Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thi pháp thơ đường trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.18 KB, 95 trang )

LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S
Nguyễn Thị Quế Thanh, người đã tận tình hướng dẫn tôi
thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn quý thầy cô giáo đã giảng dạy và
đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học
tập.
Xin chân thành cảm ơn khoa Khoa học xã hội, Phòng
Đào tạo, Trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè
đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện khóa luận.

Tác giả
Võ Hoàng Ngọc Hân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn
của Th.S Nguyễn Thị Quế Thanh - Giảng viên trường Đại học Quảng Bình. Nội dung
khóa luận có tham khảo và sử dụng tài liệu của các tác giả, tôi đã trích đầy đủ trong
phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là
trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình
này.
Tác giả
Võ Hoàng Ngọc Hân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2. Lịch sử vấn đề............................................................ Error! Bookmark not defined.
3. Mục đích nghiên cứu ................................................. Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................. Error! Bookmark not defined.
4.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................. Error! Bookmark not defined.
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................ Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................... Error! Bookmark not defined.
6. Đóng góp của đề tài ................................................... Error! Bookmark not defined.
7. Cấu trúc đề tài ............................................................ Error! Bookmark not defined.
Chương 1. THI PHÁP VÀ THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG. Error! Bookmark not defined.
1.1. Thơ Đường - đỉnh cao của thơ cổ điển Trung QuốcError!

Bookmark

not

defined.
1.1.1. Sự phát triển của thơĐường................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Sự phong phú đa dạng của thơ Đường ................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Thi pháp thơ Đường ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Thi pháp và thi pháp học ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Các phương diện trong thi pháp thơĐường ......... Error! Bookmark not defined.
Chương 2. THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG QUA CÁC TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ....... Error! Bookmark not defined.
2.1. Khảo sát những tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn trung học phổ
thông .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Thi pháp thơ Đường qua các tác phẩm trong nhà trường phổ thông ............. Error!

Bookmark not defined.
2.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người .................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Không gian và thời gian nghệ thuật..................... Error! Bookmark not defined.


2.2.3. Thể loại và kết cấu ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Ngôn ngữ ............................................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 3:ỨNG DỤNG THI PHÁP HỌC VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Vấn đề dạy học các tác phẩm thơ Đường trong trường THPT hiệnnay ......... Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Thuận lợi .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Khó khăn.............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2.1.Về phía người học ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2.2.Về phía người dạy ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Một số giải pháp và kiến nghị ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Ứng dụng thi pháp học vào thiết kế một số bài giảng thơ Đường trong chương
trình Ngữ văn trung học phổ thông ............................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng LăngError! Bookmark not
defined.
3.2.2. Thu hứng.............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Hoàng Hạc lâu ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Khuê oán .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Điểu minh giản .................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Là một đất nước với bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, Trung Quốc có những
thành tựu vô cùng rực rỡ về văn học. Văn học Trung Quốc phát triển với nhiều loại
hình đa dạng, chứa đựng những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật, đóng góp vào
tiến trình vận động và phát triểu của nền văn học thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu văn
hóa, văn học Trung Quốc có một vai trò quan trọng và cần thiết trong trong hành trình
chiếm lĩnh vốn tri thức nhân loại nói chung và văn học nói riêng.
Thơ Đường là một mốc son chói lọi trên hành trình vận động và phát triển của
nền văn học Trung Quốc nói riêng, thi ca nhân loại nói chung. Nhắc đến thời Đường,
thế giới đương thời coi đây là một triều đại tiên tiến, văn minh của nhân loại trên mọi
lĩnh vực. Đặc biệt văn học thời kì này (mà cụ thể là thơ ca) được ví như là đỉnh cao
sáng chói của mấy nghìn năm lịch sử Văn học Trung Quốc. Mỗi bài thơ Đường là một
bức tranh sống động với các màu sắc hài hòa, có âm vang kỳ diệu và sức truyền cảm
tuyệt vời, gợi mở, quyến rũ, để lại những suy tư trầm lắng và rung động không nguôi.
Thời đại nhà Đường đã thuộc về quá khứ theo dòng chảy của thời gian, thế
nhưng những giá trị tinh thần mà nó để lại cho đất nước Trung Hoa và nhân loại sẽ
trường tồn mãi mãi. Mỗi bài thơ là một viên ngọc quý mà khi nhìn, dù ở góc độ nào
cũng thấy nó tỏa sáng lung linh. Chính vì thế các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên
cứu từ trước đến nay không ngừng tìm hiểu, tiếp cận thơ Đường từ nhiều góc độ khác
nhau. Càng tìm hiểu, thơ Đường lại càng toát lên một sắc thái, một nội dung độc đáo
hơn, sâu sắc hơn tựa như chân trời mới cần khám phá.
Trong giai đoạn hiện nay, khi vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá đang là mối quan
tâm của toàn xã hội thì việc giảng dạy văn học nước ngoài ở trường phổ thông nói
chung và thơ Đường nói riêng trở nên có ý nghĩa. Thơ Đường từ lâu được đưa vào
chương trình Ngữ văn ở nhiều bậc học đã phản ánh vị trí quan trọng của nó. Nó không
chỉ giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, tính nhân văn về một thành tựu văn
học xưa mà còn giúp các thế hệ tương lai có một định hướng đúng đắn trên con đường
tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, sáng tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn, tự tin
hơn để hoà nhập với xu thế phát triển của thời đại.
Những tác phẩm Đường thi được đưa vào chương trình Ngữ văn là những thi
phẩm nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng với thơ ca, có giá trị nhân văn sâu sắc và hơn hết là

1


nghệ thuật đặc sắc.
Vì những lí do trên, vì lòng ngưỡng mộ, sự yêu thích những tác phẩm thơ
Đường, người viết triển khai đề tài: Thi pháp thơ Đường trong chương trình Ngữ văn
trung học phổ thông nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu thơ Đường dưới góc nhìn thi
pháp, đồng thời ứng dụng vào việc giảng dạy thơ Đường trong trường phổ thông. Qua
đó hiểu được những đặc sắc của thơ Đường, có được cái nhìn toàn diện hơn về một
thời đại rực rỡ của thi ca Trung Quốc.
2. Lịch sử vấn đề
Là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc, thơ Đường chứa đựng những giá trị vô
cùng to lớn về nội dung cũng như nghệ thuật. Đến với thơ Đường không phải chỉ là
một cuộc dạo chơi trong lúc trà dư tửu hậu, mà còn để nhìn thấy sự cấu tạo và bản chất
của cái đẹp. Cho đến nay, có không ít công trình nghiên cứu, tìm hiểu về thơ Đường,
thi pháp thơ Đường dưới nhiều những góc độ khác nhau.
Nhóm các tác giả Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử trong Về thi pháp thơ
Đường (NXB Đà Nẵng, 1996) đã dịch và nghiên cứu các phạm trù về thi pháp thơ
Đường như yếu tố không gian, thời gian, các vấn đề đối ngẫu trong thơ Đường luật, về
trình tự phân tích một bài thơ bát cú Đường luật, pháp thơ ca Trung Quốc,...
Quách Tấn, nhà thơ được mệnh danh là người giữ đền thơ Đường luật đã lưu lại
cho chúng ta một công trình nghiên cứu mang tiêu đề Thi pháp thơ Đường (NXB Trẻ,
1998). Ông giới thiệu bài biên khảo Thi pháp thơ Đường qua hình thức những bức thư,
luật thi được diễn giải một cách tỉ mỉ trong công trình tâm huyết của mình với hi vọng
những người yêu thích thơ Đường hiểu và sáng tác thơ theo lối Đường thi hiệu quả
nhất.
Tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong luận án tiến sĩ Thi pháp thơ Đường (NXB
Giáo dục, 1997) đã chỉ một cách cụ thể và sâu sắc các phương diện trong thi pháp thơ
Đường như: con người trong thơ Đường, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật,
thể loại và kết cấu, ngôn ngữ thơ Đường.

