ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐOÀN THỊ HUỆ
VẤN ĐỀ HƯ CẤU NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(Khảo sát tác phẩm của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Mộng Giác)
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐOÀN THỊ HUỆ
VẤN ĐỀ HƯ CẤU NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(Khảo sát tác phẩm của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Mộng Giác)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 62.22.01.20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
GVHD: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017
MỤC LỤC
DẪN NHẬP ............................................................................................................ ...... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... .... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... .... 3
5. Đóng góp của luận án .................................................................................... ……….4
6. Cấu trúc luận án ..................................................................................................... .... 4
Chương 1: Khái luận về tiểu thuyết lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam đương đại .................................................................................. ...... 5
1.1. Khái luận về tiểu thuyết lịch sử ......................................................................... .... 5
1.1.1. Nội hàm và ngoại diên khái niệm tiểu thuyết lịch sử ....................................... .... 5
1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử từ góc nhìn phương pháp sáng tác ..................................... .... 6
1.2. Hư cấu và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử ....................................... .... 9
1.2.1. Hư cấu – thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong hoạt động sáng tác văn
chương ....................................................................................................................... 9
1.2.2. Hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử - Kiểu hư cấu nghệ thuật có nhiều tính đặc thù 9
1.3. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với xu hướng tiếp cận hiện thực lịch sử và
quan niệm về hư cấu nghệ thuật ................................................................................. .. 10
1.3.1. Xu hướng tiếp cận hiện thực lịch sử trên tinh thần lý thuyết hậu hiện đại ...... .. 10
1.3.2. Hư cấu là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt trong tác phẩm ………..10
* Tiểu kết ................................................................................................................... .. 10
Chương 2: Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng người kể chuyện và nhân vật của
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại ................................................................ .. 11
2.1. Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng người kể chuyện của tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam đương đại .......................................................................................................... .. 11
2.1.1.Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu người kể chuyện
toàn tri ............................. ……………………………………………………………..11
2.1.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu người kể chuyện
đa thức .......................................................................................................................... 11
2.2. Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại ................................................................................................................... .. 12
2.2.1. Hư cấu trong nghệ thuật biểu hiện phương diện đời tư thế sự của nhân vật
lịch sử ………………………………………………………………………………... 12
2.2.2. Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và sự kiện lịch sử bằng các mô típ
kỳ ảo ...................................................................................................................... ……13
* Tiểu kết ................................................................................................................... .. 14
Chương 3: Hư cấu trong nghệ thuật tổ chức kết cấu, lời văn trần thuật của tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đương đại ...................................................................... .... 14
3.1. Hư cấu trong nghệ thuật tổ chức kết cấu trần thuật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại ................................................................................................................... .. 14
3.1.1. Kết cấu trần thuật trong tác phẩm tự sự ........................................................... .. 14
3.1.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu trần thuật như một hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại ................................................................................................. .. 15
3.2. Hư cấu trong nghệ thuật tổ chức lời văn trần thuật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại .................................................................................................................... .. 16
3.2.1. Lời văn trần thuật trong tác phẩm tự sự .......................................................... .. 16
3.2.2. Nghệ thuật tổ chức lời văn trần thuật như một hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại ................................................................................................. …17
* Tiểu kết ................................................................................................................... .. 18
KẾT LUẬN ............................................................................................................. .. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
DẪN NHẬP
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.1. Kể từ sau năm 1986 đến nay, đặc biệt từ những năm đầu thế kỷ XXI, văn học Việt
Nam thật sự khởi sắc trên các phương diện: tác giả, tác phẩm, hoạt động sáng tác, lý
luận phê bình văn học. Trong bức tranh chung ấy, chúng ta dễ nhận ra sự khởi sắc trở
lại của tiểu thuyết lịch sử. Khởi nguồn từ nhu cầu nhận thức lại một số giá trị, kiếm tìm
lớp ý nghĩa có tính mở của các sự kiện, nhân vật lịch sử - văn hóa, không ít nhà văn nỗ
lực kiếm tìm nguồn tư liệu từ lịch sử, qua đó bộc lộ suy nghiệm, cảm nhận, phán đoán
về đời sống hiện tại. Sự xuất hiện của các tác phẩm có tiếng vang như Sông Côn mùa
lũ (Nguyễn Mộng Giác), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Bão táp triều Trần
(Hoàng Quốc Hải), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Hội thề (Nguyễn Quang Thân)… thêm
lần nữa chứng minh cho sự trỗi dậy của một tiềm năng từng bị bỏ quên trong quá khứ,
nhanh chóng đưa các sáng tác văn học thuộc tiểu thuyết lịch sử lên vị trí cao trên văn
đàn Việt Nam đương đại.
1.2. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của những sáng tác văn học thuộc tiểu thuyết
lịch sử đặt ra nhiều vấn đề về lý luận cho giới nghiên cứu, phê bình văn học. Nổi bật là
vấn đề về phương pháp, mục đích sáng tác, quyền năng sáng tạo, giới hạn hư cấu của
nhà văn khi tham gia xử lý các sự kiện lịch sử. Trong đó, vấn đề hư cấu nghệ thuật,
mối quan hệ giữa sự thật lịch sử với hư cấu nghệ thuật trong sáng tác tiểu thuyết lịch
sử luôn là vấn đề quan yếu, thu hút sự quan tâm của nhiều người và tạo nên không ít
tranh luận trong các cuộc hội thảo có sự góp mặt của nhiều chuyên gia đầu ngành.
1.3. Đã có nhiều bài viết về tiểu thuyết lịch sử. Do khác nhau về đối tượng, mục đích,
phạm vi nghiên cứu nên phần lớn các bài viết, công trình mới dừng lại ở những nhận
định hoặc quá hẹp khi tiến hành khảo sát một tác phẩm cụ thể hoặc quá rộng khi tiến
hành khảo sát hàng loạt tác phẩm xuất bản trong khoảng thời gian dài. Trong bối cảnh
đó, chúng ta chưa có công trình nghiên cứu chuyên khảo tập trung tìm hiểu “Vấn đề hư
cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại”. Đây là vấn đề có ý
nghĩa quan trọng, gợi mở nhiều bài học lý luận cơ bản cho hoạt động sáng tác và
nghiên cứu tác phẩm văn học thuộc tiểu thuyết lịch sử trong bối cảnh hội nhập.
1.4. Gắn liền bối cảnh hội nhập và phát triển đất nước, nhu cầu viết tiểu thuyết để giáo
dục lịch sử cho thế hệ trẻ có nguyên nhân thúc bách từ thực tế đời sống. Chỉ có qua
tiểu thuyết và dưới hình thức tiểu thuyết, chính sử, dã sử và cả những dòng tâm cảm
2
của nhân dân mới đan kết thành chuỗi giá trị tinh thần – văn hóa - kho tàng của những
câu chuyện lớn – những bi kịch lớn của thời đại. Học lịch sử qua tiểu thuyết là cách
giúp người học có dịp hóa thân và trải nghiệm những cung bậc cảm xúc của cha ông,
biết sống nhân văn hơn để không lặp lại bi kịch của quá khứ. Hùng khí cha ông thấm
nhuần trong các câu chuyện kể cũng góp phần bồi dưỡng người công dân Việt Nam
sáng tạo và đầy nhiệt huyết, sống có trách nhiệm hơn trước dân tộc và lịch sử.
Với hiệu quả thẩm mỹ và tác động xã hội tích cực như thế, việc sáng tác, nghiên
cứu về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề cần thiết.
