Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

khảo sát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi tại nhà máy chế biến tinh bột sắn hóa quỳ như xuân, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.98 KB, 29 trang )

Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Hà

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh
LỜI MỞ ĐẦU

Lao động giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử loài người, lao động
là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người. trong quá trình
lao động con người tác động trực tiếp vào thế giới xung quanh và mục đích
của quá trình lao động được thể hiện trong kết quả của nó.
Nhờ có lao động mà con người tách khỏi thế giới động vật, đồng thời
biết vận dụng quy luật của thiên nhiên để chinh phục nó. Điều đó khẳng định
lao động có ý chí, có mục đích của con người nhằm tạo ra một giá trị sử dụng
nhất định. Lao động tạo ra giá trị của cải vật chất và giá trị tinh thần của xã
hội, lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định của sự
phát triển.
Với tư tưởng chiến lược vì con người và phát huy nhân tố con người,
các quy phạm pháp luật của luật lao động đã thể hiện chủ trương, đường lối
của Đảng là giải phóng và phát triển nguồn nhân lực dồi dào của đất nước,
khuyến khích sử dụng tiềm năng lao động xã hội, tạo điều kiện và môi trường
cho người lao động làm việc, đảm bảo cơ bản tối thiểu về việc làm, trả công


lao động, an toàn vệ sinh lao động, kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và
chính sách xã hội. Coi trọng và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động nhằm phát triển sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn
định xã hội, phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Quyền lao động và nghỉ ngơi là các quyền cơ bản của người lao động
được các nước trên thế giới coi trọng, ở nước ta ngay sau khi giành được độc
lập, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến lợi ích của người lao động.
Điều này thể hiện trong các bản hiến pháp, luật lao động, pháp luật về thời
gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng
của pháp luật lao động.
Với đề tài khảo sát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật
về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi tại Nhà máy chế biến tinh bột

SVTH: Nguyễn Thị Hà

2

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

sắn Hóa Quỳ - Như Xuân, Thanh Hóa, em xin nêu ra những nội dung cơ
bản nhất về quy định của pháp luật về thời làm việc và thời gian nghỉ ngơi
cho người lao động và việc áp dụng những quy định đó vào nhà máy chế biến
tinh bột sắn Hóa Quỳ để có thể thấy được thực trạng chấp hành pháp luật lao
động cụ thể tại một doanh nghiệp như thế nào. Hiện nay, tình trạng vi phạm

trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm về thời gian làm
việc, thời gian nghỉ ngơi chủ yếu là các vi phạm như: Tăng thời gian làm việc
tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm vươt quá mức cho phép, giảm và cắt bớt thời
gian nghỉ ngơi của người lao động…Các vi phạm này không những xâm
phạm đến sức khỏe, tính mạng mà còn tác động đến gia đình và một phần
đến xã hội nói chung. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các cuộc đình
công cũng xuất phát từ lý do này. Với đề tài này em xin kiến nghị một số giải
pháp để giảm bớt đi tình trạng nêu trên.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, và với cương vị đang là
một sinh viên ngồi trên ghế nhà trường với một lượng kiến thức ít ỏi nên bài
tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng
góp, nhận xét của thầy cô để bài làm của em hoàn thiện hơn. Em xin kính
chúc thầy, cô sức khỏe, và tiếp tục có những cống hiến to lớn hơn cho sự
nghiệp trồng người. Em xin chân thành cảm ơn.

SVTH: Nguyễn Thị Hà

3

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh
NỘI DUNG

CHƯƠNG I. CỞ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát chung về người lao động và người sử dụng lao động
Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao

động và giao kết hợp đồng lao động (theo Điều 6 bộ Luật lao động).
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn sử dụng và trả
công lao động (theo Điều 6 bộ Luật lao động).
Người lao động và người sử dụng lao động có quan hệ với nhau thông
qua hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động được hiểu là sự thỏa thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện
lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Hợp đồng lao động thể hiện quan hệ giữa người sử dụng lao động và
người lao động, gọi là quan hệ lao động. Theo nghĩa rộng thì quan hệ lao
động được hiểu là quan hệ giữa con người với con người hình thành trong quá
trình lao động, là một mặt biểu hiện của quan hệ sản xuất, do vậy nhìn chung
mỗi phương thức sản xuất có một loại quan hệ lao động tiêu biểu thích ứng
với nó. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các quan hệ liên quan đến việc
sử dụng lao động rất phong phú như: Quan hệ trong các hợp tác xã, trong hợp
đồng khoán việc, trong các doanh nghiệp…Mỗi loại quan hệ này có những
đặc điểm, thuộc tính riêng. Theo nghĩa hẹp đó là quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình thuê mướn và sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động
và người sử dụng lao động.
Hiện nay quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động cũng
ngày càng được cải thiện thông qua pháp luật lao động, nó không còn đơn
giản là quan hệ chủ tớ trong một doanh nghiệp, hay xí nghiệp, nhà máy, mà
nó còn là các quan hệ khác phát sinh trong toàn bộ quá trình mà người lao
động và người sử dụng lao động tương tác với nhau.

SVTH: Nguyễn Thị Hà

4

Lớp QTNL 13C



Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

1.2. Khái quát chung về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
Trong quan hệ lao động, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi là hai
khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể
tách rời trong luật lao động. Trên thực tế, không có ai chỉ làm việc mà không
nghỉ ngơi và ngược lại, với những người không làm việc thì nghỉ ngơi cũng
không đặt ra, nhất là trong điều kiện hiện nay. Cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của con người càng làm cho người
lao động làm việc với cường độ cao hơn. Do vậy nhu cầu làm việc và nghỉ
ngơi ngày càng trở nên cấp thiết.
Thời gian làm việc chính là khoảng thời gian cần và đủ để năng suất lao
động hoàn thành, thời gian nghỉ ngơi là khoảng thời gian cần thiết để người
lao động tái sản xuất lại sức lao động đã hao phí nhằm đảm bảo quá trình lao
động diễn ra liên tục.
Dưới góc độ pháp lý, thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi được
biểu hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp
luật lao động. Quan hệ này thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao
động và người sử dụng lao động. Khi tham gia quan hệ này, người lao động
phải trực tiếp hoàn thành nghĩa vụ lao động của mình, phải tuân thủ những
quy định nội bộ và có quyền được hưởng thành quả trong khoảng thời gian
đó.
Ngoài thời gian làm việc là thời gian nghỉ ngơi, người lao động được tự
do sử dụng khoảng thời gian đó theo ý muốn của bản thân. Và như vậy thì
dưới góc độ này thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi được hiểu như sau:
Thời gian làm việc là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do

sự thỏa thuận giữa các bên, trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại
địa điểm để thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các
quy định của pháp luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Thời gian nghỉ ngơi là khoảng thời gian trong đó người lao động không
phải thực hiện nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng khoảng thời gian theo ý

SVTH: Nguyễn Thị Hà

5

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

muốn của mình.
Là một chế định pháp luật, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi bao
gồm tổng thể các quy định pháp luật quy định về thời gian người lao động
làm việc, phải thực hiện nghĩa vụ được giao và những khoảng thời gian cần
thiết để người lao động nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe và tái sản xuất sức lao
động của mình.
Tóm lại, dù thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi có được xem xét
dưới góc độ nào đi nữa thì cũng là để tìm ra một khoảng thời gian làm việc
hợp lý, một thời gian nghỉ ngơi thích hợp nhằm tăng năng suất lao động và
bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
1.3. Quy định cơ bản của pháp luật lao động về thời gian làm việc và thời gian
nghỉ ngơi.
a. Quy định về thời gian làm việc

Theo chương VII của bộ luật lao động năm 2012 thì thời gian làm việc
và thời gian nghỉ ngơi được quy định như sau:
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48
giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc
ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không
quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm
việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những
người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh
mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế
ban hành.
Điều 105. Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm
sau.
SVTH: Nguyễn Thị Hà

