Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Khảo sát, đánh giá việc chấp hành quy pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các doanh nghiệp ở khu công nghiệp yên phong bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.04 KB, 38 trang )

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, hoạt động kiếm
sống là hoạt động quan trọng nhất của thế giới nói chung và của con người
nói riêng. Mỗi con người sinh ra để duy trì sự sống đều phải lao động, đó là
hoạt động quan trong nhất của con người nó không chỉ tạo ra của cải vật chất
nuôi sống con người, cải tạo xã hội mà nó còn mang lại những giá trị tinh thần
làm phong phú thêm cho đời sống con người .Tuy nhiên, để tạo ra những sản
phẩm lao động có năng suất hiệu quả và chất lượng cao thì không phải là
chuyện dễ dàng. Sức lao động của con người không phải là vô tận, nó sẽ cạn
kiệt nếu như người sử dụng lao động không biết cách sử dụng hợp lý và hiệu
quả. Vì thế việc quy định một thời giờ hợp lý, thời giờ nghỉ ngơi thích hợp sẽ
có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng lao động.
Quyền lao động và quyền nghỉ ngơi là các quyền cơ bản của người lao
động được các nước trên thế giới coi trọng. Ở Việt nam ngay từ khi mới giành
được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đều rất quan tâm đến quyền lợi của người
lao động, điều này được thể hiện rất rõ trong các bản hiến pháp, Bộ luật lao
động của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao
động. Đó chính là những quyền lợi mà người lao động được hưởng ttrong quá
trình lao động
Hiện nay,cùng hoà nhập với quá trình phát triển của xã hội,nhiều
doanh nghiệp lớn tại các khu công nghiệp đã đặt lợi ích và quyền lợi của
người lao động bằng việc chấp hành những quy định của pháp luật về vấn đề
thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi nhằm đảm bảo sức khoẻ của người lao
động. Nhưng bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp vi phạm về thời giờ
làm việc thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi phạm trong việc tăng thời giờ làm
việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm vượt quá mức cho phép, đồng thời giảm
và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động.
Nằm trong vị trí địa lý thuận lợi, khu công nghiệp Yên Phong tại Bắc


Ninh đã thu hút được rất nhiều vốn đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong và
ngoài nước. Một trong những doanh nghiệp đó có thể kể đến công ty THHH
2


samsung electronics Việt nam và công ty TNHH Flexcom Việt Nam. Đó cũng
là hai doanh nghiệp mà tôi chọn làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm khảo
sát về việc chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi của công nhân tại doanh nghiệp.
Mặc dù đã có cố gắng nhưng trong quá trình làm bài vẫn còn những
thiếu sót và hạn chế trong việc khai thác thông tin tại doanh nghiệp. Kính
mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Tôi xin trân thành cảm ơn!

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc chấp hành pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là
một trong những quy định của pháp luật lao động vì nó liên quan đến thiết
thực cuộc sống và việc làm của người lao động. Mặt khác, trong giai đoạn
hiện nay tình trạng vi phạm trong việc đảm bảo thời giờ của người lao động
càng ngày càng phố biến. Từ đó cần có những chính sách quản lý phù hợp đối
với các doanh nghiệp trong một khu vực chấp hành theo đúng pháp luật quy
định.
Trong thực tiễn cuộc sống có rất nhiều đề tài nghiên cứu các quy định
của pháp luật về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Nhưng các đề
tài, các công trình đó chỉ đi sâu nghiên cứu về các quy định của pháp luật về
thời giờ làm việc và nghỉ ngơi đối với những lao động đặc biệt như lao động

chưa thành niên, lao động nữ…… Mà không đề cập đến việc chấp hành đúng
quy định pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi của chính các
doanh nghiệp đối với người lao động trên một địa bàn nhất định. Biết Yên
Phong là một khu công nghiệp lớn thu hút vốn đầu tư của nhiều doanh nghiệp
trong nước và nước ngoài,cũng như thu hút một số lượng lớn người lao
động.Vì thế tôi quyết định chọn đề tài: “Khảo sát, đánh giá việc chấp hành
quy pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các doanh nghiệp ở
khu công nghiệp Yên Phong- Bắc Ninh”. Qua đề tài của mình tôi mong muốn
phần nào đánh giá được tình hình sử dụng lao động ở khu công nghiệp Yên
Phong thông qua các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ
ngơi. Hi vọng sẽ mang đến cái nhìn khái quát hơn về giá trị của người lao
động đối với doanh nghiệp và những thực trạng việc chấp hành quy định pháp
luật của doanh nghiệp đó.
2. Lịch sử nghiên cứu
Một số đề tài nghiên cứu về đề thời giờ là việc, thời giờ nghỉ ngơi như:
Đặng Xuân Lợi (2000) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo bộ lật lao
động Việt Nam, khoá luận tốt nghiệp khoa luật -Đại học quốc gia Hà Nội
4


