Nâng cao chất lượng quản lý thu thuế giá trị
gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh
Nguyễn Thành Công
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Duy Lạc
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Quản lý kinh tế; Quản lý thu thuế; Thuế giá trị gia tăng; Doanh Nghiệp;
Quảng Ninh.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, là công cụ quan trọng để phân
phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Và là vấn đề đại cục của
mỗi Quốc gia, đặc biệt trong tiến trình hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó,
Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện cải cách thuế bước hai. Điểm nổi bật của cuộc cải cách này
là thay thế luật thuế doanh thu bằng luật thuế giá trị gia tăng được thông qua tại kỳ họp thứ 11
Quốc hội khoá IX, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Sự ra đời của luật thuế giá trị gia
tăng được xem là một bước ngoặt có tính đột phá trong công tác quản lý thu thuế và đã thể
hiện được sự mạnh dạn, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây
dựng, đổi mới và phát triển đất nước. Qua hơn 10 năm triển khai, thuế GTGT đã bộc lộ nhiều
ưu điểm, mang lại những tác động tích cực đến nền kinh tế, nhưng đồng thời trong công tác
quản lý thuế GTGT cũng còn rất nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng tới số thu cũng như các vấn đề
kinh tế - xã hội khác.
Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp, du lịch, dịch vụ có đủ các loại hình, thành phần
kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế
trong những năm qua, hoạt động của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh đã và đang ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực tiềm ẩn
nhiều yếu tố gây thất thu thuế, trong đó: Tình trạng sử dụng hoá đơn giả, khai khống hoá đơn
đầu vào để xin hoàn thuế, ghi giá trên hoá đơn thấp hơn giá thực tế đang là vấn đề mang
tính thời sự hiện nay. Một trong những mục tiêu quan trọng của thuế GTGT là đảm bảo bình
đẳng và công bằng xã hội. Tình trạng thất thu thuế sẽ tạo điều kiện cho những hoạt động sản
xuất kinh doanh ngầm trái phép hoạt động ngày càng mạnh, ảnh hưởng không tốt tới việc bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của người sản xuất kinh doanh chính đáng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, qua quá trình nghiên cứu với những kiến thức đã học cùng
với sự giúp đỡ của thầy giáo và các chuyên gia tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã
nghiên cứu, tìm hiểu để đi đến lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng quản lý thu thuế giá trị
gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ” làm đề tài của luận văn
tốt nghiệp.
Với mục đích tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng địa bàn tỉnh
Quảng Ninh, đánh giá kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn
chế trong công tác quản lý để từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh.
2. Tình hình nghiên cứu và câu hi nghiên cứu
Quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp là một đề tài mới, thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý. Qua tìm hiểu, học viên được biết mô
̣
t số
đề tài có liên quan:
Luâ
̣
n văn tha
̣
c sy
̃
cu
̉
a Trần Tha
̀
nh Công về “Nghiên cứu một số giải pháp t ăng cường
quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Hạ Long” .
Luâ
̣
n văn phân tích những mặt tích cực , đánh giá những tồn tại, hạn chế của công tác quản lý
thu thuế ngoài quốc doanh tại Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó, đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố.
Chuyên đề thư
̣
c tâ
̣
p tốt nghiê
̣
p cu
̉
a Nguyê
̃
n Thi
̣
Hươ
̀
ng về “Giải pháp tăng cường quản lý
thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong giai đoạn hiện nay”.
Luâ
̣
n văn tha
̣
c sy
̃
cu
̉
a Nguyê
̃
n Quang Tuấn về “Ca
́
c gia
̉
i pha
́
p hoa
̀
n thiê
̣
n thuế gia
́
tri
̣
gia
tăng va
̀
thuế Thu nhâ
̣
p doanh nghiê
̣
p trong điều kiê
̣
n kinh tế thi
̣
trươ
̀
ng”
Tuy đã đạt được kết quả nhất định , xong đa số các các công trình nghiên cứu trên mơ
́
i
đề cập các vấn đề nâng cao chất lượng công tác quản lý thu thuế GTGT và TNDN ơ
̉
pha
̣
m vi
quá rộng không tính tới đặc thù của từng địa phương , hoă
̣
c qua
́
he
̣
p trong quy mô đơn vi
̣
ha
̀
nh
chính của tỉnh.
