Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

khảo sát, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh – thực trạng và một số kiến nghị, giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.15 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Stt
1
2
3
4

Từ viết tắt
NLĐ
NSDLĐ
BLLĐ
HĐLĐ

Nghĩa
Người lao động
Người sử dụng lao động
Bộ luật lao động
Hợp đồng lao đồng


A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1, Tính cấp thiết của đề tài.
Pháp luật Việt Nam về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một
trong những quy định quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết
thực đến đời sống và việc làm của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay tình
trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi phạm trong việc tăng giờ


làm tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm vượt quá mức cho phép, giảm và cắt bớt
thời gian nghỉ ngơi của người lao động… Các hành vi vi phạm về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp may mặc,
thủy sản, da giày…Các vi phạm này không những xâm hại nghiêm trọng đến
tính mạng, sức khỏe của người lao độngmà còn tác động tới gia đình và một
phần xã hội nói chung. Một trong những lý do chính dẫn tới các cuộc đình
công từ trước đến nay chủ yếu là việc người lao động bị yêu cầu là việc tăng
ca, bị cắt bớt thời gian nghỉ ngơi.
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất của Việt Nam thuộc đồng
bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vì vậy nơi đây
tập trung rất nhiều các doanh nghiệp, các khu công nghiệp lớn ở phía Bắc.
Cùng với sự pháp triển kinh tế nhanh chóng là việc xuất hiện, mọc thêm rất
nhiều các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên tất cả các ngành nghề khác nhau
thì vấn đề đi vào hoạt động của các doanh nghiệp ở Bắc Ninh một cách có
hiệu quả cũng là một nội dung quan trọng cần được quan tâm trong việc thực
hiện, chấp hành các quy định của pháp luật về lao động. Vậy, câu hỏi đặt ra ở
đây là liệu trong các doanh nghiệp đang hoạt động này vấn đề chấp hành quy
định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi diễn ra như thế
nào? Có đúng với quy định không và đạt kết quả ra sao? nhằm đóng góp cho
sự phát triển kinh tế của Tỉnh nói riêng đồng thời đảm bảo, ổn định được chất
lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người lao động trong địa bàn Tỉnh.
Ví dụ một số doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ của Tỉnh Bắc Ninh như
Công ty may Việt Hàn Bắc Ninh, Tổng công ty đầu tư và xuất nhập khẩu
Trung Việt Trung, Công ty cổ phần dịch vụ Kinh Bắc, Công ty TNHH Quỳnh
3


Như… đây đều là những doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn và hoạt động
trên nhiều lĩnh vực như may mặc, xuất - nhập khẩu, chế biến gỗ, giấy…
Từ thực tế nêu trên, để hạn chế và đấy lùi các vi phạm pháp luật về thời

giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và tiến hành khảo sát, tìm hiểu, đánh giá việc
áp dụng quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của
doanh nghệp cụ thể, tác giả chọn đề tài “ khảo sát, đánh giá việc chấp hành
quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh
nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh – thực trạng và một số kiến nghị, giải
pháp” với mong muốn góp phần làm rõ thực trạng việc áp dụng quy định của
pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các doanh nghiệp trên
một địa bàn cụ thể là Tỉnh Bắc Ninh và đưa ra một số kiến nghị nhằm thực
hiện tốt các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi
trên thực tế.
2, Lịch sử nghiên cứu.
Trong thời gian vừa qua, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về
các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các bài
viết trên mới chỉ đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi áp dụng cho một số đối tượng lao động đặc biệt như
lao động chưa thành niên, lao động nữ người cao tuổi…hoặc chỉ tập trung vào
các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mà
không đề cập đến tổng thể các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi, thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời thiếu sự so sánh đối chiếu giữa các
doanh nghiệp trên cùng một đia bàn cụ thể hoặc giữa các doanh nghiệp trên
các địa bàn khác nhau.
3, Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ
-

nghiên cứu sau:
Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Làm rõ thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở các
doanh nghiệp nói chung trên đìa bàn Tỉnh Bắc Ninh;

4


-

Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, mặt tích cực và tiêu cực trong việc áp dụng
quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các doanh

-

nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh;
Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế những hành vi
vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đang diễn ra tại các
doanh nghiệp trong Tỉnh Bắc Ninh.
4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Tiểu luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các quy định cụ thể của pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở các doanh nghiệp trên địa bàn
Tỉnh Bắc Ninh và việc thược hiện những quy định trên. Từ đó có thể thấy rõ:
Khách thể nghiên cứu: các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh;
Đối tượng nghiên cứu: việc chấp hành thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi theo quy định của pháp luật tại các doanh nghiệp nói chung trên địa bàn
Tỉnh Bắc Ninh.
5, Phương pháp nhiên cứu.
Trong qua trình nghiên cứu vấn đề này, tác giả đã vận dụng những
phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lenin như phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp quan sát,…tư tưởng Hồ Chí Minh
và những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển lực lượng lao
động ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
6, Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Ý nghĩa lý luận: đề tài làm rõ cơ sở lý luận thông qua việc nghiên cứu
về việc chấp hành quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh. Từ đó đề tài đóng góp
một phần cơ sở lý luận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định
của pháp luật, đồng thời giúp cho người lao động hiểu biết hơn về quyền và
lợi ích của mình khi tham gia lao động, đồng thời làm cơ sở lý luận cho sự
phát triển kinh tế của Tỉnh Bắc Ninh trong việc quản lý tốt các hoạt động của
các doanh nghiệp trên địa bàn.
5


