Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.97 KB, 28 trang )

Phần 1:
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục
dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm" trong trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
3.Tác giả:
Họ và tên: Lê Thị Thu

Giới tính: Nữ

Ngày /tháng /năm sinh: 8/11/1961
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng
Đơn vị: Trường mầm non Cộng Hòa 2 -Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải
Dương
Điện thoại: 0985626488
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Thu -Trường mầm non Cộng Hòa 2
-Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non có trình độ chuẩn
trở lên, nhiệt tình tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ.
Nhà trường phải có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ đủ
công tác bán trú.
Có sự quan tâm của Đảng, chính quyền, các ban nghành đoàn thể, các tổ
chức xã hội và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ năm học 2013 – 2014 đến năm
học 2014-2015.
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN


(KÝ TÊN)

VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

1


Phần 2: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Trong những năm gần đây, đã sảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa
phương làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nhiều người. Chính vì vậy,
vấn đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan
tâm đặc biệt của toàn xã hội. Ở trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản
thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động ý thức đầy đủ được về dinh dưỡng và an
toàn thực phẩm. Nếu để sảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở mầm non thì
hậu quả thật khôn lường. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng
và Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là một việc làm có ý
nghĩa thực tế vô cùng quan trọng.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Nhà trường cần phải có tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường mầm non phải có trình độ đạt
chuẩn trở lên, nhân viên nhà bếp phải qua đào tạo nghề nấu ăn có trình độ sơ
cấp trở lên. Đề tài này tôi bắt đầu nghiên cứu và áp dụng từ thời điểm tháng
9/2013 đến tháng 2/ 2015 tại trường mầm non do tôi phụ trách.
3. Nội dung sáng kiến:
Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã chỉ ra thực trạng còn tồn tại , trên cơ
sở đó, tôi đã xây dựng và đề xuất 6 biện pháp sau:
3.1. Xây dựng kế hoạch.
3.2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên nâng cao chất lượng giáo dục
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm

3.3. Chỉ đạo nhà bếp thực hiên tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
3.4. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng và VSATTP
tới các bậc cha mẹ và mọi người trong cộng đồng.
3.5. Tích cực tham mưu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
3.6. Công tác kiểm tra:

2


* Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến:
Một trong những lý do tôi lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo
nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm” trong
trường mầm non. Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được toàn xã hội
quan tâm đặc biệt. Việc thực hiện giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm trong các trường mầm non, hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, trong hai
năm thực thi đề tài, tôi đã tìm ra một số biện pháp mới có tính sáng tạo. Trường
tôi đã áp dụng và thực hiện thành công. Kết quả công tác giáo dục dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường thực hiện rất tốt. Nhà trường
không để xẩy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào, đã góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm ở trường mầm non. Nâng cao
nhận thức về giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong cộng đồng.
* Khả năng áp dụng sáng kiến:
Tôi khẳng định biện pháp này có thể áp dụng và triển khai rộng rãi ở tất cả
các trường mầm non trong toàn thị xã.
* Lợi ích của sáng kiến:
Áp dụng sáng kiến"Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm” trong trường mầm non, sẽ mang lại một số lợi ích sau:
- Giúp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà bếp nắm được nội dung về giáo
dục dinh dưỡng , vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Biết vận dụng nội dung
giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động, góp phần

giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Giúp trẻ trong độ tuổi có nhận thức về các chất
dinh dưỡng, có một số kỹ năng cần thiết trong sinh hoạt, biết ăn sạch, ăn đủ, ăn
đúng, biết giữ gìn bảo vệ môi trường sạch sẽ.
- Tăng cường nhận thức của phụ huynh về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phối kết hợp với giáo viên
và nhà trường cùng quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu tốt.

3


4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến:
Áp dụng sáng kiến"Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục dinh dưỡng và
thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm” trong trường mầm non, sẽ mang lại hiệu
quả đáng kể sau:
- Ban giám hiệu nhà trường đã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch và chỉ
đạo 100% các nhóm lớp thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch, giáo viên biết
vận dụng các phương pháp linh hoạt, sáng tạo trong việc "Tích hợp" nội dung
giáo dục dinh dưỡng và và vệ sinh an toàn thực phẩm vào các môn học và các
hoạt động . Cô nuôi dưỡng biết cách chế biến, trình bày các món ăn hợp khẩu
vị, đủ dinh dưỡng và đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi
trường, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
5. Đề xuất kiến nghị:
Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ và thực hiện tốt
vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non, tôi mạnh dạn đề xuất một số
kiến nghị sau:
* Đối với cấp trường:
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích cực lồng ghép nội
dung giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động phù
hợp đạt hiệu quả cao.
* Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo.

- Hỗ trợ kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ ăn uống chất
liệu an toàn. Tiếp tục mở lớp đào tạo tập huấn về kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn
uống cho giáo viên, nhân viên nhà bếp

4


Phần 3: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
1.1- Cơ sở lý luận
Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm có tầm quan trọng rất lớn đối
với đời sống con người và đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vì cơ thể trẻ còn non yếu
sức đề kháng kém. Nếu không thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
trẻ rất dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa hơn nữa cơ thể
trẻ đang lớn và trưởng thành. Sự lớn và trưởng thành cần đòi hỏi phải được
cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng. Nếu thiếu dinh dưỡng cơ
thể trẻ sẽ chậm lớn, chậm phát triển, nếu kéo dài tình trạng trên dẫn đến trẻ sụt
cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại nếu thừa dinh dưỡng sẽ không tốt đến cấu trúc
chức phận của tế bào, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và béo phì. Chính
vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc
giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính phủ giao cho Bộ
Giáo dục & Đào tạo nhiệm vụ "Hoàn thiện mục tiêu chương trình GDDD ở các
cấp từ Mầm non đến Đại học củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống nhà trẻ
(đặc biệt là khu vực nông thôn) và các nhà ăn tập thể ở trường học.
Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em hiện nay,
vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm đặc biệt của
toàn xã hội. Trong những năm gần đây, đã sảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở
địa phương, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tình mạng của nhiều người. Trường
mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động ý
thức đầy đủ được về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Nên dễ sảy ra ngộ độc

thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non thì hậu quả thật vô cùng nguy
hiểm.
Vì vậy, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề
rất quan trọng và cần thiết.
1.2- Cơ sở thực tiễn
Trên thực tế ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non do tôi phụ
trách trong nhiều năm qua, không sảy ra vụ ngộ độc thực phẩm thức ăn nào.
5


