Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chăm sóc người cao tuổi ở nông thôn Trung du miền núi phía Bắc (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.65 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ HUYỀN GIANG

CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI Ở NÔNG THÔN
TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC
(Nghiên cứu trƣờng hợp xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60.31.03.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại
Học viện Khoa học Xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đức Chiện

Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Thị Nga

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc

Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Học viện
Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Vào hồi: 08 giờ 30 ngày 20 tháng 10 năm 2017



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Già hóa dân số và tuổi già song hành với nhau. Châu Âu và
Bắc Mỹ là những vùng đầu tiên trên thế giới bước vào thời kỳ già
hóa dân số. Ngày nay, già hóa dân số đang là một hiện tượng mang
tính toàn cầu, xảy ra với tốc độ khá nhanh, tốc độ già hóa dân số ở
các nước phía Nam nhanh hơn ở các nước phía Bắc. Theo Liên Hợp
quốc tỷ, lệ người già trong tổng số dân Hàn Quốc tăng từ 7% lên
14% chỉ mất 18 năm, Nhật Bản mất 24 năm, Hoa kỳ mất 73 năm,
Thụy Điển mất 85 năm và Pháp là 140 năm. Theo quy ước của Liên
hợp quốc, một quốc gia có tỷ lệ NCT từ 10% trở lên thì nước đó
được coi là bước vào giai đoạn già hóa dân số.
Phương Tây là trường hợp ngoại lệ trong cách đối xử với tuổi
già vì gắn giai đoạn của cuộc sống này với sự suy tàn và xuống sức
trong khi ở hầu hết các nền văn hóa khác tuổi già được diễn giải bằng
việc tích lũy kiến thức và gia sản. Ở Việt Nam cũng vậy, NCT luôn
được trọng vọng trong gia đình và ngoài xã hội, là chỗ dựa về mặt
tinh thần, giữ gìn đạo đức và ổn định.
Ở nông thôn nói chung và nông thôn Trung du miền núi nói
riêng, việc con cái di cư đi làm ăn xa khiến việc chăm sóc NCT diễn
ra không thường xuyên. Măt khác, do những quan niệm về mặt nhận
thức của các thế hệ và do chính bản thân NCT nên việc sắp xếp cuộc
sống của NCT cũng có sự thay đổi đáng kể. Thực trạng kinh tế - xã
hội và đời sống của NCT hiện nay đã đặt ra những câu hỏi như NCT
ở nông thôn được chăm sóc về vật chất, tinh thần và y tế như thế

nào? Họ có những nhu cầu và nguyện vọng gì? Việc đáp ứng các nhu
cầu nguyện vọng đó đến đâu? Các chủ thể nào tham gia vào việc
chăm sóc người cao tuổi? Các chính sách của Nhà nước quan tâm
đến NCT như thế nào? Đâu là chủ thể có vai trò quan trọng nhất

1


trong bối cảnh hiện nay? Dù đã có nhiều nghiên cứu về việc chăm
sóc NCT, nghiên cứu chuyên khảo về một địa phương thuộc Trung
du miền núi vẫn chưa được tiến hành. Đây chính là lý do chúng tôi
chọn đề tài nghiên cứu “Chăm sóc ngƣời cao tuổi ở nông thôn
Trung du miền núi phía Bắc (Nghiên cứu trƣờng hợp xã Yên Mỹ,
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang)”.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Theo Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế, năm 2015, châu Á đứng đầu
về tốc độ già hóa dân số. Số người trên 60 tuổi tại châu lục này chiếm tới
52% số NCT trên toàn cầu. Số liệu của Liên Hợp Quốc năm 2016 cũng
cho thấy, trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới,
một nửa là các nước châu Á, thậm chí Hàn Quốc, Singapore còn đứng
đầu danh sách.
Hàn Quốc có tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 11% năm
2010. Quốc gia này đã có nhiều chính sách chăm sóc NCT ngay từ
trong gia đình. Việc chăm sóc NCT trong gia đình được chia thành 2
loại: Loại chăm sóc sống cùng và loại chăm sóc sống xa (78% NCT
Hàn Quốc nói rằng những hỗ trợ của họ nhận được chủ yếu vẫn là từ
gia đình) (Choi, 1996. Dẫn theo Nguyễn Thị Vân Hạnh, 2011).
Ở Singapore, Chính phủ đặc biệt đánh giá cao vai trò của gia
đình trong việc chăm sóc NCT và cho rằng gia đình là nơi chăm sóc

NCT lý tưởng nhất. Khoảng 85% NCT ở đất nước này đang sống với
ít nhất một người con (Angelique Chan, 2001. Dẫn theo Lê Ngọc
Lân, 2010).
Những năm trước chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đặc
biệt nhấn mạnh tới vai trò của con trai trưởng trong việc chăm sóc,
phụng dưỡng cha mẹ già. Tuy nhiên sau đó, việc con cái tham gia
vào thị trường lao động nhiều nên việc chăm sóc NCT đã thay đổi, dù

2


gia đình vẫn giữ một vai trò quan trọng, tỷ lệ NCT sống cùng con
cháu đã giảm đáng kể.
Tại Trung Quốc, nghiên cứu về việc chăm sóc NCT ở các vùng
nông thôn cũng cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa các thế hệ, chủ
yếu là sự hỗ trợ tài chính của cha mẹ cho con cái và ngược lại con cái
cho cha mẹ. Tuy nhiên sự hỗ trợ của con cái cho cha mẹ bao gồm cả về
tài chính và sức lao động, chủ yếu là làm nông nghiệp lúc mùa vụ được
coi là lớn hơn so với cha mẹ cho con. (Shuzhou Li, Marcus W. Feldman
ang Xiaoyi Jin, 2004. Dẫn theo Lê Ngọc Lân, 2010).
Chăm sóc NCT ở châu Âu
Do chúng tôi muốn đưa ra một góc nhìn về việc chăm sóc
NCT ở châu Âu với nhiều quốc gia nhất có thể nên chúng tôi sẽ dựa
vào cuộc điều tra về chăm sóc người cao tuổi trong Liên minh châu
Âu có tên SHARE (Survey of Health, Ageing and Retirement in
Euroupe), được tiến hành trong 10 nước Đức, Áo, Đan Mạch, Tây
Ban Nha, Pháp, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sỹ vào năm
2004-2005 về chủ đề già hóa và về hưu. Cuộc điều tra với mục đích
chính là tìm hiểu xem gia đình hay nhà nước phải chăm lo NCT? Và
nếu trong gia đình thì ai là người giúp đỡ chính? Các mức độ bảo trợ

