Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Biện chứng giữa phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống của người lao động ở thành phố hồ chí minh hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.36 KB, 45 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

  --------------

VŨ TOẢN

BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VỚI VIỆC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC &CNDVLS
Mã số: 62.22.80.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2017


Luận án được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Văn Gầu
TS. Nguyễn Anh Quốc

Phản biện 1: ...........................................................................................
Phản biện 2: ...........................................................................................
Phản biện 3: ...........................................................................................


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào
tạo họp tại: .............................................................................................
Vào hồi ............. giờ ............. ngày ............. tháng ............. năm ............
Phản biện độc lập 1: ................................................................................
Phản biện độc lập 2: ................................................................................
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Đại học quốc gia TP. HCM;
- Thư viện Trường Đại học KHXH & NV, TP. HCM;
- Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.


3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân, đời sống của
người lao động là những vấn đề cơ bản được đề cập ở mọi xã hội trong
quá trình phát triển. Mục tiêu phát triển kinh tế là nhằm tạo điều kiện
cho sự phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là phát triển
văn hóa, phát triển con người, nâng cao chất lượng sống của các tầng lớp
nhân dân, của người lao động. Điều này đã được khẳng định trong Báo
cáo Phát triển con người của Liên Hợp Quốc (1995) khi cho rằng, phát
triển có ý nghĩa gì nếu không quan tâm không quan tâm đến đời sống
của con người? Mục đích phát triển kinh tế xét cho đến cùng chỉ là
phương tiện để phục vụ phát triển con người1. Chính vì vậy, việc xác
định giá trị đích thực của phát triển, đồng thời tập hợp, phát huy và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển bền vững trở thành nhu
cầu cấp thiết.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn, một trung tâm lớn về kinh tế,

văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính
trị quan trọng của cả nước. những thành tựu kinh tế - xã hội của thành
phố Hồ Chí Minh đạt được thời gian qua là quan trọng, góp cùng sự phát
triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Tuy nhiên, chất lượng tăng
trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế chưa tương
xứng với tiềm năng và thế mạnh của Thành phố. Kinh tế phát triển chưa
bền vững; lợi ích mang lại từ tăng trưởng kinh tế chưa cao; mức sống,
chất lượng sống của người dân vẫn đang là vấn đề tồn tại gây nhiều bức
1

United Nations Development Programme (UNDP - 1995). Human development report 1995. Oxford University
Press, pages 118.


4

xúc, đặc biệt các vấn đề như ùn tắc giao thông, ngập lụt, an ninh trật tự
và an toàn xã hội.Việc thực hiện hài hòa mối quan hệ giữa phát triển
kinh tế với nâng cao đời sống của người lao động, đặt trong điều kiện
của một địa phương phát triển năng động như thành phố Hồ Chí Minh,
đòi hỏi phải bám sát điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù, cũng
như những lợi thế so sánh và thách thức của Thành phố . Từ đó đưa ra
định hướng, giải pháp phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã
hội nhanh và bền vững. Xuất phát từ những lý do như trên, tác giả chọn
vấn đề “Biện chứng giữa phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống
của người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài
luận án tiến sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, có thể khái
quát theo các hướng cụ thể sau:

Thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế với đời sống người lao động: Những tư tưởng, luận điểm
của C. Mác và Ph. Ăngghen liên quan đến chủ đề này được thể hiện
trong công trình “C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập”, do Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1995. Các phần nội dung thể hiện tập
trung nhất xung quanh mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với đời sống
người lao động được khái quát trong tập 3, phần “Phoi-Ơ-Bắc sự đối lập
giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm”, C. Mác nhấn mạnh đến
vai trò của sản xuất đối với đời sống xã hội của con người. Trong tập 13,
phần “Lời tựa”, “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, Mác đã cho
rằng: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có
những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ -


5

tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình
độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất”; “Phương thức sản
xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị
và tinh thần nói chung” (tr. 14, 15). Tập 19, phần “Sự phát triển của chủ
nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học”, Ph. Ăngghen khẳng định sự
phát triển nhanh chóng của công nghiệp trên cơ sở tư bản chủ nghĩa đã
làm cho sự nghèo khổ và khốn cùng của quần chúng lao động trở thành
điều kiện sống còn của xã hội. Nguyên nhân được lý giải trong Lời tựa
cho tác phẩm Sự khốn cùng của triết học trong C. Mác và Ph. Ăngnghen
toàn tập, 1995, tập 21. Trong “Lời tựa” cho tác phẩm “Thành tựu và
khó khăn của chính quyền Xô-Viết”, trong “V. I. Lênin toàn tập”, tập 38
luận giải về Chính sách kinh tế mới được trình bày trong “V. I. Lênin
toàn tập”, tập 43, do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản 2005.
Ngoài ra, những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển

kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân thể hiện trong nhiều tác phẩm,
được Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2000 trong bộ “Hồ
Chí Minh toàn tập”, các tập 5, tập 7, tập 9, tập 10. Phát triển kinh tế
được coi là nhiệm vụ trung tâm, cải thiện và nâng cao đời sống là nhiệm
vụ quan trọng và thường xuyên. Những quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong “Văn kiện Đại
hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập”, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, năm 2013 và tiếp tục được khẳng định trong “Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, năm 2016. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành Đổi mới ở
Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu cụ thể về vấn đề phát triển kinh
tế - xã hội, các nghiên cứu đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tiêu


6

biểu như: “Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” do GS.TS. Lê
Hữu Tầng (chủ biên), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997; “Những
vấn đề chủ yếu về phát triển kinh tế” của PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà nội, 2006; “Tăng trưởng và chất lượng tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam” do Cù Chí Lợi (chủ biên), Nxb. Từ điển
Bách khoa, Hà Nội, năm 2008; Sách chuyên khảo “Tăng trưởng kinh tế
và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam” do GS.TS. Hoàng Đức Thân
và TS Đinh Quang Ty (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010,

Thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu về quá trình phát triển lịch
sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thành phố Hồ Chí Minh: Các công
trình nghiên cứu điển hình có thể kể đến như: “Gia Định thành thông
chí” được Viện Sử học dịch từ nguyên bản tiếng Hán, Nxb. Giáo dục,
năm 1998; “Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh”, gồm 4 tập, do GS.

Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên, Nxb. TP HCM, năm 1998;
“300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, năm 1998; “Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thế kỷ XX Những vấn đề lịch sử - văn hóa” do Nguyễn Thế Nghĩa, Lê Hồng Liêm
chủ biên, Nxb. Trẻ, năm 2000; “Thành phố Hồ Chí Minh 30 năm xây
dựng và phát triển”, do PGS. TS. Phan Xuân Biên và TS. Trần Nhu chủ
biên, Nxb. Giáo dục, năm 2005; “Những thay đổi trong đời sống văn hóa
ở thành phố Hồ Chí Minh thời gian 1986 - 2006” của Phân viện Văn hóa
Nghệ thuật Việt Nam tại TP HCM, Nxb. Văn hóa Nghê thuật TP HCM,
2011; “Lối sống và tư duy của công đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ
trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” do PGS. TS. Trịnh Doãn
Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia - Hà Nội, 2013...


7

Thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế gắn
với việc nâng cao đời sống người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh:
Có thể kể đến như các Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần
thứ V, VI, VII, VIII, IX, X các năm 1991, 1996, 2000, 2005, 2010, 2015;
Đề tài “Mức sống dân cư và diễn biến phân hóa giàu nghèo tại thành
phố Hồ Chí Minh” của Viện Kinh tế TP HCM, do PGS.TS. Nguyễn Thị
Cành chủ nhiệm, 2001; “Đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân
trong các khu chế xuất, khu công nghiệp”, Sở Khoa học Công nghệ TP
HCM, do TS. Phạm Đình Nghiệm, 2005; “Thực trạng của đội ngũ công
nhân thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp phát huy vai trò của động
ngũ này trong giai đoạn hiện nay” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh chủ trì, PGS.TS. Nguyễn Đăng Thành chủ nhiệm, 2007;
“Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội – Lý thuyết và thực tiễn ở
thành phố Hồ Chí Minh” của Đỗ Phú Trần Tình, Nxb. Lao động, năm
2010; “Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng

trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh theo hướng cạnh tranh” do
PGS.TS. Đào Duy Huân – PGS.TS Lương Minh Cừ (đồng chủ biên),
Nxb. Chính trị quốc gia – Sự Thật, Hà Nội, năm 2015…
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
luận án
Mục đích của luận án: Từ những vấn đề lý luận chung về phát triển
kinh tế với việc nâng cao đời sống người lao động, luận án chỉ ra thực
trạng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống
người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh trong những thập niên qua;
qua đó đề xuất phương hướng và giải pháp để thực hiện mối quan hệ


8

giữa phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống người lao động ở
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án: Một là, trình bày và phân tích làm rõ lý luận
chung về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống
người lao động. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống của người lao động ở
thành phố Hồ Chí Minh. Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp để
thực hiện đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với nâng cao đời
sống của người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án: : Luận
án nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với nâng cao đời
sống người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu từ
thời kỳ đổi mới (1986) đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy

vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc thực
hiện nâng cao đời sống của nhân dân lao động.
Phương pháp nghiên cứu: : Luận án được thực hiện bằng việc sử
dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử và
logic, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp diễn dịch,
quy nạp, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học,
phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa từ các nguồn tài liệu tham
khảo để phục vụ trong việc nghiên cứu và trình bày luận án.


