Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

MỘT số PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC môn TIẾNG VIỆT lớp 1 THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.32 KB, 5 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
Theo GS.TSKH Hồ Ngọc Đại chia sẻ: Mục tiêu của dạy môn Tiếng Việt lớp
1 –CNGD là giúp các em học sinh đọc thông, viết thạo, học đâu chắc đấy, nắm chắc
luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. Đồng thời giúp các
em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của mỗi
cá nhân học sinh.
Bản chất việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục là dạy khái niệm khoa
học thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát triển năng lực tối ưu
của từng cá nhân: Khả năng phân tích, tổng hợp, mô hình hóa. Học sinh học môn
Tiếng Việt lớp 1–CNGD là học cách làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận
xét, đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình.
Phương pháp dạy học này có tính ưu việt, giáo viên đã được tập huấn sẽ dạy
được và khi giáo viên dạy được thì học sinh sẽ học được “Học đến đâu được đến
đó, học đến đâu chắc đến đó”. Thực hiện dạy học chương trình môn Tiếng Việt lớp
1–CNGD này sẽ giúp cho học sinh lớp 1 có đủ kiến thức về Tiếng Việt (đọc thông,
viết thạo) làm cơ sở vững chắc cho học sinh lên lớp 2 học tốt hơn.
Công nghệ HỌC thiết kế thành hệ thống việc làm. Mỗi việc làm, làm ra một
sản phẩm. Môn Tiếng Việt lớp 1 là hệ thống khái niệm ngữ âm học. Đã là khái
niệm khoa học thì có cấu trúc gồm các nhân tố cấu thành và mối liên hệ giữa các
nhân tố ấy.
Thay năm bước lên lớp bằng Quy trình bốn việc là một giải pháp kỹ thuật cho
tiết học, được thể hiện như sau:
Việc 1 – Phân tích ngữ âm của Tiếng là cách chiếm lĩnh một đối tượng vật
chất với tư cách vật thật. Phát âm chuẩn là cách thuần hóa tiếng nói tự nhiên
thường mang tính phương ngữ. Việc 1 nắm lấy bản chất âm của Tiếng, làm một
cách vật chất, bằng cơ bắp, làm từ thô đến tinh.
- Tách ra tiếng giống nhau.
- Tách ra thanh của tiếng
- Tách ra hai phần của tiếng thanh ngang.
Cuối cùng, tách ra từng âm vị.


Việc 2 – Viết, làm theo quy ước. Hãy làm một cách tự nhiên, đừng quan trọng
hóa, cứ nói tự nhiên, không có gì đặc biệt. Làm theo quy ước một cách tự nhiên và
đánh giá sản phẩm một cách tự nhiên.
Việc 3 – Đọc. Vì sao phải “Đọc trơn” ngay từ đầu?
1


- Chữ thay cho âm thanh (âm vị, vần, tiếng) theo quy ước.
- Tiếng trong cuộc sống là một thể thống nhất, tư duy đã phân giải nó, thì nay
phải trả lại Tiếng tổng thể ban đầu: Đọc trơn.
Đọc trơn/đọc phân tích nên sử dụng liên hoàn. Đọc phân tích để kiểm tra đọc
trơn. Đọc trơn để thẩm định đọc phân tích.
Công nghệ giáo dục dùng phương pháp phân đôi (tách đôi) trong mỗi lần phân
tích:
Ví dụ: lan
/ lờ/ - /an/ - /lan/
an
/a/ - / n/ - /an/
làn
/ lan/ - huyền - /làn/
Cách làm này buộc phải đọc trơn tiếng thanh ngang.
Đánh vần theo cơ chế phân đôi có năng lực kiểm tra tính bền vững của sản phẩm đã
có.
Việc 4 – Viết chính tả. Viết chính tả là việc trí óc, buộc phải tư duy (suy nghĩ) để
tìm ra giải pháp, không như tập chép chỉ bắt chước. Viết chính tả là một thách thức
đặc ra cho tư duy của học sinh, cho nghiệp vụ của thầy giáo. Cần huấn luyện từng
bước nhỏ.
Bước 1: viết ở bảng con (bảng lớp).
Bước 2: viết vào vở.
Tất cả các kỹ năng được huấn luyện ở ba việc trước đều dùng cho việc 4, là cơ

