Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực trạng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của công ty honda vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.34 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:...........................................................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu.....................................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài......................................................................................................2
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài..................................................................................................................3
5.Phương pháp nghiên cứu của đề tài..............................................................................................................3
6. Ý nghĩa của việc nhiên cứu đề tài..................................................................................................................3
7. Kết cấu của tiểu luận.....................................................................................................................................4
............................................................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1.........................................................................................................................................................5
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI..............................................................................................5
1.1. Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi..........................................................................5
1.1.1 Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.......................................................................................5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong điều kiện kinh việc tại các doanh nghiệp cũng như cơ quan tế thị
trường hiện nay, để thu hút và bảo vệ người lao động làm Nhà nước có sử dụng lao
động , việc quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý và sử
dụng có hiệu quả là vấn đề quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi vì, trong
những công việc khác nhau người lao động không thể làm việc mà không cần nghỉ
ngơi, có nghỉ ngơi thì người lao động mới có sức khỏe và điều kiện tốt nhất để
hoàn thành công việc. Các doanh nghiệp hiện nay đang từng bước xây dựng, hoàn
thiện và thực hiện các quy định về nội quy lao động. Thỏa ước lao động tập thể
nhằm phù hợp với luật lao động. Tuy nhiên đứng trước sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt ngày càng đa dạng và mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp luôn muốn tạo nên sức cạnh tranh mới để phát triển và nâng cao năng lực


cạnh tranh của mình dựa trên nguồn lực sẵn có đã khai thác triệt để sức lao động
của người lao động. Vì vậy vấn đề vi phạm thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là
điều không tránh khỏi tại doanh nghiệp có sử dụng lao động, nó như một quy luật
khách quan tất yếu của cuộc sống. Để giảm bớt những sai phạm và thực hiện có
hiệu quả pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các doanh nghiệp,
các ban ngành liên quan đã không ngừng nâng cao công tác tuyên truyền pháp luật
lao động , tổ chức các lớp tập huấn về tìm hiểu pháp luật thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi cho cán bộ quản lý, người sử dụng lao động, người lao động. Đồng thời
mở rộng các đợt kiểm tra về việc thực thi pháp luật lao động tại các doanh nghiệp.
Bộ luật năm 1994 (sửa đổi, bổ sung qua các năm 2002, 2006, 2007) và hệ
thống các thông tư, nghị định về lao động cụ thể hóa đường lối của Đảng và Nhà
nước, cũng như các quy định của Hiến pháp về các vấn đề lao động. Trong đó, ghi
nhận và từng bước hoàn thiện chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nhằm
phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Chế định giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một nội dung quan trọng trong
1


pháp luật lao động vì nó liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động làm
công ăn lương. Người lao động có được bảo vệ tốt hay không là nhờ hành lang
pháp lý chặt chẽ của pháp luật, một phần chủ yếu là được bảo vệ về thời gian làm
việc, thời gian nghỉ ngơi nhằm phát huy tối đa năng lực của người lao động.
2. Tình hình nghiên cứu.
Thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi là vấn đề quan trọng được đề cập
trong rất nhiều bài viết có liên quan đến nhiều công trình nghiên cứu khoa học của
nhiều cá nhân cũng như tổ chức khác nhau. Tạo lên nhiêu khía cạnh khác nhau cho
quá trình nghiên cứu.
Có rất nhiều bài viết có liên quan đến vấn đề này. Ví dụ như:
+ Thỏa ước lao động tập thế là văn bản thỏa thuận giữa tập thế lao động và
người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi

và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động ( của tác giả Lê Thị Phượng).
+ Bài viết: người lao động cần 500 giờ làm việc trên một năm( của trang báo
Dantri.com.vn).
+ Bài viết: Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ mới thực trạng và giải pháp(
của tác giả Ngô Viết Hoàn).
+ Bài viết: Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi trong điều kiện nền kinh tế thị trường Úc( của tác giả peter Donald).
+ Bài viết: Chế định thời giờ làm việc theo pháp luật lao động Thụy
Điển( của tác giả Olsf Stenqvist).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
+ Đối tượng: Đề tài xoay quanh vấn đề thời gian làm việc, thời gian nghỉ
ngơi trong pháp luật lao động và thực hiện thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
của công ty Honda Vĩnh Phúc.
+ Phạm vi: Đề tài được thực hiện thì nghiên cứu tại công ty Honda Vĩnh
Phúc.

2


4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
+ Mục đích: Nhìn một cách tổng quát những vấn đề chung về thời gian làm
việc, thời gian nghỉ ngơi. Đưa ra các tồn tại và giải pháp nhằm hoàn thiện chế định
thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi góp phần bảo vệ lợi ích đối với người lao
động.
+ Nhiệm vụ: Đi sâu tìm hiểu những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi của người lao động và áp dụng những quy định đó tại công ty Honda
Vĩnh Phúc nhằm tìm ra nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong hệ thống
pháp luật và cả những sai phạm trong quá trình thực thi chế định đó tại công ty từ
đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chế định thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi.

5.Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để nghiên cứu:
+ Phương pháp duy vật biên chứng Hồ Chí Minh;
+ Phương pháp phân tích;
+ Phương pháp nhận định đánh giá;
+ Phương pháp thu thập xử lý thông tin;
+ Phương pháp phỏng vấn, chứng minh kết luận.
6. Ý nghĩa của việc nhiên cứu đề tài.
+ Về mặt lý luận: Đề tài góp phần vào việc hoàn thiện kỹ năng phân tích lý
thuyết và đánh giá vẫn đề; đi sâu vào tìm hiểu lý luận nghiên cứu thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi.
+ Về mặt thực tiễn: Đề tài bổ sung một khối lượng kiến thức về thời giờ làm
việc, thời gian nghỉ ngơi cho người lao động, những nhà quản lý và sử dụng lao
động, cho các bạn sinh viên muốn làm bài tập lớn, yêu thích môn nghiên cứu khoa
học. Là tư liệu tham khỏa bổ ích cho quá trình điều hành của những nhà quản lý, sử
dụng lao động và người lao động muốn quan tâm hơn đến lợi ích của mình.

