Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP hỗ TRỢ xây DỰNG đề KTĐK THEO MA TRẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.99 KB, 19 trang )

1
I. Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ GIÁO VIÊN
XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ THEO MA TRẬN
II. Đặt vấn đề:
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo
đức tri thức, sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và
năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông phải là quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung,
phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục. Trong đó,
đổi mới kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng góp phần cải thiện, nâng cao
chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Hiện nay mặc dù đã được
tập huấn về kĩ năng biên soạn đề kiểm tra nhưng một số giáo viên còn lúng túng
trong việc thực hiện các bước trong qui trình. Giáo viên mới chỉ đánh giá để biết
được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của người học. Theo các nhà nghiên
cứu giáo dục thì cái quan trọng nhất trong việc đào tạo là dạy cách học, do vậy
khi chọn nội dung và hình thức đánh giá cần phải bảo đảm nguyên tắc "Kiểm tra
đánh giá của giáo viên phải kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của người
học và kiểm định được chính xác khách quan và mức độ cần đạt được của nội
dung kiến thức ". Khi Phòng giáo dục đào tạo mở lớp tập huấn vào tháng 8/2014
đa số chúng tôi được tập huấn xây dựng quy trình ra đề kiểm tra đánh giá học
sinh bằng hai hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan. Hầu hết các giáo
viên trong trường nói riêng và toàn huyện nói chung còn lúng túng và chưa thật
sự bắt nhịp kịp với việc xây dựng qui trình ra đề kiểm tra đánh giá học sinh đúng
theo ma trận. Trường TH Nam Trân không đứng ngoài thực trạng đó. Hơn ai hết,
là người phụ trách chuyên môn của trường tôi nhận thức rõ việc đổi mới công
tác kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay là cấp thiết. Vì vậy, tôi quyết định viết
kinh nghiệm “Biện pháp hỗ trợ giáo viên xây dựng đề kiểm định kỳ theo ma
trận” để một phần nào đó giúp các giáo viên trong trường thấy dễ dàng khi xây
dựng đề kiểm tra định kỳ hằng năm đồng thời góp phần cùng nhà trường đánh


giá đúng sát thực việc học tập của học sinh cũng như đánh giá được năng lực
thực sự của giáo viên.
III. Cơ sở lý luận:
Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó hai vấn đề cơ bản
nhất là đánh giá chất lượng dạy của thầy cô và đánh giá chất lượng học của học
sinh. Từ đó sẽ tạo động lực nâng cao chất lượng dạy và học. Kiểm tra - đánh giá
là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu
học tập của học sinh. Qua đó Ban giám hiệu có thể đánh giá được năng lực cũng


2
như phương pháp giảng dạy của giáo viên. Trong qúa trình hình thành và hoàn
thiện nhân cách của mình, mỗi học sinh được trải qua quá trình giáo dục bao
gồm các mặt giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ. Đánh giá chất lượng
học tập của các môn học của học sinh thực chất là xem xét mức độ nhận thức
cũng như năng lực mà học sinh có được sau mỗi kì học, mỗi năm học. Trong quá
trình dạy học, giáo viên phải đặt ra những kế hoạch để kiểm tra mức độ đạt được
yêu cầu so với mục tiêu đặt ra. Kiểm tra xem học sinh đạt được những yêu cầu
về các mặt ở mức độ nào, so với mục tiêu môn học đề ra hoàn thành được đến
đâu. Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh
kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của
học sinh. Đồng thời Ban giám hiệu biết được năng lực của giáo viên bộ môn từ
đó có kế hoạch bồi dưỡng thêm. Có 2 hình thức kiểm tra - đánh giá: - Kiểm tra đánh giá thường xuyên: thông qua các giờ học trên lớp hoặc công việc mà giáo
viên giao học sinh chuẩn bị ở nhà. - Kiểm tra - đánh giá định kỳ: là hoạt động
của giáo viên vào những thời điểm đã được qui định trong phân phối chương
trình môn học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phương
pháp kiểm tra - đánh giá tương ứng nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục
tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của học sinh.- Kết quả kiểm tra - đánh giá
định kì được xem là kết quả học tập môn học của học sinh và là cơ sở để đánh
giá chất lượng khi kết thúc học kì. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều

mặt nhưng khâu thiết kế đề kiểm tra để đánh giá học sinh theo chúng tôi là khâu
quan trọng nhất. Thiết kế đề phải xác định được mục đích, yêu cầu của đề; xác
định mục tiêu dạy học; thiết lập ma trận hai chiều; thiết kế đáp án, biểu điểm,
đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm ở tổ sau mỗi đợt kiểm tra. Đề kiểm tra là
phương tiện đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một
chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình của một lớp học, một cấp học.
Theo hướng dẫn của tài liệu tập huấn biên soạn câu hỏi và ra đề kiểm tra theo
khung ma trận kiến thức, kỹ năng của từng môn học.
Để ra được một đề kiểm tra đạt yêu cầu cần đảm bảo được quy trình 5 bước
sau đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu, phạm vi, mô tả yêu cầu cần đạt của nội dung
kiểm tra theo các cấp độ (từ dễ đến khó).
Bước 2: Xây dựng nội dung ma trận cho đề kiểm tra
Bước 3: Biên soạn thư viện câu hỏi và ra đề kiểm tra theo khung ma trận kiến
thức, kỹ năng
Bước 4: Xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra
Bước 5: Thẩm định và niêm phong đề kiểm tra, đáp án