hội vừa đánh giá các sản phẩm của ba việc đã làm, vừa cũng cố tri thức cho vững
chắc hơn.
Thầy giao việc chỉ nói một lần, làm mẫu một lần, nhưng học sinh nhắc lại
nhiều lần, làm đi làm lại nhiều lần.
Lần đầu phải làm kỹ từng chi tiết, theo trật tự, không nhảy cóc. Các lần sau,
làm một cách tự nhiên, các chi tiết ấy liền lại thành từng khối lớn.
Đừng vội, đi chậm, miệt mài đi sẽ đến đích nhanh hơn.
Sức hấp dẫn của việc học tùy thuộc vào Công nghệ Học. Công nghệ cao thì
có sản phẩm chất lượng cao. Mỗi ngày tự mình làm ra một sản phẩm mới cho mình
thì:
“ Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”, “Đi học là hạnh
phúc”./.
Để thực hiện tốt môn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục, người giáo viên
cần phải nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của
chương trình Tiếng Việt công nghệ giáo dục lớp 1 cũng như mục đích yêu cầu, nội
dung, phương pháp dạy học phần âm của từng bài dạy. Đặc biệt, phải thực hiện
đúng theo quy trình của thiết kế Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục.
2


Để học sinh nắm chắc bài học về phần âm là vô cùng quan trọng, nên bước
đầu giáo viên cần cung cấp cho học sinh các kĩ năng: Làm quen với môi trường học
tập, với thầy cô, bạn bè, biết sử dụng các đồ dùng học tập, biết nhận nhiệm vụ và
hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhẹn…
Về kiến thức, các em phải nắm chắc: Tiếng gồm 2 phần (phần âm đầu và
phần vần); biết đánh vần theo cơ chế 2 bước, dùng thao tác và đọc theo 4 mức độ;
biết vẽ mô hình 2 phần của tiếng, đưa tiếng vào mô hình; biết phân biệt nguyên âm
và phụ âm; biết tạo ra các tiếng mới bằng cách thay phụ âm đầu hoặc các dấu thanh
trong tiếng việt; biết nghe đọc và viết đúng, đẹp các tiếng đã học.
Trước giờ lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kỹ sách học sinh, giáo viên và

tìm hiểu nội dung bài đọc trong chương trình lớp 1 học...
Giáo viên nắm vững chất lượng học tập của học sinh, từ đó có thể vận dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học.
Khi học xong tiết Tiếng Việt hình thành kiến thức các em phải nắm vững
được các kiến thức trong bài học, giáo viên điều tra xem bao nhiêu học sinh trong
lớp có thể làm được bài, từ đó có hướng luyện cho các học sinh còn hổng kiến thức.
Trong giờ học Tiếng Việt, để giờ học bớt căng thẳng, giáo viên cần tổ chức
thêm một số trò chơi giữa tiết và cuối tiết.
Với những lỗi phát âm cơ bản, trước hết, giáo viên phải phát âm chuẩn, sau
đó, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức sửa lỗi phát âm.
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu: Giáo viên phát
âm chuẩn, rõ ràng, thật chậm từ 2 - 3 lần, sau đó cho học sinh phát âm sai phát âm
lại. Phương pháp quan sát và phân tích cách phát âm:
Giáo viên quan sát phát hiện học sinh phát âm sai; nói rõ nguyên nhân phát
âm sai bằng cách chỉ ra cách sử dụng các bộ phận phát âm không đúng của các em.
Sau đó, giáo viên mô tả cách phát âm, như: Nêu rõ vị trí đặt lưỡi, vị trí của lưỡi với
răng, độ mở của môi...
Phương pháp luyện tập tổng hợp: Phân tích các thành phần và âm vị mắc lỗi
để học sinh nhận diện (đối với các âm ghép như: th, nh, ch, kh, ph, gh, ng,tr)
Đưa vào trong ngữ cảnh để khu biệt nét nghĩa cho học sinh có ý thức phân
biệt âm đúng âm sai (đối với các âm dễ lẫn lộn như l-n, s-x, tr-ch, r-g, gi-d-v)

3


Phương pháp tổ chức trò chơi học tập: Giáo viên thay đổi các trò chơi hấp
dẫn để thu hút sự chú ý học sinh giúp các em tiếp thu bài tốt hơn.
Để dạy tốt môn Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục phần âm có hiệu quả cao,
giáo viên cần làm tốt các quy trình 4 việc và vận dụng phù hợp các hình thức tổ
chức dạy học trong từng tiết học một cách hiệu quả nhất.

