Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CẢI TIẾN VIỆC sử DỤNG tư LIỆU HèNH ẢNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy – học bài 10 BIỆN PHÁP cải TẠOVÀ sử DỤNG đất mặn, đất PHÈN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.29 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TĨNH GIA 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CẢI TIẾN VIỆC SỬ DỤNG TƯ LIỆU HÌNH ẢNH NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC BÀI 10: BIỆN PHÁP CẢI TẠO
VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN

Người thực hiện: Nguyễn Duy Thành
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Công nghệ 10

THANH HÓA, NĂM 2014
2


MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

TRANG

1

Phần thứ nhất: Đặt vấn đề

3

2



Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề

4

3

1- Cơ sở lý luận

4

4

2- Thực trạng của vấn đề

6

5

3- Giải pháp tổ chức thực hiện

7

6

4- Kiểm nghiệm về hiệu quả

13

7


Phần thứ ba: Kết luận và đề nghị

14

8

Phần phụ lục

15

3


PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật đến người nông dân là một trong
những giải pháp quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần vào
công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa của cả nước, tỉnh Thanh Hóa nói chung
và huyện Tĩnh Gia nói riêng. Thông qua việc giảng dạy các bài thuộc nội dung
phần 1 “Nông – lâm – ngư nghiệp” bộ môn Công nghệ 10 là một kênh hữu ích
để thực hiện mục tiêu trên với đối tượng rất đông đảo học sinh là con em nông
dân trong các nhà trường THPT trên địa bàn các huyện trong tỉnh.
Để nâng cao chất lượng kiến thức và kỹ năng tiếp thu của học sinh khi học
tập, nghiên cứu nội dung phần 1 “Nông – lâm – ngư nghiệp” trong điều kiện
thực tế các nhà trường hiện nay thì việc chuẩn bị các tư liệu hình ảnh minh họa
là rất cần thiết, ngoài một số tranh ảnh được cấp phát từ những năm 2006, hầu
hết giáo viên phải khai thác thông tin, tư liệu hình ảnh từ các nguồn khác.
Nhưng làm thế nào để học sinh hứng thú, khắc sâu kiến thức hướng tới việc có
thể áp dụng vào thực tế là điều cần nghiên cứu với từng bài học cụ thể.
Thanh Hóa là tỉnh có bờ biển dài, có nhiều dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc

theo ven biển, vì vậy diện tích đất mặn, đất phèn ở các huyện ven biển khá
nhiều. Trong những năm gần đây, việc cải tạo và sử dụng diện tích đất mặn, đất
phèn đã được chú trọng, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, nhiều
nơi, người nông dân vẫn chưa được tiếp cận với các kiến thức khoa học có liên
quan để áp dụng vào sản xuất, mặc dù con em họ vẫn được học các nội dung này
trong phần 1 - chương trình môn Công nghệ 10.
Với phương châm vừa đạt mục tiêu giáo dục, vừa phù hợp với điều kiện thực
tế của nhà trường và tăng khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế sản xuất tại
địa phương, tôi đã nghiên cứu đề tài “Cải tiến việc sử dụng tư liệu hình ảnh
nhằm nâng cao chất lượng dạy - học nội dung bài 10: Biện pháp cải tạo và sử
dụng đất mặn, đất phèn”.
Đề tài được thực hiện trong các năm học: 2012 – 2013 và 2013 - 2014 tại
trường Trung học phổ thông Tĩnh Gia 1.
4


PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1- Cơ sở lý luận:
Ở Việt Nam do tác động của biển, đã hình thành một loại đất đặc biệt, đó là
đất mặn. Nhóm đất này là “đất có vấn đề", tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng
ven biển miền Bắc như: Thái Bình, Thanh Hoá và vùng ven biển miền Nam, từ
các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, xuống Bạc Liêu, Cà Mau lên đến tỉnh Kiên Giang.
Dọc ven biển các tỉnh miền Trung đất cũng bị nhiễm mặn, nhưng do địa hình
dốc nên thuỷ triều tràn vào ít hơn so với ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Nhóm đất mặn
có diện tích khoảng 1 triệu ha. Gọi là đất mặn vì đất bị nhiễm mặn do nước biển
và có chứa nhiều loại muối khác nhau, trong đó muối clorua bao giờ cũng chiếm
ưu thế. Hội Khoa học Đất Việt Nam chia đất mặn làm hai nhóm:
+ Đất mặn ngoài đê biển (đất mặn sú vẹt): Diện tích 105.300ha, thường xuyên
ngập nước biển và chỉ thích nghi với tập đoàn cây rừng ngập mặn, như: đước,
sú, vẹt, mắm, bần,... Tuy có diện tích ít nhưng vô cùng quan trọng trong việc bảo

