự đánh giá lại công bằng, sáng rõ hơn
cho tư tưởng thương nghiệp, tài năng làm kinh tế của Trần Khánh Dư.
2.2. Nhân vật Trần Khánh Dƣ qua cái nhìn của các nhà
tiểu thuyết Việt nam đƣơng đại
Bùi Việt Sỹ trong Chim ưng và chàng đan sọt, Uông Triều
trong Sương mù tháng giêng và Lưu Sơn Minh trong Trần Khánh Dư
với ý tưởng nghệ thuật của mình đã lựa chọn Trần Khánh Dư, một
nhân vật lịch sử gai góc, “có vấn đề”, với những tranh luận trái chiều
về vị trí, vai trị trong lịch sử dân tộc, để thể hiện những luận giải của
mình về lịch sử và con người. Mỗi cách nhìn, mỗi cách kiến giải đã
mang lại những cảm nhận, hình dung thú vị về nhân vật.
Trần Khánh Dư trong Chim ưng và chàng đan sọt cùng với
Phạm Ngũ Lão là đồng nhân vật chính. Hình tượng Trần Khánh Dư
chính là con chim ưng - một loài chim kiêu hùng, thiện chiến, uy vũ,
phóng khống. Ở nhân vật Trần Khánh Dư hội tụ tính cách vừa tầm
thường vừa phi thường, vừa thơ tục vừa tài hoa, vừa bình dị vừa cao
sang, vừa đáng chê vừa đáng trọng. Bùi Việt Sỹ đã xây dựng được
một Trần Khánh Dư với phức hợp nhiều tính cách đối lập. Nhưng
trên hết, đấy là một nhân vật “đời” nhất, “người” nhất trong số quan
lại, quý tộc đương thời.
Trong Sương mù tháng giêng Uông Triều xây dựng Trần
Khánh Dư là nhân vật chính. Bằng cách để cho nhân vật tự vấn, tự
14
đối thoại, suy ngẫm, nhà văn đã khám phá những góc khuất trong
tâm hồn, những khát khao thầm kín, thành thực, đời thường của một
trong những nhân vật phức tạp bậc nhất trong lịch sử. Chấp nhận tất
cả để được sống với chính cảm xúc của mình, Khánh Dư hiện lên
như một con người của đam mê, quên phép tắc, định kiến khắc
nghiệt, sống hiện sinh, hết mình hưởng lạc với phút giây hiện tại.
Mối tình oan nghiệt với Thiên Thụy không đơn thuần chỉ là tiếng gọi
của thể xác, dục vọng ngun sơ mà nó cịn trở thành sự nuối tiếc,
nỗi day dứt, niềm khát vọng suốt một đời của ông. Nhân vật Trần
Khánh Dư là con người của đời thường, dám sống thực, dám chịu
trách nhiệm với chính cuộc đời mình.
Trần Khánh Dư trong tiểu thuyết cùng tên của Lưu Sơn Minh
là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Nhà văn đã khám phá, luận giải
chân thực, sâu sắc tính cách đa chiều, phức tạp của nhân vật: vị
tướng tài ba, dũng cảm, mưu lược góp cơng lớn trong cuộc chiến
chống quân Nguyên xâm lược; thủ lĩnh cai quản thương cảng Vân
Đồn sầm uất đầy vụ lợi và nhiều thói tật; vị vương gia kiêu hãnh,
ngang tàng, ngỗ ngược trong dịng họ Đơng A trứ danh; người đàn
ơng đa tình, liều lĩnh trong tình yêu với Thiên Thụy. Đặt nhân vật
trong vô vàn mối quan hệ, Lưu Sơn Minh đã thành công khi khai
thác được tấn bi kịch “sinh lạc nhà, sống lạc thời, và yêu lạc người”
của Trần Khánh Dư. Nhân vật hiện lên như một khối cô đơn khổng
lồ, một nỗi cô đơn bản thể thăm thẳm.