3


7. Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận còn được kết cấu thành ba phần
như sau:
Chương 1: Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và sự
điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Chương 2: Thực trạng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của công ty
Honda Vĩnh Phúc.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi.


4


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN
NGHỈ NGƠI VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIAN LÀM
VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI.
1.1. Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1.1 Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi là hai khái niệm khác
nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chế định độc lập và
không thể tách rời trong luật lao động. Trên thực tế, không có ai chỉ làm việc mà
không nghỉ ngơi và ngược lại, với những người không làm việc thì vấn đề nghỉ
ngơi cũng không đặt ra, nhất là trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của con người càng làm cho
người lao động làm việc với cường độ cao hơn. Do vậy nhu cầu làm việc và nghỉ
ngơi ngày càng trở nên cấp bách hơn.
Trong khoa học kinh tế - lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được
xem xét chủ yếu dưới góc độ của việc tổ chức quá trình lao động. Theo đó, thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với năng suất,
chất lượng và hiệu quả lao động với mục tiêu: sử dụng ít nhất thời gian làm việc
mà vẫn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Dưới góc độ này, thời giờ làm việc
chính là khoảng thời gian cần và đủ để năng suất lao động hoàn thành, thời giờ
nghỉ ngơi là khoảng thời gian cần thiết để người lao động tái sản xuất lại sức lao
động đã hao phí nhằm đảm bảo quá trình lao động diễn ra liên tục.
Dưới góc độ pháp lý, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi được biểu hiện
dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động.
Quan hệ này thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động và người sử
dụng lao động. Khi tham gia quan hệ này, người lao động phải trực tiếp hoàn thành
nghĩa vụ lao động của mình, phải tuân thủ những quy định nội bộ và có quyền

5


được hưởng những thành quả trong khoảng thời gian đó. Ngoài thời giờ làm việc là
thời giờ nghỉ ngơi, người lao động được tự do sử dụng khoảng thời gian đó theo ý
muốn của bản thân mình.
Như vậy, về mặt pháp lý có thể hiểu thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
như sau:
Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do sự thỏa
thuận của các bên, trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại địa điểm để
thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các quy định của pháp
luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Thời giờ nghỉ ngơi: là khoảng thời gian trong đó người lao động không phải
thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn
của mình.
Trong khoa học luật lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Nó được coi là một trong những nguyên
tắc cần đảm bảo của luật lao động, hoặc một định mức lao động, hoặc một nội dung
của quan hệ pháp luật lao động, một chế định của luật lao động.
Với tư cách là một nguyên tắc cơ bản của luật lao động, thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi được coi là quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động và
người sử dụng lao động mà các quy phạm pháp luật lao động cần phản ánh rõ tư
tưởng đó.
Nếu xem thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với tư cách là một định mức
lao động thì chúng ta hiểu là một quỹ thời gian cần thiết cho người lao động để
hoàn thành công việc được giao và kịp thời tái tạo sức lao động cho quá trình lao
động.
Nếu xem thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một nội dung của quan hệ
pháp luật lao động thì trong thời gian làm việc, người lao động phải có mặt tại địa
điểm làm việc và thực hiện nhiệm vụ được giao như đã thỏa thuận trong hợp đồng

lao động. Ngoài thời gian đó, người lao động được toàn quyền sử dụng thời gian
6


nghỉ ngơi theo ý muốn của mình.
Là một chế định pháp luật, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bao gồm
tổng thể các quy định pháp luật quy định về thời gian người lao động phảỉ làm
việc, phải thực hiện nhiệm vụ được giao và những khoảng thời gian cần thiết để
người lao động được nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe và tái sản xuất sức lao động của
mình.
Tóm lại, dù thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có được nghiên cứu dưới
góc độ gì đi nữa thì mục đích chính của việc nghiên cứu đó cũng là để tìm ra một
thời giờ làm việc hợp lý, một thời gian nghỉ ngơi thích hợp nhằm tăng năng suất
lao động đồng thời bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
1.1.2 Các nguyên tắc điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Nguyên tắc tưởng chủ đạo, cơ bản mang tính xuất phát điểm trong suốt quá
trình xây dựng áp dụng các quy phạm pháp luật. Trong chế định về thời gian làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi các nguyên tắc điều chỉnh bao gồm:
+ Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do nhà nước quy định.
Pháp luật quy định thời giờ làm việc tối đa là 8 giờ một ngày hoặc 48 giờ một tuần,
thời giờ làm thêm tối đa là 4 giờ trong một ngày và 200 giờ trong một năm. Còn
thời giờ nghỉ ngơi lại quy định tối thiểu phải được nghỉ một ngày trong một tuần.
Như vậy, pháp luật không quy định cứng nhắc độ dài thời gian làm việc, thời gian
nghỉ ngơi mà chỉ giới hạn ở mức tối đa và mức tối thiểu nhằm tạ điều kiện cho các
bên trong quan hệ lao động có thể tự thỏa thuận, thương lượng cho phù hợp,
thương lượng cho phù hợp. Đồng thời tránh sự lạm dụng sưc lao động từ phia
người sử dụng lao động, tạo hành lang pháp lý để người sử dụng lao động quy định
theo hướng có lợi hơn cho người lao động.
+ Nguyên tắc cho phép các bên tự thỏa thuận trong những trường hợp cần
thiết. Đây chính là tính linh hoạt của pháp luật tạo điều kiện để các bên bố trí thời

gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi cho thuận tiện như: Thỏa thuận cề thời giờ làm
thêm, sấp xếp lịch nghỉ hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, nghỉ không lương. Các
7