xã hội khác nhau bắt nguồn từ lịch sử riêng của từng quốc gia, truyền
thống, giá trị và chuẩn mực. Những nghiên cứu về sự tương hỗ trong
gia đình ở châu Âu đã khẳng định được tầm quan trọng và sự thường
trực của các mối quan hệ liên thế hệ. Cuộc điều tra SHARE lần đầu
cho phép xem xét những chiều cạnh trong 10 quốc gia ở châu Âu.
Kết quả cuộc điều tra cho thấy gần một nửa số họ sống gần bố
mẹ về mặt địa lý và 58% tiếp xúc nhiều lần trong tuần với bố mẹ.
Việc sống chung cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc.1/5
người Ý và Tây Ban Nha sống cùng nhà hay cùng tòa nhà với bố mẹ,
và tỷ lệ này ít hơn ở Thụy Điển và Đan Mạch.

3


Tần suất gặp gỡ với bố mẹ diễn ra thường xuyên, sự ủng hộ và
giúp đỡ có như vậy không? Các nước phương Bắc (Đan Mạch và
Thụy Điển) với sự giúp đỡ là 40% trong khi ở các nước phương Nam
(Tây Ban Nha và Hy Lạp) là 25%.
Đối với sự giúp đỡ tài chính mà cha mẹ già cần, trong tất cả
các nước thì Nhà nước đứng ra lo. Cụ thể, Nhà nước và ít nhiều với
sự giúp đỡ của gia đình ở nam Âu, hay ở Áo và Đức. Còn ở Đan
Mạch và Thụy Điển hay Hà Lan, thì Nhà nước được chỉ định để đáp
ứng kiểu nhu cầu này. Điều này thể hiện sự độc lập về mặt tài chính
giữa các thế hệ. Còn về giúp đỡ trong nhà hay chăm sóc, chăm sóc cá
nhân thì chủ yếu cũng là Nhà nước, chỉ trừ Hy lạp, gia đình xuất hiện
như là cứu cánh có thể để đến giúp người cao tuổi. Trong các nước
này, Đan Mạch thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào tất cả mọi
lĩnh vực giúp đỡ bố mẹ già, ngược lại với Hy Lạp.
Cuối cùng, cần phải nhấn mạnh rằng ở các quốc gia ràng buộc
trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi cho gia đình (Nam Âu, Đức hay

Áo), thì cũng không tỏ ta triệt để là gia đình phải chăm sóc NCT. Do
vậy, sự ủng hộ của gia đình đối với NCT không có nghĩa là không
cần có sự can thiệp của Nhà nước.
Những kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng ở Tây Ban
Nha, người cao tuổi góp phần vào việc chăm sóc cháu vì các bà mẹ
trẻ tham gia nhiều vào thị trường lao động. Chỗ ở cũng quyết định
lớn vì 56% phụ nữ làm việc có mẹ đẻ sống trong cùng thành phố và
trong số này thì một nửa sống trong cùng khu phố và 43% sống cạnh
mẹ chồng trong cùng thành phố.
Tình hình cũng giống như ở Italia, ông bà, đặc biệt là bà cũng
giữ một vai trò quan trọng trong việc giữ cháu cho con gái hay con
dâu làm việc. Điều này quan trọng tới mức mà người cao tuổi cũng là
đối tượng tranh luận về vị trí của mình trong đoàn kết công cộng và
tư nhân, cũng như trong chính sách đối với gia đình.
4


Ở Pháp thì cũng tương tự, vào đầu thế kỷ thứ 21, ông bà có thể
tỏ ra hào phóng, bởi vì họ có lương hay trợ cấp và một khoản tiết
kiệm trong quá trình làm việc nên các mối liên hệ tình cảm và quà, ví
như mua quần áo cho trẻ là một sự giúp đỡ gián tiếp những gia đình
trẻ. Tuy nhiên, điều này không tạo ra một sự phụ thuộc.
Ở nước Nga hậu Xô-viết, nơi mà ông bà duy trì một vị trí thống
trị bởi vì họ là những người duy nhất có khoản thu nhập ổn định. Đối lập
với những người bằng lứa tuổi ở tây Âu thể hiện cho sự năng động, ông
bà ở Nga không tìm cách để mình tươi trẻ, thường chùm khăn trên đầu.
Họ tự động gán cho mình vào vai trò của người già; bằng cách đổi lại sự
mất tuổi trẻ và sự quyến rũ của mình, họ thống trị toàn bộ gia đình bởi vì
họ đảm bảo sự sống còn của con và cháu, lương thì có thể không có
nhưng trợ cấp thì có, những người làm bà thường có những ngôi nhà

nhỏ, có vườn, đảm bảo một phần cho lương thực gia đình. (Elizabeth
Gessat, 2001; Martine Segalen, 2014 dẫn lại).
Người cao tuổi ở Hoa Kỳ
Ở Hoa kỳ, cũng như nhiều quốc gia phát triển khác, ngưỡng 65
tuổi được giữ lại để đánh dấu tuổi già xã hội. Theo ước tính vào năm
2005, Hoa Kỳ có gần 36 triệu người vượt tuổi 65, so với tổng số dân
thì vẫn còn trẻ hơn dân số của nhiều nước phát triển khác (ở Pháp là
16%). Theo dự đoán sẽ có 72 triệu người vào năm 2030, khoảng 1/5
dân số, và số lượng những người rất già tức trên 80 tuổi sẽ vượt 10
triệu người, và hiện này, NCT da trắng chiếm 83% những người cao
tuổi hơn 65 tuổi. Những người già chủ yếu sống ở ngoại thành, và có
3 nơi tập trung những người già cao nhất là Floride, các bang thuộc
trục Đông – Bắc (Pennsylvania, Virginia) và các bang nông thôn của
Middle West do tác động của lực hút và đẩy. Có thể nói, ở nơi nào có
ánh mặt trời, sự năng động của thị trường bất động sản hay các dịch
vụ mà các bang này cung cấp ra đều lôi cuốn được người cao tuổi và
trở thành các cực đón tiếp người cao tuổi.
5