3

IV. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế hiện nay một số giáo viên "có dạy thì phải ra đề kiểm tra" nhưng
phương pháp ra đề kiểm tra định kỳ thật sự nắm bắt chưa sâu sát, cho nên từ tài
liệu hiện có: trên thị trường cứ chép ra là tốt! Do vậy:
-Việc ra đề kiểm tra thiếu khoa học, thậm chí còn mang tính máy móc, rập
khuôn từ các đề kiểm tra mà những năm học trước để lại, thiếu cải tiến về cả nội
dung lẫn hình thức.
- Thiếu sự cọ xát giữa kiến thức và thực tế đối tượng học sinh. Mỗi năm đối
tượng học sinh lại khác, điều đó khẳng định lựơng kiến thức mà học sinh có

được trong các năm học là không như nhau. Vì vậy, mỗi năm học cần lấy học
sinh làm trung tâm và dựa trên chuẩn kiến thức cơ bản để có một đề kiểm tra
hợp
lý.
-Thiếu hài hoà giữa trắc nghiệm và bài tập vận dụng. Tuỳ theo yêu cầu môn
học, nội dung của từng chương học mà giáo viên cần linh hoạt tạo ra đề kiểm tra
có số câu trắc nghiệm và số câu tự luận hợp lý, đặt biệt là phù hợp với đối tượng
học sinh.
-Đánh giá chưa sát thực từng đối tượng học sinh. Vì thiếu các yêu cầu trên,
nên đề kiểm tra chưa bám sát về khả năng trình bày của học sinh. Có những học
sinh yếu khả năng trắc nghiệm nhưng khả năng tự luận rất tốt và cũng có những
học sinh có khả năng ngược lại.
Dựa trên những yêu cầu thực tế đã được nêu, tôi xin trình bày những giải
pháp mang tính cụ thể nhất nhằm khắc phục hoặc hạn chế những nhược điểm
trên để đề kiểm tra định kỳ được sát thực nhất với chuẩn nội dung - hình thức và
cả đối tượng học sinh.
Khi tham gia học lớp bồi dưỡng chuyên môn hè về Thông tư 30 và học về
cách xây dựng ma trận đề, ra đề kiểm tra định kỳ, các thành viên trong nhóm
hầu hết thực hiện khá tốt các bước trong qui trình. Nhưng khi bắt tay vào việc
vận dụng để ra đề trắc nghiệm khách quan thì các giáo viên lại tỏ ra lúng túng và
thường xây dựng trên ma trận giống với ma trận thi trước đây, không thể hiện rõ
nội dung cụ thể cần kiểm tra. Khi đó nếu giáo viên có sử dụng ma trận đề để ôn
tập sẽ chung chung vì thế học sinh sẽ phải học nhiều mà không có trọng tâm
kiến thức. Những đề kiểm tra định kỳ giáo viên gởi lên cho chuyên môn trường
thường theo lối cũ, không đúng với nội dung mới. Nhiều giáo viên còn cho rằng
khi xây dựng ma trận chi tiết như qui trình đặt ra có thể sẽ làm học sinh dự đoán
trước được đề thi và giáo viên thì tốn nhiều thời gian.
V. Nội dung nghiên cứu:



4
Xuất phát từ thực trạng trên nên tôi quyết định xây dựng lại qui trình thực
hiện việc đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường theo mô hình sau: Tổ
chức sinh hoạt chuyên môn cấp trường xây dựng ma trận đề kiểm tra thông báo
trước trên Gmail cho giáo viên ma trận khoảng 2 tuần, toàn bộ giáo viên đều
nghiên cứu xây dựng đề, đáp án và thang điểm nộp cho tổ trưởng để thẩm định
đề kiểm tra, tổ trưởng chịu trách nhiệm độ chính xác và tính bảo mật của đề, tổ
trưởng kiểm tra lại thật kĩ và nộp lên cho Phó hiệu trưởng của trường tổ chức
kiểm tra thẩm định bài tập chung cho toàn khối. Thống kê kết quả từng khối lớp,
nhận xét kết quả và rút kinh nghiệm
Dựa theo tiêu các tiêu chí như sau:
* Tiêu chí xây dựng đề kiểm tra định kỳ.
Đề kiểm tra học kì phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
1. Nội dung bao quát chương trình đã học.
2. Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu
cầu về thái độ ở các mức độ đã được qui định trong chương trình môn học, cấp
học.
3. Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
4. Phù hợp với thời gian kiểm tra.
5. Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh.
6. Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và với số điểm
dành cho nó.
Câu hỏi phần trắc nghiệm và cả phần tự luận phải phù hợp với yêu cầu
của chương trình, với chuẩn kiến thức tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT,
sát với
trình độ học sinh.
Các câu hỏi phải được phát biểu chính xác, rõ ràng để học sinh hiểu một
cách dễ dàng.
Bên cạch những yêu cầu cơ bản, giáo viên cần chuẩn bị cả những câu hỏi
đào sâu, đòi hỏi vận dụng kiến thức một cách tổng hợp, khuyến khích suy nghĩ