bên thỏa thuận nhưng vẫn phải trong khuôn khổ của pháp luật, tuân thủ các quy
định của pháp luật và khuyến khích thỏa thuận theo hướng có lợi cho người lao
dộng.
+ Nguyên tắc áp dụng quy định riêng đối với các đôi tượng lao động đặc
biệt. Thường là việc thực hiện rút ngắn thời giờ làm việc, tăng thời giờ nghỉ ngơi
đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, lao động nữ, lao động
chưa thành niên, lao động là người cao tuổi.
1.1.3 Mối quan hệ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với một số nội
dung trong quan hệ lao động.
Với tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ để người sử
dụng lao động trả lương cho người lao động. Người lao động được hưởng tiền
lương theo số giờ làm kể cả thời gian làm việc chính lẫn thời gian làm thêm. Người
lao động không được trả lương nếu không làm việc trừ thời gian người lao động
nghỉ ngơi theo chế độ được hưởng nguyên lương. Tiền lương được thanh toán đầy
đủ sẽ đảm bảo cho người lao động duy trì được thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi theo đúng quy định của pháp luật.
Với bảo hộ lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của người lao
đọng cũng cần được bảo hộ bởi thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là quyền của
người lao động, gắn chặt với người lao động. Bỏa hộ lao động góp phần trực tiếp
vào bảo vệ người lao động khi họ đang thực hiện nghĩa vụ lao động. Chế độ bảo vệ
sức khỏe cho người lao động trong bảo hộ lao động là căn cứ để xác định mối quan
hệ với thời gian làm việc và thời gian gnhir ngơi. Tức là, để duy trì sức khỏe cho
người lao động cần xây dựng hợp lý thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi như”
Rút ngắn thời giờ làm việc đối với lao động làm các công việc mang tính chất đọc
hại, nguy hiểm, hạn chế làm ca đêm và làm thêm giờ tối với đối tượng nay.

Với kỷ luật lao động. Vệc tuân thủ về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi giúp cho người lao động giữ vững kỷ luật lao động. Xây dựng kỷ luật lao
động nhằm khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành thời giờ làm việc
8


và thời giờ nghỉ ngơi theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho người lao
động sử dụng hợp lý thời giờ lao động.
Với việc làm và đảm bảo việc làm. Việc làm là căn cứ để xây dựng và thưc
hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi một cách hợp lý nhằm bảo vệ người lao
động. Có đảm bảo việc làm mới duy trì được thời gian lao động và ngược lại.
Với định mưc lao động. Định mức lao động là việc xác định ở công việc nào
cho đối tượng nào sẽ được hưởng thời gian như thế nào trả lương ra sao cho hợp lý.
1.2. Quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.2.1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của tổ chức
lao động quốc tế(ILO).
Thế kỷ XX, tại các quốc gia xã hội chủ nghĩa Quốc tế Lao động 1-5 trở
thành ngày lễ lón nhất măng tầm quốc gia. Trong ngày đó, những cuộc diễn hành
lớn và ngoạn mục đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều giai tầng dân chúng,
nhằm biểu dương những thành tựu kinh tế xã hội của giai cấp công nhân dưới sự
lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng. Từ thập niên 90 thế kỷ trước, với sự sụp đổ
của hệ thống xã hội chủ nghĩa, 1-5 được gọi bằng tên mới là Ngày Đoàn kết của
người lao động. Tại các thành phố lớn trên thế giới thợ đòi mức lương và lương
hưu xứng đáng cho người lao động...
Năm 1919 tại Anh, tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập, đã lần
lượt thông qua các công ước về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Công ước số 1 (1919) và Công ước số 30 (1930) quy định làm ngày trong
các xí nghiệp công nghiệp, trong các cơ sở thương mại buôn bán là 8 hoặc 9 giờ
hoặc 48 giờ một tuần.
Công ước số 89(1948) về làm việc ban đêm của phụ nữ trong công nghiệp

quy định tại điều 3, quy định này của ILO đã hạn chế tối đa các cơ sở công nghiệp
sắp xếp lao động nữ làm đêm. Tuy nhiên tại điều 4 công ước này quy định hai
truongf hợp không được áp dụng quy định trên, đó là trường hợp bất khả kháng và
trường hợp có dùng nguyên vật liệu đang tinh luyện, có thể nhanh chong biến chất
9


nên cần làm đêm.
Công ước số 90 về làm việc ban đêm của thiếu niên trong công
nghiệp(1949) quy định không sử dụng thiếu niên dưới 18 tuổi làm việc ban đêm
trong mọi cơ sở công nghiệp, trù trường hợp vị mục đích học việc hay đào tạo nghề
đòi hỏi phải thực hiện công việc liên tục( tuy nhiên vẫn phải đủ 16 tuổi trở lên).
Công ước số 46 (1948) giới hạn làm việc trong mọi mỏ than của một công
nhâ không vượt quá 7 giờ 45 phút mỗi ngày, bao gồm cả thời gian công nhân bươc
vào thang máy để xuống mỏ và thời gian đi lên.
1.2.2. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của một
số nươc trên thế giới.
+ Theo Nhật Bản nhà tuyển dụng không được quy định thời gian làm việc
quá 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần( theo Điều 32, Điều 40 của Luật Lao Động
tiêu chuẩn của Nhật Bản). Nhà tuyển dụng phải cho người lao động nghỉ ít nhất
mottj ngày trong tuần, hay 4 ngày trong thời gian 4 tuần.
Đối với giờ làm việc ngoài thời gian làm trên sẽ được tính thời gian làm
thêm và người lao động phải được trả thêm lương tính theo 25% trở lên của thời
gian làm việc bình thường trong những ngày làm việc trong tuần. Nếu người lao
động phải làm thêm trong ngày nghỉ thì mức trả thêm này tối thiểu phải là 35%.
Luật lao động tiêu chuẩn của Nhật Bản cho phép người lao động được nghỉ
hằng năm. Nhà tuyển dụng phỉa cho người lao động kỳ nghỉ hằng năm nếu người
lao động làm việc cho nhà tuyển dụng liên tục trong vòng 6 tháng, và đã làm việc
80% hay hơn của thông thường vào các ngày thường trong tuần.
+ Ở Brunây, Đạo luật lao động quy định: trừ công dân làm ca, làm kíp ra thì