Nhìn chung tuổi già ở Mỹ có một số điểm khác biệt lớn so với
tình hình ở châu Âu. Trách nhiệm cá nhân và gia đình song hành với
những người cao tuổi là nhiều hơn. Ngược lại với châu Âu, những cam
kết đoàn hội thay thế cho những cam kết của các cơ quan công quyền.
Kinh nghiệm của nước Mỹ là thành quả gặp gỡ giữa một lịch sử xã hội
đặc biệt, lịch sử xã hội của chủ nghĩa cá nhân được xây dựng đối ngược
với châu Âu với một lãnh thổ đủ lớn để có thể phát triển những kinh
nghiệm đa dạng nhất. Nguồn gốc của những quyền lợi này khác nhau. Ở
Pháp, quyền lợi của NCT đặt trọng tâm vào vai trò người sử dụng các
dịch vụ xã hội và y tế xã hội của họ, trong khi mà quyền lợi trước tiên

hướng về quyền lao động và công việc của những người tình nguyện ở
Hoa Kỳ. Trong khuôn khổ kinh tế tự do của Hoa Kỳ, việc tạo ra một đội
quân lao động có tuổi ghi vào trong sự quá độ đến một nền kinh tế hậu
công nghiệp, cần thiết có những người lao động mùa vụ.
2.2. Nghiên cứu trong nước
2.2.1. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chăm sóc người
cao tuổi
Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu về việc chăm sóc
người cao tuổi đã được tiến hành với quy mô khác nhau, chủ để khác
nhau ở các vùng khác nhau và bằng những phương pháp khác nhau
(định tính và định lượng). Đề tài tổng quan theo các vấn đề:
Thứ nhất, về lao động của người cao tuổi. Người cao tuổi nước
ta vẫn phải lao động, làm nhiều loại công việc, được trả công hoặc
làm các công việc nội trợ. Bế Quỳnh Nga (2001) thấy rằng người cao
tuổi ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam vẫn còn tiếp tục lao động để tăng
thu nhập, thậm chí trong một số trường hợp để kiếm sống. Theo cuộc
Điều tra người cao tuổi (VNAS, 2011) có khoảng 39% người cao tuổi
vẫn đang làm việc (tham gia các hoạt động kinh tế trực tiếp hoặc gián
tiếp) với những công việc khác nhau.

6


Thứ hai, chăm sóc vật chất đối với người cao tuổi được biết là
sự cung cấp, hỗ trợ cho người cao tuổi tiền, lương thực thực phẩm,
hàng tiêu dùng. Việc chăm sóc này trước hết đến từ con cháu trong
gia đình. Nghiên cứu của Trương Sĩ Ánh (1999) cho thấy 90% các
bậc cha mẹ lớn tuổi được con cái cung cấp hoặc hỗ trợ lương thực
thực phẩm và các vật dụng sinh hoạt hằng ngày, 78% nhận được sự
hỗ trợ về tiền bạc và những vật dụng có giá trị. Tác giả cho rằng

những người con sống gần nhà hoặc cùng nhà với cha mẹ thì thường
cung cấp, hỗ trợ về lương thực thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt, trong
khi đó những người con sống ở xa lại giúp đỡ cha mẹ thông qua việc
gửi tiền và hàng hóa có giá trị. Con trai, nhất là những người đã lập
gia đình chính là nguồn hỗ trợ kinh tế quan trọng đối với cha mẹ già
Kết quả này khác với nghiên cứu định tính của tác giả Bế Quỳnh Nga
năm 2005, phần lớn những người được phỏng vấn đều cho rằng sự
trợ giúp của con trai và con gái đều bằng nhau, đôi khi con gái còn có
đóng góp hơn con trai. Bùi Thế Cường (2000) cho rằng sự hỗ trợ và
chăm sóc từ các con sống chung hoặc không sống chung, con trai hay
con gái đều là nguồn quan trọng nhất đối với người cao tuổi. Việc
giúp đỡ hỗ trợ vật chất của con cháu bao gồm tiền bạc, thức ăn, vật
dụng sinh hoạt và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho cha mẹ là khá phổ
biến ở đồng bằng sông Hồng.
Thứ ba về chăm sóc tinh thần đối với người cao tuổi. Người
cao tuổi thích trò chuyện tâm sự với những người xung quanh như
con cháu, bạn bè, hàng xóm, việc trò chuyện tâm sự này có ý nghĩa
rất quan trọng bởi tình hình hiện nay khi con cháu phải lo toan nhiều
việc, di cư đi làm ăn xa, lo được cho cha mẹ đầy đủ vật chất hơn
nhưng ngược lại việc trò chuyện, viếng thăm cha mẹ lại không được
thường xuyên. Theo điều tra về Gia đình Việt Nam, 2006 cho biết
những khi vui, buồn 37,5% người cao tuổi cho biết họ thường trò

7


chuyện và tâm sự với vợ hoặc chồng của mình, 24,8% tâm sự, trò
chuyện với con và 12,5% tâm sự với bạn bè hàng xóm.
Thứ tư, nhìn vào sự sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt
Nam có thể thấy đây là một bản sắc trong văn hóa người Việt “Trẻ

cậy cha, già cậy con”, người cao tuổi luôn tâm niệm trông cậy vào
con cái và lựa chọn mô hình chung sống với con cái là phổ biến. Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết người cao tuổi sống chung hoặc
sống rất gần với con cái của họ. Tác giả Trương Sĩ Ánh cho biết đa
số người cao tuổi đều sống chung với một hoặc nhiều trong số con
cháu của mình, việc người cao tuổi sống độc thân không phổ biến ở
vùng Đông Nam Bộ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng chăm sóc và chiến lược
sống của NCT ở nông thôn Trung du miền núi trong bối cảnh biến
đổi xã hội cũng như chuyển đổi vai trò của các chủ thể tham gia
chăm sóc NCT hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Làm rõ khái niệm, cơ sở lý luận, các quan điểm lý thuyết
nghiên cứu về chăm sóc NCT.
Làm rõ đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu NCT hiện nay tại
địa bàn nghiên cứu. Tìm hiểu thực trạng chăm sóc NCT ở trung du
miền núi phía Bắc về vật chất, tinh thần và y tế. Tìm hiểu sự tham gia
của các chủ thể xã hội vào việc chăm sóc NCT ở Trung du miền núi
phía bắc hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu: Chăm sóc NCT ở nông thôn Trung du miền
núi phía bắc.