9

5. Đóng góp mới của luận án
Một là, đưa ra thực trạng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với
việc nâng cao đời sống người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh.
Hai là, đưa ra được phương hướng cơ bản và các giải pháp chủ yếu
thực hiện mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống
người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa lý luận: Luận án đã góp phần làm rõ lý luận chung về
mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống người lao
động, thực trạng về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với
việc thực hiện nâng cao đời sống người lao động ở thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận án góp phần giúp Đảng bộ, Chính quyền,
các sở, ban, ngành của thành phố Hồ Chí Minh tham khảo, thực hiện
hiệu quả chủ trương, xây dựng chính sách phù hợp trong việc kết hợp
thực hiện mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống
người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Luận án cũng có thể

được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong giảng dạy, nghiên
cứu, gắn lý luận với thực tiễn xung quanh vấn đề phát triển kinh tế với
phát triển xã hội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài
liệu tham khảo, luận án được kết cấu với 3 chương, 6 tiết và 15 tiểu tiết.


10

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VỚI VIỆC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ NÂNG CAO ĐỜI
SỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.1.1. Quan điểm về kinh tế và phát triển kinh tế
“Kinh tế” được hiểu là tổng thể các yếu tố liên quan đến hoạt động
sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng nói chung. Kinh tế trở thành
một phạm trù cơ bản trong hệ thống lý luận mác xít, có liên hệ mật thiết
với đời sống xã hội, bởi kinh tế gắn với “việc tạo ra các điều kiện vật
chất cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu của toàn xã hội trong từng hoàn
cảnh lịch sử cụ thể”1. Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về
phát triển kinh tế, song tựu chung lại có thể thấy các quan niệm thể hiện
sự thống nhất ở những điểm cơ bản sau: Thứ nhất, phát triển kinh tế thể
hiện ở quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, phát triển kinh tế
gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng hiện đại
- công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ ba, khẳng định sự cần thiết của
việc gắn các chính sách kinh tế với việc thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội. Thứ tư, năng suất, chất lượng lao động chính là thước đo dùng

để đánh giá trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh của một nền kinh
tế. tác giả luận án cho rằng: Phát triển kinh tế là sự kết hợp hài hòa,
đồng bộ và hiệu quả giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế hiện đại trên cơ sở hoàn thiện thể chế kinh tế với việc thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá
1

Theo PGS. TS. Vũ Văn Phúc, TS. Ngô Đình Xây, TS. Đoàn Xuân Thủy, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai đồng chủ
biên (2006). Về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở nước ta hiện nay. Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, trang 7.


11

trình phát triển, để phục vụ tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sức
cạnh tranh của nền kinh tế và đảm bảo chất lượng cuộc sống nhân dân.
1.1.2. Quan điểm về người lao động và đời sống của người lao động
Theo nghĩa rộng, chủ thể của hoạt động lao động là con người nói
chung, người có khả năng và tham gia vào hoạt động lao động thì họ trở
thành người lao động. Theo nghĩa hẹp, người lao động được hiểu là
người làm việc với tính chất lao động, thuộc các loại hình công việc
trong từng lĩnh vực cụ thể. Người lao động là thành phần cơ bản của lực
lượng sản xuất, tham gia vào các hoạt động lao động, sản xuất, quản lý,
kinh doanh, tạo ra các sản phẩm, các giá trị xã hội. Người lao động là chủ
thể của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay đã có nhiều địa
nghĩa về người lao động, tựu chung lại, người lao động được hiểu thống
nhất ở những cơ bản sau:
Thứ nhất, người lao động là con người tham gia vào quá trình lao
động sản xuất tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần xã hội.
Thứ hai, người lao động là những người trong độ tuổi lao động
được pháp luật quy định, có cam kết lao động, được trả lương và chịu sự

quản lý của người sử dụng lao động trong thời gian làm việc đã cam kết.
Thứ ba, người lao động là bộ phận cấu thành của lực lượng sản
xuất, là nhân tố quyết định đến mọi quá trình sản xuất xã hội, phản ánh
tổng hòa giữa thể lực, trí lực và tâm lực.
Trên cơ sở kế thừa và phân tích các luận điểm về người lao động nói
trên, tác giả luận án cho rằng: Người lao động là chỉnh thể thống nhất
giữa thực thể sinh học và thực thể xã hội, với sự phát triển toàn diện về
thể lực, trí lực và tâm lực, là chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất ra
của cải vật chất làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Với sự phát triển