tích cực của học sinh.
Đề kiểm tra cần hài hoà giữa các hình thức câu hỏi. Cần phải thể hiện
linh hoạt và phù hợp với nội dung của các hình thức.
Phát huy được tính tự giác, chăm chỉ, không ỉ lại ở bạn.
*Thể loại câu trắc nghiệm:
1/Câu hỏi đúng-sai:
Loại câu này thì thông thường trước đó phải là một câu dẫn.
Khi soạn câu trắc nghiệm khách quan loại này cần chú ý:


5
- Chọn câu dẫn nào mà học sinh trung bình, khó nhận ra ngay là đúng hay
sai.
- Không nên trích nguyên văn những câu trong sách giáo khoa.
- Cần đảm bảo tính đúng hay sai của câu dẫn là chắc chắn.
- Mỗi câu dẫn chỉ nên diễn tả một ý độc nhất, tránh bao gồm nhiều chi tiết
hay nhiều nội dung.
- Tránh dùng những cụm từ như: tất cả, không bao giờ, đôi khi, thường.Vì
những cụm từ này làm cho tính đúng hay sai không rõ ràng hoặc có thể giúp học
sinh dễ dàng nhận ra câu trả lời. Học sinh sẽ không phân biệt được " Câu a và c
đều đúng" và "Cả a và c đúng"
2/Câu hỏi có nhiều lựa chọn:
Loại câu này mỗi câu hỏi có thể có từ ba đến năm câu trả lời sẵn, trong đó chỉ có
một câu đúng hoặc đúng nhất. Khi soạn loại câu trắc nghiệm khách quan loại
này cần chú ý:
- Phần gốc có thể là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lững và phần lựa chọn

đoạn bổ sung để phần gốc trở nên đúng nghĩa.
- Phần lựa chọn phải từ ba đến năm ý (tuỳ vào trình độ kiến thức và tư
duy của học sinh). Cố gắng sao cho những câu nhiễu (câu gài "bẫy") đều hấp

dẫn như nhau, đều dễ làm cho học sinh chưa hiểu kỹ, chưa suy nghĩ cẩn thận
đều cho là đúng. Tuy nhiên đây không phải là "bẫy" để phân biệt học sinh giỏi
hay học sinh yếu.
- Tránh để cho một câu hỏi nào đó có thể có hai câu trả lời lựa chọn đều là
đúng nhất. Trong một số trường hợp có thể thêm một phương án là: không có
câu trả lời nào là đúng (hoặc đúng nhất), hoặc trong trường hợp cho học sinh
chọn câu hỏi đúng nhất thì có thể cho hai câu trả lời là đúng để học sinh còn
lưỡng lự sẽ lựa chọn.
3/Câu hỏi dạng ghép đôi.
- Loại câu này thường gồm hai dãy thông tin: một dãy là những câu hỏi
(hay câu dẫn), một dãy là câu trả lời hay câu lựa chọn. Học sinh phải tìm ra
những cặp câu đúng nghĩa. Khi soạn câu trắc nghiệm khách quan loại này cần
chú ý:
- Dãy thông tin nêu ra không quá dài, nên thuộc cùng một loại có liên
quan với nhau để học sinh có thể dễ nhầm lẫn.
- Số các câu hỏi và số các câu trả lời không được bằng nhau. Nên có số
những câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn của học sinh.
- Thứ tự các câu trả lời không giống (hoặc không ăn khớp) với các thứ tự
của câu hỏi mà gây thêm những khó khăn không đáng cho sự lựa chọn.


6
4/Câu dạng điền khuyết
Loại câu này được thể hiện ở hai cấp độ: điền khuyết với những từ hoặc
cụm từ đã có sẵn và cấp độ cao hơn là điền khuyết với những từ hoặc cụm từ mà
học sinh tự tìm cho đúng.
Trên đây là 4 loại câu trắc nghiệm thông dụng để kiểm tra đánh giá kiến
thức, trong đó được dùng phổ biến nhất là loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm bộ môn mà còn có câu hỏi dạng trả lời ngắn hoặc
bảng lựa chọn.