2.2.1. Trần Khánh Dư - nhân vật đa tài, đa diện
Nếu như đa tài là phẩm chất của người anh hùng lịch sử được
nói đến nhiều ở tiểu thuyết lịch sử trước đổi mới bằng cảm hứng sử
thi, ngợi ca thì đa diện lại là một cái nhìn mới mẻ của thể loại này khi
tiểu thuyết lịch sử có những cách tân, đổi mới trong vòng hơn ba
mươi năm trở lại đây. Từ cái nhìn “đa diện” về con người cùng với
cái nhìn rộng mở mang tinh thần dân chủ của tư duy tiểu thuyết hiện
đại, nhà văn đã vượt qua những “kỵ huý lịch sử”, xây dựng nhân vật
Trần Khánh Dư với tính cách phức tạp, với sự phát triển đầy mâu thuẫn,
biện chứng, có chiều sâu. Nhà văn đã đặt Trần Khánh Dư vào nhiều mối
quan hệ phức tạp của gia đình và xã hội để soi chiếu với tư cách một con
người trong tính tồn vẹn, trong chiều sâu nhân bản. Điều này đã giúp
nhà văn khám phá con người Trần Khánh Dư khơng chỉ “bề ngồi” mà
15
còn khám phá được cả “bề sâu”, khám phá được cả sáng - tối, âm dương. Trần Khánh Dư là nhân vật đa diện được các nhà văn khắc hoạ
sinh động bậc nhất trong các tác phẩm này với tư cách một con người
đời thường đầy những bi kịch.
2.2.1.1.Về tài năng chính trị, quân sự
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của những người anh
hùng thời Trần đó chính là tài chính trị, quân sự. Lịch sử đã trao cho
họ khát vọng nhưng nếu khơng có khả năng qn sự, chính trị thiên
bẩm, họ khó có thể làm nên lịch sử được. Bùi Việt Sỹ, Uông Triều và
Lưu Sơn Minh cũng khai thác rất chi tiết, cụ thể đặc điểm này ở nhiều
góc độ. Đó là ln giữ thế chủ động trong mọi tình huống, nhiều mưu
cao, chước sâu, giỏi sử dụng người tài và khí phách anh hùng…
Dù cách sáng tạo, hư cấu...trong mỗi tiểu thuyết là khác nhau
nhưng các tác giả đều làm nổi bật được khả năng đặc biệt về nghệ
thuật quân sự từ chỗ xây dựng lực lượng, chỉ đạo lực lượng, đề ra
chiến thuật, thực hiện chiến thuật hay sử dụng nhân tài của Trần
Khánh Dư. Tuy tài năng đó, mỗi tác giả đưa vào tác phẩm những
khía cạnh khác nhau, với mức độ hư cấu đậm nhạt khác nhau nhưng
đều với một thái độ trân trọng và truyền được cảm hứng lịch sử hào
hùng, tinh thần Đông A đến với bạn đọc.
2.2.1.2. Về tài năng tổ chức, quản lý và khả năng là kinh tế
Trong Đại Việt sử ký toàn thư, sử quan có chép việc Trần
Khánh Dư bắt dân mua nón Ma Lơi đội để trục lợi cá nhân. Nhưng
thực tế, nhìn vào sự phát triển sầm uất của thương cảng, phần nào
chứng tỏ tài năng này của Trần Khánh Dư là không tầm thường. Chỉ
là, nhiều việc ông làm không được lịng sử quan nên gần như cơng
lao, tài năng của ông đều không được ghi nhận đúng mức nhất là ở
năng lực tổ chức, quản lý này. Bùi Việt Sỹ coi trọng tài năng tổ chức,
quản lý của Khánh Dư để phát triển Vân Đồn thành một thương cảng
hùng mạnh. Lưu Sơn Minh, Uông Triều lại đề cao tài năng tổ chức
tình báo, gián điệp của ơng. Để bình ổn và giữ gìn tồn vẹn Vân Đồn
trọng yếu này, cần phải có một thủ lĩnh với cái đầu lạnh và trái tim
nóng như Khánh Dư. Với cùng một chi tiết hư cấu, nhưng rõ ràng
các nhà văn lại khai thác ở những góc độ khác nhau. Đó chính là sự
khác nhau trong quan niệm về nhân vật lịch sử của các nhà văn. Các
tác giả Bùi Việt Sỹ, Uông Triều, lưu Sơn Minh đề cao đầu óc thực
16
tiễn, khả năng làm kinh tế của ông. Cả ba tác giả đều coi ơng là một
vị vương có tư duy thương nghiệp nhạy bén bậc nhất lúc bấy giờ và
dành cho ông nhiều trang viết về năng lực này.