Trong cuốn Giáo trình Văn học Trung Quốc (NXB Đại học Huế, 1994) mục
Thơ Đường, tác giả Lương Duy Thứ viết về nguồn gốc của thơ Đường một cách rõ
ràng, cụ thể. Thơ đã phát triển đến đỉnh cao, ghi dấu ấn một thời đại hoàng kim của
thơ ca Trung Quốc. Tác giả cho rằng: Thơ Đường là "tập đạị thành" (thành tựu trung
tâm tiêu biểu) của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ Đường là sự chưng cất của 12 thế
2


kỉ thơ (từ Kinh Thi, Sở Từ, qua thời Kiến An, thơ Đào Tiềm…). Nó tồn tại xuyên suốt,
không gián đoạn. Sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của thơ Đường một cách rực rỡ
có hơn 2300 nhà thơ và 50000 bài thơ còn lại làm cho thơ Đường trở thành tuyệt đỉnh
vinh quang của thơ ca Trung Quốc và trở thành thành tựu bật nhất của văn hóa nhà
Đường theo truyền thống " thi ngôn chí" (thơ nói chí), "thi ngôn tình" ( thơ thể hiện
tình).
Công trình nghiên cứu Thơ Đường ở trường phổ thông (NXB Văn Nghệ HCM,
1995) của Hồ Sĩ Hiệp cũng đã đi sâu nghiên cứu thơ Đường và các tác phẩm thơ
Đường trong nhà trường phổ thông về những vấn đề như tác giả, tác phẩm, đặc sắc nội
dung và thi pháp.
Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 10 (NXB Giáo dục, 2013) của GS
Nguyễn Khắc Phi, Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ truyệt đời Đường (NXB
Văn học, 1996) của Nguyễn Sĩ Đại,... cũng là những công trình đề cập đến các bình
diện về nội dung, nghệ thuật và một số đặc trưng thi pháp thơ Đường.
Nhìn chung, yếu tố thi pháp thơ Đường đã được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt
quan tâm. Tuy nhiên, với khả năng và phạm vi nghiên cứu của bản thân, chúng tôi
thấy hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu về yếu tố thi pháp thơ Đường trong việc
ứng dụng vào giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông một cách bài bản và có hệ
thống. Chúng tôi xem các bài viết, các công trình nghiên cứ trên là những ý kiến quý
báu, những gợi ý có ý nghĩa để chúng tôi có thể tham khảo trong quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, người viết nhằm mục đích: tìm hiểu, đi sâu nghiên cứu
thơ Đường dưới góc nhìn thi pháp các thi phẩm trong chương trình Ngữ văn cơ bản ở
trường phổ thông, đồng thời ứng dụng vào việc giảng dạy thơ Đường trong nhà
trường. Mặt khác, có được cái nhìn toàn diện hơn về văn học Trung Quốc nói chung
và thơ Đường nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thi pháp thơ Đường ở nhà trường phổ thông, đề tài tập trung khảo
sát dựa trên bình diện quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời
gian nghệ thuật, thể loại, kết cấu và ngôn ngữ.
3


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ
văn trung học phổ thông theo chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu này, người viết sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu: phương pháp khảo sát, phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp hệ thống, phương pháp loại hình,
phương pháp đối chiếu - so sánh, phương pháp xã hội học.
6. Đóng góp của đề tài
Từ kết quả của việc nghiên cứu thi pháp thơ Đường qua các tác phẩm ở nhà
trường phổ thông, đề tài góp một phần nhỏ vào việc tiếp nhận các tác phẩm thơ Đường
trong nhà trường, góp thêm một tiếng nói mới giúp cho người đọc thấy được những
đặc sắc, những thành tựu rực rỡ của thơ Đường nói riêng và văn học Trung Quốc nói
chung.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được
triển khai trong ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Thi pháp thơ Đường qua các tác phẩm ở nhà trường phổ thông.
Chương 3: Ứng dụng thi pháp học vào giảng dạy thơ Đường ở trường phổ
thông.

4


Chương 1
THI PHÁP VÀ THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG
1.1. Thơ Đường - đỉnh cao của thơ cổ điển Trung Quốc
1.1.1. Sự phát triển của thơ Đường
Thế giới đương thời coi nhà Đường như một triều đại tiên tiến, văn minh của
nhân loại trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt thơ ca thời kỳ này được ví như đỉnh cao chói
sáng của mấy nghìn năm lịch sử văn học Trung Quốc. Mỗi bài thơ Đường như một
bức tranh sống động với các màu sắc hài hòa, âm vang diệu kì và sức truyền cảm, sức
gợi đến thẳm sâu lòng người, để lại những trầm tư sâu lắng và rung động không
nguôi.
Gần 300 năm tồn tại (618 - 907), thơ Đường đã làm rạng rỡ nền thi ca với sự
kinh ngạc về con số hơn 2300 nhà thơ, 48900 bài thơ ( bộ Toàn Đường thi đã tập
hợp). Con số thực của thơ Đường chắc còn lớn hơn bởi lẽ bộ Toàn Đường thi được
sưu tầm, sau 1000 năm với bao biến cố lịch sử. Chừng ấy bài thơ còn sót lại có nội
dung phong phú và nghệ thuật trác tuyệt khiến cho thơ Đường không chỉ chạm tới
đỉnh cao của văn học Trung Quốc mà còn xứng đáng là đỉnh cao rực rỡ của văn học
nhân loại.
Để cắt nghĩa và lý giải cho sự hưng thịnh, ưu tú của thơ Đường, các nhà nghiên
cứu đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân song tựu chung lại ở một số nguyên nhân cơ bản:
Lịch sử xã hội có khả năng tác động đến nền thơ ca của dân tộc. Trước thời
Đường, lịch sử Trung Quốc có nhiều phức tạp. Từ thời Đông Tấn (317 - 420) đến
trước lúc Dương Kiên (Tùy Văn Đế) thống nhất Trung Quốc, xã hội Trung Hoa trải

qua hơn 300 năm chia cắt. Năm 581, Dương Kiên (thuộc dòng ngoại thích) phế bỏ vua
Bắc Chu (triều đại cuối cùng của Bắc Triều), tự xưng vua đổi hiệu là Tùy. Sau khi lên
ngôi, Tùy Văn Đế (Dương Kiên) đã ban hành một loạt chính sách nhằm khuyến khích
phát triển kinh tế, giảm nhẹ gánh nặng cho nông dân. Nhờ những chính sách tương đối
hợp lí ấy mà tình hình chính trị, kinh tế của nhà Tùy trong những năm đầu tương đối
ổn định. Con của Dương Kiên (Dương Quảng) giết bố cướp ngôi lấy hiệu là Tùy
Dưỡng Đế, thực sự là tên bạo chúa. Y tìm mọi cách bòn rút sức lực, tiền bạc của nhân
dân nhằm phục vụ cho lạc thú của mình. Do chế độ cai trị hà khắc, đầu thế kỉ thứ bảy,
khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi chống lại nhà Tùy báo hiệu sự diệt vong của vương
triều này và sự xuất hiện của vương triều phong kiến mới. Trong bối cảnh ấy, Lý Uyên
5


