Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.05 KB, 52 trang )

1

1
1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi
nhận. Quyền khiếu nại, tố cáo có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các
quyền công dân, quyền con người. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là thực
hiện quyền dân chủ trực tiếp. Một mặt, quyền khiếu nại, tố cáo là quyền tự vệ,
phản kháng hợp pháp trước các hành vi vi phạm pháp luật; mặt khác, thông
qua việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo công dân tham gia vào quá trình
kiểm tra, giám sát xã hội; kiểm tra, giám sát nhà nước. Như vậy, bằng việc
phản hồi thông tin trực tiếp cho các chủ thể quản lý, thực hiện quyền khiếu
nại, tố cáo còn là sự tham gia của công dân vào quản lý nhà nước, quản lý xã
hội. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đóng góp vai trò to lớn
trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và
kỷ luật nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân là một trong những biện pháp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của nhân dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, phát hiện và khắc phục những sai lầm
thiếu sót trong hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời củng cố mối quan hệ
và giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo; trong những năm qua cấp ủy và chính quyền địa
phương huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực triển khai quán triệt các
chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác giải
quyết khiếu nại tố cáo, tăng cường ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai,
thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa


phương, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp
1


2

2
2

chế xã hội chủ nghĩa, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế bất cập, một số cấp uỷ chính
quyền địa phương chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo của đơn vị; chưa xây dựng được quy chế tiếp công dân, nội quy và
niêm yết lịch tiếp công dân tại nơi tiếp công dân; trách nhiệm xem xét, giải
quyết đơn thuộc thẩm quyền ở một số đơn vị còn chậm, nội dung xử lý chưa
đảm bảo thủ tục quy định, thiếu chặt chẽ dẫn đến một số vụ việc giải quyết
tồn đọng, kéo dài. Cá biệt có vụ việc giải quyết không đúng thẩm quyền,
nhiều vụ việc phát sinh kéo dài do lịch sử để lại chưa được giải quyết hoặc thi
hành dứt điểm, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến tình trạng phát sinh đơn
thư gửi vượt cấp vẫn còn xảy ra. Mặt khác, song song với việc phát triển kinh
tế xã hội, trên địa bàn huyện trong thời gian tới sẽ có nhiều chương trình dự
án phát triển kinh tế xã hội như: Xây dựng nông thôn mới, chương trình 135
và các xã vùng An toàn khu của huyện sẽ dẫn đến tình hình khiếu nại, tố cáo
về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường … dự báo có
chiều hướng gia tăng, phát sinh những vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức
tạp, đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp trong thời gian tới.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư,

giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, tôi xây
dựng Đề án: “Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải
quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn
2015 - 20120”, nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác
tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện
giai đoạn 2015 - 2020.
2


3

3
3

2. Giới hạn của đề án
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề án tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về
tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo và tình hình, kết
quả hoạt động Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong tổ
chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại,
tố cáo trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư
và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Thu thập số liệu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo của huyện Bắc Sơn từ năm 2010 đến tháng 5 năm
2015 nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 - 2020.
3. Mục tiêu của đề án

3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo
trên địa bàn huyện Bắc Sơn nhằm đề xuất các giải pháp tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố
cáo trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 - 2020. Góp phần giải quyết những vấn
đề nổi cộm, gây bức xúc trong nhân dân về công tác khiếu nại, tố cáo, đảm
bảo ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền và

3


4

4
4

lợi ích chính đáng cho tổ chức và công dân. Tăng cường củng cố hiệu lực hiệu
quả quản lý nhà nước, đảm bảo pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc.

3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đảm bảo các cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các quyết định, kết luận giải quyết
theo đúng trình tự, thủ tục quy định, có tính khả thi, đảm bảo công dân chấp hành
nghiêm quyết định, kết luận đang có hiệu lực thi hành.
- Nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc
tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền,
giảm tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm dẫn đến đơn thư phát sinh
vượt cấp.
- Rút ngắn thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo và nâng cao chất lượng
của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho tổ

chức và công dân, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức tiếp công dân
và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Nâng cao vai trò trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ giám sát, tuyên truyền các chính
sách pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề xuất, kiến
nghị người có thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo đúng quy định của
pháp luật.
- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của công dân về
pháp luật tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, giúp người dân nắm được quyền và
nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo.

4


5

5
5

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
Khiếu nại, tố cáo là sản phẩm cuộc đấu tranh của nhân loại được hình
thành và phát triển bởi nguồn gốc bất bình đẳng về quyền lợi kinh tế, chính
trị. Nó thể hiện bằng hình thức trong lịch sử, như đánh trống kêu oan, đến
công đường kêu kiện hoặc viết đơn gửi hệ thống chính quyền các cấp để giải
bày oan ức mong được giúp đỡ. Tuy chủ thể khiếu nại, tố cáo là cá nhân hay
tổ chức hoặc một bộ phận cộng đồng thì khiếu nại, tố cáo vẫn là sự đòi hỏi
quyền lợi thiết thực về sự công bằng của giai cấp bị trị đối với giai cấp thống
trị, do đó bản chất nó bao giờ cũng mang tính giai cấp và tồn tại khách quan

