Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số biện pháp khai thác và sử dụng đồ dùng đồ chơi trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.72 KB, 24 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Một số biện pháp khai thác và sử dụng đồ dùng đồ chơi có hiệu quả
trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Năm học 2014 – 2015
1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp khai thác và sử dụng đồ dùng, đồ
chơi có hiệu quả trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức
3. Tác giả: Họ và tên:

Vũ thị Hường.

Nữ

Ngày 02 tháng 02 năm 1970
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm Non
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Mầm Non Lê lợi
Điện thoại: 0168 6228 324
4. Đồng tác giả (nếu có)
Họ và tên;
Ngày tháng/năm sinh;
Trình độ chuyên môn:


Chức vụ, đơn vị công tác;
Điện thoại:
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm Non Lê Lợi
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường Mầm Non Lê Lợi
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Những tài liệu có nội
dung liên quan về sử dụng đồ dùng, đồ chơi các hoạt động, các hoạt động
khám phá khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Lần đầu tiên được áp dụng trên
trẻ 5 - 6 tuổi, tại nhóm lớp tôi trực tiếp giảng dạy. Thời gian áp dụng trong
năm học từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015.

TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN

;

2


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Trong quá trình cho trẻ KPKH giúp trẻ

tìm hiểu và khám phá sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng lĩnh vực tự
nhiên.. nhiệm vụ giáo dục trí tuệ được thực hiện thống nhất với các nhiệm vụ
khác nhằm phát triển toàn diện nhân cách trẻ. và xã hội đều là đối tượng cho
trẻ tiếp cận. Nhưng thực tế những năm gần đây được sự quan tâm của Sở giáo

dục, Phòng giáo dục, phụ huynh đầu tác hoạt động KPKH hầu hết trẻ không
được làm chủ các hoạt đồng mà giáo viên là người trung tâm nói nhiều, trẻ
chưa được khám phá hết là vì đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động còn
chế cho dù sở giáo dục đào tạo, phòng giáo dục đào tạo, tập huấn các dự án lấy
trẻ làm trung tâm, nhưng các hoạt động thực tế của trẻ còn thiếu nhiều đồ dùng
phục vụ cho hoạt động. vì vậy cần tăng cường sưu tầm và khai thác đồ dùng
đồ chơi cho trẻ hoạt động, để giúp trẻ phát triển toàn diện.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: Với mong muốn
đáp ứng được các nhu cầu khám phá của trẻ và phát triển trí tuệ, đạo đức, thể
chất, thẩm mỹ, lao động, giúp giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của đồ
dùng đồ chơi trong hoạt động KPKH, tôi đã mạnh dạn lựa chọ nội dung “Một
số biện pháp khai thác và sử dụng đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả trong hoạt
động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi” để nghiên cứu và áp dụng sáng
kiến từ thời điểm tháng 9 /2014 đến tháng 3/2015 tại nhóm lớp 5 - 6 tuổi tôi
trực tiếp giảng dạy.
3. Nội dung sáng kiến: Trong nội dung SK của mình tôi đã chỉ ra được
thực trạng còn tồn tại, trên cơ sở đó tôi đã xây dựng và đề xuất 6 biện pháp
+ Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến.
- Trong những lý do tôi lựa chọn nội dung khai thác và sử dụng đồ dùng đồ
chơi có hiệu quả trong hoạt động khám phá khoa học là một lĩnh vực mới chưa
có đề tài nghiên cứu về vấn đề này.
- Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, trên thực tế
tôi đã dành thời gian lựa chọn khai thác đồ dùng đồ chơi phù hợp các hoạt
3


động và chủ đề. Cung cấp cho giáo viên biết cách khai thác và sử dụng đồ
dùng đồ chơi vào các hoạt động KPKH và các hoạt động khác, kích thích cho
trẻ sự hứng thú và tích cực tham gia hoạt động.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp này có khả năng áp

dụng rộng rãi ở tất cả các trường mầm non.
Cách thức áp dụng: trong mỗi một biện pháp tôi đều trình bày đầy đủ các
chi tiết có ví dụ cụ thể cho giáo viên dễ dàng thực hiện.
+ Lợi ích của sáng kiến: Từ thực trạng khảo sát khi chưa áp dụng các
biện pháp trên so với kết quả đạt được sau khi áp dụng ta thấy rõ sự khác biệt.
Khả năng khai thác và sử dụng đồ dùng đồ chơi có hiệu quả trong hoạt động
khám phá khoa học đã tăng lên rõ rệt. Điều đó chứng tỏ sáng kiến đã mang lại
hiệu quả cho xã hội mà cụ thể cho các lớp áp dụng.
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến: Áp dụng sáng kiến “Một
số biện pháp khai thác và sử dụng đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả trong hoạt
động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi” Một cách đồng bộ linh hoạt đã
mang lại hiệu quả đáng kể: Giáo viên chủ động linh hoạt tăng cường khai thác
đồ dùng và làm thêm đồ dùng mới để phục vụ cho hoạt động khám phá khoa
học. đa số trẻ có đầy đủ kiến thức kỹ năng, thái độ đúng về tự nhiên, động vật,
thực vật…từ đó hình thành nhân cách của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn
diện. Phụ huynh quan tâm đến trẻ và giáo viên, tích cực kết hợp cùng giáo viên
sưu tầm khai thác và sử dụng đồ dùng sẵn có tại địa phương.
5. Đề xuất và kiến nghị:
Đối với nhà trường.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết học
mẫu, dạy giỏi để nâng cao trình độ.- Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua
dạy tốt hoạt động KPKH, viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trong trường
học hỏi lẫn nhau.
- Tăng cường tổ chức chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi mới phục vụ cho
các hoạt động. trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng phục vụ các hoạt động cho cô
và trẻ.
4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1.

Lý do chọn đề tài.