đã dựng cờ khởi nghĩa, tập hợp lực lượng và cùng con trai của mình tấn công vào kinh
đô Tràng An buộc Tùy Dưỡng Đế phải tự sát, xóa bỏ nhà Tùy, lập nên một vương
triều mới lấy quốc hiệu là Đường (618). Bài học dẫn tới sự sụp đổ của nhà Tùy không
thể không trở thành mối quan tâm của các vua chúa đầu đời Đường. Rõ ràng họ đã nhận
ra những mâu thuẫn, những xung đột gay gắt trong lòng xã hội Trung Quốc đời nhà
Tùy để có những đối sách phù hợp, điều hòa các mâu thuẫn ấy. Những chính sách đổi
mới thể hiện qua đối nội và đối ngoại. Ổn định dân trong nước bằng chính sách quân
điền (lấy đất đai hoang hóa chia cho người lao động); giảm tô thuế, bãi bỏ tất cả các
loại thuế vô lí; bãi bỏ tất cả các hình phạt hà khắc tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn
sinh sống, khuyến khích người dân làm giàu chính đáng, về đối ngoại, nhà Đường cho
mở cửa biên giới (điều này vốn có ở đời Hán sau đó bị khống chế gắt gao) để thông
thương với kinh tế nước ngoài góp phần chấn hưng nền kinh tế trong nước. Những
chính sách đối nội, đối ngoại đúng đắn ấy đã kích thích tất cả các ngành kinh tế: thương
mại, giao thông vận tải, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nền
kinh tế nhà Đường duy trì nhịp độ tăng trưởng trong vòng 100 năm liên tục (618 742). Nó đạt được sự cực thịnh vào niên hiệu Khai Nguyên (Đường Huyền Tông 712 742) và tác động tích cực đến giới nghệ sĩ đương thời được Đỗ Phủ ghi lại trong bài
Ức tích kỳ nhị :
" Ức tích Khai nguyên toàn thịnh nhật,

Tiểu ấp do tàng vạn gia thất.
Đạo mễ lưu chi, túc mễ bạch,
Công tư thương lẫm câu phong thật.
Cửu châu đạo lộ vô sài hổ,
Viễn hành bất lao cát nhật xuất."
Kinh tế phát triển, xã hội ổn định, đời sống của nhân dân, văn nghệ sĩ không
ngừng được nâng cao. Rất nhiều văn nghệ sĩ có cơ hội đi du lịch khắp nơi, mở mang
tầm hiểu biết, thiết lập các mối quan hệ mới, tìm cho mình nhiều nguồn cảm xúc để
sáng tác. Đó cũng là lí do thời kì này thơ lãng mạn phát triển rất mạnh. Thơ ca ca ngợi
cuộc sống thái bình thịnh trị, vua sáng, tôi hiền, lòng người phơi phới. Con người
Trung Quốc thời Thịnh Đường được khắc họa với tư thế tự tin, chủ động, ngạo nghễ,
sống với ước mơ và khát vọng lớn, luôn vươn tới tầm cao của vũ trụ, sánh ngang với
trời đất. Hàng loạt những bài thơ Đường ca ngợi thiên nhiên hùng vĩ, lộng lẫy xuất
6


hiện thời kì này, đại biểu xuất sắc là thi tiên Lý Bạch.
Cũng như các triều đại trước đó, thời kì cực thịnh đã xuất hiện những mầm
mống của mâu thuẫn. Đường Huyền Tông hoang dâm vô độ, quan lại tham nhũng
tranh giành quyền lực, lợi lộc khiến nhân dân khốn khổ vì thuế và chiến tranh… Tất
cả những xung đột và mâu thuẫn ấy phát triển đến đỉnh cao và bộc lộ qua loạn An - Sử
(755). Loạn An Lộc Sơn kéo dài tám năm (755 - 763) dẫn đến sự suy vong của nhà
Đường. Xã hội Trung Quốc bị xáo trộn, tất cả các thành tựu kinh tế tạo dựng suốt
100 năm đã bị phá hoại nghiêm trọng. Nông thôn xác xơ, tiêu điều, nhân dân phần thì
chết chóc vì đói khổ chiến tranh, li tán, phần thì sống trong lo âu vì sưu thuế, cơ cực.
Những văn nghệ sĩ đương thời cũng chịu thảm cảnh này. Tất cả bức tranh hiện thực ấy
được phản ánh trong các bài thơ Đường. Một xã hội suy thoái song lại là mảnh đất cho
văn học hiện thực nói chung và thơ hiện thực nói riêng phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu
là Đỗ Phủ. Đến đầu thế kỉ thứ IX xuất hiện một phong trào thơ hiện thực do Bạch Cư
Dị và Nguyên Chẩn khởi xướng với tên gọi Tân Nhạc Phủ.

300 năm với những biến cố lúc thăng lúc trầm của lịch sử - xã hội khiến cho
nền thơ ca thời Đường đông đảo về tác giả, đa dạng về đề tài và giàu giá trị nhân văn.
Đời Đường, chính sách văn hóa tư tưởng cũng cởi mở hơn so với nhà Hán. Từ
Hán tới Đường, chính sách tư tưởng vận động từ chặt chẽ, nghiêm khắc đến linh hoạt,
mềm dẻo. Nếu đời Hán thi hành chủ trương "Bãi truất bách gia, độc tôn nho học" thì
đến đời Đường không chỉ nho giáo mới được coi trọng mà cả các học thuyết khác
cũng được truyền bá trong nước. Sự mở cửa thông thương về kinh tế cũng là dịp văn
hóa nhà Đường được giao lưu, gặp gỡ và chọn lọc những tinh hoa. Sự đa dạng về tôn
giáo ảnh hưởng tới cả tư tưởng sáng tác của giới nghệ sĩ nổi bật như Lý Bạch với Đạo
giáo; Đỗ Phủ, Hàn Dũ với Nho giáo, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên với Phật giáo.
Mặc dù được mệnh danh là thi tiên Lý Bạch, thi thánh Đỗ Phủ, thi phật Vương Duy
song các nhà thơ này cũng có sự pha trộn và khó phân định rõ ràng phong cách thơ
độc tôn theo tôn giáo nào. Chính sách văn hóa tư tưởng cũng là một nguyên nhân
quan trọng cho sự phát triển thơ ca đời Đường ở Trung Quốc.
Sự phát triển, vai trò của thông thương kinh tế khiến xuất hiện hàng loạt đô thị
lớn. Đây vừa là nơi đón dòng chảy văn hóa từ bên ngoài vào, vừa là nơi hình thành
các ngành nghệ thuật như thư pháp, hội họa, âm nhạc,… có sức ảnh hưởng tới thơ
Đường.
7


Thư pháp (nghệ thuật viết chữ) là một ngành nghệ thuật đặc biệt, vừa mang
tính thần bí vừa có tính thẩm mỹ ở Trung Quốc. Người viết chữ vừa có khả năng thể
hiện mình (sự nhạy cảm trong tâm linh con người, sức mạnh và sự dịu dàng, sức lay
động và sự yên tĩnh, sức căng và sự hài hòa…) lại vừa như phát hiện ra chính mình
khi diễn tả sự vật. Tác phẩm mà các nhà viết chữ ưa thích thường là một câu thơ hoặc
một bài thơ. Tuy nhiên, khi viết các nhà viết chữ không chỉ làm một việc đơn điệu là
sao chép lại bài thơ mà chính họ đang làm nghệ thuật, đang sáng tạo, đang muốn làm
sống lại sức mạnh của những vận động chứa đựng trong mỗi con chữ. Như vậy, thơ ca
là mảnh đất màu mỡ để các nhà thư pháp khai thác và thư pháp cũng trở thành một

