VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN DUY BÁCH
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA
VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨQUẢN LÝ KINH TẾ
Hà Nội, 2017
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHÍ VĨNH TƢỜNG
Phản biện1: TS. LÊ ANH VŨ
Phản biện 2: PGS.TS. PHÍ MẠNH HỒNG
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam .16H15.giờ ngày 16
tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thƣ viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong
sự phát triển toàn diện của đất nước. Hàng năm Ngân sách nhà nước
dành một tỷ lệ lớn tiền vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản. Huyện Ba Vì
là huyện miền núi phía Tây Hà Nội, trong những năm qua huyện đã
ưu tiên và chú trọng đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn
Ngân sách nhà nước mang lại, trong những năm qua còn nhiều tồn tại
và bất cập cần phải khắc phục như: kế hoạch hoá vốn đầu tư xây
dựng cơ bản tại địa phương còn chưa sát, thiếu vốn đầu tư… Từ
những cơ sở trên đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện quản lý, sử dụng
hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước đây là
vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn không thể giải quyết triệt để
cùng một lúc. Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và nâng cao
hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước,
tác giả đã chọn đề tài “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” để
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguốn vốn Ngân sách nhà nước là
vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, các địa
phương rất quan tâm. Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về
quản lý đầu tư và vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước
trên nhiều phạm vi, góc độ khác nhau như: Nguyễn Thị Bình (2012),
Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn
ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
1
kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Era Dabla-Norris, Jim
Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills, Chris Papageorgiou (2011), Đầu
tư vào lĩnh vực công: Chỉ số hiệu quả của đầu tư công; Vũ Sỹ Cường
(2012), Cơ chế phân bổ vốn đầu tư nhà nước. Thực trạng và giải pháp
thể chế, Tạp chí khoa học kinh tế, số 78/2012…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước
huyện Ba Vì trong giai đoạn đến năm 2025.
Nhiệm vụ:
Làm rõ những lý luận cơ bản về vốn đầu tư xây dựng cơ bản,
Ngân sách nhà nước và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
Ngân sách nhà nước.
Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn Ngân sách nhà nước tại địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội. Xác định những vấn đề trong quản lý vốn và những nguyên
nhân chủ yếu
Đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu lực quản lý vốn
ngân sách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản cho huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu căn cứ pháp lý của quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước; các nguyên
tắc, quy trình và nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
2
nguồn Ngân sách nhà nước; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước.
- Về không gian, địa bàn: Nghiên cứu quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội.
- Về thời gian: giai đoạn 2012-2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
5.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận giải một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về hoạt
động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà
nước theo tiếp cận vĩ mô, từ chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước, cụ
thể hóa vào phạm vi một địa phương.
6.2. Ý nghía thực tiễn
- Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội giai đoạn 2012-2016, nhận dạng được các biện pháp quản lý
thành công, có hiệu quả của địa phương và những hạn chế tồn tại
trong quản lý vốn đầu từ xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà
nước cần khắc phục.
- Xây dựng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm
hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách
nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội cho giai đoạn
đến năm 2025.
3
- Kết quả nghiên cứu giúp cá nhân có thêm kỹ năng, phương
pháp giải quyết vấn đề kinh tế từ góc độ tiếp cận quản lý nhà nước.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu về
lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn Ngân sách nhà nước và hoạt động đầu
tư xây dựng cơ bản.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1. Tổng quan về quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nƣớc
1.1.1. Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước
1.1.1.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Dưới góc độ vốn, thì đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi
phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm: Chi phí cho việc
khảo sát quy hoạch xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế
4
và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi
phí khác được ghi trong tổng dự toán.
1.1.1.2. Ngân sách nhà nước
Ở nước ta, theo Điều 1, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002
có đưa ra khái niệm về Ngân sách nhà nước như sau: “Ngân sách
nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thầm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước” [45].