Trẻ em ngay từ khi sinh ra, trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ…
trẻ bước vào thế giới xung quanh, được tiếp xúc các sự vật hiện tượng tự
nhiên, tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến phát triển nhận thức.
Trên cơ sở đó mà nhân cách của trẻ được phát triển. Do vậy vai trò của người
giáo viên cần xác định mục đích nội dung phương pháp giáo dục các hoạt
động khám phá khoa học phù hợp với khả năng lĩnh hội tri thức đáp ứng nhu
cầu phát triển của trẻ mầm non. Ở lứa tuổi mầm non việc lĩnh hội các kiến thức
khám phá khoa học có ảnh hưởng đến thái độ của trẻ, các thông tin các hoạt
động của người lớn và cần đảm bảo thời gian và độ chính xác về các yếu tố
và sự kiện sẽ tạo ra thái độ của trẻ đối với chúng. Có ảnh hưởng không ít đến
trí tuệ và tâm hồn trẻ. Sự trải nghiệm và lĩnh hội các thông tin và lĩnh hội các
hoạt động khám phá khoa học làm cho tri thức của trẻ trở lên có giá trị và là cơ
sở hình thành phẩm chất đạo đức niềm tin của chúng.
Trẻ em 5 -6 tuổi vốn là những chủ thể của những năng lực riêng có khả
năng tư duy và khám phá thế giới xung quanh, xuất phát từ đặc điểm nhận thức
của trẻ 5 - 6 tuổi là tư duy trực quan hình tượng, nên đồ dùng trực quan phải
đủ, đẹp, hấp dẫn, đảm bảo an toàn, phù hợp với từng hoạt động, đúng chủ đề.
Trong các hoạt động phải có nhiều đồ dùng, đồ chơi, phù hợp hoạt động giúp
trẻ hứng thú tham gia khám phá, trẻ phải có đồ dùng trực quan để thao tác và
sử dụng cùng một lúc với cô nhịp nhàng. Vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn nội
dung “Một số biện pháp khai thác và sử dụng đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả
trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
1.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
- Phạm vi áp dụng: Trong thực tế đề tài được áp dụng một số biện pháp
khai thác và sử dụng đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả trong hoạt động khám phá

khoa học

5


- Đối tượng áp dụng: Tôi chọn đối tượng nghiên cứu áp dụng với trẻ
5 - 6 tuổi trong lớp tôi.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu.
* Đối với trẻ: Có nhiều đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động khám phá
khoa học. nhằm giúp trẻ tiếp nhận thế giới xung quanh một cách nhanh chóng,
dễ dàng, làm nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện là hành trang tốt để trẻ chuẩn
bị bước vào lớp 1.
* Đối với phụ huynh: Bằng những thực tế đã làm và kết quả hoạt động
của trẻ ở trường và về nhà cho thấy biện pháp thực hiện có hiểu quả. Và tầm
quan trọng của hoạt động khám phá khoa học trong lĩnh vực phát triển nhận
thức.
* Đối với giáo viên: Trong thời gian áp dụng đề tài tôi đã nắm vững
được cách tổ chức các hoạt động khám phá khoa học và cách khai thác và sử
dụng linh hoạt đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động tiếp theo.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu và khái quát các tài liệu có
liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc thực hiện một số
biện pháp khai thác và sử dụng đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả trong hoạt động
khám phá khoa học.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp thực hành trải nghiệm. Phương pháp sử dụng toán thống kê.
Phương pháp thí nghiệm đơn giản. Phương pháp trực quan. Phương pháp nêu
tình huống…
1.6. Tính mới và tính sáng tạo.
- Trong những lý do tôi lựa chọn nội dung khai thác và sử dụng đồ dùng đồ

chơi có hiệu quả trong hoạt động khám phá khoa học là một lĩnh vực mới chưa
có đề tài nghiên cứu về vấn đề này.
- Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, trên thực tế
tôi đã dành thời gian lựa chọn khai thác đồ dùng đồ chơi phù hợp các hoạt
động và chủ đề. Cung cấp cho giáo viên biết cách khai thác và sử dụng đồ
6


dùng đồ chơi vào các hoạt động KPKH và các hoạt động khác, kích thích cho
trẻ sự hứng thú và tích cực tham gia hoạt động.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Năm học 2010 – 2011 phổ cập giáo dục học sinh 5 tuổi, yêu cầu của một
lớp 5 tuổi đầy đủ về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học theo danh mục đồ
dùng đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu dành cho giáo dục mầm non kèm theo
Thông tư số 02/2010/TT-BGDDT ngày 11/2/2010 của bộ trưởng bộ giáo dục
đào tạo; Quyết định số 3141/QĐ –BGDDT ngày 30/7/2010 ban hành tiêu
chuẩn kỹ thuật đồ dùng đồ chơi – thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục mầm
non. Các danh mục đồ dùng đồ chơi tối thiểu cho một lớp học. Đồ chơi được
phục vụ cho tất cả các hoạt động của trẻ trong ngày của trẻ, trong đó cũng đồ
dùng đồ chơi dành cho các hoạt động khám phá khoa học như, tranh chủ đề,
thú nhà, thú rừng, động vật sống dưới nước, côn trùng, kính lúp, nam châm,
phễu nhựa…Nhưng để xây dựng các hoạt động khám phá khoa học trong các
chủ đề thì đồ dùng đồ chơi các hoạt động theo chủ đề còn rất hạn chế, hoặc
giáo viên chưa linh hoạt trong việc chuyển đồ dùng của các hoạt động khác
hoặc sưu tầm đồ dùng để tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ.
Vậy tổ chức một hoạt động “Khám phá khoa học” giúp trẻ lĩnh hội các
kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái nhưng lại có hiệu quả cao. Muốn làm
tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề,
say sưa tận tụy với nghề, tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham
gia vào các hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt hình