vệ bờ biển và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Đất mặn nội đồng gồm:
- Đất mặn nhiều: diện tích 139.610ha, phần lớn tập trung ở vùng ven biển
Đồng bằng sông Cửu Long 102.000ha. Những vùng ven biển khác đều có nhưng
diện tích ít hơn, như Đông Nam Bộ 19.590ha, duyên hải miền Trung 11.420ha,
Khu IV cũ 6.600ha. Hệ thống thuỷ lợi, chế độ thuỷ văn cũng tác động làm thay
đổi tính chất và diện tích đất mặn nhiều.
- Đất mặn trung bình và ít: diện tích 732.580ha, nằm bên trong vùng mặn
nhiều, đại bộ phận ở địa hình trung bình và cao còn ảnh hưởng của thuỷ triều.
Đất được xây dựng các công trình tưới tiêu, nhiều vùng đã có năng suất lúa cao.
Đất này phần lớn tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 586.420ha
(80%), Đồng bằng sông Hồng 53.300ha (7,3%), Khu IV cũ 38.350ha (5,2%),
duyên hải miền Trung 35.560ha (4,9%) và một ít ở Đông Nam Bộ.
Trên nền tảng đất mặn, ở các vùng đầm lầy ven biển qua quá trình bồi lắng
phù sa đa hình thành nên một loại đất đặc biệt là đất phèn. Vùng Tứ giác Long
5


Xuyên, Đồng Tháp Mười, kể cả một số nơi ở Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa
khi đào đất tới độ sâu nào đó, người ta thấy xuất hiện màu đen, có mùi hôi của
khí sunphua hyđrô (H2S). Nếu để đất màu đen đó hong khô ngoài không khí sẽ
xuất hiện màu vàng và bốc mùi của chất lưu huỳnh - đó chính là chất phèn gồm
hỗn hợp của sunphát nhôm và sunphát sắt. Hiện tượng này liên quan đến nguồn
gốc hình thành của đất phèn. Các nhà khoa học cho rằng, sự ôxy hoá các sản
phẩm hữu cơ chứa lưu huỳnh (xác các cây sú, vẹt, mắm, đước, tràm,...) là
nguyên nhân chính để sinh ra chất phèn. Đất phèn được xác định bởi sự có mặt
trong phẫu diện đất hai loại tầng chuẩn đoán chính là tầng sinh phèn. Đất có
tầng sinh phèn gọi là đất phèn tiềm tàng. Đất chỉ có tầng phèn gọi là đất phèn
hiện tại.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng

thứ 5 thế giới về chịu tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu,
việc chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật về bảo vệ, khai thác các nguồn tài
nguyên ở các địa phương ven biển (trong đó có đất mặn, đất phèn và nhất là hệ
sinh thái đầm lầy ngập mặn ven biển) là rất quan trọng và cấp bách không chỉ
riêng với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long mà là tất cả các địa phương
ven biển, trong đó có Thanh Hóa.
Hiện nay, ở nhiều vùng có đất mặn, đất phèn trên cả nước (Nhất là ở các tỉnh
vùng Đồng bằng sông Cửu Long), qua tích lũy kinh nghiệm lâu đời, cùng với
kết quả các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã đề xuất nhiều mô
hình, phương pháp sử dụng đất mặn, đất phèn đem lại hiệu quả kinh tế rất cao,
đảm bảo tính bền vững, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Những mô
hình này hoàn toàn có thể áp dụng vào điều kiện thực tế tại các vùng đất mặn,
đất phèn ven biển của tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Tĩnh Gia nói riêng.
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy – học nội dung bài 10: “Biện pháp cải tạo
và sử dụng đất mặn, đất phèn”, nhằm cung cấp một lượng kiến thức khoa học
cho đối tượng học sinh là con em nông dân ở những vùng ven biển thực sự điều
cần thiết để góp phần giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên.
6