1.1.1.3. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là một
phần của vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước được hình
thành từ sự huy động của Nhà nước dùng để chi cho đầu tư xây dựng
cơ bản nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết
cấu hạ tầng KT - XH cho nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.4. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước
là tổng thể các biện pháp, công cụ, cách thức mà nhà nước tác động
vào quá trình hình thành (huy động), phân phối (cấp phát) và sử dụng
vốn từ Ngân sách nhà nước để đạt các mục tiêu KT - XH đề ra trong
từng giai đoạn.
1.1.2. Vai trò, đặc điểm và phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
Ngân sách nhà nước
1.1.2.1. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà
nước
1.1.2.2. Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà
nước
5
1.1.2.3. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà
nước
1.1.3. Sự cần thiết quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước
Thứ nhất, do yêu cầu của việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách Nhà nước một cách tiết kiệm và hiệu quả
Thứ hai, do yêu cầu phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ
chính sách và nguyên tắc tài chính của Nhà nước trong đầu tư xây
dựng cơ bản
Thứ ba, do yêu cầu phải chống lãng phí, thất thoát trong đầu
tư xây dựng cơ bản
Thứ tư, do yêu cầu phải nâng cao chất lượng công trình đầu
tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy
nhanh sự nghiệp CNH -HĐH, phát triển nhanh kinh tế thị trường,
tăng trưởng và phát triển KT - XH, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực
1.2. Nội dung quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ Ngân sách
nhà nƣớc
1.2.1. Xây dựng danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ Ngân sách nhà nước
1.2.2. Phân bổ vốn và thực hiện các kế hoạch vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước
Về cơ bản lập, phê duyệt và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước là quá trình: xác định rõ nguyên tắc lập và
phân bổ dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước;
xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan tham gia lập và phân bổ dự
toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước; xác định rõ
6
các bước tiến hành lập và phân bổ dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ Ngân sách nhà nước.
1.3.3. Quản lý giải ngân, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nƣớc
1.3.1. Các yếu tố thuộc về quản lý nhà nước
1.3.2. Các yếu tố thuộc về Ban quản lý dự án
1.3.3. Các yếu tố từ phía doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng
cơ bản
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ
BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và thực trạng đầu tƣ
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Ba
Vì, Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm tự nhiện huyện Ba Vì
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Ba Vì
2.1.2.1. Cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Ba Vì giai đoạn 2011 TT
Năm
1
2
3
2011
2012
2013
2015
Tổng sản lƣợng
(Tỷ đồng)
12,250
13,954
15,763
7
Tốc độ tăng trƣởng
(%)
14,24%
13,91%
12,32%
2014
2015
4
5
17,670
20,293
12,10%
14,84%
(Nguồn: Báo cáo KT - XH huyện Ba Vì giai đoạn 2011 – 2015)
Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 có sự chuyển biến theo hướng
tích cực và được phân theo ngành.
16 %
Dịch vụ - du lịch
52 %
32 %
Biểu 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện Ba Vì
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm của huyện
Dân số toàn huyện trên 27 vạn người, gồm 3 dân tộc chủ yếu:
Kinh, Mường, Dao và một số dân tộc thiểu số khác. Mật độ dân số
trung bình 650 người/Km2. Dân số cụ thể từng đơn vị hành chính như
sau: (Xem Bảng 2.2.)
Số liệu bảng 2.1 cho thấy xã Ba Vì có dân số ít nhất: 1,918
người với mật độ 76người/km2, cao nhất là xã Tản Lĩnh với số dân:
16,584 người với mật độ 598người/km2.
2.1.2.3. Thu nhập, mức sống người dân của huyện
40
24.7
30
20
27.8
30.4
2013
2014
35.2
18.5
10
0
2011
2012
8
2015
Biểu 2.3. Biến động thu nhập bình quân đầu người huyện Ba Vì
(ĐVT: triệu đồng/người/năm)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.1.3. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
(1) Kết quả thực hiện đầu tư xây dựng các khu đô thị
Đặc biệt trong quy hoạch hệ thống đô thị hành lang phía tây
Hà Nội, đô thị Tây Đằng xứng đáng với quy mô là đô thị loại IV, Ba
Vì là vành đai xanh vệ tinh quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Khu đô
thị Tản Viên Sơn: UBND Thành phố Hà Nội đã ban hàn Quyết định
về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Tản Viên Sơn, huyện Ba
Vì Hà Nội.