12

toàn diện, người lao động là nhân tố quyết định hiệu quả, chất lượng
của phát triển kinh tế - xã hội.
Trong giới hạn của luận án này, tác giả chỉ tập trung tiếp cận chủ thể
người lao động ở hai nhóm thành phần là giới trí thức là công chức, viên
chức - người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà
nước và công nhân, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp đóng
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Nói đến đời sống của người lao động là nói đến sự tham gia của
người lao động trong các lĩnh vực hoạt động vật chất và tinh thần. Đời
sống của người lao động chứa đựng đầy đủ các khía cạnh cảm xúc, tình
cảm, phản ánh quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan... Tác giả
luận án cho rằng: Đời sống của người lao động là sự thống nhất giữa
đời sống sinh học và đời sống xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống
tinh thần. Sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh
thần là điều kiện để người lao động, xã hội tồn tại và phát triển. Nâng
cao đời sống người lao động là một quá trình giúp gia tăng khả năng
kiểm soát rủi ro và làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người lao

động được nâng lên, đáp ứng điều kiện sống sinh hoạt, lao động ngày
càng cao của người lao động.
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI NÂNG CAO
ĐỜI SỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.2.1. Vai trò của phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống
người lao động
Vai trò của phát triển kinh tế đối với việc nâng cao đời sống người
lao động có thể khái quát ở những điểm cơ bản sau:


13

Một là, phát triển kinh tế trở thành yếu tố quan trọng giúp cung cấp,
bổ sung nguồn lực vật chất, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh
thần của người lao động. Phát triển kinh tế không chỉ góp phần mở rộng
tích lũy tài sản quốc gia, phục vụ tái sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật cơ bản phục vụ điều kiện sống, cải thiện môi trường làm
việc của các tầng lớp nhân dân mà còn góp phần mở rộng cơ hội và nâng
cao mức sống, chất lượng sống của người dân, người lao động.
Hai là, phát triển kinh tế thị trường, với việc chuyển dịch mạnh mẽ
cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ góp phần đáp
ứng nhu cầu đa dạng về việc làm, phát triển lực lượng sản xuất. Phát
triển kinh tế thị trường, với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nhu
cầu khách quan và trở thành xu hướng tất yếu trong quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc làm cho người lao động là một vấn
đề xã hội, trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia. Giải quyết nhu
cầu việc làm là tạo điều kiện tồn tại cho người lao động, điều này có ý
nghĩa quan trọng, quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia. Thiếu việc làm là nguồn gốc của đói nghèo, mất ổn

định xã hội, làm cho kinh tế chậm phát triển. Người lao động được xác
định là nguồn tài nguyên quý giá nhất của quốc gia, là bộ phận tiên
quyết của lực lượng sản xuất.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao
động được xem nhân tố đảm bảo cho quá trình chuyển đổi thành công cơ
cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Người lao động cần có bước chuẩn bị
tri thức, sẵn sàng tâm thế trở thành công dân toàn cầu.
Ba là, mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững trở thành động
lực thúc đẩy việc hoàn thiện chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, thực
hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Việc bảo đảm ngày càng tốt hơn an


14

sinh và phúc lợi xã hội đã trở thành một trong những nội dung chủ yếu
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Mục đích sau cùng của phát triển kinh tế là vì con người, tạo môi trường
thuận lợi để con người có cuộc sống ấm no hạnh phúc, có trí lực và cơ
hội tham gia, phát huy sáng tạo trong lao động sản xuất. Để cải thiện
năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, các chính
sách xã hội cần phải thể hiện sự linh hoạt, hợp lý và có hiệu quả. Đó là
kết hợp thực hiện tốt vấn đề công bằng xã hội, chế độ tiền lương, tiền
thưởng hợp lý, sử dụng lao động có hiệu quả. Chính sách khoán, thực
hành tiết kiệm, tăng cường tích lũy, huy động vốn, cải cách hành chính,
thực hiện công bằng trong lưu thông phân phối,… để giúp cho nền kinh
tế tăng trưởng nhanh, mạnh và vững chắc.
1.2.2. Sự tác động của việc nâng cao đời sống người lao động
đến phát triển kinh tế
Nâng cao đời sống người lao động có những tác động tích cực đến
phát triển kinh tế, cụ thể như sau:
Một là, nâng cao đời sống người lao động là góp phần phát triển

