Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông nhật lệ thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.19 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN QUANG VINH

KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN BỜ SÔNG NHẬT LỆ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VẶN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

NGUYỄN QUANG VINH
KHÓA: 2015 – 2017

KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN BỜ SÔNG NHẬT LỆ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
TỈNH QUẢNG BÌNH



Chuyên ngành kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGÔ THÁM

Hà Nội - 2017


Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Ngô Thám đã tận
tình hướng dẫn, giúp đở tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô đã tận tìn dạy dỗ, hướng dẫn
tôi trong quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ xây dựng,
Ban giám hiệu trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, khoa sau Đại Học
Trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện và cung cấp những kiến
thức quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luân văn.
Cuối cùng xin cảm ơn sở xây dựng Quảng Bình, sở văn hóa thể thao và
du lịch Quảng Bình, cùng các đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ và động
viên tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm luận văn.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan:
- Những nội dung trong luân văn này do chính tôi nghiên cứu thực hiện
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Ngô Thám.

- Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn tên tác giả, tên công
trình, thời gian công bố.
- Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội 2017
Học viên cao học

Nguyễn Quang Vinh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình minh họa
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 4
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................ 5
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG NHẬT LỆ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ....... 6
1.1. Quá trình phát triển dòng sông Nhật Lệ trong phạm vi thành phố
Đồng Hới ....................................................................................................... 6

1.1.1. Giới thiệu về thành phố Đồng Hới ........................................................ 6
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của tuyến sông Nhật Lệ ........................... 11
1.1.3. Vị trí, giới hạn nghiên cứu tuyến sông Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng
Hới ............................................................................................................... 13
1.2. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhật
Lệ.. ............................................................................................................... 17
1.2.1. Thực trạng về công trình kiến trúc ...................................................... 17
1.2.2. Thực trạng cảnh quan ......................................................................... 23
1.2.3. Hiện trạng giao thông đô thị và hạ tầng kỹ thuật ................................. 28
1.3. Những vấn đề cần nghiên cứu ............................................................ 30
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG NHẬT LỆ THÀNH
PHỐ ĐỒNG HỚI ....................................................................................... 32
2.1. Cơ sở lý luận về kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị .................... 32
2.1.1. Cảnh quan đô thị................................................................................. 32
2.1.2. Kiến trúc cảnh quan ............................................................................ 33
2.1.3. Cở sở khoa học về hình ảnh đô thị ...................................................... 34
2.2. Cơ sở pháp lý để đánh giá kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhật
Lệ thành phố Đồng Hới.............................................................................. 40


2.2.1. Các văn bản pháp lý có liên quan........................................................ 40
2.2.2. Tổ chức không gian cảnh quan của khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ
thuộc thành phố Đồng Hới ........................................................................... 41
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan
hai bên bờ sông Nhật Lệ ............................................................................ 45
2.3.1. Yếu tố tự nhiên ................................................................................... 45
2.3.2. Yếu tố văn hóa xã hội ......................................................................... 47
2.3.3. Yếu tố kinh tế ..................................................................................... 48
2.3.4. Quá trình đô thị hóa ............................................................................ 49

2.3.5. Yếu tố về kỹ thuật .............................................................................. 51
2.4. Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ
sông trên Thế giới và Việt Nam ................................................................. 51
2.4.1. Paris- Pháp ......................................................................................... 51
2.4.2. Thượng Hải –Trung Quốc .................................................................. 53
2.4.3. Đà Nẵng- Việt Nam ............................................................................ 54
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
HAI BÊN BỜ SÔNG NHẬT LỆ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI .................. 58
3.1. Mục tiêu và nguyên tắc ....................................................................... 58
3.1.1. Mục tiêu ............................................................................................. 58
3.1.2. Nguyên tắc ......................................................................................... 59
3.2. Đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông .............. 60
3.2.1. Về không gian kiến trúc cảnh quan ..................................................... 60
3.2.2. Về công trình kiến trúc ....................................................................... 74
3.2.3. Về màu sắc, vật liệu............................................................................ 81
3.2.4. Về cây xanh, mặt nước ....................................................................... 85
3.2.5. Về công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị ................................. 87
KIẾN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận........................................................................................................ 90
Kiến nghị...................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
HĐNN