6

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc

bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc
theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ
khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ
làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc
theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá
12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá
200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định
thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử
dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã
không được nghỉ.
Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ
vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường
hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của
pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên
tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
b. Quy định về thời gian nghỉ ngơi
Được quy định như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Hà

7


Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định
tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời
giờ làm việc.
2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ
ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào
nội quy lao động.
Điều 109. Nghỉ chuyển ca
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi
chuyển sang ca làm việc khác.
Điều 110. Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong
trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người
sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính
bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng
tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải
ghi vào nội quy lao động.
Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao

động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động
như sau:
SVTH: Nguyễn Thị Hà

8

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình
thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc
nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối
hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là
người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống
đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau
khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người
lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để
nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện

đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02
ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày
nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ
hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật
này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Điều 113. Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng
SVTH: Nguyễn Thị Hà

9

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

năm
1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản
tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
2. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả
thuận.
Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh
toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác

mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được
thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng
năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp
không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Điều 115. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong
những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

SVTH: Nguyễn Thị Hà

10

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày
nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết
cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào

ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương
trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết
hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải
thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có
thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Điều 117. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công
việc có tính chất đặc biệt

SVTH: Nguyễn Thị Hà

11

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên
biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ

và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc
trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng
theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành
quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống
nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại
Điều 108 của Bộ luật này.

SVTH: Nguyễn Thị Hà

12

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT LAO
ĐỘNG VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ THỜI GIAN NGHỈ NGƠI TẠI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN HÓA QUỲ.
2.1.

Tổng quan về nhà máy chế biến tinh bột sắn Hóa Quỳ.
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hóa Quỳ nằm trên địa phận của huyện
Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Huyện Như xuân là huyện nằm ở phía tây nam.
Với thế mạnh về diện tích đất nông nghiệp rộng, hơn 42,671 ha thuận tiện cho
trồng các cây công nghiệp như sắn, mía…Đây cũng là lý do mà nhà máy chế
biến tinh bột sắn được đặt tại huyện này.
Nhà máy có tổng mức đầu tư trên 56 tỷ đồng, khởi công xây dựng từ

tháng 6 năm 2002, và đưa vào sử dụng tháng 10 năm 2003. Nhà máy trực
thuộc công ty vật tư nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, được thành lập theo quyết
định của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Với đội ngũ lãnh đạo của nhà máy
gồm 01 giám đốc, 02 phó giám đốc phụ trách các mảng kinh doanh, sản xuất
của nhà máy, và các thành viên khác của ban quản trị.
Nhà máy được lắp đặt dây chuyền thiết bị tự động hóa của Cộng hòa
liên bang Đức và Thái Lan, có công suất chế biến tối đa lên đến 320 tấn sắn
tươi mỗi ngày (tương đương 80 tấn sản phẩm tinh bột sắn / ngày). Hiện nay
nhà máy thu hút hơn 120 lao động thường xuyên ( công nhân sản xuất sản
phẩm) và 6.000 lao động thời vụ (vùng chuyên trồng sắn, cung cấp nguyên
liệu sản xuất). Nhà máy sản xuất theo thời vụ, tùy thuộc vào thời vụ của vùng
nguyên liệu. Thường thì thời gian nhà máy hoạt động sản xuất vào khoảng từ
tháng 10 năm nay đến tháng 4 năm sau, sau khi thu mua hết nguyên liệu sản
xuất trong vùng và các vùng lân cận nhà máy sẽ đóng cửa một thời gian cho
đến khi các vùng nguyên liệu cung cấp tiếp các nguyên liệu để tiếp tục sản
xuất.