thành kỹ năng học tập đối với hoạt động giúp trẻ khám phá khoa học. Đối với
hoạt động này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian công sức một cách có
khoa học để chuẩn bị đồ dùng đồ chơi thiết thực mong muốn các hoạt động
học đạt kết quả và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ đạt được mức độ cao
nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của
trẻ từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng quay trở về thực tiễn. Thông
qua hoạt động giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình
thành hệ thống hóa kiến thức một cách chính xác khoa học. PTNT có liên quan
7


mật thiết đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ. thông qua các hoạt động
học “ khám phá khoa học” sớm hình thành cho trẻ quan sát, khám phá, phân
tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. trên cơ sở đó bổ sung thêm
vốn từ ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất
đạo đức cho trẻ. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Một số biện
pháp khai thác và sử dụng đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả trong hoạt động
khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”
Trên thực tế tại lớp tôi việc thực hiện các hoạt động khám phá
khoa học vẫn được thường xuyên và thực hiện trên các hoạt động học và tích
hợp vào các hoạt động khác, trong đó có các hoạt động khám phá khoa học và
khám phá xã hội giáo viên cần xây dựng phù hợp với các chủ đề và nội dung
phù hợp với lứa tuổi và được chuyên môn kiểm tra đánh giá dự kiến chỉnh sửa.
từ đó tôi xây dựng mạng nội dung có hoạt động các đề tài khám phá khoa học.
xây dựng và áp dụng cụ thể cho chuyên môn và các đồng nghiệp góp ý. nhưng
việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học giáo viên vẫn khô cứng thiếu
nhiều đồ dùng, các hoạt động tổ chức áp đặt gò bó, cách sử dụng đồ dùng đồ
chơi chưa linh hoạt hiệu quả dẫn đến các hoạt động không mang lại nhiều kết
quả. Trẻ không hứng thú tham gia, chưa phát huy được tính rích cực của trẻ.
3. Điều tra thực trạng.

Điều tra thực trạng là việc làm không thể thiếu trước khi thực hiện đề
tài vì nó giúp cho ta thấy được những ưu điểm và hạn chế của đối tượng khi
áp dụng đề tài. Từ đó giúp tôi tìm ra và áp dụng những biện pháp tốt nhất cho
kết quả cao nhất. Để tiến hành “Một số biện pháp khai thác và sử dụng đồ
dùng, đồ chơi có hiệu quả trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 -6
tuổi”. đạt kết quả tốt, tôi đã thực hiện các biện pháp khảo sát tại lớp tôi phụ
trách thời điểm đầu năm học 2014 -2015 ( tháng 9,10/2014).
Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành điều tra như sau:
* Về cơ sở vật chất.
- Lớp : Phòng học kiên cố có đủ diện tích cho trẻ hoạt động.

8


- Đồ dùng đồ chơi: Những năm gần đây thực hiện đề án phổ cập học
sinh 5 tuổi nên các lớp 5 tuổi được cấp phát mua mới đầy đủ đồ dùng, đồ chơi
danh mục tối thiểu. Song đồ dùng đồ chơi của hoạt động khám phá khoa học
thì hầu như không có nhiều.
- Môi trường: Trường có vườn cổ tích, lớp có góc thiên nhiên nhưng
chưa đạt yêu cầu chung của một trường chuẩn không có nhiều loại cây đa
dạng và phong phú, không có các con giống và nhân vật trong truyện. Đồ dùng
đồ chơi ngoài trời còn hạn chế.
*Về phía giáo viên.
Đã có nhiều năm kinh nghiệm. Nhưng việc tổ chức hoạt động khám phá
khoa học còn hạn chế các hoạt động trẻ chưa được làm trung tâm, cô nói nhiều
trong các hoạt động.
*/ Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên.
Số giáo Biết cách khai thác và Biết cách khai thác
viên
sử đồ đồ dùng đồ chơi nhưng chưa sử dụng

triệt để
tối đa đồ dùng đồ
chơi trong hoạt động
KPKH.
Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng Tỷ lệ

- Không biết
khai thác và sử
dụng đồ dùng
đồ chơi trong
hoạt
động
KPKH
Số lượng Tỷ
lệ

2

0
0
2
100
0
0
Qua bảng khảo sát kết quả trên giáo viên cho thấy, mặc dù đã được đào


tạo tập huấn các buổi chuyên đề, và kinh nghiệm kinh thực tế . Nhưng việc
khai thác và sử dụng đồ dùng có hiệu quả chưa cao, kết quả các hoạt động còn
thấp luôn bị rút kinh nghiệm phần chưa khai thác sử dụng đồ dùng chưa linh
hoạt.
*Về phía phụ huynh.
Phần nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến tầm quan trọng trong giáo
dục mầm non. Không chú ý đến công việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện
trong 5 lĩnh vực, phụ huynh chỉ quan tâm đến sức khỏe của trẻ, quan tâm nhiều
9


đến làm thế nào mà phải thuộc hết chữ cái và các chữ số, còn các hoạt động
khám phá khoa học phụ huynh không quan tâm đến.
*Về phía trẻ.
Trong lớp tôi có 29 trẻ khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều,
*/ Kết quả khảo sát trên trẻ.
Tháng/ năm
9/ Sĩ số
29
2014