: Hội đồng nhân dân

QHCT


: Quy hoạch chi tiết

KTCQ

: Kiến trúc cảnh quan

KGKTCQ : Không gian kiến trúc cảnh quan
NXB

: Nhà xuất bản

QH

: Quy hoạch

QHDT

: Quy hoạch đô thị

TG

: Tác giả

UBND

: Ủy ban nhân dân

SNL

: Sông Nhật Lệ



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN VĂN
STT
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Hình 1.17
Hình 1.18
Hình 1.19
Hình 1.20
Hình 1.21
Hình 1.22
Hình 1.23
Hình 1.24
Hình 1.25
Hình 1.26

Hình 1.27
Hình 1.28
Hình 1.29
Hình 1.30
Hình 1.31
Hình 1.32
Hình 1.33
Hình 1.34

Tên hình ảnh
Bản đồ vị trí địa lý thành phố Đồng Hới
Vị trí giới hạn khu vực nghiên cứu
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong khu vực
nghiên cứu
Bản đồ vị trí các công trình trong vực nghiên
cứu.
Chiều cao công trình bờ Đông SNL
Chiều cao công trình bờ Tây SNL
Nhà ở bờ tây SNL
Nhà ở bờ đông SNL
Xưỡng đóng tàu bờ đông SNL
Cơ sở sản xuất bờ đông SNL
Chợ Đồng Hới
Khách sạn Sài Gòn Quảng Bình
Trường cấp 3 Đào Duy Từ
Vincom Quảng Bình
Nhà thờ Tam Tòa
Tượng đài mẹ Suốt
Cổng đông thành Đồng Hới
Cửa SNL

Cảnh quan SNL
Cảnh quan SNL
Cảnh quan SNL
Thành cổ Đồng Hới
Cầu đông thành Đồng Hới
Cảnh quan khu vực tượng đài mẹ Suốt
Cảnh quan khu vực Tam Tòa
Đua thuyền truyền thống trên SNL
Đua thuyền buồm trên SNL
Bến thuyền phường Hải Đình
Công viên phường Đồng mỹ
Công viên phường Đồng mỹ
Công viên phường Hải Đình
Hạ tầng kỹ thuật đoạn bờ đông SNL
Các yếu tố cảnh quan
Hiện trạng mặt nước khu vực thành Đồng Hới

Trang
7
14
15
18
19
19
20
20
20
20
21
21

21
22
22
22
23
23
24
24
24
24
25
25
26
26
26
27
27
27
28
31
31
31


Hình 1.35
Hình 1.36
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình3.3
Hình3.4
Hình3.5
Hình3.6
Hình3.7
Hình3.8
Hình3.9
Hình3.10
Hình3.11
Hình3.12
Hình3.13
Hình3.14
Hình3.15
Hình3.16
Hình3.17
Hình3.18
Hình3.19
Hình3.20

Rác thải khu vực chơ Đồng Hới
31
Hệ thống cây xanh công viên lịch sử
33
Các yếu tố nhận diện hình ảnh đô thị
38

Nhà hát opera sydey
38
Tượng nữ thần tự do newyork
56
Toronto Canada
58
Cảnh quan hai bên bờ sông Seine
60
Cảnh quan hai bên bờ sông Hoàng Phố
51
Cảnh quan hai bên bờ sông Hàn
60
Sơ đồ phân vùng không gian kiến trúc cảnh 64
quan khu vực hai bên bờ NL
Sơ đồ phân vùng không gian kiến trúc cảnh 66
quan khu công viên tự nhiên
Cảnh quan khu công viên phi lao
67
Công viên Hyde Park, Anh
67
Cảnh quan khu công viên ẩm thực
Tượng đài thuộc khu công viên ẩm thực
Sơ đồ phân vùng không gian kiến trúc cảnh
quan khu công viên lịch sử
Cảnh quan khu công viên lịch sử
Sơ đồ phân vùng không gian kiến trúc cảnh
quan khu công viên cát Bảo Ninh
Quảng trường cát Bảo Ninh
Quảng trường cát Bảo Ninh
Trung tâm thương mại Vincom- Quảng Bình