Từ nhu cầu tìm hiểu những tìm tòi nghệ thuật trên phương diện xử lý mối quan
hệ giữa tính chân thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam đương đại; trước yêu cầu thực tiễn cần có những bài học lý luận cơ bản giúp ích
cho người nghiên cứu trong quá trình đọc, hiểu, cảm thụ tác phẩm văn chương thuộc
tiểu thuyết lịch sử; từ tấm lòng tri ân và sự xúc động chân thành trước hồn thiêng sông
núi lắng kết trong từng trang lịch sử hào hùng của dân tộc; chúng tôi chọn “Vấn đề hư
cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Khảo sát tác phẩm của
Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Mộng Giác)”
làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khảo cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài luận án, bước đầu chúng tôi đi đến
kết luận:
Trên thực tế, phần lớn các công trình nghiên cứu, các bài viết, bài phê bình có
chất lượng hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu vấn đề hư cấu nghệ thuật trong
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại như một tham chiếu, một đề dẫn, một yếu tố làm
sáng rõ đặc trưng thể loại tiểu thuyết lịch sử ở một hoặc một vài tác phẩm của một tác
giả cụ thể. Họ chưa tập trung nghiên cứu về vấn đề này một cách cụ thể, đầy đủ và có hệ
thống như nghiên cứu một phạm trù khoa học, tiền đề cho những thủ pháp nghệ thuật cơ
bản góp phần làm nên diện mạo và sự thành công của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại.
Đến nay, chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận án luận văn,
nhiều khóa luận tốt nghiệp Đại học tìm hiểu về tiểu thuyết lịch sử nói chung và tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nói riêng nhưng chưa có công trình khoa học nào lấy
3
việc tìm hiểu Vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại
làm đối tượng nghiên cứu.
Trên tinh thần kế thừa và đối thoại, chúng tôi hy vọng với đề tài đã chọn, luận án
sẽ góp phần mang đến một cái nhìn thêm/ cách nhìn thêm, bổ sung cho kết quả nghiên
cứu của người đi trước trong việc tìm hiểu về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, đặc biệt là
về vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại gắn liền với
các tác giả: Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn
Mộng Giác,
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam đương đại. Đối tượng đó được cụ thể hóa ở các phương diện: hư cấu
trong nghệ thuật xây dựng người kể chuyện và nhân vật; hư cấu trong nghệ thuật tổ
chức kết cấu, lời văn trần thuật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu tập trung ở các
sáng tác văn học thuộc tiểu thuyết lịch sử được xuất bản giai đoạn từ sau 1986 đến nay
của bốn tác giả Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn
Mộng Giác. Để vấn đề nghiên cứu được tập trung, trong quá trình khảo sát chúng tôi
đã tìm hiểu những tác phẩm có chất lượng, những tác phẩm đạt giải trong các cuộc thi,
những tác phẩm tạo nên dư luận hoặc chứa đựng một quan niệm thể loại độc đáo.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những tác phẩm có ảnh hưởng rõ rệt đến kinh nghiệm
tiếp nhận của độc giả.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp loại hình: được sử dụng nhằm mục đích nhận diện và phân loại các
tác phẩm thuộc tiểu thuyết lịch sử được xuất bản từ đầu thế kỷ XXI đến nay, từ đó đưa
ra cái nhìn tổng quan về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
4.2. Phương pháp so sánh: được vận dụng để tìm hiểu sự tiếp nhận và tiếp biến, nét
tương đồng và dị biệt trong tư duy tự sự lịch sử và những tìm tòi nghệ thuật thể hiện
vấn đề hư cấu nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại ở các tác giả
cùng hoặc khác nhau về quan niệm sáng tác.
4.3. Phương pháp lịch sử: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chú ý vận dụng
phương pháp lịch sử để khảo sát tác phẩm theo hướng chiều sâu. Trong quá trình phân
tích các phương diện cơ bản của nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại,
4
chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử vào việc cắt nghĩa, lý giải vấn đề hư cấu nghệ
thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, đảm bảo tính thuyết phục cho kết
quả nghiên cứu.
4.4. Phương pháp liên ngành: Chúng tôi vận dụng những kiến thức về lịch sử, văn hóa,
xã hội để tìm hiểu và cắt nghĩa cách thức triển khai các thủ pháp nghệ thuật hư cấu của
các tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng vận dụng những hiểu
biết về thi pháp học hiện đại tiến hành khảo sát, phân tích những thành công, đặc biệt
là những tìm tòi trên phương diện hư cấu nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại một cách khách quan và toàn diện nhất có thể.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Luận án là công trình khoa học chuyên biệt tập trung tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện
vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại trên các
phương diện: hư cấu trong nghệ thuật xây dựng người kể chuyện và nhân vật, hư cấu
trong nghệ thuật tổ chức kết cấu, lời văn trần thuật trong tác phẩm.
5.2. Kết quả gặt hái được của luận án là bài học lý luận bổ ích góp phần làm sáng tỏ
thêm vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nói riêng
và trong tự sự tiểu thuyết nói chung. Từ đó góp phần xử lý linh hoạt, hiệu quả mối
quan hệ giữa sự thật lịch sử với hư cấu nghệ thuật trong bút pháp sáng tạo nghệ thuật
của nhà văn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiên cứu, phê bình văn học, nhận
định đúng thành tựu và xu hướng vận động của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
Luận án cung cấp cho người học những kiến thức chung nhất về mặt lý luận, hỗ trợ
tích cực việc đọc, hiểu, định giá giá trị tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử, đặc
biệt là các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Việt Nam được xuất bản những năm gần đây.
5.3. Trong chừng mực nhất định, luận án là tài liệu tham khảo thú vị đối với những
người giảng dạy và nghiên cứu bộ môn Văn học Sử, bộ môn Lý luận văn học ở các
trường Cao đẳng, Đại học và những ai quan tâm đến tình hình lý luận văn xuôi Việt
Nam nói chung, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nói riêng.
6. Cấu trúc luận án
Luận án gồm 192 trang. Ngoài phần Dẫn nhập (31 trang), Kết luận (8 trang), Tài
liệu tham khảo, Luận án có cấu trúc gồm 3 chương.
5
Chương 1: Khái luận về tiểu thuyết lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam đương đại (47 trang). Trong chương 1, chúng tôi trình bày ba vấn đề.
Một là: Khái luận về tiểu thuyết lịch sử. Hai là: Hư cấu và hư cấu nghệ thuật trong tiểu
thuyết lịch sử. Ba là: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với xu hướng tiếp cận
hiện thực lịch sử và quan niệm về hư cấu nghệ thuật.
Chương 2: Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng người kể chuyện và nhân vật của
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (56 trang). Trong chương 2, chúng tôi trình bày
hai vấn đề. Một là: Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng người kể chuyện của tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam đương đại. Hai là: Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
Chương 3: Hư cấu trong nghệ thuật tổ chức kết cấu, lời văn trần thuật của tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (50 trang). Trong chương 3, chúng tôi trình bày hai
vấn đề. Một là: Hư cấu trong nghệ thuật tổ chức kết cấu trần thuật của tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam đương đại. Hai là: Hư cấu trong nghệ thuật tổ chức lời văn trần thuật của
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
Tổng thể cấu trúc luận án hướng đến việc trình bày, phân tích vấn đề hư cấu
nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại trên các phương diện: hư cấu
trong nghệ thuật xây dựng người kể chuyện và nhân vật, hư cấu trong nghệ thuật tổ
chức kết cấu và lời văn trần thuật. Từ đó, luận án hướng đến lý giải các yếu tố làm nên
thành công của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, tiếp tục khẳng định sự đóng
góp của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại vào tiến trình phát triển văn học Việt
Nam đầu thế kỷ XXI.
Chương 1
KHÁI LUẬN VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ HƯ CẤU NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Khái luận về tiểu thuyết lịch sử
Không có tham vọng đưa thêm một định nghĩa mới về tiểu thuyết lịch sử, trên tinh
thần học hỏi và kế thừa thành tựu của người đi trước, chúng tôi bước đầu tìm hiểu, hệ
thống lại các quan niệm có liên quan đến hai vấn đề chính: 1) Nội hàm và ngoại diên
khái niệm tiểu thuyết lịch sử. 2) Phương pháp sáng tác tiểu thuyết lịch sử.
1.1.1. Nội hàm và ngoại diên khái niệm tiểu thuyết lịch sử
1.1.1.1. Nội hàm khái niệm tiểu thuyết lịch sử
6
Thứ nhất: Tiểu thuyết lịch sử là loại tiểu thuyết mô phỏng hiện thực, lấy việc tái
hiện hiện thực lịch sử của một cộng đồng người làm nhiệm vụ chính cho câu chuyện
được kể.