Tốt
5

Nhận thức khám phá khoa học
Tỷ lệ
Khá Tỷ lệ
Đạt
17.2 % 10
34.5% 14


Tỷ lệ
48.3 %

= Kết quả trên cho thấy số trẻ nhận thức khá là 10 chiếm 34.5 % và đạt
yêu cầu là 14 chiếm 48.3 % còn lại trẻ nhận thức tốt 5 chiếm 17.2 % . Đa
số trẻ đều muốn tìm tòi khám phá khoa học trẻ mới chỉ biết tên đồ dùng, đồ
chơi, cây, hoa, lá, các hiện tượng tự nhiên….trẻ chưa biết phân loại đồ chơi, đồ
dùng theo nhóm, các thí nghiệm cây lớn lên như thế nào? vì sao có mưa….
4. Các biện pháp thực hiện.
3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung hoạt động đơn giản, cụ thể gần
gũi với trẻ.
Để khai thác và sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi có hiệu quả trong các
hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ và giáo viên thu được nhiều kết quả
trong các hoạt động mang lại….trước hết người giáo viên cần xây dựng mục
tiêu – nội dung – hoạt động. cần lựa chọn các nội dung đơn giản dễ hiểu dễ
khám phá thực tế với trẻ. Một số ví dụ sau:
Ví dụ 1: Chủ đề “Bản thân”. Mục tiêu - Biết tên gọi chức năng của một
số bộ phận và các giác quan trên cơ thể. Biết bảo vệ và chăm sóc các bộ phận
trên cơ thể, biết đội mũ đội mũ nón khi thời tiết thay đổi, mặc quần áo theo
thời tiết… Nội dung - Các bộ phận trên cơ thể, tác dụng các bộ phận trên cơ
thể, cách rèn luyện, chăm sóc cơ thể. Các giác quan và chức năng của các giác
quan...Tác dụng của các giác quan và rèn luyện chăm sóc các giác quan.
Hoạt động. Hoạt động khám phá “ Các bộ phận trên cơ thể bé” “ Năm giác
quan của bé” – Quan sát và cảm nhận thời tiết “ trang phục của bé”….

10


Ví dụ 2: Chủ đề “ Thế giới thực vật” Mục tiêu - Hiểu và giải thích

được quá trình phát triển của cây, biết một số mối liên hệ đơn giản giữa sự phát
triển của cây cối với môi trường sống (đất, nước, không khí, ánh sáng...). Thích
khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Biết được lợi ích của cây, thiên
nhiên và môi trường đối với đời sống – Nội dung - Tên gọi, Các bộ phận
chính của cây, Phân biệt sự giống và khác nhau, đặc điểm nổi bật của một số
loại cây, sự phát triển của cây. Ích lợi của môi trường cây xanh đối với đời
sống của con người. Hoạt động khám phá “ Cây xanh với môi trường sống”
“ Cây lớn lên như thế nào?, quan sát cây xanh, cây ăn quả..Thí nghiệm “ sự
hình thành và phát triển của cây…|trồng cây, chăm sóc cây… làm tranh lá
cây,carwt lá, ghép tranh bằng lá….
Ví dụ 3: Chủ đề “ Nước và hiện tượng tự nhiên” Mục tiêu - Biết quan
sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật, hiện tượng tự nhiên xung
quanh. Tích cực tìm tòi khám phá các sự vật hiện tượng tự nhiên xung quanh
đời sống. Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các
mùa trong năm và sự thay đổi của cây cối, sinh hoạt của con người, con vật…
biết phân loại trang phục quần áo theo mùa. Nhận biết được một số nguyên
nhân gây ô nhiếm nguồn nước, không khí, và cách giữ gìn bảo vệ nguồn nước
sạch, biết sử dụng tiết kiệm nước sạch. Biết so sánh lượng nước đựng trong 2
vật bằng các cách khác nhau. Biết nhận xét sự bốc hơi nước... . Nội dung - Các
nguồn nước trong môi trường sống. Các trạng thái của nước và một số đặc
điểm, tính chất của nước. Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây
cối… Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cách giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ
các nguồn nước. Một số hiện tượng tự nhiên, thời tiết nắng , mưa, sấm sét, bão,
sương mù…Một số hiện tượng thay đổi theo các mùa. Hoạt động khám phá “
Vì sao có mưa?” “ Các mùa trong năm” thí nghiệm về nước sạch, nước bẩn,
“Bé thông minh lựa chọn trang phục” quan sát thời tiết… đong nước, đo
nước…
3.2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng đồ chơi hợp lý vào các hoạt
độngkhám phá khoa học.
11



Để có hoạt động KPKH trong lứa tuổi mầm non đồ dùng đồ chơi là
phần không thể thiếu trong hoạt động, “trẻ học mà chơi chơi mà học, nếu
không có chơi thì trẻ không phát triển được.” muốn có được những hoạt động
KPKH lấy trẻ làm trung tâm. Là giáo viên cần tìm tòi tài liệu sưu tầm và khai
thác đồ dùng, đồ chơi và xây dựng kế hoạch hoạt động từng bước, xem lại các
bước đó cần những đồ chơi gì? Đồ dùng gì? Đồ chơi như thế nào? Có phù hợp
với trẻ với chủ đề hay không, phải đảm bảo có thẩm mỹ và an toàn cho trẻ.
3.2. 1; Đồ dùng đồ chơi trò chuyện gây hứng thú. đồ dùng đồ chơi trong
phần gây hứng thú không thể thiếu trong các hoạt động học mà còn gợi tính tò
mò ham hiểu về hoạt động tiếp theo.
Ví dụ 1. Hoạt động khám phá “Các bộ phận trên cơ thể trẻ” chủ đề “
Bản thân” Chủ đề này đồ dùng đồ chơi hạn chế nhất giáo viên nên sử dụng
trược tiếp bản thân trẻ cùng khám phá các bộ phận, kết hợp sưu tầm tranh, ảnh
các bộ phận trên cơ thể người, búp bê bé trai, bé gái, các Clips của các bộ
phận, ngoài ra còn có các đồ dùng đồ chơi trong hoạt động.
Ví dụ2 : Chủ đề: “Thế giới động vật” KP các con vật bé yêu” hay động
vật sống trong rừng…chuẩn bị đến chủ đề cô cần tìm hiểu trưng bày các các
đồ dùng đó trong góc. Sưu tầm các loài động vật trong bộ thú, động vật từ tạo
hình nặn các con vật bằng đất…xây dựng một mô hình. Trang trại chăn nuôi,
Vườn bách thú… Có thể cho trẻ KP bằng nhiều cách khác nhau, thay đổ linh
hoạt các hoạt động khám như. Có thể đưa trẻ đi thăm vườn bách thú bằng thăm
trang trại chăn nuôi,..mô hình cùng khám phá các con vật sống trong rừng.
cũng có thể cho trẻ xem màn múa rối, rối bàn tay, rối que…
3.2.2: Đồ dùng đồ chơi quan sát và đàm thoại:
Ví dụ 1: Cho trẻ khám phá chủ đề “ những con vật bé yêu” phần quan sát
và đàm thoại cô có thể sưu tầm và khai thác các con vật thật gây sự tò mò thích
thú của trẻ. Nhưng để đảm bảo vệ sinh cô cần chuẩn bị lồng có dải bìa, đảm
bảo an toàn cho trẻ lựa chọn con vật nhanh nhẹn không bị bệnh. Tốt nhất khi

quan sát con vật nào cô phụ đưa vào cho trẻ quan sát.