(2) Thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng xã hội và nhà
ở:
(3) Các công trình hạ tầng kỹ thuật xây dựng đồng bộ:
Sân vận động của huyện có diện tích khoảng 1,6hecta với
tổng mức đầu tư 7,734 tỷ đồng, khu công viên và hồ điều hoà của
huyện với tổng mức đầu tư khoảng 21,797 tỷ đồng…
(4) Kết quả thực hiện quy hoạch, xây dựng và phát triển
công nghiệp
- Khu công nghiệp Ba Vì đã xây dựng và mở rộng: 730hecta.
- Cụm công nghiệp Cam Thượng: 273,2hecta.
(5) Kết quả thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn các xã
Tính đến hết năm 2014, các xã Cổ Đô, Thuần Mỹ, Tản Hồng
đã đạt và cơ bản đạt các tiêu chí NTM, được UBND thành phố công
nhận “xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2014”. Trong 7 tháng đầu
năm 2015, các xã tiếp tục duy trì, củng cố và tiếp tục hoàn thiện các
9
tiêu chí cơ bản đạt, các hạng mục công trình đã phê duyệt và bố trí
vốn.
2.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nƣớc trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn
2012 - 2016
2.2.1. Xây dựng danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước
Bảng 2.5. Tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2013-2016.
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2013
2014
2015
2016
Ngân sách thành phố
48.690
36.700
58.100
54.692
Ngân sách huyện
6.456
50.198
118.606
85.231
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ba Vì)
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về Công tác xây dựng danh mục đầu tư
và kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
T
T
1
2
4
Nội dung/ Tiêu chí
Danh mục các dự án đầu
tư XDCB căn cứ vào kế
hoạch phát triển KT-XH
của huyện Ba Vì
Công tác vốn hóa các dự
án đầu tư XDCB
Thuyết minh kèm theo dự
án đầu tư XDCB
Thang đánh giá
4
3
2
21
38
16
SL
5
9
1
2
%
10,46
24,42
44,19
18,60
2,32
SL
%
SL
%
6
6,98
3
3,49
23
26,74
22
25,58
45
52,32
34
39,53
12
13,95
21
24,42
0
0
6
6,98
ĐTB
3,22
3,27
2,94
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả)
Kết quả khảo sát cho thấy, tiêu chí “Danh mục các dự án đầu
tư XDCB căn cứ vào kế hoạch phát triển KT-XH của huyện Ba Vì”
được đánh giá cao nhất với số điểm là 3,22/5 điểm. Tiếp theo là
“Công tác vốn hóa các dự án đầu tư XDCB” là 3,27/5 điểm (Đây là
10
nội dung được đánh giá cao nhất) và cuối cùng là tiêu chí “Thuyết
minh kèm theo dự án đầu tư XDCB” với mức điểm đánh giá là 2,94/5
điểm.
2.2.2. Phân bổ vốn và thực hiện các kế hoạch vốn đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đối với nguồn ngân sách thành phố Hà Nội cấp:
Bảng 2.7.Kế hoạch phân bổ vốn đối với nguồn ngân sách thành phố.
