Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Văn hóa tổ chức của cửa hàng The Pizza Company – 333 Cầu Giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 39 trang )

Phần 1: Một số khái niệm cơ bản của văn hóa tổ chức
1. Khái niệm văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức: là hệ thống những giá trị, những niềm tin, những quy phạm
được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và hướng dẫn những hành vi của
NLĐ trong tổ chức.
2. Biểu hiện
2.1. Biểu hiện trực quan của văn hóa tổ chức
Là các biểu trưng được sử dụng để thể hiện nội dụng của văn hóa công ty.
Chúng thường là biểu trưng được thiết kế để dễ nhận biết bằng các giác quan (nhìn
thấy, nghe thấy hoặc sờ thấy)
a. Kiến trúc đặc trưng của một tổ chức

Là thiết kế nội thất công sở, những thiết kế nội thất được các doanh nghiệp và
tổ chức quan tâm về các vấn đề: tiêu chuẩn về màu sắc, kiểu dáng bao bì đều được
sử dụng để tạo ấn tượng gần gũi, thiện chí và hấp dẫn.
Kiến trúc ngoại thất có thể ảnh hưởng quan trọng đến hành vi của con người,
sự phản ứng và thực hiện công việc, những công trình kiến trúc có thể được coi là
linh vật biểu thị một ý nghĩa, giá trị của một tổ chức; kiểu dáng kết cấu có thể coi
là biểu tượng cho phương châm chiến lược của tổ chức.
b. Nghi lễ

Một trong số biểu trưng của văn hoá tổ chức là nghi lễ. Đó là loại hình văn hóa
có yếu tố chính trị hoặc tín ngưỡng, tâm linh được tập thể doanh nghiệp tôn trọng
giữ gìn. Đây là giá trị văn hóa điển hình của một tổ chức. Nó có thể là các nghi lễ
trong hội họp, các sinh hoạt tập thể, giao lưu văn hóa văn nghệ...Những hoạt động
này tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa riêng của từng doanh nghiệp. Bởi khi nhắc
đến một doanh nghiệp, có thể người ta sẽ nghĩ ngay đến nét văn hóa điển hình
trong nghi lễ, cách họ tổ chức hội họp, hoạt động tập thể, là thế mạnh của một
doanh nghiệp. Có 4 loại nghi lễ cơ bản: Chuyển giao (Khai mạc, giới thiệu thành



viên mới, chức vụ mới, lễ ra mắt...), củng cố (Lễ phát phần thưởng), nhắc nhở
(Sinh hoạt văn hóa, chuyên môn, khoa học), liên kết (Lễ hội, liên hoan, Tết).
c. Mẩu chuyện giai thoại, tấm gương điển hình

Một số mẩu chuyện trở thành những giai thoại do những sự kiện mang tính lịch
sử và có thể được thêu dệt thêm.
d. Biểu tượng, Logo

Biểu tượng là 1 thứ gì đó không phải là chính nó và nó có tác dụng giúp mọi
người nhận ra hay hiểu được thứ mà nó biểu thị; các công trình kiến trúc, lễ nghi,
giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng.
Logo là một sản phẩm sang tạo, được thiết kế để thể hiện hình tượng của một
tổ chức.
e. Ngôn ngữ, khẩu ngữ, trang phục

Ngôn ngữ: Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt,
khẩu hiệu ví von ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để chuyền tải ý nghĩa cụ thể đến
nhân viên của mình và những người xung quanh.
Khẩu hiệu: Là hình thức dễ nhập tâm, không chỉ được nhân viên mà cả khách
hang, những người khác luôn nhắc đến. Nó thường rất ngắn gọn, dễ nhớ. Do đó,
đôi khi có vẻ sáo rỗng về mặt hình thức.
Trang phục: Là một trong những thứ mà mọi người nhìn vào đầu tiên khi đánh
giá văn hóa của một công ty.
Khi thiết kế trang phục cho các thành viên trong tổ chức, nhà quản lý cần phải
quan tâm đến yếu tố lịch sự, trang nhã, văn minh, hiện đại. Trang phục cũng giúp
các thành viên trong công ty gắn kết với nhau, đặc biệt trong các tập đoàn lớn nhân
viên không hề biết mặt nhau và trang phục giúp phân biệt văn hóa của doanh
nghiệp này với doanh nghiệp khác, tạo ra nét riêng biệt và đặc trưng cho tổ chức.
f. Ấn phẩm điển hình
Là những tư liệu chính thức, có thể giúp nhũng người xung quanh có thể nhìn

thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của một tổ chức.