hình thức lưu giữ, chuyển giao văn bản thơ ca cho đương thời và cho hậu thế.
Hội họa cũng là ngành nghệ thuật có quan hệ chặt chẽ với thơ ca - mối quan hệ
tự nhiên và trực tiếp. Ở Trung Quốc hội họa được coi là "vô thanh thi" (thơ không
tiếng). Một tác phẩm hội họa thực sự là một bài thơ bằng đường nét và màu sắc. Hội
họa và chữ viết có chung nguồn gốc. Hội họa là hình thức cụ thể của chữ viết, chữ viết
là hình thức biểu đạt trừu tượng hơn. Dù hội họa Trung Hoa sử dụng lối vẽ cụ thể, tỉ
mỉ, chi tiết hay lối vẽ phác họa thâu tóm cái thần cốt thì đều nổi bật ở cái không gian.
Đó là khoảng trống, khoảng trắng đầy ắp tinh thần triết học Trung Hoa. Không gian
hội họa ấy ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới việc hình thành không gian trong thơ
Đường. Người ta bắt gặp cái mô hình không gian được gói ghém trong một chữ
"không" ở hàng loạt bài thơ: "không sơn bất kiến nhân"(Lý Bạch), "Thử địa không dư
Hoàng Hạc lâu" (Thôi Hiệu), "Dạ tĩnh xuân xuân không" (Vương Duy),… Trong tác
phẩm hội họa người ta cũng bắt gặp một đôi câu thậm chí cả bài thơ. Như vậy, hội họa
vừa trở thành nguồn cảm xúc, vừa là nơi lưu trữ thơ ca.
Ngoài ra đề tài trong thơ Đường cũng ảnh hưởng lớn từ đề tài tranh cổ điển
Trung Hoa: sơn thủy, hoa điểu, chân dung,… trong đó cảm xúc trước thiên nhiên
chiếm một tỉ trọng lớn trong sáng tác của thi nhân đời Đường.
Thơ - nhạc - múa gắn với nhau từ rất sớm. Âm nhạc và múa là đề tài quen
thuộc đối với các nhà thơ đời Đường, còn thơ tăng sức âm vang của mình nhờ âm
nhạc. Những bài thơ viết về nhạc, những bài nhạc lấy lời thơ chứng tỏ mối quan hệ
chặt chẽ giữa chúng.
Sự ảnh hưởng tự nhiên, mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành nghệ thuật khác
với thơ ca đời Đường đã tạo nên sự phong phú và sắc thái biểu đạt của thơ ca. Thơ
8


Đường có sức sống mạnh mẽ, lâu bền, sức lay động tiềm tàng cùng sự sâu lắng để trở
thành niềm khát khao tìm hiểu của chúng tôi và của bao người. Lịch sử xã hội nói
chung, văn học nói riêng luôn tuân thủ quy luật kế thừa và phát triển. Thơ Đường kế
thừa, phát triển hợp quy luật những tinh hoa văn học thời trước (từ Kinh thi đến trước

đời Đường) từ khuynh hướng, kiểu sáng tác, kinh nghiệm sáng tác đến ngôn ngữ, thư
pháp nghệ thuật, giọng điệu thậm chí cả phong cách cá nhân… để dấu tích trong hàng
loạt bài thơ Đường.
Sự tương tác của các yếu tố như lịch sử - xã hội, chính sách tư tưởng, các
ngành nghệ thuật, tinh hoa văn học thời trước là nguyên nhân giúp thơ Đường tỏa
rạng nền văn học Trung Hoa, đóng góp to lớn cho nền thơ ca nhân loại. [2, tr. 8 - 13]
Sự phát triển của thơ Đường không đơn giản là một đường thẳng, không phải
sự quân bình của các khuynh hướng. Độ thăng trầm, nét tiêu biểu ở mỗi giai đoạn lại
khác nhau. Người ta thường chia sự phát triển của thơ Đường thành bốn giai đoạn (có
ý kiến chia làm ba giai đoạn, ở đây chúng tôi theo quan điểm chia làm bốn giai đoạn).
Thời kì sơ Đường (618 - 712): được xem là giai đoạn chuẩn bị cho sự phát
triển của thơ thịnh Đường. Thơ ca sơ Đường vẫn chưa thoát khỏi không khí ủy mị
của thơ Lục Triều, thi vị cung đình, lời lẽ hoa mỹ ca ngợi vua chúa (thời Võ Tắc
Thiên cầm quyền, mua chuộc kẻ sĩ, văn nhân tài tử để làm thơ tán tụng nhà vua) hoặc
thi ca tình cảm ủy mị, phần nhiều chú trọng hình thức hơn nội dung, thơ theo đúng
những qui luật về thanh điệu và biền ngẫu. Trong giai đoạn này có sự xuất hiện "Sơ
Đường tứ kiệt", tức là bốn nhà thơ trẻ Vương, Dương, Lư, Lạc. Vì ảnh hưởng của
chinh chiến, ly loạn, nên thơ văn của họ gần thực tế hơn, phản ảnh được đời sống đau
thương, thực trạng xã hội đương thời, những hình ảnh oai hùng ở chốn biên cương hay
bày tỏ thái độ uẩn ức đối với chế độ phong kiến đương thời. Thời Sơ Đường còn có
những nhà thơ nổi tiếng như Trần Tử Ngang đề cao khuynh hướng "phục cổ", Trương
Cửu Linh với những bài thơ tình cảm nhẹ nhàng, Hạ Tri Chương, Trương Nhược Hư
với những bài thơ diễn tả tình cảm tha thiết hoặc tả cảnh thiên nhiên với bút pháp tài
hoa điêu luyện. Họ đã kết hợp được trường phái hiện thực với lãng mạn.
Thời kì thịnh Đường (713 - 765): đây là thời kì rực rỡ nhất của thơ Đường.
Những gì đã được thai nghén và ấp ủ bấy lâu đến giai đoạn này sinh thành và nảy nở
trên một quy mô lớn ở cả bề rộng lẫn chiều sâu. Thơ "thịnh Đường" hoàn mĩ cả về nội
dung lẫn hình thức. Đây là thời kỳ thơ Đường đạt đến đỉnh cao chói lọi mà đại diện là
9



ba nhà thơ: Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị . Ngoài ra còn có Vương Duy, Mạnh
Hạo Nhiên, Vương Xương Linh, Cao Thích, Sầm Than, Vương Hàn, Thôi Hiệu,
Vương Kiến, Trương Tịch, Hàn Dũ, Mạnh Giao, Giả Đảo, Trương Kế... Mỗi nhà thơ
có một phong cách tài hoa điêu luyện khác nhau, mỗi người một vẻ không sao kể xiết
trong thời kỳ thịnh đạt này.
Thời kì trung Đường (766 - 835): Thơ hiện thực tiếp tục phát triển mạnh
và đẩy lên thành phong trào Tân nhạc phủ do Nguyên Chẩn (799 - 781) và Bạch Cư
Dị (772 - 846) khởi xướng. Bản thân tên của phong trào do hai ông khởi xướng
cũng đã có ý nghĩa nhấn mạnh, đề cao tinh thần hiện thực trong sáng tác nghệ
thuật văn chương. Cùng với hai nhà thơ này còn có một loạt các cây bút nổi tiếng
khác như Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, Mạnh Giao (751 - 814); Giả Đảo (779 843); Lưu Vũ Tích (772 - 842)… Phẩm chất hiện thực là đặc điểm nổi bật trong
thơ Đỗ Phủ ở buổi thịnh Đường. Giờ đây đang trong bối cảnh xã hội bắt đầu suy
tàn nó được khởi động trở thành một phong trào thơ hiện thực đặc sắc. Nó tiếp tục
phơi bày hiện thực xấu xa, thối nát của một triều đại đang suy vong và là tiếng nói
oán hờn của những con người vô tội.
Thời kì vãn Đường (836 - 907 ): Xã hội xuống cấp, triều đình phong kiến ngày
càng thối nát đẩy quá trình suy yếu thêm nhanh chóng và đi đến diệt vong. Thơ ca giai
đoạn này vẫn giữ được tinh thần hiện thực có từ thịnh - trung Đường. Khi phong trào
Tân nhạc phủ có những dấu hiệu không đồng đều thì phong trào Chính nhạc phủ mà
Bì Nhật Hưu (833 - 883) là tác giả, đã tiếp tục chủ trương gắn thơ ca với thời cuộc.
Bên cạnh Bì Nhật Hưu người ta còn thấy hai cây bút xuất sắc là Đỗ Tuân Hạc (846 904) và Nhiếp Di Trung (837 - ?). Song song với dòng thơ hiện thực, dòng thơ lãng
mạn tiếp tục giữ vững với các nhà thơ tiêu biểu như Đỗ Mục (803 - 853), Lý Thương
Ẩn (813 - 856) và Ôn Đình Quân (812 - 870)… Tuy thành tựu không được như thời kì
thịnh Đường và thời kì trung Đường nhưng vãn Đường vẫn xuất hiện những bài thơ
xứng đáng là điểm độc đáo khép lại 300 năm thơ ca của một thời kì đầy biến động.
1.1.2. Sự phong phú đa dạng của thơ Đường
Như trên đã nhận xét: Thơ Đường quả là bức tranh toàn cảnh về thời đại. Đọc
thơ Đường ta thấy có những cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng người, có thác nước,
có non cao, có âm thanh chùa vắng, có những hàng liễu buồn man mác trong cảnh