không một công nhân nào có thể đòi hỏi làm việc 8 giờ một ngày. Nếu do yêu cầu
của của người sử dụng lao động mà công nhân làm việc quá 8 tiếng một ngày thì
phải trả lương cho giờ làm thêm ở mức không dưới 1,5 lần so với mức lương thông
thường.
Ngày nghỉ hàng tuần Luật lao động quy định có thế là thứ 6 hoặc bất kỳ
10


ngày nào trong tuần miễn là có sự thảo thuận trước 3 ngày giữa người lao động với
người sử dụng lao động. Ngày Lễ, Tết người lao động được nghỉ 8 ngày trong một
năm.
+ Ở Thụy Điển, người lao động được nghỉ tổng cộng 33 ngày trong một
năm( nếu tính cả những ngày nghỉ thuộc diện Lễ, Tết của quốc gia thì họ được nghỉ
khoảng 7 tuần).
+ Ở Việt Nam, người lao động được nghỉ từ 21 đến 25 ngày nghỉ có
hưởng lương trong một năm hoặc hơn thế. Vậy sơ cới thế giới số ngày nghỉ hưởng
lương của người lao động Việt Nam ở mức bình thường.
Như vậy, pháp luật quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các
nước trên thế giới nhìn chung đều tuân thủ quy định của ILO đồng thời cũng không
có sự chênh lệch nhiều giữa các nước.
1.3. Nội dung chế độ làm việc, thời giờ nghỉ theo quy định của pháp
luật lao động Việt Nam.
Cũng giống như các nước trên thế giới, ở Việt Nam, vấn đề thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi cuãng được Đảng và Nhà nước quan tâm, điều này thể hiện ở
một hệ thống các văn bản pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi khá lớn
có phạm vi rộng kể từ sau cuộc Cách mạng tháng 8 thành công đến những năm đổi
mới sau này. Lịch sử phát triển pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng
gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước mà các mốc quan trọng đánh dấu sự ra
đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hoàn toàn độc lập là cuộc CMT8 do
Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Vì thế, có thể chia lịch sử phát triển của chế định thời

giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thành các thời kỳ chủ yếu sau:
Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954: Đây là thời kỳ đầu của nước Việt Nam
non trẻ, Chính phủ do Chủ tich Hồ Chí Minh lãnh đạo phải đương đầu với nhiều
khó khăn, trong đó có sự thiếu các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong
xã hội mới. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47 ngày
10/10/1945 cho tạm giữ các luật lệ cũ cho tới khi ban hành luật lệ mới với điều kiện
11


không trái với chính thể cộng hòa. Bằng các cố gắng và nỗ lực của các cấp, các
ngành nhiều văn bản pháp quy đã ra đời, trong số đó có các văn bản về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trước tiên là Sắc lệnh số 55 ngày 20/11/1945 của Chính
phủ quy định về việc nghỉ có lương ngày 1/5, ngày lễ, tết, kỷ niệm lịch sử và ngày
lễ tôn giáo. Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ
công hòa ra đời trong đó thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động là
một trong những vấn đề được Hiến pháp ghi nhận. Để cụ thể hóa những quy định
của Hiến pháp 1946 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động,
Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947. Sắc lệnh 29/SL là một
văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh về quan hệ lao động của Nhà nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa, nó được coi là một văn bản pháp luật đầy đủ và tiến bộ nhất lúc
bấy giờ.
Sắc lệnh 29/SL đã có những quy định khá đầy đủ và tiến bộ mà các quy định
sau này phải ghi nhận. Cụ thể như việc quy định thời giờ làm việc “thời giờ làm
việc của công nhân đàn ông hay đàn bà, bất kỳ tuổi nào không được quá 48 giờ 1
tuần lễ" (Khoản 3, Điều 101). Ngoài việc quy định thời giờ làm việc đối với những
công việc bình thường là 48 giờ 1 tuần thì Sắc lệnh 29/SL cũng đã quy định thời
giờ làm việc trong những cơ sở có nhiều độc hại hoặc những công việc nặng nhọc
“về những công việc làm việc dưới hầm mỏ hoặc trong những xưởng mỹ nghệ có
hại cho sức khỏe thì giờ công nhân có mặt ở nơi làm việc thì không quá 45 giờ
trong một tuần lề" (Điều 102). Một điểm tiến bộ nữa của Sắc lệnh 29/SL đó là việc

quy định thời gian làm thêm giờ của người lao động trong những điều kiện, hoàn
cảnh cần thiết là không quá 100 giờ mỗi năm và được trả lương phụ cấp (Điều
103).
Một điều nữa mà ta thấy rằng Nhà nước ta rất quan tâm đến sức khỏe của
người lao động thông qua Sắc lệnh 29/SL đó là việc quy định chế độ nghỉ hàng
tuần, những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm và nghỉ ốm, đối với người lao động
12


sau những ngày làm việc vất vả. “Mỗi tuần lễ, công nhân phải được nghỉ 24 giờ
liền" (Điều 112). Còn theo Điều 117 Sắc lệnh 29/SL thì người lao động được nghỉ 9
ngày lễ, tết trong đó có 4 ngày tết nguyên đán, một ngày lễ lao động (1 -5 dương
lịch), một ngày lễ độc lập (2-9 dương lịch), một ngày tết dương lịch và hai ngày lễ
tôn giáo, đó là ngày phật đản (8-4 âm lịch) và ngày thiên chúa giáo giáng sinh.
Công nhân hay thợ học nghề làm được một năm thì được nghỉ hàng năm ít nhất 10
ngày liên tục được trả lương và phụ cấp, trong 10 ngày thì 8 ngày không phải là
chủ nhật hay ngày lễ chính thức. Công nhân làm được 6 tháng nghỉ ít nhất 5 ngày
lĩnh cả lương và phụ cấp mà 4 ngày không phải là chủ nhật hay ngày lễ chính thức
(Điều 124).
Tóm lại, tuy Sắc lệnh 29/SL chỉ gồm 187 Điều, nhưng nó đã đề cập đến gần
như toàn bộ những chế định thiết yếu của một Bộ luật Lao động. Nhiều luật gia
hiện nay coi sắc lệnh 29/SL như là một Bộ luật Lao động đầu tiên của nước ta điều
chỉnh mối quan hệ chủ nợ, mối quan hệ giữa người làm công ăn lương với người sử
dụng lao động. Có thể nói Sắc lệnh 29/SL là một văn bản pháp luật đầu tiên đề cập
tới sự tự do, thỏa thuận lao động giữa chủ và thợ như sự thỏa thuận về mức lương,
thời giờ làm việc,thời giờ nghỉ ngơi nưng không trái với quy định của pháp luật.
Trên cơ sở Sắc lệnh 29/SL và với điều kiện đất nước có chiến tranh trong
những năm tiếp sau đó, Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh bổ sung cho Sắc
lệnh 29/SL để phù hợp với tình hình của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong số các sắc lệnh trên phải kể đến Sắc lệnh 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950