Tuy nhiên, dù loại trắc nghiệm nào cũng cần chú ý đến dạng " Trắc
nghiệm mà phải tự luận" hay đúng hơn là "phần tự luận được thể hiện ở dạng
trắc
nghiệm".
*Thể loại câu tự luận:
Thể loại câu tự luận phải đa dạng để phát huy khả năng có thể của học
sinh. Tự luận ngắn, tự luận kiểu điền khuyết, tự luận kiểu tự trình bày.
*Bố cục tiết kiểm tra:
Khi soạn đề kiểm tra định kỳ cần thể hiện quy trình chặt chẽ về nội dung
– hình thức lẫn bố cục thể hiện. Trong đó thể hiện rõ:
1/Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra:
Đề kiểm tra được dùng làm phương tiện đánh giá kết quả học tập sau khi
học xong một chủ đề, một chương, hay một lượng kiến thức cụ thể.
2/Xác định mục tiêu bài dạy:Để xây dựng được đề kiểm tra tốt, cần liệt kê
chi tiết các mục tiêu giảng dạy, thể hiện ở các mục tiêu của từng bài học trong
lượng kiến thức cần kiểm tra và các hành vi hay năng lực cần phát triển ở học
sinh ở lượng kiến thức đó, (kiến thức, kỹ năng, thái độ).
3/Thiết lập ma trận hai chiều:
Đề kiểm tra muốn thể hiện đúng nội dung, phù hợp với đối tượng học sinh thì
phải có ma trận đề định hướng trước khi ra đề. Đó là cơ sở khoa học cho chất
lượng đề kiểm tra. Trong ma trận đề, một chiều là các mạch kiến thức cơ bản
cần kiểm tra, một chiều là mức độ nhận thức của học sinh được đánh giá theo ba
mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng. Trong mỗi ô là số lượng câu hỏi và
hình thức câu hỏi. Quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào
mức độ quan trọng của mục tiêu đó, thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm
quy định cho từng mạch kiến thức. Công đoạn trên có thể được tiến hành qua
những bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định trọng số điểm cho từng mạch kiến thức. Cách xác định
này dựa vào số tiết quy định trong phân phối chương trình, dựa vào mức độ
quan trọng của mỗi mạch kiến thức trong chương trình mà xác định số điểm

tương ứng cho từng mạch.


7
Bước 2: Xác định số điểm cho từng hình thức câu hỏi: nếu kết hợp cả hai
hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận trong cùng một chủ đề thì cần xác
định tỉ lệ trọng số điểm giữa chúng sao cho thích hợp. Ngoài việc cần đảm bảo
nguyên tắc kiểm tra được toàn diện và tổng hợp được kiến thức đã học, cũng rất
cần chú trọng việc đánh giá và điều chỉnh quá trình tìm tòi, tư duy của học sinh.
Tuỳ theo nội dung từng chương hay từng lượng kiến thức của từng bộ
môn khác nhau mà tỉ trọng điểm thích hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự
luận nên là: 4 : 6; hay 5 : 5; hoặc 6 : 4.
Bước 3: Xác định trọng số điểm cho từng mức độ nhận thức: để đảm bảo
phân phối điểm sau khi kiểm tra có dạng chuẩn hoặc tương đối chuẩn thì việc
xác định trọng số điểm ở ba mức độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng theo
thứ tự đó nên tuân theo các tỉ lệ: 4 : 4 : 2; hoặc 3 : 5 : 2; hoặc 3 : 4 : 3 tuỳ theo
đối tượng học sinh. Tuy nhiên, mức độ nhận thức trung bình (thông hiểu) luôn
được dành cho nhiều hơn hoặc bằng các mức độ khác.
Bước 4: Xác định số lượng câu hỏi cho từng ô ma trận, căn cứ vào trọng
số điểm đã xác định ở trên mà định số câu hỏi tương ứng. Trong đó mỗi câu hỏi
dạng trắc nghiệm khách quan phải có trọng số điểm như nhau.
VI. Kết quả nghiên cứu:
Qua hơn một năm áp dụng nội dung chuyên đề trên, chuyên môn trường
đã có được chuẩn thống nhất về kiến thức ở từng khối từng chương của từng
môn học cho từng giáo viên giảng dạy nắm vững để soạn đề kiểm tra. Tuy
nhiên, để đảm bảo tiêu chí “Phát huy được tính tự giác, chăm chỉ, không ỉ lại ở
bạn” thì có thể cần có ít nhất hai đề kiểm tra với nội dung kiến thức “bằng
nhau”, phát xen kẽ nhau khi làm bài thì hiệu quả sẽ đạt cao hơn.
Với kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, kính mong quý đồng nghiệp
cùng nghiên cứu chuyên đề, tích cực thảo luận, bổ sung đóng góp cho nội dung

của chuyên đề được hoàn thiện hơn. Thành thật cảm ơn.
Sau đây là ví dụ cụ thể về việc ra đề kiểm tra một tiết dựa theo ma trận đề
kiểm tra, chủ đề: Môn Tiếng Việt
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Soạn đềTNKQ- Các dạngTNKQ
-Đúng/ sai - Đa lựa chọn -Tương ứng cặp - Bán khách quan
-Điền chỗ trống -Trả lời ngắn - Tự luận -Câu hỏi có kết thúc mở
MINH HỌA
+Tự luận
Tại sao bảng con là người bạn thân thiết của em.
Em và bạn em hưởng ứng đợt bảo vệ môi trường do nhà trường vừa phát
động như thế nào?