Nguyễn Thị Thanh (2010), pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi,thực trạng và một số kiến nghị
Khuất Văn Trung (2012) Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi ở Việt Nam- thực trạng và hướng hoàn thiện.
Và một số bài báo đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài được cụ thể hoá theo những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
-Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
-Làm rõ thực trạng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các

doanh nghiệp tại khu công nghiệp Yên Phong-Bắc Ninh.
-Đánh giá ưu, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi và việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ
ngơi của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Yên Phong.
-Tìm hiểu về nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp khắc phục những
nhược điểm còn tồn tại doanh nghiệp.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số lý luận cơ bản của pháp luật về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các quy định cụ thể về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi trong mối quan hệ so sánh với các quy định về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi của công ty TNHH samsung Electronics Việt nam và
công ty TNHH Flexcom Việt Nam trong khu công nghiêp Yên Phong-Bắc
Ninh.
5. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi tại khu công
nghiệp Yên Phong-Bắc Ninh.
Thời gian: Nghiên cứu trong quá trình hoạt động, thực trạng của doanh
nghiệp nhằm đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi của doanh nghiệp tại khu vực.

5


6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu cần vận dụng những phương pháp sau:
-Phương pháp so sánh
-Phương pháp khảo sát thực thiễn
-Phương pháp phân tích
-Phương pháp tổng hợp
-Phương pháp điều tra xã hội học

-Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
-Phương pháp diễn giải và quy nạp.
7. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học
Ý nghĩa thực tiễn: Khảo sát đánh giá làm rõ thực trạng việc chấp hành
quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh
nghiệp tại khu công nghiệp Yên Phong-Bắc Ninh chỉ ra những ưu điểm và
hạn chế làm cơ sở cho việc xây dựng những giải pháp nâng cao chấp hành các
quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Ý nghĩa khoa học: Bổ sung thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
chấp hành quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ
NGHỈ NGƠI
1.1.

Những vấn đề chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trong quan hệ lao động, làm việc và nghỉ ngơi là hai khái niệm khác

nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một trong những
quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể. Do vậy các quy định về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thường xuyên kết hợp với nhau thành chế định
độc lập trong luật lao động.
Để tồn tại, con người phải lao động. Tuy nhiên lao động như thế nào và
trong khoảng thời gian bao lâu để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của
mỗi cá nhân lại là yêu cầu của quá trình lao động.Việc quy định thời giờ làm

việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động không chỉ đặc biệt có ý nghĩa với
người lao động mà còn có ý nghĩa đối người sử dụng lao động và nhà nước.
Như chúng ta đã biết, con người là một thực thể sinh học. Hệ thần kinh của
con người cũng hoạt động theo chu kỳ. Các nhà khoa học nhất trí rằng một
con người bình thường phải dành ít nhất 8 giờ đồng hồ để ngủ mỗi ngày. Như
vậy, trong số 24 giờ mỗi ngày sẽ chỉ còn lại trên dưới 16 giờ, trong đó có một
số giờ giành cho làm việc.
Lao động đến một mức nào đó thì cảm giác mệt mỏi sinh lý bắt đầu
xuất hiện. Đó là một cơ chế bảo vệ, như cái phanh, bắt cơ thể ngừng hoạt
động để khỏi kiệt sức. Để có thể làm việc hiệu quả, người lao động phải có
thời gian nhất định giành cho nghỉ ngơi. Đó chính là giai đoạn mà người lao
động tái sản xuất sức lao động. Như vậy, thời giờ làm việc là có giới hạn. Từ
thời xa sưa khi các bộ luật của nhà nước chưa hoàn thiện người lao động phải
làm việc quần quật không kể thời gian, hàng ngày họ phải làm việc khoảng
14, 16, thậm chí đến 18 tiếng. Cùng với sự phát triển của đất nước và các bộ
luật thời gian làm việc của người lao động giảm xuống đồng thời tăng thời
gian nghỉ ngơi. Ở nước ta hiện nay đã và đang thực hiện chế độ tuần làm việc
7