Ý nghĩa thực tiễn: thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài đánh gía đúng
thực trạng việc áp dụng quy định của pháp luật về tời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp đóng trên Tỉnh Bắc Ninh nói riêng và các
doanh nghiệp nói chung. Qua đó nhằm tìm ra những giải pháp, hướng đi giúp
cho việp chấp hành pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các
doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh nói
riêng một cách hiệu quả nhất nhằm bảo vệ người lao động, nâng cao năng
suất lao động và không trái với quy định của pháp luật về vấn đề thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi.
7, Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài phần những vấn đề chung và kết luận, bài tiểu luận được kết cấu
thành 03 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi theo quy định của pháp luật.
Chương 2: Thực trạng về việc chấp hành quy định của pháp luật về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc
Ninh.
Chương 3: Giải pháp, đề xuất và kiện nghị nhằm nâng cao hiệu quả
việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi của các doanh nghiệp nói chung trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh.

6


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
theo quy định của pháp luật.
1.1. Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
1.1.1. Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các
khái niệm khác.
Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là hai
khái niệm khác nhau nhưng có mỗi quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một
chế định độc lập và không thể tách rời trong luật lao động. thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi được nghiên cứu dưới nhiều góc độ như khoa học, kinh tế lao động…về mặt pháp lý có thể hiểu thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
như sau:
Thời giờ làm việc là khoảng thời gian do pháp luật quy định, hoặc do
sự thỏa thuận của các bên, theo đó NLĐ phải có mặt tại địa điểm làm việc và
thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy lao động
của đơn vị, điều lệ doanh nghiệp và HĐLĐ.
Thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian trong đố NLĐ không phải thực
hiện những nghĩa vụ lao động và có toàn quyền sử dụng thời gian đó theo ý
muốn của mình.
Tóm lại, dù thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có được nghiên cứu
dưới góc độ gì đi nữa thì mục đích chính của việc nghiên cứu đó cũng là để
tìm ra một thời giờ làm việc hợp lý, một thời gian nghỉ ngơi thích hợp nhằm
tăng năng suất lao động đồng thời bảo vệ sức khỏe cho NLĐ.
Khái niệm doanh nghiệp: doanh nghiệp là một trong những chủ thể
kinh doanh chủ yếu của xã hội. “ doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh
được thành lập để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”.

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện ổn định
các hoạt động kinh doanh.

7


1.1.2. Cơ sở của việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi.
1.1.2.1. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi xuất phát từ yêu cầu bảo vệ NLĐ trong
lĩnh vực lao động.
Để tồn tại, con người phải lao động. Tuy nhiên lao động như thế nào và
trong khoảng thời gian bao lâu để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của
mỗi cá nhân lại là yêu cầu của quá trình lao động. Về sinh học, lao động với
nội dung và hình thức nào thì cũng là sự tiêu hao trí não, thần kinh, cơ bắp, cơ
quan cảm giác…do vậy phải có giới hạn. Như vậy, thời giờ làm việc là có giới
hạn và yêu cầu được nghỉ ngơi là nhu cầu sinh lý tự nhiên. Từ đó đòi hỏi phải
có sự bố trí thời giờ lao động và nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo nhu cầu tự nhiên
của con người và hiệu quả lao động.
Trong mối quan hệ lao động, NLĐ bao giờ cũng được ưu tiên hơn trước
do địa vị của NLĐ có sự thấp kém hơn so với NSDLĐ đồng thời vai trò của
NLĐ rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Đồng thời, dưới góc độ tâm lí
trong hoạt động lao động không tránh khỏi mệt mỏi tâm lí do sự tri giác quá
lâu, các cơ quan nhạy cảm bị ức chế dẫn đến cảm giác nhàm chán, đơn điệu,
thiếu hứng thú làm việc. để giải tỏa hiện tượng đó cũng đòi hỏi phải chuyển
sự chú ý của hệ thần kinh sang các loại hoạt động khác mang tính tự do, càng
khác với hoạt động lao động càng tốt. Do vậy, sau thời gian làm việc nhất
định phải có thời gian nghỉ ngơi phù hợp nhằm tạo ra những kích thích tâm lý
nhất định đối với NLĐ.

Vì vậy, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ NLĐ trong hoạt động lao động là
nhu cầu đầu tiên và trước nhất làm cơ sở để thiết lập, hình thành và bố trí thời
giờ lao động và nghỉ ngơi hợp lý theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo
cho nhu cầu tự nhiên của NLĐ và hiệu quả của lao động.
1.1.2.2. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi xuất phát từ sự tác động của nề kinh tế
thị trường.
8


Điều kiện kinh tế - xã hội, trong đó năng suất lao động và nhu cầu của
con người là nhân tố quan trọng, quyết định nhất đến việc quy định thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể của NLĐ. Với khối lượng công việc và
nhân công nhất định, thời gian hoàn thành công việc nhiều hay ít phụ thuộc
chủ yếu vào năng suất lao động. Nếu năng suất lao động thấp, người ta sẽ mất
nhiều thời gian lao động hơn và ngược lại, nếu năng suất lao động cao đương
nhiên thời gian lao động sẽ ít đi, nhu cầu nghỉ ngơi nhiều hơn.
Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu dựa trên cơ
sở điều kiện phát triển của kinh tế với yếu tố quan trọng là năng suất lao động
ở từng giai đoạn. bên cạnh đó các yếu tố xã hội, phong tục tập quán... cũng có
những tác động nhất định.
Trước đây, do trình độ khoa học – kỹ thuật còn yếu, năng suất lao động
thấp và nhu cầu lợi nhuận nên thời giờ làm việc của NLĐ còn kéo dài (14 -16
giờ/ ngày). Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học – kỹ thuật,
lao động chân tay đã được thay thế dần bởi phương tiện, máy móc hiện đại
dẫn đến năng suất lao động tăng cao, đời sống người dân dần được cải thiện
dẫn đến nhu cầu giảm giờ làm, tăng thời giờ nghỉ ngơi. Điều này được đánh
dấu bằng việc quy định thời giờ làm việc tối đa không quá 8 giờ/ ngày ở hầu
hết các quốc gia, thậm chí một số quốc gia còn quy định ít hơn tạo điều kiện
cho nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động xã hội khác của NLĐ.