8
+Đúng/sai
Phấn là đồ dùng học tập?
+Đa lựa chọn
Tìm từ đồng nghĩa với vị thành niên?
phụ nữ- thiếu niên- thanh niên- đàn ông
+Tương ứng cặp
Nối nơi hoạt động với người hoạt động.
+Trả lời ngắn (Bán khách quan)
Tự viết một nhãn vở.
+ Hạn định khu vực trả lời:
Các thông tin để nhận diện ra chủ nhân và để chủ nhân nhận ra cuốn vở
không ghi thông tin thừa: nơi sinh sống, cha mẹ tên gì, làm gì, vở còn mấy trang
tên trường lớp tên môn/phân môn học và tên năm học…
+ Trả lời ngắn (Bán khách quan)
Hãy kểt tên các đồ dùng học tập của em và bạn em.

+Hạn định khu vực trả lời:
Đồ dùng thiết yếu cho học tập, không ghi vật dụng không dùng trong học
tập như đồ ăn, phương tiện đi lại, đồ chơi... sách giáo khoa vở bút bảng con....
hộp bút cặp, túi...
+ Điền chỗ trống (bán khách quan)
Điền dấu thanh thích hợp để được tiếng sau đây có nghĩa......
Điền từ thích hợp để câu sau đây có nghĩa:................... ăn cỏ đồng ta
*Ưu điểm:
-Vùng quét nội dung KT&KN rộng chi tiết
- Kết quả khách quan KT & ĐG ở cơ sở thông tin cập nhật và chi tiết về
từng HS kết quả đáng tin cậy dễ báo cáo thống kê.
-KT & ĐG diện rộng dễ nhân bản kết quả đáng tin cậy tiện tự động hóa
trong chấm điểm.
-TNKQ có độ dài ngắn, cấu trúc giản dị, nên: tiện gộp nhiều đề lại thành
một bộ đề → tăng độ tin cậy chứa nhiều chủ đề khác nhau → tăng thông tin về
HS.
-TNKQ thiết kế đúng và chất lượng sẽ tốt hơn tự luận.
So sánh bài làm TNKQ với bài làm theo Tự luận của cùng một nhóm HS,
đã có 2 kết luận quan trọng:
Ngoài ra còn bổ sung hàng loạt chi tiết mà bài làm qua tự luận không thể
kết quả qua TNKQ dự báo tốt kết quả qua tự luận. có được.
Kết quả qua Tự luận không dự liệu được kết quả của TNKQ.
*Nhược điểm


9
Khuyến khích đoán mò, nhất là ở dạng đúng/sai.
Dạng đa lựa chọn chỉ yêu cầu tìm đúng câu trả lời, nên không nhớ chi tiết
dừng phát triển nhận thức chỉ ở mức nhận biết.
Thiên về kĩ năng đọc - hiểu, hạn chế kĩ năng viết, nên không biết soạn

trả lời không phát triển khả năng tạo lập câu và văn bản.
Nhiễu trong các câu trả lời có vẻ ngoài hợp lí, lượng lại vượt trội →
làm vẩn đục môi trường sư phạm, nhất là tiểu học.
Do người soạn đề chủ quan, nên câu TNKQ thường: tầm thường, rời rạc,
không bao quát bỏ qua phát triển tư duy qua các kĩ năng phân tích và tổng hợp!
TNKQ không tiết kiệm được thời gian, vì:
Trước khi ra đề phải cân nhắc kĩ chiến lược ra đề để có tính hệ thống
cao và vô tình bỏ sót một số vùng KT&KN cần KT&ĐG.
Về mặt kĩ thuật, người ra đề phải chuyên nghiệp.
Trước khi đưa ra đại trà phải có thời gian thử nghiệm và hiệu chỉnh
bộ đề cho sát với thực tế.
Soạn đề TNKQ
Yêu cầu về hình thức
Yêu cầu về nội dung
YÊU CẦU HÌNH THỨC
2 loạt quy tắc:
Câu hỏi - Câu trả lời
Cấu trúc thành tố đề TNKQ
Tìm từ đồng nghĩa với vị thành niên?
phụ nữ- thiếu niên- thanh niên- đàn ông
Câu trả lời đúng
Câu trả lời nhiễu
Thân câu hỏi Lệnh
1. Câu hỏi không lặp nguyên văn bài đã học.
2. Thân câu hỏi không chứa từ phủ định.
3. Câu hỏi không làm rối trí HS.
4. Thân câu hỏi phải có nghĩa và phải nêu rõ được vấn đề cần hỏi.
5. Hình thức câu hỏi không chi phối, làm ảnh hưởng đến phần thân.
6. Phần thân chứa càng nhiều yếu tố hỏi càng tốt. Đoạn lặp lại, nếu
có ở trả lời, phải đưa vào thân câu hỏi.