Thứ hai: Tiểu thuyết lịch sử là loại tiểu thuyết mà ở đó nhân vật và sự kiện có
thật trong lịch sử luôn giữ vai trò chủ đạo, đảm nhận vai trò nhân vật trung tâm hoặc
nhân vật chính trong câu chuyện kể.
Thứ ba: Tiểu thuyết lịch sử được sử dụng yếu tố hư cấu nhưng sự hư cấu đó phải
có giới hạn, chịu nhiều chế định bởi tư duy lịch sử của cộng đồng.
Xét đến cùng thì sự chân thực cần có ở tiểu thuyết lịch sử là sự chân thành và
trung thực của nhà văn trong việc giải mã lịch sử. Sự chân thực đó phải gắn với thước
đo giá trị về sự chân thực trong cuộc sống. Đảm bảo được điều này, tiểu thuyết lịch sử
sẽ hấp dẫn được bạn đọc. Như thế, người đọc mới có thể qua tiểu thuyết lịch sử minh
định được nhiều giá trị cuộc sống còn náu mình trong kho tàng lịch sử văn hóa dân tộc.
1.1.1.2. Ngoại diên khái niệm tiểu thuyết lịch sử
Ba thuộc tính cấu thành nội hàm khái niệm tiểu thuyết lịch sử hoàn toàn tương
thích và phù hợp với ngoại diên của khái niệm. Những tác phẩm văn xuôi viết về đề tài
lịch sử, đảm bảo được ba thuộc tính của nội hàm khái niệm tiểu thuyết lịch sử sẽ được
xem là tiểu thuyết lịch sử. Tuy nhiên, văn học luôn đi cùng cuộc sống. Cuộc sống vốn
muôn màu muôn vẻ nên văn học cũng hàm chứa nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Bên cạnh
những điều hiển nhiên đúng, trong văn học tồn tại khá nhiều hiện tượng gần đúng, có
thể chấp nhận được. Xét đến cùng, những tác phẩm như trên vẫn được gọi là tiểu
thuyết lịch sử. Tất nhiên nó cũng phải vượt qua một số giới hạn nhất định để có thể
được xét đến như một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử thông thường. Gặp những tác phẩm
như thế (hoặc tương tự như thế), chúng ta cần xem xét chúng một cách thấu đáo và
khách quan để việc định danh thể loại tiểu thuyết lịch sử cho tác phẩm có tính hợp lý,
đạt được sự chuẩn xác nhất định.
1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử từ góc nhìn phương pháp sáng tác
1.1.2.1. Về nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết lịch sử
Xem xét thành tựu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ lúc mới bắt đầu với Hoan
Châu ký của Nguyễn Cảnh Thi (1696) đến các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử vừa được
xuất bản trong những năm gần đây như Bão táp triều Trần và Tám triều vua Lý của
Hoàng Quốc Hải, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Hồ Quý Ly của Nguyễn
7
Xuân Khánh và một số tác phẩm khác như Nữ hoàng và Hoàng đế và giai nhân của Sơn
Táp, Nữ hoàng cuối cùng, Nữ hoàng Phong Lan của Mẫn An Kỳ… ta có thể thấy nhân
vật trung tâm trong tiểu thuyết lịch sử bao giờ cũng là nhân vật lịch sử có thật gắn liền
các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc / cộng đồng. Hơn nữa, các nhân vật lịch sử này
đều là các công thần khanh tướng, vua chúa, quan lại… là những cá nhân kiệt xuất,
những phần tử ưu tú của cộng đồng / dân tộc xét trong mối tương quan với các thành
phần / giai cấp khác trong xã hội.
Tuy nhiên, không phải tất cả các tác giả tiểu thuyết lịch sử đều trực tiếp xây dựng
loại hình nhân vật trung tâm kể trên. Nhiều nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết lịch sử
hôm nay không còn mang dáng vóc con người lý tưởng, tính cách một chiều với vua
sáng, tôi hiền, quân trung, tướng giỏi. Họ là những cá nhân bị ít nhiều điều tiếng trong
chính sử, thậm chí có người từng bị sử quan/ sử gia chính thống phê là “loạn thần tặc
tử”, “dâm loạn”, “hay ghen”... Đó là trường hợp của Hồ Quý Ly trong Hồ Quý Ly
(Nguyễn Xuân Khánh), Nguyên phi Ỷ Lan, nhà sư Từ Đạo Hạnh trong Giàn thiêu (Võ
Thị Hảo), Võ Tắc Thiên trong Nữ hoàng (Sơn Táp), Từ Hy Thái hậu trong Nữ hoàng
Phong Lan (Mẫn An Kỳ)… Chọn các cá nhân lịch sử còn nhiều nghi vấn làm nhân vật
trung tâm, tác giả tiểu thuyết lịch sử đương đại thật sự đã thổi luồng sinh khí vào đời
sống tiểu thuyết lịch sử bằng việc lật giở nhiều điều còn khuất lấp trong chính sử, đề cập
đến nhiều vấn đề nóng hổi tính thời sự của thời hiện đại, góp phần đưa ra nhiều tham
góp thiết thực cho cách nghĩ và cách sống của con người thời đại mới.
1.1.2.2. Về nguyên tắc miêu tả tính cách nhân vật lịch sử trong mối quan hệ với hoàn
cảnh trong tiểu thuyết lịch sử
Thông qua việc lựa chọn hoàn cảnh lịch sử có vấn đề (đất nước có nạn ngoại xâm,
nội loạn, dân tình đói khổ, khởi nghĩa khắp nơi), nhà văn tạo nên môi trường đầy thử
thách, đặt nhân vật vào tình thế buộc phải thi triển tài năng, bộc lộ bản lĩnh cá nhân và
phẩm hạnh đạo đức. Kế đến, thông qua việc miêu tả hành động, ngôn ngữ, đời sống nội
tâm nhân vật, tác giả tiểu thuyết lịch sử không chỉ làm sống lại, tái hiện mối quan hệ
giữa động cơ xã hội với con người lịch sử ở một thời điểm lịch sử nhất định mà còn
khiến cho nhân vật lịch sử có tư duy, có cảm xúc và hành động như chính con người
trong thực tế cuộc sống. Hoặc cũng có thể nói, thông qua công cụ nghệ thuật và bằng
công cụ nghệ thuật là tiểu thuyết, tác giả tiểu thuyết lịch sử đã chứng minh được tính
hợp lý về sự tồn tại mối quan hệ biện chứng giữa nhân vật lịch sử điển hình và hoàn
8
cảnh lịch sử điển hình theo kiểu thời thế tạo anh hùng và đến lượt mình anh hùng lại tạo
nên thời thế.
1.1.2.3. Về thi pháp trong tiểu thuyết lịch sử
a. Thi pháp nhân vật của tiểu thuyết lịch sử
Trong tiểu thuyết lịch sử, vai trò và số lượng nhân vật trong hệ thống nhân vật lịch
sử phải chiếm tỉ trọng tương đối lớn (nhiều hơn hoặc bằng) so với hệ thống nhân vật hư
cấu. Vị trí nhân vật trung tâm, nhân vật chính của tác phẩm phải thuộc về một trong số
các nhân vật có thật trong hệ thống nhân vật lịch sử gắn liền với các biến cố lịch sử
trọng đại ở vào thời khắc lịch sử quan trọng. Không đảm bảo được điều này, tác phẩm
sẽ thuộc về một thể loại văn học khác chứ không phải tiểu thuyết lịch sử.
b. Thi pháp không – thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử
Ở tiểu thuyết lịch sử, loại không gian sự kiện gắn liền với thời gian lịch sử lại
được đẩy lên ở vị trí quan trọng hàng đầu. Khi miêu tả loại không gian sự kiện, bản thân
tác giả tiểu thuyết lịch sử phải có sự am hiểu sâu sắc về dân tộc, thời đại, về văn hóa,
lịch sử, phong tục, tập quán xoay quanh các sự kiện lịch sử ở thời điểm mà tác giả muốn
phản ánh. Không gian sự kiện trong tiểu thuyết lịch sử ngoài việc phải đảm bảo được
tính chân thật ở mức độ phản ánh so với hiện thực cuộc sống, nó còn phải đảm bảo được
độ chân thật trong sự tương thích giữa chuỗi các sự kiện lịch sử với bối cảnh xã hội mà
sự kiện lịch sử ấy đã diễn ra trên thực tế và được sử quan ghi chép lại trong chính sử.