Chúng có thể là bản tuyên bố báo cáo thường niên hoặc các tài liệu, những giá
trị chủ đạo của tổ chức, phương châm hành động, triết lý quản lý, thái độ đối với
người lao động, công ty, người tiêu dùng và xã hội.
2.2. Biểu hiện phi trực quan của văn hóa tổ chức
Nhận thức và sự thay đổi nhận thức diễn ra thường xuyên trong mỗi cá nhân,
chúng rất khó nhận thấy được bằng những biểu hiện trực quan. Chúng chỉ có thể
cảm nhận được thông qua những biểu hiện thông qua trạng thái tình cảm và hành
động.
Các biểu hiện phi trực quan là những dấu hiệu đặc trưng thể hiện mức độ nhận
thức đạt được ở các thành viên và những người hữu quan về văn hóa công ty.
a. Lý tưởng

Sứ mệnh: Là lý do để tổ chức tồn tại, các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh của
mình bằng một "tuyên bố sứ mệnh” súc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại
để làm gì và phải làm gì để tồn tại? Tuyên bố sứ mệnh của tổ chức cần đưa ra
thông tin để trả lời 3 câu hỏi sau:
+ Mục tiêu của tổ chức là gì?
+ Tổ chức sẽ làm gì và phục vụ ai (lĩnh vực hoạt động, khách hàng)
+ Những nguyên tắc và giá trị nào là kim chỉ nam cho các hoạt động của tổ
chức?
Tầm nhìn: Là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong
tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành. Người lãnh đạo
phải đặt câu hỏi, ví dụ như 5 năm nữa, 10 năm nữa…mục tiêu của doanh nghiệp là
gì, lãnh đạo sẽ dẫn dắt tổ chức tới đâu? Vị thế doanh nghiệp sẽ phát triển ra sao?
Giá trị cốt lõi: Là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và bền vững của tổ chức.
Có những nguyên tắc tồn tại không phục thuộc vào thời gian. Tự thân, không cần
sự phản biện bên ngoài, có giá trị và tầm quan trọng với bên trong tổ chức. Giá trị

cốt lõi qua việc sàng lọc tính chân thực, có thể nhận diện nhờ xác định giá trị nào
thực sự là trung tâm và mặt khác phải bền vững trước kiểm định của thời gian. Một
công ty lớn cần xác định cho chính mình những giá trị được giữ làm cốt lõi, độc
lập với môi trường hiện tại, với yêu cầu cạnh tranh và cách thức quản trị. Như vậy


việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là sự tuyên bố chiến lược của tổ
chức, là một sự trăn trở để thiết kế, xây dựng chứ không phải chỉ là câu chữ đơn
thuần, chỉ để phát biểu cho hay.
Triết lý kinh doanh: Là các ý tưởng, tôn chỉ hành động trong hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp.Thường đề cập tới những vấn đề cơ bản về sứ mệnh,
phương châm hoạt động, cách ứng xử, giao tiếp trong nội bộ công ty và với bên
ngoài. Triết lý kinh doanh thể hiện quan điểm riêng của một doanh nghiệp, được
tạo dựng bởi các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp ấy. Nó được duy trì, bổ sung phát
triển trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Nguyên tắc: là việc hình thành thói quen, trở thành nếp sống hàng ngày của bản
thân, những việc cần phải làm, những yêu cầu cần đáp ứng, những hành vi cần
thực hiện, những quy định cần phải tuân thủ, là cách thức hành động đúng đắn, tốt
nhất đối với bản thân.
b. Giá trị

Giá trị là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng bền vững của một tổ chức, giá trị
cốt lõi thông qua sàng lọc tính chân thực và xác định giá trị nào thực sự là trung
tâm và mặt khác phải bền vững trước sự kiểm định của thời gian, một công ty lớn
cần xác định cho chính mình những giá trị được giữ làm cốt lõi, độc lập, với môi
trường hiện tại, với yêu cầu cạnh tranh và cách thức giá trị .
c. Niềm tin
Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế
nào là sai, là “điểm tựa tinh thần” và tạo nên động lực của con người. Trong niềm
tin luôn chứa đựng những giá trị và triết lý đã nhận thức và là nguồn sức mạnh

giúp con người hành động.
d. Thái độ
Thái độ là chất gắn kết niềm tin với giá trị thông qua tình cảm. Thái độ được
định nghĩa là một thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách
thức nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng.
Thái độ cần những phán xét dựa trên cảm giác và tình cảm. Thái độ của con người
tương đối ổn định và có ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao động.