Năm
Lĩnh vực
Tổng mức đầu
tư
Trụ sở
Trường
Giao thông nông
thôn
Y tế
Nhà văn hóa
Kênh, mương
Khác
2013
2014
2015
2016
48.690
36.700
58.100
54.692
4,37
32,74
7,72
38,15
0,45
56,80
0,98
43,02
Đơn
vị
Triệu
đồng
%
%
22,86
38,66
33,76
35,65
%
0,82
7,26
10,61
21,34
3,27
6,40
5,80
0,00
1,68
1,70
5,16
0,45
13,41
2,01
4,93
0,00
%
%
%
%
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ba Vì)
Đối với nguồn ngân sách huyện:
Bảng 2.8. Kế hoạch phân bổ vốn đối với nguồn ngân sách huyện
Lĩnh vực
Năm
2013
2014
2015
2016
Tổng mức đầu tƣ
6.456
50.198
118.606
85.231
Trụ sở
Trường
Giao thông nông
thôn
Y tế
Nhà văn hóa
Kênh
Hạ tầng kinh tế
Khác
34,65
10,22
6,62
16,33
3,37
1,60
3,97
4,96
Đơn
vị
Triệu
đồng
%
%
48,80
7,67
2,63
3,11
%
0,00
0,00
0,00
2,76
3,57
0,00
7,83
0,00
59,55
1,99
0,00
0,00
3,37
88,18
0,84
0,00
0,59
3,52
46,81
37,04
%
%
%
%
%
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ba Vì)
11
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát về phân bổ vốn và thực hiện các kế hoạch
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
T
T
1
2
3
4
Nội dung/ Tiêu chí
Công tác phân
cấp, phân bổ vốn
đáp ứng theo
nguyên tắc
Các điều kiện
phân cấp, phân bổ
vốn
Thực hiện thẩm
quyền phân bổ
vốn của của các
cơ quan
Triển khai quy
trình các bước
phân bổ vốn
Thang đánh giá
3
2
35
17
SL
5
11
4
21
1
2
%
12,79
24,42
40,69
19,76
2,32
SL
3
20
41
19
3
%
3,49
23,26
47,67
22,09
3,49
SL
6
21
51
8
0
%
6,98
24,42
59,30
9,30
0
SL
8
28
32
16
2
%
9,30
32,56
37,21
18,60
2,32
ĐTB
3,26
3,01
3,29
3,28
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả)
Kết quả bảng 2.6 cho thấy, các nội dung phân bổ vốn và thực
hiện kế hoạch vốn đều được đánh giá tương đối tốt với các mức điểm
đều vượt qua 3 điểm. Cụ thể: Tiêu chí “Thực hiện thẩm quyền phân
bổ vốn của của các cơ quan” được đánh giá là triển khai tốt nhất với
3,29/5 điểm; thứ hai là tiêu chí “Triển khai quy trình các bước phân
bổ vốn” với 3,28/5 điểm. Tiếp đế là tiêu chí “Công tác phân cấp,
phân bổ vốn đáp ứng theo nguyên tắc” được các đơn vị triển khai với
mức điểm đánh giá là 3,26/5 điểm. Cuối cùng là tiêu chí “Các điều
kiện phân cấp, phân bổ vốn” với mức đánh giá là 3,01/5 điểm.
2.3.3. Quản lý giải ngân, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước
Bảng 2.10. Tổng hợp tình hình thanh quyết toán của các công trình
trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2013-2016 nguồn ngân sách
thành phố
12
TT
Năm
2013
2014
2015
2016
1
Kế hoạch vốn (Triệu
đồng)
Quyết toán vốn (Triệu
đồng)
Tỷ lệ % quyết toán
vốn
48,690
36,700
58,100
54,692
36,517
30,387
40,553
39,706
75
82.8
69.8
72.6
2
3
(Nguồn phòng Tài chính – kế hoạch huyện Ba Vì)
Qua bảng trên ta có thể thấy tình hình quyết toán vốn của các
công trình trong giai đoạn 2013-2016 đều đạt trên 69% so với kế
hoạch vốn đầu tư, tỷ lệ nợ đọng dưới 31%.
Bảng 2.11. Tổng hợp tình hình thanh quyết toán vốn của các công
trình trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2013-2016 nguồn ngân sách
huyện
TT
Năm
1
Kế hoạch vốn (Triệu đồng)
2
Quyết toán vốn (Triệu đồng)
3
Tỷ lệ % quyết toán vốn
2013
2014
2015
2016
6.456
50.198
118.606
85.231
4.221
41.760
89.262
63.829
65,38
83,19
75,26
74,89
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ba Vì)
Qua bảng trên ta có thể thấy tình hình quyết toán vốn của các
công trình trong giai đoạn 2013-2016 đều đạt trên 65% so với kế
hoạch vốn đầu tư, tỷ lệ nợ đọng dưới 35%. Những năm gần đây tỷ lệ
quyết toán vốn đối với nguồn ngân sách của huyện có đạt tỷ lệ cao
hơn một chút so với nguồn ngân sách của tỉnh.