SVTH: Nguyễn Thị Hà

13

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

Trong suốt thời gian từ khi thành lập cho đến nay, nhà máy chế biến
tinh bột sắn đã có những thành công trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của

mình. Với số lượng sắn tươi thu mua hàng ngày vào nhà máy không ngừng
tăng lên, và lượng tinh bột sắn thành phẩm đạt trên 80 tấn/ngày (vượt mức
công suất tối đa trước đây, do nhà máy đã đầu tư thêm hệ thống máy móc thiết
bị hiện đại hơn). Sản phẩm của nhà máy không chỉ cung cấp cho thị trường
trong nước, mà nó còn cung cấp sản phẩm của nhà máy mình ra một số nước
như: Thái Lan, Trung Quốc…
Nhà máy liên tục nhận được bằng khen, giấy khen của Ủy ban nhân dân
Huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh. Góp phần vào phát triển nền kinh tế của huyện,
của tỉnh nói chung và của toàn đất nước, đối với nhân dân trên địa bàn huyện
thì nhà máy đã góp phần tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 120
lao động, và cho hàng trăm hộ dân trồng nguyên liệu, giảm bớt đi tình trạng
không có việc làm, hạn chế các tệ nạn xã hội xảy ra, nâng cao mức sống cho
nhân dân địa phương.
Trong những năm tới, nhà máy tiếp tục cố gắng duy trì sản xuất, và
nâng cao hơn nữa về số lượng và chất lượng sản phẩm. Tiến tới mở rộng sản
xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn hiện đại hơn.
Báo cáo kết quả khảo sát việc chấp hành pháp luật về thời gian làm việc và

2.2.

thời gian nghỉ ngơi tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hóa Quỳ.
Trên cơ sở thực hiện nghiên cứu về việc chấp hành pháp luật lao động
về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi cho người lao động, và nghiên
cứu, học tập tổng quan về môn luật lao động, sau khi thực hiện khảo sát kết
quả khảo sát được báo cáo như sau:
 Về đối tượng khảo sát: 70 công nhân tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hóa

Quỳ trên tổng 120 công nhân đang làm viêc.

SVTH: Nguyễn Thị Hà


14

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

 Về phương thức thực hiện: khảo sát chủ yếu thông qua phát phiếu khảo sát

trực tiếp cho công nhân.
 Về thời gian thực hiện: từ ngày 07/12 đến ngày 10/12 năm 2015.
 Quy trình thực hiện:

Bước 1: Gặp gỡ ban giám đốc và công nhân nhà máy chế biến tinh bột
sắn Hóa Quỳ, vận động và kêu gọi sự giúp đỡ trong việc tiến hành khảo sát.
Bước 2: Thống kê số lượng công nhân sẽ tiến hành khảo sát, thu thập
những thông tin chính về công nhân như công nhân làm ở bộ phận nào? Bao
nhiêu tuổi? là nam hay nữ?
Bước 3: Gửi phiếu khảo sát trực tiếp đến cho công nhân của nhà máy,
bao gồm cả phiếu khảo sát và thư ngỏ. Kết quả đã tiến hành gửi đi 70 phiếu
khảo sát đến các công nhân của nhà máy.
Bước 4: Tổng hợp, phân tích các phiếu khảo sát nhận về, trên cơ sở các
phiếu khảo sát nhận về là 60 phiếu/ 70 phiếu khảo sát đã phát ra, tiến hành
phân tích số liệu nhận được.
Nội dung của kết quả khảo sát như sau:
Bảng 1: Anh chị làm việc bao nhiêu giờ/ 1 ngày?


Mức độ

Số công nhân

Phần trăm(%)

8 giờ/ 1 ngày

10

16,67%

10 giờ/ 1 ngày

12

20%

12 giờ/ 1 ngày

10

16,67%

SVTH: Nguyễn Thị Hà

15

Lớp QTNL 13C



Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

<12 giờ/ 1 ngày

28

46,67%

Tổng cộng

60

100%

Qua bảng 1 cho thấy công nhân chọn làm việc lớn hơn 12 giờ/ 1 ngày
tương đối lớn, chiếm đến 46,67%, tùy thuộc vào vị trí công việc hiện tại đang
được đảm nhận.
Bảng 2: Anh/ chị có thường xuyên làm thêm giờ không?

Mức độ

Số công nhân

Phần trăm(%)

Có, thường xuyên làm thêm giờ


28

46,67%

Thỉnh thoảng

20

33,3%

Không làm thêm giờ

12

20%

Tổng cộng.