40 giờ trong khu vực nhà nước.
Bảo vệ người lao động là nguyên tắc quan trọng nhất của luật lao động,
vì vậy cần phải có chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi liên quan đến
quyền và lợi ích thân thiết trong quan hệ lao động, được người lao động và
người sự dụng quan tâm, bởi đó là nhân tố quyết định sự thành công của
doanh nghiệp trong tình hình sử dụng lao động của tổ chức.
1.1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Như những phân tích ở trên cho thấy làm việc và nghỉ ngơi là những
vấn đề khác nhau nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, làm thành hai mặt của
quá trình sống và lao động của con người.

Thời giờ làm việc:
Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành
lao động theo quy định của pháp luật, theo thoả ước lao động tập thể hoặc
theo hợp đồng lao động.
Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong
một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo
ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết.
Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với
những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo
danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.
Thời giờ nghỉ ngơi:
Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử
dụng ngoài nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc.
Tóm lại, dù thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được nghiên cứu
dưới góc độ gì đi nữa thì mục đích chính của việc nghiên cứu đó cũng là để
tìm ra một thời giờ làm việc hợp lý, một thời giờ nghỉ ngơi thích hợp nhằm
tăng năng suất lao động đồng thời bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
1.1.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi
8


Pháp luật quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ
yêu cầu bảo về người lao động trong mọi lĩnh vực lao động
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ sự tác
động của nền kinh tế thị trường
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ bản chất
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang xây dựng.
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ

bản của con người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải
được pháp luật can thiệp, bảo vệ. Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động, mặt khác còn có ý nghĩa đối với người
sử dụng lao động và nhà nước.
Đối với người lao động, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi có hai ý nghĩa cơ bản. Thứ nhất, bằng việc quy định quỹ thời giờ làm
việc,pháp luật lao động đảm bao cho người lao động có điều kiện thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ đồng thời làm căn cứ cho việc hưởng
thụ quyền lợi như tiền lương, thưởng… Thứ hai, quy định thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi còn có ý nghĩa quan trong lĩnh vực bảo hộ lao động đảm
bảo quyền nghỉ ngơi của người lao động.
Đối với người sử dụng lao động, việc quy định thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi giúp cho người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức
sản xuất, sử dụng lao động hợp lý, khoa học từ đó hoàn thành được mục tiêu
sản xuất kinh doanh đề ra. Căn cứ vào khối lượng công việc, tổng quỹ thời
gian cần thiết hoàn thành và số thời gian làm việc pháp luật quy định với mỗi
người lao động mà người sử dụng xây dựng định mức lao động, xác định
được chi phí nhân công và bố trí sử dụng lao động linh hoạt, hợp lý đảm bảo
hiệu quả cao nhất. Mặt khác, những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi còn tạo cơ sở pháp lý cho người sử dụng lao động thực hiện quyền
quản lý, điều hành giám sát lao động và đặc biệt xử lý kỉ luật lao động.
9


Đối với nhà nước, việc quy định thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi
không chỉ thể hiện chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức, điều
hoà hoạt động lao động xã hội mà còn thể hiện rõ thái độ của nhà nước đối
với lực lượng lao động, nguồn tài nguyên quý giá nhấ của quốc gia. Bằng các
quy định thời giờ làm việc nghỉ ngơi, nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra,

giám sát quan hệ lao động, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các bất đồng, tranh
chấp liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.2.

Quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Theo bộ luật lao động quy định về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi

như sau:
1.2.1. Thời giờ làm việc
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48
giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc
ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không
quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm
việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những
người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh
mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế
ban hành.
Điều 105. Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm
sau.
Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc
bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc
theo nội quy lao động.
10



2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ
khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ
làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc
theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá
12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá
200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định
thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử
dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã
không được nghỉ.
Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm
giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các
trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của
pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên
tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
1.2.2. Thời giờ nghỉ ngơi
Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định
tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời
giờ làm việc.
2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ
11



ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào
nội quy lao động.
Điều 109. Nghỉ chuyển ca
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi
chuyển sang ca làm việc khác.
Điều 110. Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong
trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người
sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính
bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng
tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải
ghi vào nội quy lao động.
Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao
động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động
như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình
thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc
nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối
12


hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là

người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống
đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau
khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người
lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để
nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện
đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02
ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày
nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ
hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật
này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Điều 113. Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng
năm
1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản
tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
2. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả
thuận.
13


Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh

toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác
mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được
thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng
năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp
không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Mục 3
NGHỈ LỄ, NGHỈ VIỆC RIÊNG, NGHỈ KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
Điều 115. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong
những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
14


2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày
nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết
cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào
ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương
trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết
hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải
thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có
thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
1.2.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có
tính chất đặc biệt
Điều 117. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công
việc có tính chất đặc biệt
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên
biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ
15


và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc
trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng
theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành
quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống
nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại
Điều 108 của Bộ luật này.

16


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ

THỜI LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG-BẮC NINH
2.1. Sơ lược về khu công nghiệp Yên Phong Bắc Ninh
2.1.1. Khái quát chung
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm ngọn trong
châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm: Tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh
khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
Bắc Ninh hiện nay có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung, 1 khu công
nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp. Tổng diện tích 6.847 ha; với tổng
diện tích đất công nghiệp được quy hoạch cho thuê 2.138,53 ha, diện tích đã
thu hồi 1.682,95 ha, đã cho thuê 1.259,81 ha; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy
hoạch đạt 58,91%; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích thu hồi đạt 74,86%
Như đã đề cập ở trên khu công nghiệp Yên Phong là một trong 15 khu
công nghiệp tập trung tại Bắc Ninh có vị trí nằm sát đường Quốc lộ 18 (tuyến
đường sân bay quốc tế Nội Bài-Thành phố Hạ Long) Cách thủ đô Hà Nội
khoảng 38 km. Do có vị trí thuận lợi khu công nghiệp Yên phong là điểm
sáng thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài như Hàn Quốc và một số
nước phát triển.
KCN Yên Phong nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nơi có lực lượng lao
động dồi dào với hơn 835.000 người. Lực lượng lao động địa phương có trình
độ chuyên môn, cần cù, chịu khó, có thể đáp ứng nhu cầu lao động cho doanh
nghiệp với chi phí hợp lý.
Không những có đóng góp lớn về giá trị sản xuất công nghiệp, kim
ngạch xuất khẩu cho tỉnh Bắc Ninh, các doanh nghiệp trong KCN Yên Phong
còn góp phần không nhỏ trong công tác an sinh xã hội, phát triển cộng
đồng.Tính đến thời điểm này, các doanh nghiệp trong KCN tạo việc làm cho
hơn 60.000 lao động công nghiệp và 4.000 lao động dịch vụ gián tiếp, góp
17



phần giải quyết công ăn việc làm ổn định không những cho lao động địa
phương mà còn thu hút lao động của các tỉnh thành từ khắp nơi trên cả nước.
Nhận thấy sức thu hút của Khu công nghiệp Yên Phong nơi có nhiều
doanh nghiệp phát triển vậy nên tôi quyết định chọn công ty THHH samsung
Electronics Việt Nam và công ty TNHH Flexcom Việt Nam là hai doanh
nghiệp để thực hiện đề tài của mình.
2.1.2. Khái quát về các doanh nghiệp tham gia khảo sát về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi tại khu công nghiệp Yên Phong
Thứ nhất, công ty THHH samsung Electronics Việt nam tại khu
công nghiệp Yên Phong
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV), trụ sở tại Khu
CN Yên Phong I, Trung Yên - Yên Phong - Bắc Ninh, chuyên sản xuất về
điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao. Tại Việt Nam,
SEV được đánh giá là mội trong những công ty có môi trường làm việc hiện
đại và tốt nhất (GWP- Great WorkPlace), Chính sách tiền lương, thưởng cạnh
tranh với mục tiêu công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng cường sự
gắn bó giữa tất cả công nhân viên.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4.2009, Công ty TNHH Samsung
Eletronics Việt Nam (SEV) đã bước đầu gặt hái được những thành công nhất
định và đang là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
thành công nhất tại Việt Nam. Nhờ có Samsung, 27.000 lao động ở Bắc Ninh
đã có việc làm, có thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, dự án đã tạo sức lan tỏa
mạnh mẽ giúp Bắc Ninh xây dựng được hình ảnh, thu hút số lượng lớn các
doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực điện
tử, viễn thông. Bằng chứng là, việc nâng tổng vốn đầu tư của dự án từ 670
triệu USD lên 1,5 tỉ USD của Samsung đã giúp Bắc Ninh thu hút khoảng 300
doanh nghiệp vệ tinh, vốn đầu tư đăng ký ước đạt từ 1-1,2 tỉ USD; tạo việc
làm cho trên 100.000 lao động; đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng năm
khoảng 1.200 tỉ đồng. Có lẽ, chính nhờ những đóng góp lớn ấy, SEV, đã luôn

