Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

hóa chất phác đồ XELOX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.1 KB, 8 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA PHÁC ĐỒ XELOX TRÊN BỆNH
NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN IV TẠI BỆNH VIỆN UNG
BƯỚU ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG1, NGÔ TUYẾT NGỌC1, LÊ THỊ BÍCH NGỌC1
1
Khoa Nội 1, bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng
TÓM TẮT
Phác đồ XELOX được sử dụng điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn IV, với sự kết
hợp của Oxaliplatin và Capecitabin. việc đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phác đồ này
là thực sự cần thiết.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng được thực hiện trên
18 bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn IV.
Kết quả: Sau 3 chu kỳ điều trị, có 44,4% bệnh đáp ứng; 27,7% bệnh ổn định và
27,7% bệnh tiến triển. Các độc tính hay gặp là tăng men gan 61,1%; độc tính thần kinh
ngoại vi 55,7%; giảm bạch cầu 55,7% và nôn, buồn nôn 50%. Trong đó, các độc tính độ 34 là giảm bạch cầu 16,7%; nôn mửa và độc tính thần kinh ngoại vi cùng 11,1%.
Kết luận: Phác đồ XELOX có hiệu quả tốt và các độc tính có thể kiểm soát được,
trong đó tỷ lệ các độc tính độ 3-4 có thể chấp nhận được.
Từ khóa: Ung thư đại trực tràng, phác đồ XELOX, tỷ lệ đáp ứng, độc tính.
ABSTRACT
Evaluation The Initial Outcomes Of XELOX Regimen For Patients With Stage
IV Colonrectal Cancer at Da Nang Oncology Hospital
XELOX regimen is used in chemotherapy for colonrectal cancer stage IV, with the
combination of Oxaliplatin and capcetabin. evaluating the efficacy and safety of this
regimen is really necessary.
Patients and method: clinical experimental study on 18 colonrectal cancer stage IV
patents.
Ressults: After 3 cycles, response rate was 44,4%; stable rate was 27,7% and
evolutive rate was 27,7%. The common toxicity was increased liver enzymes (61,1%);
peripheral neurotoxicity (55.7%); leukopenia (55.7%) and nausea, vomiting (50%). In
which, toxicity grade 3-4: neutropenia (16.7%); vomiting (11.1%) and peripheral
neurotoxicity (11,1%).


Conclude: The XELOX regimen has been good efficacy and the toxicity was
controllable; in which, the rate of grade 3-4 toxicity was acceptable.
Key word: colonrectal cancer, XELOX regimen, response rate, toxicity.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới và là nguyên
nhân tử vong thứ hai do ung thư tại Hoa Kỳ (thống kê năm 2016). Ung thư đại trực tràng
liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt và tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Đối
với ung thư đại tràng giai đoạn IV, hóa trị triệu chứng là điều trị chủ yếu nhằm giảm nhẹ
các triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và thời gian sống của bệnh nhân. Phác đồ
XELOX là phác đồ thường được sử dụng nhiều trên lâm sàng, với sự kết hợp của
Oxaliplatin và Capecitabin. Do đó việc đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phác đồ này
là thực sự cần thiết. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với các mục tiêu:
Đánh giá hiệu quả của phác đồ XELOX thông qua tỉ lệ đáp ứng
Đánh giá các độc tính của phác đồ XELOX trong ung thư đại trực tràng giai đoạn IV
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Đối tượng nghiên cứu
Gồm những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại trực tràng giai đoạn IV, được điều
trị phác đồ XELOX tại bệnh viên Ung Bướu Đà Nẵng từ tháng 9/2014 đến 8/2015.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn IV, di căn ngay từ đầu hoặc di căn sau phẫu
thuật triệt căn.
Bệnh nhân chưa được điều trị hóa chất trước đó.
Tiêu chuẩn loại trừ
Điều trị chưa đủ 3 chu kỳ.
Bệnh nhân không có đầy đủ số liệu: huyết học, sinh hóa, marker, siêu âm, x quang
phổi, CT scan.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng.
Thời điểm bắt đầu chọn bệnh: lấy ngày đầu tiên hóa trị.
Thời điểm kết thúc nghiên cứu: Khi bệnh nhân ngừng điều trị phác đồ XELOX vì
bệnh tiến triển hoặc độc tính của thuốc hoặc đủ 8 chu kỳ.
Các bước tiến hành
Đánh giá bệnh trước điều trị
Các bệnh nhân được khám lâm sàng, ghi nhận các kết quả xét nghiệm CEA, CA199,
huyết học, sinh hóa, CT scan vào bộ câu hỏi.
Điều trị Phác đồ XELOX
Oxaliplatin: liều 130mg/m2, pha với dung dịch Glucose 5% truyền trong hơn 2 giờ
trong ngày đầu tiên.
Capecitabine: liều 1000mg/m2 x 2 lần/ ngày, uống sau ăn 30 phút, liều đầu tiên uống
vào buổi chiều ngày đầu tiên, từ ngày 1 đến ngày 14, nghỉ 7 ngày, mỗi chu kỳ 21 ngày.
Đánh giá tỷ lệ đáp ứng
Dựa theo tiêu chuẩn RECIST:
Đáp ứng hoàn toàn: Sự biến mất hoàn toàn của các tổn thương
Đáp ứng một phần: Giảm ít nhất 30% đường kính của tổn thương.
Bệnh tiến triển: Gia tăng ít nhất 20% đường kính tổn thương hoặc tăng kích thước
tuyệt đối ít nhất 5 mm,sự xuất hiện của 1 hay vài tổn thương mới cũng xem như là tiến
triển.