2.2.1.3. Về con người cá nhân
Về con người cá nhân, chính sử viết về Trần Khánh Dư chỉ với
mấy dịng ít ỏi. Ấy là chuyện Trần Khánh Dư gian dâm với công
chúa Thiên Thụy - vợ Trần Quốc Nghiễn và bị biếm trích. Tuy nhiên,
dưới sự sáng tạo của các nhà văn thì nhân vật Trần Khánh Dư được
khám phá những góc khuất trong tâm hồn, những khát khao thầm
kín, thành thực, rất đời, rất người của một trong những nhân vật phức
tạp, truân chuyên nhất trong triều Trần.
Nhân vật Trần Khánh Dư trong Chim ưng và chàng đan sọt
hiện lên là một con người ngang tàng, ngỗ ngược đầy thói hư tật xấu
và những bi kịch cá nhân do thói trăng hoa; là một con người của
hành động. Ngược lại, Trần Khánh Dư trong Sương mù tháng giêng
được Uông Triều được khai thác ở chiều sâu tâm lý, tính cách với
những khao khát yêu thương, suy tư, dằn vặt, thương nhớ tự sâu
trong bản chất “người” nhất. Nhân vật này lại được Lưu Sơn Minh
đặt trong vô vàn mối quan hệ để nhà văn khai thác tấn bi kịch “sinh
lạc nhà, sống lạc thời, và yêu lạc người”. Nhân vật ôm nỗi cô đơn, cô
độc cả khi chết đi rồi.
Tóm lại, từ những “hằng số lịch sử” các nhà văn đã thể hiện
nhân vật Trần Khánh Dư theo những hướng khác nhau: Trần Khánh
Dư của Bùi Việt Sỹ là viên tướng có tài và có tật. Trần Khánh Dư
của ng Triều là người tình đắm say cịn Trần Khánh Dư của Lưu
Sơn Minh là anh hùng đời thường cô độc. Qua sự sáng tạo, hư cấu cả
ba tiểu thuyết gia đều cho thấy con người anh hùng dù sinh ra trong
bối cảnh nào thì vẫn là con người theo đúng nghĩa của nó. Họ khơng
thể mặc áo giáp cả đời mà cần cả thường phục để không bị biến
thành rô bốt, nhất là tâm hồn.
17
Chƣơng 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRẦN KHÁNH DƢ
Khắc hoạ nhân vật là cả một q trình tìm tịi mang đậm cá
tính sáng tạo của nhà văn. Để khắc hoạ thành công một nhân vật
chân thực, sống động, các nhà văn đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ
thuật khác nhau trên cơ sở vừa kế thừa những biện pháp nghệ thuật
truyền thống vừa cách tân, sáng tạo để tự làm mới ngịi bút của mình.
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tập trung vào một số biện
pháp nghệ thuật tiêu biểu, nổi bật nhất, thể hiện rõ nhất sự thành
công của nhà văn trong việc khắc hoạ nhân vật Trần Khánh Dư.
3.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật
Ngoại hình tuy khơng quyết định và khơng đồng nhất với tính
cách nhưng nó góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Trong khi miêu
tả ngoại hình nhân vật, các nhà văn không chú trọng miêu tả một
cách chi tiết, tỉ mỉ tổng thể ngoại hình chân dung nhân vật mà thường
nhà văn chỉ chọn một vài nét nào đó thật sắc để làm tốt lên nét riêng
của nhân vật. Vì vậy, Trần Khánh Dư trở thành một nhân vật đặc biệt
về ngoại hình khơng lẫn với bất kỳ ai.