18


nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh.
Samsung tin tưởng vào tương lai. Trên nền tảng của những thành công
đã đạt được, Samsung sẽ tiếp tục khám phá những lĩnh vực mới như chăm sóc
sức khỏe, y tế, dược phẩm và công nghệ sinh học. Samsung quyết tâm sẽ trở
thành một công ty dẫn đầu đầy sáng tạo tại những thị trường mới và một
doanh nghiệp hàng đầu trong tương lai.
Tại Việt Nam, Samsung Electronics Việt Nam (SEV) được đánh giá là
một trong những công ty có môi trường làm việc hiện đại và tốt nhất (GWP –
Great WorkPlace); chính sách tiền lương, thưởng cạnh tranh với mục tiêu
công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng cường sự gắn bó của các thành
viên. Với mục tiêu trở thành một trong những công ty được ngưỡng mộ nhất
tại Việt Nam và đưa Samsung trở thành thương hiệu được yêu thích nhất của
người tiêu dùng, SEV luôn chủ động phát triển con người toàn diện, vững
vàng trong năng lực chuyên môn và chuyên nghiệp trong phong cách làm
việc. Ban lãnh đạo SEV nhận thức sâu sắc rằng: “Tài sản lớn nhất của Công
ty là Con người”. Sự thành công và trưởng thành của mỗi cá nhân sẽ khiến
SEV phát triển và lớn mạnh.
Có lẽ chính vì quan điểm giàu tính nhân văn ấy, nhiều năm qua, tại
SEV, đào tạo là một trong những chính sách được coi trọng hàng đầu. Mọi
thành viên của SEV đều được khuyến khích nâng cao trình độ nghề nghiệp và
kiến thức chuyên môn. Bản thân SEV tự hào có được hệ thống các chương
trình đào tạo bài bản, phong phú được xây dựng dựa trên nền tảng chú trọng
phát triển con người như : Đào tạo định hướng, đào tạo kỹ thuật, đào tạo trực
tuyến (e-learning), đào tạo khả năng lãnh đạo (leadership) cho cán bộ quản lý
bậc trung và bậc cao, chương trình mentor – mentee, … được chuyển giao và
phát triển bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm giúp học viên dễ dàng tiếp cận
những kiến thức mới, hiện đại và thực tiễn. Bên cạnh đó, SEV còn chú trọng

và được đánh giá cao trong việc tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và
cộng đồng. Hình ảnh của công ty đã được gắn liền với các chương trình đóng
19


góp xã hội với quy mô lớn như chương trình “Thư viện thông minh” hay
“Hope for Children”.. cùng nhiều hoạt động tình nguyện hướng tới cộng đồng
khác như Hiến máu tình nguyện, Trao tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt
khó, Tặng xe lăn cho người khuyết tật,…
Bên cạnh những mặt tích cực đó còn xuất hiện những mặt tiêu cực và
nhiều hạn chế. Do là một công ty thu hút nguồn nhân lực mạnh mẽ cho nên
Samsung đã và đang phải đối diện với vấn đề quản lý nhân lực vì số lượng
công nhân quá lớn, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển
của công ty cũng như quyền và lợi ích của người lao động, khó có thể quản lý
được thời giờ làm việc của công nhân, mặt khác lại phải đáp ứng số lượng
không nhỏ sản phẩm đề cung cấp ngoài thị trường. Đây cũng đang là câu hỏi
lớn đối với nhiều doanh nghiệp.
Thứ hai, công ty TNHH Flexcom Việt Nam tại khu công nghiệp
Yên Phong
Công ty TNHH Flexcom Việt Nam– được thành lập tháng 02/2008, là
công ty 100% vốn của Hàn Quốc, với tổng vốn đầu tư là 40 triệu đô-la Mỹ, có
nhà máy tại KCN Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh. Công ty TNHH Flexcom VINA là một công ty chuyên sản xuất các
bảng mạch điện tử dạng dẻo tiên tiến nhất Hàn Quốc dùng cho lắp ráp điện
thoại di động, laptop, ti-vi LCD, thiết bị điều khiển và các sản phẩm điện tử
khác, với sản lượng trên 30 triệu sản phẩm/năm.
Flexcom Việt Nam có quy mô trên 5000 lao động, Flexcom là một
trong những đối tác quan trọng của các hãng điện tử hàng đầu thế giới như
Samsung, Sharp, LG, Casio, Thales, Hosiden, v.v.
Ngoài việc đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động, đóng góp