Việc giáo dục dinh dưỡng trong các nhà trường đã được chú ý, chất lượng bữa
ăn của trẻ được cải thiện. Tuy nhiên, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn, trẻ
béo phì đang xuất hiện. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trên, Song
nguyên nhân chủ yếu vẫn là lý do cha mẹ và người nuôi dưỡng trẻ thiếu kiến
thức về nuôi dưỡng. Đặc biệt là kỹ năng thực hành về dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm còn hạn chế. Sự nhận thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm của trẻ còn rất hời hợt, việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác
bán trú còn hạn chế.Vấn đề đặt ra đối với những người cán bộ quản lý chỉ đạo
công tác nuôi dưỡng cần phải nghiên cứu tìm ra biện pháp tốt, xây dựng mô
hình phù hợp trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao
chất lượng "Giáo dục dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm" đáp ứng với
yêu cầu chỉ đạo của bậc học mầm non, góp phần vào mục tiêu đào tạo phát
triển con người toàn diện cho trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm. Từ thực tiễn việc làm, tôi đã đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ
đạo, nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm"
trong trường mầm non.
1.3. Mục đích nghiên cứu của Đề tài:
- Giúp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nắm được nội dung giáo dục dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.

- Giúp trẻ trong độ tuổi có nhận thức, kỹ năng trong sinh hoạt biết ăn sạch,
ăn đủ, ăn đúng, biết giữ gìn bảo vệ môi trường trong sạch.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thực tiễn.
- Phương pháp so sánh đối chứng.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
1.5. Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến nội dung giáo dục dinh dưỡng và
vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
6


- Chỉ đạo toàn trường thực hiện một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và
VSATTP ở trường Mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ.
2- Điều tra thực trạng
2.1- Mục đích và phương pháp điều tra thực trạng:
Điều tra thực trạng giúp người chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, lựa
chọn nội dung, biện pháp phù hợp để tác động đến đối tượng điều tra, nhằm
nâng cao chất lượng “ Giáo dục dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm"
trong trường mầm non.
Để đạt được mục đích trên, đầu năm học 2013-2014, tôi tiến hành điều tra
qua nhiều nội dung và các điều kiện cơ bản sau:
- Điều tra kế hoạch và phương pháp chỉ đạo việc giáo dục dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm của nhà trường.
- Điều tra thực trạng về cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ công tác bán
trú.
- Điều tra kiến thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm của 3 đối tượng (Giáo viên, phụ huynh, trẻ).

* Kết quả điều tra và phân loại: Sau khi điều tra kết quả ở từng thời điểm,
các nội dung và các đối tượng được đánh giá như sau:
- Việc xây dựng kế hoạch nhà trường:
+ Ưu điểm: Hàng năm đều có xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm được lồng ghép vào kế hoạch năm
học của nhà trường, các nhóm lớp .
+ Hạn chế: Việc xây dựng kế hoạch còn mang tính chất chung chung, chưa
cụ thể: Nội dung còn sơ sài, các biện pháp còn hời hợt, chưa phát huy được tính
tích cực trong công tác chỉ đạo, nội dung, biện pháp công tác truyền thông giáo
dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa sâu rộng, chưa có tính
thuyết phục cao.
- Cơ sở vật chất và các thiết bị.
* Ưu điểm: Có bếp ăn, trang thiết bị tương đối đủ phục vụ công tác bán trú.
7


* Hạn chế: Nhà trường chưa đủ phòng, bếp ăn chưa được xây dựng đúng
quy cách bếp một chiều (Diện tích không đảm bảo, bố trí chưa hợp lý)
- Trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp đã xuống cấp nhiều , hệ thống
nước sạch, bồn rửa tay cho trẻ chưa đảm bảo theo yêu cầu.
- Sân chơi, bãi tập gồ ghề, ít cây xanh bóng mát.
-Trong và ngoài lớp học, nhà bếp, các biểu bảng tuyên truyền chưa nổi bật
(thiếu bóng dáng tuyên truyền về giáo dục dinh dưỡng và thực hiện vệ sinh an
toàn thực phẩm)
2.2- Kết quả điều tra trên 3 đối tượng
* Kết quả điều tra trẻ 5 tuổi:
- Vẫn còn một số trẻ nhận thức về dinh dưỡng còn hời hợt, chưa nắm chắc
một số loại thực phẩm thông thường sẵn có ở địa phương, giá trị dinh dưỡng
của một số loại thực phẩm. Một số trẻ chưa có kỹ năng sống một cách tích cực,
chưa biết ăn đúng, ăn đủ và ăn sạch. Kỹ năng thực hành dinh dưỡng và

VSATTP cơ bản còn yếu, vẫn còn một số trẻ chưa đạt yêu cầu.
* Thống kê kết quả điều tra khảo sát trên trẻ được phản ánh bằng bảng sau:
Tổng
Năm học

số trẻ
điều

2013-2014

tra
82

Tốt

Khá

(%)

(%)

10 = 12,2%

Kết quả điều tra
Đạt yêu
cầu

22 =26,8%

(%)

35 = 42,7%

Chưa đạt
yêu cầu
(%)
15 = 18,3%

* Kết quả theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong năm học 2013-2014

Năm học

2013-2014

Tổng số

Tổng số trẻ

trẻ ra

ăn bán trú

nhóm lớp

(%)

260

260 = 100%

Số trẻ

Số trẻ đạt

Số trẻ đạt

đạt

KBT (%)

K<-2 (%)

K<-3
(%)

244=93,8%

* Kết quả điều tra đội ngũ cán bộ giáo viên.
Tổng số 28/28 cán bộ giáo viên, nhân viên được điều tra:

8

16= 6,2%


* Ưu điểm: Đa số cán bộ giáo viên, nhân viên nắm chắc kiến thức dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, có một số kỹ năng thực hành dinh dưỡng.
* Hạn chế: Việc "Tích hợp" nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm vào các môn học và các hoạt động còn gò bó, áp đặt, chưa hiệu quả.
Các kỹ năng hướng dẫn trẻ thực hành dinh dưỡng, kỹ rửa tay …, tổ chức giờ
ăn...còn lúng túng chưa linh hoạt.
- Việc phối hợp cùng với phụ huynh chưa được thường xuyên, công tác

tuyên truyền còn hạn chế.
- Nhân viên nhà bếp có trình độ, có khả năng tính toán song kinh nghiệm lựa
chọn thực phẩm sạch, xây dựng thực đơn, chế biến thực phẩm, cân đối giữa các
chất ding dưỡng, kỹ năng thực hành dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
hầu hết mới chỉ ở mức độ đạt yêu cầu.
* Thống kê kết quả điều tra được phản ánh bằng bảng sau:
Tổng số

Kết quả điều tra

giáo viên
Năm học

và nhân
viên được

2013-2014

điều tra
28

Tốt

Khá

(%)
0

(%)
3 = 10,7%


Đạt yêu cầu
(%)

Chưa đạt
yêu cầu
(%)

25 = 89,3%

* Kết quả điều tra phụ huỵnh học sinh
+ Ưu điểm: Một số phụ huynh nắm chắc kiến thức về giáo dục dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm , biết nuôi con theo khoa học.Thường xuyên phối
kết hợp cùng với nhà trường chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu tốt.
* Hạn chế: Còn nhiều phụ huynh còn thiếu kiến thức về dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm, chưa quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi con theo
phương pháp khoa học. Việc phối kết hợp với nhà trường chưa thường xuyên.
kỹ năng thực hành dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế.

3. Các biện pháp thực hiện:
9


Trong công tác quản lý, chỉ đạo việc nâng cao chất lượng“ Giáo dục dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” Trong trường mầm non có rất nhiều biện
pháp thực hiện Tuy nhiên, tôi xin phép được trình bày một số biện pháp mà tôi
tâm đắc nhất tôi đã áp dụng và thành công.
3.1. Xây dựng kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch là việc làm không thể thiếu đối với người cán bộ quản
lý. Xây dựng kế hoạch giúp người cán bộ quản lý định hướng được những công

việc cần làm, thực hiện công việc có trọng tâm nhất định sẽ đạt hiệu quả cao
nhất. Nhận thức được vấn đề này, Hàng năm, tôi luôn quan tâm đến việc xây
dựng kế hoạch, kế hoạch thực hiện chuyên đề “ Giáo dục dinh dưỡng và vệ
sinh an toàn thực phẩm” đã được tổng kết trong nhiều năm qua, song hiện nay,
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã
hội. Vì vậy, nội dung chuyên đề vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục thực hiện
trong những năm tiếp theo. Để làm tốt vấn đề này, vào đầu năm học tôi căn cứ
vào kết quả điều tra thực trạng, nhiệm vụ trọng tâm của năm học, tôi tham mưu
với đồng chí hiệu trưởng tập trung xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường,
trong đó có lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và thực hiện vệ sinh an
toàn thực phẩm cụ thể cho từng năm học, đồng thời chỉ đạo các nhóm, lớp tiếp
tục xây dựng kế hoạch sát với kế hoạch của nhà trường.
Ví dụ: Nội dung kế hoạch "Giáo dục dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực
phẩm". Hàng năm được lồng ghép trong kế hoạch năm học của nhà trường cụ
thể như sau:
* Năm học 2013-2014:
Nhà trường xây dựng kế hoạch ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị phục vụ công tác bán trú cụ thể:
- Xây dựng 2 phòng học kiên cố
- Cải tạo lại bếp ăn theo hệ thống 1 chiều đúng quy cách, đảm bảo vệ sinh.
- Xây dựng hệ thống bồn rửa tay cho các cháu dưới vòi nước chẩy.

10


- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động kinh phí mua sắm bổ
sung trang thiết bị đồ dùng phục vụ công tác bán trú của các nhóm, lớp và bếp
ăn, phòng y tế.
- Củng cố xây dựng các góc tuyên truyền về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm trong và ngoài lớp học.

- Bồi dưỡng giáo viên, nhân viên nhà bếp nắm chắc kiến thức về dinh dưỡng
và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
* Năm học 2014-2015: Căn cứ vào kiểm tra thực trạng:
- Tiếp tục xây dựng 4 phòng học kiên cố cao tầng(Vì số trẻ tăng, một số
phòng học đang trên đà xuống cấp không đảm bảo an toàn)
- Xây dựng hệ thống bồn rửa tay cho các cháu dưới vòi nước chảy, cải tạo
môi trường, bổ sung các biểu bảng tuyên truyền về dinh dưỡng và vệ sinh an
toàn thực phẩm.
- Quy hoạch lại toàn bộ sân vườn, cải tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng, dụng cụ bán trú cho nhà bếp và
các nhóm lớp.
- Tiếp tục bồi dưỡng giáo viên kỹ năng phối kết hợp các phương pháp "Tích
hợp" nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào các môn
học và các hoạt động phù hợp.
- Bồi dưỡng nhân viên nhà bếp biết cách lựa chọn thực phẩm sạch, xây dựng
thực đơn, chế biến thực phẩm, cân đối giữa các chất ding dưỡng, kỹ năng thực
hành dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm .
- Tiếp tục tuyên truyền dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tới mọi
người trong cộng đồng dưới nhiều hình thức.
Ví dụ: Các biện pháp thực hiện: Để có các giải pháp tối ưu nhất, tôi căn cứ
vào từng nội dung thực hiện trong kế hoạch để đưa ra các giải pháp thực hiên
sao cho phù hợp có khả thi và đạt hiệu quả cao nhất:
+ Để có đủ cơ sở vật chất, phục vụ bán trú góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tôi lựa chọn giải pháp sau:

11


- Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương để xây dựng cơ sở vật chất, cải tạo môi trường

phục vụ công tác bán trú
- Đẩy mạnh công tác XHHGD huy động mọi nguồn kinh phí mua sắm trang
thiết bị đồ dùng phục vụ công tác bán trú.v..v..
+ Bồi dưỡng giáo viên, nhân viên: Tôi lựa chọn một số hình thức sau:
- Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia các lớp tập bồi dưỡng hè,
tổ chức chuyên đề, hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các lớp tập huấn
về dinh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ban giám hiệu tăng cường công tác kiểm tra giáo viên, nhân viên , duyệt
giáo án, dự giờ, Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Tổ chức các hội thi về dinh dưỡng và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng và VSATTP
tới các bậc cha mẹ và mọi người trong cộng đồng: Tôi lựa chọn một số hình
thức như: Tuyên truyền trên thông tin đài truyền thanh, phát tờ rơi, trong các
buổi họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh thông qua các giờ đón và
trả trẻ, làm các biểu bảng tuyên truyền…...
Kết quả: Việc xây dựng kế hoạch năm học có lồng ghép nội dung “ Giáo dục
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” của nhà trường thực hiện rất tốt, kế
hoạch thực hiện nội dung “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
được thống nhất xuyên suốt từ nhà trường xuống các nhóm lớp. Nội dung rất cụ
thể có trọng tâm, các giải pháp thực hiện có tính khả thi cao, thực hiện đã đạt
hiệu quả rất tốt được cấp trên đánh giá cao.
3.2- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên nâng cao chất lượng giáo
dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường mầm non là yếu tố quyết định đến
chất lượng giáo dục toàn diện. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm, cần phải có đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên
môn nghiệp vụ, phải hiểu sâu sắc và nắm chắc kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh
an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là rất quan
12



trọng và cần thiết. Để giúp cho công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả, tôi xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo từng nội dung cụ thể:
- Hàng năm vào đầu năm học tôi tham mưu cho đồng chí hiệu trưởng tiếp tục
triển khai kế hoạch thực hiện "Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm" tới 100% cán bộ giáo viên và nhân viên trong nhà trường, quán triệt về
mục đích, yêu cầu, nội dung thực hiện “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm”.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham dự đầy đủ các lớp tập huấn về giáo dục
dinh dưỡng và VSATTP do Các cấp tổ chức.
- Hướng dẫn giáo viên, nhân viên nhà bếp xây dựng kế hoạch tự học, tích
cực nghiên cứu các tài liệu nhằm hiểu rõ, nắm chắc mục đích, yêu cầu và nội
dung "Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm" trong trường mầm
non.
- Tổ chức các buổi tập huấn tại nhà trường(theo tài liệu của Bộ giáo dục
hướng dẫn), giúp giáo viên nắm chắc kiến thức, phương pháp, hình thức
GDDD và VSATTP.
- Nội dung bồi dưỡng tôi quan tâm đi sâu vào các vấn đề sau:
* Bồi dưỡng giáo viên trực tiếp giảng dạy nắm chắc phương pháp "Tích
hợp", nội dung GDDD và VSATTP với các môn học, các hoạt động hàng ngày
cho trẻ: Tôi hướng dẫn giáo viên khi lập kế hoạch theo chủ đề cần chọn những
đề tài phù hợp để đưa các nội dung vào sao cho không ảnh hưởng đến mục tiêu,
yêu cầu, phương pháp của hoạt động mà vẫn mở rộng kiến thức cho các cháu
một cách trực quan cụ thể, dễ nhớ, dể hiểu hơn....làm phong phú nội dung và
phương pháp học tập của trẻ.
VD: Dạy bài "Một số đồ dung trong gia đình"; "Những đồ dùng cùng loại";
"Phân nhóm đồ vật theo chất liệu", cần đi sâu vào nhấn mạnh chức năng và
cách sử dụng của thìa, cốc, chén... cho trẻ được thực hành thao tác về việc sử
dụng thìa như: Xúc, đong, khuấy....đựng, rót, nếm, uống....
Dạy bài: "Một số hoa quả"; "Một số loại rau"; "Một số con vật nuôi trong gia

đình". Hướng dẫn giáo viên khai thác mở rộng kiến thức dinh dưỡng cung cấp
13


cho trẻ trong tiết học như: Lợi ích của thực phầm đối với cơ thể, các chất dinh
dưỡng có trong từng loại thực phẩm rau, củ, quả, con vật....
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần làm gì? Làm như thế
nào?....Cách ăn một số hoa quả: ăn trực tiếp, pha nước uống, làm sa lát, bánh
mỳ kẹp nhân...
Ngoài ra tôi còn hướng dẫn giáo viên đưa vào các hoạt động khác:
VD: Giờ ăn của trẻ - giúp trẻ hiểu tại sao con người phải ăn uống, làm quen
với các loại thực phẩm, các món ăn được chế biến từ thực phẩm nào.....giá trị
dinh dưỡng của nó.
- Để đạt được nội dung trên Tôi đã sử dụng các biện pháp:
+ Bồi dưỡng qua dự giờ thăm lớp kiểm tra giáo án, góp ý rút kinh nghiệm
cho giáo viên. Đi sâu bồi dưỡng những giáo viên có năng lực về phương pháp
linh hoạt sáng tạo trong việc "Tích hợp" nội dung GDDD và VSATTP.
- Bồi dưỡng thông qua các buổi tổ chức chuyên đề. Hội thảo, hội giảng và
thông qua các hội thi.
- Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của Tổ, Nhóm trong
tháng, qua việc trao đổi tọa đàm, học tập kinh nghiệm.
* Bồi dưỡng giáo viên, nhân viên biết cách lựa chọn thực phẩm sạch:
- Người quản lý phải nhận thức được thế nào là thực phẩm an toàn để phổ
biến, hướng dẫn cho giáo viên, nhân viên nhà bếp cùng nắm bắt được và biết
cách chọn mua.
- Tôi luôn có kế hoạch sắp xếp dành thời gian tìm đọc tài liệu như: Sổ tay
người nội trợ, hướng dẫn nấu ăn ngon và một số tài liệu có liên quan đến
VSATTP để trang bị cho mình vốn hiểu biết kết hợp với kinh nghiệm thực tế
của bản thân để có một số kinh nghiệm chọn mua thực phẩm an toàn như sau:
Ví dụ: Tôi hướng dẫn giáo viên, nhân viên nhà bếp cách chọn mua thực

phẩm sạch, an toàn:
+ Chọn mua thịt:

14


- Thịt lợn tươi và ngon: mặt cắt của thịt có màu hồng sáng, bì mỏng mềm,
thớ thịt săn, độ đàn hồi tốt, cầm chắc tay, ráo, mỡ màu sáng mùi vị bình thường,
mặt khớp xương láng và trong, tủy bám chặt vào thành ống tủy.
- Thịt bò tươi ngon: Thịt cầm chắc tay, ráo, hơi dính, thớ thịt mịn màu đỏ
tươi, gân trắng, mỡ hơi vàng, thịt bó cái ngon hơn thịt bò đực.
+ Chọn mua gia cầm:
- Chọn gà: Con gà khỏe mạnh có màu đỏ tươi, chân thẳng nhẵn không đóng
vày, ức đầy, hậu môn không ướt, nên chọn gà "Mái tơ" da lông mềm mại, lỗ
chân lông nhỏ, thịt vàng.
+ Chọn mua trứng: Vỏ màu sáng có một lớp màng mỏng nổi lên những hạt
giống như bụi phấn, vỏ không bóng, nếu thả xuống nước trứng chìm nằm
ngang dưới đáy chậu.
+ Chọn mua thủy sản:
- Chọn cá: Cá đang bơi trong chậu, vảy sáng óng ánh, mắt sáng trong đầy và
sạch.
- Chọn tôm: Tôm có vỏ bóng sáng trong xanh, trên bóng cứng và dai.
- Chọn ốc: Dùng tay đụng nhẹ vào vảy ốc nếu ốc tươi sống sẽ tự khép kín
vảy lại, ốc có vảy ở gần ngoài miệng ốc là ốc béo.
+ Chọn rau quả tươi:
- Rau quả sáng màu, không dập, không có mùi lạ.
- Để có nguồn cung cấp thực phẩm sạch an toàn cho bếp ăn bình thường của
trường. Tôi có kế hoạch tuyên truyền vận động các giáo viên phụ huynh phát
triển nguồn thực phẩm ngay tù các khu lớp trong nhà trường và gia đình.
*Bồi dưỡng giáo viên, nhân viên về cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc ở trường:

Để làm tốt vấn đề này, hàng năm, tôi cùng với các đồng chí trong ban giám
hiệu mở 1 lớp tập huấn tại trường về cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc ở trường, để
giáo viên nắm được những kiến thức cơ bản và chủ động khi cần thiết.
+Trước hết cho giáo viên nắm được nguyên nhận gây ngộ độc ở trẻ
Nguyên nhân:
- Ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm độc
15


- Uống nhầm thuốc gây độc.
- Uống nhầm chất: xăng, dầu
Biểu hiện gây ngộ độc: Xảy ra đột ngột sau khi ăn uống
- Nôn, đau bụng, ỉa chảy.
- Xanh tím, rối loạn nhịp thở.
- Li bì, hôn mê, co giật,
- Rối loạn mạch, nhịp tim.
- Thường là không sốt.
- Triệu chứng thay đổi theo chất độc.
. Xác định ngộ độc: (Hỏi giảo viên hoặc cha mẹ, người gần gũi với trẻ)
- Ngộ độc gì?
- Có chất độc trong lớp không?
- Trẻ ăn uống vào thời gian nào?
- Trẻ có nôn không? nôn nhiều hay nôn ít?
Cách xử lý ban đầu:
- Xem trẻ còn tỉnh hay mê.
- Nếu trẻ còn tỉnh, tìm cách gây nôn (nếu trẻ mới bị ngộ độc) sau đó
chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất mang theo tang vật nếu có.
Kết quả: Việc bồi dưỡng giáo viên có trọng tâm theo từng nội dung cụ thể ở
trường Tôi đã thu được kết quả rất lớn thể hiện trình độ nhận thức được tăng
lên, có kỹ năng, kỹ xảo thực hành giáo dục dinh dưỡng. Phương pháp giảng

dạy rất linh hoạt, sáng tạo, tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, sinh động và đạt hiệu
quả cao.
Đa số trẻ nhận thức tầm quan trọng về dinh dưỡng nắm chắc một số loại thực
phẩm thông thường sẵn có ở địa phương, biết giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm
thực phẩm.
Đa số trẻ chưa có kỹ năng sống một cách tích cực, biết ăn đúng, ăn đủ và ăn
sạch. Giáo viên, nhân viên biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn, xử lý kịp thời
khi trẻ không may bị ngộ độc thực phẩm…….

16


3.3- Chỉ đạo nhà bếp thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
- Như chúng ta đã biết con người khi ăn phải những thực phẩm bị nhiễm
khuẩn có thể gây bệnh nghiêm trọng, nhất là trẻ em, để giảm nguy cơ nhiễm
độc thực phẩm người quản lý nhà trường chỉ đạo đôn đốc giáo viên nuôi thực
hiện nghiêm túc các quy định về bảo quản thực phẩm như sau:
+ Bảo quản thực phẩm:
- Tôi chỉ đạo nhà bếp tuyệt đối không để thức ăn sống tiếp xúc với thức ăn
chín. Thực phẩm cho trẻ ăn nên dùng đến đâu mua đủ số lượng đến đó, không
lưu trữ qua ngày. Khi mùa hiếm rau khó mua trường có thể lưu trữ 1 vài ngày
các loại thực phẩm rau quả có vỏ như bí đao, bí đỏ, khoai tây, khoai sọ...trong
thời hạn cho phép.
- Những thực phẩm như gia vị, mắm, muối, mỡ, dầu phải được đựng trong
chai lọ, hộp có nắp đậy cẩn thẩn, để nơi khô ráo đúng quy định của nhà bếp (Có
một ngăn tủ riêng) tránh ruồi, muỗi, dán, chuột bò vào.
+ Vệ sinh môi trường: Vệ sinh môi trường cũng rất quan trọng vì vậy phải có
biện pháp chỉ đạo, thực hiện như:
- Hàng ngày tôi cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường kiểm
tra giáo viên thực hiện vệ sinh trong và ngoài lớp học, kiểm tra vệ sinh nhà bếp.