1.1.2.3. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi xuất phát từ bản chất nhà nước pháp
quyền XHCN mà nước ta đang xây dựng.
Từ việc nhận thức làm việc và nghỉ ngơi là quyền cơ bản của NLĐ
trong quan hệ lao động, pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia đều ghi nhận
quyền này trong các văn bản pháp lí có giá trị cao.
Bản chất của nhà nước XHCN là công bằng, dân chủ, văn minh, là nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy trong bất kỳ mối quan hệ nào hoặc bất
kỳ hoạt động nào thì quyền lợi mà người dân phải có đều đước đề cao và chú
trọng. Trong quan hệ lao động, quyền của NLĐ động được thể hiện rất rõ qua
9


việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Cụ thể đó là ghi nhận
quyền làm việc và nghỉ ngơi trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất – Hiến
pháp ở các giai đoạn và rất nhiều văn bản pháp luật có giá trị cao khác như
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em…
thể chế hóa quyền cơ bản của NLĐ, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp
luật với văn bản đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực lao động là BLLĐ, trong
đó thời giờ làm vệc, thời giờ nghỉ ngơi là một chương độc lập( chương VII).
Theo các văn bản pháp luật hiện hành, thời giờ làm việc tiêu chuẩn
được áp dụng chung là ngày làm việc không quá 8 giờ, tuần làm việc không
quá 48 giờ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các đơn vị sử dụng lao động
cụ thể hóa chế độ thời giờ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp với điều kiện riêng của
đơn vị mình.
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi.


Đối với người lao động:

Thứ nhất, bằng việc quy định quỹ thời giờ làm việc, pháp luật lao động
đảm bảo cho NLĐ có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong
quan hệ, đồng thời làm căn cứ cho việc hưởng thụ quyền lợi như tiền lương,
tiền thưởng…và giúp cho NLĐ bố trí, sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý.
Thứ hai, quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn có ý nghĩa
quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ lao động, đảm bảo quyền nghỉ ngơi của
NLĐ, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, hạn chế tai nạn lao động.



Đối với NSDLĐ:
Thứ nhất, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ ghỉ ngơi giúp cho
NSDLĐ xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lí,
sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm
hoàn thiện tốt nhất các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra. Mặt khác, căn
cứ vào khối lượng công việc, tổng quỹ thời gian cần thiết để hoàn thành và số
thời gian làm việc pháp luật quy định với mỗi NLĐ mà NSDLĐ xây dựng
định mức lao động, xác định được chi phí nhân công và bố trí sử dụng lao
10


động linh hoạt, hợp lí đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn
cứ pháp lí cho việc NSDLĐ thực hiện quyền quản lí, điều hành, giám sát lao
động, đặc biệt trong xử lí kỷ luật lao động, từ đó tiến hành trả lương, thưởng,
… khen thưởng và xử phạt NLĐ.


Đối với nhà nước:
Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ

thái độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động- nguồn tài nguyên quý giá
nhất của quốc gia, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý để Nhà nước thực hiện
chức năng pháp lý của mình.
Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn thể hiện chức
năng, nhiệm vụ quan trongjtrong việc tổ chức, điều hành hoạt động lao động
xã hội của Nhà nước. Ngoài ra còn cho thấy phần nào trình độ phát triển, điều
kiện kinh tế của quốc gia và tính ưu việt của chế độ xã hội.
1.2. Quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi.
1.2.1. Nguyên tắc pháp lí cơ bản của thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi.
1.2.1.1. Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi do Nhà nước quy định.
Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu bảo vệ NLĐ- chủ thể
thường có vị thế yếu hơn trong quan hệ lao động. Nếu để NSDLĐ quy định,
vì mục đích lợi nhuận đương nhiên họ sẽ khai thác tối đa nghĩa vụ từ phía
NLĐ và thường thì thời giờ làm việc sẽ là nội dung đầu tiên bị lạm dụng. Nếu
để cho hai bên chủ thể quan hệ tự do thỏa thuận mà không có sự can thiệp của
Nhà nước bằng khung pháp luật sẽ dễ dẫn đến việc NSDLĐ lợi dụng vị thế có
lợi của mình để đặt NLĐ vào việc chấp nhận mức do họ đưa ra. Hơn nữa xuất
phát từ chức năng điều tiết và phân công lao động của Nhà nước, Nhà nước
buộc phải can thiệp điều chỉnh bằng việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi hơp lí.
11