Cảnh quan trước trung tâm thương mại
Vincom- Quảng Bình
Các khách sạn trên tuyến đường bờ Đông sông
Nhật Lệ
Khu vực phố củ cần được nâng cấp
Hình thức kiến trúc nhà phố bờ Tây sông Nhật
Lệ
Hình thức chủ yếu của kiến trúc nhà ở bờ
Đống sông Nhật Lệ
Kiến trúc nhà ở bờ Đống sông Nhật Lệ
Hệ thống chiếu sáng trong công viên lịch sử
Tiện ích trong khu công viên

69
69
70
72
75
76
77
78
78
79
80
82
82
82
87
93



DANH MỤC BẨNG, BIỂU
STT
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1

Tên hình ảnh
Bảng thống kê các đơn vị hành chính của thành
phố Đồng Hới
Sơ đồ các yếu tố tác động đến kiến trúc cảnh quan
Sơ đồ các yếu tố cấu thành kiến trúc cảnh quan
Thống kê các loại cây chủ yếu trong khu vực

Trang
9
33
35
89


1
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Sau năm năm thực hiện quy hoạch, Đồng Hới đã có nhiều bước phát
triển mới về kinh tế xã hội, có sự tăng trưởng, bộ mặt đô thị ngày càng đổi
mới khang trang. Nhiều chỉ tiêu quy hoạch đã đạt được và vượt mục tiêu đặt
ra. Năm 2004 thị xã Đồng Hới đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định
nâng cấp thành Thành phố Đồng Hới - đô thị loại 3

Cùng với xu thế hội nhập và phát triển mạnh của nền kinh tế quốc dân
trong cả nước nói chung và Quảng Bình nói riêng đã thúc đẩy nhanh sự phát
triển của thành phố Đồng Hới với tư cách là trung tâm chính trị - kinh tế - văn
hoá - xã hội và khoa học kỹ thuật của Tỉnh.
Nhiều công trình lớn đầu tư trên đất Quảng Bình như đường Hồ Chí
Minh, cải tạo nâng cấp đường quốc lộ 1A, đặc biệt là dự kiến xây dựng đường
tránh 1A qua thành phố Đồng Hới, khôi phục sân bay Đồng Hới, xây dựng
các khu công nghiệp vùng Tây bắc Đồng Hới và các khu công nghiệp khác
trong Tỉnh cũng như việc phát triển các khu du lịch thương mại mới như Mỹ
Cảnh, Bảo Ninh và nhiều nơi khác quanh Thành phố đòi hỏi phải có những
quan điểm và chính sách mới trong khai thác xây dựng phát triển đô thị của
Thành phố.
Những yếu tố trên đã làm thay đổi cơ bản hình thái đô thị Đồng Hới cần
có trong quy hoạch tổng thể phát triển cả về kinh tế - xã hội lẫn tổ chức không
gian đô thị. Gần đây nhất là Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố Đồng
Hới lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2005-2010 ngày 10/11/2005 và Nghị quyết của
Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, là những căn cứ rất cơ bản thúc đẩy sự phát triển
của Thành phố trong giai đoạn trước mắt và định hướng phát triển toàn diện
lâu dài đến năm 2020.


2
Vì vậy việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố
Đồng Hới đến năm 2020 là rất cần thiết và cấp bách, để làm cơ sở cho việc
quản lý và đầu tư xây dựng phát triển đô thị một cách có ý thức, có kế hoạch
có hiệu quả và đúng pháp luật nhằm xây dựng Đồng Hới nhanh chóng trở
thành một đô thị văn minh, hiện đại đẹp, giàu bản sắc và phát triển bền vững.
Nằm trong quy hoạch tổng thể của thành phố dòng sông Nhật Lệ được
được quan tâm đặc biệt cho sự phát triển chung của quy hoạch đô thị. Nơi đây
tập trung nhiều yếu tố quan trọng về kiến trúc cảnh quan, có ảnh hương rất