c. Thi pháp chi tiết nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử
Với tiểu thuyết lịch sử, sự chân thực, chính xác của từng chi tiết nghệ thuật được
xác định bởi sự so sánh với từng mảng hiện thực được lưu trữ trong kho tư liệu / tài liệu
lịch sử của dân tộc. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên môi
trường lịch sử tương thích với chuỗi hành động, phát ngôn và cả những biến chuyển trên
phương diện đời sống nội tâm của nhân vật lịch sử. Trong tiểu thuyết lịch sử, các chi tiết
nghệ thuật gắn liền với các sự kiện lịch sử, thời đại lịch sử cần chiếm tỉ trọng tương đối
lớn so với các chi tiết hư cấu nghệ thuật.
d. Thi pháp cốt truyện của tiểu thuyết lịch sử
Cốt truyện trong tiểu thuyết lịch sử cơ hồ đã có sẵn, đã được viết sẵn từ trong
chính sử. Điểm mở đầu và điểm kết thúc của câu chuyện tương thích với một khúc đoạn
trong câu chuyện lịch sử chung của cả dân tộc/ cộng đồng. Việc còn lại của nhà văn là
căn cứ vào khung sườn ấy, chọn cho mình cách kể chuyện thích hợp để nói thêm những
9
gì chính sử chưa nói hết; để truy tìm và chất vấn thêm những gì chính sử đã có viết
nhưng còn mơ hồ, khó hiểu; để bộc bạch thêm những gì mình đã biết, đã nghĩ về việc
xưa trong mối liên hệ mật thiết với những gì thuộc về tâm điểm của cuộc sống hôm nay.
1.2. Hư cấu và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử
1.2.1. Hư cấu – thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong hoạt động sáng tác văn
chương
Hư cấu nghệ thuật là thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong hoạt động sáng tác
văn chương. Nhưng nếu một tác phẩm văn học chỉ hoàn toàn hư cấu thì chưa chắc đã
thuyết phục được bạn đọc. Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, sự hư cấu nghệ thuật
của nhà văn và phần hiện thực bắt nguồn từ thực tế cuộc sống được ánh xạ vào trong tác
phẩm đều quan trọng.
1.2.2. Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử - kiểu hư cấu nghệ thuật có nhiều tính
đặc thù
Thứ nhất, hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử được hình thành trên chính
nhu cầu và cách thức giải quyết mối quan hệ phức tạp giữa đặc trưng thể loại tiểu
thuyết và đề tài lịch sử mà tác phẩm phản ánh.
Thứ hai, hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử là kết quả tất yếu của việc xem
xét hiện thực lịch sử được phản ánh trong tiểu thuyết lịch sử và độc giả tiếp nhận nội
dung tác phẩm là những đối tượng đặc thù.
Hiện thực lịch sử hay hiện thực được phản ánh trong tiểu thuyết lịch sử là hiện
thực đặc thù. Nó là thứ hiện thực mang trong mình hai lần lịch sử: lịch sử của thời đã
qua và lịch sử của thời người viết đang sống. Trước thực tế đó, tiểu thuyết lịch sử cần có
một kiểu lịch sử khác. Đó là kiểu lịch sử năng động, không ngừng được bù đắp và diễn
giải theo cách hiểu của người hôm nay. Tác giả tiểu thuyết lịch sử cần phải miêu tả
trong tác phẩm một hiện thực mang gương mặt thứ hai của lịch sử. Làm được điều này,
nhà văn đã có thể mang lại sức sống bền lâu cho tác phẩm, khẳng định được ưu thế của
tiểu thuyết lịch sử so với lịch sử và tiểu thuyết bởi cách diễn giải mới vừa đậm phong vị
tiểu thuyết vừa giàu tố chất lịch sử. Tính đặc thù ở cả hai đối tượng bao gồm hiện thực
phản ánh và độc giả thưởng thức tác phẩm đã đặt ra nhiều yêu cầu cần thiết cho công
việc sáng tác tiểu thuyết lịch sử. Nó khiến cho công việc của nhà văn vừa có tính đặc thù,
vừa tự do lại vừa mất tự do trong nhu cầu, phạm vi, quyền năng và giới hạn của hoạt
động sáng tạo, hư cấu nghệ thuật.
10
1.3. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với xu hướng tiếp cận hiện thực lịch sử
và quan niệm về hư cấu nghệ thuật
1.3.1. Xu hướng tiếp cận hiện thực lịch sử trên tinh thần lý thuyết hậu hiện đại
Các tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đa phần có xu hướng tiếp cận
hiện thực lịch sử trên tinh thần lý thuyết hậu hiện đại. Họ xem lịch sử là một quá trình
chưa hoàn tất và đang được cấu tạo lại bởi sự xuất hiện của các tiểu tự sự. Tại đây, lịch
sử được hình dung như những mảnh vỡ, những khúc đoạn chưa hoàn thành.
Khi tiếp cận hiện thực lịch sử từ góc nhìn của con người hiện đại và hậu hiện đại,
tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại có nhiều cơ hội sáng tác nên những tác
phẩm văn học như là sự phản kháng lại nhận thức lịch sử quá khứ vốn bị đóng khuôn
trong thiên kiến chung của cộng đồng. Trong trường hợp cần thiết, tác giả tiểu thuyết
lịch sử đương đại phải thông qua cả lý luận và thực tiễn sáng tác, cả yếu tố từ cảm xúc
đến trực giác, yếu tố siêu linh, thần bí thuộc về tâm thức, tiềm thức và ảo giác của con
người… để sáng tạo nên các câu chuyện lịch sử hấp dẫn và giàu tính thuyết phục.
1.3.2. Hư cấu là thủ pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng linh hoạt trong tác phẩm
Nhìn chung, các tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đều thống nhất
nhau ở chỗ xem hư cấu là thủ pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng linh hoạt nhằm tái
tạo lại trong tiểu thuyết lịch sử một hiện thực lịch sử tựa như lịch sử và vượt lên trên lịch
sử. Tiếp cận những gì đã thuộc về quá khứ và lấy đó làm chất liệu sáng tác, tác giả tiểu
thuyết lịch sử đích thực phải là người biết đặt câu hỏi phản biện lại lịch sử, tạo nên một
hiện thực vượt lên trên lịch sử bởi mối quan hệ từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Như thế cũng có nghĩa là, tiểu thuyết lịch sử không chỉ quan tâm đến phương diện đề tài
lịch sử mà còn phải quan tâm đến mặt hình thức lẫn ý nghĩa của tiểu thuyết, sao cho ở
mỗi tác phẩm, sự hư cấu nghệ thuật phải được sử dụng nhằm đẩy mạnh tính lịch sử, gia
tăng chất xúc tác làm thăng hoa mỹ cảm nghệ thuật của tiểu thuyết.
* Tiểu kết
Trong thời gian qua, các tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đã có
chung điểm đến ở mục đích sáng tác: cố gắng đạt đến sự chuẩn xác trong việc dùng hình
thức tiểu thuyết hiện đại để biểu hiện lịch sử trên tinh thần nghệ thuật, tạo nên một địa
hạt nghệ thuật thống nhất giữa cái tựa như lịch sử và cái vượt lên trên lịch sử của tiểu
thuyết lịch sử. Tất nhiên sự vượt lên này là vượt lên về nhận thức và cảm xúc thẩm mỹ.
11
Xét về bản chất, tiểu thuyết lịch sử không thể vượt quá điểm cực hạn của sự mô phỏng
hiện thực tức là điểm cực hạn về tính tự nhiên và tính xã hội của nhân vật, sự kiện lịch
sử đồng thời không được vượt quá đường viền của sự “tựa như lịch sử” tức là đường
biên khái quát cơ bản về nhân vật và các sự kiện lịch sử được lưu giữ khá ổn định trong
tâm thức cộng đồng.