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về quản lý giải ngân, thanh quyết toán
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
TT
1
2
Nội dung/ Tiêu chí
Thực hiện tạm ứng hợp
đồng
Công tác thanh toán,
SL
%
SL
Thang đánh giá
4
3
2
23
36
15
26,74
41,86 17,44
11
51
18
5
12
13,95
2
13
1
0
0
4
ĐTB
3,37
2,87
tạm ứng vốn bố trí
Quyết toán công trình,
dự án hoàn thành
3
%
SL
%
2,32
8
9,30
12,79
20
23,26
59,30
31
36,05
20,93
21
24,42
4,65
6
6,98
3,03
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát điều tra của tác giả)
Kết quả khảo sát bảng 2.9 cho thấy, công tác thực hiện tạm
ứng hợp đồng được các đơn vị liên quan triển khai tường đối tốt với
mức điểm đánh giá là 3,37/5 điểm. Trong khi đó, các nội dung quyết
toán công trình và dự án đã hoàn thành được đánh giá với mức điểm
là 3,03/5 điểm. Tuy nhiên, công tác thanh toán, tạm ứng vốn bố trí
hiện nay được đánh giá là chậm, điều này làm các dự án đầu tư bị
chậm lại, công tác này được đánh giá với mức điểm là 2,87/5 điểm.
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nước
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát về thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
T
T
1
2
3
Nội dung/ Tiêu chí
Đảm bảo tính chính
xác, khách quan và
minh bạch
Đảm bảo tính thường
xuyên, liên tục và đột
xuất
Đảm bảo tính toàn diện
trong nội dung kiểm tra,
giám sát
Thang đánh giá
4
3
2
19
38
21
SL
5
2
1
6
%
2,32
22,09
44,19
24,4
6,98
SL
9
25
40
12
0
%
10,46
29,07
46,51
13,95
0
SL
7
23
36
18
2
%
8,14
26,74
41,86
20,93
2,32
ĐTB
2,88
3,36
3,17
(Nguồn: Tổng hợp kết quả kháo sát, điều tra của tác giả)
Kết quả kháo sát cho thấy tiêu chí “Đảm bảo tính thường
xuyên, liên tục và đột xuất” được đánh giá cao nhất với số điểm là
3,36/5 điêm (trong đó, có 10,46% số phiếu đánh giá là rất tốt, 29,07%
đánh giá tốt). Tiêu chí xếp thứ hai là hoạt động kiểm tra đánh giá
“Đảm bảo tính toàn diện trong nội dung kiểm tra, giám sát” với
3,17/5 điểm (trong đó, có 8,14% số phiếu đánh giá rất tốt và 26,74%
14
số phiếu đánh giá tốt). Cuối cùng là hoạt động kiểm tra “Đảm bảo
tính chính xác, khách quan và minh bạch” với mức điểm dưới khá là
2,88/5 điểm (trong đó, có 24,40% số phiếu đánh giá là trung bình và
6,98% số phiếu đánh giá là yếu).
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
giai đoạn 2012 - 2016
2.3.1. Thành công
Thứ nhất, hàng năm, huyện đã chủ động rà soát, lập danh
sách danh mục các công trình, dự án cần đầu tư xây dựng để lập kế
hoạch vốn đầu tư trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt và hỗ trợ
kinh phí.
Thứ hai, công tác lập và phân bổ nguồn vốn của các dự án
công trình cơ bản đã được thực hiện theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và các chế độ chính sách hiện hành, việc giao dự toán
đầu năm và bổ sung đảm bảo kịp thời.