lau chùi bếp, chạn đựng thức ăn vào các buổi sáng, thu dọn nước gạo rác thải
gọn gàng ngay sau mỗi lần chế biến và để đúng nơi quy định. giữ gìn môi
trường sạch sẽ, nghiêm cấm để các loại thuốc hay hóa chất trong bếp, hay
phòng chia thức ăn như: Thuốc diệt chuột, thuốc diệt dán, ruối muỗi, xăng dầu
tránh ngộ độc cho trẻ
+ Chỉ đạo nhân viên nhà bếp vệ sinh các dụng cụ chế biến và đồ dùng phục
vụ ăn uống:
Để bữa ăn của trẻ được an toàn, đảm bảo vệ sinh tôi cùng với các đồng chí
trong ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở cô nuôi phải
chú trọng ngay đến các dụng cụ. đồ dùng nhà bếp. vì dụng cụ chế biến là nơi
thực phẩm được tiếp xúc trực tiếp nếu không được vệ sinh sạch sẽ, bị nhiễm
khuẩn gây độc.
17


- Phải có dụng cụ chế biến thực phẩm sống riêng, thực phẩm chín riêng.
Ví dụ: Tôi nhắc nhở nhân viên nhà bếp tuyệt đối không được dùng dao thớt
để chế biến thịt sống sau đó lại thái thịt chín, làm như vậy, rất mất vệ sinh. Do
vậy, nhà bếp luôn có hai bộ giao thớt riêng biệt để chế biến thực phẩm sống và
thực phẩm chín có như vậy mới đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các loại đồ dùng của trẻ, đồ dùng nhà bếp như: Bát, thìa, nồi, xoong, chảo,
nồi chia cơm, canh của các lớp phải được nhà bếp vệ sinh hàng ngày rửa sạch,
tránh bụi bẩn.
- Để tránh lây lan bệnh truyền nhiễm khi dùng các thìa, đũa phải dùng riêng.
Tuyệt đối không đổ thức ăn nếm thừa vào xoong thức ăn sạch của trẻ giáo viên
đứng nấu và chia thức ăn phải đeo khẩu trang.
- Trong công tác nuôi dưỡng trong trường Mầm non việc lưu nghiệm thức ăn
hàng ngày cũng rất quan trọng tôi thấy không thể thiếu được. Để lại thức ăn
vào các lọ thủy tinh sạch có nắp đậy để vào ngăn tủ lạnh cẩn thận, nó có tác
dụng khi không may có trẻ ngộ độc thì có thức ăn đó để kiểm tra xác định

chính xác, nhanh chóng xem trẻ bị ngộ độc có phải vì thức ăn hay vì cái gì?
Giúp cho bác sĩ xác định nguyên nhân dễ dàng hơn, để điều trị kịp thời. Thức
ăn lưu nghiệm 24/24 giờ sau đó mới được đổ đi.
+ Vệ sinh trang phục giáo viên, nhà bếp
- 10 lời khuyên trong chế biến sử dụng thực phẩm được treo tại nhà bếp. Tôi
đưa vào nghị quyết nhà trường yêu cầu giáo viên nuôi thực hiện tốt 10 lời
khuyên đó. Phải xác định cho giáo viên thấy, hiểu rõ VSATTP liên quan trực
tiếp đến người chế biến như: đầu tóc, quần áo, được ăn mặc gọn gàng phù hợp,
móng chân, móng tay được cắt ngắn, đặc biệt chú ý đến đôi bàn tay sạch sẽ khi
chế biến thức ăn sống và chín, vì vậy tôi tham mưu thống nhất với nhà trường
may trang phục, quần áo, tạp dề, mũ, khẩu trang để giáo viên thực hiện trong
công tác VSATTP.

18


3.4- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng và
VSATTP tới các bậc cha mẹ và mọi người trong cộng đồng.
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của con trẻ. Nhà trường không thể
nuôi dạy các cháu tốt nếu không có sự phối kết hợp, chính vì vậy, việc tuyên
truyền GDDD và VSATTP tới các bậc cha mẹ và rất cần thiết và quan trọng. Để
làm tốt vấn đề này, Tôi đã đi sâu nghiên cứu, lựa chọn nội dung, hình thức, biện
pháp tuyên truyền phù hợp với các bậc cha mẹ
- Biện pháp tuyên truyền thông tin đài truyền thanh của phường với các nội
dung:
+ Tầm quan trọng của dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ 10 lời khuyên về ăn uống hợp lý, lịch tiêm chủng, tầm quan trọng của sữa
mẹ đối với trẻ.
* Hình thức tuyên truyền các nội dung trên còn được xen kẽ các nội dung
mỗi tuần 1 lần vào sáng thứ 2 hàng tuần như:

- Trao đổi thường xuyên với gia đình trẻ: Được các cô giáo tiến hành trong
thời gian đón trẻ với nhiều nội dung:
+ Thông báo cho cha mẹ trẻ biết tình hình ăn uống, tập của trẻ ở trường, tình
trạng sức khỏe hiện tại của trẻ.
+ Thông báo cho phụ huynh nắm được nội dung giáo dục dinh dưỡng và
VSATTP của nhà trường đang thực hiện, qua đó phối kết hợp với phụ huynh
làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Ngoài những biện pháp tuyên truyền nói trên, biện pháp tuyên truyền đem
lại hiệu quả cao nhất đó là: Truyền thông qua các hội thi. Để làm tốt vấn đề
nàytrường chúng tôi dựa vào kế hoạch tổ chức hội thi của Phòng giáo dục để
xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi của trường.
VD: Hội thi "Giáo viên nuôi - dạy giỏi", đặc biệt là trong năm học 20142015 vừa qua dưới sự chỉ đạo của phòng giáo dục, Trường mầm non chúng tôi
đã kết hợp với các trường bạn tổ chức cho các bé tham gia hội thi "Bé tài năng
khỏe ngoan" Nội dung hội thi được Ban tổ chức và các thí sinh chuẩn bị rất chu
đáo, hội thi được tổ chức rất long trọng, lãnh đạo địa phương quan tâm, các ban
19