8


4.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể bao gồm những NCT ở nông thôn từ 60 tuổi trở lên
đang sinh sống trên địa bàn khảo sát. Các mạng lưới chăm sóc NCT
bao gồm gia đình, dòng họ, các tổ chức xã hội.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn cao học, tính đến nguồn lực như
thời gian và tài chính hạn chế nên chúng tôi chỉ nghiên cứu trường
hợp tại một xã và làm rõ những vấn đề liên quan đến công tác chăm
sóc NCT tại địa phương, đề tài tập trung nghiên cứu tình hình chăm
sóc NCT tại 1 xã thuộc tỉnh Bắc Giang, đại diện cho vùng trung du
miền núi phía Bắc Việt Nam
Giới hạn nội dung nghiên cứu: chúng tôi tập trung nghiên cứu
mối quan hệ giữa NCT với các mạng lưới gia đình, dòng họ và các tổ
chức chăm sóc NCT ở địa bàn nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Trong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng và
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tình hình chăm sóc NCT ở
nông thông Trung du miền núi như thế nào? Vai trò của các chủ thể
trong chăm sóc người cao tuổi (Gia đình, cộng đồng và Nhà nước)?
Trong quá trình chăm sóc NCT, liệu có sự thay đổi trong các
mặt chăm sóc đối với NCT không? NCT triển khai những chiến lược
sống như thế nào để thích ứng với hoàn cảnh mới? Vai trò của NCT
ra sao? Có khác biệt như thế nào trong chăm sóc các nhóm NCT ở
cộng đồng nông thôn miền núi phía Bắc
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Một mặt, gia đình vẫn là chủ thể quan trọng nhất
trong việc chăm sóc NCT. Mặt khác, Nhà nước ngày càng có nhiều
chính sách chăm sóc đối với người cao tuổi về chăm sóc y tế, vật chất

9



và tinh thần. Gia đình và Nhà nước đang có sự kết hợp với nhau
trong việc chăm sóc NCT.
Giả thuyết 2: Con cái làm những công việc phi nông nghiệp
và làm ăn xa, khiến việc chăm sóc NCT không được thường xuyên
về mặt tình cảm nhưng sẽ chăm sóc tốt hơn về mặt vật chất. NCT ý
thức được áp lực mưu sinh của con cháu, nên việc tự chăm sóc bản
thân trở thành phổ biến hơn và thông cảm nhiều hơn với con cháu.
Họ vẫn tiếp tục các hoạt động bình thường hoặc tìm ra những hoạt
động mới, hoặc điều chỉnh các hoạt động để tìm thấy sự cân bằng
trong cuộc sống.
5.3. Khung phân tích

Gia
đình

Anh
em họ
hàng
và làng
xóm

Nhà
nước
và các
tổ
chức
XH


Chăm sóc Người
cao tuổi

Bối cảnh kinh tế xã hội

Chăm
sóc
vật
chất

Chăm
sóc
tinh
thần

10

Đặc điểm nhân
khẩu và đặc điểm
gia đình đình

Chăm
sóc ý
tế


5.4. Phương pháp nghiên cứu
* Phân tích tài liệu thứ cấp
- Phân tích tài liệu: Đề tài sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích các
nguồn tài liệu (thống kê, khảo sát, nghiên cứu) liên quan đến chủ đề

già hóa và chăm sóc NCT cũng như các báo cáo tài liệu thống kê ở
địa phương.
* Phương pháp khảo sát định tính: phỏng vấn sâu và quan sát
không tham dự.
- Thu thập thông tin tại thực địa: phỏng vấn thăm dò với 03
trường hợp và thực hiện phỏng vấn sâu 25 (13 nữ và 12 nam) trường
hợp chính, được chia thành 3 nhóm tuổi 60 – 69, 70 – 79 và trên 80.
- Quan sát không tham dự: Trong quá trình phỏng vấn các đối
tượng, đề tài kết hợp quan sát và ghi chép những thông tin liên quan
tới vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Cách tiếp cận phúc lợi xã hội thông qua khái niệm thế hệ dẫn đến
hai loại đoàn kết gia đình và xã hội, từ đó trách nhiệm chăm sóc NCT
thuộc về gia đình hay Nhà nước và xem xét xem hiện trạng chăm sóc
NCT theo kiểu loại Nhà nước phúc lợi nào. Chúng ta thấy nên vận dụng
khái niệm ấy để lý giải xem trách nhiệm của mỗi bên ra sao.
Chúng tôi giới thiệu và vận dụng các lý thuyết và cách tiếp cận
về già hóa và tuổi già vào nghiên cứu. Điều này giúp ích cho những
nghiên cứu sau vận dụng nó và có thể tìm hiểu hay phát triển những
điểm mà chúng tôi chưa đề cập đến hoặc chưa hoàn thiện.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua tìm hiểu thực trạng chăm sóc người cao tuổi ở nông thôn.
Đánh giá được hiện nay vai trò của gia đình, dòng ho, tổ chức cộng
đồng trong công tác chăm sóc người cao tuổi tại địa phương.