12


Ví dụ 2: Cho trẻ Khám phá chủ đề “ Nước và một số tự nhiên” Khai
thác đồ dùng gồm, chai, lọ, cốc…trong chủ đề này đồ dùng cô sưu tầm là phần
nhiều là các công nghệ thông tin. Tìm hiểu trên mạng internet. Làm các Clips
phù hợp từng hoạt động cụ thể. Nhưng một hoạt động không nên lạm dụng
quá nhiều vào các Clips mà cho trẻ trải nghiệm và chơi thực tế để cho trẻ
không bị nhàm chán. Cho trẻ trải nghiệm các nguồn nước, nước sạch, nước bẩn
có thể chuẩn bị một quả bóng, một thau nước bẩn, một thau nước sạch cho trẻ
trải nghiệm xem quả bóng khi để trong thau nước sạch sẽ ntn? Thau nước bẩn
ntn?... hay hoạt động khám phá “ Tại sao lại có mưa” cô có thể chuẩn bị câu
chuyện “ Giọt nước tí xíu” Cô bé và giọt nước. kể cho trẻ nghe. Cho trẻ được
trải nghiệm bằng các trò chơi mưa to, mưa nhỏ, cho trẻ thí nghiệm bằng cốc
nước nóng có nắp đậy và một cốc nước lạnh không nắp đậy nắp…
3.2.3: Đồ dùng đồ chơi luyện tập củng cố. Một hoạt động khám phá khoa
học không thể thiếu bước luyện tập và củng cố, bước luyện tập và củng cố
thường là các trò chơi học tập giúp trẻ vừa chơi vừa thu lại kết quả trong quá
trình quan sát, là giáo viên cần nghiên cưú các kế hoạch hoạt động xuyên suốt
quãng thời gian cho trẻ hoạt động xen kẽ giữa động và tĩnh. Khai thác và sưu
tầm đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động này, vì hoạt động củng cố cần rất nhiều đồ
chơi cho trẻ chơi, càng nhiều đồ chơi thì trẻ càng hứng thú.
Ví dụ: Khám phá “ Những con vật bé yêu” Cô sưu tầm và khai thác dùng
thực tế đóng sạch vào túi như thức ăn. Trò chơi. Chuyển thức ăn đúng động
vật sống. trò chơi phân nhóm động vật, trò chơi đưa động vật về nô hoạt
động… của từng động vật giúp trẻ trong các trò chơi luyện tập củng cố...giúp
trẻ phát triển tư duy như: con hãy mang củ cà rốt đến cho con vật nào? Hay
hãy đưa con vật về nơi hoạt động của chúng.

3.3. Biện pháp 3 : Sử dụng đồ dùng đồ chơi đồ khám phá khoa học tích
hợp vào các hoạt động khác.
Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ KPKH đã có một số đồ dùng trong
danh mục thông tư 02/ 2010 như: kính lúp, hình ảnh, tranh chủ đề, nam châm,
cân, dụng cụ đo, động vật xung quanh... Nhưng làm như thế nào để các đồ
13


dùng đó được sử dụng vào các hoạt động và lồng ghép vào các hoạt động khác
một cách linh hoạt, giáo viên khi lựa chọn nội dung tích hợp KPKH của các
hoạt động khác hợp lý điều đó đã phát huy được tính tích cực một cách cao
nhất của trẻ,
Ví dụ 1: khai thác triệt để đồ dùng khám phá như kính lúp cho trẻ cầm đi
khám phá ngoài thiên nhiên, Sử dụng cân chia vạch vào các hoạt động chơi,
cho trẻ cầm nam châm làm một thí nghiệm nhỏ tại sao?
Trong các hoạt động hoạt động KPKH rất có thể lồng ghép tích hợp vào
các hoạt động khác để đề tài thu lại nhiều kết quả tôi cần tận dụng các đồ chơi
đồ dùng và các thiết bị dạy học giúp trẻ khám phá trong các hoạt động khác.
Hoạt động ngoài trời là một hoạt động gắn liền với khám phá khoa học
nếu giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát dài thời gian sẽ lạm dụng ngay đến
KPKH. Hoạt động ngoài trời trẻ sẽ củng cố kiến thức cũ hay tiếp nhận kiến
thức mới tự nhiên, nhẹ nhàng.
Ví dụ 2: Xây dựng góc thiên nhiên, và khuôn viên xung quanh trẻ. Hoạt
động ngoài trời cho trẻ “Cảm nhận thời tiết”. kết hợp nhà trường trồng nhiều
cây, quan sát thiên nhiên một số cây xanh, hoa… có bể cát và làm thêm bể cát
khác cho trẻ chơi với cát, làm khuôn cát, dẫm chân trên cát,
Ví dụ: Cô có thể sưu tầm tranh, các trang phục theo mùa cho trẻ chơi trò
chơi vận động “ Thi xem ai chọn đúng” Trẻ chọn trang phục phù hợp thời tiết
hay trang phục của bé trai, trang phục của bé gái.
Ví dụ 2: Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ cho trẻ làm các thí nghiệm. Thí

nghiệm vật chìm vật nổi, cây cần gì để lớn, sự nảy mầm của hạt, nam châm,
thả thuyền, rất đơn giản cô chuẩn bị thau nước sạch một quả bóng.
Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong lồng
ghép tích hợp hoạt động KPKH, trẻ được “trẻ sẽ nhận nhiệm vụ học một cách
tự nhiên, nhẹ nhành không căng thẳng, không gò ép, trẻ hào hứng chơi khi
trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngờ.