nguồn lực con người, đáp ứng cho việc hiện thực hóa các mục tiêu phát
triển kinh tế. Người lao động vừa được coi là động lực, vừa được coi là
mục đích của sự phát triển kinh tế - xã hội. Người lao động là lực lượng
sản xuất chính yếu tạo ra của cải vật chất giúp bản thân, xã hội tồn tại và
phát triển. Việc thực hiện đảm bảo các nhu cầu lợi ích cho người lao
động theo nguyên tắc công bằng, có tác dụng kích thích thái độ tích cực
tham gia lao động sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển. Mục đích của
việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động nhằm
hướng đến phát triển con người toàn diện, tạo nguồn lực để phát triển


15

sức sáng tạo. Sử dụng và khai thác hợp lý nguồn lực con người để tăng
năng suất, phục vụ phát triển kinh tế.
Hai là, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động góp phần duy
trì ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi trong
việc thu hút các nguồn lực để phát triển kinh tế. Nâng cao đời sống vật
chất cho người lao động là một bước quan trọng để thiết lập môi trường
chính trị xã hội ổn định, tạo thuận lợi cho việc huy động và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực kinh tế, con người phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
bền vững.
Ba là, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, xây dựng môi trường
văn hóa, giáo dục lành mạnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nhanh,
bền vững. Sự phát triển đa dạng về loại hình, mở rộng về không gian
sinh hoạt văn hóa tinh thần ngày nay không chỉ đáp ứng nhu cầu phong
phú trong thưởng thức, giải trí, hưởng thụ của cá nhân mà còn giúp tạo
dựng môi trường để mọi người chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Sự quan tâm và khích lệ, động viên tinh thần kịp thời có tác dụng kích
thích người lao động phát huy hết tiềm năng bản thân, tham gia phát

triển sản xuất hiệu quả.

Bốn là, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động
góp phần xóa đói giảm nghèo, phát huy sức mạnh tổng hợp các nguồn
lực khác nhau cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Phát triển
kinh tế trở thành nhu cầu tất yếu khách quan, đói nghèo vừa có nguyên
nhân chủ quan, vừa mang tính khách quan. Ở nước ta, vấn đề xóa đói
giảm nghèo được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Để đạt được


16

mục tiêu tăng trưởng, quá trình chuyển dịch kinh tế mang lại hiệu quả và
công bằng xã hội được thực thi cần phải có sự đầu tư, huy động mọi
nguồn lực cần thiết, trong đó để tăng cường sức sản xuất cần dựa vào
nguồn lực con người mà trước tiên là sức lao động, khả năng làm chủ,
sáng tạo của người lao động.
Như vậy, phát triển kinh tế trở thành nhu cầu tất yếu khách quan.
Gắn phát triển kinh tế với việc không ngừng nâng cao đời sống là để
đảm bảo quyền và lợi ích cơ bản của người lao động. Muốn đạt được
mục tiêu tăng trưởng, quá trình chuyển dịch kinh tế mang lại hiệu quả và
công bằng xã hội được thực thi cần phải có sự đầu tư, huy động mọi
nguồn lực cần thiết, trong đó để tăng cường sức sản xuất phải dựa vào
nguồn lực con người mà trước tiên phải biết dựa vào sức người, tinh
thần làm chủ, sáng tạo của người lao động.
Kết luận chương 1
Quan hệ giữa phát triển kinh tế với nâng cao đời sống người lao
động là mối quan hệ biện chứng khách quan. Phát triển kinh tế cung cấp
nguồn lực vật chất, giúp gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu chất lượng
sống ngày càng cao của người lao động, góp phần giải quyết việc làm,

phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời bổ sung nguồn lực kinh tế cho
việc thực hiện chính sách đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội. Muốn phát triển kinh tế cần phải có những
nguồn lực, trong đó tri thức từ nguồn lực con người giữ vai trò chủ đạo,
quyết định trình độ phát triển kinh tế. Thực hiện hài hòa quan hệ giữa
phát triển kinh tế với nâng cao đời sống người lao động trở thành nguồn
gốc, động lực phát triển bền vững. Tác giả luận án cho rằng, việc thực


17

hiện mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với nâng cao đời
sống người lao động ở Việt Nam hiện nay không thể tách rời vai trò của
sự quyết tâm chính trị, việc hoạch định đường lối, chủ trương và thực
hiện các chính sách phát triển kinh tế với các chính sách đãi ngộ người
lao động. Sự tham gia của hệ thống chính trị trở thành nhân tố để đảm
bảo gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế với việc nâng cao đời sống người
lao động.