60

100%

Qua bảng 2 cho thấy mức độ công nhân làm thêm giờ thường xuyên là
46,67%, thỉnh thoảng làm thêm chiếm 33,3%. Và số công nhân không làm
thêm giờ chiếm 20%.
Bảng 3: Anh/ chị có luôn tự nguyện chấp nhận làm thêm giờ khi có yêu
cầu của nhà máy không?

Mức độ


SVTH: Nguyễn Thị Hà

Số công nhân

16

Phần trăm(%)

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

Luôn chấp nhận

30

50%

Không chấp nhận, bị bắt buộc

30

50%

Tổng cộng

60


100%

Qua bảng 3 cho thấy số lượng công nhân tự nguyện chấp nhận làm
thêm giờ là 30 người, chiếm 50% và %50% số còn lại là bị bắt buộc.
Bảng 4: Phụ cấp làm thêm giờ của Anh/ Chị như thế nào?

Qua

Mức độ

Số công nhân

Phần trăm(%)

Phụ cấp cơm, nước làm thêm giờ

60

100%

Phụ cấp khác

0

0%

Không có phụ cấp

0


0%

Tổng cộng

60

100%

bảng 4 cho thấy số công nhân lựa chọ phụ cấp cơm và nước cho việc là thêm
giờ là 60 công nhân, tương đương với 100% công nhân được khảo sát. Các
mức độ còn lại không có công nhân nào lựa chọn.
Bảng 5: Thời gian nghỉ giữa giờ của Anh/Chị trong 1 ngày làm việc là
bao nhiêu thời gian?

Mức độ

Số công nhân

Phần trăm(%)

30 phút tính vào thời gian làm việc

0

0%

SVTH: Nguyễn Thị Hà

17


Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

45 phút tính vào thời gian làm việc

0

0%

30 phút, không tính vào thời gian làm việc

0

0%

45 phút, không tính vào thời gian làm việc. 60

100%

Tổng cộng

100%

60


Qua bảng 5 có thể thấy có đến 100% công nhân được khảo sát lựa chọn
rằng thời gian nghỉ giữa giờ là 45 phút và không được tính vào thời gian làm
việc.
Bảng 6: Thời gian nghỉ 24 giờ liên tục trong 1 tháng của anh chị bao
nhiêu ngày?

Mức độ

Số công nhân

Phần trăm(%)

4 ngày/ 1 tháng

10

16,67%

3 ngày/ 1 tháng

0

0%

2 ngày/ 1 tháng

30

50%


1 ngày/ 1 tháng

10

16,67%

Không được nghỉ ngày nào

10

16,67%

Tổng cộng

60

100%

Qua bảng 6 cho thấy có đến 50% công nhân lựa chọn ngày nghỉ liên tục
24 giờ trong một tháng là 2 ngày, không có công nhân chọn 3 ngày, có
SVTH: Nguyễn Thị Hà

18

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh


16,67% công nhân chọn nghỉ 1 ngày, nghỉ 4 ngày và không được nghỉ ngày
nào.
Bảng 7: Anh/Chị có được nghỉ đầy đủ các ngày nghỉ lễ, nghĩ tết theo
quy định chung của nhà nước không?

Mức độ

Số công nhân

Phần trăm(%)

Được nghỉ đầy đủ các ngày lễ, tết

60

100%

Không được nghỉ một số ngày

0

0%

Tổng cộng

60

100%


Qua bảng 7 cho thấy số công nhân lựa chọn được nghỉ đầy đủ các ngày
nghĩ lễ, nghỉ tết là 60 người, và số công nhân lựa chọn không được nghỉ các
ngày nghỉ lẽ, tết là 0 người, chiếm 0%.
So sánh, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thời gian làm việc và thời

2.3.

