Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Trình bày những kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo hiện nay. Ptích những kỹ năng cần thiết đối với hoạt động lđạo trong lĩnh vực đc công tác hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.71 KB, 4 trang )

KNLĐ1/1
Câu 2. Trình bày những kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo hiện nay. P/tích
những kỹ năng cần thiết đối với hoạt động l/đạo trong lĩnh vực đ/c công tác hiện nay.
Lãnh đạo là quá trình tương tác năng động trong đó lãnh đạo cùng nhau xác định đúng
tầm nhìn, động viên, khích lệ những người khác cùng chung sức thực hiện các tầm nhìn, các
mục tiêu có ý nghĩa vì một tương lai tốt đẹp hơn. Để làm được điều này, đòi hỏi nhà l/đạo phải
có cái tâm trong sáng vì lợi ích chung, có phương pháp nhận thức đúng dựa trên tư duy hệ
thống động, có vốn tri thức khoa học phong phú về hoạt động lãnh đạo và chuyển hóa những
tri thức đó thành các kỹ năng lãnh đạo chuyên nghiệp, hiệu quả.
Kn: Kỹ năng lãnh đạo là khả năng vận dụng những kiến thức lý thuyết, cách thức hành động, kinh
nghiệm đã có để thực hiện các hoạt động lãnh đạo phù hợp với điều kiện cụ thể và mang lại kết quả tốt.
Người lãnh đạo có kỹ năng là phải hiểu biết thấu đáo về hoạt động lãnh đạo (hiểu mục đích, cách
làm, điều kiện cần có để thực hiện được hoạt động) và có thể tiến hành hành động đạt kết quả tốt.
1. Một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý cần thiết hiện nay:
Trong môi trường xã hội thường xuyên biến đổi ngày nay, người lãnh đạo, quản lý có thể
tiếp cận nhiều kỹ năng để học, rèn luyện, tuy nhiên, về cơ bản thì người lãnh đạo cần có các kỹ
năng cần thiết sau:
Một là, kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn: Cảm hứng là sự dâng trào cảm xúc một
cách mãnh liệt; tập trung sự chú ý; thúc đẩy sức tưởng tượng, sáng tạo và hành động có hiệu
quả. Truyền cảm hững về tầm nhìn là tạo ra những cảm xúc tích cực trong quá trình hiện thực
hóa tầm nhìn và các giá trị thành những kết quả trong đời sống thực. Người lãnh đạo phải
truyền cảm hứng bởi lẽ: một là khơi dậy niềm tin, cảm xúc, khởi động tiềm năng; hai là tạo
chất kết dính giữa các thành viên trong tổ chức, giữ cấp dưới với cấp trên; ba là thúc đẩy sự
hăng say, say mê trong công việc; bốn là kích thích sáng tạo và làm việc có hiệu quả hơn.
Tầm nhìn là bức tranh hấp dẫn về tương lai của tổ chức, là những “ước mơ” có tính khả
thi, có tác dụng khích lệ người lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức hướng về tương lai
phía trước.
Về bản chất, nó là một “giấc mơ về tương lai” mà nhà lãnh đạo, người vẽ bức tranh về
tương lai, tin tưởng sâu sắc rằng nếu mình nỗ lực hết sức, mình sẽ biến giấc mơ đó thành hiện
thực. Thường là nhà lãnh đạo và một số cộng sự tâm huyết nhất, huy động trí tuệ của các nhà
khoa học, các chuyên gia giỏi, cùng nhau trao đổi để hình dung về tương lai mà tổ chức mình


muốn đạt được. Tầm nhìn chỉ có sự hấp dẫn, lôi cuốn nhiều người khi nó được xây dựng dựa
trên những giá trị tốt đẹp và người ta nhìn thấy tương lai của mình trong đó.
Khi xây dựng tầm nhìn, bản thân nhà lãnh đạo/nhóm lãnh đạo phải hiểu thấu đáo: Tại sao
tổ chức này tồn tại và nó sẽ đạt được điều gì trong 5, 10 hay 20 năm tới. Liệu ý tưởng, dự án
lãnh đạo mình ấp ủ có đáng giá để theo đuổi, có mang lại n/vui, h/phúc cho nhiều người.
Tầm nhìn dù có đúng đến mấy thì tự nó cũng không thể phát huy hết tác dụng định
hướng, thúc đẩy mọi người. Do đó, nhà l/đạo phải có kỹ năng chia sẽ, truyền cảm hứng về
tầm nhìn sẽ giúp chuyển hóa tầm nhìn và các giá trị thành những kết quả trong đời sống thực,
đ/hướng được các quyết định và hành động của con nười theo tầm nhìn và hệ thống giá trị.
Truyền cảm hứng đúng nghĩa là quá trình đi từ trái tim đến trái tim, từ niềm tin và giá trị sâu
thẳm của người lãnh đạo đến với niềm tin và giá trị sâu thẳm của người khác. Muốn vậy,
người l/đạo phải thấu hiểu các niềm tin và các giá trị, mong muốn, khát khao mà người khác
đang theo đuổi và tìm cách gắn kết chúng với tầm nhìn. Từ đó tạo ra các cam kết cá nhân; thái
độ niềm tin tích cực; hành động tích cực; tạo các giá trị và tầm nhìn chung.
Truyền cảm hứng về tầm nhìn có cấp độ cá nhân (sự khám phá và sự cam kết) và cấp độ
nhóm (sự khám phá và kết nối các mối quan hệ). Các bước cơ bản để truyền cảm hứng về tầm