Nhà nước có quyền quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của
NLĐ đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 tại điều 56.
Nội dung của nguyên tắc này biểu hiện ở việc Nhà nước quy định
khung thời giờ làm việc ở mức tối đa và thời giờ nghỉ ngơi ở mức tối thiểu. cụ

thể là các Điều 104, 105, 106, 107…. BLLĐ đã quy định rất rõ thời giờ làm
việc bình thường, thời giờ làm việc ban đêm, làm thêm giờ, làm thêm giờ
trong những trường hợp đặc biệt, thời giờ nghỉ ngơi…
1.2.1.2. Nguyên tắc thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngowido các bên trong quan hệ lao động thỏa
thuận, khuyến khích theo hướng có lợi cho
NLĐ phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải đảm bảo
nguyên tắc tự do thỏa thuận phù hợp với pháp luật. Vì là nghĩa vụ của NLĐ,
những người ở vị thế yếu hơn so với NSDLĐ nên những thỏa thuận này được
khuyến khích theo hướng có lợi cho NLĐ.
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện rõ ở việc Nhà nước chỉ can thiệp
ở tầm vĩ mô bằng việc quy định giới hạn pháp luật về thời giờ làm việc, làm
thêm, nghỉ ngơi…việc cụ thể hóa như thế nào tùy thuộc vào ý chí của chủ thể
tham gia trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng phù hợp với điều kiện, đặc điểm
riêng. Thông thường các thỏa thuận này được ghi nhận trong thỏa ước lao
động tập thể, HĐLĐ và NSDLĐ có quyền đưa vào thành nội dung của nội
quy lao động.
Không chỉ dừng ở đó, nguyên tắc này còn thể hiện ở việc Nhà nước
luôn khuyến khích những thỏa thuận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
có lợi cho NLĐ. Điều này được thể hiện rõ trong các quy định khuyến khích
giảm giờ làm: “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện
tuần làm việc 40 giờ”( Điều 104 BLLĐ). Thực hiện nguyên tắc này, một mặt
đảm bảo được quyền tự do kinh doanh của NSDLĐ, quyền tự định đoạt của
NLĐ, mặt khác bảo vệ được quyền lợi của NLĐ.
1.2.1.3. Nguyên tắc rút ngắn thời giờ làm việc đối với
12


một số đối tượng đặc biệt hoặc làm những

công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm.
Xuất phát từ đặc điểm riêng của một số đối tượng lao động, một số
ngành nghề, công việc nhất định mà nguyên tắc pháp lí về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi đòi hỏi phải có những điều chỉnh riêng. Nguyên tắc rút
ngắn thời giờ làm việc được áp dụng trước hết đối với đối tượng là NLĐ làm
các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lao động nữ, lao động là người
tàn tật, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi…đối với nhóm
đối tượng này, các nghiên cứu tâm sinh học cho thấy với lượng công việc như
nhau thì mức hao phí sức lao động bỏ ra của họ cao hơn so với lao động bình
thường và do vậy khả năng phục hồi sức khỏe, tái tạo sức lao động cũng lâu
hơn. Vì vậy đòi hỏi phải có những quy định phù hợp với đặc thù riêng của đối
tượng nhằm đảm bảo sức khỏe và sự công bằng trong khai thác lao động.
Nguyên tắc này chính là sự cụ thể hóa việc bảo hộ lao động đối với lao
động đặc thù. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở việc quy định giảm số
thời giờ làm việc tối đa, tăng số thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu so với thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường mà NLĐ vẫn được đảm bảo quyền
lợi.
1.2.2. Các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi.
1.2.2.1. Các loại thời giờ làm việc.
a.

Thời giờ làm việc theo tiêu chuẩn.
Thời giờ làm việc theo tiêu chuẩn được quy định trên cơ sở tiêu chuẩn
hóa thời giờ làm việc biểu hiện bằng việc quy định số giờ làm việc trong một
ngày đêm, một tuần lễ , hoặc số ngày làm việc một tháng, một năm. Trong đó,
việc tiêu chuẩn hóa ngày làm việc, tuần làm việc là quan trọng nhất, là cơ sở
để dễ dàng trả công lao động và xác định tính hợp pháp của các thỏa thuận về
thời giờ làm việc. ngày làm việc bình thường chính là việc quy định độ dài

thời gian làm việc của NLĐ trong một ngày đêm( 24 giờ) và số giờ hoặc ngày
13


làm việc trong một tuần lễ tương ứng với 7 ngày.
Theo Điều 104 BLLĐ, thời giờ làm việc của NLĐ được quy định
“không quá 8 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần”. Trong trường hợp
quy định thời gian làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không
quá 10 giờ trong một ngày nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước
khuyến khích NSDLĐ thực hiện tuần làm việc 40 giờ nhằm đảm bảo quyền
nghỉ ngơi cho NLĐ. Thời giờ làm việc này áp dụng cho các công việc bình
thường, không có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay đối tượng đặc
biệt nào.
Đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
hoặc một số đối tượng lao động có đặc điểm riêng như phụ nữ có thai, lao
đọng chưa thành niên, người khuyết tật…thì thời giờ làm việc được rút ngắn
hơn thời giờ làm việc bình thường mà NLĐ vẫn hưởng nguyên lương. Theo
quy định những đối tượng này được giảm từ 1 đến 4 giờ/ngày, tùy từng đối
tượng cụ thể.
b.