khi xã hội có phân chia giai cấp. Trong thế giới hiện đại quyền con người nói
chung và quyền khiếu nại nói riêng được công nhận, cam kết, bảo đảm và
được ghi trong các Công ước, Hiệp ước, Hiến chương quốc tế nó được chứng
minh rằng "Mọi người đều có quyền khiếu nại hữu hiệu đến cơ quan tư pháp
quốc gia; Có quyền chống những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của con
người đã được Hiến pháp và Pháp luật thừa nhận".
Điều 25 Công ước Châu Mỹ về quyền con người ghi nhận: "Mọi người
đều có quyền hưởng một thủ tục khiếu nại đơn giản và nhanh chóng hoặc mọi
khiếu nại hữu hiệu khác trước các thẩm phán hoặc các Tòa án có thẩm quyền
nhằm bảo vệ người đó chống lại tất cả các hành động vi phạm đến các quyền
cơ bản của họ đã được Hiến pháp, pháp luật hoặc Công ước này thừa nhận,
ngay cả khi vi phạm này do những người thi hành công vụ gây ra…". Ngay
5


6

6
6

trong những năm đầu của Chính quyền Xô viết, V.I.Lênin đã xác định: "Không
thể giành thắng lợi cho Chủ nghĩa Xã hội toàn thắng và đưa nhân loại tới sự
mất đi của Nhà nước nếu không thực hiện dân chủ một cách đầy đủ".
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác- Lênin vào tiễn cánh mạng Việt Nam. Ngay sau khi giành chính quyền
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng, củng cố mối quan
hệ chặt chẽ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Người nói: “Giữ chặt mối
liên hệ với dân chúng và luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền
tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi”. Người đã nhiều lần
chỉ ra ý nghĩa chính trị sâu sắc của công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố

cáo của nhân dân. Trong bài nói chuyện với cán bộ Thanh tra tại Hội nghị
Thanh tra toàn miền Bắc ngày 5/3/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:
“Đồng bào có oan ức mới khiếu nại, tố cáo, hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách
của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại, tố cáo. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì
đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ,
do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố
tốt hơn”. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo của
dân chính là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệ
giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân vào
Đảng và Nhà nước. Trong trường hợp các khiếu nại, tố cáo được các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời và thỏa đáng thì những
người dân đi khiếu nại, tố cáo và thậm chí cả những người sống xung quanh
họ sẽ cảm thấy Nhà nước đã tôn trọng, lắng nghe ý kiến của họ, quan tâm, lo
lắng đến quyền lợi của họ và cũng tự nhiên họ thấy Nhà nước gần gũi, gắn bó
với họ và đã thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhưng ngược lại
nếu các khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị của dân được các cơ quan, cán bộ Nhà
nước đón nhận bằng một thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm thì cũng chính
6


7

7
7

những người dân đó sẽ hình thành tâm trạng thiếu tin tưởng và có xu hướng
xa lánh các cơ quan quản lý. Vì vậy, việc giải quyết nhanh chóng, đúng pháp
luật các khiếu nại, tố cáo của công dân, gắn liền với nó là việc khôi phục kịp
thời quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý nghiêm minh những người
sai phạm, tất yếu sẽ góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ trương,

đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho mối quan
hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng gắn bó bền chặt hơn.
1.2. Cở sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị

- Chỉ thị 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của bộ chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo.
- Thông báo số 307-TB/TW ngày 10/02/2010 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về Đề án đổi mới tiếp công dân.
- Chỉ thị số 15 - CT/TU ngày 22 tháng 5 năm 2002 của Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ Lạng Sơn về tăng cường lãnh đạo công tác tiếp dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
Hiện nay công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo
được quy định ở nhóm văn bản sau:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
- Hệ thống văn bản luật, gồm: Luật khiếu nại năm 2011; Luật tố cáo
năm 2011; Luật Tiếp công dân năm 2013.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Nghị định số 75/2012
ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
7


8

8
8

Luật khiếu nại; Nghị định số 76/2012 ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo; Thông tư 06/2013/TTTTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình giải
quyết tố cáo; Thông tư 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra
Chính phủ quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính; Nghị định
64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Tiếp công dân; Thông tư số 46/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày
16/3/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ quy định chế độ bồi dưỡng đối với
cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh.
1.2.3. Cơ sở thực tiễn
Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015 là giai đoạn cả nước tăng cường
đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các chính sách đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng, quan tâm đầu tư cho các địa phương vùng kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn. Đối với huyện Bắc Sơn, trong những năm qua được Đảng, Nhà
nước đầu tư các chương trình dự án cho các xã đặc biệt khó khăn, xã An toàn
khu, kinh tế xã hội từng bước phát triển đổi mới, song song với phát triển kinh
tế dẫn đến phức tạp về tình hình đơn thư phát sinh trên địa bàn huyện có chiều
hướng gia tăng, nhiều vụ việc có tính chất phức tạp về thu hồi đất, bồi thường
giải phóng mặt bằng, vấn đề ô nhiễm môi trường gây sự phản kháng, bức xúc
trong nhân dân; một số vụ việc giải quyết khó khăn do lịch sử để lại: như
tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất để xây dựng công trình trên đất, tranh chấp
ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Nguyên nhân phát sinh đơn thư xuất phát từ công tác quản lý, các văn
bản chưa kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, sự phát triển kinh tế,
làm thay đổi đời sống của nhân dân nông thôn và cũng làm xuất hiện những
mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh do bồi thường giải phóng mặt bằng, các mâu
8