Đồng thời, sử dụng một số phương pháp dạy học như: Phương pháp làm mẫu,
phương pháp phân tích mẫu, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan… kết
hợp với nhiều hình thức dạy học như: Học theo lớp, nhóm; cá nhân,...
Giáo viên luôn yêu cầu học sinh thực hành và rèn luyện kỹ năng đọc, viết; lưu
ý trang bị cho học sinh kiến thức từ thấp đến cao.
Để làm được điều này, người giáo viên chỉ nhiệt tình giảng dạy là không đủ
mà còn phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học;
phải biết kích thích lòng say mê học tập của các em, đồng thời lưu ý đến điều kiện
thực tế ở mỗi trường.
- Nghiên cứu và thực hiện dạy đúng, đủ, kỹ nội dung hai Tuần Không (giáo
viên không được bỏ bất kỳ một nội dung nào trong hai tuần Không).
- Giáo viên thực hiện theo đúng thiết kế của tài liệu, nghiên cứu kỹ các việc
trong quá trình dạy các Mẫu. Không nóng vội trong quá trình dạy học, học sinh
chưa hiểu yêu cầu thực hiện lại các thao tác (học sinh tự làm được thông qua quan
sát những học sinh đã làm được).
- Trong quá trình dạy giáo viên sử dụng các kí hiệu thay cho ngôn ngữ nói
(giáo viên không nói nhiều, không nhắc lại lệnh nhiều lần) để giao nhiệm vụ cho
học sinh làm. Giao nhiệm vụ cho học sinh phải dứt khoát, rõ ràng một lần tránh nói
nhiều lần.
- Tăng cường việc đọc đồng thanh, đánh vần, đọc cá nhân đối với những lớp
học sinh còn khó khăn về đọc.
- Tăng cường việc rèn nền nếp lớp học như: thực hiện theo các các ký hiệu,
lệnh của giáo viên; cách xóa bảng con; cách cầm bút viết; cầm sách đọc; cất các đồ
dùng; trình bày vở viết. hướng học sinh tự học, hoạt động theo nhóm, tổ.
- Dạy đến đâu chắc đến đấy, học sinh chưa hiểu dạy lại. Chủ động và linh hoạt
trong việc thực hiện phương án tăng thời lượng tiết dạy đối với môn Tiếng Việt
(những bài có nội dung vừa phải nên dạy đủ 4 việc trong 2 tiết)
- Tuyên truyền phụ huynh học sinh không dạy trước bài cho học sinh ở nhà để
học sinh không nhầm lẫm với các phát âm, dánh vần theo chương trình hiện hành.
- Đối với các từ trong bài học gắn với ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh:

giáo viên có thể kết hợp và giải nghĩa từ để học sinh hiểu được nội dung của câu,
đoạn.

4


- Trong quá trình dạy kết hợp với phương pháp dạy học tích cực như nhóm
đôi, nhóm theo bàn để học nhìn và học theo bạn các đánh vần, viết...
- Đối với học sinh lớp 1 khuyến khích học sinh giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng
Việt (khi sử dụng các từ, tiếng đã học và đọc được, hiểu được). Không cấm học
sinh giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ (kết hợp ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để dạy
ngôn ngữ Tiếng Việt, học sinh phát triển được ngôn ngữ Tiếng mẹ đẻ, học và hiểu
được ngôn ngữ Tiếng Việt tốt hơn)
- Giáo viên thực sự có trách nhiệm và tâm huyết với nghề, học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút được trong những tuần dạy
học vừa qua. Mong các bạn đồng nghiệp chia sẻ và góp ý để bản thân tôi

hoàn thiện hơn trong quá trình dạy học .
Xin chân thành cám ơn!
Ba Đồn, ngày 16 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện

Hoàng Thị Vân
Trường TH Số 1 Ba Đồn

5




×