7. Không dùng các câu hỏi có nội dung chính trị, tôn giáo hoặc
quảng
cáo...,ngoài phạm vi GDTH.
8. Không dùng câu hỏi móc xích: trả lời đúng câu trước mới đến


10
được câu tiếp sau.
9. Không dùng câu hỏi đa lựa chọn nếu các dạng đúng/ sai, điền,
cặp
tương hợp... tốt hơn.
MINH HỌA
Không lặp lại nguyên văn bài học.
Có dịp về Sóc Trăng, bạn nên tới thăm chùa Dơi. Quanh chùa, cây cối
mọc um tùm, nhiều nhất là những cây sao, cây dầu. Có hàng vạn chú dơi khổng
lồ sinh sống nơi đây. Những chú dơi khổng lồ, sải cánh tới hàng mét, khéo léo
treo mình
ngủ dưới những nhành cây...
1. Chùa Dơi có gì đặc biệt?
Có nhiều tượng Phật
Có nhiều chú dơi sinh sống
Có lễ hội đông vui
2. Dơi ngủ như thế nào?
Treo mình ngủ dưới những nhành cây
Nằm ngủ trong tổ
Đứng ngủ tại sân chùa
Đề Lớp 3 Tiếng Việt
Thân câu hỏi không chứa từ phủ định
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của loài chim?
Có xương sống

Có lông mao
Đẻ con và nuôi con bằng sữa
Có lông mao
Đề Lớp 3 TNXH
Câu hỏi không làm rối trí HS
Mồm bò mà lại không phải mồm bò, mà lại là mồm bò
Câu đố Việt Nam
Xếp các câu tục ngữ dưới đây vào 3 nhóm bằng cách viết chữ đầu câu
(a, b, c,...) vào các ô tương ứng:
a/ Góp gió thành bão
b/ Xấu người đẹp nết
c/Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
d/ Con có cha như nhà có nóc
e/Cái nết đánh chết cái đẹp
g/ Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
h/ Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con.
Hình thức câu hỏi không chi phối, làm ảnh hưởng đến phần thân
Cặp từ nào dưới đây có từ đồng âm?
A. vỗ bờ - vỗ tay


11
B. vách đá - đá bóng
C. mắt cá - mắt lưới
D. lưng núi - đau lưng
Phần thân chứa càng nhiều yếu tố hỏi càng tốt. Đoạn lặp lại, nếu có ở trả
lời, phải đưa vào thân câu hỏi.
Những sự vật nào của Tây Nguyên được miêu tả trong đoạn văn?
A. Thảo nguyên, đồi tranh, đất đỏ, rừng, đồn điền, nương ngô
B. Thảo nguyên, đồi tranh, đất đỏ, rừng, dãy lúa, nương ngô

C. Thảo nguyên, đồi tranh, đất đỏ, rừng, đồn điền, bờ suối.
Không dùng câu hỏi móc xích: trả lời đúng câu trước mới đến được câu
tiếp sau.
Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép?
A.Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
B. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và

màu sắc rực rỡ.
D. Đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập
phồng,
run rẩy như đang thở, không có mảy may biểu hiện của sự tàn úa.
Câu ghép em vừa tìm được có mấy vế câu?
A. Hai vế
B. Ba vế
C. Bốn vế
Thân câu hỏi phải có nghĩa và phải nêu rõ được vấn đề cần hỏi.
Trong bài văn trên có mấy đại từ xưng hô?
A. Một đại từ. (Đó là ........................)
B. Hai đại từ. Đó là ........................)
C. Ba đại từ. Đó là ........................)
D. Bốn đại từ. Đó là ........................)
Thân câu hỏi phải có nghĩa và phải nêu rõ được vấn đề cần hỏi.
Trong hai câu văn sau: Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc
cây
mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng
hóa đó, từ đỏ hóa tím xanh..." Câu in đậm liên kết với câu đứng trước
bằng cách nào?
A. Bằng từ ngữ nối. (Đó là từ ........................)
B. Chỉ bằng lặp từ ngữ. (Từ lặp lại là ........................)
C. Chỉ bằng cách thay thế từ ngữ. (Từ được thay thế là ................)

D. Bằng cách lặp và thay thế từ ngữ. (Từ lặp lại là ........................


12
Từ................ở câu 2 thay thế cho .............. ở câu 1)
Câu trả lời
1. Câu trả lời cần có cấu trúc và độ dài như nhau.
2. Một câu hỏi chỉ có 1 câu trả lời đúng hoặc 1 câu trả lời tốt nhất.
3. Câu nhiễu phải có vẻ ngoài hợp lí, có liên quan đến nội dung câu hỏi đề
cập.
4. Trong câu hỏi không được đưa một yếu tố nào có thể trở thành tín hiệu
manh mối dẫn tới câu trả lời đúng.
5. Câu trả lời đúng được đặt ngẫu nhiên trong dãy câu trả lời.
6. Không dùng dạng trả lời: không có câu (trả lời ) nào trên đây là đúng
hoặc tất cả những câu trên.
7. Không dùng các từ ngữ không bao giờ, luôn luôn trong câu trả lời
nhiễu.
8. Không dùng các thế đồng nghĩa hoặc trái nghĩa trong dãy câu trả lời.
Nội dung đoạn văn cho biết điều gi?
Cảnh mùa xuân tươi đẹp
+Loài chim én tìm nơi làm tổ vào mùa đông sau kì đi tránh rét
+Hình dáng và hoạt động của loài chim én trong một thời tiết
+Vẻ đẹp và đặc tính của loài chim én giúp cảnh mùa xuân thêm sinh động
*MINH HỌA
Câu trả lời cần có cấu trúc và độ dài như nhau.
Quan án phá được vụ án là nhờ đâu?
Công minh, quyết đoán
Thông minh, quyết đoán, nắm được tâm lí tội phạm
Muốn tìm ra sự thật.
Một câu hỏi chỉ có 1 câu trả lời đúng hoặc 1 câu trả lời tốt nhất.