gian nghỉ ngơi tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hóa Quỳ.
Thông qua báo cáo kết quả khảo sát việc chấp hành pháp luật về thời
gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hóa
Quỳ, có thể đưa ra một số đánh giá, so sánh việc chấp hành pháp luật lao
động tại cơ sở này như sau:

a. So sánh

Thứ nhất: Nhìn chung có thể nhận thấy đa số công nhân đều làm việc
trung bình ngày trên 12 giờ chiếm số lượng lớn, điều này là sai với quy định

SVTH: Nguyễn Thị Hà

19

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

của pháp luật lao động về thời gian làm việc tối đa cho người lao động, theo

luật lao động năm 2012 thì nếu người lao động làm thêm giờ thì không quá 12
giờ/ 1 ngày làm việc. Có đến 17,67% công nhân trong tổng số 60 công nhân
được khảo sát lựa chon rằng họ phải làm việc trên 12 giờ một ngày. Tuy
nhiên, vẫn có những bộ phận được đảm bảo rằng họ làm việc đủ 8 giờ/1 ngày
làm việc. Có tình trạng này xảy ra là do đặc trưng của mô hình sản suất tại
nhà máy, có những dây chuyền phải hoạt động liên tục, điều này đã làm cho
nhà máy thực hiện cho người lao động làm việc sai phạm thời gian tối đa theo
quy định của pháp luật.
Thứ hai: Do nhà máy đang trong giai đoạn sản xuất tăng cao, nên số
công nhân thường xuyên làm thêm giờ là rất lớn để có thể đáp ứng được nhu
cầu sản xuất của nhà máy. Nhưng có một thực trạng là số công nhân chấp
nhận tự nguyện làm thêm giờ không phải là tất cả số công nhân thực hiện
khảo sát mà chỉ có 50% trong số họ là tự nguyện chấp nhận, còn số 50% còn
lại là do bị bắt buộc của nhà máy. Và nếu như vậy thì nhà máy đã sai phạm
trong vấn đề làm thêm giờ cho người lao động. Theo quy định thì điều kiện
đầu tiên để sắp xếp cho người lao động làm thêm giờ là phải có sự đồng ý của
người lao động.
Thứ ba: Nhà máy đã có những sai phạm trong việc thực hiện thời gian
nghỉ ngơi cho người lao động, thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động
theo quy định là 30 phút tính vào thời gian làm việc đối với những công việc
bình thường, và là 45 phút đối với những công việc độc hại, nặng nhọc và
cũng tính vào thời gian làm việc của một ngày. Nhưng theo kết quả khảo sát
thì đa phần công nhân được thực hiện khảo sát đã lựa chọn rằng họ được nghỉ
giữa giờ là 45 phút nhưng không được tính vào thời gian làm việc. Đây cũng
là một thực trạng chung, dường như không phải chỉ ở nhà máy này mà còn
trong nhiều các doanh nghiệp, công ty khác.
Thứ tư: Thời gian nghỉ 24 giờ liên tục trong một tháng của nhà máy cho
SVTH: Nguyễn Thị Hà

20


Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

người lao động là sai với quy định, số công nhân được nghỉ 4 ngày/ tháng liên
tục chỉ chiếm 10 người/ 60 người được khảo sát. Vẫn còn một số công nhân
không được nghỉ liên tục 24 giờ trong một tháng. So sánh với quy định của
luật lao động thì nhà máy đã thực hiện không đúng thời gian nghỉ ngơi cho
người lao động, trong luật lao động thì người lao động sẽ được nghỉ liên tục
24 giờ là 4 ngày / 1 tháng làm việc.
Thứ năm: Theo khảo sát có thể thấy được nhà máy đã thực hiện tốt các
ngày nghỉ lễ, nghỉ tết đúng với quy định cho người lao động. Tất cả công
nhân làm việc trong nhà máy đều được nghỉ đầy đủ các ngày lễ, tết chung.
b. Đánh giá