Thời giờ làm việc không theo tiêu chuẩn.
Thời giờ làm việc không theo tiêu chuẩn và vẫn hưởng lương bao gồm
những loại thời giờ sau:

-

Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ theo cam kết trong hợp

-


đồng học nghề, tập nghề.
Thời gian thử việc theo HĐLĐ sau đó làm việc cho NSDLĐ.
Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương ( theo quy định tại điều 116

-

BLLĐ).
Thời gian nghỉ việc không hưởng luwowngneeus được NSDLĐ đồng ý nhưng

-

cộng dồn không quá một tháng.
Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không

-

quá 6 tháng.
Thời gian nghỉ do con ốm đau nhưng cộng dồn không quá 2 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo

-

hiểm xã hội.
Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công
đoàn.
14



-

Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của NSDLĐ.
Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan

-

nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 1 giờ đối với NLĐ cao tuổi
trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
Căn cứ vào thời giờ làm việc tối đa do pháp luật quy định và thỏa thuận
của các bên, NSDLĐ có quyền bố trí, sắp xếp lao động trong dơn vị mình làm

c.

việc theo ngày, ca…
Thời giờ làm thêm.
Thời giờ làm thêm là thời giờ làm việc của NLĐ ngoài phạm vi thời giờ
làm việc tiêu chuẩn được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể
hoặc theo nội quy lao động. Thời gian làm thêm NLĐ được hưởng lương cao
hơn thời gian làm việc bình thường.
Theo pháp luật hiện hành, thời giờ làm thêm đối với NLĐ được quy
định với những nội dung chính sau:

-

Số giờ làm thêm: NLĐ với NSDLĐ có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng
không vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong một ngày đối với
từng loại công việc. Trường hợp làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ làm







việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày không vượt quá 12 giờ.
Điều kiện và nguyên tắc thực hiện làm thêm được quy định rất rõ tai khoản 2
Điều 106 BLLĐ. Cụ thể:
Được sự đồng ý của NLĐ
Đảm bảo số thời giờ làm thêm theo quy định
Đảm bảo, bố trí thời gian nghỉ bù
Không được phép huy động làm thêm giờ đối với phụ nữ có thai từ tháng thứ
7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, NLĐ tàn tật đã bị suy giảm khả

d.

năng lao động từ 51% trở lên…
Thời giờ làm việc ban đêm
Thời giờ làm việc ban đêm là khoảng thời gian làm việc được ấn định
tùy theo vùng khí hậu. Theo quy định của pháp luận hiện hành thì thời giờ
làm việc ban đêm được xác định trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ
sáng hôm sau.
Nếu NLĐ làm thêm vào ban đêm thì ngoài việc được trả lương làm
15


thêm, làm đêm NLĐ còn được hưởng thêm 20% tiền lương tính theo giá tiền
lương hoặc tiền lương làm vào ban ngày.
Đối với những trường hợp đặc biệt như lao động nữ, người chưa thành
niên,… thì hạn chế làm đêm. Những đối tượng cấm hoặc hạn chế huy động

làm thêm giờ cũng chính là những đối tượng cám hoặc hạn chế làm đêm( các
điều 155, 163, 178 BLLĐ).
e.

Thời giờ làm việc linh hoạt.
Thời giờ làm việc linh hoạt là việc quy định các hình thức tổ chức lao
động mà trong đó có sự khác nhau về độ dài và thời điểm làm việc của NLĐ
so với thời gian làm việc thông thường đã được quy định theo ngày, tuần,
tháng, năm làm việc.
Đặc trưng cơ bản nhất của thời giờ làm việc linh hoạt chính là sự co
dãn, mềm dẻo về độ dài thời gian và thời điểm làm việc của NLĐ. Các bên
trong quan hệ lao động, thậm chí những NLĐ có thể thỏa thuận để điều chỉnh
độ dài cũng như thời điểm làm việc và tự phân phối thời gian làm việc sao
cho phù hợp với nguyện vọng cá nhân và yêu cầu chung của đơn vị. Mô hình
cơ bản của thời giờ làm việc linh hoạt là xê dịch thời gian làm việc và thời
gian làm việc không đầy đủ.
Trong BLLĐ hiện hành đã quy định đối với một số trường hợp tạo điều
kiện vận dụng thời giờ làm việc linh hoạt như đối với những NLĐ làm việc
theo hợp đồng không trọn thời gian ( điều 166 BLLĐ), nhận công việc về nhà
làm ( điều 185 BLLĐ), khuyến khích NSDLĐ áp dụng rộng rãi chế độ làm
việc theo thời gian biểu linh hoạt.
1.2.2.2. Các loại thời giờ nghỉ ngơi.

a.

Nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca.
Theo quy định của pháp luật, NLĐ làm việc liên tục 8 giờ/ngày hoặc 6
giờ/ngày ( đối với công việc nặng nhọc, độc hại được rút ngắn) thì được nghỉ
giữa giờ ít nhất là 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. nếu NLĐ làm việc vào
ban đêm họ được nghỉ ít nhất 45 phút giữa giờ và được tính vào thời giờ làm

việc. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ này NSDLĐ quy định thời điểm các đợt
nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động ( Điều 108 BLLĐ).
16


Trong trường hợp làm theo ca, pháp luật hiện hành cũng quy định NLĐ
được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển ca làm việc khác ( Điều 109
BLLĐ).
b.

Nghỉ hàng tuần.
Theo Điều 110 BLLĐ, mỗi tuần làm việc NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ
liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng
tuần, thì NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm cho NLĐ được nghỉ tính bình quân
01 tháng ít nhất 04 ngày. NSDLĐ có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ
hàng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng
phải ghi vào nội quy lao động.
Trong những ngày nghỉ hàng tuần NLĐ không được hưởng lương và
nếu có huy động làm thêm thì được hưởng chế độ làm thêm giờ.

c.