18

Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH
TẾ VỚI VIỆC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM
CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ VỀ GẮN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VỚI VIỆC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG


2.1.1. Khái quát điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm kinh tế - văn
hóa xã hội của thành phố Hồ Chí Minh với phát triển kinh tế và
nâng cao đời sống người lao động
Về điều kiện địa lý tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh. Thành
phố Hồ Chí Minh có đặc điểm địa lý thuận lợi, là cửa ngõ giao thông
quốc tế quan trọng, nơi hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển giao
thương kinh tế - văn hóa quốc tế. Bên cạnh đó, với địa hình bằng phẳng,
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa ôn hòa với hai mùa mưa nắng,
quanh năm không có bão cùng với hệ thống song rạch chằng chịt, rất
phù hợp cho việc tổ chức giao thông, giao thương vận chuyển hàng hóa
từ khắp mọi nơi đổ về; đồng thời cung cấp nguồn nước ngọt lớn đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân cư.
Về kết cấu hạ tầng và đặc điểm kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển
tương đối hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại. Đây là địa phương đầu tiên
trong cả nước sớm tiếp thu, phát triển năng động nền kinh tế thị trường
hàng hóa nhiều thành phần. Kinh tế công nghiệp được kế thừa và phát


19

triển trên nền tảng của nền công nghiệp khá tiến bộ phương Tây do lịch
sử để lại, trong khi các địa phương khác của đất nước còn mang nặng
kinh tế tự cấp, tự túc. Thành phố trở thành trung tâm kinh tế phát triển
công nghiệp, dịch vụ, thương mại, khoa học - công nghệ. Quá trình giao
lưu, tiếp biến kinh tế - văn hóa diễn ra sâu rộng đã hình thành tư duy
khai phóng về kinh tế, đa dạng về văn hóa, giúp tập hợp và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực phát triển kinh tế.
Về hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe : Thành phố Hồ Chí Minh có hệ

thống dịch vụ chăm sóc y tế phát triển đa dạng về loại hình, đảm bảo về chất
lượng và thỏa mãn được nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của
các tầng lớp nhân dân. Thành phố Hồ Chí Minh có 19 đơn vị khám chữa
bệnh chuyên khoa Nhà nước, 40 đơn vị khám chữa bệnh đa khoa Nhà nước,
12 đơn vị khám chữa bệnh chuyên khoa tư nhân, 52 đơn vị khám chữa bệnh
đa khoa tư nhân, 140 trạm y tế phường/xã và nhiều trạm y tế cơ quan, phòng
khám tư nhân.
Về văn hóa, giáo dục - đào tạo. thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ
đa dạng về văn hóa, làm nên cốt cách con người của một thành phố trẻ, năng
động. Sự đa dạng văn hóa không chỉ có ý nghĩa tinh thần mà đó đã thực sự
trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Với hệ thống giáo dục
đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao đã trở thành điều kiện quan trọng cho
việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tạo môi trường nuôi dưỡng, làm
phong phú, phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục cho người dân
Thành phố.
Về dân số - nguồn nhân lực. Dân số thành phố Hồ Chí Minh không
ngừng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội với cơ cấu dân số
trẻ, là nguồn lực lao động quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội


20

Thành phố. Hiện nay lực lượng lao động trong độ tuổi từ 25 đến 49 của
Thành phố chiếm tỷ lệ lên đến 70,4%. Ngoài ra, với sức hút của một đô thị
triển phát năng động bậc nhất Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh hàng
năm còn được bổ sung một lực lượng lớn lao nhập cư. Dân số Thành
phố hiện tăng trung bình mỗi năm khoảng 200.000 người, trong đó hơn
130.000 là người lao động nhập cư. Họ có thành phần đa dạng, từ công
nhân có tay nghề cao - công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý giỏi, tầng lớp
doanh nhân,… đến người lao động phổ thông từ khắp mọi miền đất nước