chia tay. Thơ Đường có những cảnh đời trái ngược: kẻ giàu sang coi miếng ăn tầm
10


thường "rượu, thịt ôi", kẻ nghèo hèn đói rét "xương chết buốt". Có tiếng ca bi phẫn
bên bàn rượu và cũng có hồn thơ khóc than cho cảnh loạn ly máu đổ xương rơi. Thơ
Đường có cảnh tiễn biệt của tình bạn thâm giao, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình khi có người ra trận - cảnh tiễn đưa trên bến sông hay thương nhớ đợi chờ bên khung
cửa. Thơ Đường có hành động anh hùng hiệp khách lại có nước mắt chàng Tư Mã vì
tiếng đàn kĩ nữ mà khóc than số phận. Thơ Đường có thế giới kỳ lạ của thần tiên thì
cũng có những tủi nhục của người bán thân, nhặt thóc rơi, phu kéo xe trong trời nắng.
Thơ Đường có cái đẹp bi hùng lại có cái đẹp tao nhã. Chất liệu cuộc sống được thể
hiện trong thơ ca rất phong phú nhưng không thừa thãi. Đôi khi lại là nét chấm phá
như bức tranh thủy mặc mà vẫn mang một hồn thơ lai láng. Tuy thơ Đường vẫn bị gò
bó trong khuôn khổ nhưng ý tình lại toát lên mạnh mẽ từ phong cảnh diễm lệ hùng
tráng cho đến những cảnh bi thương sầu hận làm rung động lòng người.
Trong Diện mạo thơ Đường, tác giả Lê Đức Niệm nhận xét rằng: Các bài thơ
Đường có đề tài hết sức rộng rãi về xã hội, thiên nhiên, lịch sử, cá nhân, về chiến
tranh, về cuộc sống con người xã hội. Ngòi bút của các thi nhân đã đi sâu vào mọi nơi
trong chốn cung đình và nắm vững như đi vào giữa quần chúng nhân dân.
"Khen rằng: Giá đáng Thịnh Đường, Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân!"
(Nguyễn Du). Đúng thế, khi nói đến thơ Đường, người ta không quên nhắc đến thời
Thịnh Đường, thời đại hoàng kim của thơ Đường, thời kỳ có nhiều trường phái với
nhiều tác giả, tác phẩm thơ ca nổi tiếng còn lưu lại đến ngày nay và mãi mãi mai sau.
Đề tài trong thơ Đường có những nội dung đa dạng và phong phú, với nhiều hình thức
diễn đạt phóng khoáng. Từ những đề tài về an nhàn ẩn dật, vui thú điền viên, tả cảnh
thiên nhiên, đến những bài thơ nói về cung đình, biên tái, chiến chinh, những đề tài
liên quan đến xã hội, cảnh nghèo đói áp bức, nỗi bất công của phụ nữ, những bài thơ
tâm tình, từ tình bè bạn, thiên nhiên, đến tình yêu nam nữ, rồi những đề tài vịnh sử,
hoặc những bài thơ mang hương vị Thiền…
Trong Đường thi tuyển dịch (2007, NXB Thuận Hóa), tác giả Lê Nguyễn Lưu

đã chia thơ Đường ra làm các nhóm là: cung đình, nhàn dật, điền viên sơn thủy, biên
tái, xã hội, tâm tình, vịnh sử. Chia ra như vậy nhưng không nhất thiết là mỗi nhà thơ
chỉ có mặt trong một thi phái. Nhiều tác giả đã thành công trong nhiều đề tài khác
nhau. Lý Bạch, Đỗ Phủ là một ví dụ: hầu như ở trường phái nào, hai tác giả này cũng
có mặt và thành công.
11


Để phản ánh hiện thực xã hội phong phú muôn màu muôn vẻ đó, thơ ca thời
Đường xuất hiện nhiều trường phái, phong cách và phát triển một cách rầm rộ. Nhiều
tác giả, tác phẩm nổi tiếng ở thời kỳ này được đời sau truyền tụng và ca ngợi. Căn cứ
vào đề tài sáng tác, các nhà nghiên cứu văn học sử Trung Quốc đã chia thơ Đường
thành các trường phái sau:
Trường phái Điền viên sơn thủy: Phái Điền viên sơn thủy còn được gọi là phái
"Vương - Mạnh" bởi vì hai thi nhân tiêu biểu của phái này đó là Mạnh Hạo Nhiên
(689 - 740) và Vương Duy (701 - 761). Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ sống gần gũi với
với cảnh thôn quê lặng lẽ, bình dị. Hình ảnh thiên nhiên nơi thôn dã trong thơ ông
được miêu tả đẹp đẽ biết bao. Đó là cảnh thanh nhàn êm ả của làng quê, cảnh núi sông
hùng vĩ và tráng lệ… Người thứ hai đó là Vương Duy tự Ma Cật, tuy suốt đời làm
quan nhưng ông thường sống như một ẩn sĩ, là người sùng tín đạo Phật, thơ mang đậm
ý vị thiền nên được mọi người tôn vinh là Thi Phật. Ông là một người rất đa tài, không
những nổi tiếng về thơ mà còn am hiểu về âm nhạc, có tài thư pháp và là một danh
họa. Khi nhận xét về Vương Duy, Tô Thức đời Tống cho rằng: "Thi trung hữu họa,
họa trung hữu thi" (Đọc thơ Ma Cật thấy trong thơ có họa, xem họa Ma Cật thấy
trong họa có thơ).
Trường phái Biên tái: Phái Biên tái còn được gọi là phái "Cao - Sầm", đó là
Cao Thích (702 - 765) và Sầm Than (716 - 770). Thơ của Cao Thích mang đậm chất
trữ tình hào phóng nhưng lại khẳng khái hiên ngang, trong khi đó thơ của Sầm Than
thì mỹ lệ huyền ảo, âm điệu dồn dập vút cao. Ngoài ra còn có một số tác giả cũng góp
phần quan trọng cho thi phái này như: Vương Xương Linh (698? - 757) và Lý Kỳ

(690 - 751).
Trường phái lãng mạn: Một trong những cây đại thụ lớn của phái này không ai
khác là Lý Bạch (701 - 762). Thơ của ông kết hợp hài hòa giữa tính hiện thực và tính
lãng mạn. Tuy nhiên, tính hiện thực trong thơ Lý Bạch không bằng Đỗ Phủ và Bạch
Cư Dị nhưng thơ ca lãng mạn có nội dung tích cực của ông lại vượt trội hơn. Người
đời tôn ông là "Thi tiên" (ông tiên làm thơ) cũng không có gì là quá. Trong thơ ông, ý,
cảnh, tình hòa quyện vào nhau, vừa diễm lệ, kỳ vĩ, vừa mênh mông bát ngát. Đều có
tính cuồng phong, hùng tráng, diễm lệ, phiêu dật, trầm thống. Đúng như lời khen của
Đỗ Phủ: "Lí Bạch thơ không ai địch nổi, siêu nhân ý khác thường" [4, tr. 17].
Trường phái hiện thực: Một kiện tướng của phái hiện thực trong thời kỳ này là
12