9


9
9

thuẫn cá nhân trong mở rộng sản xuất kinh tế. Một số quyết định, bản án giải
quyết đã có hiệu lực nhưng việc thi hành trên thực tế không thực hiện được.
Việc thụ lý, giải quyết các yêu cầu của công dân chưa kịp thời; trình độ, năng
lực, kiến thức pháp luật của công chức còn hạn chế, việc tiếp nhận, thẩm tra,
xác minh, xử lý đơn chưa đảm bảo thời gian quy định, nhiều vụ việc ban hành
kết luận, quyết định, văn bản trả lời công dân chưa thỏa đáng, tình trạng đơn
thư công dân gửi vượt cấp vẫn còn xảy ra. Sự hiểu biết về chính sách pháp
luật của người dân còn nhiều hạn chế, dễ bị lôi kéo, kích động; Công tác
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa thường
xuyên, sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là những
nơi vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.
Trước tình hình đó, để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý,
giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn cần thực hiện
nhiều giải pháp và giải quyết một cách đồng bộ, từ việc nâng cao nhận thức của
cấp ủy, chính quyền địa phương về tầm quan trọng của công tác này, tăng
cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, bố trí cán bộ,
công chức có năng lực, trình độ, có khả năng dân vận và nắm vững kiến thức
pháp luật; tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ; đẩy mạnh
công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối
với cán bộ công chức, đẩy mạnh việc tuyên truyền các quy định của pháp luật
nhằm nâng cao ý thức trách trách nhiệm của công dân trong việc chấp hành và
tuân thủ pháp luật …
2. Nội dung thực hiện đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện
Cùng với các hoạt động cải cách kinh tế, chúng ta đã quan tâm và thực
hiện có hiệu quả cải cách về tư pháp và hệ thống pháp luật, trong đó nổi bật là
hoạt động cải cách thủ tục hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một

9


10

10
10

lĩnh vực được chú trọng xây dựng và hoàn thiện. Cơ chế giải quyết khiếu nại,
tố cáo là một trong những thể chế rất quan trọng thuộc lĩnh vực quan hệ giữa
Nhà nước và nhân dân. Hoàn thiện cơ chế này sẽ góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của hoạt động hành chính công, đồng thời tăng cường việc thực thi
các quyền dân sự, chính trị của người dân.
Quyền khiếu nại, tố cáo của người dân đối với hoạt động hành chính
của Nhà nước được pháp luật công nhận và bảo hộ. Hiến pháp năm 2013 quy
định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
(Khoản 1 Điều 30).
Trong một thời gian dài, pháp luật khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi, bổ
sung hoàn thiện nhiều lần, nhưng thực tiễn cho thấy, công tác giải quyết đơn
khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng bộc lộ nhiều
khó khăn, bất cập và ngày càng gia tăng số lượng các đơn thư khiếu nại, tố
cáo của người dân về các quyết định, hành vi hành chính của các cơ quan nhà
nước, ở tất cả các cấp chính quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ
quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và trên hầu
hết các lĩnh vực dân sinh: đất đai, môi trường, y tế, giao thông, xây dựng,
kinh doanh, chế độ chính sách ... Tính chất và nội dung khiếu kiện ngày càng
phức tạp, nó đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải giải quyết hiệu quả, nhanh
chóng những đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Từ những hạn chế bất cập về cơ chế, chính sách cũng như trình độ,

năng lực quản lý ở địa phương trước những yêu cầu khách quan trong quá
trình đổi mới và hội nhập, tình hình kinh tế xã hội của huyện Bắc Sơn có
những chuyển biến căn bản, việc mở rộng quy hoạch đất đai xây dựng các
công trình công cộng; triển khai các dự án xây dựng nông thôn mới, các
chương trình dự án khác đầu tư phát triển ở vùng dân tộc thiểu số, việc triển
10


11

11
11

khai dự án ảnh hưởng và thiệt hại trực tiếp đến đất đai của nhân dân trong sản
xuất nông nghiệp mặt khác các quy định của pháp luật đất đai thiếu đồng bộ,
dẫn đến trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua vẫn phát sinh nhiều đơn
thư liên quan đến thu hồi, giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai do lịch sử
để lại, tranh chấp ranh giới sử dụng đất, yêu cầu giải quyết các chế độ chính
sách, các tranh chấp bất đồng nhỏ tại khu dân cư chưa được xem xét hòa giải
kịp thời. Nhiều vụ việc giải quyết chậm thời hạn, tỷ lệ giải quyết đạt thấp, một
số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức
thực hiện công tác này. Cá biệt có vụ việc giải quyết chưa đúng quy trình gây
bức xúc trong nhân nhân.
Các quy định về nơi tiếp công dân, quy chế nội quy tiếp công dân, tổ
chức tiếp công dân chưa đúng quy trình, như chưa lập biên bản, kết luận tại
biên bản tiếp công dân chưa chỉ đạo, phân công công chức, bộ phận chuyên
môn tham mưu thực hiện. Cấp huyện hiện nay bố trí được phòng tiếp công
dân riêng nhưng còn chật hẹp, tài liệu, máy tính, ghi âm, camera, máy chiếu,
điều hòa chưa được trang bị đầy đủ, khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ
cũng như thực hiện công tác kiểm tra, quản lý của người đứng đầu.