ban hành quy chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 quy
định chế độ cho công nhân giúp việc Chính phủ trong thời chiến. Các sắc lệnh này
khác với Sắc lệnh 29/SL ở chỗ đã bắt đầu chuyển sang điều chỉnh quan hệ lao động
mới đó là quan hệ lao động trong khu vực Nhà nước. Song, do hoàn cảnh chiến
tranh nên các văn bản trên không áp dụng được, hoặc có áp dụng thì cũng chỉ được
một phần. Tuy nhiên, chúng cũng đã cắm một mốc quan trọng trong lịch sử phát
triển của chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong pháp luật lao động
13


Việt Nam.
Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975: đây là thời kỳ đất nước bị chia cắt làm
hai miền, miền Bắc hoàn toàn giải phóng còn miền Nam phải chịu ách đô hộ của
Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Miền Bắc từ sau khi hòa bình đã căn bản hoàn thành
và bắt đầu chuyển sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc đã bắt đầu có
những biến đổi sâu sắc trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trên tinh thần
là muốn biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công
nghiệp và nông nghiệp hiện đại khoa học kỹ thuật tiên tiến và với mục đích là dần
xóa bỏ các hình thức sở hữu phi xã hội chủ nghĩa, biến một nền kinh tế nhiều thành
phần trở thành một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở
hữu tập thể. Pháp luật lao động trong giai đoạn này chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao
động trong khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức nhà
nước dưới dạng các Nghị định, Quyết định, Thông tư như Thông tư số 05/LĐTT
ngày 9 tháng 3 năm 1955 quy định về thời giờ làm việc tại các xí nghiệp quốc
doanh và công trường. Tiếp theo là Thông tư số 16/LĐTT ngày 1 tháng 9 năm 1957
về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 05/LĐTT ngày 9 tháng 3 năm 1955. Thông tư
895/LĐTT ngày 10 tháng 7 năm 1959 giải thích về chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ
về việc riêng. Nghị định số 28/TTg ngày 28 tháng 1 năm 1959 quy định những
ngày lễ được nghỉ có lương và ban hành chế độ nghỉ hàng năm và chế độ nghỉ

phép. Tiếp đó, Bộ Lao động đã ban hành Thông tư số 8/LĐTT ngày 4 tháng 3 năm
1961 hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/TTg ngày 28 tháng 1 năm 1959 của Thủ
tướng Chính phủ. Tiếp sau đó Hội đồng chính phủ cũng ban hành hai Quyết định
quan trọng liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đó là Quyết định số
118/TTg ngày 17 tháng 1 năm 1963 quy định việc hội họp học tập của cán bộ công
nhân viên chức nhà nước và Quyết định số 119/TTg ngày 17 tháng 1 năm 1963 về
một số biện pháp đảm bảo thời gian lao động của công nhân viên chức nhà nước.
Nhà nước ta đã ban hành hai văn bản mới đó là Thông tư số 05/LĐTT ngày
14


6 tháng 5 năm 1971 hướng dẫn về chế độ nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên
chức và Thông tư số 06/LĐTT ngày 6 tháng 5 năm 1971 hướng dẫn về thời giờ làm
việc của công nhân viên chức (Thông tư 06). Hai văn bản này đã hệ thống hóa có
sửa đổi những quy định mà các văn bản pháp luật trước đã đề cập để phù hợp với
tình hình mới. Nội dung của hai Thông tư này bao quát toàn bộ chế độ thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức nhà nước.
Về thời giờ làm việc theo Thông tư 06 ngày 06/5/1971 là thời gian do Nhà
nước quy định trong đó công nhân viên chức phải có mặt tại địa điểm sản xuất,
công tác và thực hiện những nhiệm vụ được gia phù hợp với nội quy của xí nghiệp,
cơ quan. Thời giờ làm việc bình thường được áp dụng chung cho đại bộ phân công
nhân viên chức tức là 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần. Trong trường hợp phải
sản xuất theo ca hoặc do tính chất sản xuất, công tác, điều kiện thời tiết, thời vụ
khẩn trương hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác phải phân bố lại số ngày hoặc số
giờ làm việc trong tuần, trong tháng cho thích hợp thì tính chung phải làm việc bình
quân đủ 8 giờ trong 1 ngày.
Thời giờ làm thêm được quy định trong Thông tư 06 đối với mỗi người là
không quá 4 giờ/ ngày hoặc 150 giờ/ năm, không được làm thêm quá 2 ngày nghỉ
trong tháng, quá 4 giờ trong một ngày trừ trường hợp tối khẩn cấp và chỉ được làm
thêm trong các trường hợp mà Thông tư 06 quy định. Thông tư 06 cũng quy định

những đối tượng được miễn làm thêm giờ gồm phụ nữ mang thai từ tháng thứ 5
hoặc có con nhỏ đang bú dưới 6 tháng và những người dưới 18 tuổi và công nhân
làm việc theo chế độ ngày làm việc rút ngắn.
Về thời gian nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức được Thông tư
05/LĐTT ngày 06 tháng 5 năm 1971 quy định khá chi tiết và đầy đủ. Theo Thông
tư 05, cứ 6 ngày làm việc thì công nhân viên chức được nghỉ 1 ngày, thông thường
ngày nghỉ đó trùng vào ngày chủ nhật hàng tuần. Đối với những xí nghiệp, cơ quan
do tính chất sản xuất, công tác đòi hỏi phải làm việc liên tục thì công nhân viên
chức trong xí nghiệp, cơ quan đó thay phiên nhau nghỉ vào một ngày khác trong
15