Phần 2: Văn hóa tổ chức của cửa hàng The Pizza Company – 333 Cầu Giấy


I. Khái quát
Tên, địa chỉ: The Pizza Company số 333 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu
Giấy, Hà nội
SĐT: (024) 3767 9489
Email:
Giờ mở cửa: 10h-22h
Mã số thuế: 0104115527-003
1. Quá trình hình thành phát triển:

Việc kinh doanh pizza tại Thái Lan được khởi xướng từ khoảng 20 năm trước
và người tiên phong cho lĩnh vực này là William Ellwood Heinecke - người sáng
lập Minor Group với việc thỏa thuận nhượng quyền thương hiệu Pizza Hut. Tuy
nhiên, ngày 31/12/2001 mâu thuẫn về việc nhượng quyền diễn ra khiến hai bên
kiện nhau. Vào ngày 17/03/2002 William Heinecke đã chính thức ra mắt thương
hiệu riêng của mình mang tên “The Pizza Company”.


William Ellwood Heinecke
Thương hiệu ‘The Pizza Company’ thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Minor

Food Group, một trong những tập đoàn hàng đầu châu Á về ngành khách sạn và
ẩm thực cao cấp. Được thành lập từ 1981, nhưng mãi đến năm 2004 The Pizza
Company mới bắt đầu mở rộng, phát triển hệ thống cửa hàng và nhượng quyền
thương mại quốc tế.
Hiện nay, thương hiệu The Pizza Company đã có hơn 250 cửa hàng tại hơn 12
thị trường trên toàn thế giới như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar,
Iran, Malaysia. Với sự am hiểu về sở thích ẩm thực của người châu Á,The Pizza
Company tự hào cung cấp cho khách hàng hơn 20 loại bánh pizza thơm ngon với
nhân bánh dày hơn và phô mai hảo hạng đã giúp ‘The Pizza Company’ thành công
trong việc chinh phục các khách hàng yêu pizza.
Cùng với xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế, Công ty Cổ Phần Pizza
Ngon được thành lập năm 2009 thuộc tập đoàn Gami đã trở thành đơn vị nhận
nhượng quyền thương hiệu ‘The Pizza Company’ tại Việt Nam. Cùng năm 2009,
cửa hàng The Pizza Company đầu tiên ra mắt tại Việt Nam, chính là cơ sở số 333
Cầu Giấy. Sau 8 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, The Pizza Company đã phát
triển không ngừng nghỉ và hiện đã có 35 cửa hàng trải dài từ Bắc vào Nam, riêng
Hà Nội có tới 9 cửa hàng tại các khu phố và trung tâm thương mại lớn bậc nhất
Thủ Đô như Vincom Royal City, Time City, Xuân Diệu, Đoàn Trần Nghiệp…. Tuy


nhiên, The Pizza Cômany số 333 Cầu Giấy vẫn là một trong những cửa hàng được
ưa chuộng nhất không chỉ bởi đây là của hàng The Pizza Company đầu tiên tại Việt
Nam mà còn vì địa thế thuận lợi, không gian rộng rãi sang trọng và phong cách
phục vụ chuyên nghiệp “chuẩn Ý”.
2. Cơ cấu lao động

The Pizza Company Cầu Giấy là cửa hàng có đông nhân viên nhất trong chuỗi
nhà hàng The Pizza Company tại khu vực Hà Nội. Hiện tại nhà hàng có 61 nhân
viên thay nhau làm việc theo các ca từ 10h sáng đến 22h tối.