Nối ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B và C để tạo thêm các câu kể
Ai Làm gì?
Câu nhiễu phải có vẻ ngoài hợp lí, có liên quan đến nội dung câu hỏi đề
cập
Bài văn tả cảnh trăng bắt đầu lên vào thời điểm nào trong ngày?
Thời điểm ngày chưa tắt hẳn
Mặt trăng đỏ như mặt trời
Cơn gió nhẹ hiu hiu thổi.
Trong câu hỏi không được đưa một yếu tố nào có thể trở thành tín hiệu
manh mối dẫn tới câu trả lời đúng
Có thể thay từ thăm thẳm trong câu văn tả bầu trời ban đêm "Trời bây giờ
trong vắt, thăm thẳm và cao" bằng từ nào cùng nghĩa?
A. Sâu thẳm


13
B. Xanh thắm
C. Thắm tươi
Không dùng dạng trả lời: không có câu (trả lời ) nào trên đây là đúng hoặc
tất cả những câu trên.
Vì sao chim họa mi được gọi là nhạc sĩ giang hồ:
tự do rong ruổi bay chơi khắp nơi
tiếng hót như một điệu đàn
hót cho các bạn xa gần lắng nghe
cả ba phương án trên
Không dùng các từ ngữ không bao giờ, luôn luôn trong câu trả lời nhiễu
Vì sao cụ giáo Chu phải nói to một lần nữa với thầy giáo mình?
Cụ đồ bị nặng tai
Cụ đồ luôn phải nghe hai lần
Đám môn sinh trò chuyện ồn ào.

Nghĩa thầy trò, Tiếng Việt 5, t.2
Không dùng các từ ngữ không bao giờ, luôn luôn trong câu trả lời nhiễu
Vào lúc nào Cà Mau có sớm nắng chiều mưa?
+Tháng bảy, tháng tám
+Không bao giờ
+Tháng ba, tháng tư.
Đất Cà Mau, Tiếng Việt 5, t.1
Không dùng các thế đồng nghĩa hoặc trái nghĩa trong dãy câu trả lời.
Từ nào cùng nghĩa với từ siêng năng?
cần cù
lười biếng
biếng nhác
chuyên cần
VII. Kết luận:
Qua thực tế cho thấy việc áp dụng theo ma trận để ra đề KTĐK tại trường
tiểu học Nam Trân đã có những kết quả tốt hơn nhiều so với trước đây, các biện
pháp đã nêu rất thuận lợi cho việc giáo viên áp dụng ra đề sát với nội dung kiến
thức trãi dài trong từng học kỳ, đánh giá đúng mức năng lực, kiến thức của từng
học sinh trong lớp mình. Thông qua đó nhà trường thấy được những mức độ
chuyên môn am hiểu sâu chương trình của từng giáo viên trong từng khối lớp
tạo nền tảng tốt trong việc dạy và học của trường.
VIII. Đề nghị:


14
Đề tài chỉ áp dụng hạn chế trong phạm vi nội bộ của trường, tập thể cán
bộ, giáo viên trường tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn chỉnh hơn nữa để có thể
nhân rộng rãi trên quy mô rộng hơn.

Người viết


TRẦN ĐÌNH HUY

IX. Phụ lục:
Đề minh họa tham khảo
Đề kiểm tra cuối năm học: Môn Toán lớp 3
(Thời gian làm bài: 40 phút)
1. Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống:
Viết số

Đọc số

23 634
Ba mươi nghìn sáu trăm bốn mươi mốt.
37 085
Năm mươi tư nghìn chín trăm.
2. Viết các số: 32 456; 31 999; 32 645; 32 564 theo thứ tự từ bé đến lớn.
……………………………………………………………………….
3. Đặt tính rồi tính:
a/ 47258 + 35127
………………………

b/ 11306 × 7
……………………….


15
………………………

……………………….


………………………

……………………….

4. Viết vào chỗ chấm:

Đồng hồ chỉ:
a/ ………giờ……phút.

b/ …………giờ………phút.

5. Tìm x:
a/ x + 26592 = 73829

b/ x × 6 = 27168

…………………………….

……………………………..

…………………………….

……………………………..

6. Viết vào chỗ chấm cho thích hợp:
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 7m, chiều dài gấp ba lần chiều
rộng. Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là .......................
7. Giải bài toán:
Có 32l mật ong chia đều vào 8 can. Hỏi phải lấy mấy can như thế để được

20l mật ong?
Bài giải
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………

8. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số dư lớn nhất trong phép chia một số cho 5 là:


16
A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Đề minh họa tham khảo
Đề kiểm tra cuối năm học: Môn Tiếng Việt lớp 4
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt
Cho văn bản sau:
Câu chuyện cảm động về cậu bé Nhật Bản
1. Tối 16 - 3, tôi được phái tới trường tiểu học phụ giúp phát thực phẩm cho người
bị nạn. Trong hàng người rồng rắn xếp hàng, có một cậu bé chừng 9 tuổi, ăn mặc
phong phanh trong cái rét căm căm. Cậu bé đứng ở cuối hàng. Tôi sợ đến phiên cậu
thì chắc chẳng còn thức ăn nên đi lại hỏi thăm.

2. Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục. Cha cậu làm
việc gần đấy. Từ ban công tầng 4 của trường, cậu nhìn thấy người cha mắc kẹt trong
chiếc xe bị cuốn phăng theo dòng nước. Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ và em chắc cũng
không kịp thoát thân. Cậu quay người, lau vội dòng nước mắt, giọng run run khi nhắc
về người thân.
3. Nhìn thấy cậu bé lạnh run lập cập, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người cậu
rồi đưa khẩu phần ăn tối cho cậu. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm
ơn. Tôi nghĩ chắc cậu sẽ ngấu nghiến ăn ngay. Nhưng cậu cầm bao lương khô để vào
thùng thực phẩm đang được phân phát rồi quay lại xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ
của tôi, cậu bé trả lời: "Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Con bỏ vào đó để
các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!".
Theo Hà Minh Thành
A.I. (1 đ) Đọc thành tiếng : Đọc một trong ba đoạn văn của văn bản.
A.II. Đọc thầm và làm bài tập (khoảng 15 – 20 phút) :
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. (0.5 đ) Tác giả chú ý đến ai trong hàng người rồng rắn xếp hàng nhận
thực phẩm phân phát?
a. Một cậu bé đứng ở đầu hàng.
b. Một cậu bé đứng ở giữa hàng.
c. Một cậu bé đứng ở cuối hàng.


17
2. (0.5 đ) Khi động đất và sóng thần ập đến, chuyện gì đã xảy ra với gia
đình cậu bé?
a. Cha cậu bị rơi từ tầng 4 xuống đất.
b. Mẹ và em trai cậu mắc kẹt trong xe bị cuốn phẳng theo dòng nước.
c. Cha cậu bị cuốn theo dòng nước, mẹ và em chắc cũng không kịp thoát
thân.
3. (0.5 đ) Cậu bé đã làm gì khi được người cảnh sát cho khẩu phần ăn tối

của mình?
a. Để vào thùng thực phẩm đang phân phát.
b. Ngấu nghiến ăn ngay.
c. Cất vào túi rồi tiếp tục đứng xếp hàng.
4. (0.5 đ) Dòng nào chỉ toàn từ láy ?
a. rồng rắn, căm căm, run run, lập cập.
b. rồng rắn, căm căm, phân phát, lập cập.
c. rồng rắn, căm căm, thoát thân, run run.
5. (0.5 đ) Dòng nào nêu đúng các động từ có trong câu Cậu bé kể lúc
động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục ?
a. kể, ập đến, học
b. kể, động đất, ập đến
c. kể, học, thể dục.
6. (0.5 đ) Trong câu Một cậu bé chừng 9 tuổi, ăn mặc phong phanh đang
đứng xếp hàng, bộ phận nào là chủ ngữ ?
a. Một cậu bé
b. Một cậu bé chừng 9 tuổi
c. Một cậu bé chừng 9 tuổi, ăn mặc phong phanh
7. (0.5 đ) Khi được cho gói lương khô, cậu bé Nhật Bản không ăn
mà để lại vào thùng thực phẩm chung rồi quay lại xếp hàng chờ đến
lượt mình. Em có suy nghĩ gì về hành động đó ? Viết câu trả lời của em
vào chỗ trống:


18
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………….................................................................
..........................................................................................................
8. (0,5 đ) Viết vào chỗ trống bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Khi

nào để hoàn chỉnh câu sau:
.................................................…, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người
cậu.
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)
B.I. Chính tả (nghe - viết) (2,0 đ) (khoảng 15 phút)
Chú mèo con
Mèo con nhảy một cái thật cao theo bướm, rồi cuộn tròn lăn lông lốc giữa sân
cho đến lúc chạm bịch vào một gốc cau. "Rì rào, rì rào, con mèo nào mới về
thế?", cây cao lắc lư chòm lá tít trên cao hỏi xuống. Mèo con ôm lấy thân cau,
trèo nhanh thoăn thoắt. Chú ngứa vuốt cào cào thân cau sồn sột. "Ấy, ấy! Chú làm
xước cả mình tôi rồi. Để vuốt sắc mà bắt chuột chứ". Mèo con tiu nghỉu cúp tai
lại, cụp xuống đất. Rì rào, rì rào, chòm cau vẫn lắc lư trên cao.
Mèo con lại nằm dài sưởi ấm và ngẫm nghĩ.
Theo Nguyễn Đình Thi
B.II. Viết đoạn, bài ( 3,0 đ) (khoảng 35 phút)
Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
X. Tài liệu tham khảo:
-Tập huấn ra đề KTĐK theo Thông tư 30


19

XI. Mục lục:
Stt
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11

Nội dung các phần
Tên đề tài
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Mục lục

trang
1
1
1-2
2-3
3-7
7-14
14
14
15-19
20

21



×