14


Ví dụ 3: Trong các hoạt động gây hứng thú. Chủ đề “ động vật sống trong
rừng” cô có thể xây dựng mô hình thăm vườn bách thú quan sát các vật sống
trong rừng.
3. 4. Biện pháp 4: Tạo môi trường hoạt động hấp dẫn với trẻ.
Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp, tác động hàng ngày
đến trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh trường
và xung quanh lớp học được đặc biệt quan tâm.
Trang trí, sắp xếp lớp học phòng học hài hòa hợp lý sẽ tạo được sự chú ý,
sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ đề, theo nội dung
từng hoạt động. chủ đềTùy vào nội dung của từng hoạt động để bố trí trực
quan xung quanh, giá đồ chơi, tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập
cũng như liên hệ thực tế.
Ví dụ 1: Chủ đề “ Trường mầm non”
Xây dựng mô hình trường có các đồ chơi ngoài trời, có các vật thật như
cây xanh, cây cảnh, hoa.. góc sách tôi chuẩn bị đầy đủ các loại sách về chủ đề
về trường mầm non. Cô cần trang trí xung quanh môi trường lớp học là
“Ngày hội đến trường của bé”, cô giáo và bé, bé và các bạn, tâm trạng của
bé...đồ dùng đồ chơi phản ánh trường mầm non bập bênh, cầu trượt, xây dựng
trường mầm non của bé.... Góc thiên nhiên hoa, cây xanh, đặt tên cho cây....
hay chủ đề nhánh “Bé vui tết Trung Thu” Cô sưu tầm nhiều đồ dùng về trung

thu, mặt lạ, đèn lồng, đèn ông sao, Các loại quả cho ngày tết trung Thu, tranh
ảnh, clips, nhạc về vui tết trung thu... giúp trẻ tò mò khám hứng thú khi tới
lớp..
Ví dụ 2: Chủ đề “ Gia đình của bé”
Cô có thể cho trẻ tham gia cùng cô khi đóng chủ đề báo hiệu một chủ đề
mới đã tới tổ chức cho trẻ lao động lau dọn đồ dùng trong các góc thay đổi đồ
chơi theo chủ đề “ Gia Đình” có thể vừa làm và trò chuyện cùng trẻ xem các
góc chơi về gia đình cần những đồ dùng gì? Nếu trẻ không trả lời được cô sẽ
trả lời gia đình cần những gì để sinh hoạt, cần những gì để phục vụ cho ăn
uống cần đồ dùng gì để mặc. Trong quá trình tạo cho trẻ khám phá cho trẻ làm
15


đồ chơi để trang trí chủ đề cùng cô. Từ đó giúp trẻ gợi mở cho trẻ vừa xếp đồ
chơi vừa tìm hiểu chủ đề mới.
Ví dụ 3: Chủ đề thế giới thực vật Xây dựng góc thiên nhiên, hộp xốp có
đất cho trẻ reo hạt, trồng rau, tự tay chăm sóc, dụng cụ chăm sóc cây phù hợp
với trẻ, hộp đựng vỏ lá khô, lá các loại, các loại hột hạt….
Sắp xếp góc khám phá khoa học: Do phòng lớp nhỏ nên giáo viên cần hết
sức linh hoạt khi sắp xếp góc khám phá cho trẻ hoạt động. Căn cứ trên điều
kiện thực tế tại lớp tôi đã sắp xếp đặt đồ dùng trong giá nhỏ gọn, có thể di
chuyển dễ dàng khi trẻ hoạt động góc hay quan sát.
Bố trí góc tự nhiên, khu để dụng cụ khám phá gồm các dụng cụ chai, lọ
các loại, lọ nhựa, phễu, cát, đất, cây xanh, hột hạt, bộ dụng cụ lao động, các vỏ
hộp sữa….khu vực làm thí nghiệm gồm các hộp xốp, chậu hao, thau nhựa,
bóng, giấy…các thí nghiệm đang thực hiện cần kẹp tiêu đề cho trẻ dễ thấy và
nhận xét. Khu vực trưng bày các sản phẩm vủa trẻ tự các nguyên liệu tự nhiên
3.5. Biện pháp 5. Kết hợp phụ huynh sưu tầm nguyên liệu, đồ dùng,
đồ chơi, sắn có.
Hiện nay trong trường mầm non, danh mục đồ chơi được cấp phát và

được nhà trường trang bị đã có một số đồ dùng đồ chơi cho trẻ khám phá
khoa học, để các hoạt động KPKH đạt hiệu quả cao theo nhu cầu mong muốn
thì vẫn cần rất nhiều đồ chơi song kinh phí dành cho hoạt động này chưa có.
Việc cho trẻ thực hiện các hoạt động KPKH và nhất là muốn cho trẻ trải
nghiệm và thí nghiệm lại phải sử dụng nhiều nguyên liệu, nhất là nguyên liệu
tự nhiên, và các phế liệu.
Phế liệu gồm: ống nhựa, hộp nhựa, hộp giấy, bìa, hộp sữa, chai nước,
dây, thước đo....
Nguyên liệu tự nhiên. Cây hoa, cây xanh, vỏ cây, hột hạt, các loại vỏ con
chai...
Một số khác nhau như: Dầu ăn, trứng, đường, muối, Sirô…Vì vậy khi
thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện phối hợp ban phụ huynh lớp để đóng góp