Chưa có luận văn , đề tài nào đề cập tới ca
́
c gia
̉
i pha
́
p để nâng cao chất lượng công tác
quản lý thu thuế GTGT đối vơ
́
i ca
́
c doanh nghiê
̣
p trên đi
̣
a ba
̀
n tỉnh Quảng Ninh . Do đo
́
đề ta
̀
i
của học viên sẽ tập trung nghiên cư
́
u:
- Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh hiện nay như thế nào? Những kết quả đã đạt được? Những vấn đề còn tồn tại và
nguyên nhân?
- Những giải pháp nào phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT trên đ ịa
bàn tỉnh Quảng Ninh?
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh
nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2011-2013
.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sử dụng để nghiên cứu xem xét hiện
tượng, trạng thái vận động khoa học, khách quan của đối tượng nghiên cứu. Công tác quản lý
thuế GTGT có liên quan đến nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, các chính sách của nhà
nước, trang thiết bị phục vụ, yếu tố văn hoá, các tổ chức và cơ quan hữu quan khác như công
an, quản lý thị trường, Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Tài chính, các doanh nghiệp
Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin được sử dụng nhằm đúc rút
những quan điểm, các cơ sở lý luận và các bài học kinh nghiệm về liên quan đến công tác
quản lý thuế GTGT ở một số nước.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm có:
+ Phương pháp thống kê
Thu thập, hệ thống hóa, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số
tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.
+ Phương pháp so sánh
Trên cơ sở thống kê, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý thuế của
Ngành thuế Quảng Ninh.
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được
lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.
- Phương pháp so sánh gồm các dạng:
So sánh các nhiệm vụ kế hoạch
So sánh qua các giai đoạn khác nhau
So sánh các đối tượng tương tự:
So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến
+ Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp này được sử dụng để tham khảo ý kiến của các chuyên gia (Lãnh đạo,
chuyên viên tham gia trực tiếp vào công tác quản lý thuế GTGT của Cục Thuế tỉnh Quảng
Ninh) nhằm hoàn thiện các luận cứ của luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ những lý luận cơ bản và khái niệm về công tác quản lý thuế GTGT.
- Tìm hiểu và rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp
ở một số nước có thể tham khảo vận dụng đối với ngành thuế Việt Nam và Quảng Ninh.
- Phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân chủ quan,
khách quan của những hạn chế đó.
- Đề xuất những kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý thuế GTGT
đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn được chia
thành 3 chương.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về công tác quản lý thuế giá trị gia tăng
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 về hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP
ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý
thuế.
2. Bộ tài chính (2008), Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 về hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số
123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
3. Bộ tài chính (2013), Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 về hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý
thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.
4. Nguyễn Thu Hồng (2003), Tình hình áp dụng thuế GTGT trên thế giới và bài học từ các
nước đã áp dụng.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2008), Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày
25/5/2007 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, Hà Nội.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2008), Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày
08/12/2008 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Giá trị
gia tăng, Hà Nội.
7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Báo cáo kinh nghiệm cải cách chính sách
thuế giá trị gia tăng của một số nước trên thế giới.
8. Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh (2011-2013), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011 đến
năm 2013
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Quản lý thuế số
78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật thuế Giá trị gia tăng
được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ
13/2008/QH12 thông qua ngày 03/6/2008 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009.
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật số 31/2013/QH13 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013.
12. Thủ Tướng chính phủ (2011-2012), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011, phê
chuẩn Chiến lược cải cách hệ thống thuế.
13. Tổng cục Thuế (2008), Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/05/2008, ban hành quy
trình kiểm tra thuế.
14. Tổng cục Thuế (2009), Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/05/2009, ban hành quy
trình thanh tra thuế.
15. Tổng cục Thuế (2009), Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 29/04/2009, ban hành quy
trình đăng ký thuế.
16. Tổng cục Thuế (2011), Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011, ban hành quy
trình quản lý nợ
17. Tổng cục Thuế (2013), Quyết định số 688/QĐ-TCT ngày 22/4/2013, ban hành hệ thống
chỉ số đánh giá hoạt động Quản lý thuế.
18. UBND tỉnh Quảng Ninh (2011-2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011-
2013.
Tiếng Anh:
19. Richard M.Bird and Milka Casanegra de Jantscher (1992), Improving Tax
Administration In Developing Countries, International Monetary Fund.
Website:
20.
21.
22.