Chương 2
HƯ CẤU TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN
VÀ NHÂN VẬT CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
2.1. Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng người kể chuyện của tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại
2.1.1. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu người kể chuyện
toàn tri
Khác với nhiều thể loại văn học khác, tiểu thuyết lịch sử luôn chứa đựng trong
bản thân muôn vàn các sự kiện lịch sử, các quan điểm chính trị khi tương hợp khi đối
ứng. Hư cấu nên hình thức người kể chuyện toàn tri làm người kể chuyện chính, tác giả
tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng thể, khách
quan về các vương triều đã từng trải qua trong lịch sử Đại Việt, đặc biệt ở những giai
đoạn mang tính bước ngoặt. Luôn giữ khoảng cách nhất định, cố ý tách mình ra khỏi sự
đồng cảm với nhân vật, với cách kể chuyện điềm tĩnh, dửng dưng cùng hệ thống ngôn
ngữ trần thuật ở dạng trung tính, nhân vật hư cấu người kể chuyện toàn tri trong tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đã tạo nên ấn tượng tổng thể cho tác phẩm, gia tăng
tính thuyết phục đối với bạn đọc bởi tính xác thực của sự kiện, tình tiết, chi tiết lịch sử,
phú cho tác phẩm màu sắc khách quan rõ nét.
2.1.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu người kể chuyện
đa thức
Cùng với nghệ thuật hư cấu hình thức người kể chuyện toàn tri nhằm đem đến cho
bạn đọc sự hình dung khái quát về các thời kỳ/ triều đại lịch sử đã qua, tác giả tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đương đại cũng rất chú trọng đến nghệ thuật hư cấu hình thức
người kể chuyện đa thức làm người kể chuyện chính cho tác phẩm. Thường xuyên di
chuyển điểm nhìn trần thuật giữa nhiều nhân vật, để các nhân vật luân phiên làm người
kể chuyện, quan sát, bình xét về cùng một đối tượng/ hiện tượng/ sự kiện/ nhân vật lịch
sử cụ thể, tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại giúp người đọc tránh được cảm
12
giác nhàm chán khi tiếp nhận câu chuyện lịch sử như tiếp nhận một chân lý, một định
kiến sẵn có từ góc nhìn phiến diện của người kể chuyện toàn tri. Thủ pháp hư cấu nghệ
thuật này trực tiếp mở ra nhiều cổng thông tin với nhiều cửa ngõ phán đoán, giúp người
đọc rộng đường hơn trong hành trình tiếp cận và giải mã hình tượng người anh hùng, vĩ
nhân của dân tộc.
2.2. Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại
2.2.1. Hư cấu trong nghệ thuật biểu hiện phương diện đời tư thế sự của nhân vật lịch sử
2.2.1.1. Nhu cầu biểu hiện phương diện đời tư thế sự của nhân vật lịch sử
Lịch sử hiện lên trên trang viết của nhà văn hôm nay không là bản thống kê với
dãy số liệu hàn lâm đông cứng, không là sự bùng nổ của đám đông đầy ngẫu hứng, lịch
sử là sự lắng kết chiều sâu số phận cá nhân ở từng giai đoạn lịch sử mang tính bước
ngoặt. Tập trung thể hiện và đi sâu miêu tả phương diện đời tư thế sự của nhân vật lịch
sử, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau Đổi mới, nhất là từ thập niên 90 của thế kỷ XX đã
mang dáng dấp gương mặt người sinh động, cụ thể với mọi sự tốt/ xấu, buồn/ vui, thành
công lẫn thất bại của đời người. Đến với tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hôm nay, mỗi
người đọc có cơ hội tìm thấy chính mình, được sẻ chia và đồng cảm với các bậc tiên
hiền, liệt sĩ, để từ đó hiểu rằng: mỗi con người, mỗi số phận, mỗi cuộc đời đều là một
thế giới nhỏ không ngừng vận động trong một thế giới khác lớn hơn đang vận hành theo
dòng chảy tự nhiên của lịch sử.
2.2.1.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu phương diện đời
tư thế sự của nhân vật lịch sử
a. Nhạt dần cảm hứng sử thi khi tiếp cận nhân vật lịch sử
b. Tái tạo vẻ đẹp ngoại hình nhân vật lịch sử
c. Nội soi vẻ đẹp nội tâm nhân vật lịch sử
Mỗi nhà văn, với nhận thức, lập trường, quan điểm cá nhân đã có cách xử lý tư
liệu lịch sử riêng, mang đến cho bạn đọc nhiều cách phân tích và giả định khác nhau về
lịch sử. Từ đó, quan niệm nghệ thuật mới về con người trong tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam đương đại cũng định hình rõ nét. Đi sâu hư cấu phần khuất lấp, phần cô đơn, phần
“bóng tối” thuộc phương diện đời tư thế sự ít người biết đến, ít người thấu hiểu của
nhân vật lịch sử, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đã đưa ra nhiều cách đánh giá
biện chứng, nhiều cách luận giải thú vị khiến nhân vật lịch sử chân thực hơn nhiều so
13
với nhân vật và sự kiện được nêu trong chính sử. Dưới tài năng hư cấu nghệ thuật của
nhà văn, nhân vật lịch sử đã được phục sinh, được truyền năng lượng sống và thực sự đã
sống trong tâm thức cộng đồng trong dáng vẻ con người cụ thể nhiều buồn vui, lắm yêu
thương ghét giận, nhiều ưu điểm lẫn hạn chế thường tình.
2.2.2. Hư cấu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và sự kiện lịch sử bằng các mô - típ
kỳ ảo
2.2.2.1. Vấn đề biểu hiện yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại
Ở các sáng tác tiểu thuyết lịch sử được xuất bản những năm gần đây như Bão táp
triều Trần (Hoàng Quốc Hải), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Hội thề (Nguyễn
Quang Thân), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo)…, yếu tố kỳ
ảo được nhà văn quan tâm thể hiện ở tần suất cao với diện mạo mới, tính chất mới. Điều
này được giải thích từ hai nguyên nhân:
Một là, yếu tố kỳ ảo vốn đã bén rễ từ sớm và cắm rễ rất sâu trong đời sống văn
học dân gian, nay bắt gặp luồng gió mới từ định hướng của Đảng thông qua chủ trương
mở cửa, cởi trói, đã hồi sinh và phát triển vượt bậc.
Hai là, trong trường hợp nhất định, yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
hôm nay trở thành yếu tố nghệ thuật đắc dụng giúp nhà văn vượt qua lối mòn tư duy
quen thuộc để nhìn đời như nó vốn có, để văn học thật sự là câu chuyện của cuộc sống
đời thường – có cả hiện thực được nhìn thấy và cả hiện thực chỉ có thể cảm thấy và tri
nhận bằng giấc mơ, tiềm thức.
2.2.2.2. Nghệ thuật hư cấu nhân vật và sự kiện lịch sử bằng mô-típ giấc mơ, hồn ma,
điềm báo
a. Mô – típ giấc mơ
b. Mô – típ hồn ma
c. Mô – típ điềm báo
Bằng việc sử dụng giấc mơ, tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đã
chuyển cái nhìn vào bên trong nhân vật, thể hiện cuộc du hành vào cõi siêu nhiên phi
thực, từ đó tạo nên không khí huyền ảo, ly kỳ trong tác phẩm. Nhờ đó mạch truyện được
phát triển tự nhiên, không đứt gãy, gượng ép, lưu giữ ấn tượng sâu đậm trong tâm trí
người đọc.
Người phương Đông lẫn phương Tây đều cho rằng: trong mỗi con người đều có
linh hồn. Khi con người chết đi, thân thể bị tiêu hủy, linh hồn thoát ra tiếp tục tồn tại và
14
chuyển hóa. Nếu linh hồn đó không có cơ hội đầu thai hoặc nơi trú ngụ chung với các
linh hồn khác mà tương tác với cõi thực có con người thì gọi là “ma”, “hồn ma”, “quỷ”.