Trong ba tiểu thuyết mà chúng tôi khảo sát, ở Trần Khánh Dư
và Sương mù tháng giêng, nhà văn Lưu Sơn Minh và Uông Triều rất
kiệm lời khi miêu tả ngoại hình nhân vật. Người đọc hình dung về
diện mạo Trần Khánh Dư chủ yếu qua hành động, tính cách, ngôn
ngữ…của ông. Điều đáng bàn tới là dù dung lượng chi tiết miêu tả
ngoại hình nhân vật của các nhà văn được tính bằng từ nhưng nó vẫn
tốt lên được vẻ nam tính, mạnh mẽ của một dũng tướng uy vũ.
Nếu như Lưu Sơn Minh rất kiệm lời khi miêu tả ngoại hình Trần
Khánh Dư thì Bùi Việt Sỹ lại dành rất nhiều tâm huyết cho việc thể hiện
diện mạo nhân vật này trong Chim ưng và chàng đan sọt. Đó là một
diện mạo vừa oai phong, dũng mãnh lại vừa rất hào hoa, lãng mạn. Vẻ
đẹp hình thể là niềm tự hào của Nhân Huệ vương. Người đọc hình dung
diện mạo ấy như là sự kết hợp của hai vẻ đẹp điển hình trong Truyện
Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du: Từ Hải và Thúc Sinh
Khác với Bùi Việt Sỹ và Lưu Sơn Minh, trong Sương mù
tháng giêng, Uông Triều chọn chi tiết miêu tả bề ngoài Khánh Dư
18
lúc ông là một người đàn ông đúng nghĩa nhất. Đó là giây phút được
thỏa mãn dục vọng bản năng nguyên thủy như là một sự khẳng định:
Người đàn ông sẽ trở nên đẹp nhất khi trở là “người” nhất.
Ngoại hình nhân vật Khánh Dư, Bùi Việt Sỹ chủ yếu miêu tả
vẻ đẹp oai hùng, hào hoa, lãng tử, phóng khống để góp phần làm
sáng tỏ tính cách đa tình, trăng hoa đến mức liều lĩnh - một góc con
người đời thường khác xa với con người chiến trận của nhân vật. Dù
là con người đời thường cũng “đời” nhất, cá tính nhất và hành động
quyết liệt nhất có thể.
Với thái độ ngưỡng mộ và sự đồng cảm thành thật, Lưu Sơn
Minh chọn miêu tả ngoại hình Khánh Dư ở những khoảnh khắc đẹp
nhất trong mắt vua quan và thuộc hạ. Dù là những hình ảnh đời
thường nhưng Nhân Huệ vương vẫn mang cái “tầm” lớn lao của một
vương gia quý tộc, một anh hùng giữa đời thường.
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ
Một trong những phương tiện nghệ thuật quan trọng giúp nhà
văn khắc hoạ nhân vật chính là ngơn ngữ nhân vật.
Ngơn ngữ của nhân vật Trần Khánh Dư trong tiểu thuyết Chim
ưng và chàng đan sọt là ngôn ngữ của cuộc sống đời thường, thường
bộc lộ qua dạng thức đối thoại. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Sương mù
tháng giêng và Trần Khánh Dư là ngôn ngữ trang nhã, trang trọng,
gọt giũa chủ yếu bộc lộ qua dạng thức độc thoại nội tâm. Qua “lời ăn
tiếng nói”, nhân vật tự bộc lộ cảm xúc, bộc lộ từng ý nghĩ sâu thẳm
trong tâm hồn. Các nhà văn đã khắc hoạ tính cách, nội tâm nhân vật
bằng chính ngơn ngữ của nhân vật với cả hai dạng thức đối thoại và
độc thoại nội tâm.
3.2.1. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
Trong tiểu thuyết lịch sử, việc nhà văn tái hiện lại ngôn ngữ
nhân vật lịch sử không hề đơn giản. Bởi trải qua hàng trăm năm,
ngơn ngữ đã có sự đổi khác. Và, mỗi thời đại lại có những cách nói
khác nhau. Đặt ngơn ngữ, xưng hô như thế nào vào nhân vật để vừa
thể hiện được tính cách nhân vật, vừa phù hợp với khơng khí lịch sử
là lựa chọn riêng của mỗi nhà văn. Đó là lý do trong ba cuốn tiểu
thuyết lịch sử về Trần Khánh Dư, mỗi nhân vật lại có một lối ăn nói,
ngơn ngữ khác nhau. Ngơn ngữ đối thoại của nhân vật Trần Khánh
Dư trong tiểu thuyết Chim ưng và chàng đan sọt, Sương mù tháng
19
giêng, Trần Khánh Dư có vai trị quan trọng trong khắc họa tâm lý,
tính cách của nhân vật. Qua ngơn ngữ đối thoại, nhân vật được các
nhà văn cá tính hố cao độ. Trong lời nói của nhân vật ln mang
dấu ấn của kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hố, tư tưởng, cá
tính và tâm lý của họ.