11


7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo kết cấu theo 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
Chương 2: Tình hình chăm sóc người cao tuổi trong gia đình
Chương 3: Tình hình chăm sóc người cao tuổi của bà con họ
hàng, làng xóm và Nhà nước
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm chủ chốt
1.1.1.. Khái niệm người cao tuổi
NCT được trên 3 phương diện: Sinh học, Luật pháp và Xã hội.
1.1.2. Khái niệm chăm sóc
Chăm sóc đảm bảo đầy đủ về vật chất, tinh thần và y tế.
1.1.3. Khái niệm nông thôn trung du miền núi
1.2. Các lý thuyết
1.2.2. Lý thuyết hoạt động: Lý thuyết hoạt động cho phép xác
định tốt hơn những mong đợi của những người đang già đi trong
khuôn khổ tuổi già thành công và những giới hạn bị áp đặt cho một
xã hội được cho là đang già đi. Trọng tâm của lý thuyết hoạt động
nằm trong lời khẳng định theo đó sự thành công của tuổi già có tỷ lệ
thuận trực tiếp với số lượng các hoạt động mà chủ thể tiếp tục theo
đuổi. Để có tuổi già thành công, một cá nhân phải luôn trong tình
trạng hoạt động nhất có thể
1.2.3. Lý thuyết buông bỏ: Các tác giả cho rằng tuổi già
thường song hành với sự lìa xa hay “buông bỏ” lẫn nhau của người
đang già đi và của những thành viên khác của hệ thống xã hội mà
người đó là thành viên. Có một sự thỏa thuận mặc nhiên giữa cá nhân
và xã hội. Cá nhân và xã hội bị phân cách bằng những mục tiêu khác
nhau của đời sống và dẫn lìa bỏ nhau
12



1.3. Cách tiếp cận
- Tiếp cận phúc lợi xã hội thông qua đoàn kết Nhà nước và
đoàn kết gia đình trên khái niệm thế hệ
- Tiếp cận hiện tượng già hóa: các thế giới xã hội và sự tách rời
1.4 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Yên Mỹ - là một xã thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang,
có diện tích là 6,99 km2 . Đây là một xã năm trong cụm kinh tế trọng
điểm của huyện Lạng Giang, cách thành phố Bắc Giang 15 km về
hướng Nam. Về mặt hành chính, xã Yên Mỹ có 11 thôn. Yên Mỹ là
xã mang nhiều nét đại diện của vùng Trung du nói chung và của tỉnh
Bắc Giang nói riêng.
Yên Mỹ có 1760 hộ và 6760 khẩu trong đó có 3313 nam và nữ có
3447 người. Số người trong độ tuổi lao động là 3167 người. Theo thống
kê của xã đến hết năm 2017, xã có 841 NCT trong đó có 405 cụ ông,
chiếm 48% và 436 cụ bà, chiếm 52% . Nếu so với tổng dân số của Yên
Mỹ, số NCT ở đây chiếm 12,4%. Như vậy, nếu xét theo Luật về NCT,
Xã Yên Mỹ đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số.
1.5 Đặc điểm nhân khẩu NCT Việt Nam
1.5.1 Đặc điểm nhân khẩu NCT trong mẫu khảo sát
Giới tính
Trong 25 người được hỏi, có 13 cụ bà và 12 cụ ông. Khảo sát
các căp vợ chồng NCT tuổi cho thấy, có tới 11 người góa. Số cụ bà
góa là 9 người, cụ ông góa có 2. Thực trạng này cho thấy có sự mất
cân bằng giới tính. Nam giới càng cao tuổi có tỷ suất chết cao hơn nữ
giới cao tuổi ở cùng nhóm tuổi. Nhiều người cho rằng nam giới chết
sớm do sử dụng rượu bia, hút thuốc, chế độ lao động vất vả vì vừa
phải làm đồng áng và vừa làm công việc đồi bãi, là trụ cột kinh tế
chính trong gia đình đồng thời chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe.


13


Độ tuổi
Trong 25 trường hợp, NCT ở đọ tuổi 60 – 69 có 11 người, 70 –
79 có 6 người và 80 tuổi trở lên có 8 người. Việc lựa chọn nhóm
NCT ở độ tuổi 60 – 69 cao hơn là do ở độ tuổi này, NCT chiếm tỷ lệ
cao hơn các nhóm cao tuổi khác, ở độ tuổi trên 70 có tỷ lệ thấp hơn
nhưng đang có xu hướng tăng. Hiện nay tình trạng NCT trẻ hơn phải
chăm sóc NCT già đang khá phổ biến trong nhiều gia đình. Nguyên
nhân là do NCT kết hôn sớm và tuổi thọ dã tăng lên đáng kể.
Tình trạng hôn nhân
Tất cả 25 trường hợp được phỏng vấn đều đã kết hôn, trường
hợp ly hôn và ly thân là 2, góa vợ/chồng là 11. Tỷ lệ kết hôn cao như
vậy là do văn hóa người Việt Nam, con trai phải nối dõi tông đường,
con gái đến tuổi phải đi lấy chồng. Tuổi kết hôn của NCT thường
trong độ tuổi từ 18 đến 27, tuy nhiên nhóm NCT già hơn đôi khi kết
hôn ở độ tuổi 15, 16, 17.
Góa là tình trạng phổ biến diễn đối với NCT ở độ tuổi càng
cao.Tất cả những cụ và góa mà đã có con thì không tái hôn dù khi
chồng mất họ còn rất trẻ.
Tình trạng học vấn
Nhìn chung NCT trong mẫu khảo sát đều biết đọc và viết.
Ở nhóm tuổi 70 – 79 và 80 trở lên đều được học trong các lớp
“bình dân học vụ”. Đa số chỉ biết đọc và viết, một số ít tốt nghiệp
trung học phổ thông.
NCT ở độ tuổi 60 – 69 có trình độ học vấn được nâng cao hơn,
tỷ lệ người tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông gia tăng. Đặc biệt
trong độ tuổi này còn có nhiều người tốt nghiệp trình độ Cao đẳng,
Đại học. Trình độ học vấn có sự khác biệt giữa nam và nữ. Người có

trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ có việc làm và thu nhập càng lớn.