tuần và vẫn phải đảm bảo nguyên tắc mỗi tuần lễ có 1 ngày nghỉ.Về nghỉ lễ tết,
theo Thông tư 05 thì công nhân viên chức được nghỉ 7 ngày rưỡi bao gồm 3 ngày
tết nguyên đán, 1 ngày tết dương lịch, 1 ngày rưỡi (chiều 30/4 và ngày 1/5); 2 ngày
quốc khánh (2/9 và 3/9). Như vậy so với quy định tại Sắc lệnh 29/SL thì không có 2
ngày lễ tôn giáo nhưng được nghỉ thêm chiều 30/4 và ngày 3/9. Tuy nhiên, quy
định ngày lễ trùng với ngày chủ nhật thì không được nghỉ bù và không được
hưởng thêm lương theo Thông tư 05 là không hợp lý.Về nghỉ hàng năm, Thông tư
05 cũng có quy định về điều kiện để nghỉ hàng năm là công nhân viên chức phải
làm việc liên tục trong một năm. Nghỉ hàng năm theo Thông tư 05 có hai mức là 10
ngày và 12 ngày lao động có hưởng lương và được thanh toán tiền tàu xe, được ứng
trước tiền tàu xe và tiền lương nếu chưa đến kỳ lĩnh.
Thời kỳ từ 1976 đến nay: sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất
nước, Đảng và Nhà nước ta bắt tay vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Trong thời gian này, Nhà nước ta cũng ban hành một số văn bản về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi của công nhân viên chức. Tuy nhiên, về cơ bản trong thời
gian đầu của giai đoạn này chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi vẫn được
thực hiện theo Thông tư 05 và Thông tư 06 năm 1971. Hai Thông tư này đã quy
định khá cụ thể thích ứng với tình hình kinh tế, xã hội lúc bấy giờ. Như vậy các

thành phần kinh tế trong xã hội đều được khuyến khích phát triển. Chính phủ đã có
nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh những sự thay đổi này, nhất là thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi, tiêu biểu Trong đó thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một
chế định quan trọng của BLLĐ được quy định tai chương VII. Sau các lần sửa đổi,
bổ sung vào các năm 2002, 2006, và hiện nay là 2007, BLLĐ đã càng khẳng định
được vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động đặc biệt
trong việc bảo đảm giờ làm, nghỉ ngơi cho ngườilao động. Trên cơ sở BLLĐ, Nhà
nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng như: Nghị định 195/CP
ngày 31-12-1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Nghị định 109/NĐ-CP ngày 2716


12-2002 sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 195/CP ngày 31-12-1994; Nghị
định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều
của bộ luật lao động về hợp đồng lao động; Nghị định số 23/CP ngày 18-04-1996
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về lao động nữ;
Quyết định 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/09/1999 về thực hiện chế độ tuần làm việc
40 giờ; Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03-/06/2003 về việc hướng dẫn
thực hiện làm thêm giờ theo quy định của nghị định số 109/2002/NĐ-CP v.v. Các
văn bản này là hành lang pháp lý quan trọng góp phần bảo vệ người lao động về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Tóm lại, Mặc dù ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng các
quy định của pháp luật lao động Việt Nam nói chung và các quy định của chế định
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nói riêng cũng tương đối phát triển. Các quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần không nhỏ trong sự phát
triển chung của đất nước trong từng thời kỳ. Chế định thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động là một chế định khá hoàn thiện, nó không chỉ bảo
vệ có hiệu quả quyền lợi của người lao động mà còn góp phần không nhỏ trong
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã và
đang thực hiện.

1.4 Sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi
1.4.1 Các nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi.
1.4.1.1 Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước
quy định.
Với nguyên tắc ưu tiên bảo vệ người lao động nên việc quy định thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi gắn liền với yêu cầu bảo hộ lao động, hạn chế sự lạm dụng
sức lao động, đáp ứng nhu cầu của các bên trong quan hệ lao động.
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động -đối
17


tượng luôn ở vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động. Nếu để người sử dụng
lao động toàn quyền quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì mục đích
vì lợi nhuận, họ sẽ khai thác tối đa nghĩa vụ của người lao động mà trước tiên là
kéo dài thời gian làm việc của ngườilao động. Nếu để cho hai bên tự do thỏa thuận
thì sẽ dẫn đến việc người sử dụng lao động lợi dụng vị thế của mình để gây áp lực
buộc người lao động phải chấp nhận mức thời gian do họ đưa ra.
Để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình, Nhà nước có quyền quy
định về thời giờ àm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được ghi nhận trong Hiến pháp:
“Nhà nước quy định thời gian lao động." (Điều 56, Hiến pháp 1992). Trên cơ sở đó,
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động được cụ thể hóa trong các
văn bản pháp luật.
Nội dung của nguyên tắc được biểu hiện ở chỗ: Nhà nước quy định khung
thời giờ làm việc ở mức tối đa, thời giờ nghỉ ngơi ở mức tối thiểu. Cụ thể, Nhà
nước đã quy định ngày làm việc tiêu chuẩn, tuần làm việc tiêu chuẩn, số giờ mà
người sử dụng lao động được phép huy động người lao động làm thêm trong một
ngày, một năm. Nhà nước cũng quy định những khoảng thời gian nghỉ ngơi xen kẽ
với thời giờ làm việc, nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm.. Bằng cách đưa ra các cụm từ

“không quá’’, “ít nhất’’ đã đảm bảo sự mềm dẻo, linh hoạt cho các bên tự do thỏa
thuận và áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phù hợp với điều kiện
cụ thể. Riêng với cơ quan Nhà nước, do đặc thù của quan hệ lao động mà việc áp
dụng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là bắt buộc, không đơn vị
nào có quyền thỏa thuận hay tự ý thay đổi thời giờ làm việc đã được ấn định.
Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người lao động, đồng thời thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới đối
tượng lao động này. Trên cơ sở đó, Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, thanh tra,
giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong việc bảo đảm thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi cho người lao động.