lớn đến bộ mặt đô thị thành phố Đồng Hới, với đa dạng về địa hình cũng như
các cơ cấu chức năng độ thị và văn hóa xã hội. Nổi bật nhất là khai thác chức
nắng du lịch biển, tạo môi trường không gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, các
không gian cảnh quan, bảo vệ không gian đô thị dọc theo hai bên bờ sông, tạo
dáng vẻ riêng cho thành phố trong tương lai.
Để định hướng cho xây dựng, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên bờ sông Nhật Lệ thuộc thành phố
Đồng Hới. (Quy hoạch đã được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt theo quyết
định số 86/QĐ- UBND ngày 16 tháng 1 năm 2009).
Tuy vậy. đồ án quy hoạch hiện nay chủ yếu là quy hoạch mặt bằng sử
dụng đất, chưa có đồng bộ tổ chức không gian, thiếu thiết kế đô thị. Mặt khác
công tác quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc cảnh quan của các cấp
chính quyền tỉnh, thành phố chưa đồng bộ, chưa thiết kế chi tiết cho không
gian kiến trúc cảnh quan trong khu vực theo quy định của Luật Xây Dựng,
Luật Quy Hoạch đô thị hiện hành.
Do đó việc nghiên cứu đề xuất đồng bộ hệ thống đánh giá về kiến trúc
cảnh quan để làm căn cứ triển khai thực hiện quy hoạch có hiệu quả là hết sức
cấp bách và cần thiết.


3
* Mục tiêu nghiên cứu.
Dựa trên điều kiện hiện trạng, điều kiện tự nhiên và quy hoạch xây dựng
hai bên bờ sông Nhật Lệ đã được phê duyệt ngày 16/1/2009:
- Đề xuất mục tiêu và nguyên tắc.
- Đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhật Lệ
thuộc thành phố Đồng Hới.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhật Lệ
thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ thuộc thành phố
Đồng Hới đoạn từ cầu Dài cửa sông Nhật Lệ đã được lập quy hoạch chi tiết tỷ
lệ 1/2000.
- Diện tích khu vực nghiên cứu 132,0978 ha
* Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thu thập thông tin thuộc nhóm
phương pháp thu nhập thông tin với mục đích nghien cứu tài liệu để tìm hiểu
lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này
nhằm xác định nội dung tổng quan lịch sử nghiên cứu và phát triển đô thị
trong và ngoài nước ( nghiên cứu toàn bộ luận án, luận văn đã hoàn thành liên
quan đến đề tài nghiên cứu) và các phạm trù liên quan, các số liệu thống kê
tổng hợp , chủ trương và chính sách liên quan nội dung nghiên cứu nhằm xác
định vấn đề nghiên cứu, phục vụ bàn luận kết quả nghiên cứu; xác lập cơ sở
nghiên cứu của đồng nghiệp liên quan đến chủ đề nghiên cứu.[4]
+ Phương pháp tiếp cận định tính và định lượng với mục tiêu là nhận
thức bản chất định tính của khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ. Triển khai
phương pháp tiến hành điều tra, khảo sát, tập hợp đối tượng khảo sát là kiến


4
trúc cảnh quan của khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ, khu vực lân cận từ bản
đồ hiện trạng, bản đồ khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ để định lượng và xử lý
thông tin.[4]
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tập hợp các nhân tố có quan hệ tương
tác để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, thiết lập nhãn quan, xem xét và phân
tích sự việc hiện tượng khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ. Sử dụng phương
pháp tiếp cận hệ thống quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan theo dự án đầu
tư để nghiên cứu khả thi giải pháp được xác lập theo các nhân tố để quản lý
phát triển gồm: Quy hoạch - kiến trúc - kỹ thuật - tài chính - cơ chế chính

sách - quản lý đô thị có tính chất tổng hợp hệ thống kỹ thuật và hệ thống xã
hội. Trên cơ sở đó, xác định nhân tố cơ bản điều khiển các hệ thống để tập
trung nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ hình thành giải pháp. [4]
+ Phương pháp quan sát khách quan hình thái - công năng là quan sát
phương thức cơ bản để nhận thức sự vật, sử dụng để tổng quan, phát hiện vấn
đề nghiên cứu và đặt giải thuyết nghiên cứu, Quan sát khách quan hình thái công năng trên thực trạng khu vực hai bên bơ sông Nhật Lệ, các khu vực lân
cận, thực thi giải pháp quản lý và xác định tình hình nghiên cứu ứng dụng với
mục đích năm bắt bản chất của đối tượng quan sát. Đồng thời, quan sát theo
mục đích xử lý thông tin để mô tả và phân tích.
* Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra khảo sát các công trình tạo lập không gian trên đoạn sông, loại
hình kiến trúc trên đoạn sông, các không gian trống, di tích lịch sử có giá trị,
các dự án liên quan trong pham vi nghiên cứu.
- Thu thập các kết quả đã nghiên cứu và các tài liệu liên quan đến nội
dung đề tài luận văn.