14


Việc làm – thu nhập của NCT
Đa số NCT không chỉ có thu nhập từ một nguồn mà thường kết
hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Phần lớn NCT vẫn tham gia vào các
hoạt động sản xuất nông nghiệp, đây là nhóm nghề có tỷ lệ cao nhất.
Đối với những người có lương hưu và các khoản trợ cấp, khi còn sức
khỏe, họ vẫn tham gia các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi với mục
đích rèn luyện sức khỏe và có thêm thu nhập. Ngoài ra, nhiều người
làm các công việc nhà không được trả công nhưng cũng góp phần
vào việc ổn định gia đình, giúp đỡ con cái yên tâm làm ăn.
Cấu trúc gia đình và các yếu tố vùng miền
NCT đa số được sinh ra trong gia đình đông anh chị. Hiện nay,
những người này đã lập gia đình và có con, số con của họ đạt được
giảm hơn so với thế hệ trước. Ở nhóm có độ tuổi từ 80 trở lên số con
của họ có được thường là 7 - 8 người con. Ở nhóm 60 – 69 số lượng
con đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng 3 – 4 người.
Thành phần dân cư ở đây đa dạng do có sự di cư và nhập cư từ
nơi khác đến. Vì vậy có sự đa dạng trong văn hóa vùng miền. Đồng thời,
việc di cư và nhập cư này làm cho quan hệ họ hàng bị lỏng lẻo hơn.
Chỗ ở của NCT
Trong hầu hết các cuộc phỏng vấn tại xã Yên Mỹ, đa số NTC
đều lựa chọn cuộc sống riêng với con, họ sống với vợ/chồng của
mình hoặc sống một mình cho tới khi không con lao động và tự phục
vụ bản thân. Dù sống chung hay sống riêng thì về cuối đời họ vẫn
mong muốn được sống cùng con trai, đặc biệt là người con trai cả
trong gia đình.

Tiểu kết chƣơng 1
NCT trong mẫu khảo sát có nhiều nét đặc trưng như tình trạng
nữ hóa cao tuổi phổ biến ở đây, nhiều nam cao tuổi không đã mất khi
chớm bước vào độ tuổi người cao tuổi. Hầu hết những người được
15


hỏi đều biết đọc và viết, ở độ tuổi NCT trẻ thì trình độ học vấn của
NCT càng được nâng cao hơn, nam giới có trình độ học vấn cao hơn
nữ giới. NCT càng có trình độ học vấn cao thì càng có việc làm thu
nhập được đảm bảo. Hiện nay, đa số NCT đều vẫn còn đang làm
việc, có thể có lương hoặc làm công việc không được trả công. Do
đặc thù ở địa phương, nhiều NCT là người dân nhập cư nên việc quan
hệ với dòng họ lỏng lẻo hơn. Địa phương giáp với biên giới Trung
Quốc nên tình trạng bắt cóc buôn bán người xảy ra từ rất sớm, việc
này làm nhiều gia đình NCT bị mất con.
Chƣơng 2
TÌNH HÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH
2.1. Sắp xếp nơi ở của ngƣời cao tuổi
Hiện nay, sắp xếp chỗ ở của người cao tuổi tùy thuộc vào tình
hình sức khỏe, sự phân công lao động trong gia đình, tình trạng kết
hôn của con cái, sự hòa hợp của người cao tuổi với con cháu.
Thực tế tại địa phương chúng tôi cho rằng đang tồn tại 4 kiểu
sắp xếp chỗ ở: sống chung, sống riêng, sống một mình
a. Người cao tuổi sống chung với con
Đây là kiểu sắp xếp chỗ ở được nhiều người lựa chọn, bởi việc
sống như vậy sẽ khiến giữa các thế hệ có sự giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau.
Đây cũng là sự sắp xếp truyền thống của người Việt Nam ta. Lựa chọn
hình thức sống chung phần lớn là những người cao tuổi đã già yếu.
Sống với con trai

Trong văn hóa vùng TDMN nói chung và xã Yên Mỹ nói riêng
có nhiều nét ảnh hưởng của nền văn hóa cổ Bắc Bộ. Khi về già họ
đều có nguyện vọng sống chung với con trai.
Phần lớn NCT đều đông con, lựa chọn sống với người con nào
là một chiến lược của họ. Đương nhiên theo văn hóa truyền thống,
16


người cao tuổi vẫn lựa chọn ở với con trai. Trong đó không quan
trọng ở với con trai trưởng, con trai thứ hay con trai út mà quan trọng
hơn là việc sinh hoạt hợp với con nào thì ở với người con đó.
Đôi khi do thói quen họ vẫn ở với con út từ khi con chưa lập gia
đình tới khi con đã lập gia đình theo tinh thần “giàu con út, khó con út”.
Sống chung với con gái
Sống chung với con gái là sự lựa chọn bắt buộc nhưng lại là tốt
nhất cho NCT’
NCT không lựa chọn việc sống bên nhà con rể mà thay vào đó là
quyết định cho gia đình con gái sống chung với mong muốn có người
chăm sóc và lo hương khói sau này. Việc ở chung nhà với bố mẹ là sự
đồng thuận của của hai bên thông gia bởi theo văn hóa Việt Nam, con
gái lấy chống phải theo nhà chống.
Người cao tuổi sống riêng
Sống riêng đƣợc hiểu là họ có nhà riêng và thƣờng ở bên
cạnh nhà con cái.
Những người sống riêng thường trong độ tuổi trẻ từ 60 – 69
khi họ vẫn còn sức khỏe và có điều kiện kinh tế tương đối khá, không
phụ thuộc vào con cái.
Lựa chọn sống riêng được cho là tư tưởng tiến bộ bởi họ có thể
tự giải phóng cho mình và cho con cái được tự do hơn.
Kinh tế thị trường đã làm thay ảnh hưởng tới cuộc sống của