Nhiều nhất là nhóm 20-25 tuổi, đặc biệt là các bạn 20, 21 tuổi. Là sinh viên
năm 2 năm 3 nên có nhiều thời gian rảnh rỗi để đi làm thêm. Nhóm trên 25 tuổi
đều là quản lí cấp cao của nhà hàng, vì vị trí này cần những người có kinh nghiệm,
sự khéo léo trong giao tiếp để giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếu nại của
khách hàng.
Tỷ lệ nam nữ tại nhà hàng cũng không chênh lệch qua nhiều. Hiện tại nhân
viên cửa hàng được phân thành 3 nhóm: Nhóm quản lí, nhóm nhân viên bếp (BOH
– Back of House- Hậu sảnh nơi khách ít lui tới) và nhóm nhân viên phục vụ (FOH
-Front of house-Tiền sảnh nơi phục vụ khách).
Trong đó,
a. Nhóm quản lí gồm 4 người:

01 quản lí nhà hàng:
Lê Đình Hoàng (33t), Tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo quản và chế biến nông sản thực
phẩm, Đại học Nông Nghiệp nay là Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.


03 trợ lí quản lí nhà hàng:
Nguyễn Thị Thu Hà (25t) cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Thương
Mại


Lưu Ngọc Thiện (23t), cử nhân ngành Du lịch, Đại học Kinh doanh Công nghệ

Phạm Thị Ngọc Ánh (23t), cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh, Học viện Báo chí Tuyên
truyền


b. Nhóm nhân viên bếp


-

Số lượng: 29 người, gồm 1 bếp trưởng và 28 nhân viên phụ bếp. Trong đó,
có 16 nam và 12 nữ


Nhân viên bếp là những nhân viên trực tiếp chế biến đồ ăn phục vụ nhu cầu
của khách hàng. Bên cạnh đó, các nhân viên bếp nam sẽ thay nhau đảm
nhiệm vị trí giao hàng khi khách có nhu cầu gọi giao hàng tận nơi. Các nhân
viên bếp nữa sẽ đảm nhận các công việc rửa chén đĩa, các thiết bị sử dụng
trong nhà bếp. 100% các nhân viên đều đang theo học hoặc vừa tốt nghiệp
các trường đại học trong khu vực gần với cửa hàng như: Đại học Công
nghiệp, Đại học Lao động Xã hội, Đại học Giao thông vận tải, Học viện Kĩ
thuật quân sự….
c. Nhóm nhân viên phục vụ
-

Số lượng: 28 người, trong đó có 23 nữ và 5 nam
Đặc điểm của nhóm này ưu tiên những bạn có ngoại hình là một lợi thế, và
cần có sự khéo léo, cẩn thận trong cung cách phục vụ. Vì vậy, vị trí này chủ
yếu tuyển nữ. Công việc của nhóm nhân viên phục vụ là tiếp đón khách,
order và phục vụ đồ ăn, thanh toán
- 100% nhân viên trong nhóm cũng đều là sinh viên tại các trường học quanh
khu Cầu Giấy như Đại học Thương Mại, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học
Công nghiệp…
-

II. Nội dung văn hóa tổ chức



1. Biểu hiện trực quan
a.1 Kiến trúc đặc trưng
a. Ngoại thất

Kiến trúc ngoại thất của cửa hàng được lấy cảm hứng từ kiến trúc của đấu
trường La Mã cổ đại với đặc trưng là các viên gạch có màu nâu đỏ được xếp xen
kẽ một cách ngay ngắn.

Cửa hàng vào buổi tối


Điều quan trọng của ngoại thất là phải khiến cho khách hàng nhận dạng cửa
hàng một cách dễ dàng, không bị nhầm lẫn với các cửa hàng khác. Vì vậy, biển
hiệu là một phần vô cùng quan trọng để giúp nhận dạng. Có thiết kế 2 tầng, vì vậy
2 tầng của cửa hàng đều được lắp bảng hiệu có màu xanh đặc trưng và tên cửa
hàng The Pizza Company. Vào buổi tối, các biển hiệu này đều sáng đèn để các thực
khách có thể dễ dàng nhận ra cửa hàng trong điều kiện ánh sáng không tốt.
b. Nội thất

Với thiết kế 2 tầng, cửa hàng có sức chưa gần 200 thực khách một lúc. Đặc
trưng cho không gian ở các chuỗi nhà hàng tại Việt Nam là đơn giản và cởi mở
nhưng cũng đầy lãng mạn và tinh tế.
Điều này cũng được thể hiện qua màu sắc bên trong cửa hàng. Đó là sự kết hợp
tinh tế giữa gam màu cam gợi lên một cảm giác ngon miệng với gam màu nâu
mang lại cảm giác vững chắc và đáng tin cậy.