Nghỉ hàng năm.
Điều kiện nghỉ hàng năm: NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một
NSDLĐ thì được hưởng chế độ nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương với các
mức theo quy định ( Điều 111 BLLĐ). Thời gian được coi là thời gian làm
việc của NLĐ tại một doanh nghiệp hoặc với một NSDLĐ để tính ngày nghỉ
hàng năm bao gồm cả các thời gian như: thời gian học nghề, tập nghề, thời
gian thử việc, thời gian nghỉ vì việc riêng, thời gian nghỉ do tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp,ốm đau cộng dồn không quá 6 tháng…( Điều 6 Nghị định

số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013).
Mức nghỉ hàng năm: gồm 3 mức: 12, 14 và 16 ngày tùy theo điều kiện
môi trường, ngành nghề và đối tượng cụ thể:

-

12 ngày làm việc đối với người làm việc trong điều kiện bình thường.
14 ngày làm việc đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và

-

cả đối với những NLĐ chưa thành niên, lao động khuyết tật.
16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm, người làm công việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt
khắc nghiệt.
NSDLĐ có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý
17


kiến của NLĐ và phải thông báo trước cho NLĐ. NLĐ cũng có thể thỏa thuận
với NSDLĐ để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm 1
lần. khi nghỉ hàng năm nếu NLĐ đi bằng các phương tiện đường bộ, đường
sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ
3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm và chỉ
được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Trong những ngày nghỉ hằng năm, kể cả nghỉ thêm theo thâm niên
NLĐ đều được hưởng nguyên lương. Trường hợp không nghỉ thì được thanh
toán bằng tiền. khi nghỉ hàng năm, NLĐ được tạm ứng trước khoản tiền ít
nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

d.

Nghỉ lễ, nghỉ tết.
Theo điều 115 BLLĐ, NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương
trong những ngày lễ, tết sau đây:

-

Tết dương lịch 01 ngày ( ngày 01 tháng 01 dương lịch);
Tết âm lịch 05 ngày;
Ngày chiến thắng 01 ngày ( ngày 30 tháng 04 dương lịch);
Ngày Quốc tế lao động 01 ngày ( ngày 01 tháng 05 dương lịch);
Ngày Quốc khánh 01 ngày ( ngày 02 tháng 09 dương lịch);
Ngày giỗ tổ Hùng Vương 01 ngày ( ngày 10 tháng 03 âm lịch).
Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì NLĐ
được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Ngoài ngày nghỉ lễ, tết được hưởng lương theo quy định của pháp luật,
NLĐ là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức của người
Việt Nam được nghỉ thêm ngày tết cổ truyền dân tộc, ngày quốc khánh của
nước họ và được hưởng nguyên lương.

e.

Nghỉ việc riêng, nghỉ không lương.
Nghỉ việc riêng là quy định của Nhà nước cho phép NLĐ được nghỉ
việc nhằm giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình của họ.
Theo pháp luật hiện hành, NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng
nguyên lương và nghỉ vì việc riêng bao giờ cũng dựa trên cơ sở đề nghị của
NLĐ và chỉ trong hai trường hợp giải quyết việc hiếu và giải quyết việc hỉ, cụ
thể:

18


-

Bản thân kết hôn: nghỉ 03 ngày;
Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
Bố mẹ ( cả bên vợ và chồng)chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 03 ngày;
Theo khoản 2 Điều 116 BLLĐ, NLĐ được nghỉ không hưởng lương
một ngày và phải thông báo với NSDLĐ khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

f.

Nghỉ theo thỏa thuận.
Bên cạnh việc quy định một số thời gian nghỉ theo chế độ, pháp luật
cũng tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên, đảm bảo quan hệ
diễn ra hài hòa bằng việc cho phép các bên được tự do thỏa thuận thời giờ
nghỉ theo nhu cầu và phù hợp với điệu kiện của các bên. Thời giờ nghỉ theo
thỏa thuận có thể được hưởng lương hoặc không phụ thuộc vào sự thỏa thuận
của chủ thể.
1.3. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
1.3.1. Trên thế giới.
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành từ
rất sớm ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có nền công
nghiệp sản xuất phát triển sớm như Anh ban hành Luật Công Xưởng năm
1883. Năm 1886, tại Đại hội Đại biểu Đệ nhất Quốc tế họp ở Gionevo, lần
đầu tiên C.Mác đề xướng khẩu hiệu “Ngày làm 8 giờ”. Tiếp đó năm 1887, ở
Mỹ và Canada, 8 tổ chức quyết định công nhân thị ủy vào ngày 1 tháng 5 năm

1886 và bắt đầu làm việc 8 giờ.
Ngày 11/4/1919, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) được thành lập theo
hiệp ước Vecxay, điều lệ của tổ chức được thông qua với tôn chỉ mục đích và
nhiệm vụ là khẩn thiết cải thiện điều kiện lao động, nâng cao mức sống trên
toàn thế giới trong đó có quy định số giờ làm việc cho NLĐ. ILO đã thông
qua một loạt các công ước về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Quy định về thời giờ làm việc của ILO:
-Công ước số 1 (1919) quy định số giờ làm việc một tuần không quá 44
giờ và công ước số 3 (1930) quy định về ngày làm việc trong các xí nghiệp,
19


trong các cơ sở thương mại, buôn bán 8 giờ hoặc 9 giờ hoặc 48 giờ 1 tuần;
-Công ước số 47 (1935) về giảm thời giờ làm việc còn 40 giờ một
tuần...
Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của ILO:
-Đối với chế độ nghỉ hàng năm có hưởng lương, Công ước số 135
(1970) quy định về số ngày nghỉ có hưởng lương là do các thành viên quy
định nhưng không được dưới 3 tuần làm việc cho một năm làm việc;
-Công ước số 14 (1931) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong công
nghiệp; Công ước số 106 (1957) quy định về ngày nghỉ hàng tuần trong
thương mại, văn phòng. Theo đó, NLĐ phải được làm tối thiểu 1 ngày trong
mỗi kỳ 7 ngày.
1.3.2. Ở Việt Nam.
Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954: nhiều văn bản về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi được ban hành như Sắc lệnh số 55 ngày 20/11/1945
của Chính phủ quy định về việc nghỉ có lương ngày lễ, tết, kỷ niệm lịch sử và
ngày lễ tôn giáo. Hiến pháp năm 1946: Sắc lệnh số 29-SL ngày 12/3/1947.
Săc lệnh 29-SL đã có những quy định khá đầy đủ và tiến bộ mà các quy định
sau này phải ghi nhận.

Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975: đây là thời kỳ đất nước bị chia cắt
làm hai miền. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi như Thông tư số 05- LĐTT ngày 9/3/1955 quy định
về thời giờ làm việc tại các xí nghiệp quốc doanh và công trường; Thông tư
06 năm 1971.
Thời kỳ từ năm 1976 đến nay: Chính phủ đã có một số văn bản như
Nghị định 233 của Hội đồng Bộ trưởng ngày 22/6/1990 ban hành quy chế
hoạt động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngày 23/6/1994, Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ Luật Lao Động
và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa quan
trọng trong điều chỉnh quan hệ lao động, trong đó thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi là một chế định quan trọng của BLLĐ được quy định tao chương
20


VII. Sau các lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và hiện nay
là 2012, BLLĐ đã càng khẳng định được vai trò của mình trong việc bảo vệ
quyền lợi của NLĐ đặc biệt trong việc đảm bảo giờ làm, nghỉ ngơi cho NLĐ.

21


Chương 2: Thực trạng việc chấp hành quy định của pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp trên địa bàn
Tỉnh Bắc Ninh.
2.1. Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh
Bắc Ninh.
Bắc Ninh tuy là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước nhưng thêm vào
đó là một vùng có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của
tỉnh. Với điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu ổn định, tài nguyên thiên

nhiên phong phú, đa dạng tạo sự thuận lợi cho việc hình thành và phát triển
các loại hình sản xuất phong phú ở trên các lĩnh vực như nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, đối với sản xuất công nghiệp Bắc Ninh là nơi tập
trung rất nhiều các doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ; bên cạnh đó còn
thu hút rất nhiều vốn đầu tư từ các nước bên ngoài hình thành nên các khu
công ghiệp trọng điểm của cả nước. Điều này giúp giải quyết một lượng lớn
nguồn lao động của tỉnh về vấn đề nhân lực và việc làm.
Hiện nay, Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp tập trung, rất nhiều doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và các doanh nghiệp
thuộc Nhà nước với quy mô sản xuất lớn và hoạt động trên tất cả các lĩnh vực
như may mặc, xuất- nhập khẩu, chế biến gỗ, chế biến giấy….Các khu công
nghiệp tập trung các doanh nghiệp được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, các hệ
thống đường giao thông trong khu công nghiệp, cấp nước sạch, xử lí nước
thải được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn nhưng bên cạnh đó vẫn còn
một số ít các doanh nghiệp còn chưa có sự đầu tư, chú trọng trong việc chấp
hành vệ sinh an toàn lao động đúng theo pháp luật như về quy trình xử lí nước
thải…Một số khu công nghiệp đã gắn việc đầu tư hạ tầng với xây dựng nhà ở
cho NLĐ, khu đô thị, khu vui chơi giải trí…cùng với đó là sự thông thoáng,
nhanh gọn trong giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp về
thông tin, thị trường, làm tốt công tác an ninh- trật tự, liên kết đào tạo nguồn
nhân lực có chuyên môn, tay nghề.
Để đảm bảo sự phát triển ổn định nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh nói
22


riêng đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động, sản xuất tại các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh, thì công tác quản lý của các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh
phải được diễn ra thường xuyên và chặt chẽ. Để thực hiện được tốt vấn đề
này, trước hết cần phải có sự quản lý, kiểm tra về việc chấp hành các quy định
của pháp luật trong quan hệ lao động. Cụ thể là bài viết sẽ tìm hiểu rõ hơn về

việc chấp hành các quy định của pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi và thời giờ
làm việc cảu các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Thực trạng về việc chấp hành quy định của pháp luật về thời
giờ làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh.
2.2.1. Trong các doanh nghiệp thuộc Nhà nước.
Thực hiện nghiêm chế độ áp dụng đúng quy định của pháp luật về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp luôn là mục tiêu chính
trong các đợt kiểm tra chuyên ngành việc thực hiện các chế độ, chính sách
pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp của Sở Lao Động- Thương binh và Xã hội trong suốt giai đoạn qua.
Hiện nay, vì mục đích lợi nhuận ngày càng tăng cao trong các doanh nghiệp,
việc áp dụng đúng chế độ, chính sách cho NLĐ về thời giờ làm việc rất quan
trọng , nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cũng như sự an toàn cho NLĐ.
Khối các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh gồm các đơn
vị như: Công ty Bảo Việt Bắc Ninh, Công ty Cổ phần Tổng công ty May Đáp
Cầu, Viễn thông Bắc Ninh, Công ty Bảo Việt Nhân thọ Bắc Ninh, Công ty Cổ
phần Lilama 69-1, Nhà máy Quy chế Từ Sơn… Sau quá trình kiểm tra, khảo
sát cho thấy việc chấp hành quy định của Nhà nước về thời giờ làm việc của
các doanh nghiệp trên về cơ bản được đánh giá là tốt, có hiệu quả và đảm bảo
cho NLĐ nhưng bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp còn thực hiện
chưa tốt, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
may mặc, chế biến gỗ,…