Ngơn ngữ đối thoại bình dân thậm chí là bỗ bã của Khánh Dư
trong Chim ưng và chàng đan sọt thể hiện rõ hơn bản chất ngang tàng,
trịch thượng của nhân vật này trong cuộc sống đời thường. Ơng ln
hiện lên là một con người khơng coi ai ra gì và chưa từng biết sợ ai.
Ngôn ngữ đối thoại của Trần Khánh Dư trong tiểu thuyết của
Lưu Sơn Minh lại cho thấy một con người vui vẻ, gần gũi, thấu hiểu.
Với quan niệm nhân vật lịch sử là con người đời thường, nhà văn
Lưu Sơn Minh tạo nên một Trần Khánh Dư với lời ăn tiếng nói giản
dị, gần gũi như ngơn ngữ của người dân bình thường. Điều này
khơng khó hiểu bởi cuộc đời của Trần Khánh Dư vốn được lớn lên ở
vùng núi Chí Linh và quãng đời sau này gắn với Vân Đồn. Lưu Sơn
Minh không cố xây dựng Trần Khánh Dư là một viên tướng võ biền
mà trái lại có vẻ điềm đạm, trầm tình của một con người từng trải,
hiểu đời, hiểu người nhưng không dễ gì hiểu được chiều sâu tâm hồn
của con người này.
Qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong Sương mù tháng
giêng, Uông Triều cho thấy một Trần Khánh Dư tự tin,bản lĩnh,
khẳng khái sống, đã làm là làm cho tốt và sẵn sàng chịu mọi trách
nhiệm. Như chuyện kinh doanh nón Ma Lơi chẳng hạn.
Xu hướng sử dụng thứ ngơn ngữ đời thường, mang tính khẩu
ngữ của nhân vật Trần Khánh Dư trong các tiểu thuyết đương đại như
mở ra trước mắt chúng ta một bức tranh đời sống của những con người
bình thường, giản dị. Nhân vật hiện lên chân thực, sống động đến mức
người đọc có cảm giác như đang được tham gia trò chuyện cùng các nhân
vật. Chính ngơn ngữ đời thường đã giúp xố bỏ đi khoảng cách sử thi giữa
nhân vật và người đọc, khiến cho nhân vật trở nên gần gũi, thân thuộc.
3.2.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại
Bên cạnh việc khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, các nhà
văn cịn tập trung khắc hoạ nhân vật qua ngơn ngữ độc thoại, nhằm
khám phá chiều sâu tâm lý nhân vật. Tâm lý nhân vật là những trạng
thái, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác của bản thân nhân vật. Tâm lý nhân
20
vật là yếu tố tạo nên sức sống nhân vật trong tác phẩm, nó tạo nên
những phẩm chất về tâm hồn, là yếu tố gắn liền với tính cách của nhân
vật.
Chiều sâu tâm lý của nhân vật được thể hiện chủ yếu thông
qua độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là phát ngơn của nhân vật
nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong;
kiểu độc thoại thầm mô phỏng hoạt động suy nghĩ - xúc cảm của con
người trong dòng chảy trực tiếp của nó.