Đối với các phòng, ban chuyên môn việc bố trí bàn làm việc và tổ chức
tiếp công dân còn khó khăn, nơi làm việc chật hẹp, cũng ảnh hướng đến việc
tiếp công dân theo quy định. Đối với cấp xã, chưa bố trí được phòng tiếp công
dân riêng, việc tiếp công dân được thực hiện chung với bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả, cán bộ, công chức kiêm nhiệm làm công tác này trình độ năng lực
còn chế, chế độ đãi ngộ đối với công chức chưa được thực hiện; Công tác
tuyên truyền gặp nhiều khó khăn, do trình độ dân trí trên địa bàn huyện không
đồng đều, nhiều đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa, khả năng tiếp
cận và hiểu pháp luật hạn chế; từ việc chưa hiểu chính sách pháp luật cũng
dẫn đến việc công dân thờ ơ, thiếu trách nhiệm, một số quyết định ban hành
11


12

12
12

có hiệu lực pháp luật chưa được công dân chấp hành, có thái độ chống đối cơ
quan nhà nước; một số đồng bào dân tộc H.Mông di cư tự do từ nơi khác đến
sống tại những nơi vùng sâu, vùng xa của huyện cũng có những tiềm ẩn gây
bất đồng, mất ổn định, khó khăn cho việc triển khai các quy định của pháp
luật ... Những hạn chế bất cập trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa
phương trong những năm qua, cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động
tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới.
2.2. Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở huyện Bắc Sơn
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên xã hội của huyện
Bắc Sơn, là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm
thành phố Lạng Sơn 86 km. Huyện Bắc Sơn có 19 xã và 01 thị trấn, với 119
thôn và khối phố, trong đó: khu vực I gồm 08 xã: (thị trấn Bắc Sơn, xã Hữu

Vĩnh, Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Chiến Thắng, Vũ Sơn, Tân Hương và Hưng Vũ);
khu vực II gồm 09 xã: (Long Đống, Tân Lập, Vũ Lăng, Nhất Hoà, Đồng Ý,
Vũ Lễ, Tân Thành, Chiêu Vũ và Tân Tri); khu vực III gồm 03 xã: (Trấn Yên,
Nhất Tiến, Vạn Thuỷ). Tổng số thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện là
49 thôn, trong đó 22 thôn thuộc xã khu vực II, 27 thôn thuộc xã khu vực III;
huyện có 08 xã được công nhận là xã An toàn khu trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp, bao gồm các xã (Vũ Lễ, Tân Hương, Tân Lập, Vũ Lăng,
Bắc Sơn, Quỳnh Sơn, Hữu Vĩnh và Hưng Vũ).
Về đất đai: Tổng diện tích tự nhiên 69.942,56 ha; trong đó đất sản xuất
nông nghiệp là 14.260,6 ha, đất lâm nghiệp là 41.210,25 ha. Về dân số 67.307
người (năm 2013), trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 88,80%, (gồm 12
dân tộc cùng sinh sống: Tày, chiếm 67,66%; Dao 11,75%; Nùng 8,59%;
H.Mông 0,67%; Mường 0,03%; Sán Chay 0,02%; Sán Dìu 0,008%; Thái
0,01%; Ê Đê 0,001%; Cờ Ho 0,001%; Mơ Nông 0,001%; Cao Lan 0,004%).
Dân tộc Kinh chiếm 11,19% sống tập trung ở thị trấn Bắc Sơn và các thị tứ
12


13

13
13

Ngả Hai (xã Vũ Lễ), Mỏ Nhài (xã Hưng Vũ). Có 94% người dân tộc thiểu số
sống ở nông thôn và 6% sống ở thị tứ, thị trấn.
Về kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, đời sống của một bộ
phận nhân dân còn nhiều khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều, có nhiều
đồng bào dân tộc theo đạo tin lành sống ở vùng sâu, vùng xa dễ bị kích động,
lối kéo, mặt khác kinh tế xã hội của huyện từng bước được đầu tư, các
chương trình dự án sẽ có những tác động ảnh hưởng đến việc khiếu nại, tố cáo

của công dân.
2.2.2. Những kết quả đạt được
* Kết quả công tác tiếp công dân
Tiếp
công
dân

2010

Biểu số 01
5 tháng
2015

(lượt/
công dân)

2011

2012

2013

2014

(lượt/
công dân)

(lượt/
công dân)


(lượt/
công dân)

(lượt/công
dân)

Cấp


209/209

155/155

190/190

25/25

55/55

02/02

Cấp
huyệ
n

12/12

08/10

45/48


43/50

29/34

08/10

Tổng

221/221

163/165

235/238

68/75

84/89

10/12

(lượt/
công dân)

(Số liệu Báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn)

Qua theo dõi thống kê nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân
trên địa bàn huyện, thì công dân đến kiến nghị, phản ánh trực tiếp với cơ
quan, người có thẩm quyền qua các năm như sau: năm 2010: 221 lượt/221
công dân chủ yếu phát sinh tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân cấp xã (209

lượt/2019 công dân); năm 2011: tiếp 163 lượt/165 công dân (cấp xã 155
13


14

14
14

lượt/155 công dân); năm 2012: tiếp 235 lượt/238 công dân; năm 2013: tiếp
68/75 công dân (cấp huyện 43 lượt/45 công dân); năm 2014: tiếp 84 lượt/89
công dân; 05 tháng đầu năm 2015: tiếp 10/12 công dân (cấp huyện 08 lượt/10
công dân).
* Kết quả tiếp nhận và xử lý đơn
Tiếp nhận
và xử lý đơn