5
- Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết quả
khảo sát điều tra trên khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng
Hới.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hoàn thiện lý luận khoa học về tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông nói chung và hai bên bờ sông Nhật Lệ
nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn : Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng vào
thực tế để hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhật Lê
và có thể áp dụng cho các không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông của
Việt Nam có điều kiện tương đồng.
* Cấu trúc luận văn

Nội dung Luận văn gồm:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông
Nhật Lệ thành phố Đồng Hới.
Chương 2: Cơ sở khoa học đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan hai
bên bờ sông Nhật Lệ thành phố Đồng Hới.
Chương 3: Đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông
Nhật Lệ thành phố Đồng hới.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


79
Các kiến trúc nhỏ được bố trí trong các khu chức năng của không gian
kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông như: Dọc đường đi dạo, đi bộ, sân,
vườngquanh các công trình lớn.Khu sân chơi, sinh hoạt cộng đồng.
Các kiến trúc nhỏ có tác dụng trang trí, làm đẹp môi trường, gây cảm
giác thư giản, là nơi sinh hoạt cộng đồng, làm phòng phú đời sống tinh thần
của người dân đô thị.
d. Tác phẩm nghệ thuật tạo hình
- Hình thức nghệ thuật tạo hình thường sử dụng trong kiến trúc cảnh
quan trong khu vực là điều khắc. Nghệ thuật điêu khắc có tác dụng điều hòa
tổ chức không gian, giảm bớt căng thẳng, gây tác động truyền cảm nghệ thuật
và giao dục thẩm mỹ.
- Mặt khác cũng cần chú ý trong việc sử dụng tác phẩm điêu khắc trong
không gian kiến trúc cảnh quan. Để tác phẩm đứng độc lập hay tổ chức kết
hợp với các tác phẩm khác để tạo thành quần thể…
e. Tầng cao công trình
- Đối với các trục đường khu vực, liên khu vực, thì chiều cao của các

công trình to lớn đồ sộ và các khu xây dựng thấp tầng dầy đặc có sự chuyển
tiếp rõ ràng. Công trình cao mang tính dẫn hương, các công trình thấp tạo nên
sự đồng nhất cho các diện các tuyến phố. Chiều cao tối đa của các công trình
trên các tuyến đường này cần có điều chỉnh phù hợp ( 10- 15 tầng).
- Đối với các trục đường chủ đạo – tuyến ( trục đường chính đô thị ), có
chiều rộng lòng đường và vỉa hè trương đối lớn, tầm nhìn vì vậy được mở
rộng. Đây là yếu tố cơ bản để quyết định độ cao cho công trình kiến trúc xét
theo tương quan giữa nhà và đường. Theo lý thuyết “ Trường thị giác” với
góc nhìn 300- 350 sẽ cho ta phạm vi quan sát tối ưu với độ cao tối đa 45m.
Mặt khác, nếu từ vỉa hè bên này đường nhìn sang mặt phố bên kia, tầm nhìn


80
có thể được nâng cao hơn (54m), song nếu từ giữa đường thì tầm nhìn bị giảm
xuống 30-35m.
3.2.3. Về màu sắc, ánh sáng, vật liệu:
a. Màu sắc:
Công trình công cộng:
- Nhìn chung các công trình công cộng, màu sắc công trình hài hòa với
màu sắc tổng thể công trình và cảnh quan tự nhiên của khu vực nghiên
cứu.Với màu chủ đạo là màu vàng nhạt, màu ghi, cùng với những màu gạch,
nâu.. ở những điểm nhấn tạo tính năng động, không gây cảm giác nhàm chán.
Ở Phần chân tường, viên của đi, viền cửa sổ hoặc những diện lồi lõm
trên mặt đứng công trình sơn những màu cùng tông nhưng đậm hơn cho giúp
công trình trở nên sinh động, tươi vui hơn.
- Màu sắc vật liệu trên bề mặt sân vườn tổ chức hết sức đa dạng tạo màu
sắc địa hình phong phú, có tác dụng định hướng, phân khu chức năng. Màu
sắc cùng chất cảm vật liệu còn mang lại cho con người cảm xúc khác nhau,
tạo sự hứng thú cho người quan sát.
Các công trình dạng nhà ở:

- Với đặc điểm là nơi nghỉ ngơi, màu sắc chủ yếu được sử dụng là các
màu dịu nhẹ như những màu nhạt của trắng ngà, trắng sữa, vàng kem, xanh
cốm, xanh da trời… Sơn những màu cùng tông nhưng đậm hơn cho chân
tường, viền của đi, viền của sổ hoặc những diện lồi lõm trên mặt đứng công
trình giúp công trình trở nên mềm mại, nhẹ nhàng và hài hòa.
Tuy nhiên không phải lúc nào trong công trình nhà ở khu vực cũng sử
dụng các tông màu dịu nhẹ và nhạt, đối với những công trình nằm trong khu
dịch vụ thường sử dụng màu sắc mạnh hơn tạo thành điểm nhấn bên sông.
b. Ánh sáng:


81
Ngoại trừ khu công viên di tích lịch sử toàn bộ khu vực còn lại cần
được tăng cường hệ thống chiếu sáng vào ban đêm để tăng vẻ đẹp công trình
và cảnh quan tổng thể đặc biệt là trong những lể hội, các hoạt động cộng
đồng.
Chiếu sáng cho công trình:
- Các công trình công cộng nổi lên trong màn đêm nhờ được chiếu sáng
từ trong nội thất, ở ngoại thất được chiếu sáng từ mặt đất lên hay từ lùm cây
lân cận chiếu tới. Việc tăng ánh sáng ở điểm nhấn, giảm ánh sáng ở phần phụ
góp phần tăng vẻ đẹp và sự sang trọng cho công trình.
Chiếu sáng cây xanh:
Đèn màu được chiếu sáng cho các vòm cây. Ánh sáng vừa đủ không quá
sáng.
Chiếu sáng mặt nước:
Do đặc tính phản xạ nên chiếu sáng mặt nước chủ yếu từ chiếu sáng
công trình, đường phố..
Chiếu sáng đường phố, lối đi:
Hệ thống chiếu sáng đường phố: Cột đèn cao áp H=11m cần đôi lắp
bóng 250W

Hệ thống đèn chiếu sáng nội bộ được bố tri trong các bồn hoa dùng loại
DC-06/CH-06-5 cao 3,4 mét.
Chiếu sáng vừa đủ, các đèn đường bố trí theo tiêu chuẩn quy định, màu
sắc vàng nhẹ đem lại cảm giác dịu mắt cho người sử dụng.
Một số khu vực vẩn còn chưa đồng bộ về chiếu sáng như khu công viên
phi lao, công viên cát bảo ninh cần được quan tâm và điều chỉnh.


82

Hình 3.19. Hệ thống chiếu sáng trong khu vực
c. Vật liệu.
Vật liệu xây dựng ngày càng phong phú hơn giúp cho giải pháp kiến trúc
cảnh quan cũng như giải pháp kĩ thuật có nhiều sự lựa chọn hơn. Việc phát
triển công nghệ trong kết cấu xây dựng bằng vật liệu và lý thuyết kết cấu, mà
trong đó kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu thép đã giải phóng các bức tường
nặng nề, cùng những yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng, đã là điều kiện cho
các loại vật liệu bao che, trang trí cùng phát triển, làm đa dạng cho bộ mặt của
công trình kiến trúc.
- Đối với các công trình cao tầng
Gồm trung tâm thương mại, văn phòng, và các công trình có không gian
lớn sử dụng các vật liệu hiện đại, có tính công nghiệp cao như kính, thép,
inox...,. Ngoài việc là vật liệu sử dụng cho kết cấu bao che bên ngoài, các loại
vật liệu này còn được dùng làm vách ngăn bên trong thay tường truyền thống,
đặc biệt trong các không gian văn phòng làm việc.
- Đối với các công trình dạng nhà ở