NCT. Trước tiên là trong giờ giấc sinh hoạt và các bữa ăn hàng ngày
bởi khi con cái tham gia vào thị trường lao đông nhiều hơn, các quy
định về giờ giấc nghiêm ngặt hơn khiến NCT khó thích ứng với
những khung giờ như vậy nên họ quyết định lựa chọn ở riêng để tự
chủ trong công việc hàng ngày.
Việc có mẫu thuẫn xích mích với con cháu đặc biệt là trong
quan hệ mẹ chồng nàng dâu là một nguyên nhân khiến họ lựa chọn
hình thức sống riêng. Đôi khi cũng có những trường hợp con cái đi
17


làm ăn xa lập gia đình sống ở nơi khác buộc họ phải sống riêng
không có sự lựa chọn nào khác.
Như vậy, con cái lập gia đình, đi làm ăn xa, giờ giấc trong sinh
hoạt không tương thích hoặc là mâu thuẫn với con cháu là những
nguyên nhân khiến họ lựa chọ cuộc sống riêng..
Ngƣời cao tuổi sống cô đơn
Sống cô đơn sự lựa chọn tương đói giống với việc NCT sống
riêng. Nhưng điều đặc biệt là những người cao tuổi sống cô đơn đều
là những người góa, thường là góa chồng.
Nhiều người cao tuổi kiên quyết chưa về ở với con mặc dù con
cái có điều kiện kinh tế. Họ cho rằng khi còn sức khỏe và có thể tự lo
cho bản thân thì họ phải làm tròn trách nhiệm hương khói với tổ tiên.
Vì vậy, cho tới khi nào không làm được nữa thì mới giao phó cuộc
sống cho con và bàn giao công việc tổ tiên cho con cháu.
2.2. Lao động - việc làm của ngƣời cao tuổi
Tại địa phương, qua tìm hiểu có hai hình thức lao động đó là
NCT vẫn làm việc tạo ra thu nhập và NCT không tạo ra thu nhập
Đối với ngƣời cao tuổi còn làm việc và có thu nhập


NCT có thu nhập từ lương hưu, các khoản trợ cấp và phụ cấp
Đây là nhóm người cao tuổi có lương hưu, có trợ cấp người
cao tuổi, hưởng chế độ cho thân nhân người có công… Hầu hết
những NCT ở nhóm này đều là những người bước vào độ tuổi trung
và cao tuổi từ 70 tuổi trở lên, vì vậy sức khỏe yếu, những việc làm
của họ là thường là những công việc không được trả công và đôi khi
không làm được gì do sức khỏe yếu.
Mặc dù không còn sức lao động nhưng do họ có 1 khoản lương
hoặc trợ cấp đều hàng tháng nên cuộc sống của họ không có nhiều
khó khăn.

18


NCT có thu nhập từ lương hưu, trợ cấp, phụ cấp và các hoạt
động nông nghiệp
Đây là nhóm người cao tuổi vẫn còn sức lao động. Tuy có các
khoản thu nhập cố định nhưng họ vẫn tích cực tham gia các hoạt
động sản xuất, thu nhập từ các hoạt động này tương đối cao, đôi khi
cao hơn mức lương mà họ đang hưởng.
NCT không có thu nhập và thu nhập không ổn định
NCT không có lương hưu, trợ cấp và tự lao động kiếm sống
Trong số những người được phỏng vấn đa số không có lương
hưu, vẫn tự lao động kiếm sống. Công việc và thu nhập của họ
thường là từ hoạt động trồng trọt hoa màu và bán. Dù thu nhập ít
nhưng họ vẫn cố gắng tiết kiệm để có một khoản cho tuổi già sau
này, đó là chiến lược sống của nhiều người cao tuổi.
Với nhóm người cao tuổi này, thường họ ở trọng độ tuổi 70 –
79 và đa số là nữ giới. Cuộc sống tương đối nhiều khó khăn khi áp
lực khi vừa phải trông cháu và vừa phải lao động trong tình trạng sức

khỏe không tốt.
NCT làm các công việc không tạo ra thu nhập
Các công việc không tạo ra thu nhập đó là dọn dẹp, nấu cơm,
rửa bát, giặt quần áo, trông nom các cháu. Đây là những công việc
chiếm nhiều thời gian những đó lại được xem là trách nhiệm của họ
và thường không được trả công.
Trong thời buổi kinh tế hiện nay, phụ nữ trong độ tuổi lao động
tham gia vào thị trường lao động nhiều hơn, tình hình này làm cho việc
nhà đặt cho người cao tuổi nhiều trách nhiệm và gánh nặng hơn.
2.3. Chăm sóc vật chất đối với ngƣời cao tuổi
Chăm sóc vật chất đối với người cao tuổi có những khác biệt
giữa các nhóm tuổi khác nhau, giữa người có lương và người không
có lương, giữa con trai và con gái. Nghiên cứu cho thấy con trai có xu
hướng mua sắm xây sửa các đồ dùng tiện nghi, gửi tiền cho cha mẹ
19


nhưng con gái thường có xu hướng giúp đỡ bố mẹ các công việc như
quét dọn, com nước, giặt giũ, tham gia sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên
hiện nay, biệc con cái tham gia thị trường lao động nhiều, giờ giấc quy
định nghiêm ngặt hơn nên không có thời gian chăm sóc NCT trong các
công việc nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ, trồng trọt sản xuất. Nên con cái
thường hỗ trợ cho cha mẹ một khoản tiền hoặc mua cho cha mẹ các đồ
dùng tiện nghi thay cho sức lao động và tiết kiệm thời gian hơn như nồi
cơm điện, máy giặt… để cho cha mẹ tự phục vụ bản thân.
2.4. Chăm sóc tinh thần đối với ngƣời cao tuổi
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi trong cuộc sống
hàng ngày có sự khác nhau giữa các nhóm NCT. Đối với nhóm người
cao tuổi trẻ và có thu nhập, ngoài việc được con cháu tạo điều kiện
tốt để nâng cao đời sống tinh thần thì họ cũng chủ động tham gia các

hoạt động, làm cho đời sống tinh thần được phong phú hơn. Nhưng
ngược lại với những nhóm NCT già hơn và không có điều kiện kinh
tế, đời sống tinh thần của họ đơn điệu hơn. Ho dần rút lui trong các
công việc của gia đình và các hoạt động của hội đoàn.
Trong đời sống tâm linh, NCT giữ một vai trò quan trọng trong
việc chăm lo đến mồ mà tổ tiên và việc cúng giỗ cho các cụ. Đối với
nhiều NCT dù họ không có điều kiện kinh tế nhưng vẫn giữ vai trò
quan trọng do họ có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm linh để là người
truyền lại hướng con cháu tới việc phải giữ chữ chiếu và luôn tưởng
nhớ tới ông bà tổ tiên.
Tiểu kết chƣơng 2
Nhìn chung, hoạt động này rất đặc thù ở NCT. Họ cho rằng do
khả năng nghe-nhìn bị giảm nên việc đọc sách báo, xem tivi và nghe
đài có phần bị hạn chế. NCT trẻ có nhiều cách tiếp cận thông tin. Tuy
nhiên, các hoạt động này giảm dần khi tuổi tăng cao vì họ ít có nhu
cầu, vì các hoạt động của họ chậm chạp không bắt kịp với nhịp độ
của thông tin, cơ thể khó tiếp thu các thông tin mới.
20