Phật giáo gọi linh hồn là hương linh. Như vậy, hồn ma là một khái niệm trừu tượng, một
phần phi vật chất của con người sau khi chết. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại có
không ít những câu chuyện liên quan đến hồn ma như thế.
Sự hiện diện của lời sấm truyền, điềm báo có tính chất tiên tri trong tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam đương đại có ý nghĩa cảnh báo sâu sắc đối với mọi người, nhất là đối
với người giữ ngôi quân trưởng. Nó không chỉ đúng với một thể chế xã hội đã qua mà
còn phù hợp với tất cả các thể chế xã hội khác
* Tiểu kết
Bằng thủ pháp hư cấu nghệ thuật tạo ra nhiều góc quét khác nhau, tác giả tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đã đem lịch sử đến gần hơn với cuộc sống tươi
nguyên cảm xúc, góp phần phục dựng nên nhiều bức chân dung nhân vật lịch sử sống
động, chân thật, cụ thể. Đặc biệt phải kể đến thủ pháp hư cấu hình thức người kể chuyện
xưng “tôi”, tự trần tình, bộc lộ câu chuyện cuộc đời mình và đưa ra quan điểm nhận định
về các nhân vật khác. Thủ pháp hư cấu nghệ thuật này giúp nhà văn đi sâu khám phá
phần sự thật ẩn sau cuộc đời riêng của mỗi nhân vật, làm thức dậy trong lòng người đọc
bao xúc cảm chân thành, không bị chi phối bởi những tín điều xưa cũ. Đi sâu hư cấu
phương diện đời tư thế sự, sử dụng yếu tố kỳ ảo như thủ pháp nghệ thuật đắc dụng trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử, cách làm này cho thấy quan niệm nghệ thuật mới
mẻ về con người của tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. Con người trong
tiểu thuyết lịch sử hôm nay không là hình nhân chỉ biết khoác lên mình bộ áo chính trị
mà là con người của đời thực, con người của cuộc sống thường ngày. Họ là sinh thể
phức tạp, luôn ở trạng thái lưỡng cực, đa trị khi tự nhận thức về mình và về thế giới
xung quanh.
Chương 3
HƯ CẤU TRONG NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU, LỜI VĂN
TRẦN THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
3.1. Hư cấu trong nghệ thuật tổ chức kết cấu trần thuật của tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam đương đại
3.1.1. Kết cấu trần thuật trong tác phẩm tự sự
15
Trong quá trình sáng tác, nhà văn luôn chú ý kiếm tìm một hình thức kết cấu trần
thuật thích hợp nhằm làm nổi bật tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm. Tìm hiểu nghệ thuật
xây dựng kết cấu tác phẩm, người nghiên cứu sẽ hiểu được quá trình tư duy, dụng ý
nghệ thuật của tác giả gửi gắm ở các chân lý nghệ thuật mang tính phổ quát. Xét ở cấp
độ trần thuật, vai trò của kết cấu thể hiện rõ ở bố cục và thành phần trần thuật, cũng
như ở cách tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả trong câu chuyện kể.
3.1.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu trần thuật như một hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại
3.1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu kết cấu trần thuật
chương hồi, theo trật tự thời gian tuyến tính
Nhìn chung, nghệ thuật hư cấu kết cấu trần thuật chương hồi, theo trật tự thời gian
tuyến tính đã xuất hiện khá phổ biến trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ở cả hai giai
đoạn trước và sau 1986. Cùng với việc kế thừa cách tổ chức câu chuyện theo kiểu
truyền thống, tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đã có nhiều tìm tòi, đổi
mới, mang lại cho tác phẩm sức sống riêng, lưu giữ ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Bên cạnh những sự kiện gắn liền tư liệu lịch sử chính xác, đa số các sự kiện trong tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đương đại không được nhà văn định mốc thời gian cụ thể. Sự
linh hoạt trong nghệ thuật hư cấu kết cấu trần thuật này giúp bạn đọc có cảm giác về
những gì được tái hiện trong tác phẩm vừa chân thật như lịch sử lại vừa sinh động, sâu
sắc, bất ngờ và hấp dẫn như những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Việc tác giả gia
tăng yếu tố hư cấu cho câu chuyện kể bằng các yếu tố phụ như huyền tích, huyền ảo,
khúc rẽ tâm lý cũng như sự kết hợp linh hoạt nghệ thuật hư cấu kết cấu trần thuật này
với các dạng kết cấu trần thuật khác trong cùng một tác phẩm đã góp phần đem lại sự
sinh động, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện kể.
3.1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu kết cấu trần thuật
đối lập, song hành
Cùng việc kế thừa truyền thống, tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại đã
có nhiều tìm tòi đổi mới trong cách vận dụng nghệ thuật hư cấu kết cấu trần thuật đối
lập, song hành đem lại cho câu chuyện lịch sử sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Trong
cùng một tác phẩm, tác giả linh hoạt hư cấu cùng lúc sự đối lập / tương phản ở nhiều
cấp độ khác nhau. Không chỉ là sự đối lập giữa “ta” và “địch”, giữa toàn thể quân dân
Đại Việt một lòng phụ tử với lũ giặc Trời tàn ác vô luân mà còn là sự đối lập giữa các
16
lực lượng chính trị, các luồng tư tưởng trái chiều giữa các nhóm/ các phe phái trong
phạm vi một triều đình, một quốc gia/ dân tộc. Đó còn là sự đối lập, tương phản thể hiện
đậm nét trong bản thân mỗi nhân vật lịch sử. Cũng như thế, thay cho nghệ thuật hư cấu
kết thúc có hậu, tất cả đoàn viên đề huề hạnh phúc thì tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại đã bỏ ngỏ với nghệ thuật hư cấu kết thúc mở hoặc kết thúc trong bi kịch, tang
tóc, chia lìa, nhân vật chính không biết sẽ đi đâu về đâu. Với nghệ thuật hư cấu kết cấu
trần thuật này, tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại thể hiện rõ cái nhìn biện
chứng về các nhân vật chủ chốt, các sự kiện/ biến cố trọng đại trước những điểm mờ,
những ẩn số lịch sử mà người đời chưa dễ làm sáng tỏ.
3.1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu kết cấu trần thuật
theo dòng tâm trạng nhân vật
Có thể nói, nghệ thuật hư cấu kết cấu trần thuật này xuất hiện khá muộn trong văn
học Việt Nam (đầu thế kỷ XX) và được nhiều tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ưu ái
sử dụng vì những ưu điểm nhất định của nó. Về cơ bản, nghệ thuật hư cấu kết cấu trần
thuật này hoàn toàn phù hợp với không khí sôi nổi, dân chủ, cởi mở của môi trường
sáng tạo và tiếp nhận văn học ở nước ta trong thời kỳ sau Đổi mới. Nhiều bộ tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam xuất bản trong những năm gần đây được nhà văn xây dựng theo nghệ
thuật hư cấu kết cấu trần thuật này.
3.1.2.4. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu kết cấu trần thuật
phân mảnh, trùng phức mạch truyện
Với nghệ thuật trần thuật này, nhà văn dễ mở rộng đường biên thể loại - “trong
tiểu thuyết có tiểu thuyết”, góp phần gia tăng chất tiểu thuyết cho tác phẩm khi đi sâu
khám phá câu chuyện đời tư thế sự của nhân vật lịch sử. Cuộc đời của mỗi nhân vật
trong tác phẩm giống như một cuốn tiểu thuyết nhỏ. Tất cả lồng ghép, chồng xếp, dồn
nén trong tác phẩm tạo nên lượng thông tin phong phú, đa dạng về đời sống – xã hội –
thời đại, về lịch sử và số phận con người.
3.2. Hư cấu trong nghệ thuật tổ chức lời văn trần thuật của tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam đương đại
3.2.1. Lời văn trần thuật trong tác phẩm tự sự
Bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng đều được viết, kể ra bằng lời: lời thơ, lời văn,
lời tác giả, lời nhân vật… gộp chung lại gọi là lời văn.
17
3.2.2. Nghệ thuật tổ chức lời văn trần thuật như một hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại
3.2.2.1. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu lời gián tiếp
a. Nghệ thuật hư cấu lời gián tiếp một giọng / lời kể, tả của người kể chuyện.