và quốc tế.
Với những thế mạnh riêng nổi bật nói trên, thành phố Hồ Chí Minh
có khả năng tạo ra một thị trường năng động kết nối phát triển kinh tế
vùng với khu vực và quốc tế. Hội tụ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, thành phố
Hồ Chí Minh đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, chuyển dịch mô hình đô thị hóa từ chiều rộng sang chiều sâu.
Hướng đến “xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện
đại, nghĩa tình”.
2.1.2. Quan điểm của Đảng bộ, Chính quyền thành phố Hồ Chí
Minh về gắn phát triển kinh tế với nâng cao đời sống người lao động
Nội dung quan điểm của Đảng bộ, Chính quyền thành phố Hồ Chí
Minh về gắn phát triển kinh tế với nâng cao đời sống người lao động, có thể
khái quát ở những điểm chính sau:
Một là, khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế vốn có, tập trung
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng và
sức cạnh tranh của các ngành kinh tế mũi nhọn để tăng cường nguồn lực
cho phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở: “Tập trung


21

các nguồn lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh
các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công
nghệ cao, giá trị gia tăng cao; phát triển nông nghiệp công nghệ cao,
nông nghiệp sinh thái; đi đầu cả nước trong chuyển đổi mô hình tăng
trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều
sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao, bền vững” 1. Mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020: “Phát triển
kinh tế nhanh, bền vững, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng theo hướng

phát triển kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh, nâng cao chất lượng tăng
trưởng và năng lực cạnh tranh; khoa học - công nghệ, tri thức, nguồn nhân
lực chất lượng cao và thông tin phải là động lực, yếu tố đầu vào, tạo ra giá
trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ. Nâng cao sự đóng góp của yếu tố năng
suất tổng hợp vào tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn
thành phố)”2.
Hai là, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ,
hiện đại nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi
trường, tổ chức lại đời sống dân cư, hướng đến xây dựng chính quyền đô thị
thông minh, đô thị sinh thái. Bởi, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đồng bộ giữa xây dựng mới với cải tạo và chỉnh trang đô thị hiện đại là
điều kiện để xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật
chất - kỹ thuật hiện đại. Hiện nay, công tác “quy hoạch, quản lý đô thị và kết
cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa, cải thiện dân
sinh, bảo vệ môi trường”3.
1

Quyết định số: 24/2011/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 5 năm 2011
về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình hỗ trợ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011 – 2015.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2015). Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ X, Trang 122.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2015). Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ X, Trang 112.


22

Ba là, gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con
người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường để tạo điều

kiện cho phát triển bền vững. Phát triển văn hóa là làm cho các giá trị xã
hội thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng cá
nhân, gia đình và toàn xã hội, hình thành nên đời sống tinh thần cao đẹp,
trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Phát triển văn hóa trên cơ sở phát huy chủ nghĩa
yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ tự
cường để tạo nên sự thống nhất về ý chí, bản lĩnh chống lại nghèo nàn,
lạc hậu, đưa thành phố Hồ Chí Minh phát triển giàu mạnh. Gắn phát
triển kinh tế với phát triển văn hóa để phát triển con người toàn diện
cũng chính là tinh thần được thể hiện trong Nghị quyết 33-NQ/TW của
Hội nghị Trung ương 9 (Khóa XI), nhằm “tạo môi trường và điều kiện
để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất,
tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp
luật” trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế. Mục tiêu chiến lược lâu dài là hướng đến “xây dựng thành phố Hồ
Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình” 1.
Bốn là, tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục - đào
tạo gắn với phát triển chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực lao
động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố. Việc tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục đào tạo, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển
nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao được cho là có vai trò
1

Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (2015). Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ X, Trang 119.