Cấp


Cấp
huyệ
n

Biểu số 02

2010

2011


2012

2013

2014

5 tháng
2015

Tổng số đơn
tiếp nhận

183

177

202

153

159

112

Số đơn thuộc
thẩm quyền

157

138


165

135

115

98

Tổng số đơn
tiếp nhận

33

25

33

44

54

48

Số đơn thuộc
thẩm quyền

19

25


13

6

25

22

(Số liệu Báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn)

- Cấp xã: năm 2010 số đơn thuộc thẩm quyền: 157/183 đơn; năm 2011:
138/177 đơn; năm 2012: 165/202 đơn; năm 2013: 135/153 đơn; năm 2014:
115/159 đơn; 5 tháng đầu năm 2015: 98/112 đơn.
- Cấp huyện: năm 2010 số đơn thuộc thẩm quyền: 19/33 đơn; năm 211:
25/25 đơn; năm 2012: 13/33 đơn; năm 2013: 6/44 đơn; năm 2014: 25/54 đơn;
05 tháng đầu năm 2015: 22/48 đơn.
* Kết quả giải quyết đơn thuộc thẩm quyền(Biểu 03, 04, 05)

14


15

15

Kết quả giải quyết đơn kiến nghị, đề nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã
thuộc huyện Bắc Sơn theo lĩnh vực từ năm 2010 đến tháng 5 năm 2015
Biểu số: 03
Phân

theo
lĩnh vực

2010

2011

2012

2013

2014

5 tháng đầu năm 2015

Tổng
số

Số đã
giải
quyết

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Số đã
giải

quyết

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Số đã
giải
quyết

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Số đã
giải
quyết

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Số đã
giải

quyết

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Số đã
giải
quyết

Tỷ lệ
(%)

Đất đai,
chế độ
chính
sách

54

50

93

78

55


71

71

48

68

65

25

38

53

24

45

37

09

24

Dân sự

21


20

95

17

07

41

0

0

0

14

05

36

23

21

91

06


03

50

Hôn
nhân và
gia đình

26

23

88

08

08

100

26

25

96

36

08


22

29

14

48

43

04

9.3

Lĩnh
vực
khác

56

53

95

35

26

74


68

55

81

20

09

45

10

05

50

12

03

25

Tổng

157

146


93

138

96

70

165

128

78

135

47

35

115

64

56

98

19


19

(Số liệu Báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn)
15


16

16

Kết quả giải quyết đơn kiến nghị, đề nghị thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực
của UBND huyện Bắc Sơn từ năm 2010 đến tháng 5 năm 2015
Biểu số: 04
2010
Năm

2011

2012

2013

5 tháng đầu năm
2015

2014

Số
vụ
việc


Số
vụ
đã
giải
quyế
t

Tỷ lệ
(%)

Số vụ
việc

Số vụ
đã
giải
quyết

Tỷ lệ
(%)

Số
vụ
việc

Số vụ
đã giải
quyết


Tỷ
lệ
(%)

Số
vụ
việc

Số
vụ
đã
giải
quyế
t

Tỷ lệ
(%)

Số
vụ
việ
c

Số
vụ
đã
giải
quyế
t


Tỷ lệ
(%)

Số
vụ
việ
c

Số vụ
đã
giải
quyết

Tỷ lệ
(%)

Đất đai,
chế độ
chính sách

11

10

91

10

05


50

10

09

90

06

05

83

19

11

58

21

13

62

Dân sự

0


0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

02

0

0

03


03

01

01

100

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

0

0

07

06

86

15

09

60

03

03

100

0

0

0


04

04

100

0

0

19

17

89%

25

14

56%

13

12

92%

06


05

83%

25

15

60%

24

16

Lĩnh vực

Hôn nhân
và gia đình
Lình vực
khác
Tổng

100
0
0
67%

(Số liệu Báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn)
16



17

17

Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND
huyện Bắc Sơn từ năm 2010 đến tháng 5 năm 2015
Biểu số: 05
Năm

2010
Tổng
số

Phân loại
Khiếu nại
Tố cáo
Tổng

Số đã
giải
quyết

2011
Tỷ lệ

Tổng

(%)


số

Số đã
giải
quyết

2012
Tỷ lệ

Tổng

(%)

số

Số đã
giải
quyết

2013
Tỷ lệ

Tổng

(%)

số

Số đã
giải

quyết

5 tháng đầu năm 2015

2014
Tỷ lệ

Tổng

(%)

số

Số đã
giải
quyết

Tỷ lệ

Tổng

(%)

số

Số đã
giải

Tỷ lệ


quyết

01

0

0

13

0

0

13

12

92

02

01

50

02

01


50

01

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

01

01

100

0

0

0

01

0

0

13

0

0

13

12


92

02

01

50

03

02

67

01

0

0

(Số liệu Báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn)

17

(%)