tích cực vào việc tăng trưởng kinh tế của địa phương, doanh nghiệp còn dành
một phần lợi nhuận ủng hộ các hoạt động từ thiện nhân đạo, thể hiện tinh thần
20


trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng, góp phần bảo đảm an sinh xã
hội.
Là một trong những đối tác quan trọng của samsung và cùng sản xuất
liên quan đến mặt hàng điện tử vậy nên hai công ty có sức thu hút lớn trên thị
trường kinh doanh và là đối thủ cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp
khác.Công ty TNHH Flexcom Việt Nam có chế độ làm việc và nghỉ ngơi
thích hợp, mức lương đáp ứng được nhu cầu của đời sống công nhan. Vì vậy
thu hút số lượng lớn người lao động, giải quyết công ăn việc làm cho những
người có nhu cầu tìm việc, phát triển cuộc sống.
2.2. Thực trạng việc chấp hành quy định của pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp
Yên Phong
2.2.1. Thực trạng về tình hình chấp hành quy định của pháp luật
thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi công ty THHH samsung
Electronics Việt nam
Tại Việt Nam, SAMSUNG được biết đến là một trong những Công ty
có môi trường làm việc hiện đại và tốt nhất, chính sách tiền lương, thưởng
cạnh tranh với mục tiêu công bằng, nâng cao hiệu quả làm việc và tăng cường
sự gắn bó của các thành viên. Có thời gian làm làm việc và thời gian nghỉ
ngơi tương đối hợp lý hiệu quả. Coi trọng sức lao động, khai thác và sử dụng
nguồn lao động một cách hiệu quả.
Trên thực tế, thực trạng về chấp hành quy định của pháp luật về thời
gian làm việc và nghỉ ngơi của Công ty Samsung được thể hiện trong quá
trình làm việc của công nhân. Căn cứ vào quy định của pháp luật Samsung bố
trí, sắp xếp lao động trong đơn vị mình theo ngày, theo ca, theo kíp… Do

samsung quyết định thời điểm bắt đầu và kết thúc ngày làm việc, cụ thể theo
kết quả thực tế công ty quy định:
Thời giờ làm việc:
Giờ hành chính 8h/ ngày và 6 ngày trên tuần
21


Thời gian làm việc: Từ 7h đến 17h30 phút tan ca: thời gian nghỉ trưa là
60 phút
Giờ làm việc theo ca bao gồm ca sáng ca chiều và ca đêm:
-

Ca sáng: Bắt đầu từ 6h đến 17h30 phút (nghỉ trưa từ 12h đến 13h)
Ca chiều: bắt đầu từ 17h30 đến 23h ( nghỉ giữa ca là 30 phút )
Ca đêm: bắt đầu từ 23h đến 6h ( nghỉ giữa ca là 30 phút )
Giờ làm việc theo kíp: là công nhân làm liên tục sau đó nghỉ một
khoảng thời gian rồi tiếp tục làm việc. Ví dụ: cứ 4 ngày làm việc công nhân
được nghỉ 2 ngày.
Thời giờ làm thêm:
Về số giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được
quy định trong một ngày đối với từng loại công việc. Trường hợp làm việc
theo tuần thì tổng cộng số giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm
trong một ngày không vượt quá 12h
Thời giờ làm thêm của công ty là 200h trong một năm không được
phép vượt quá cho dù người lao động có nhu cầu làm thêm.
Tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 16h, Đối với các công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì tổng số giờ làm thêm không quá 12h.
Khi làm thêm giờ người lao động được hưởng tiền làm thêm giờ và các
chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo quy định của pháp luật, đồng
thời Samsung cũng tạo cho người lao động cũng có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu người lao động làm thêm trên 4h thì doanh nghiệp bố trí cho người lao
động nghỉ 60 phút.
Thời giờ nghỉ ngơi:
Trong Samsung cứ làm việc 8h liên tục thì được nghỉ giữa ca là 30 phút
và tính vào giờ làm việc. Nếu làm việc ca đêm thì người lao động được doanh
nghiệp bố trí cho nghỉ 10h trước khi chuyển ca khác.
Đối với các ngày nghĩ lễ, tết hàng năm thực hiện đúng quy định của
pháp luật quy định và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
Đối với Người lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi
22


ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mỗi ngày được
nghỉ 60 phút mà vẫn hưởng nguyên lương.
Bên cạnh việc quy định một số thời gian nghỉ theo chế độ, theo quy
định của pháp luật Samsung cũng tôn trọng nguyên tắc tự thoả thuận với ngới
lao động, đảm bảo quan hệ diễn ra hài hoà bằng việc cho phép người lao động
tự do thoả thuận với doanh nghiệp về thời giờ ladm việc thời giờ nghỉ ngơi
phù hợp với điều kiện và lợi ích của người lao động lẫn doanh nghiệp. Tất
nhiên người lao động được hưởng lương theo sự thoả thuận của hai bên.
Tất cả những điều nêu trên là những quy định về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi của công ty TNHH samsung Electronics Việt nam tại khu công
nghiệp Yên Phong. Để đánh giá về chính xác về vấn đề này tôi đã có chuyến
đi thực tế khảo sát tại khu công nghiệp Yên Phong cho thấy công ty TNHH
samsung Electronics Việt Nam đã thực hiệ đúng theo quy định của pháp luật
về thời giờ việc, thời giờ nghỉ ngơi, giờ làm việc hành chính 8h trên một ngày,
số giờ làm thêm không vượt quá số giờ quy định, một tuần làm 6 ngày, công
nhân được nghỉ ngày chủ nhật. Các giờ làm việc theo ca, kíp được samsung
thực hiện đúng như quy định. Ngoài ra Sam sung còn có một số chính sách
quan tâm đến sức khoẻ người lao động để đảm bảo chất lượng công việc như

khám sức khoẻ định kỳ miễn phí cho công nhân, có những chế độ đặc biệt cho
phụ nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ, và một số lao động làm ở những khu
vực độc hại nguy hiểm. Mặt khác Samsung cũng trừng trị nghiêm ngặt những
lao động trộm cắp các linh kiện điện tử, điện thoại trong công ty hoặc vi phạm
những hợp đồng lao động do công ty quy định. Từ những nhân tố đó công
nhân trong samsung yên tâm làm việc tạo điều kiện gắn bó lâu dài với doanh
nghiệp .
Ngoài ra,qua kết quả khảo sát tôi thu được một số ý kiến của công nhân
như sau:
“Mỗi tuần chúng tôi được dùng 2 bữa ăn đặc biệt tại Cty với giá trị cao
gấp đôi bữa thường. Vì thế, những nữ LĐ đang mang thai như chúng tôi hoàn
toàn yên tâm về chế độ dinh dưỡng cho giai đoạn này”. Đó là tâm sự của chj
23


Nguyễn Thị Mai Hương - CN xưởng main 2 của Cty Samsung Electronics
VN (SEV) - khi nói về việc họ được CĐCS quan tâm, chăm sóc trong thời kỳ
dễ sa sút về sức khỏe. Đó cũng là kết quả của việc CĐ Cty đã phối hợp tốt với
chuyên môn thực hiện chiến lược vì sức khỏe NLĐ.
Công nhân Phạm Văn Chiến làm việc tại xưởng khu A cho biết: “Cứ
gần kề những ngày nghỉ lễ như tết, tết dương lịch…Công ty đều tổ chức tặng
quà cho công nhân. Khi chúng tôi làm việc theo ca, kíp công ty chăm sóc sức
khoẻ bằng những khoản lương nhỏ làm việc ngoài giờ và có chế độ nghỉ
dưỡng phù hợp đề chuẩn bị ngày làm việc tiếp theo. Làm việc tại công ty đã
hơn một năm nhưng công ty chưa chậm lương của công nhân tháng nào.”
Công nhân Lê Thị Hồng - làm việc ở xưởng LCD, hiện đang có thai 2
tháng - cho biết: “Từ khi bắt đầu mang thai, tôi được SEV bố trí công việc
nhẹ nhàng hơn nên cũng đỡ mệt mỏi, nhưng điều cơ bản nhất khiến chị em
mang thai yên tâm là dù được sắp xếp công việc khác, nhưng thu nhập không
giảm”.