Nhìn chung, việc chấp hành pháp luật lao động cho người lao động làm
việc trong nhà máy về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi đa phần đều
vi phạm các quy định chung của pháp luật. Một thực tế đáng quan tâm là việc
vi phạm này không chỉ xuất hiện ở một hay hai công ty, xí nghiệp mà nó xuất
hiện hầu hết ở các công ty, doanh nghiệp trên cả nước. Tình trạng này diễn ra
một phần là do hoạt động của nhà máy là liên tục đỏi hỏi phải đảm bảo số
công nhân làm việc để cung cấp đủ sản phẩm ra ngoài thì trường, nhưng đồng
thời nhà máy lại không muốn bỏ thêm một phần chi phí khác để tuyển thêm
lao động vào làm việc mà chỉ tận dụng số công nhân hiện có trong nhà máy.
Việc làm sai quy định của pháp luật về thời gian làm việc và thời gian
nghỉ ngơi cũng một phần xuất phát từ hiểu biết của người lao động về pháp

luật lao động, về các chế độ mà bản thân họ nhận được.
Tuy vẫn có những sai phạm về áp dụng thời gian làm việc và thời gian
nghỉ ngơi cho công nhân trong nhà máy nhưng nói chung nhà máy đã thực
hiện tốt các quy định chung khác của pháp luật như: Đảm bảo được các chế
độ phúc lợi, đảm bảo lương đáp ứng nhu cầu sống của công nhân và gia đình

SVTH: Nguyễn Thị Hà

21

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

họ….thực hiện tốt chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

SVTH: Nguyễn Thị Hà

22

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh


CHƯƠNG III. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ
Kiến nghị giải pháp

3.1.

Trong nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế ngày càng tăng cao, số lượng
các doanh nghiệp ngày một tăng lên, dẫn đến tình trạng nhu cầu về nguồn
nhân lực đảm bảo cho sản xuất cũng tăng lên theo. Xuất phát từ thực trạng các
doanh nghiệp, công ty xuất hiện ngày một nhiều và nhằm đảm bảo cho quyền
và lợi ích cho người lao động. Và xuất phát từ thực trạng vi phạm pháp luật về
thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho người lao động nói chung và công nhân
nhà máy chế biến tinh bột sắn Hóa Quỳ nói riêng như:
 Buộc người lao động làm việc quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong
một tuần hoặc buộc làm việc quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong một
tuần đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật.
 Không giảm thời gian làm việc cho người lao động làm công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7
hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi
công tác xa.
 Không chuyển làm việc nhẹ hơn hoặc không giảm bớt 1 giờ làm việc hàng
ngày đối với người lao động nữ làm công việc nặng nhọc có thai đến tháng
thứ 7.
 Không bố trí để người lao động làm ca đêm nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút được
tính vào giờ làm việc; không bố trí để người lao động làm việc theo ca được
nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác; không bố trí để người lao
động nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục) cho mỗi tuần làm việc hoặc bình
quân 1 tháng ít nhất là 4 ngày đối với trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động
không thể nghỉ hàng tuần; không bố trí để người lao động nghỉ làm việc vào
những ngày lễ tết theo quy định; không bố trí để người lao động có 12 tháng
làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động nghỉ

hàng năm hoặc nghỉ vì việc riêng theo quy định.
 Không trả đủ tiền làm thêm giờ cho người lao động
SVTH: Nguyễn Thị Hà

23

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

Bản thân em xin kiến nghị một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện các chế độ, chính sách và pháp luật của nhà nước.
Công tác thanh tra, kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng trong bất kì
hoạt động nào, nếu không có thanh tra, kiểm tra thì đồng nghĩa với việc tạo
thuận lợi cho các hoạt động sai phạm diễn ra. Đặc biệt là trong việc thực hiện
các chế độ, chính sách của nhà nước cho người lao động, bởi nó ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả của các chính sách của nhà nước, và ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi của người lao động. Thường thì các công ty, doanh nghiệp
sẽ tìm mọi các để hạn chế đi các khoản phải chi trả cho người lao động và
tăng lên tối đa lợi ích của công ty, doanh nghiệp mình.
Thanh tra, kiểm tra phải được thực hiện một cách thường xuyên và theo
đúng bản chất của hoạt động này. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền của
nhà nước cần có những biện pháp để đảm bảo rằng: Thanh tra, kiểm tra là để
kiểm soát và phát hiện những sai phạm, chứ không phải thanh tra kiểm tra cho
có, cho xong. Các biện pháp đó có thể là thực hiện cơ chế thanh tra, kiểm tra
chéo, thanh tra kiểm, tra nhiều lần…