Trong tiểu thuyết lịch sử truyền thống, nhà văn không chú
trọng đi vào miêu tả chiều sâu tâm lý nhân vật mà chủ yếu khắc hoạ
nhân vật qua hành động, khi nhân vật khơng cịn hành động nữa thì
đồng thời nhân vật cũng khơng có mặt trong tác phẩm nữa. Vì vậy,
khắc hoạ nhân vật thơng qua độc thoại nội tâm là một sự cách tân
mới mẻ của các nhà văn đặc biệt là Uông Triều và Lưu Sơn Minh so
với tiểu thuyết lịch sử truyền thống. Khi các nhà văn đi sâu vào miêu
tả chiều sâu tâm lý nhân vật với những mâu thuẫn, suy tư, trăn trở,
dằn vặt, lo lắng trước những lựa chọn khó khăn, sống còn trong cuộc
sống và chiến đấu, là khi nhân vật hiện lên rõ ràng nhất, dễ hiểu nhất.
Lúc này, độc thoại nội tâm là lựa chọn tối ưu của các nhà văn nhằm
soi chiếu thế giới bên trong tâm hồn nhân vật, kể cả những ngóc
ngách sâu kín nhất, khiến nhân vật hiện lên một cách toàn vẹn, sống
động. Bản chất của độc thoại nội tâm là lời được nói ra từ thế giới
bên trong của nhân vật, là những lời mà nhân vật tự nói với chính
mình. Vì thế, độc thoại nội tâm là trạng thái tinh thần, là cảm xúc
chân thật nhất của nhân vật.
Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh gồm 25 chương, bốn khúc
vọng và hai khúc vô thanh. Trừ hai khúc vô thanh của Thiên Thụy và
Thị Thảo, nhiều đoạn trữ tình ngoại đề, nhiều đoạn độc thoại trong
các chương thì đặc biệt là bốn khúc vọng, hoàn toàn là các phần độc
thoại nội tâm của nhân vật Khánh Dư. Ngôn ngữ trong các khúc
vọng độc thoại của Khánh Dư, đoạn thì ngổn ngang hiềm khích, có
đoạn tiết chế đến ngột ngạt, đoạn lại réo rắt, êm ru...tùy vào diễn tiến
tâm lý của nhân vật chính. Đặc biệt, việc miêu tả phong cảnh thiên
nhiên bao giờ cũng hàm nghĩa minh họa, nối ý cho nội tâm, khiến
cho độc giả như được nhìn bằng con mắt của nhân vật, nhận thức sự
việc qua cách nghĩ của nhân vật. Độc thoại nội tâm là sở trường của
21
Lưu Sơn Minh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Trần Khánh Dư
nhất là ở khía cạnh con người cơ đơn, cô độc.
Nhà văn Uông Triều lại cho nhân vật Trần Khánh Dư tự nói
với chính mình để thể hiện những ám ảnh nhức nhối về nhân sinh, về
sự hữu hạn của kiếp người. Cái chết là điều trăn trở nhất với ơng.
Cùng có cái nhìn tương đồng với Lưu Sơn Minh về mối tình ngang
trái của Khánh Dư và Thiên Thụy, tác giả Uông Triều tập trung khai
thác một góc khuất trong tâm hồn Khánh Dư, ấy là cơng chúa Thiên
Thụy. Những ngày cuối đời khi sức cùng lực tận, nhìn thấy cái chết
chầm chầm đến gần, ơng lại càng cảm thấy nỗi cơ đơn bủa vây.
Có thể thấy rằng, độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết Uông
Triều và Lưu Sơn Minh chính là cách để các nhà văn xây dựng một
nhân vật Trần Khánh Dư “hướng nội”. Với thủ pháp nghệ thuật này,
nhà văn đã rất thành công trong việc khắc hoạ nhân vật với tất cả mọi
chiều “chìm, nổi, nơng, sâu” trong tâm lý nhân vật. Nếu ngôn ngữ
đối thoại trong Chim ưng và chàng đan sọt cho chúng ta biết về phần
“nổi” của nhân vật thì ngôn ngữ độc thoại trong Sương mù tháng
giêng, Trần Khánh Dư cho chúng ta biết về phần “chìm” của nhân
vật. Có khi ngơn ngữ độc thoại và đối thoại đan xen nhau trong cùng
một nhân vật, nhờ vậy nhân vật được rọi chiếu nhiều mặt hơn, cách
nhìn nhận và đánh giá đa diện, đa chiều, phức tạp hơn.