18


1.4.1.2 Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do các bên
trong quan hệ lao động thỏa thuận.
Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các công dân, quyền chủ động trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, quyền tự định đoạt của người
lao động, pháp luật tôn trọng sự tự do thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy
định pháp luật. Trong đó, những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động được
Nhà nước khuyến khích.
Nội dung của nguyên tắc thể hiện rõ ở việc Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ
mô bằng việc quy định giới hạn lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,
làm thêm.. .Việc cụ thể hóa như thế nào sẽ tùy thuộc vào ý chí của chủ thể tham gia
trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng. Thông
thường các thỏa thuận này được ghi trong thỏa ước lao động tâp thể, hợp đồng lao
động và nội quy lao động. Khi đã thống nhất ý chí trên cơ sở phù hợp với pháp luật,
những thỏa thuận đó đã trở thành cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quan hệ lao
động và giải quyết tranh chấp lao động phát sinh giữa các chủ thể tham gia quan hệ.
Mặt khác nguyên tắc này còn thể hiện ở việc Nhà nước khuyến khích những

thỏa thuận về thời giờ làm việc có lợi hơn cho người lao động. Trong khả năng của
mình, người sử dụng lao động hoàn toàn có thể giảm giờ làm mà vẫn đảm bảo
quyền lợi cho người lao động.
Thực hiện nguyên tắc này vừa bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền chủ
động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền tự định đoạt của người lao động,
vừa bảo vệ được quyền lợi của người lao động.
1.4.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi.
1.4.2.1 Quy định về thờ giờ làm việc
Pháp luật Việt Nam quy định thời giờ làm việc bằng việc giới hạn khung tối
đa mà không được phép vượt qua hoặc phải đảm bảo hơn quyền lợi cho người lao
động. Trên cơ sở đó, pháp luật đưa ra khái niệm về thời giờ làm việc tiêu chuẩn.
19


Đây là loại thời giờ làm việc theo định mức của người lao động, theo thỏa thuận
trong hợp đồng lao động dựa trên quy định pháp luật. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
được quy định trên cơ sở tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc bằng việc quy định số
giờ làm việc trong một ngày đêm, một tuần lễ, hoặc số ngày làm việc trong một
tháng, một năm. Trong đó việc tiêu chuẩn hóa ngày làm việc, tuần làm việc là quan
trọng nhất, là cơ sở để dễ dàng trả công lao động và xác định tính hợp pháp của các
thỏa thuận về thời giờ làm việc. Ngày làm việc tiêu chuẩn chính là việc quy định độ
dài thời giờ làm việc của người lao động trong một ngày đêm (24 giờ) và tuần làm
việc tiêu chuẩn là số giờ hoặc ngày làm việc trong một tuần lễ 7 ngày. Thời giờ làm
việc tiêu chuẩn bao gồm: thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm việc rút
ngắn. Theo đó, với các đối tượng lao động đặc thù như lao động nữ, lao động chưa
thành niên, người tàn tật, người cao tuổi, người làm các công việc nặng nhọc, độc
hại thì thời giờ làm việc được rút ngắn hơn một hoặc hai giờ so với lao động bình
thường.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng đưa ra khái niệm về thời giờ làm việc không

tiêu chuẩn. Thời giờ làm việc không tiêu chuẩn là loại thời giờ làm việc quy định
cho một số lao động nhất định, do tính chất công việc mà không thể xác định được
số giờ làm việc cụ thể. Loại thời giờ này khó kiểm soát, sẽ gây khó khăn cho các cơ
quan chức năng trong việc quản lý về thời giờ làm việc của người lao động.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định về thời giờ làm thêm, làm ban đêm và thời
giờ làm việc linh hoạt cho người lao động. Với việc giới hạn tối đa số giờ làm
thêm, làm ban đêm, các quy định pháp luật là hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ
quyền lợi cho người lao động, tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía người sử
dụng lao động. Đồng thời pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, người lao
động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, làm thêm ban
đêm.. .phù hợp với quy định pháp luật. Tùy theo thời giờ làm việc của người lao
động mà người lao động được hưởng các chế độ: lương, tiền thưởng, phụ cấp v.v.
1.4.2.2 Quy định về thời giờ nghỉ ngơi
20


Song song với việc quy định thời giờ làm việc ở mức tối đa, người lao động
còn được đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi ở mức ít nhất bằng mức đã được pháp luật
quy định. Đó là các quy định về thời gian nghỉ giữa ca (ít nhất 30 phút, ca đêm ít
nhất 45 phút), nghỉ hàng tuần (từ một đến hai ngày trong một tuần) (Điều 71,72
BLLĐ). Khi được quy định, những nội dung này trở thành quyền chính đáng của
người lao động, giúp họ đỡ căng thẳng thần kinh, cơ bắp, phục hồi sức khỏe để tiếp
tục làm việc, có thể dưỡng sức lao động, dành thời gian cho các nhu cầu vật chất và
tinh thần khác.nên cần được pháp luật bảo vệ. Bên cạnh chế độ nghỉ trong quá trình
làm việc như nghỉ theo ca, nghỉ hàng tuần., người lao động còn được nghỉ hàng
năm, nghỉ lễ (9 ngày/ năm), nghỉ việc riênghoặc nghỉ không hưởng lương (từ Điều
74 đến Điều 79 BLLĐ).
Có thể nói, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần
quan trọng trong việc bảo vệ người lao động trong trường hợp cần thiết và tạo
thành một chế định cần thiết và không thể thiếu được trong Bộ luật lao động. Xuất

phát từ đặc điểm của thị trường lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là
điều khoản cơ bản trong hợp đồng lao động và trong thỏa ước lao động tập thể. Mặt
khác, các chế định trong bộ luật lao động chẳng hạn như: Quy định chế độ bồi
thường, trợ cấp khi tai nạn lao động xảy ra v.v muốn thể hiện rõ cũng phải căn cứ
vào các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