16


các nguyên liệu, phế liệu sẵn có trong địa phương. Nhưng làm thế nào để hội
cha mẹ phối kết hợp với giáo viên một cách tốt nhất.
Ví dụ 1: Triển khai họp các nhóm phụ huynh. tuyên truyền với phụ huynh
biết về tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Triển khai cho phụ huynh biết về vấn đề mà giáo viên nghiên cứu đề tài khoa
học, tổ chức một hoạt động cho phụ huynh. Kết hợp cùng phụ huynh có thể
cho phụ huynh tham gia dạy trẻ một hoạt động chiều ví dụ như: thí nghiệm
như “ cây cần gì lớn lên và khỏe mạnh” Cô và phụ huynh chuẩn bị điều kiện
cho hoạt động.
Ví dụ 2: Cô tuyên truyền bằng biểu bảng. thông tin cho cha mẹ biết từng
chủ đề yêu cầu bộ chuẩn phát triển trẻ em trong lĩnh vực nhận thức và các
phiếu đánh giá cuối chủ đề của cá nhân trẻ về lĩnh vực đó và cho phụ huynh
biết sự phát triển của trẻ về nhận thức tiến bộ rõ rệt của trẻ.
Có thể kết hợp cùng phụ huynh làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ phục các

hoạt động.
3.6. Biện pháp 6: Bảo quản đồ dùng đồ chơi
Mua sắm, sưu tầm, khai thác đồ dùng đồ chơi dã là một việc khó
nhưng làm như thế nào để đồ chơi được bền đủ số lượng, là việc vô cùng khó,
thông thường giáo viên cho trẻ hoạt động, trẻ tự cất để vào vị trí không gọn
gàng, giáo viên không cập nhập được thường xuyên vì vậy cần có kế hoạch
bảo quản đồ dùng đồ chơi tài sản nhóm lớp.
Giáo viên có sổ tài sản “Sổ tay theo dõi đồ dùng đồ chơi của từng hoạt
động cần cập nhập thường xuyên, ghi chú rõ ràng khoa học.
Có tủ đựng, có kho đựng đồ dùng đồ chơi khi đóng chủ đề. Khi đóng chủ
đề mỗi chủ đề cần đóng riêng ghi tên hoạt động ngoài đồ dùng đồ chơi đó và
cách sử dụng vào các hoạt động ( có đánh dấu theo dõi sổ) nếu cần phục vụ
cho hoạt động sau rễ thấy rễ tìm.
Cập nhập đồ dùng đồ chơi thành một bản thống kê riêng, việc mượn trả
đồ cần nghiêm túc không làm hư hao,tổn thất. Các lớp trong tổ có nhu cầu

17


mượn phải có ký mượn, ký trả rõ ràng để thuận lợi hơn trong việc bảo quản đồ
dùng đồ chơi.
Một số đồ dùng đồ chơi có độ bền chưa cao, giáo viên cần thường xuyên
vệ sinh, theo dõi sửa chữa, vứt bỏ đồ dùng hư hỏng không an toàn, lên kế
hoạch thay thế.
5. Kết quả đạt được.
Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng cách khai thác
dụng trực quan, các yếu tố nêu trên và hoạt động cho trẻ làm quen với biểu
tượng toán sơ đẳng.Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau:
*/ Kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên.
Biết cách khai thác và Biết cách khai thác - Không biết khai

sử đồ đồ dùng đồ chơi nhưng chưa sử dụng thác và sử dụng
Đầu năm

triệt để

tối đa đồ dùng đồ đồ dùng đồ chơi
chơi trong hoạt động trong hoạt động

9/2015

KPKH.

KPKH

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng Tỷ lệ

Số lượng Tỷ lệ

2

100

0

0


0

0

* So sánh và đối chứng.
Thời gian Biết cách khai thác và Biết cách khai thác - Không biết khai
sử đồ đồ dùng đồ chơi nhưng chưa sử dụng thác và sử dụng
linh hoạt trong hoạt tối đa đồ dùng đồ đồ dùng đồ chơi
động Kpkh
Số lượng

chơi trong hoạt động trong hoạt động
Tỷ lệ

KPKH.

KPKH

Số lượng Tỷ lệ

Số lượng Tỷ lệ

9/2014
2/2015

2

100

2


100

0

0

0

0

Qua bảng khảo sát kết quả trên giáo viên cho thấy, trong 6 tháng áp
dụng và thực hiệm đề tài giáo viên đã biết hiểu sâu sắc hơn về hoạt động khám
18


phá khoa học biết cách khai thác và sử đồ đồ dùng đồ chơi linh hoạt hơn, tổ
chức các hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ trẻ hứng thú hơn.
*/ Kết quả khảo sát trên trẻ.
Tháng/ năm
Nhận thức khám phá khoa học
Sĩ số
Tốt
Tỷ lệ
Khá
Tỷ lệ
Đạt
9/ 2014
29
10

34,5 %
15
51.7 %
4
= So sánh đố chứng.
Tháng/ năm
Sĩ số
9/ 2014
29
2/ 2015
29

Tốt
5
10

Nhận thức khám phá khoa học
Tỷ lệ
Khá
Tỷ lệ
Đạt
17.2 %
8
27.6 %
16
34,5 %
15
51.7 %
4


Tỷ lệ
13.8 %

Tỷ lệ
52.0 %
13.8 %

Kết quả so sánh đối chứng cho thấy sau 6 tháng thực hiện đề tài số trẻ
số trẻ nhận thức về khám phá khoa học tốt tăng 5 trẻ đạt 17,3 trẻ khá tăng 7 trẻ
đạt % giảm tỉ lệ đạt yêu cầu là 4 % tỉ lệ 13,8%.
* Khả năng áp dụng của sáng kiến: Những biện pháp nêu trên đã được
áp dụng thực tế tại lớp tôi, nó phù hợp với hầu hết mọi điều kiện về kinh tế, dễ
áp dụng. Những giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo 3,4,
5 tuổi trong toản tỉnh và thành phố.
+ Lợi ích của sáng kiến: Giúp giáo viên biết cách sưu tầm khai thác và
sử dụng đồ dùng đồ chơi có hiệu quả trọng hoạt động KPKH và các hoạt động
khác, xây dựng kế hoạch giáo dục và tăng cường khai thác nhiều đồ chơi và đồ
dùng phục vụ trong hoạt động CSGD trẻ. Giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt
động KPKH có nhiều kỹ năng quan sát, phán đoán, suy luận.. chủ động khám
phá thế giới xung quanh thông qua các đồ dùng đồ chơi. Tăng cường nhận thức
của phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động KPHK, từ đó nâng cao ý thức
trách nhiệm kết hợp cùng giáo viên sưu tầm nguyên liệu và đồ dùng sẵn có ở
địa phương cung cấp thêm đồ dùng cho giáo viên và cùng kết hợp dạy trẻ trong
các hoạt động KPKH.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Giáo viên cần tìm hiểu điều kiện để thực hiện phù hợp với từng giải
pháp và biện pháp. Các hoạt động khám phá khoa học trên thực tế các lớp, rồi