18

18


- Cấp xã: qua thu thập số liệu không phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo, chỉ
phát sinh đơn đề nghị, kiến nghị về các lĩnh vực đất đai, chế độ chính sách,
các tranh chấp dân sự khác, kết quả giải quyết qua các năm đạt tỷ lệ như sau:
năm 2010: 93%; năm 2011: 70%; năm 2012: 78%; năm 2013: 35%; năm
2014:57%; 05 tháng đầu năm: 19% (Biểu 03).
- Cấp huyện:
+ Kết quả giải quyết đơn đề nghị: năm 2010: 89%; năm 2011: 56%;
năm 2012: 92%; năm 2013: 83%; năm 2014: 60%%; 05 tháng đầu năm: 67%.
(Biểu 04).
+ Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo: năm 2010: đạt 0%; năm
2011: 0%; năm 2012: 92%; năm 2013: 50%; năm 2014: 67%. (số liệu năm
2010, 2011 có 01 vụ việc thụ lý giải quyết không đúng thẩm quyền được thực
hiện thu lý từ năm 2006, nhưng chưa ban hành quyết định đình chỉ vụ việc để
kết thúc hồ sơ).
Qua thu thập các báo cáo đánh giá kết quả tiếp nhận và xử lý, giải
quyết đơn thư trong giai đoạn 2010 - 2015, huyện Bắc Sơn ít phát sinh đơn
khiếu nại, tố cáo nhưng tình hình đơn thư đề xuất, kiến nghị đề nghị giải
quyết tranh chấp về đất đai, chế độ chính sách, … gia tăng.
Trong thời gian qua cấp ủy chính quyền địa phương đã quan tâm xem
xét, giải quyết đơn thư theo thẩm quyền quy định, chỉ đạo rà soát, nắm chắc
các vụ việc tồn đọng theo Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 6/3/2002 của Ban Bí thư
Trung ương; Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 27/10/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về tình hình khiếu nại, tố cáo và tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng
cơ quan Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Kế hoạch số
345/KH-TTCP ngày 6/3/2008 của Thanh tra Chính phủ về thực hiện Thông
báo Kết luận số 130-TB/TW của Bộ chính trị; Kế hoạch số 319/KH-TTCP
ngày 20/02/2009 về việc kiểm tra rà soát các vụ việc bức xúc kéo dài; Kế
18



19

19

hoạch số 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012; Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày
19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ về việc kiểm tra, rà soát các vụ việc khiếu
nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, qua rà soát thống kê trên địa bàn huyện
không phát sinh vụ việc cần tiếp tục chỉ đạo giải quyết, đảm bảo ổn định tình
hình xã hội, không phát sinh điểm nóng về khiếu nại.
Việc công dân đến kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân ở cấp xã có
chiều hướng giảm so với những năm trước đây, nhưng có sự gia tăng về số
lượng tiếp công dân tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Nội dung chủ yếu là
tranh chấp đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chế độ, chính
sách ... Từ thực trạng trên cho thấy chất lượng tiếp công dân ở cơ sở còn hạn
chế, một số đơn vị chưa quan tâm đến công tác này, gây bức xúc và thiếu tin
tưởng của công dân đối với chính quyền cấp xã mà có xu hướng đến cơ quan
cấp trên để yêu cầu, kiến nghị, phản ánh. Mặt khác thể hiện trình độ dân trí,
năng lực nhận thức, ý thức pháp luật của công dân còn hạn chế, có tâm lý yêu
cầu cơ quan cấp trên xem xét thì sẽ được giải quyết nhanh chóng.
Việc xem xét, giải quyết đơn kéo dài, chậm thời hạn còn nhiều; tỷ lệ
giải quyết đơn đạt thấp, cấp xã đạt 59% vụ việc giải quyết và hòa giải thành,
cấp huyện đạt 76% số đơn đề nghị. Đơn khiếu nại, tố cáo ít phát sinh, nhưng
các vụ việc đều có tính chất phức tạp, văn bản áp dụng giải quyết có nhiều bất
cập, thường xuyên thay đổi, các vụ việc hầu hết cần phải xin ý kiến cơ quan
cấp trên; năng lực trình độ, của một một phận cán bộ, công chức chưa đáp
ứng được yêu cầu.
2.2.3. Những tồn tại cần giải quyết
Từ đánh giá thực trạng kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tổ
cáo trong những năm qua trên địa bàn huyện và dự báo xu hướng khiếu nại, tố

cáo vẫn còn những diễn biến phức tạp, số vụ việc khiếu nại, tố cáo sẽ có chiều
có gia tăng, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Số vụ việc
19


20

20

tranh chấp, đề nghị, kiến nghị chậm giải quyết vẫn còn nhiều, một số địa phương
chưa tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư thuộc thẩm thường xuyên, chưa thực
hiện nghiêm chế độ tiếp công dân, một số vụ việc giải quyết chưa xác định đúng
thẩm quyền gây bức xúc cho nhân dân, nhân dân chưa tin tưởng vào việc giải
quyết của các cấp chính quyền dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, gây
sức ép lên các cấp trên. Để xảy ra tình trạng nêu trên là do:
- Một số cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền
chưa tập trung, quyết liệt trong chỉ đạo, lãnh đạo; chưa huy động được cả hệ
thống chính trị cùng tham gia vào giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công
dân, dẫn đến có nhiều vụ việc phức tạp kéo dài, chưa giải quyết dứt điểm. Sự
phối hợp giữa lãnh đạo cấp ủy với cơ quan nhà nước trong việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo có nơi chưa chặt chẽ, nhịp nhàng; phối hợp giữa cấp trên với
cấp dưới, giữa biện pháp hành chính với vận dụng chính sách xã hội để giải
quyết khiếu nại tố cáo của công dân có những việc chưa đồng bộ, thống nhất.
- Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác tiếp dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số đơn vị chưa nghiêm túc; giải
quyết vụ việc để kéo dài, còn biểu hiện đùn đẩy tránh né, ngại va chạm. Việc áp
dụng pháp luật vào giải quyết các vụ việc cụ thể chưa chính xác.
- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp
luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân chưa có chiều sâu, hình thức
chưa phong phú và hiệu quả chưa cao.

- Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực như đất đai, tài chính
ngân sách, chính sách xã hội ở một số nơi còn lỏng lẻo, tùy tiện để cán bộ lợi dụng
làm trái chế độ chính sách gây thất thoát lãng phí, tạo bức xúc trong nhân dân.
- Công tác phối hợp xem xét, xử lý, giải quyết đơn thư giữa các cơ quan, đơn
vị còn hạn chế, nhất là cấp xã chưa chủ động trao đổi, xin ý kiến tư vấn dẫn đến nhiều
vụ việc giải quyết chưa đảm bảo về quy trình, thủ tục và chậm được giải quyết.
20


21

21

- Việc xây dựng quy chế, lịch tiếp công dân ở một số đơn vị chưa được
ban hành, việc tổ chức tiếp công dân và mở sổ theo dõi việc tiếp công dân chưa
được thống kê đầy đủ, khó khăn cho việc kiểm tra, theo dõi; việc tiếp công dân
của một số lãnh đạo cấp xã chưa được ghi biên bản và thông báo kết quả tiếp
công dân định kỳ.
- Công tác phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, xác định nội dung
và thẩm quyền giải quyết của cán bộ một số cơ quan, đơn vị và cấp xã còn
yếu, lúng túng, chồng chéo. Đối với cấp xã hồ sơ giải quyết lưu trữ chưa đầy
đủ, chưa lập danh mục hồ sơ lưu trữ theo quy định; quy trình thẩm tra xác minh
giải quyết đơn thuộc thẩm quyền còn hạn chế, bất cập, chưa thể hiện rõ căn cứ
pháp lý làm căn cứ đề xuất việc giải quyết tại báo cáo xác minh, tại biên bản tổ
chức hòa giải thuộc thẩm quyền.
- Các xã, thị trấn từ năm 2013 đến nay chưa thực hiện chi trả chế độ bồi
dưỡng đối với cán bộ, công chức thực hiện công tác tiếp công dân theo quy
định tại Thông tư 46/2012/TT- LTLT-BTC-TTCP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài
chính và Thanh tra Chính phủ quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công
chức làm công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo,

kiến nghị, phản ánh và Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 05/ 01/2013
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc quy định chế độ bồi dưỡng đối
với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân từ cấp huyện đến cơ cở còn thiếu, yếu về chuyên môn nghiệp
vụ, một số công chức chưa có kinh nghiệm thực tiễn hoặc công chức từ lĩnh
vực chuyên môn khác chuyển đến chưa am hiểu quy trình, nghiệp vụ tiếp
công dân, xử lý đơn thư; công chức cơ quan thanh tra lực lượng biên chế ít,
được giao 05 biên chế, hiện có 04 biên chế và 01 hợp đồng.
21


22

22

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo là công việc khó khăn, phức tạp, lĩnh vực
phạm vi giải quyết rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau;
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu
cầu; kinh phí cho hoạt động này còn hạn chế; chế độ, chính sách còn bất cập
do đó hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao.
- Một bộ phận công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo chưa nắm
được các quy định của pháp luật về lĩnh vực mà mình khiếu nại, tố cáo hoặc
cố tình không chấp hành các quyết định, kết luận của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, mặc dù đã được kiểm tra rà soát nhiều lần, việc giải quyết có lý,
có tình nhưng công dân vẫn khiếu kiện lên cơ quan cấp trên.
- Chế độ thông tin, báo cáo tổng hợp về tình hình khiếu nại, tố cáo, kết quả
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của các cơ quan đơn vị chưa đầy đủ,
kịp thời, chính xác khó khăn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tháo gỡ những khó

khăn ở cơ sở.
2.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại
* Nguyên nhân khách quan
- Một số văn bản hướng dẫn về quy trình, thủ tục tiếp công dân, tiếp
nhận xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều bất cập, chậm được
ban hành, thiếu cơ chế đồng bộ cho việc xử lý, giải quyết.
- Lĩnh vực tranh chấp, khiếu nại, tố cáo diễn ra nhiều lĩnh vực trong đời
sống xã hội, chịu sự điều chỉnh tác động của nhiều văn bản quản lý khác
nhau, nhiều văn bản bản chậm được sửa đổi, bổ sung dẫn đến chồng chéo,
trùng lắp gây khó khăn, lúng túng cho việc áp dụng giải quyết ở địa phương.
- Nhiều vụ việc khiếu kiện có nội dung phức tạp, đan xen giữa khiếu nại,
tố cáo và kiến nghị, phản ánh thời gian phát sinh từ lâu, hồ sơ lưu trữ không
đầy đủ hoặc bị thất lạc, gây khó khăn trong quá trình thẩm tra, xác minh, giải
quyết dẫn đến chậm thời gian so với quy định.
22