Nghệ thuật hư cấu lời gián tiếp trước hết được biểu hiện ở lời gián tiếp một giọng
của người kể chuyện. Trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, ứng với người kể
chuyện ngôi ba hoặc ngôi thứ nhất xưng “tôi”, nghệ thuật hư cấu lời văn gián tiếp một
giọng thể hiện cụ thể dưới hình thức lời kể, lời tả… nhằm mục đích thuật, tả, khắc họa
tính cách nhân vật chân thực, rõ nét.
Song hành cùng nghệ thuật hư cấu lời gián tiếp một giọng của người kể chuyện
ngôi ba, trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại xuất hiện khá nhiều nghệ thuật hư
cấu lời gián tiếp một giọng của người kể chuyện xưng “tôi” ngôi nhất với điểm nhìn
hướng nội, hiện diện như lời tâm sự, lời bộc bạch nỗi lòng của người trong cuộc. Nghệ
thuật hư cấu lời văn này xuất hiện khá phổ biến với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
b. Nghệ thuật hư cấu lời gián tiếp hai giọng / lời nửa trực tiếp
Song hành cùng việc sử dụng lời độc thoại nội tâm, việc sử dụng thuần thục dạng
lời nửa trực tiếp là một thành công của tập thể tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
đương đại. Sử dụng ở tần suất cao dạng lời văn nửa trực tiếp, tác giả tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại đã tạo nên tính song điệu cho tác phẩm, thực hiện thành công sự
dung hợp giữa lời/ giọng của người kể chuyện ngôi ba với lời/ giọng của nhân vật được
nói đến. Sự pha trộn linh hoạt ấy là biểu hiện sinh động tạo nên tính đa thanh phức điệu
cho tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại, khắc phục tính đơn âm một bè trong tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam giai đoạn trước 1986.
3.2.2.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại với nghệ thuật hư cấu lời trực tiếp
a. Nghệ thuật hư cấu lời trực tiếp của nhân vật
Trong nhiều trường hợp, lời văn trực tiếp – lời đối thoại của nhân vật còn là
phương tiện được tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại sử dụng nhằm rút ngắn
khoảng cách giữa vĩ nhân là nhân vật lịch sử trong quá khứ với người đọc của cuộc sống
hôm nay. Hư cấu dạng lời văn trực tiếp, cụ thể là dạng lời độc thoại nội tâm, tác giả tiểu
thuyết lịch sử Việt nam đương đại đã phục dựng thành công nhiều chân dung nhân vật
lịch sử sinh động, cụ thể, có tính cách rõ nét, đời sống nội tâm phong phú với diễn biến
tâm lý phức tạp. Bằng cách để nhân vật độc thoại nội tâm, tự nói lên những suy nghĩ sâu
18
kín của lòng mình, tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hôm nay khám phá được nhiều
góc tối khuất lấp, lý giải được nhiều vở bi hài kịch đời tư của nhân vật lịch sử. Đây là
dịp để nhà văn trưng bày những khuất lấp, xung đột trong tính cách nhân vật, những
“vùng mờ”, “vùng khuất” trong chính sử để người đọc rộng đường bình luận, phán xét.
b. Nghệ thuật hư cấu lời trực tiếp của tác giả / người kể chuyện
Bên cạnh nghệ thuật hư cấu lời trực tiếp của nhân vật, tác giả tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại còn sử dụng phổ biến nghệ thuật hư cấu lời trực tiếp của tác giả.
Trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, dấu ấn tác giả/ người kể chuyện thể hiện
khá rõ qua nhiều đoạn trữ tình ngoại đề diễn đạt trực tiếp. Có lúc đó là lời nhận xét đầy
chiêm nghiệm thể hiện thái độ cảm thông, đồng tình, ngưỡng mộ của người kể chuyện
đối với nhân vật, sự kiện lịch sử trọng đại. Có lúc lời trực tiếp của người kể chuyện
được thể hiện dưới hình thức đối thoại đám đông theo kiểu hô ứng dạng tin đồn, giả
định không chắc chắn.
* Tiểu kết
Như vậy, hư cấu đan cài nhiều kiểu kết cấu trần thuật khác nhau, tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam đương đại đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình chuyển
hóa các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc thành sự kiện cuộc đời cá nhân trước cơn
va đập của lịch sử. Những trang viết về cuộc đời các bậc vĩ nhân trong lịch sử trở thành
những trang văn về cuộc đời của mỗi người trong từng hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống
đời thường. Lịch sử hào hùng của dân tộc được phản ánh trong sự đồng hành, kết hợp
với lịch sử nhiều biến thiên của cuộc đời / số phận mỗi cá nhân. Đặc biệt, với nghệ thuật
hư cấu kết cấu trần thuật theo dòng tâm trạng và trùng phức mạch truyện, tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam hôm nay đã trở nên lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc hơn.
Nhắc đến thành công của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại không thể không
nhắc đến vai trò của nhà văn trong việc hư cấu và kết hợp linh hoạt, hiệu quả nhiều dạng
lời văn trần thuật khác nhau trong tác phẩm. Dụng công nhiều trong nghệ thuật hư cấu
lời văn trần thuật, tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại luôn cố gắng kiếm tìm
hình thức lời văn phù hợp với người kể chuyện và nhân vật, tạo nên những hình dung cụ
thể về các cá nhân đã từng hằng tồn trong quá khứ, đồng thời chuyển tải được bức thông
điệp nghệ thuật / nhân sinh mà nhà văn muốn gửi gắm. Đặc biệt, thông qua nghệ thuật
hư cấu lời độc thoại và đối thoại nội tâm (tự cật vấn chính mình, bộc bạch nỗi niềm
thầm kín, trò chuyện với người vắng mặt), tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương
19
đại đã diễn tả thành công sự phức tạp, bí ẩn trong nội tâm nhân vật lịch sử. Hư cấu lời
độc thoại nội tâm và đối thoại nội tâm khắc họa quá trình tâm lý nội tại, mô phỏng hoạt
động cảm xúc, tâm trạng nhân vật, tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại thể
hiện rõ bản lĩnh viết ở khả năng nắm vững quy luật tâm lý nhân vật và diễn giải nó một
cách tận tường, sâu sắc nhưng lại tự nhiên như mạch chảy vốn có của cuộc sống.
KẾT LUẬN
1. Có thể thấy, nội hàm khái niệm tiểu thuyết lịch sử được tạo nên bởi ba thuộc tính cơ
bản. Nội hàm khái niệm hoàn toàn tương thích với ngoại diên bên ngoài của nó. Nó lấy
nhân vật và sự kiện lịch sử có thật ở thời đại trước thời đại nhà văn sống làm đề tài
chính cho câu chuyện được kể. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử như thế sẽ thích hợp
với việc xác định thể loại tác phẩm tiểu thuyết lịch sử ở bất kỳ thời đại nào với bất kỳ
nhà văn nào (không vì sự quy định thời gian hiện thực hay thời gian lịch sử mà phân
định ranh giới). Có thể việc ứng dụng lý thuyết này vào thực tiễn sáng tác và nghiên cứu
về tiểu thuyết lịch sử còn gặp nhiều khó khăn nhưng về cơ bản nó đã chỉ ra được sự
khác biệt giữa tiểu thuyết hiện thực với tiểu thuyết lịch sử, qua đó phản ánh chân xác
thực tế sáng tác tiểu thuyết lịch sử ở mỗi thời đại. Tất nhiên, chúng ta cũng cần xét đến
một số tác phẩm tiểu thuyết lịch sử thuộc vùng ngoại biên. Đó là những tác phẩm có
hàm lượng nhân vật và sự kiện lịch sử tương đối ít, yếu tố tưởng tượng, hư cấu, kỳ ảo
trong tác phẩm tương đối nhiều hoặc nhân vật trung tâm trong tác phẩm là nhân vật hư
cấu hoàn toàn thay vì nhân vật lịch sử.