Về thời giờ làm việc bình thường, các doanh nghiệp đều chấp hành đúng quy
định của pháp luật, thời giờ làm việc không quá 08 giờ trong một ngày và 48
giờ trong 01 tuần. Nếu có làm quá 08 giờ trong một ngày và 48 giờ trong 01
23



tuần thì thời gian làm quá đó đều được tính vào số giờ làm thêm để làm căn
cứ trả lương cho NLĐ. Chủ của các doanh nghiệp hay nói cách khác là
NSDLĐ đều tuân thủ đúng quy định của pháp luật, làm cơ sở để xây dựng,
quy định thời gian làm việc theo giờ, ngày hoặc tuần tùy thuộc vào đặc điểm
và tính chất của công việc. Đối với các đối tượng NLĐ đặc biệt như phụ nữ
có thai, lao động chưa thành niên, lao động cao tuổi,…có thời gian lao động
được rút ngắn hơn để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho họ. Ví dụ như Công ty
May Đáp Cầu là một công ty có số lượng lao động nữ lớn, việc đảm bảo thời
gian lao động hợp lý được công ty thực hiện rất tốt và đúng với quy định của


pháp luật.
Về thời giờ làm thêm, các doanh nghiệp đều xây dựng theo HĐLĐ hay thỏa
ước lao động tập thể dựa trên sự đồng ý của NLĐ và số giờ làm thêm không
vượt quá quy định của pháp luật là 50% số giờ làm việc bình thường trong 01



ngày.
Về thời giờ làm việc ban đêm và thời giờ làm việc linh hoạt, do đặc điểm là
các doanh nghiệp thuộc Nhà nước là chỉ làm việc vào giờ hành chính nên thời
giờ làm việc vào ban đêm và thời giờ làm việc linh hoạt không được sử dụng
thường xuyên. Nếu có trường hợp cấp thiết thì thời giờ làm việc linh hoạt mới
được áp dụng nhưng chỉ rất ít và phù hợp với thời gian của NLĐ.
2.2.2. Trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.
Bên cạnh các doanh nghiệp thuộc Nhà nước thì trên địa bàn Tỉnh Bắc
Ninh cũng có rất nhiều các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH MTN,…C ụ
thể một vài doanh nghiệp như Công ty May Việt Hàn, Công ty TNHH Phú

Qúy An Lộc, Công ty CANON Việt Nam ở Bắc Ninh, Công ty Samsung Việt
Nam,… Những doanh nghiệp trên đều có quy mô sản xuất vừa và lớn vì vậy
quy trình làm việc cũng như những nội quy lao động được xây dựng rất chặt
chẽ và đúng với quy định của pháp luật trong đó có nội dung về thời giờ làm
việc.



Bên cạnh việc chấp hành quy định của pháp luật về thời giờ làm việc theo tiêu
24


chuẩn thì thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương được các
doanh nghiệp thực hiện đó là nghỉ giải lao theo tính chất của công việc, thời
giờ hội họp, học tập, huấn luyện do yêu cầu của NSDLĐ hoặc được NSDLĐ
đồng ý, nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức
lao động do nhu cầu sinh lí tự nhiên của con người….Việc tăng thời giờ làm


việc tiêu chuẩn quá 8 giờ/ ngày là tình trạng diễn ra phổ biến.
Về thời giờ làm việc vào ban đêm, theo quy định của pháp luật được tính từ
22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều tính
thời giờ làm thêm vào ban đêm nhiều hơn mức quy định nhưng mức lương trả
cho NLĐ cũng cao hơn so với bình thường. Ở các Công ty Samsung hay một
số công ty khác, NLĐ thường có thời giờ làm thêm từ 21 giờ đến 5 giờ sáng
ngày hôm sau và thường phải làm thêm. Tuy nhiên, điều này cũng dựa trên sư
đồng ý từ phía NLD. NLĐ có thể có thời gian làm đêm liên tực trong 1 tuần




hoặc 2 tuần rồi chuyển sang làm ca ngày, điều này do NSDLĐ quy định.
Về thời gian làm thêm giờ, hầu hết các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đều vận
dụng tối đa thời gian làm thêm giờ do pháp luật quy định nhằm đạt mục đích
lợi nhuận. Đặc biệt, với các doanh nghiệp sản xuất về hàng may mặc, da, giày,
chế biến nông sản, thủy sản được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đén 300
giờ trong một năm. Theo thống kê mới nhât gần đây đối với các công nhân
làm việc trong các nahf máy sản xuất và các khu công nghiệp, có 81.81%
NLĐ trong khu vực doanh nghiệp được hỏi và trả lời có làm thêm giờ; 27.3%
phải làm thêm quá 200 giờ/ năm; 22.73% cho biết chỉ được trả lương như làm
việc bình thường. Tăng số giờ làm thêm quá mức quy định nhằm tối đa hóa
lợi nhuận, tránh việc phải tuyển thêm lao động nhiều NSDLĐ đã cố tình vi
phạm các quy định về làm thêm giờ. Đối với lao động nữ tại các doanh
nghiệp may mặc, da giày… thời gian làm thêm từ 2 đến 5 giờ/ ngày khoảng
6000 giờ đến 10000 giờ/ năm, vượt xa quy định. Theo thống kê, trong số lao
động được hỏi có 35.8% người cho rằng phải làm thêm ít nhất 2 giờ/ngày;
18.8% phải làm 3 giờ/ngày và 7.5% phải làm thêm từ 4 giờ đến 5 giờ/ngày.
Lao động nữ không được nghie 60 phút mỗi ngày đối với trường hợp nuôi con
dưới 12 tháng tuổi, không được chuyển công việc nhẹ nhàng hơn khi mang
25


×