Đời sống tinh thần của NCT đã được cải thiện rất nhiều. Việc
chăm sóc này đa số đến từ con cái và tự bản thân NCT. Các yếu tố về
kinh tế - xã hội khiến một nhóm đối tượng được chăm sóc tinh thần
tốt nhưng cũng có những nhóm đối tượng bị hạn chế, đời sống đơn
điệu. Tuy nhiên, dù ở thành phần tầng lớp nào thì về mặt tâm linh tín
ngưỡng, NCT đều được tôn trọng và có vai trò nhất định nào đó. Họ
được xem là những người có kinh nghiệm sống, người truyền những
giá trị sống, đạo đức sống cho con cái để chúng yên tâm học hành
làm ăn. Ở nhiều nước trên thế giới có quan niệm hơi thiên lệch cho
rằng NCT là gánh nặng đối với gia đình và xã hội. Nhưng tại Việt

Nam, NCT ở một độ tuổi nhất định nào đó vẫn có sự đóng góp tích
cực cho con cháu gia đình, cộng đồng và ổn định xã hội. Dù NCT có
phần lạc hậu so với thời đại nhưng họ là những người có kinh nghiệm
thực tế tương đối tốt, là những tấm gương đạo đức giúp giáo dục thế
hệ trẻ sống lành mạnh hơn.
CHƢƠNG 3
TÌNH HÌNH CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI CỦA BÀ CON
HỌ HÀNG, LÀNG XÓM VÀ NHÀ NƢỚC
3.1. Anh em họ hàng láng giềng và các tổ chức xã hội chăm
sóc NCT
Do đặc thù, nhiều NCT là những người dân nhập cư, vì vậy, đa
số họ sống xa anh chị em họ hàng của mình nên sự giúp đỡ từ anh em
họ hàng là rất hạn chế. Nhưng có sự khác biệt với những người dân
gốc ở đây, mối liên kết của NCT với những anh em họ hàng có phần
gắn kết hơn. Việc giúp đỡ của các láng giềng và các tổ chức xã hội
chủ yếu về mặt tinh thần, động viện thăm hỏi nhau lúc khó khăn.
3.2. Các chƣơng trình chăm sóc của Nhà nƣớc

21


Về vật chất, hầu hết NCT đều được Nhà nước quan tâm thực
hiện đúng chế độ chính sách đối với người có công, thân nhân liệt sĩ
và chế độ dành cho NCT. Các phong trào thi đua rèn luyện sức khỏe
cũng được tổ chức hàng năm. Tuy nhiên, các phòng trào này chỉ
được thực hiện mang tính thi đua là chính còn thực chất để phục vụ
cho đời sống tinh thần thì chưa được chú trọng.
Thông qua việc cấp thẻ BHYT , Nhà nước đang thực hiện
chính sách chăm sóc y tế cho NCT. Những chính sách ưu tiên cho
NCT đã góp phần giúp NCT bớt khó khăn hơn. Hiện nay, ở địa

phương có những hình thức khám bệnh miễn phí nhưng khi được hỏi
ra thì chủ yếu là hình thức kinh doanh bán thuốc. Điều này đôi khi
làm mất niềm tin ở NCT.
Tiểu kết chƣơng 3
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh tổng thể về
việc chăm sóc NCT ở nông thôn vùng trung du miền núi hiện nay.
Đời sống của NCT được cải thiện nhiều so với trước đây. Họ được
chăm sóc về vật chất, tinh thần và y tế.
NCT chủ yếu có 3 hình thức sắp xếp chỗ ở: Chung với con, sống
riêng hai ông bà, sống cô đơn. Cách sắp xếp chỗ ở như thế nào không
chỉ phụ thuộc vào tình hình sức khỏe, kinh tế mà còn phụ thuộc vào sự
thuận tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
Lao động việc làm – thu nhập của NCT ở nông thôn là một vấn
đề rất quan trọng giúp NCT có cuộc sống ổn định bớt khó khăn hơn. Với
những NCT có lương và các khoản trợ cấp của Nhà nước, cuộc sống của
họ thoải mái hơn, cuộc sống tương đối đầy đủ và ít phụ thuộc vào các
con. Ngược lại những người không có lương hưu và các khoản trợ cấp,
cuộc sống bấp bênh, vất vả và phụ thuộc nhiều hơn vào các con.
Đời sống vật chất và tinh thần của NCT được cải thiện đáng
kể. Các phương tiện hiện đại như bếp gas, nồi cơm điện, quạt điện,
22


tivi đã phổ biến, đôi khi điều hòa và tủ lạnh đã xuất hiện ở một số gia
đình. Việc con cái đi làm ăn đã gửi tiền về sắm sửa và xây dựng nhà
cửa, cải thiện việc ăn uống và may mặc của NCT rất nhiều. NCT cho
rằng vì đi làm bận nên việc trò chuyện tâm sự với con cháu có phần
bị hạn chế hơn. Nhiều người còn sức khỏe có xu hướng tham gia các
hoạt động phong trào trong các hội, đoàn thể hơn. Việc chăm sóc về
y tế đối với NCT cũng được quan tâm hơn khi Nhà nước có các chính

sách cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho NCT. Nhìn chung trong
việc chăm sóc hàng ngày, gia đình vẫn là nơi chăm sóc tốt nhất cho
NCT, các tổ chức đoàn thể Nhà nước cũng có những đóng góp nhất
định cho việc chăm sóc NCT.

23


×