21


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
CỦA CÔNG TY HONDA VĨNH PHÚC.
2.1 Khái quát vấn đề thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
của công ty Honda Vĩnh Phúc.
2.1.1. Khái quát qua về công ty Honda và sự hiểu biết của công nhân
về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi.
Công ty Honda Vĩnh Phúc nằm trên địa bàn Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh
Phúc là một công ty điển hình về sản xuất phương tiện đi lại trong địc bàn tỉnh.
Công ty đã thực hiện pháp luật về lao động đầy đủ và tuân theo một cách hợp lý
khoa học. Đảm bảo quyền lợi của công nhân lao động và công ty một cách cao
nhất. Số lượng công nhân của công ty chủ yếu là lao động trong tỉnh và một số ít là
các tỉnh khác. Đa số công nhân xuất thân từ nông nghiệp nên trình độ hiểu biết về
luật lao động của họ còn thấp.
Từ đó công ty đã có những buổi trao đổi với công nhân đồng thời có những
buổi dạy học về pháp luật. Qua đó đã nâng cao dần hiểu biết của công nhân về luật
lao động đặc biệt là thời gian làm việc và nghỉ ngơi, làm giảm bớt tình trạng thắc
mắc về thời giờ làm. Quan trọng hơn cả không còn việc làm quá thời gian quy định
như đã ký trong hợp đồng lao động.
Việc tuyên truyền cũng được các tập thể cũng như cá nhân truyền đạt một
cách có hiệu quả cho những người chưa biết làm cho trình độ hiểu biết của công

nhân ngày càng được nâng cao. Khi được hỏi về thời gian làm việc và nghỉ ngơi
của công nhân trong công ty, đa số công nhân có phản ánh tích cực. Số ít không hài
long nhưng về một số vấn đề khác..
Việc trình độ của công nhân đang ngày càng được nâng cao sẽ khiến cho
việc công bằng trong lao động sẽ được nâng cao. Công nhân cũng biết quyền và
nghĩa vụ mình phải thực hiện như thế nào để cho đúng pháp luật.
22


Ngoài việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu của luật lao động về thời gain làm
việc và nghỉ ngơi thì công ty cũng không tránh khỏi những sai phạm. Nhưng việc
đó cũng được khác phục một cách nhanh chóng đảm bảo quyền lợi cho người lao
động. Tác động mạnh mẽ vào công việc và tiến độ hoàn thành của công nhân trong
công ty.
Với các quá trình trên công ty đang có đội ngũ công nhân đông đảo và hiểu
biết về pháp luật. Công ty cũng thực hiện một cách đúng đắn về thời giờ làm việc
và thời giờ nghỉ ngơi của công nhân.
2.1.2 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các quy định chung của
công ty Honda Vĩnh Phúc.
2.1.2.1 Thời gia làm việc.
- Bộ phận văn phòng
+ Mùa hè: Buổi sáng: từ 6h30' đến 11h.
Buổi chiều: từ 14h đến 17h30'.
+ Mùa đông: Buổi sáng: từ 07h đến 11h
Buổi sáng: từ 13h đến 17h
Một tuần: Người lao động làm việc 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Trừ các trường
hợp điều động theo yêu cầu đột xuất hoặc các đợt phát động của của tập đoàn, Tổng
công ty hoặc công ty. Riêng bộ phận làm việc vào thứ 7 và chủ nhật thì sắp xếp lịch
thay nhau nghỉ bù.
- Bộ phận sản xuất

Bộ phận sản xuất sẽ được bố trí làm theo ca. Ca 1: từ 6h đến 14h; Ca 2 từ
14h đến 22h; Ca 3 làm từ 22h đến 6h sáng ngày hôm sau.
Người lao động có thể được nghỉ giữa ca 30 phút. Thời gian bắt đầu và kết
thúc mỗi ca có thể được công ty xem xét thay đổi theo mùa, tùy theo yêu cầu sản
xuất nhưng luôn đảm bảo không quá nhưng phải đủ 8h trong một ngày.
Công ty và người lao động có thể thỏa thuận làm việc thêm giờ nhưng đảm
bảo thời gian làm thêm sẽ không quá 4h một ngày, 16h trong một tuần và 200 giờ
23


trong một năm.
- Bộ phận bảo vệ.
Bộ phận bảo vệ làm việc theo ca như bộ phận sản xuất.
2.1.2.2 Thời giờ nghỉ hàng tuần.
- Bộ phận văn phòng:
Ngày nghỉ hàng tuần của người lao động vào thứ 7 và chủ nhật.
- Bộ phận sản xuất:
Do đặc thù của công tác sản xuất nên người lao động sẽ không cps ngày
nghỉ hàng tuần cố định vào ngày chủ nhật mà tùy theo lịch bố trí sản xuất do Công
ty hoặc trưởng ca, trưởng bộ phận phan công hàng tuần cho người lao động.
- Bộ phận bảo vệ:
Do đặc thù của công tác bảo vệ nên người lao động sẽ không có ngày nghỉ
hàng tuần cố định vào ngày chủ nhật mà tùy theo lịch bố trí sản xuất. Trong trường
hợp do nhu cầu sản xuất kinh doanh mà công ty cần phải điều chỉnh thời gian nghỉ
hàng tuần thì vẫn phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ ít nhất là 4 ngày
trong 1 tháng.
2.1.2.3 Thời gian được nghỉ hưởng nguyên lương.
+ Nghỉ Lễ, Tết hằng năm
Người lao động được nghỉ làm việc và được nghỉ hưởng nguyên lương trong
các ngày Lễ sau:

Tết dương lịch (01/01): 1 ngày
Tết âm lịch (nguyên đán): 4 ngày ( 1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm
lịch)
Tết chiến thắng ( 30/4 dương lịch): 1 ngày
Tết lao động (1/5 dương lịch): 1 ngày
Tết quốc khánh ( 2/9): 1 ngày
Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch): 1 ngày
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao
24


×