Thứ hai: Tăng cường chế tài xử lý nghiêm các doanh nghiệp, đơn vị vi
phạm.
Thanh tra, kiểm tra là để phát hiện những sai phạm, và cần phải có các
chế tài để xử lý nghiêm các vi phạm. Đảm bảo cho việc áp dụng các chế tài
xử lý thì chủ thể vi phạm sẽ không dám tiếp tục vi phạm. Trên thực tế cho
thấy, các chế tài xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp, công ty vi phạm
pháp luật về thực hiện chế độ cho người lao động còn chưa có tính răn đe thực
sự, các mức phạt còn quá thấp. Dẫn đến tình trạng các công ty hay doanh
nghiệp đó sẵn sàng vi phạm để thu về các lợi ích khác cao hơn.
Ngoài các chế tài hiện hành quy định xử lý vi phạm đói với các doanh
nghiệp, công ty, đơn vị vi phạm đã có trước đây, cần xây dựng thêm các chế
tài mới có tính nghiêm minh hơn, do thực tiễn là luôn có sự thay đổi trong quá

SVTH: Nguyễn Thị Hà

24

Lớp QTNL 13C


Tiểu luận - Luật lao động

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Linh

trình điều chỉnh các quan hệ đó.
Thứ ba: Tăng cường vai trò của công đoàn.
Công đoàn là bộ phận đứng ra bảo vệ cho người lao động, là bộ phận
đại diện cho lợi ích của người lao động. Tất cả các vấn đề về người lao động
sẽ do bộ phận công đoàn đảm nhận, do vậy công đoàn trong một doanh
nghiệp hay đơn vị nào đó cần tăng cường giám sát việc thực hiện chế độ,

chính sách, pháp luật của nhà nước, đảm bảo thời gian làm việc theo đúng
quy định. Tích cực đưa ra các quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, làm
thêm giờ vào bản thỏa ước lao động tập thể để giám sát thực hiện chung.
Các cán bộ công đoàn cần nâng cao hiểu biết về pháp luật, tăng cường khả
năng đối thoại với chủ doanh nghiệp trong việc bảo vệ người lao động, đảm bảo
các chế độ cho người lao động. Bởi vì một thực trạng chung là các cán bộ công
đoàn cũng là một trong số những lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị, nhận
và các chế độ từ tổ chức đó do vậy họ cũng phải bảo vệ cho chính tổ chức họ
đang lao động. Nếu không có khả năng đối thoại với chủ doanh nghiệp trong
việc bảo vệ người lao động thì công đoàn không những không bảo vệ được
người lao động mà còn có thể bị đuổi khỏi tổ chức, doanh nghiệp đó.
Thêm vào đó các cán bộ công đoàn cần phải tham gia vào công tác
tuyên truyền pháp luật, tư vấn pháp luật tới cả người lao động và người người
sử dụng lao động, vì đôi khi các doanh nghiệp chỉ chú ý vào việc sản xuất,
kinh doanh có khi không chú ý các pháp luật, văn bản khác nên thường xuyên
xao nhãng hoặc không thực hiện đúng, còn người lao động có khi vì không
hiểu biết pháp luật nên đòi hỏi đấu tranh sai do vậy công đoàn phải trở thành
cầu nối đưa pháp luật đến với người sử dụng lao động và người lao động.
Công đoàn phải làm cho mình thật sự trở thành chỗ dựa, là niềm tin của người
lao động, là chỗ dựa, cộng tác đắc lực của nhà nước.
Thứ tư: Bản thân người lao động cần nâng cao hiểu biết của mình về
pháp luật để có thể tự bảo vệ chính mình.
Xuất phát từ việc kém hiểu biết của người lao động về các quy định của

SVTH: Nguyễn Thị Hà

25

Lớp QTNL 13C



×