Tầng 1

Trong thiết kế, màu cam được thụ hưởng sự mạnh mẽ của màu đỏ và sự hạnh
phúc của màu vàng. Nó đi liền với sự vui tươi, màu cam biểu trưng cho sự cố gắng,

thu hút, quyết rũ, hạnh phúc, sáng tạo.


Màu cam là một màu yêu quý của nghệ thuật, thực phẩm và các ngành công
nghiệp thể thao. Trong một số lĩnh vực, nó gợi lên một cảm giác ngon miệng, và ở
một số lĩnh vực khác, nó cho thấy năng động, sáng tạo và năng lượng. Màu cam là
màu sắc ưa thích cho các ngành công nghiệp kinh doanh với các sản phẩm và thực
phẩm trẻ em. Một số ngành công nghiệp sáng tạo bằng cách sử dụng màu cam để
giúp họ nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.


Màu nâu đại diện cho sự đáng tin cậy, ấm cúng, mạnh mẽ. Màu nâu là một màu
trung tính là mang lại cảm giác vững chắc và đáng tin cậy. Màu này thường được
sử dụng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và pháp luật. Một số
sản phẩm thực phẩm có liên quan như cà phê và sô cô la cũng được đại diện bởi
màu nâu.

Những bàn ghế màu trầm kết hợp cùng những hoa văn trang trí đơn giản tạo sự
ấm cúng và gẫn gũi cho thực khách.


Tầng 2

Đơn giản cũng là điều tạo nên sự sang trọng và nét đặc trưng Ý trong thiết kế
của từng cửa hàng với những bức tranh về tháp nghiêng Pisa, về thành phố Vince
đẹp mê mẩn, những con thuyền đi dọc dòng kênh Lớn, những lâu đài tráng lệ hay
nét thanh bình của những chậu hoa xinh xắn ngoài khung cửa sổ khu phố cổ.
Về cách bài trí, cũng tuân thủ một số nguyên tắc như cửa hàng gốc tại Thái Lan
Các dãy bàn ở giữa nhà hàng, là bàn vuông gồm 4 ghế gỗ, trên mặt bàn bày
sẵn dao và nĩa

- Các dãy bàn sát tường sẽ là bàn gỗ, ghế gỗ có phần tựa lưng là mút bọc da
- Các khu sẽ được phân cách bởi lan can bằng sắt có họa tiết hoa dây tối giản,
sơn màu đen. Nhờ đó, không gian vẫn thoáng đãng và tạo được sự thanh
lịch, trang nhã.
-


Ngoài ra, trên trần cửa hàng, tại mỗi đèn sẽ treo thêm 1 bóng bay với hai màu
đặc trưng là xanh lục và trắng. Trên mỗi bóng đều có in logo cửa hàng.

The Pizza Company Thái Lan
Có một điểm đặc biệt tại The Pizza Company 333 Cầu Giấy, khi cửa hàng được
gọi là “Nhà hàng triệu đô”. Vì là cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, nên mọi thiết bị
dụng cụ, từ bảng hiểu, đèn bàn ghế đến các thiết bị trong nhà bếp đều được nhập
100% từ Mỹ. Các cửa hàng mở sau này tuy các vật dụng có thiết kế tương tự
nhưng lại là đồ được sản xuất tại Việt Nam.
a.2 Nghi lễ
a. Đón nhân viên mới

Mỗi nhân viên khi đến làm việc tại cửa hàng sẽ có màn giới thiệu nhân viên
mới. Vì các nhân viên làm việc theo ca, nên nhà hàng không thể tập hợp tất cả
nhân viên để cùng chào đón một thành viên mới, vì vậy những ai có mặt tại cửa
hàng lúc đó sẽ tham gia vào tiết mục chào đón.


Địa điểm là phòng nghỉ của nhân viên, phòng nghỉ nằm cuối hành lang trên
tầng 1, là nơi nghỉ ngơi ăn trưa. Quản lý nhà hàng sẽ cùng tập trung mọi người lại
và giới thiệu nhân viên mới, bao gồm họ tên tuổi tác và vị trí làm việc. Sau đó,
quản lý sẽ là người trực tiếp dẫn nhân viên mới đi tham quan nhà hàng và giới
thiệu về các hoạt động hay việc sử dụng các thiết bị máy móc cần thiết cho quá