Đỗ Phủ (712 - 770). Đỗ Phủ để lại cho đời gần 1.500 bài thơ, trầm uất buồn đau,
nhưng sáng ngời tinh thần nhân ái bao la. Thơ ông là bức tranh phơi bày hiện thực xã
hội phong kiến đen tối, phơi bày cuộc sống khốn cùng của tầng lớp mang thân phận
"con ong, cái kiến".
Những ngòi bút hướng theo trường phái này còn có Nguyên Kết (719 - 772),
Cổ Huống (725 - 816). Về sau, người kế tục xứng đáng và xuất sắc nhất là Bạch Cư
Dị (772 - 846). Họ đã góp phần đưa thi ca hiện thực lúc bấy giờ lên đỉnh cao, mặc dù
trường phái hiện thực khai sinh muộn hơn so với các trường phái khác.
Với những thành tựu đạt được từ thực tế sáng tác đã quy tụ các trường phái thơ
đời Đường thành hai trường phái lớn, có ảnh hưởng sâu rộng và có những thành tựu
lớn nhất. Đó là trường phái lãng mạn đại biểu là Lý Bạch và trường phái hiện thực
tiêu biểu là Đỗ Phủ. Họ đều là những bậc kỳ tài trong thơ ca, đều có tình yêu với Tổ
quốc nhân dân. Song trong thơ của họ có sự vận dụng những phương pháp sáng tác
nghệ thuật khác nhau, xây dựng những phong cách nghệ thuật riêng nhằm phản ánh
thời đại với những biến động đổi thay của nó. Chính sự sáng tạo đó, đã để lại cho nền
văn học Trung Quốc nói riêng, thế giới nói chung một kho tàng tác phẩm đồ sộ, đưa
nghệ thuật thơ ca lãng mạn và hiện thực lên đỉnh cao. Họ xứng đáng là những đại biểu

kiệt xuất nhất của hai trường phái đó trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc.
Từ những nhận xét trên, có thể thấy thơ Đường phong phú về đề tài, nổi bật và
tập trung nhất vào hai khuynh hướng sáng tác là: hiện thực và lãng mạn. Như một giá
trị lịch sử văn học bất biến, dù phải trải qua bao thử thách, bao biến cố của thời đại,
nhưng hai khuynh hướng ấy vẫn trường tồn mãi mãi. Nó là kết quả của một quá trình
lĩnh hội những tinh hoa rực rỡ của đời Đường mà thi ca cổ trước đó chưa bao giờ đạt
đến được. Hiện thực và lãng mạn là hai bộ phận thống nhất trong một chỉnh thể của
thi ca đời Đường góp phần cống hiến to lớn cho văn học Trung Quốc.
1.2. Thi pháp thơ Đường
1.2.1. Thi pháp và thi pháp học
Việc nghiên cứu về thi pháp ở nước ta trong những năm gần đây đang được
nhiều nhà khoa học quan tâm. Trước đây, do những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử - xã
hội, đối với bộ môn Văn học, các nhà nghiên cứu chưa quan tâm nhiều đến hình thức
của tác phẩm mà chú trọng vào khía cạnh nội dung tư tưởng. Một tác phẩm văn học,
nội dung và hình thức không thể tách rời nhau. Vì "nội dung" chỉ có giá trị khi tồn tại
13


trong một hình thức nhất định và "hình thức" chỉ thực sự là hình thức khi biểu đạt một
nội dung.
GS Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam (NXB
Giáo dục, 1999) cho rằng: "Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối
sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không phải
là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài, mà là nguyên tắc bên trong vốn có của sáng
tạo nghệ thuật. Nó là mĩ học nội tại của sáng tác nghệ thuật, gắn liền với sự sáng tạo
và một trình độ văn hóa, nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nhất định đối với
cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác
phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm lên là cả nền văn học".[36, tr. 4]
Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao (NXB Đại học quốc gia, 2007)
khẳng định: "Thi pháp là tổ hợp những đặc tính thẩm mĩ - nghệ thuật và phong cách

của một hiện tượng văn học, là cấu trúc bên trong của nó, là hệ thống đặc trưng của
các thành tố bên trong của nó, là hệ thống đặc trưng của các thành tố nghệ thuật và
mối quan hệ giữa chúng". [14, tr. 11]
Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đạị (NXB Hội nhà văn,
2000) trình bày “Thi pháp là phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác
phẩm văn học từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật để tìm hiểu các ý
nghĩa biểu hiện hoặc chìm ẩn của các tác phẩm: ý nghĩa mỹ học, triết học, đạo đức
học, lịch sử, xã hội học… Cấp độ nghiên cứu thi pháp học các hình thức nghệ thuật
(kết cấu âm điệu, nhịp điệu, nhịp câu, đối thoại, thời gian, không gian, cú pháp, yêu
cầu đọc tác phẩm như một chỉnh thể. Ở đó các yếu tố ngôn ngữ liên kết chặt chẽ
với nhau, hợp thành một hệ thống để biểu đạt ý tưởng, tình cảm, tư duy, nhân sinh
quan,…". [11, tr. 9]
Theo Nguyễn Thị Bích Hải trong Thi pháp thơ Đường (NXB Đại học Huế,
2007) thì “Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống
bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Hệ thống đó có thể chia tách
thành các phương tiện (yếu tố), thể loại, kết cấu, phương pháp, không gian, thời gian,
ngôn ngữ…" [7, tr 4]
Từ những định nghĩa trên về thi pháp, người viết nhận thấy thi pháp là hệ thống
các yếu tố hình thức có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tạo nên một thế giới nhất định
(hệ thống đó bao gồm thể loại, kết cấu, thời gian, không gian, con người, ngôn
14


ngữ,…).
Vậy thi pháp học là gì?
GS Trần Đình Sử trong Một số vấn đề thi pháp học hiện đại (Vụ Giáo viên,
1993) khẳng định "Thi pháp học là một bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện
của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương diện tạo thành nghệ thuật cũng như
sự vận động, phát triển lịch sử của chúng". [37, tr. 5]
Đỗ Đức Hiểu trong Thi pháp hiện đạị (NXB Hội nhà văn, 2000) thì khẳng định

"Thi pháp học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu tác phẩm văn học để hướng
dẫn cho sáng tác và tiếp nhận văn học. Thi pháp học đem đến cho diễn đàn nghiên
cứu, phê bình văn học, giảng dạy văn học nhiều thuật ngữ mới, cách diễn đạt mới".
[11, tr. 17]
Trong Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, 1992) của nhóm tác giả Lê
Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: "Thi pháp học là khoa học
nghiên cứu thi pháp tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện
đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp
học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự
tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh sáng tác nghệ
thuật". [8, tr. 206 - 207]
Từ các định nghĩa trên có thể hiểu nếu thi pháp là hệ thống hình thức nghệ thuật
thì thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu hệ thống hình thức đó. Một số phương
diện của thi pháp thơ Đường sẽ được người viết tìm hiểu dựa vào những nhận định
trên.
1.2.2. Các phương diện trong thi pháp thơ Đường
Thơ Đường là tập đại thành của thơ cổ điển Trung Quốc, cho nên những
phương diện của thi pháp thơ Đường như quan niệm nghệ thuật về con người, không
gian, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ,... đều là những phương diện tiêu biểu của thi pháp
thơ cổ điển. Thi pháp mà chúng ta nghiên cứu để áp dụng vào giảng dạy ở trường phổ
thông thuộc về "Thi pháp chuyên biệt" (hay thi pháp miêu tả). Từ lý thuyết của thi
pháp học đại cương để nghiên cứu thi pháp thơ Đường, một giai đoạn trong lịch sử thơ
của Trung Quốc. Về hình thức, thơ Đường cũng chịu ảnh hưởng của thời đại, tư tưởng
triết học, các loại hình nghệ thuật khác và các giai đoạn thơ ca trước đó.
Trong cuốn Hán văn học sử cương yếu, Lỗ Tấn viết: "Đến đời Đường, văn xuôi
15


và thơ Trung Quốc có một sự biến đổi lớn". Sự đột biến này là kết quả của một quá
trình tích lũy lâu dài những kinh nghiệm nghệ thuật của hơn 10 thế kỷ thơ ca đã đến độ