Ngoài ra chủ tịch của SEV lên tiếng:
“Với một đơn vị có số lượng rất đông LĐ nữ như vậy, chính sách ưu
đãi này của CĐ và lãnh đạo SEV là cần thiết để động viên chị em, khiến họ
hài lòng. Ông Phạm Văn Trước - Chủ tịch CĐ SEV - khẳng định, đây là một
trong những chủ trương được nhất quán trong lãnh đạo và CĐ SEV, nhằm
hướng đến việc đảm bảo việc chăm lo cho NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó lâu
dài với DN”
Ngoài những mặt tích cực kể trên tôi cũng thấy được những mặt tiêu
cực tại công ty. Do số công nhân quá đông vì vậy lãnh đạo công ty không thể
nào quản lý hết được, từ đó làm xuất hiện những tệ nạn trong công ty, và số
quản lý o ép thời giờ làm việc của công nhân, chậm lương, không có mức
thưởng thích hợp khi công nhân thực hiện tốt công việc. Những việc này xuất
hiện ở một số xưởng nhỏ tuy không nhiều
Từ đó có một số ý kiến trái chiều qua kết quả khảo sát:
Công nhân Lê Đình Dũng làm việc tại xưởng lắp linh kiện cho biết:
24


“Tôi làm việc việc được gần 1 năm rồi, tháng nào cũng chậm lương, mà
thưởng thì không có vì nhiều lúc làm thêm giờ mà lại không được chấm công,
nhà tôi nghèo phải nuôi hai con nhỏ đang đi học lại là lao động chính, tuổi đã
già nên tôi vẫn phải tiếp tục làm việc”
Từ những ý kiến đó tôi nghĩ công ty cần có cuộc khảo sát đến từng bộ
phận để kiểm tra tình lao động tại công ty, có những chính sách phù hợp về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để đảm bảo quyền bình đẳng của mọi lao
động trong công ty.
2.2.2. Thực trạng về tình hình chấp hành quy định của pháp luật
thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi Công ty TNHH Flexcom Việt Nam
tại khu công nghiệp Yên Phong
Là một đối tác quan trọng của Samsung Công ty TNHH Flexcom Việt

Nam là một công ty chuyên sản xuất các bảng mạch điện tử dạng dẻo tiên tiến
nhất Hàn Quốc dùng cho lắp ráp điện thoại di động, laptop, ti-vi LCD, thiết bị
điều khiển và các sản phẩm điện tử khác, với sản lượng trên 30 triệu sản
phẩm/năm.
Quy mô trên 5000 lao động, mặt hàng xuất khẩu 100% với sản lượng
và doanh thu lớn như vậy Flexcom cũng đã và đang cố gắng hoàn thiện trong
vấn đề giờ giấc làm việc cho công nhân và chế độ nghỉ ngơi hiệu quả.
Trong bản nội quy lao động của doanh nghiệp thời giờ lao động, thời
giờ nghỉ ngơi được quy định gồm các điểm sau:
Thời giờ làm việc:
Thời giờ làm việc tại doanh nghiệp là không quá 8 giờ trên một ngày
và không quá 48 giờ trong một tuần. Theo điều 68 Bộ luật lao động.
Giờ làm việc của người lao động được chia làm 3 ca:
Ca A làm việc từ 7 giờ 30 phút – 16 giờ 30 phút. ( nghỉ giữa ca 60 phút,
ăn trưa, nghỉ ngơi)
Ca B: buổi sáng làm việc từ 10 giờ đến 14 giờ, buổi chiều làm việc từ
17 giờ - 22 giờ.(nghỉ giữa ca 30phut)
Ca C: làm việc từ 14 giờ - 23h( nghỉ giữa ca là 60 phút)
25


×