2- Thực trạng của vấn đề:
Ngay từ năm 2006, khi giảng dạy nội dung bài 10, do chỉ có 2 tờ tranh hình
ảnh minh họa được cấp, tư liệu giảng dạy rất thiếu thốn, tôi đã chú trọng việc
khai thác các tư liệu hình ảnh liên quan đến bài học (chủ yếu từ Internet) và sắp
xếp, bố trí vào các Slide trình chiếu trong phần mềm Microsoft Power Point để
trình chiếu lên màn hình qua máy chiếu Projector, kết hợp với việc sử dụng bảng
phụ để cho học sinh hoạt động nhóm, bước đầu đã có những hiệu quả nhất định.
Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy những năm đầu chỉ đơn thuần dùng máy
chiếu Projector hỗ trợ về hình ảnh, tôi nhận thấy có những tồn tại sau cần khắc
phục, đó là:

+ Nội dung của bài học khá dài (do phải nghiên cứu cả 2 loại đất) nên thời
gian để chiếu các hình ảnh minh họa trên màn hình là không nhiều, hầu hết các
hình ảnh chỉ được chiếu lướt qua, không đủ thời gian cho học sinh nghiên cứu,
so sánh giữa các hình ảnh. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp do máy chiếu
đã sử dụng lâu ngày, cộng với ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào dẫn đến hình ảnh
rất mờ, khó quan sát (Điều này khá phổ biến ở các trường hiện nay). Chính vì
vậy, giáo viên chỉ có thể khai thác nội dung bài học ở mảng biện pháp cải tạo
(Giải quyết qua việc hoạt động nhóm – hoàn thành nghiên cứu bảng phụ) chứ
chưa chú trọng đến mảng biện pháp sử dụng các loại đất này, làm cho bài học
trở nên khô khan và học sinh có cảm giác bị áp đặt.
+ Học sinh rất thích nghiên cứu các hình ảnh về các mô hình, biện pháp
sử dụng đất mặn, đất phèn và thường đề nghị giáo viên chiếu lại, nhưng vì
những lý do nêu trên đã không thỏa mãn được như cầu của học sinh dẫn đến tính
ứng dụng thực tế đã bị giảm đi rất nhiều. Nếu được nghiên cứu những hình ảnh
thực tế, học sinh hoàn toàn có thể vận dụng những cái đã thấy, đã học vào thực
tế ngay tại địa phương.
+ Điều kiện của nhà trường chưa cho phép có thời gian và vật chất để tổ
chức cho học sinh đi dã ngoại trên thực địa nên việc thiếu thốn các hình ảnh tư
liệu minh họa sẽ làm giảm đi hiệu quả mà giáo viên muốn đạt được sau bài học.
7


3- Giải pháp và tổ chức thực hiện:
3.1- Xuất phát từ thực trạng dạy – học bài thực hành như đã nêu trên. Trong
khuôn khổ kết hợp với thực tế giảng dạy ở trường THPT Tĩnh Gia 1, từ đó đề
xuất các giải pháp sau:
+ Cấu trúc lại tiến trình giảng dạy để đảm bảo truyền tải đủ dung lượng kiến
thức cần thiết và vẫn đảm bảo thời gian cho học sinh mở rộng nghiên cứu bổ
sung kiến thức mới.
+ Sắp xếp tư liệu hình ảnh theo khung giáo án của bài học (Xin xem ở phần

phụ lục cuối SKKN), sau đó in thành 12 anbum ảnh đóng gáy xoắn (đủ phát cho
12 bàn học/1 lớp hiện nay)
+ Bố trí cho học sinh khai thác nghiên cứu tư liệu hình ảnh từ anbum kết hợp
với hình ảnh trình chiếu trên màn hình theo đúng các trình tự thao tác trong giáo
án của bài (Phía dưới đây)
+ Bổ sung vào bài học dung lượng kiến thức các biện pháp sử dụng đất mặn,
đất phèn (Thông qua hình ảnh) để giúp cho học sinh hiểu biết, có sự hứng thú và
có khả năng liên hệ ứng dụng vào thực tế sản xuất tại gia đình, địa phương.
3.2- Từ nội dung kiến thức bài học và các biện pháp đề xuất, tôi đã xây dựng
và hoàn thiện qua các năm học giáo án giảng dạy cho bài học này (Dựa trên sự
kết hợp sử dụng Bảng phụ, Anbum hình ảnh tư liệu, Máy chiếu Projector) như
sau:
BÀI 10: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN
(Tiết thứ: 10 – PPCT)
A- MỤC TIÊU: Khi học bài này, học sinh cần đạt:

1- Kiến thức: Biết được sự hình thành, tính chất của đất mặn, đất phèn;
Hiểu rõ các biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
2- Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, có ý thức áp dụng các biện
pháp cải tạo đất vào thực tiễn sản xuất.
3- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích, so sánh; kỹ năng làm
việc nhóm.