trình làm việc

b. Buổi training kĩ năng


Mỗi nhân viên khi đến làm việc đều phải nắm vững nhưng quy định về hoạt
động cũng như phong cách làm việc tại của hàng. Vì vậy, mỗi tháng cửa hàng đều
có một buổi đào tạo kiến thức cho các nhân viên mới. Đối với những nhân viên cũ
sẽ là thời điểm ôn lại kiến thức hoặc được phổ biến về sự thay đổi của hoạt động.
Người trực tiếp truyền đạt kiến thức không phải là quản lí nhà hàng mà là nhân
viên phụ trách đào tạo của công ty quản lý nhãn hàng The Pizza Company. Buổi
đào tạo này sẽ được diễn ra tại văn phòng quản lý, nằm trên tầng 3 của cửa hàng.
Ví dụ: nhân viên chế biến sẽ được học để biết với 1 chiếc pizza cần hòa lượng
nước và bột như thế nào, thời gian ủ bột là bao lâu …
Sau mỗi buổi training, mỗi nhân viên sẽ được phát 1 tờ phiếu kiểm tra kiến
thức bao gồm 15 câu hỏi về các hoạt động hay thao tác phục vụ để kiểm tra xem
nhân viên đã nắm vững được các lý thuyết chưa. Có như vậy mới có thể phục vụ
khách hàng một cách tốt nhất để đem đến cho khách hàng sự hài lòng.
c. Khen thưởng nhân viên

Nhằm ghi nhận kịp thời những thành tích xuất sắc của các nhân/tập thể đồng
thời khuyến khích các nhân hoàn thành kết quả thực thi công việc, đóng góp cho
thành tích của tổ chức. Khen thưởng được áp dụng cho tất cả những nhân viên làm
việc tại cửa hàng, cửa hàng trưởng/quyền của hàng trưởng.


Có 3 hình thức khen thưởng nhân viên xuất sắc:
- Nhân viên xuất sắc của quý
- Nhân viên xuất sắc của năm
- Cửa hàng trưởng xuất sắc của năm

Nhân viên đạt danh hiệu “Nhân viên xuất sắc của quý” sẽ được voucher của
các nhãn khác thương hiệu. Lễ trao bằng khen sẽ được tổ chức vào tháng đầu tiên
của quý sau tại nhà hàng. Operation Manager hoặc Area Coach sẽ đại diện công ty
là trao bằng khen và phần thưởng cho nhân viên xuất sắc trong quý.
Nhân viên xuất sắc của năm và cửa hàng trưởng sẽ được trao tặng băng khen và
phần thưởng vào tiệc tất niên cuối năm. Ban giám đốc sẽ trao quyết định khen
thưởng và phần thưởng.

a.3 Mẩu chuyện, giai thoại


Những năm đầu khi xuất hiện tại thị trường Thái Lan, The Pizza Company đã
phải vô cùng vất vả trong việc cạnh tranh khi tại thời điểm đó, Pizza Hut đang nắm
giữ gần như toàn bộ thị trường pizza. Chính vì vậy, công ty đã đưa ra chiến lược
tiếp thị sáng tạo như sau: cho các nhân viên giao hàng của The Pizza Company
mặc trang phục của những nhà đua xe đến giao hàng cho khách hàng, và đảm bảo
về thời gian giao cũng như khi giao đến tay khách, chất lượng của chiếc bánh pizza
vẫn giữ nguyên vẹn so với việc ăn tại cửa hàng. Bên cạnh đó, lần đầu tiên cho ra
mắt khuyến mãi mua 1 tặng 1. Nhờ chiến lược marketing thông minh này, mà
khách hàng chú ý hơn về The Pizza Company và hiện nay The Pizza Company đã
chiếm đến 70% thị phần trên thị trường pizza và đồ ăn kiểu Ý. Cũng chính hoạt
động này đã khiến Pizza Hut phải thay đổi thiết kế phần delivery của họ. Ban đầu
trong thiết kế vốn không có hình ngọn lửa. Tuy nhiên để cạnh tranh với The Pizza
Company, họ đã thêm hình ngọn lửa vào để biểu thị cho khả năng giao hàng của
bên mình. Hiện nay, Pizza Hut không còn sử dụng logo có tia chớp vàng nữa.
Tuy nhiên, sự kiện thay đổi logo này cũng đánh dấu một thời kì khó khăn của
họ khi không còn chiếm thế độc quyền nữa.