3.3. Xây dựng nhân vật qua tình huống truyện
Tình huống truyện được hiểu là cái hoàn cảnh riêng được tạo
nên bởi một sự kiện đặc biệt trong truyện khiến tại đó, cuộc sống
hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ
sắc nét nhất.
Tình huống truyện thường có vai trị gây đột biến, tạo ra bước
ngoặt, sự biến đổi bất ngờ trong cuộc đời, trong tâm trạng hoặc nhận
thức của nhân vật. Trong Chim ưng và chàng đan sọt chủ yếu là tình
huống hành động. Cịn Sương mù tháng giêng và Trần Khánh Dư
chủ yếu là tình huống tâm trạng.
Ở một tình huống chung của cả ba tác phẩm là khi bị phát hiện
chuyện gian díu với Thiên Thụy, mỗi nhân vật Trần Khánh Dư lại có
cách ứng xử, hành động hồn tồn khác nhau.
Viết về Trần Khánh Dư trong Chim ưng và chàng đan sọt, nhà
văn Bùi Việt Sỹ đã lựa chọn tình huống cuộc diện kiến trên bến Bình
22
Than lịch sử để thể hiện rõ hơn quan điểm nghệ thuật của mình. Tình
huống truyện thứ hai mà nhà văn chọn để xây dựng cá tính nhân vật
đó là cuộc ẩu đả của Khánh Dư với người con trai của mình, dẫn đến
cái chết tức tưởi cho cậu thanh niên tuấn tú ấy.
Tình huống truyện trong Trần Khánh Dư được Lưu Sơn Minh
xây dựng là cuộc gặp gỡ giữa Trần Khánh Dư và Tá Thiên vương
Trần Đức Việp. Thêm một tình huống nữa mà Lưu Sơn Minh viết về
Trần Khánh Dư là cuộc gặp gỡ với tình yêu của ông - phu nhân Trần
Quốc Nghiễn ở phủ Hưng Đạo.
Trong Sương mù tháng giêng, Uông Triều đã xây dựng nên
một tình huống truyện hết sức độc đáo đó là cuộc hành hình của
Khánh Dư ở hồ Dâm Đàm vì tội hiếu sắc. Để thể hiện những ám ảnh,
giằng xé của Khánh Dư về chuyện sống - chết, được - mất, thắng thua, chính nghĩa - phi nghĩa ở cõi đời, nhà văn ng Triều đã tạo
nên tình huống gặp gỡ giữa Nhân Huệ và những hồn ma.
Trong một tác phẩm văn học ln chứa rất nhiều tình huống
nhưng khơng phải bất kỳ tình huống nào cũng giúp cho nhân vật bộc
lộ được tính cách của mình. Một trong những thành công trong nghệ
thuật xây dựng nhân vật của các tác giả là biết tạo ra những tình
huống tiêu biểu, nhân vật trong mơi trường, hồn cảnh ấy bộc lộ
được tính cách của mình một cách nhuần nhuyễn. Người đọc khi tiếp
xúc với những tình huống trong các tiểu thuyết của nhà văn ln
nghiệm ra được cho mình những bài học về con người, về kiếp nhân
sinh, nhân tình thế thái và tình đời.
KẾT LUẬN
1. Tiểu thuyết lịch sử hiện đại mang đậm những đặc trưng của
thể loại tiểu thuyết, hướng đến đề tài nhân vật lịch sử nhằm “giải
mã” lịch sử, đem lại cho người đọc cái nhìn mới, những cảm xúc
thẩm mỹ mới về lịch sử. Đặc điểm này của thể loại tiểu thuyết lịch sử
đòi hỏi nhà văn phải vừa là nghệ sĩ, vừa là nghiên cứu, có vốn sống
và hiểu biết phong phú, có cái nhìn và quan điểm riêng về tiểu thuyết
lịch sử. Văn học Việt Nam sau 1986, đặc biệt từ khoảng đầu những
năm 90 thế kỷ XX tới hơn mười năm đầu thế kỷ XXI đã chứng kiến
một mùa gặt mới của thể loại tiểu thuyết lịch sử với nhiều đề tài lịch
sử được viết bởi nhiều phong cách phong phú và đa dạng. Trong đó
23