8


(Trọng tâm của bài học là phần I.3 và II.3)
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1- Chuẩn bị của giáo viên:

+ Máy tính; Máy chiếu Projector.
+ Hình ảnh tư liệu học tập (12Anbum ảnh); Bảng phụ.
2- Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu, chuẩn bị các tài liệu liên quan đến
bài 10
C- TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

Bước 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sỹ số. (1 phút)
Bước 2: Giới thiệu và dạy bài mới:
Trong tiết học này, các em sẽ nghiên cứu nội dung bài 10: Biện pháp cải
tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn. Thầy tin rằng bài học sẽ cung cấp cho các em
những kiến thức bổ ích, lý thú về hai loại đất phổ biến ở các vùng ven biển của
nước ta. Qua bài học, các em sẽ biết được nguyên nhân hình thành, đặc điểm,
tính chất của đất mặn, đất phèn và hiểu rõ các biện pháp cải tạo và sử dụng hai
loại đất này ở nước ta.
1- Hoạt động 1: Tìm hiểu việc cải tạo và sử dụng đất mặn:
+ Thời gian: 20 phút
+ Phương pháp chủ yếu: Trực quan; Vấn đáp; Hoạt động nhóm – Bảng
phụ
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

NỘI DUNG

1.1- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục
I.1, trả lời câu hỏi:
* Yếu tố nào gây “mặn” trong
đất?.
1.2- HS nghiên cứu tìm ý trả lời.
1.3- HS trả lời, HS khác nhận xét.
1.4- GV bổ sung, kết luận, yêu cầu
HS tự hoàn thiện nội dung về nguyên

nhân hình thành của đất mặn.

I- Cải tạo và sử dụng đất mặn:
1- Nguyên nhân hình thành:
*Yếu tố gây mặn: Do Na+ hòa tan
trong dung dịch đất và hấp phụ trên bề
mặt keo đất gây nên.
* Nguyên nhân hình thành:
+ Do nước biển xâm nhập vào đồng
ruộng.
+ Do ảnh hưởng của nước ngầm, ở
nơi có mỏ muối về mùa khô, muối được
mao dẫn lên tầng trên làm đất nhiễm
mặn.
1.5- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục
2- Đặc điểm, tính chất của đất mặn:
9


I.2, trả lời câu hỏi:
* Đất mặn có những đặc điểm,
tính chất nào?.
1.6- HS nghiên cứu tìm ý trả lời.
1.7- HS trả lời, HS khác nhận xét.
1.8- GV bổ sung, kết luận, yêu cầu
HS tự hoàn thiện nội dung về đặc
điểm, tính chất của đất mặn.

* Thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét
từ 50  60%. Đất chặt, thấm nước kém;

Khi ướt thì dẻo và dính; Khi khô, đất co
lại, rắn chắc, nứt nẻ, khó làm đất.
* Chứa nhiều muối tan  áp suất
thẩm thấu lớn  ảnh hưởng đến quá
trình hút nước và dinh dưỡng của cây.
* Đất có phản ứng trung tính hoặc
hơi kiềm
* Hệ VSV đất nghèo nàn, hoạt động
yếu.
3- Biện pháp cải tạo và hướng sử
dụng đất mặn:
a- Biện pháp cải tạo: (Chi tiết trong
Phiếu học tập hoàn chỉnh cuối Giáo án)