Logo Pizza Hut cũ


Logo Pizza Hut chỉnh sửa

Khi được nhượng quyền về Việt Nam, các nhân viên đều được phổ biến những
quy định về cung cách hoạt động. Vì vậy, câu chuyện này đã tạo nên một sự ý thức
trách nhiệm vô cùng lớn với các nhân viên, đặc biệt là nhân viên giao hàng để đảm
bảo được tiêu chỉ hoạt động của cửa hàng cũng như sự hài lòng của khách hàng.
Đảm bảo bánh đến tận tay khách hàng lúc nào cũng còn nóng, giòn và đạt chất
lượng là tiêu chí hàng đầu của The Pizza Company.
a.4 Biểu tượng, logo
a. Logo


Đặc điểm logo:
+ Logo hình Bầu dục màu trắng chủ đạo, viền logo có hai dải màu xanh và
đỏ
+ Hình ảnh chủ đạo là hình chiếc đĩa cách điệu với chữ The Pizza Company
- Ý nghĩa logo: Trong tiếng Anh, The là một mạo từ xác định. Chúng ta dùng
"the" khi danh từ chỉ đối tượng được cả người nói lẫn người nghe biết rõ đối
tượng nào đó. Hình ảnh đặt chữ “The Pizza Company” lên chiếc đĩa mang ý
nghĩa không thể nhầm lẫn The Pizza Company với bất kì loại pizza nào
khác. Vì chất lượng và thương hiệu đã được khẳng định đối với thực khách.
b. Biểu tượng
-

Thứ nhất, biểu tượng chính là hình chiếc bánh pizza.


Chiếc bánh pizza được xem là biểu tượng của sự gắn kết, 4 người, 6 người hay
8 người, thậm chí 12 người vẫn đủ để một chiếc bánh có thể chia sẻ trọn vẹn niềm

vui. Đây là biểu tượng đặc trưng nhất về lĩnh vực hoạt động của cửa hàng. Biểu
tượng này xuất hiện rất nhiều trên các ấn phẩm của cửa hàng như menu, tờ rơi
quảng cáo…
Thứ hai, màu xanh lục. Phần lớn các cửa hàng đều có 1 màu sắc đặc trưng. Ví
dụ như khi nhắc đến màu đỏ người ta sẽ nghĩ đến Pizza Hut, màu xanh lam là
Domino Pizza và xanh lục chắc chắc là The Pizza Company. Màu màu xanh lục là
một trong 3 màu của cờ nước Ý. Ngợi nhớ nguồn gốc về đất nước đã sản sinh ra
món Pizza. Trong 3 màu cờ Ý, màu xanh được cho vào vì là màu yêu thích của
Napoleon Bonaparte. Bên cạnh đó, màu xanh còn biểu trưng của những đồng bằng
xanh tươi, gợi nhắc đến nơi tạo ra những nguyên liệu tươi ngon để làm nên những
chiếc pizza của The Pizza Company. Màu xanh xuất hiện trong rất nhiều các hiện
vật như biển quảng cáo, thùng giao hàng, bóng bay, hộp bánh, đồng phục nhân
viên. Việc xuất hiện liên tục như vậy sẽ tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho khách
hàng, vì vậy, khi nhắc đến màu xanh lục chắc chắn người ta sẽ nghĩ đến The Pizza
Company.

Hộp đựng bánh
a.5 Ngôn ngữ, khẩu ngữ, trang phục
a. Ngôn ngữ, khẩu ngữ
Khẩu hiệu: “ The Pizza Company: Phong vị Ý đích thực”
Thể hiện mong muốn đem đến những chiếc bánh pizza phong cách Ý với thực đơn
mang hương vị phù hợp với thực khách Đông Nam Á


Tại The Pizza Company 333 Cầu Giấy mỗi khi khách hàng bước vào, nhân
viên sẽ nói “The Pizza Company xin chào”.Sau khi khách hàng đã dùng bữa xong
và ra về, nhân viên sẽ nói “The Pizza Company xin cảm ơn”. Việc sử dụng những
câu chào/ tạm biệt này khiến cho khách hàng khi đến với của hàng sẽ luôn cảm
thấy mình được tôn trọng, chào đón tại cửa hàng, làm cho họ cảm thấy hãi lòng, tin
tưởng, dễ chịu với sự lựa chọn của mình và với cửa hàng tạo ra văn hóa ứng xử của

cửa hàng, tạo ra những giá trị và bản sắc riêng cho The Pizza Company.
b. Trang phục:


×