Thứ ba, công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
thông qua hệ thống kho bạc nhà nước huyện Ba Vì được thực hiện
tương đối tốt, sự phối hợp giữa Kho bạc nhà nước huyện Ba Vì và
phòng Tài chính – kế hoạch nhịp nhàng dẫn đến giải ngân kịp thời,
đạt tỉ lệ cao, vai trò kiểm soát chi Ngân sách nhà nước trong đầu tư
xây dựng cơ bản được phát huy góp phần nâng cao chất lượng đầu tư
xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước…
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Một là, kế hoạch hoá vốn đầu tư xây dựng cơ bản tạ địa
phương còn: chưa sát, thiếu vốn đầu tư, hàng năm nhu cầu vốn cho
15
các dự án, công trình cần đầu tư xây dựng là rất lớn trong khi đó,
nguồn ngân sách hỗ trợ từ tỉnh chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thực tế
tại các địa phương.
Hai là, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án công trình cần
đầu tư thực hiện mới chỉ dừng lại ở bước đánh giá chủ quan, chưa áp
dụng các tiêu chuẩn cụ thể để lượng hoá mức độ ưu tiên của các dự
án, công trình cần đầu tư thực hiện.
Ba là, nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách thành phố mới chỉ tập
trung cho 2 lĩnh vực chính đó là các công trình trường học chiếm
trung bình 43,02% ( xấp xỉ 85 tỷ đồng), các công trình giao thông
nông thôn chiếm trung bình 35,65% (xấp xỉ 65 tỷ đồng).Trong khi
đó, một số dự án và công trình cần thiết khác như: Y tế, nhà văn hoá,
kênh mương… vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp.
…
2.3.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, nguyên nhân từ góc độ quản lý nhà nước
Thứ hai, nguyên nhân từ góc độ chủ đầu tư
Thứ ba, nguyên nhân từ góc độ các nhà thầu
Chương 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Định hƣớng và mục tiêu quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản
từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội đến năm 2025
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba
Vì
16
3.1.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
(1) Dịch vụ - du lịch
(2) Công nghiệp làng nghề:
(3) Sản xuất nông lâm ngư nghiệp:
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Một là, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân 12 –
13%/năm.
Hai là, cơ cấu kinh tế đến cuối năm 2020 tỷ trọng dịch vụ du
lịch chiếm 55%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 24%, công nghiệp - xây
dựng 21%.
Ba là, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 66 triệu
đồng/người/năm vào năm 2020 (bằng 50% thu nhập của Thành phố);
Tỷ lệ huy động ngân sách trên địa bàn so với tổng giá trị gia tăng
năm 2020 đạt trên 20%.
3.1.2. Phương hướng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Thứ nhất, về xây dựng danh mục đầu tư và kế hoạch vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước
Thứ hai, về phân bổ vốn và thực hiện các kế hoạch vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước
Thứ ba, về tạm ứng, thanh toán vốn
Thứ tư, về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Thứ năm, về công tác đào tạo cán bộ
3.1.3. Mục tiêu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu
quả, theo kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trung hạn của huyện Ba
17
Vì 5 năm giai đoạn 2016-2020 tổng số vốn đầu tư là 1.087,931 tỷ
đồng trong đó: ngân sách huyện là 465,414 tỷ đồng; ngân sách tỉnh
hỗ trợ 622,517 tỷ đồng.
Bảng 3.1. Kế hoạch đầu tư trung hạn của huyện giai đoạn
2016-2020
Dự kiến kế hoạch 5 năm 20162020 ( Tỷ đồng)
TT
Tên dự án, công trình
1
Chương trình phát triển
kinh tế-xã hộicủa huyện
200,000
2
3
4
Lĩnh vực giao thông
Lĩnh vực trụ sở
Lĩnh vực khác
280,227
395,289
212,415
1.087,931
Tổng
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ba Vì)
Một số mục tiêu hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản như sau:
(1) Mục tiêu quản lý:
Thứ nhất, cần đẩy nhanh quá trình tích luỹ nội bộ, khai thác
triệt để các nguồn thu, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách,
chống thất thu thuế nhất là khu vực ngoài quốc doanh, phải gắn chặt
trách nhiệm thu ngân sách với chính quyền cơ sở thông qua tỷ lệ điều
tiết.