ngành, đoàn thể, các bậc phụ huynh về dự đông đủ và cổ vũ rất nhiệt tình cho
hội thi. Nhiều bé khỏe, ngoan, thể hình đẹp, thể hiện tài năng rất nghệ thuật ngộ
nghĩnh duyên dáng. Điều đó đã chứng tỏ việc chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường tôi đã thực hiện rất tốt.
Ngoài ra, để làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng và
VSATTP cho các bậc cha mẹ và mọi người trong cộng đồng Tôi đã tham mưu
với các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường xây dựng các góc tuyên
truyền ở các nhóm lớp, ngoài sân xung quanh hành lang và khu bếp ăn,đủ các
loại biểu bảng với nhiều nội dung tuyên truyền phong phú.
Tất cả các góc, các biểu bảng đều sắp xếp, bố trí gọn gàng cân đối để dễ
thấy, dễ nhìn, đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.
Tóm lại: Trong 2 năm học vừa qua, từ năm học 2013-2014 đến năm học

2014-2015 việc tuyên truyền GDDD tới các bậc cha mẹ và mọi người trong
cộng đồng luôn được nhà trường quan tâm công tác tuyên truyền đã có chuyển
biến tích cực, các nội dung tuyên truyền sâu rộng, phong phú có tính thuyết
phục đã thu hút đông đảo sự ủng hộ của phụ huynh học sinh và họ đã tích cực
phối kết hợp với nhà trường CSGD trẻ, sẵn sàng đóng góp ủng hộ nhà trường
nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
3.5- Tích cực tham mưu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
Để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm,
thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bán trú là một yếu tố rất quan trọng và
cần thiết, do vậy công tác tham mưu, huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa
giáo dục là không thể thiếu được trong trường mầm non bởi vì trường mầm non
mang tính chất xã hội hóa cao. Nhận thức được tầm quan trong của vấn đề này,
tôi đã cùng với cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường làm tốt công tác tuyên
truyền rộng rãi với các cấp các ngành mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương xã
hội hóa giáo dục. Để họ nhận thức được xã hội hóa giáo dục vừa là quyền lợi,
vừa là nghĩa vụ của mọi người. Đồng thời tham mưu với các cấp ủy Đảng, huy
động mọi nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác bán trú cho
nhà trường. Tham mưu với hiệu trưởng có kế hoạch tu sửa bếp ăn, hệ thống vòi
20


nước sạch cho các cháu rửa tay hàng ngày và mua sắm bổ sung trang thiết bị
phục vụ cho việc chế biến thực phẩm, đảm bảo cho việc nuôi dưỡng chăm sóc
nuôi dưỡng các cháu tốt như: Tủ lạnh, trạn bát, thau, chậu, nồi, xoong, chảo....
mua sắm đồ dùng cá nhân của trẻ như: bát, thìa, bàn chải đánh răng, khăn
mặt..., hàng tháng có kiểm kê đánh giá chất lượng đồ dùng thiết bị nhà bếp có
đảm bảo an toàn, đảm bảo vệ sinh trong các khâu chế biến , có đánh giá khen
thưởng kịp thời. Ngoài ra, tôi tham mưu với hiệu trưởng kết hợp với trạm y tế,
công ty vệ sinh môi trường, phun thuốc trừ ruồi, muỗi, dán....để đảm tốt vệ sinh
môi trường, phòng tránh dịch bệnh cho trẻ.

* Kết quả:
Từ năm học 2013-2014 đến năm học 2014-2014 nhà trường đã tham mưu
với UBND phường xây dựng cho nhà trường 6 phòng học kiên cố cao tầng,
trong đó có 2 phòng học đã được đưa vào sử dụng. Huy động kinh phí từ nguồn
xã hội hóa giáo dục cải tạo lại 1 bếp ăn theo hệ thống một chiều đúng quy cách,
đảm bảo hợp vệ sinh. Xây dựng hệ thống bồn rửa tay cho các cháu dưới vòi
nước chẩy, mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng phục vụ công tác bán trú
của các nhóm, lớp và bếp ăn. Phòng y tế, đồ dùng dụng cụ chế biến..Đảm bảo
đủ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
3.6- Công tác kiểm tra:
Trong quản lý đã nêu chỉ đạo mà không kiểm tra coi như không chỉ đạo. Để
làm tốt vấn đề này, tôi đã cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu nhà
trường thống nhất xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trong đó có đề xuất kiểm
tra việc thực hiện giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. kế hoạch
và tiến hành kiểm tra bằng những hình thức:
- Kiểm tra thường xuyên.
- Kiểm tra đột xuất.
- Kiểm tra định kỳ.
Qua kiểm tra phát hiện những ưu điểm, nhược điểm để động viên khích lệ
phát huy những mặt mạnh, có biện pháp khắc phục những mặt còn yếu, bổ sung
cho quá trình thực hiện kịp thời như:
21


- Kiểm tra việc soạn lập kế hoạch theo chủ đề, duyệt giáo án trước một tuần
xem xét nội dung "Tích hợp", nội dung GDDD và VSATTP vào các môn học,
các hoạt động hàng ngày cho trẻ có phù hợp không?
Kiếm tra thường xuyên chất lượng thực phẩm, giá cả có hợp lý không?
Kiểm tra đột xuất các thao tác vệ sinh, dụng cụ chế biến, thực hiện vệ sinh
môi trường.