chín muồi. Sự đột biến này thể hiện ở kiểu tư duy nghệ thuật, một hệ thống thi pháp
mới mẻ và độc đáo, tạo nên cái mốc quan trọng trên con đường phát triển của thơ ca
Trung Quốc. Thi pháp thơ Đường rất phong phú, đa dạng [23, tr.48]. Với khuôn khổ
của đề tài chúng tôi chỉ trình bày một số yếu tố tiêu biểu trong hệ thống thi pháp thơ
Đường qua các phương diện sau:
- Quan niệm nghệ thuật về con người.
- Thời gian nghệ thuật.
- Không gian nghệ thuật.
- Thể loại và kết cấu.
- Ngôn ngữ.
Nhà văn M.Gorki từng nói: " Văn học là khoa học về con người". Trong văn
học, con người là chủ thể, là đối tượng và đồng thời là mục đích. Trong phạm vi của
đề tài, chúng tôi chỉ xét quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Đường, tức là
quan niệm ở một thời đại thơ ca của một dân tộc. Đối tượng trung tâm của văn học là
con người, cho nên trong hệ thống thi pháp nó cũng là yếu tố trung tâm so với các yếu
tố khác. Trong thơ Đường, có hai kiểu con người chủ yếu, đó là con người vũ trụ và
con người xã hội.
Con người vũ trụ: Quan điểm về con người trong nghệ thuật với quan niệm triết
học có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Triết học cổ đại Trung Quốc nói riêng cũng
như các dân tộc thời cổ nói chung quan niệm con người được đặt trong mối tương
thông tương hợp với thiên nhiên "thiên nhân tương dữ". Con người là một "tiểu vũ
trụ" trong lòng "đại vũ trụ". Con người xuất hiện trong tư thế vũ trụ, đứng giữa đất trời
"đầu đội trời, chân đạp đất", hòa hợp đất trời. Thơ Đường đặc biệt quan tâm thể hiện
quan hệ tương giao, hòa hợp giữa con người với con người. Hình tượng con người vũ
trụ thể hiện khát vọng của con người được sống thanh bình, hòa hợp vào nhịp sống của
vũ trụ vô biên.
Con người xã hội: Thơ Đường khi phản ánh con người mà chủ yếu là tầng lớp
nhân dân thấp cổ bé họng, con người xã hội được phản ánh bằng quan hệ mâu thuẫn,
đối lập gay gắt. Mọi nỗi đau khổ của con người đặc biệt là con người bất hạnh, đến
những bất công xã hội của vua quan phong kiến đều được các nhà thơ hiện thực phản

16


ánh bằng tất cả tấm lòng nhân đạo, cảm thông.
Con người trong thơ Đường dù là con người vũ trụ hay con người xã hội đều
mang tính nhân văn sâu sắc. Nó bồi đắp cho tâm hồn con người những tình cảm cao
đẹp, lòng nhân ái, hướng con người về với chân, thiện, mỹ. Đó là đóng góp lớn lao của
thơ Đường cho Trung Quốc và nhân loại. Quan niệm nghệ thuật về con người là phạm
trù cơ bản và chi phối hầu hết các yếu tố không gian, thời gian, thể loại, kết cấu và
ngôn ngữ trong thơ Đường.
GS Trần Đình Sử khẳng định trong Về thi pháp thơ Đường (NXB Đà Nẵng,
1998): "Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận về thế giới và con người thì thời gian, không
gian nghệ thuật chính là hình thức để con người cảm thụ về thế giới và con người. Bởi
vì người ta không thể cảm thụ bất cứ cái gì ngoài thời gian và không gian". Không
gian nghệ thuật là hình tượng không gian trong tác phẩm. Cũng như cách phân chia
con người, không gian nghệ thuật trong thơ Đường có không gian vũ trụ và không gian
đời thường.
Không gian vũ trụ: "Không gian vũ trụ là nơi tồn tại của con người vũ trụ" [7,
tr. 26]. Từ một điểm trung tâm, con người nhìn ra mọi phía: đông, tây, nam, bắc và con
người là yếu tố trung tâm nên không gian mang tính đối xứng. Con người chính là tâm
đối xứng của không gian ấy. Điều này khiến con người cảm thấy nhỏ bé, cô đơn giữa
vũ trụ mênh mông vô tận. Từ đó con người luôn khao khát chiếm lĩnh không gian. Thi
sĩ tạo dựng không gian vũ trụ chính là để đưa không gian nội tâm hòa hợp cùng thế
giới.
Không gian đời thường: là không gian tồn tại của lớp người "thấp cổ bé họng".
Trong không gian ấy đầy nỗi bi ai, con người bị vây bủa, trói buộc. Họ phải đi (hoặc
chạy) trong những thôn xóm, làng mạc, chiến trường. Các thi sĩ đã tái hiện lại những
cảnh đời vất vả, tất bật để tồn sinh một cách khó nhọc, vẽ lại cảnh tiêu điều hiu hắt thê
lương trên quê hương bị chiến tranh tàn phá. Cho nên không gian đời thường rất thực,
gần gũi. Thế giới cảnh vật quanh cuộc đời vất vả đều mang màu sắc u tối, nhợt nhạt

thiếu sức sống. Các thi nhân miêu tả nó một cách cụ thể và chi tiết.
Không gian nghệ thuật của thơ Đường đã đạt đến mức hoàn mĩ, tiêu biểu cho
không gian nghệ thuật thơ Trung Quốc.
Cũng như quan niệm về con người nghệ thuật và không gian nghệ thuật, thời
gian nghệ thuật của Thơ Đường là sự đúc kết những tinh hoa của thời gian trong thơ ca
17


Trung Quốc. Chúng ta có thể phân chia thời gian nghê thuật trong thơ Đường thành
hai kiểu chính đó là: thời gian vũ trụ và thời gian đời thường.
Thời gian vũ trụ: Nói đến thời gian vũ trụ tức là nói đến thời gian trong mối
quan hệ với không gian. Khi quan niệm không gian, chúng ta hình dung về nó rõ hơn
vì không gian là cái có thể nhìn thấy được, còn thời gian thì vô hình. Nhưng thời gian
vũ trụ trong thơ Đường luôn có mối quan hệ biện chứng với không gian. Người ta
dùng không gian để thể hiện thời gian và ngược lại. Trong thơ Đường có rất nhiều địa
danh và đằng sau địa danh ấy vẫn thấy sự tiềm ẩn, bóng dáng của thời gian. Với tư
cách là thời gian vũ trụ, thời gian nghệ thuật, thơ Đường ít chịu đóng khung trong thời
hiện tại mà luôn có xu hướng vận hành trong vòng lưu chuyển của thời gian, ngược về
quá khứ, xuôi đến hiện tại (rộng mở), nhàn nhã khoan thai.
Thời gian đời thường: Khi phản ánh đời sống của con người trong xã hội, thời
gian nghệ thuật là thời gian đời thường. Thời gian đời thường chủ yếu là thời hiện tại,
có tính cụ thể. Ở đây người ta không kể về cái đã thuộc về quá khứ xa xăm mà kể về
cái đang diễn ra rất thực, rất đời thường, chính vì thế mà thời gian đời thường gấp gáp,
tất bật và đầy tính ký sự.
Khi nghiên cứu, chúng ta thấy rằng, trong hệ thống thế giới hình tượng, thời
gian nghệ thuật giữ một vai trò quan trọng. Nó có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố
khác. Trong thơ Đường, thời gian vũ trụ và thời gian đời thường không chỉ tiêu biểu
cho thời gian nghệ thuật trong thơ cổ điển Trung Quốc mà còn ảnh hưởng sâu đậm
trong những sáng tác thơ ca chữ Hán và chữ Nôm của Việt Nam.
Về phương diện thể thơ, các nhà thơ đời Đường sử dụng hai thể thơ chính là cổ