23

23

- Một số vụ việc giải quyết, xử lý có căn cứ pháp luật, tuy nhiên khi tổ
chức thực hiện lại thiếu tính khả thi; dẫn đến làm giảm hiệu lực, hiệu quả giải
quyết của cơ quan nhà nước, gây nghi ngờ bức xúc cho người khiếu kiện.
* Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức của lãnh đạo một số đơn vị trong đó có cả người đứng đầu
chưa đúng mức về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Chưa xác định công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân là một trong những nhiệm vụ chính
trị trọng tâm, thường xuyên trong tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm

vụ của cơ quan đơn vị mình mà giao toàn bộ cho bộ phận tiếp công dân thực
hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền ở một số địa phương nhất là
cơ sở trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết liệt, nhiều trường hợp có tâm lý ngại
va chạm, né tránh, đùn đẩy lên cấp trên; có một số vụ việc giải quyết còn
chậm; có vụ việc kết luận giải quyết chưa chính xác, khách quan, kịp thời,
chưa thực sự quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp nên công
dân không nhất trí, tiếp tục khiếu nại.
- Lực lượng cán bộ, công chức chuyên môn về lĩnh vực tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cấp huyện còn thiếu, một bộ phận
công chức kinh nghiệm, hiểu biết xã hội còn hạn chế, dẫn đến chất lượng,
hiệu quả công tác tiếp công dân chưa cao, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
chưa đúng, thời gian kéo dài.
- Hồ sơ quản lý nhất là quản lý về đất đai còn nhiều bất cập; tinh thần
trách nhiệm, ý thức tổ chức của một số cán bộ, công chức chưa cao, chưa gần
dân, chưa kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân để giải quyết

23


24

24

kịp thời khi mới phát sinh những vướng mắc dẫn đến khiếu kiện, hiệu quả
công tác hòa giải một số nơi ở cơ sở còn hạn chế.
- Quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, một số đơn vị
chưa thực hiện đúng các quy định về trình tự giải quyết các vụ việc khiếu nại,
tố cáo; sự tham gia phối hợp của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội trong

việc giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân còn hạn chế dẫn đến đơn thư
khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài.
- Việc kiểm tra thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến việc thực hiện quyết
định, kết luận chưa nghiêm. Công tác xử lý đối với cán bộ có sai phạm còn nể
nang, chưa triệt để.
- Ý thức, am hiểu về pháp luật của một bộ phận công dân khi thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, có những vụ việc đã có quyết định, kết
luận giải quyết cuối cùng nhưng công dân cố tình đeo bám khiếu kiện, không
thực hiện việc khởi kiện ra tòa án, có trường hợp lợi dụng quyền tự do, dân
chủ của công dân để khiếu nại, tố cáo sai sự thật, kích động, lôi kéo người nhẹ
dạ cả tin đi khiếu kiện gây phức tạp thêm tình hình.
- Kinh phí từ ngân sách cấp huyện cấp cho Hội đồng phối hợp phổ biến
giáo dục pháp luật còn hạn hẹp từ năm 2010 đến nay trung bình mỗi năm
được cấp 30.000.000 (Ba mươi triệu đồng), nên việc tổ chức tuyên truyền các
quy định của pháp luật nói chung và luật khiếu nại, tố cáo cho các tầng lớp
nhân dân số cuộc tuyên truyền ít, chất lượng chưa cao.
2.3. Nội dung cụ thể của đề án cần thực hiện
Nhằm giải quyết căn bản những tồn tại hạn chế trong thực hiện công
tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian
qua trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, góp phần ổn định tình hình
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển
24


25

25

kinh tế xã hội trong thời kỳ mới, đề án đề ra mục tiêu cần đạt được trong giai

đoạn 2015 - 2020 như sau:
Thứ nhất, Công tác tiếp công dân: Duy trì lịch tiếp công dân của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân huyện, Thủ trưởng các phòng, ban và Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân các xã, thị trấn theo quy định. Định kỳ hàng quý kiểm tra trách
nhiệm tiếp công dân của thủ trưởng các phòng, ban, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân các xã, thị trấn. Chỉ đạo giải quyết kịp thời các kiến nghị của công dân tại
các kỳ tiếp công dân.
Thứ hai, Công tác tiếp nhận, xử lý đơn, giải quyết đơn
- Đảm bảo phân loại, xử lý 100% đơn tiếp nhận trong thời hạn, đúng
thẩm quyền.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ giải quyết đơn thư từ 95% trở lên. Giải quyết kịp
thời, đúng quy định các kiến nghị của công dân và ý kiến, kiến nghị của cử
tri, tập trung chỉ đạo giải quyết những vụ việc bức xúc, hạn chế khiếu nại vượt
cấp trên địa bàn.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hoà giải, phấn đấu đạt
75% số vụ việc hòa giải thành ở cơ sở.
Thứ ba, Công tác tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết đơn: Tổ
chức thực hiện dứt điểm các quyết định giải quyết đơn đã có hiệu lực pháp luật
được ban hành và tổ chức thực hiện dứt điểm các quyết định còn tồn đọng.
Thứ tư, Công tác tổ chức tuyên truyền và tập huấn pháp luật: Hằng
năm xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền sâu rộng Luật Tiếp công dân,
Luật khiếu nại, Luật Tố cáo đến các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao
nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của công dân. Tổ chức tập huấn,
hướng dẫn nghiệp vụ về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư cho các
phòng, ban, các xã, thị trấn và cán bộ, công chức có liên quan, đảm bảo cán

25



×