Kiểm tra nhận thức của giáo viên:
- Cách chọn thực phẩm tươi, ngon, cách bảo quản thực phẩm, cách chế biến
thực phẩm, kiểm tra về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cách xử lý khi
trẻ bị ngộ độc. Thông qua các hình thức kiểm tra trên và dựa vào kết quả kiểm
tra trên, để có các biện pháp kịp thời giúp giáo viên, nhân viên nhà bếp làm tốt
việc giáo dục dinh dưỡng và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Kết quả đạt được:
* Kết quả đạt được
Trong 2 năm tiếp tục chỉ đạo thực thi đề tài “ Giáo dục dinh dưỡng và
VSATTP” Trong trường mầm non do tôi phụ trách thu được một số kết quả
đáng kể sau:
* Đối với trẻ: Chất lượng có tiến bộ rõ rệt, đặc biệt trẻ 5 tuổi nhận thức rất
tốt về dinh dưỡng và VSATTP, có kỹ năng sống một cách tích cực, biết ăn uống
hợp lý, đảm bảo vệ sinh, có kỹ năng thực hành dinh dưỡng: Làm bánh, pha
nước cam, gọt hoa quả, phân loại thực phẩm theo 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng giảm dần hàng năm.
- Kết quả: so sánh đối chứng: Kết quả trẻ từ năm học 2013-2014 đến tháng 2
năm học 2014-2015:
Kết quả xếp loại

Tổng số
Năm học

trẻ khảo

Khá

Tốt (%)

(%)


sát

Đạt yêu cầu
(%)

Chưa đạt
yêu cầu

(%)
2013-2014
82
10 = 12,2% 22 = 26,8% 35 = 42,7%
15=18,3%
2014-2015
110
30 = 27,3% 60 = 54,5% 20 = 18,2%
0
- Kết quả theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong 2 năm thực hiện

22


Năm học

Tổng số

Tổng số trẻ

trẻ ra


ăn bán trú

nhóm lớp

(%)

260
280

260 = 100%
280 = 100%

2013-2014
T2/2015

Số trẻ
Số trẻ đạt

Số trẻ đạt

đạt

KBT (%)

K<-2 (%)

K<-3

16= 6,2%

9= 3,2%

(%)
0
0

244=93,8%
271= 96,8%

* Đội ngũ giáo viên: + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được nâng lên, giáo
viên nắm chắc kiến thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng và VSATTP.
+ Biết vận dụng các phương pháp linh hoạt, sáng tạo trong việc "Tích hợp"
nội dung GDDD và VSATTP vào các môn học và các hoạt động một cách phù
hợp, phong phú nội dung, đạt hiệu quả.
- Kết quả xếp loại hàng năm được phản ánh qua bảng: So sánh đối chứng.
Kết quả xếp loại
Năm học

Tổng số
giáo viên

Tốt (%)

2013-2014
28
0
T 2/2015
31
5 = 16,1%
* Đối với nhân viên nhà bếp


Khá
(%)

Đạt yêu cầu
(%)

3 = 10,7% 25 = 89,3%
19 = 61,3% 7 = 22,6%

Chưa đạt
yêu cầu
(%)
0
0

+ Nhận thức và nắm vững những kiến thức về dinh dưỡng VSATTP, những
nguyên nhân, biện pháp để phòng tránh ngộ độc thức ăn, hiểu được tác hại của
ngộ độc thực phẩm.
+ Biết cách lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn, cách tính khẩu phần và cân
đối các chất. Biết cách chế biến, trình bày các món ăn hợp khẩu vị, đủ dinh
dưỡng và đảm bảo tuyệt đối VSATTP.
+Thao tác chế biến thực phẩm theo đúng quy định từ sống đến chín, ăn theo
đúng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý.
* Đối với phụ huynh:
- Đa số phụ huynh có kiến thức về dinh dưỡng và VSATTP, biết nuôi con
theo phương pháp khoa học, yên tâm phấn khởi gửi con đến trường.

23



- Tin tưởng yên tâm gửi con đến trường, thường xuyên phối kết hợp, ủng hộ
nhà trường.
* Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã được cải tạo và xây dựng rất khang
trang, đảm bảo tương đối đầy đủ điều kiện về trang thiết bị. Cảnh quan nhà
trường ngày càng thêm xanh, sạch, tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động, học
tập, vui chơi đạt yêu cầu giáo dục. Nhà trường không để xẩy ra vụ ngộ độc thức
ăn nào.
* Bài học kinh nghiệm
Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đã
trở thành cấp bách và đồng bộ. Việc nuôi và dạy trong trường mầm non là hai
việc song song không thể thiếu mặt nào và cũng không thể chỉ coi trọng mặt
nào. Trong đó, giáo dục dinh dưỡng và VSATTP đang được toàn xã hội quan
tâm đặc biệt. Qua thực thi đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng giáo dục dinh dưỡng và thực hiện VSATTP” trong trường mầm non, tôi
đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:
- Ban giám hiệu nhà trường phải tâm huyết, có năng lực chủ động tìm tòi,
sáng tạo, luôn đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo.
- Người quản lý phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nắm chắc nội
dung, kế hoạch chỉ đạo của cấp trên từ đó vận dụng vào tình hình thực tế của
đơn vị, địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp .
- Phải sâu sắc trong quản lý, gần gũi để hiểu tâm tư nguyện vọng khả năng
của từng giáo viên, sắp xếp bố trí công tác hợp lý để hiệu quả công việc được
cao.
- Ban giám hiệu phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát các hoạt động
giáo dục dinh dưỡng và VSATTP trong nhà để đánh giá bổ sung kịp thời.
- Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là sự phối
hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và cha mẹ trẻ để tổ chức tốt
bữa ăn hợp lý, vệ sinh an toàn đồng thời giáo dục trẻ biết ăn đủ, ăn sạch.
- Tích cực tham mưu làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để có sự đầu tư, hỗ

trợ về cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị phục vụ công tác bán trú.
24


- Người chỉ đạo phải gương mẫu trong mọi việc làm, chú ý bao quát, nhẹ
nhàng và vị tha, biết lấy giáo viên trong trường làm nòng cốt nhưng phải kiên
quyết, không coi nhẹ bất cứ một hành vi mất vệ sinh, làm ảnh hưởng đến bữa
ăn của trẻ.
5. Các điều kiện để sáng kiến được nhân rộng :
Được áp dụng trong các trường mầm non với điều kiện:
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non có trình độ chuẩn
trở lên, nhiệt tình tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ.
- Nhà trường phải có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ
đủ công tác bán trú.
- Có sự quan tâm của Đảng, chính quyền, các ban nghành đoàn thể, các tổ
chức xã hội và sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
25


×