Bệnh ổn định: Đường kính tổn thương có giảm nhưng dưới 30% hoặc tăng nhưng
dưới 20%.
Đánh giá độc tính của hóa chất
Được đánh giá theo tiêu chuẩn của Viện Ung Thư Hoa Kỳ.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16 và EXCEL 2010.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 9/2014 đến tháng 8/2016, chúng tôi đã chọn được 18 bệnh nhân ung thư đại

trực tràng giai đoạn IV được điều trị phác đồ XELOX tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng.
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Giới

Nhóm tuổi

n = 18

Tỷ lệ %

Nam

10

55,6%

Nữ

8

44,4%

<60

11

61,1%


≥60

7

38,9%

Đại tràng phải

4

22,2%

Đại tràng ngang

2

11,1%

Đại tràng trái

4

22,22%

Trực tràng

8

44,4%


Gan

13

72,2%

Phổi

4

22,2%

Xương

2

11,1%

Ổ bụng

3

16,7%

Hạch thượng đòn

1

5,6%


1

13

72,2%

Trung vị tuổi 52,5
Tuổi nhỏ nhất 26
Tuổi lớn nhất 75
Vị trí

Cơ quan di căn

Số cơ quan di căn


≥2

5

27,8%

Giải phẫu bệnh

Adenoma Carcinoma

18

100%


Độ mô học

Grade 1

5

27,8%

Grade 2

7

38,9%

Grade 3

2

11,1%

Không phân độ

4

22,2%

8

8


44,4%

<8

10

55,6%

≤5

5

27,8%

>5

13

72,2%

10

55,6%

8

44,4%

Số chu kỳ hóa trị


CEA trước điều trị

CA199 trước điều ≤37
trị
>37

Tỷ lệ đáp ứng
Bảng 2. Tỷ lệ đáp ứng
n = 18

Tỉ lệ %

Bệnh đáp ứng

8

44,4%

Bệnh ổn định

5

27,8%

Bệnh tiến triển

5

27,8%


Độc tính của phác đồ XELOX
Bảng 3. Các độc tính của phác đồ XELOX
Độc tính

n

Tỉ lệ %

Nôn, buồn nôn

9

50%

Tiêu chảy

5

27,8%

Tê tay chân

10

55,7%

HC bàn tay, bàn chân

3


16,7%

Giảm bạch cầu

10

55,7%


Giảm tiểu cầu

8

44,4%

Giảm Hemoglobin

5

27,8%

Tăng men gan

11

61,1%

Tăng Bilirubin

2


11,1%

Suy thận

0

0%

Bảng 4. Đánh giá độc tính độ 3 và 4
Độc tính

n

Tỉ lệ %

Nôn mửa

2

11,1%

Tiêu chảy

1

5,6%

Tê tay chân


2

11,1%

Giảm bạch cầu

3

16,7%

Giảm Hemoglobin

1

5,6%

BÀN LUẬN
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam chiếm nhiều hơn nữ (55,6%), tuổi trung bình
của nhóm nghiên cứu là 52,5 ± 12 tuổi, độ tuổi dưới 60 chiếm đa số 61,1%, tuổi lớn nhất là
75 tuổi, nhỏ nhất là 26 tuổi. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với các nghiên cứu khác,
nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu trên 34 bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn ở Bệnh
viện K và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có nam chiếm đa số với 61,8%; tuổi trung bình
55,12 ± 9,35; đa số bệnh nhân trên 40 tuổi. Một nghiên cứu của Jim Cassidy trên 96 bệnh
nhân ở 13 trung tâm ở Châu âu, Irael và Nam Mỹ thì tuổi trung bình là 64 tuổi; nam chiếm
64%. Tương tự, nhóm nghiên cứu của Twelves CJ ở Anh có tuổi trung bình là 64 tuổi, có
54% bệnh nhân dưới 65 tuổi.
Về vị trí u nguyên phát, nhóm nghiên cứu của chúng tôi có ung thư đại tràng chiếm
55,5%, trong đó ung thư đại tràng phải và ung thư đai tràng trái chiếm tủ lệ như nhau
(22,2%). Nghiên cứu của Nguyễn Anh Thắng ở 30 bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai

đoạn II-III ở bệnh viện ung thư Đà Nẵng, vị trí ở đại tràng chiếm đa số 76,7%; trong đó
ung thư đại tràng phải 33,3%. Theo nghiên cứu của Jim Cassidy trên 96 bệnh nhân ung thư
đại trực tràng di căn có 64% ung thư đại tràng; 36% ung thư trực tràng. Tác giả Pasquale
Comella nghiên cứu trên 96 bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn đưa ra tỉ lệ ung thư đại
tràng là 65%.
Cơ quan di căn nhiều nhất là gan (72,2%), rồi đến phổi (22,2%) và xương (11,1%).
Có 72,2% trường hợp di căn 1 cơ quan. Tỷ lệ này không khác biệt nhiều với các nghiên


cứu khác, như nghiên cứu của Võ Văn Kha trên 108 bệnh nhân ung thư đại trực tràng di
căn ở Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ có 77,6% di căn gan; 33,3% di căn phổi; 25% di căn ổ
bụng; 47,2% trường hợp có di căn một cơ quan. Nghiên cứu của Jim Cassidy có di căn gan
77%, di căn hạch 38% và di căn phổi 32%; di căn 1 cơ quan có 45%. Trong khi tác giả
Pasquale Comella cũng đưa ra tỉ lệ tương tự: di căn gan 72%; di căn phổi 40%; di căn hạch
20%; có 45% di căn 1 cơ quan.
Về giải phẫu bệnh thì 100% là ung thư biểu mô tuyến, trong đó grade 2 chiếm đa số
(38,9%). Tương tự với nghiên cứu của tác giả Phan Văn Nhân trên 32 bệnh nhân ung thư
đại tràng giai đoạn III ở Bệnh viện đa khoa Bình định, ung thư biểu mô tuyến chiếm
93,7%; trong đó biệt hóa vừa 71,9%. Nghiên cứu của Daniel trên nhóm bệnh nhân ung thư
đại trực tràng giai đoạn III điều trị phác đồ XELOX có độ biệt hóa vừa chiếm đa số (70%).
Trong 18 bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn IVB thì có 44,4% bệnh nhân
điều trị đủ 8 chu kỳ, số còn lại ngừng hóa chất do bệnh tiến triển hoặc do các độc tính.
Trước điều trị, có 72,2% bệnh nhân có CEA trên 5ng/ml là 44,4%; CA 199 trên 37. Nghiên
cứu của Nguyễn Văn Hiếu ở Bệnh viện K và Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội có 79,4% bệnh
nhân có CEA trước điều trị trên 5 ng/ml. Tác giả Pasquale Comella đưa ra tỷ lệ bệnh nhân
ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối có CEA trên 5ng/ml là 80%.
Tỉ lệ đáp ứng đánh giá sau 3 chu kỳ XELOX
Sau 3 chu kỳ hóa chất, 18 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có 8 bệnh có
đáp ứng, chiếm 44,4%, có 27,8% bệnh ổn định và 27,8% bệnh tiến triển. Nghiên cứu của
Võ Văn Khoa về hiệu quả phác đồ XELOX trên 108 bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở

Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ có 49,1% bệnh đáp ứng, trong đó có 1 trường hợp đáp ứng
hoàn toàn, 26,9% bệnh ổn định và 18,5% bệnh tiến triển. Nghiên cứu của Jim Cassidy trên
96 bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn được điều trị hóa chất XELOX có 55% bệnh có
đáp ứng, 31% bệnh ổn định sau hơn 3 tháng theo dõi. Nghiên cứu của Yu Hong Li trên 124
bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối điều trị bước 1 bằng XELOX có 49,1%
bệnh đáp ứng; trong đó có 11 trường hợp đáp ứng hoàn toàn; 50 trường hợp đáp ứng một
phần.
Độc tính hóa trị
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các độc tính hay gặp nhất là tăng men gan (61,1%),
tê tay chân (55,7%), giảm bạch cầu (55,7%), nôn và buồn nôn (50%). Trong đó các độc
tính độ 3-4, có 3 trường hợp giảm bạch cầu (16,7%); 2 trường hợp nôn mửa và 2 trường
hợp tê tay chân làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các hoạt động thường ngày.
Kết quả này khá tương đồng với các nghiên cứu khác, như nghiên cứu của Nguyễn Anh
Thắng điều trị hóa chất XELOX hỗ trợ trên 30 bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn
II-III ở Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng, các độc tính hay gặp là buồn nôn (86,7%); độc tính
lên gan (70%); giảm bạch cầu hạt (56,7%); tổn thương thần kinh (50%). Trong đó các đặc
tính độ 3-4 là giảm bạch cầu hạt 16,7%; tổn thương thần kinh (10%).
Ở một nghiên cứu khác, Jim Cassidy khi so sánh hai nhóm điều trị XELOX và
FOLFOX4 đã đưa ra tỉ lệ tác dụng phụ độ 3,4 ở nhóm điều trị XELOX là: tiêu chảy (19%);
giảm bạch cầu hạt (7%); hội chứng bàn tay – bàn chân (6%); huyết khối tĩnh mạch (3,8%)
và giảm bạch cầu có sốt (0,9%). Nghiên cứu của Yu Hong Li ở 124 bệnh nhân ở Trung
Quốc khi điều trị bằng hóa chất XELOX có tỉ lệ các tác dụng phụ độ 3-4 là: giảm bạch cầu