Thứ hai, có giải pháp đẩy nhanh việc huy động vốn từ nguồn
đất dôi dư, xen kẹp trong khu dân cư nông thôn, đẩy nhanh tiến độ
đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu tái định cư đang đầu tư năm
2017 để sớm đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu cho đầu tư xây
dựng cơ bản.
18
Thứ ba, tăng cường khuyến khích nhân dân bỏ vốn để cùng
nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục và giao thông nông thôn
(đường thôn xóm, đường nội đồng), cải tạo nâng cấp các tuyến
đường huyện và các đầu mối giao thông quan trọng tạo điều kiện
phát triển kinh tế địa phương.
Thứ tư, huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng
hình thức trái phiếu, phát động việc mua trái phiếu chính phủ để nhà
nước có nguồn đầu tư theo kế hoạch, đây là phương thức có lợi thế ở
khả năng tận dụng các nguồn vốn nhàn dỗi trong dân, tăng cường
khuyến kích các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa, thực hiện các dự
án dưới hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
(2) Mục tiêu sử dụng:
Thứ nhất, trên cơ sở danh mục đầu tư trung hạn 5 năm 20162020 đã được xây dựng, nguồn vốn được tập trung cho hai lĩnh vực
chính là xây dựng các trụ sở và công trình giao thông. Căn cứ tình
hình thực tế, khả năng tiến độ hoàn thành để bố trí vốn cho phù hợp
trên nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào những công trình
có nhu cầu và khả năng hoàn thành sớm, đầu tư dứt điểm, tránh nợ
đọng xây dựng cơ bản.
Thứ hai, một số dự án cần ưu tiên sớm triển khai xây dựng
đưa vào sử dụng như: xây dựng công trình khu xử lý chất thải rắn,
nước thải sinh hoạt, đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy
sản huyện Ba Vì…
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ
bản từ ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội đến năm 2025
19
3.2.1. Đánh giá, lựa chọn danh mục đầu tư bằng phương pháp
định lượng
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư (hay còn gọi là thẩm định
hay đánh giá về cấp vốn) trong đầu tư công là một sự đánh giá tổng
quan chủ yếu về tính phù hợp, tính khả thi và tính bền vững của
chương trình dự án đầu tư công. Việc đánh giá được tiến hành trên cơ
sở thông tin và số liệu được trình bày trong văn kiện dự án của dự án
đầu tư công được đề xuất, các thông tin và số liệu này được tổng hợp
lại từ các nghiên cứu tách biệt về nhiều khía cạnh trong tính khả thi
của dự án, các cơ quan quản lý của tỉnh, huyện và ngành có thể xây
dựng đề xuất về các hương trình dự án đầu tư công mà không quan
tâm (hoặc không biết trước) về mức độ sẵn có của nguồn vốn.
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư đảm nhiệm chức năng “gác
cổng” cho các nhà ra quyết địnhthông qua một quy trình rà soát và
đánh giá nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chỉ có những hương trình dự án
đầu tư công tốt nhất mới được đưa vào kế hoạch ĐTC trung hạn và
hàng năm để cấp vốn.
Bảng 3.2. Các tiêu chí chính và trọng số đánh giá dự án.