1.9- GV chia nhóm, giao bảng phụ và
chiếu mẫu bảng nghiên cứu lên màn
hình cho các nhóm nghiên cứu các
biện pháp cải tạo đất mặn ở mục I.3.a
tr 32,33 SGK:
+ Nhóm 1 & 2: Biện pháp thủy lợi
và biện pháp cây trồng.
+ Nhóm 3 & 4: Biện pháp thủy lợi
và biện pháp bón vôi + bón phân.
1.10- Các nhóm hoàn thành nội dung
học tập nhóm trên bảng phụ và gắn
lên bảng lớn.
1.11- Đại diện các nhóm khác nhận
xét.
1.12- GV bổ sung, trình chiếu nội
dung bảng nghiên cứu hoàn chỉnh lên

màn hình.
(Tổng thời gian HĐ nhóm 12 phút)
1.13- GV yêu cầu HS nghiên cứu tư
b- Sử dụng đất mặn:
liệu hình ảnh, kết hợp với nội dung * Vùng trong đê, có điều kiện về thủy
mục I.3.b để trả lời câu hỏi:
lợi:
* Đất mặn ở nước ta được sử dụng
+ Trồng lúa, rau.

10


như thế nào?.
1.14- HS nghiên cứu tìm ý trả lời.
1.15- HS trả lời, HS khác nhận xét.
1.16- GV bổ sung, kết luận

+ Trồng Cói
+ Nuôi trồng thủy sản.
* Vùng ngoài đê, bãi triều ngập mặn:
+ Trồng rừng phòng hộ kết hợp với
nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái.
* Cồn cát ven biển: Trồng cây chắn
cát, cây chịu hạn (Khoai, sắn): Nuôi tôm
trên cát.

2- Hoạt động 2: Tìm hiểu việc cải tạo và sử dụng đất phèn:
+ Thời gian: 19 phút
+ Phương pháp chủ yếu: Trực quan; Vấn đáp; Hoạt động nhóm – Bảng

phụ
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

2.1- GV giới thiệu qua về
nguyên nhân hình thành đất
phèn, yêu cầu HS nghiên cứu
mục II.2 tr 33, trả lời câu hỏi:
* Đất phèn có những đặc
điểm, tính chất gì?.
2.2- HS nghiên cứu tìm ý trả
lời.
2.3- HS trả lời, HS khác nhận
xét.
2.4- GV bổ sung, kết luận

2.5- GV yêu cầu HS nghiên
cứu hình ảnh tư liệu kết hợp
với nội dung trang 34, 35
(SGK) để trả lời các câu hỏi:

NỘI DUNG

II- Cải tạo và sử dụng đất phèn:
1- Nguyên nhân hình thành:
Ở vùng đầm lầy ven biển vùi lấp xác sinh vật
chứa nhiều lưu huỳnh phân giải tạo H 2S, kết
hợp với Fe2+ trong nước phù sa tạo nên FeS 2
(Pyrite sắt) hình thành nên tầng sinh phèn.
Trong điều kiện thoáng khí, có mặt vi khuẩn,
chuyển hóa thành Jarosit – KFe3(SO4)2(OH)6

phèn vàng, kèm theo H2SO4
2- Đặc điểm, tính chất của đất phèn:
* Thành phần cơ giới nặng, tầng mặt khi
khô hóa cứng, nứt nẻ khó làm đất.
* Đất mặn và rất chua (pH<4); Chứa nhiều
chất độc hại: H2S, CH4, phèn, H2SO4, Al3+ ......
* Độ phì nhiêu thấp
* Hệ VSV có ích trong đất hoạt động yếu.
3- Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất
phèn:
a- Cải tạo đất phèn:
* Làm đất + thủy lợi:

11


* Để cải tạo đất phèn có
những cách làm đất kết hợp
với thủy lợi nào?
* Từ các biện pháp làm đất
kết hợp với thủy lợi trên em
có kết luận gì?
* Tác dụng cải tạo đất của
biện pháp bón vôi, bón phân
là gì?.
2.6- HS nghiên cứu tìm ý trả
lời.
2.7- HS trả lời, HS khác nhận
xét.
2.8- GV bổ sung, kết luận.