Đối với các sáng tác văn học viết về đề tài lịch sử, hư cấu nghệ thuật là cần thiết
nhưng hư cấu là để làm rõ sự thật, chứ không được bóp méo, xuyên tạc sự thật, cố tình
làm sai lệch lịch sử. Đây là yêu cầu hàng đầu, cũng là yêu cầu không thể thiếu khi đề
cập đến vấn đề hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử. Viết về đề tài lịch sử, nhà
văn cần chú ý việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa hư cấu nghệ thuật với chân lý lịch sử
trong cùng một tác phẩm. Những quy định này tạo nên giới hạn nhất định cho việc hư
cấu, sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu thuyết lịch sử.
2. So với tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn trước 1986, tiểu thuyết lịch sử Việt
Nam đương đại (giai đoạn từ 1986 về sau) có sự linh hoạt trong nghệ thuật hư cấu nhân
vật người kể chuyện. Ở tiểu thuyết lịch sử Việt Nam những năm trước 1986, nhà văn
nhất quán trong ý thức nghệ thuật: tập trung thể hiện sự vận động và tái hiện bức tranh
hoành tráng lịch sử dân tộc. Bước đầu, họ khắc họa nên nhiều chân dung nhân vật lịch
20
sử đa dạng về tính cách, phong phú về đời sống nội tâm. Tuy nhiên, khi miêu tả nhân
vật lịch sử, do chú trọng đến nhu cầu chuyển tải các thông tin thuộc sử nên nhà văn
chưa có điều kiện tập trung hư cấu phương diện đời tư thế sự của nhân vật lịch sử. Họ
đặt nhân vật lịch sử trong mối quan hệ với cộng đồng nên dù có miêu tả tính cách nhân
vật thì sự miêu tả ấy mới chỉ dừng lại ở vài nét thoáng qua. Trong nhiều trường hợp,
yếu tố đời thường đã được tác giả hư cấu, nhằm tô đậm phương diện con người xã hội –
con người vĩ nhân của nhân vật lịch sử. Dù có nhiều cố gắng trong nhu cầu tìm tòi, thể
nghiệm, khẳng định hướng đi tích cực của tiểu thuyết lịch sử trong bối cảnh hiện tại,
nhưng cách nhìn và quan điểm của nhà văn về cơ bản đã chi phối hầu hết nội dung, định
hướng cách hiểu của độc giả khi tiếp nhận tác phẩm.
Ở tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn trước 1986, hiện tượng nhường vai trần
thuật / trần thuật từ nhiều điểm nhìn đã được sử dụng, nhân vật được tác giả trao quyền
trần thuật. Tuy nhiên, nhân vật dẫu có xưng “ta” nhưng thực chất ngôi kể vẫn ở ngôi thứ
ba, người kể chuyện được tác giả nhân vật hóa nhằm tiếp mạch trần thuật của người kể
chuyện ngôi ba vô nhân xưng, thực hiện vai trò trần thuật và minh chứng sự thật lịch sử,
gia cố thêm niềm tin của độc giả vào vai trò kể chuyện của người kể chuyện ngôi ba
theo điểm nhìn ngoại quan. Đến những năm sau 1986, nghệ thuật hư cấu trên tiếp tục
được tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ưu ái sử dụng nhưng đã có điểm khác biệt.
Khi hư cấu hình thức người kể chuyện xưng “ta”/ “tôi”, nhà văn để người kể chuyện
xưng “ta” hoàn toàn mang điểm nhìn nội quan, đảm nhận vai trò thuật kể chính câu
chuyện lịch sử trước cộng đồng. Họ là người kể chuyện tự bạch, tự kể lại câu chuyện
với tất cả sự trải nghiệm và cảm xúc cá nhân. Thủ pháp hư cấu nghệ thuật này đưa
người đọc trực tiếp đến với thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Không nhìn sự vật, hiện
tượng lịch sử từ điểm nhìn của người xa lạ hay kẻ bên lề mà xuất phát từ điểm nhìn của
người trong cuộc, người đọc có dịp cùng nhân vật hướng về quá khứ, cùng nhìn đời,
cùng sống và trải nghiệm / thưởng thức lịch sử với đủ đầy các cung bậc cảm xúc chân
thật và tế vi nhất của người trong cuộc. Thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau,
khát vọng cao đẹp hay nỗi đau thầm kín của nhân vật lịch sử đều được độc giả khám
phá và cảm nhận.
Chất liệu sáng tác mà tác giả tiểu thuyết lịch sử vay mượn đều thuộc về quá khứ.
Lớp sương khói thời gian phủ mờ sự kiện tạo điều kiện thuận lợi cho nhà văn hư cấu cái
kỳ ảo trong tác phẩm như thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu khắc họa thành công gương mặt
21
người bên trong nhân vật lịch sử. Khác với tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn trước
1986, tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại không dùng nghệ thuật hư cấu cái kỳ ảo
để tôn vinh thần tượng, kích thích nhu cầu chuộng lạ của độc giả mà chủ yếu hư cấu cái
kỳ ảo như phương tiện nghệ thuật cần thiết hướng đến nhu cầu khơi mở phần sâu lắng,
chìm khuất trong cõi sâu tâm hồn nhân vật, khẳng định những chiêm nghiệm triết lý
nhân sinh của nhà văn về cuộc đời nhân thế trên tinh thần hậu hiện đại. Nét đặc sắc
trong nghệ thuật hư cấu cái kỳ ảo của tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại là
việc xử lý hiệu quả chất liệu sáng tác, làm nên sự kết hợp nhuần nhị giữa truyền thống
và hiện đại. Nhà văn tiếp tục kế thừa tinh hoa của nền văn học kỳ ảo xưa cũ trong việc
tạo ra sự kỳ lạ, phi thực làm thành bầu khí quyển mờ ảo phủ mờ nhân vật và sự kiện lịch
sử. Bên cạnh sự kế thừa có tính chọn lọc đó, tác giả tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương
đại không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật xử lý chất liệu kỳ ảo, tạo nên màu
sắc hiện đại cho tác phẩm. Sự kết hợp linh hoạt, hiệu quả bộ ba mô – típ: giấc mơ, hồn
ma, điềm báo trong nghệ thuật hư cấu nhân vật lịch sử giúp người đọc có cái nhìn mới
mẻ, đa diện hơn về quá khứ, về những con người đã từng tồn tại cách đây hơn nghìn
năm trước. Từ sự liên kết thống nhất giữa các mô – típ kỳ ảo (trong giấc mơ có hồn ma,
sự xuất hiện của giấc mơ và hồn ma gắn liền với điềm báo), tác giả tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam đương đại đã lật xới từng mảng hiện thực đời sống, nội soi các vấn đề thuộc
nhân sinh thế sự của con người ngày ấy và hôm nay. Yếu tố kỳ ảo bàng bạc khắp câu
chuyện kể cho thấy yếu tố siêu nhiên không hề vô can mà tác động trực tiếp đến sự
thành/ bại, hưng/ phế của một kiếp người, một triều đại. Câu chuyện lịch sử được
chuyển tải trong tác phẩm nhờ đó trở nên đa nghĩa, lung linh sắc màu, có giá trị răn đe,
cảnh tỉnh, hướng đạo con người.
Nhuốm màu sắc hư ảo nhưng sự hiện diện của những mô-típ kỳ ảo trên không gây
cảm giác xa lạ, hãi sợ đối với người đọc, trái lại nó góp phần tạo nên sự chặt chẽ, nhịp
nhàng trong dòng mạch vận động chung của cốt truyện. Bức tranh lịch sử trong tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đương đại không giản đơn với một gam màu hiện thực. Nhà
văn đã phủ lên nó ánh sáng huyền hoặc, đầy say mê và quyến rũ của cái kỳ ảo, thực hư
hòa quyện. Trong thế giới vừa thực vừa ảo đó, nhân vật lịch sử hiện lên vừa chân thực
vừa hư huyền, lấp lánh không ít hào quang và cũng không ít phần bóng tối. Những vấn
đề đã tồn tại của một xã hội, một thời đại đã qua hay cả những chân dung nhân vật vốn
được sùng kính trong lịch sử nay được soi chiếu từ nhiều chiều, hiện lên trong nhiều