23

quyết định làm gia tăng giá trị cả về vật chất, tinh thần, trí tuệ, kỹ năng,

phát triển năng lực và phẩm chất để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho
phát triển kinh tế - xã hội.
Năm là, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội
nhằm xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh,
hiện đại, nghĩa tình. Thực chất của việc đảm bảo an sinh, nâng cao phúc
lợi xã hội thực chất là để đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần
ngày càng cao, người lao động thành phố có tích lũy, đầu tư cho văn hóa,
giáo dục, y tế để phát triển toàn diện, phục vụ sản xuất. Bên cạnh các chính
sách kinh tế tạo nền tảng ổn định phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường,
thực hiện các chính sách đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng về vật chất và
tinh thần để người lao động, nâng cao mức sống và chất lượng sống cho
người lao động có tác dụng duy trì môi trường xã hội ổn định, tạo đà cho
phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
2.2. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỐI
QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI VIỆC NÂNG CAO ĐỜI
SỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2.1. Thực trạng sự tác động của phát triển kinh tế đến việc nâng
cao đời sống người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh
Tác động của phát triển kinh tế đến đời sống của người lao động ở
thành phố Hồ Chí Minh có thể khái quát ở những điểm chính sau:
Một là, kết quả tăng trưởng, phát triển kinh tế đạt được đã cung
cấp điều kiện nguồn lực vật chất phục vụ nhu cầu đời sống vật chất và
tinh thần của người lao động: Với việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế
khá cao, quy mô kinh tế được mở rộng, tiềm lực kinh tế ngày càng lớn
mạnh đã đưa mức thu nhập bình quân đầu người tăng từ 552 USD


24


(1990) lên 1365 USD (2000) và đến năm 2015 tăng lên 5538 USD, cao
gấp 2,62 lần so với mức bình quân chung của cả nước. Tổng sản phẩm
nội địa (GRDP) của Thành phố năm 2014 đạt trên 40 tỷ USD gấp 7,5 lần
so với năm 2000. Quá trình phát triển kinh tế của trong những năm qua
đã giúp cho hoạt động tái sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật được
của Thành phố mở rộng, điều kiện sống, môi trường làm việc được quan
tâm cải thiện, nâng mức sống của các tầng lớp nhân dân lao động. Tuy
nhiên, nguồn lực vật chất phục vụ nhu cầu nâng cao mức sống, chất
lượng sống của người lao động còn bộc lộ những tồn tại yếu kém sau:
(1) Chất lượng tăng trưởng, phát triển kinh tế đạt được chủ yếu vẫn dựa
vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, thiếu ổn định và có nguy cơ
giảm phát. (2) Tồn tại sự mất cân đối về nguồn lực cũng như mức độ hội
tụ các nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội giữa thành phố Hồ Chí
Minh với các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
và cả nước. Nguyên nhân của những tồn tại trên, là do kết quả tăng
trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng về vốn thông qua
hình thức kêu gọi đầu tư quốc tế và lợi thế Thành phố tập trung đông
nhân lực lao động phổ thông, giá nhân công rẻ. Bên cạnh đó, nguồn lực
kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đã và đang bị vắt kiệt. Kinh tế
Thành phố hàng năm đã tạo ra gần 20% GDP và đóng góp hơn 30%
ngân sách quốc gia, nhưng thành phố Hồ Chí Minh chỉ được giữ lại chưa
đến 25% nguồn thu phục vụ cho phát triển.
Hai là, gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng
trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với giải quyết nhu cầu
việc làm, phát triển lực lượng sản xuất: Thành phố Hồ Chí Minh đã và
đang tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng, vị trí của một đô thị đặc


25


biệt, trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công
nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, đầu tàu, động lực có sức hút
và lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Kết
quả tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố không
ngừng được cải thiện, góp phần quan trọng cùng cả nước ổn định kinh tế
vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện cũng đã bộc lộ những hạn chế tồn tại làm cho mục tiêu
giải quyết nhu cầu việc làm và chất lượng nguồn nhân lực chưa đạt được
như kỳ vọng, và có thể khái quát lại như sau: (1) Quá trình thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh diễn ra còn chậm.
Các ngành kinh tế mũi nhọn, có hàm lượng khoa học - công nghệ cao và
các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn, chuyển giao công nghệ..., chưa
phát huy tốt được vai trò, vị trí, tiềm năng, thế mạnh của Thành phố. (2)
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chậm được cải thiện do phương
thức và thực hiện mô hình tăng trưởng chưa đạt hiệu quả chiều sâu và
kéo dài. (3) Kết quả chương trình phát triển nguổn nhân lực chất lượng
cao của Thành phố đạt được còn thấp, cơ cấu nguồn nhân lực qua đào
tạo chưa tương thích với cơ cấu kinh tế. Chất lượng hoạt động đào tạo
nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị
trường lao động; tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” còn phổ biến.
Ba là, mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đổi mới mạnh
mẽ mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế tri thức và tăng
trưởng xanh, trở thành động lực hoàn thiện chính sách an sinh, phúc lợi
xã hội, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội: Chất lượng tăng trưởng,
phát triển kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách của Nhà nước về kinh tế. Thành tựu phát triển kinh tế


×