+ Lên liếp (luống) + tưới, tiêu nước để
thau chua, rửa mặn & xổ phèn.
+ Cày sâu, phơi ải, sau đó ngâm nước và
tháo cạn để thau chua, rửa mặn & xổ phèn ( Ở
đất nhiễm phèn nhẹ)
+ “Cày nông – bừa sục – giữ nước liên
tục – thay nước thường xuyên” để thau chua,
rửa mặn, xổ và ém phèn ( Ở đất nhiễm phèn
nặng. Ví dụ: Đồng Tháp Mười)
 Tùy theo mục đích sử dụng và mức độ

nhiễm phèn mà có các kỹ thuật khác nhau.
* Bón phân + vôi:
+ Bón vôi để khử chua, khử Al 3+, cải thiện
kết cấu đất.
+ Tăng cường bón phân hữu cơ, phân
đạm, lân và vi lượng để bổ sung dinh dưỡng,
mùn và VSV.
2.9- GV nêu câu hỏi:
b- Sử dụng đất phèn:
* Đất phèn được sử dụng
* Lên liếp trồng hoa, rau màu, cây ăn quả,
theo những hướng nào?.
trồng cây lâm nghiệp;
2.10- HS nghiên cứu SGK và
* Kết hợp nuôi trồng thủy sản ở dưới kênh
tư liệu hình ảnh, tìm ý trả lời. mương tiêu phèn.
2.11- HS trả lời, HS khác
* Trồng lúa

nhận xét.
2.12- GV bổ sung và kết luận
Bước 3: Củng cố bài (4 phút).
+ Hệ thống hóa kiến thức bài học.
+ Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh qua các câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng: Dùng nước ngọt để rửa mặn có tác dụng cụ thể
là:
A- Loại bỏ Na+ hấp phụ trên bề mặt keo đất
B- Loại bỏ Na+ hấp phụ trên bề mặt keo đất và hòa tan trong d.dịch đất

12


C- Loại bỏ Na+ hòa tan trong dung dịch đất
D- Loại bỏ Ca2+ hấp phụ trên bề mặt keo đất và hòa tan trong d.dịch đất
Câu 2: Hãy chọn đáp án đúng: Để trồng lúa trên đất phèn ở Đồng Tháp Mười,
người ta sử dụng phối hợp các biện pháp:
A- Cày sâu, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
B- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
C- Lên liếp cuốn chiếu.
D- Cày sâu, phơi ải, sau đó cho nước vào để rửa phèn.
Câu 3: Hãy chọn đáp án đúng nhất: Bón vôi bột vào đất phèn có tác dụng:
A- Khử chua.
B- Giảm độ độc hại của Al3+ trong đất
C- Khử mặn (Na+) hấp phụ trên bề mặt keo đất.
D- Cả A, B và C.
Bước 4: Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
* Hoàn thiện kiến thức bài đã học.
* Nghiên cứu bài 12: Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng một số loại
phân bón thông thường.

Nội dung bảng nghiên cứu hoàn chỉnh: a- Biện pháp cải tạo đất mặn
BIỆN
PHÁP

Thủy lợi

Bón phân,
vôi

Cây trồng

CÁCH TIẾN HÀNH

TÁC DỤNG CẢI TẠO ĐẤT

+ Đắp đê ngăn nước mặn tràn vào
đồng ruộng;
+ Xây dựng hệ thống mương, máng
tưới tiêu hợp lý (Đưa nước ngọt vào
ruộng ngâm 1 thời gian sau đó tháo
cạn nước để rửa mặn)
+ Bón vôi bột; Cày, bừa; Cho nước
ngâm sau đó tháo cạn.

+ Ngăn nước mặn xâm nhập vào đồng
ruộng.
+ Rửa mặn (Loại bỏ Na+ hòa tan trong
dung dịch đất); Giữ ẩm, duy trì kết cấu
đất; Tạo điều kiện cho VSV hoạt động


+ Khử mặn (Loại bỏ Na+ trên bề mặt keo
đất), kết hợp thủy lợi để rửa mặn triệt
để.
+ Tăng cường bón phân hữu cơ, bón + Bổ sung dinh dưỡng, mùn và VSV cho
phân hóa học hợp lý.
đất; Cải tạo kết cấu của đất.
Trồng cây chịu mặn, có khả năng hấp + Loại bỏ Na+ ra khỏi đất qua cây trồng.
thụ Na+

- Hết giáo án4- Kiểm nghiệm về hiệu quả:

13


Qua triển khai áp dụng đề tài nghiên cứu trên đây trong các năm học 2012 –
2013 và 2013 – 2014 cho thấy việc sử dụng tư liệu hình ảnh in thành Anbum
phát cho học sinh nghiên cứu có những ưu điểm thiết thực sau:
+ Tư liệu hình ảnh được in ấn rõ ràng, sắc nét, chân thực, giúp học sinh dễ
dàng quan sát, so sánh và khắc sâu về kiến thức. Học sinh có đủ tư liệu để
nghiên cứu các nội dung liên quan đến bài học.
+ Thay cho việc phải chăm chú theo dõi trên màn hình, gặp hạn chế vì thời
gian trình chiếu cho 1 hình ảnh rất ngắn, hình ảnh có chất lượng kém, việc sử
dụng Anbum hình ảnh tạo điều kiện cho học sinh có nhiều thời gian hơn để quan
sát, liên hệ thực tế, việc chuẩn bị 1 Anbum ảnh/1 bàn học (từ 3 đến 4 học sinh)
và phù hợp để các em có tài liệu hoạt động nhóm. Đối với những học sinh chưa
được tiếp cận với thực tế về đất mặn, đất phèn thì việc sử dụng hình ảnh giúp
cho các em có thể tư tuy trừu tượng tốt hơn.
Về khía cạnh kinh tế, chi phí cho việc in, đóng các Anbum ảnh ban đầu tuy
có hơi cao, xong nếu các Anbum này được bảo quản tốt hoàn toàn cho phép khai
thác sử dụng trong thời gian lâu dài, như vậy sẽ tiết kiệm rất lớn về chi phí. Hiện

nay, trung bình một trường THPT có biên chế 2 giáo viên dạy Công nghệ 10 thì
chỉ cần làm 02 bộ (mỗi bộ 12 Anbum) là đủ đáp ứng cho việc dạy – học, đem lại
chất lượng, hiệu quả cao.
Trong Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh năm học 2013 – 2014 vừa qua khi
được giao dạy bài này cho đối tượng học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu
số vùng cao (Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa), các em hoàn toàn
chưa hề có khái niệm về đất mặn, đất phèn cũng như các vấn đề liên quan. Trong
điều kiện đối tượng học sinh như vậy, tôi đã mạnh dạn sử dụng các tư liệu hình
ảnh và giáo án trên. Giờ dạy đã đem lại sự hứng thú cao cho học sinh, mục tiêu
bài học đặt ra được thực hiện đầy đủ, đảm bảo tính hiệu quả, được hội đồng
giám khảo nhận xét rất tốt.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
14


Qua quá trình cải tiến việc sử dụng tư liệu hình ảnh phục vụ cho dạy – học bài
10 “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn”. Tôi có một số kết luận và
đề nghị sau:
1- Kết luận:
Việc cải tiến biên soạn tư liệu hình ảnh để phục vụ dạy – học bài 10: “Biện
pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn” là cần thiết vì:
+ Góp phần tạo hứng thú, tăng cường khả năng tư duy, tìm tòi cho học
sinh trong học tập, kể cả các đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số vùng
cao.
+ Cung cấp lượng kiến thức bổ ích, tạo niềm tin tưởng vào môn học góp
phần thiết thực trong việc đưa kiến thức khoa học vào thực tế đời sống, phù hợp
với đối tượng học sinh là con em nông dân các vùng ven biển có nhiều diện tích
đất mặn, đất phèn của tỉnh Thanh Hóa. Đáp ứng mục tiêu mà ngành giáo dục đã
đề ra.
2- Đề nghị:

Hội đồng khoa học ngành thẩm định, cho ý kiến đóng góp hoàn thiện và
khuyến khích bộ môn Công nghệ 10 ở các trường THPT ở các huyện đồng bằng
ven biển trong tỉnh được triển khai thực hiện đại trà theo nội dung của đề tài này.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện và đưa vào
ứng dụng rộng rãi trong thời gian tới.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 4 năm 2014
CAM KẾT KHÔNG COPY

Nguyễn Duy Thành
PHẦN PHỤ LỤC
I- TÀI LIỆU THAM KHẢO:

15


1- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10
trung học phổ thông môn Công nghệ - NXB Giáo dục, 2006.
2- Sách hướng dẫn giáo viên môn Công nghệ 10.
3- Chuyên đề về các nhóm đất – Khai thác từ trang và các
trang khác trên Internet
II- TƯ LIỆU HÌNH ẢNH (Xin xem các trang sau)
+ Nguồn tư liệu hình ảnh chủ yếu lấy từ Internet
+ Một số hình ảnh được chụp trên thực địa tại huyện Tĩnh Gia

16




×