83
Sử dụng các vật liệu truyền thống, là những vật liệu có xuất xứ từ địa

phương, được sử dụng lâu đời, thường là gạch, tre, gỗ, nứa, đá...chúng mang
một vẽ đẹp tự nhiên, bình dị tạo được nét mộc mạc, dân dã vốn có của thiên
nhiên, tạo nên một tổng thể hài hòa và một môi trường thân thiện. Sử dụng
vật liệu truyền thống còn có những mặt thuận lời như về mặt kinh tế, vật liệu
truyền thống thường có sẳn ngay tại địa phương nên phí vận chuyển không
đáng kể, thuận tiện. Bản thân vật liệu này mang giá trị thẩm mỹ cao vẽ đẹp tự
nhiên.
Bên cạnh chất mộc mạc, dân dã của vật liệu truyền thống, nhà công trình
nhà ở còn tạo được không gian sang trọng, ấm cúng bằng cách đan xen với
vật liệu hiện đại giúp không gian thư giãn hài hòa và lý tưởng hơn. Đặc điểm
của vật liệu hiện đại là có sự hỗ trợ của công nghệ tạo ra những mảng trang
trí, không gian phù hợp với cuộc sống hàng ngày của con người.
3.2.4. Về cây xanh, mặt nước:
a. Cây xanh:
Trong khu vực nghiên cứu bao gồm 2 loại cây xanh đô thị chính đó là
cây xanh công viên và cây xanh đường phố.


84
Bảng 3.1. Bảng thống kê những loại cây được trồng nhiều trong khu vực
nghiên cứu

- Đối với canh xanh đường phố: các loại cây chủ yếu là cây bằng lăng
cây hoa sữa, cây hồng lộc .... Đây là những loại cây đáp ứng được các yêu cầu
về cây xanh đường phố. Có tác dụng tạo bóng mát, không thu hút sâu bọ,


85
không làm che lấp khoảng nhìn trong đô thị và hạn chế tối đa la rụng theo
mùa.

Các cây trồng trên vĩa hè được cách nhau 10 mét, đảm bảo khoảng cách
an toàn không ảnh hướng tới móng và các công trình dân dụng, các công trình
cống ngầm trong khu vực.
Khu công viên cát bảo ninh cây xanh đường phố chủ yếu là cây dừa tạo
nét đặc trưng của miên đất cát trắng.
- Đối với cây xanh công viên: được bố trí xen kẻ trong những khu công
viên riêng khu công viên rừng phi lao được bố trí trong khoảng riêng biệt với
các khu chức năng khác,
-Thảm cỏ:
Thảm cỏ là không gian tầng thấp có vai trò tạo cảnh quan rất quan trọng,
đáp ứng cả mục đích thưởng ngoạn lẫn yêu cầu sử dụng của chủ thể trong
kiến trúc cảnh quan nơi đây:
Có hai hình thức bố cục thảm có nhân tạo trong kiến trúc cảnh quan khu
vực
- Hình thức tự do.
- Hình thức kỷ hà ( cân xứng )
Tùy theo vị trí, diện tích, cấu tạo và mục đích sử dụng của mỗi công
trình cảnh quan mà người thiết kế chọn lựa cách bố cục thảm có xanh phù
hợp.
Trong thảm cỏ được chia thành hai loại:
Thảm cỏ đóng : là tham cỏ có trồng các khóm cây bụi, cây bóng mát, giả
sơn...chiếm đến 2/3 diện tích thảm cỏ.
Thảm cỏ mở: là thảm cỏ chứa đựng một không gian thoáng không có cây
trồng và kiến trúc vật thể bên trên hoặc có nhưng tỷ lệ chỉ chiếm không quá
1/4 diện tích thảm cỏ.


86
b. Mặt nước:
Trong nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mặt nước được chia thành 3 loại :