(5,6%); nôn, buồn nôn (4%); huyết khối tĩnh mạch (2,4%); tiêu chảy (2,4%) và hội chứng
bàn tay bàn chân (2,4%).
KẾT LUẬN
Sau 3 chu kỳ điều trị, có 44,4% bệnh đáp ứng; 27,7% bệnh ổn định và 27,7% bệnh
tiến triển. Các độc tính hay gặp là tăng men gan 61,1%; tê tay chân 55,7%; giảm bạch cầu
55,7% và nôn, buồn nôn 50%. Trong đó các độc tính độ 3-4 là giảm bạch cầu 16,7%; nôn

mửa và tê tay chân cùng 11,1%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai (2010). Ung thư đại trực tràng,
Điều trị nội khoa bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.153-161.
2.
Nguyễn Văn Hiếu, Lê Văn Quảng, Vi Trần Doanh và cs (2015). Đánh giá đáp ứng
trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn bằng phác đồ FOLFOX4 phối hợp
Bevacizumab. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 3, tr.166-173.
3.
Nguyễn Anh Thắng, Ngô Tuyết Ngọc, Nguyễn Hồng Long (2015). Đánh giá kết quả
bước đầu hóa trị hỗ trợ ung thư đại trực tràng giai đoạn II-III tại Bệnh viện Ung Thư Đà
Nẵng, Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 1, tr. 292-295.
4.
Phan văn Nhân, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Phan Sơn và cs (2015). Kết quả bước đầu
hóa trị bổ trợ phác đồ XELOX trên bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn III tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Bình Định. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 2, tr. 138-143.
5.
Võ Văn Kha, Hồ Long Hiển, Lê Thanh Vũ và cs (2015). Hiệu quả và tính an toàn của
phác đồ XELOX trong ung thư đại trực tràng di căn. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 1, tr.
233-239.
6.
Cassidy J, Clarke S, Dıaz-Rubio E, et al (2008). Randomized Phase III Study of
Capecitabine Plus Oxaliplatin Compared With Fluorouracil/Folinic Acid Plus Oxaliplatin
As First-Line Therapy for Metastatic Colorectal Cancer. Journal of clinical oncology, 26,
pp. 2006-2012.
7.
Cassidy J, Tabernero J, Twelves C, et al (2004). XELOX (Capecitabine Plus
Oxaliplatin): Active First-Line Therapy for PatientsWith Metastatic Colorectal Cancer.
Journal of clinical oncology, 22, pp. 2084-2091.

8.
Comella P, Natale D, Farris A, et al (2005). Capecitabine plus oxaliplatin for the firstline treatment of elderly patients with metastatic colorectal carcinoma. Cancer, 104, pp.
282-289.
9.
Ferlay J, Soerjomataram I, Dikshit R, et al (2014). Cancer incidence and mortality
worldwide: Sources, methods and major patterns in GLOBOCAN 2012. International
Journal of Cancer, 136, pp 359-386.
10. Haller D, Schmoll H, Tabernero J, et al (2011). Capecitabine Plus Oxaliplatin
Compared With Fluorouracil/Folinic Acid As Adjuvant Therapy for Stage III Colon Cancer.
Journal of clinical oncology, 29, pp. 1-8.
11.

NCCN (2016). National comprehensive cancer network .


12. Twelves CJ, Butts CA, Cassidy J, et al (2005). Capecitabine/oxaliplatin, a safe and
active first-line regimen for older patients with metastatic colorectal cancer: post hoc
analysis of a large phase II study. Clinical Colorectal Cancer, 5, pp. 101-107.
13. Yu Hong Li, Hui Yan Luo, Feng Hua Wang, et al (2010). Phase II study of
capecitabine plus oxaliplatin (XELOX) as first-line treatment and followed by maintenance
of capecitabine in patients with metastatic colorectal cancer. Journal of Cancer Research
and Clinical Oncology, 136, pp. 503-510.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×