Tiêu chí chính
Đánh giá lựa chọn dự án
Tính phù hợp
30
Tính hiệu quả
40
Tính hiệu suất
10
Tính bền vững
20
Tổng số
100
(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn áp dụng tiêu chí đánh giá và hệ thống
thống xếp hạng trong đánh giá chương trình dự án đầu tư công- Bộ
Kế hoạch - Đầu tư)
20
Bảng 3.3. Biên độ xếp hạng kết quả đầu tư
Rất tốt (A)
Tốt (B)
Trung bình (C)
Kém (D)
Điểm tổng hợp trung
Điểm tổng hợp
Điểm tổng hợp
Điểm tổng hợp
bình trên (>) 80% số
trung
từ
trung bình từ (≥)
trung bình dưới
điểm tối đa
trên
60%
50% đến (≤) 60%
(<)
số điểm tối đa
điểm tối đa
bình
(>)
đến (≤) 80% số
50%số
điểm tối đa
(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn áp dụng tiêu chí đánh giá và hệ thống
thống xếp hạng trong đánh giá chương trình dự án đầu tư công- Bộ
Kế hoạch - Đầu tư)
3.2.2. Hoàn thiện quản lý cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
3.2.4. Tăng cưởng xử lý nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước
3.2.5. Hoàn thiện bộ máy tổ chức và tăng cường phối hợp trong
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ban ngành liên quan
Thứ nhất, cần nghiên cứu sửa đổi luật Ngân sách nhà nước
phù hợp với giai đọan hội nhập kinh tế quốc tế. Theo quy định hiện
nay về thời gian lập, phân bổ, giao dự toán Ngân sách nhà nước đối
với cấp xã chỉ mang tính hình thức, không thực chất.
Thứ hai, cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán
Ngân sách nhà nước theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán
Ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra. Quản lý Ngân sách nhà
21
nước theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung
nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải
thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý.
Thứ ba, ban hành các văn bản pháp quy của Bộ, Ngành,
Trung ương về cơ chế chính sách sát với điều kiện thực tế, dễ hiểu,
dễ làm như: Cơ chế kiểm soát thu chi ngân sách xã tại KBNN, tạo
điều kiện cho việc thực hiện kiểm soát của KBNN được thuận lợi,
đúng Luật.
Thứ tư, phải có chương trình quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cho cán bộ làm công tác quản lý ngân sách các cấp. Thường xuyên tổ
chức đạo tạo, tập huấn về công tác quản lý tài chính ngân sách cấp xã
để nâng cao trình độ quản lý ngân sách xã ở địa phương.
Thứ năm, về chính sách thuế nên xây dựng cơ cấu thuế suất
dễ hiểu, dễ tính để phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, tạo
điều kiện cho các chủ thể sản xuất kinh doanh tính được mức thuế
khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Thứ sáu, các Bộ, Ngành, TW, nhất là Bộ Tài chính cần tiếp
tục hoàn thiện cơ chế chính sách về tài chính đặc biệt là các tiêu
chuẩn, định mức chế độ, đảm bảo nhất quản và phù hợp với thực tiễn.
3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội một cách phù
hợp.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn các chính
sách, pháp luật mới.
22
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra công tác quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh,
nhằm làm giảm thất thoát lãng phí.
- Tăng cường công tác quản lý năng lực các công ty tư vấn,
công ty xây dựng trên địa bàn, công khai trên các phương tiện thông
tin đại chúng các công ty có nhiều sai phạm.
- Bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đối với các dự án đã được
thẩm định nguồn vốn khởi công mới để dự án sớm được hoàn thành.
Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch đầu tư
- Tăng cường, huy động thêm các nguồn vốn hỗ trợ cho đầu
tư xây dựng cơ bản đặc biệt các nguồn vốn đầu tư xã hội để đáp ứng
được nhu cầu đầu tư xây dựng thực tế tại mỗi địa phương.
- Lập kế hoạch phân bổ, điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư trong
trường hợp cần thiết; xây dựng kế hoạch điều chỉnh, điều hoà vốn
đầu tư đối với các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách cấp tỉnh.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện
kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lí, sử dụng vốn đầu tư, quyết
toán vốn đầu tư đối với chủ đầu tư; kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
của Kho bạc Nhà nước.
- Tăng cường mở các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên môn
cấp huyện, đặc biệt là cấp xã.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước huyện Ba Vì, thành phố Hà
Nội”, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn, sự hỗ trợ của
các anh chị các phòng ban chuyên môn huyện Ba Vì - thành phố Hà
23