thể và kim thể. Thơ cổ thể có dạng là cổ phong và nhạc phủ. Còn thơ kim thể có hai
dạng chính là luật thi và tuyệt cú.
Luật thi gồm thất ngôn bát cú (thất luật) và ngũ ngôn bát cú (ngũ luật). Còn
tuyệt cú (tứ tuyệt), mỗi bài thơ chỉ có 4 câu, gồm thất ngôn tuyệt cú (thất tuyệt), ngũ
ngôn tuyệt cú (ngũ tuyệt). Cả luật thi và tuyệt cú đều là thơ cách luật. Tuyệt cú ra đời
sau luật thi. Nó có quan hệ mật thiết với luật thi. Niêm luật của thơ tuyệt cú tương ứng
với luật thi.
Sự quy định của luật thi rất chặt chẽ, không được vi phạm, cụ thể như sau: Một
bài thơ phải đạt sáu yêu cầu: niêm, luật, vận, đối, tiết tấu, bố cục.
Niêm: là quy tắc phối thanh theo chiều dọc làm bài thơ liên kết với nhau thành
18


một vòng khép kín, tạo nên một cấu trúc nội tại vững chắc.
Luật: Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ
thứ 2 - 4 - 6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu
huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng. Luật phối thanh bảo
đảm bằng trắc cân bằng, âm điệu hài hòa. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy
định này thì được gọi "thất luật".
Vận (vần): Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống
nhau, dùng để tạo âm điệu trong thơ.
Đối: Cũng là một nguyên tắc bắt buộc của luật thi. Với thơ Đường luật thì đối
thơ cũng là yếu tố bắt buộc. Phải đối liên, đối cả thanh, đối từ, đối ý. Đó là bốn yêu
cầu phải được tuân thủ nghiêm ngặt trong một bài luật thi.
Tiết tấu (cách ngắt nhịp): Tiết tấu trong thơ Đường nhìn chung ở câu thơ 7 chữ
và 5 chữ đều là chẵn trước, lẻ sau. Cách ngắt nhịp theo chẵn/lẻ là cố định tạo nên sự
hài hòa.
Về kết cấu, cho tới nay, còn nhiều đề xuất khác nhau về một bài thất ngôn bát
cú Đường luật.
Có ý kiến chia làm bốn phần: 2/2/2/2 (đề, thực, luận, kết), mỗi liên thơ tương

ứng một phần. Cách phân chia này tồn tại phổ biến đặc biệt trong nhà trường phổ
thông, giáo viên vẫn áp dụng nó để giảng dạy một bài luật thi với học sinh.
Có ý kiến lại chia thành ba phần: 2/4/2 do Francois Cheng, nhà kí hiệu học
Pháp gốc Trung Quốc đề xuất. Theo ông, ở liên một và liên bốn, trật tự thời gian
chiếm ưu thế; ở liên hai, liên ba, trật tự không gian chiếm ưu thế. Tính chất họa thể
hiện rõ nhất ở bốn câu giữa. Đây là cách chia gần với văn bản hiện đại (mở bài, thân
bài, kết bài).
Có ý kiến chia bài luật thi thành hai phần (4/4). Mô hình này do Kim Thánh
Thán (đời Thanh) đề xuất. Bốn câu trên được Thánh Thán gọi là Tiền giải ( nặng về
cảnh), bốn câu dưới được gọi là hậu giải (nặng về tình).
Ngoài ra, cũng có nhà nghiên cứu tìm hiểu luật thi họ chia thành hai phần(1/7)
nhằm phù hợp với từng bài.
Đối với bài thơ tứ tuyệt cũng có nhiều cách chia. Có thể chia hai phần (tiền giải,
hậu giải) hoặc bốn phần (khai, thừa, chuyển, hợp)…
Không có cách phân chia nào áp dụng được cho tất cả các bài thơ Đường, mỗi
19


chỉnh thể bài thơ đưa bạn đọc đến với những cái hay, cái đẹp riêng.
Khi nói về ngôn ngữ thơ Đường, trong Đường thi tuyển dịch (NXB Thuận Hóa,
2007), tác giả Lê Nguyễn Lưu đã nhận xét rằng: "Ngôn ngữ thơ Đường kết tinh được
nhiều cái biểu cảm mà còn có khả năng biểu ý, kết hợp cảm quan với nhận thức truyền
thống và cách tân, kế thừa và sáng tạo". Ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc ấy là do
các biện pháp tu từ tạo ra. Nhiều khi các biện pháp tu từ xen kẽ chồng chéo lên nhau,
làm bật lên cái "tứ" sâu xa như người ta vẫn thường nói "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài
lời). Bài thơ nhất là tứ tuyệt và bát cú rất ngắn gọn, sao cho trong một số câu nhất
định, một số từ có hạn phải diễn đạt hết cảm nghĩ của tác giả… Cho nên nó rất cô
đọng và hàm súc: lượng thông tin của nó tất nhiên không chỉ nằm trong ngữ nghĩa. Bài
thơ như khung cửa sổ mở ra trước vườn hoa, người đọc qua đó để ngắm nhìn cảnh vật
bên ngoài. Vì thế các biện pháp tỉ dụ, ẩn dụ được vận dụng phổ biến và rất đa dạng.

Cách dùng điển cố trong thơ Đường - một hình thức khác của ẩn dụ cũng uyển
chuyển, linh hoạt, trở thành phương thức biểu đạt tư tưởng hàm súc nhất. Các nhà thơ
đời Đường đã vận dụng những điển cố để hỗ trợ cho sự biểu đạt.
Ngôn ngữ thơ Đường là ngôn ngữ tinh luyện, có tính khái quát cao, giàu hình
ảnh và cảm xúc: Số chữ được dùng rất ít (chỉ 20 chữ ở thơ ngũ ngôn tứ truyệt và 56
chữ ở thơ thất ngôn bát cú) đã làm cho thơ Đường không thể sử dụng tùy tiện. Đương
thời, nhà thơ Đỗ Phủ từng nói: "Tự bất kinh nhân, tử bất hưu" (Chữ dùng chưa làm
cho người kinh hồn thì chết chưa yên), quả không sai.
Vị trí các thành phần trong câu văn cổ vốn đã khá linh hoạt, trật tự của từ, góp
phần quyết định ý nghĩa của câu. Do sự quy định chặt chẽ của vần, luật, nhất là để
nhấn mạnh ý muốn nói, cấu trúc câu thơ có hiện tượng đảo thành phần thi pháp (đảo
trang).
Một điểm nổi bật nhất của thơ Đường là sự vận dụng rộng rãi, triệt để thủ pháp
tĩnh lược. Bất cứ từ loại nào, dù chúng đảm nhiệm chức năng gì trong câu đều có thể
bị tĩnh lược. Điều hấp dẫn là sự bỏ bớt ấy không làm cho câu thơ ít nghĩa, tối nghĩa mà
làm cho nó thêm thâm thúy hơn mà thôi. Như vậy, biện pháp đảo trang và tĩnh lược
làm cho câu thơ, đặc biệt là những bài bát cú và tuyệt cú càng mang tính chất hàm súc
nổi bật, vừa khái quát vừa tăng giá trị biểu cảm.
Ngôn ngữ thơ Đường được tập hợp theo hai "trường": Đó là mang tính đặc
trưng của hai khuynh hướng sáng tác (khuynh hướng lãng mạn và khuynh hướng hiện
20


thực) được tập hợp thành hai hệ thống.
Hệ thống thơ thể hiện con người vũ trụ, ngôn ngữ mang tính khái quát, cổ kính
trang nhã, nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng, gợi liên tưởng. Ngữ âm hài hoà, thể hiện
tâm tình sâu lắng, suy tư.
Hệ thống thơ phản ánh hiện thực, ngôn ngữ mang tính cụ thể, tỷ lệ động từ, câu
trần thuật cao, ngữ âm sôi động, nhiều thanh trắc.
Dựa vào cơ sở lí luận trên đây, người viết triển khai đề tài theo các phương diện

quan niệm nghệ thuật về con người, không - thời gian nghệ thuật, thể loại - kết cấu và
ngôn ngữ. Mong muốn có cái nhìn cụ thể hơn về thi pháp thơ Đường và ứng dụng vào
việc dạy và học thơ Đường trong nhà trường phổ thông.

21


×