19



xây dựng mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động và sưu tầm khai thác sử
dụng đồ chơi trong mỗi hoạt động kéo dài 35 - 40 phút.
Khi tôi trao đổi sáng kiến kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp đều
nhận thấy việc khai thác và sử dụng đồ chơi không khó, trong thực tế có rất
nhiều đồ dùng đồ chơi của các hoạt động khác.
Tôi thiết nghĩ khai thác nhiều đồ dùng như thế này không đòi hỏi điều
kiện phức tạp mà các lớp và toàn thể giáo viên có thể áp dụng được. Bởi vậy
trong tương lai tôi dự định sẽ tổ chức cho trẻ cùng tham gia với tôi chuẩn bị
các đồ dùng phục vụ cho hoạt động. Việc trẻ được trực tiếp được khám phá và
traie nghiệm đồ dùng đồ chơi giúp trẻ thêm phần hào hứng và chắc chắn sẽ
giúp trẻ hứng thú hoạt động hơn. Hy vọng là những đồ dùng đồ chơi đẹp giúp
trẻ tiếp nhận được là những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn trẻ.

Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
1. Kết luận
20


Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của tôi những biện pháp và các
ví dụ cụ thể cho việc khai thác và sử dụng đồ dùng có hiệu quả trong hoạt
động khám phá khoa học.
Việc khai thác và sử dụng đồ dùng trong các hoạt động không chỉ có
tác dụng đối với việc tổ chức các hoạt động khám phá nói riêng và các hoạt
động khác nói chung mà còn có tác dụng tích cực đối với giáo viên, giúp cho
người giáo viên không chỉ thụ động trông chờ vào những đồ dùng đã được
trang bị sẵn mà có thể chủ động khai thác sử dụng linh hoạt thêm với những bộ
đồ dùng khác sát thực với nội dung từng hoạt động và các cách thức mới để
dạy học góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ phát triển nhận thức qua hoạt

động khám phá khoa học nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu đổi mới của giáo
dục mầm non.
2. Khuyến nghi
* Đối với các cấp lãnh đạo:
- Đề nghị các cấp lãnh đạo tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho nhà trường mua
sắm thêm cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho hoạt động khám phá khoa học.
trang thiết bị phục vụ dạy và học như máy chiếu.
- Đề nghị phòng giáo dục thường xuyên mở lớp tập huấn về chuyên đề
“Khai thác và sử dụng đồ chơi cho các hoạt động”.
* Đối với nhà trường:
- Đề nghị nhà trường tăng cường bồi dưưỡng chuyên đề cho giáo viên
khai thác và sử dụng đồ chơi có hiệu quả trong các hoạt động khác. cung cấp
tài liệu kịp thời cho giáo viên để giáo viên nghiên cứu và áp dụng vào làm đồ
dùng sáng tạo phục vụ cho hoạt động.
- Tổ chức cho giáo viên đi tham quan, học tập các trường bạn.
- Với lòng yêu nghề mến trẻ tôi mong muốn những sáng kiến kinh nghiệm
của mình sẽ giúp ích cho trẻ và các đồng nghiệp. Tôi rất hy vọng rằng những
kinh nghiệm trên được phát triển và ứng dụng rộng rãi và được các nhà chuyên
môn, các thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý xây dựng để tôi có nhiều kiến
thức hơn và dành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất.
21


Xin chân thành cảm ơn!

Phụ lục 1: DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Chương trình chăm sóc giáo dục – Bộ giáo dục đào tạo – Nhà Xuất bản
giáo dục Việt Nam.
22



2, Đồ chơi và trò chơi – Nguyễn Thị Mai Chi- Nhà Xuất bản giáo dục
Việt Nam.
3, Tài liệu tập huấn chuyên môn cấp học mầm non - Sở giáo dục đào tạo
Hải Dương Hải Dương, tháng 10/2014.
4, Tài liệu bồi cho giáo viên mầm non thao dự án Tăng cường khả năng
sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non - Sở giáo dục đào tạo Hải Dương Hải Dương,
tháng 14 -5/2014.
5, Giáo trình lý luận và phương pháp hướng dẫn cho trẻ làm quen môi
trường xung quanh – Hoàng Thị Phương – Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm
6, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non – Nguyễn ánh
Tuyết ( Chủ bên) – Lê Thị Kim Anh – Đinh văn Vang – Nhà xuất bản Đại học
Sư Phạm.

PHỤ LỤC.
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
Thông tin chung về sáng kiến………………………………………………....1
23


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Tóm tắt sáng kiến………………………………………………………………2
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến........................................................................4
2. Cơ sở lý luận của vấn đề……….…………………………………………...6
3. Thực trạng của vấn đề….…………………………………………………...7
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện………………………………………....9
4.1. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giáo dục phát triển vận động cho đội ngũ
giáo
viên………………………………………………………………………….9

4.2. Chỉ đạo xây dựng môi trường cho trẻ vận động…………………………12
4.3. Xây dựng và triển khaichuyên đề phát triển vận động………………….15
4.4. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá……………………………… 16
5. Kết quả đạt được .........................................................................................18
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.......................................................21
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.........................................................................................................22
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 22

24



×