Lớn ( sông, hồ), nhỏ (suối, thác, ghềnh, kênh) và bể nước trang trí.
Đối với tổ chức kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhật lệ, mặt nước
được sử dụng để trang trí là loại mặt nước lớn ( mặt sông) và bể nước trang
trí.
Đánh giá cách tổ chức mặt nước:
- Mặt sông : với không gian mặt nước của sông Nhật Lệ, sau khi tạo lập
được môi trường trong lành, mát mẽ rất thích hợp cho các hoạt động vui chơi
giải trí( như bơi thuyền, câu cá và các môn thể thao dưới nước khác). Những
hoạt động này kèm theo là các khu phục vụ làm các hoạt động phụ trở ở ven
bờ ( như khởi động, nhà thuyền, chỗ ngồi nghỉ, v.v..). Một số đoạn sông bị
ảnh hưởng bởi rác thải của Chợ Đồng Hới gây ổ nhiễm cần có biện pháp quản
lý vệ sinh môi trường chặt chẻ hơn.
- Bể nước trang trí: Bể nước trong kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông,
thường được dùng làm trung tâm bố cục cho các trang trí nhỏ nằm trong tổng
thể cảnh quan, nhắm tô điểm thêm cảnh quan đô thị và cải thiện vi khí hậu
khu vực.
3.2.5. Về công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị:
a. Công trình hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông:
Tuân thủ hệ thống giao thông đã được xác định trong quy hoạch chung
thành phố Đồng Hới đến năm 2020 đã được phê duyệt.
- Gạch lát vỉa hè sắp xếp theo các hình trang trí với tâm là các điểm gốc
trên vỉa hè, các chi tiết trang trí này làm tăng giá trị thẩm mỹ cho toàn không
gian các trục đường. Như vậy đặc trưng của tuyến càng được khẳng định và
tạo nên nhận biết rõ ràng hơn cho cả trục đường.


87
- Tại những vị trí là phần nắp cống của hệ thống kỹ thuật hạ tầng trang
trí thống nhất với hình thức các tấm trang trí tại các gốc cây. Những tấm trang

trí này sử dụng vật liệu sắt hoặc các hợp kim, màu sắc đơn giản tạo cảm giác
mộc mạc.
- Tổ chức đê kè:
Bên cạnh yếu tố công năng, kỹ thuật, bờ kè hai bên bờ sông Nhật Lệ là
một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên hình ảnh đặc
trưng của kiến trúc cành quan sông Nhật Lệ. Hình thức kiến trúc bờ kè tạo
nên nét duyên dáng, mềm mại cho không gian kiến trúc cảnh quan khu vực,
góp phần nân cao chất lượng thẩm mỹ kiến trúc tổng thể cho sông Nhật Lệ.
b. Công trình hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống tiện ích đô thị, trang thiết bị công cộng trong khu vực nghiên
cứu thống nhất với các khu vực khác của đô thị có thiết kế cụ thể và kết hợp
với nhau thành hệ thống hoàn thiện về kiểu dáng màu sắc, kích thước, tạo nên
một nét không thể thiếu trong tính hình ảnh của không gian kiến trúc cảnh
quan hai bên bờ sông Nhật Lệ.
- Biển báo, đèn tín hiệu giao thông :
Trên không gian các trục đường trong khu vực nghiên cứu một số các
biển báo giao thông gần như đã xuống cấp cong, nghiêng, bị cây che khuất
hoặc có vị trí khuất tầm nhìn người điều khiền giao thông. Chính vì vậy, đề
xuất thay thế lại các biển báo, đèn tín hiệu đã hỏng và xuống cấp; điều chỉnh
lại vị trí các biển báo giao thông đúng vị trí với tầm nhìn của người điều khiển
phương tiện cơ giới trên các trục đường trong khu vực nghiên cứu.
- Biển quảng cáo:
Biển quảng cáo, biển tên công trình kết hợp hài hòa về màu sắc, kiểu
dáng, vị trí đối với công trình. Khống chế chiều cao vị trí treo các biển quảng
cáo trên cá tuyến phố là H (H< chiều cao tầng cao thứ 3 của mỗi công trình),


88
độ lớn của biển quảng cáo khống chế diện tích (D= w x h) với (D
max,900x1800). Nên tăng cường sử dụng các biển quảng cáo dọc, thiết kế

đơn.
- Nhà vệ sinh, thùng rác công cộng:
Các thùng rác ở vị trí hợp lý.Vị trí đặt các thùng rác cạnh gốc cây hay
cụm ghế ngồi dừng chân gần nhất : khoảng cách giữa hai thùng liên tiếp
200m.
- Thùng rác và nhà vệ sinh thiết kế dễ nhận biết.Có hình thức đẹp và hấp
dẫn.

Hình 3.15.Nhà vệ sinh, thùng rác công cộng trên tuyến đường


×