KNLĐ1/2
nhìn theo Magis Kristen gồm: một, là xác lập niềm tin; hai, là lắng nghe và thấu hiểu; ba, là
phát hiện những điểm chung; bốn, là khớp nối, kết nối các điểm chung (các mối liên hệ của
các nhóm, cá nhân); năm, là hành động.
Hai là, kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi:
Trong môi trường năng động, nhiều biến động như ngày nay, áp lực cạnh tranh về kinh tế
giữa các quốc gia, các tổ chức ngày càng lớn, kh/học - c/nghệ phát triển như vũ bão, môi
trường tự nhiên biến đổi khó lường… thì không một quốc gia, một tổ chức nào có thể tồn tại
và ph/triển mà không cần thay đổi để thích ứng. Vì vậy, nhà l/đạo không thể ngăn chặn sự
thay đổi mà chỉ có thể tìm cách lãnh đạo, quản lý sự thay đổi.
Những lãnh đạo sự thay đổi là một trong những công việc rất khó khăn và nhạy cảm bởi
nó tác động đến tâm lý của nhiều người, thường xuyên gặp phải sự kháng cự vì con người ta

thường lo sợ trước sự thay đổi. Nhà lãnh đạo là người khởi xướng và thực hiện thay đổi cần
phải có kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi, phải nắm rõ qui trình và cách thức thực hiện thay đổi
như thế nào, theo nguyên tắc nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu không, sự thay đổi sẽ
thất bại, nhà lãnh đạo sẽ mất uy tín trước mọi người.
Các giai đoạn của qui trình lãnh đạo, quản lý sự thay đổi: một, lên phương án thay đổi;
hai, khởi xướng sự thay đổi; ba, triển khai thực hiện sự thay đổi; bốn, củng cố sự thay đổi.
Một tổ chức là “một hệ thống” bao gồm các thành tố chính yếu sau:
Giá trị theo đuổi, Chiến lược phát triển, Cơ cấu, Quy trình, Kỹ năng của các thành viên,
Nhân sự, Phong cách lãnh đạo. Khi muốn thay đổi nhà lãnh đạo nên phân tích xem nên thay
đổi những thành tố nào, thay đổi theo cách nào để đạt được hiệu quả tốt hơn. Mỗi một sự thay
đổi ở một thành tố sẽ ít nhiều kéo theo, tác động đến sự thay đổi của các thành tố khác nên cần
phải phân tích, tính toán một cách đồng bộ. Lưu ý rằng một sự tác động nhỏ vào đúng yếu tố
cần thay đổi, đúng thời điểm sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực của cả hệ thống tổ chức.
Sự thay đổi của tổ chức suy cho cùng là sự thay đổi hành vi của các th/viên. Do đó, công
tác chuẩn bị về tâm lý, truyền tải được mục tiêu cụ thể tới từng thành viên có liên quan và đào
tạo để giúp họ thích nghi với sự thay đổi là vô cùng quan trọng. Khi có một số thành công nhỏ
bước đầu do sự thay đổi đem lại, rất cần đánh giá đúng và ghi nhận, khen thưởng để khích lệ
mọi người để duy trì và củng cố hành vi tích cực.
Các công cụ có thể sử dụng trong kỹ năng này như: Công cụ bản đồ khái niệm, bản đồ tư
duy; Công cụ sáu chiếc mũ tư duy, công cụ trồng cây chuối, công cụ Máy tính giấy…
Ba là, Kỹ năng lãnh đạo tổ chức học tập:
Trên con đường hiện thưc hóa tầm nhìn, có hàng núi những thách thức có thể hoặc chưa
thể lường trước, đòi hỏi bản thân nhà lãnh đạo và cả tổ chức phải học hỏi một các sáng tạo để
vượt qua thách thức và đi trước các đối thủ cạnh tranh khác.
Lãnh đạo là quá trình dẫn dắt và cùng tổ chức liên tục vượt qua các thách thức mới mà
với vốn kiến thức và kinh nghiệm cũ chưa đủ để xử lý nó. Điều đó đồng nghĩa với việc lãnh
đạo là quá trình tự bản thân nhà lãnh đạo phải “liên tục học hỏi để lắp đầy sự thiếu hụt kiến
thức, kỹ năng của bản thân” đồng thời phải “lãnh đạo, chỉ đạo, khích lệ, ủng hộ quá trình học
hỏi và sáng tạo tri thức mới” để cùng nhau vượt qua thách thức. Tri thức mới chỉ có thể có
được trên cơ sở nền tảng tri thức cũ đã lĩnh hội được. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo tổ chức/tập

thể/nhóm học tập và sáng tạo là quá trình quản trị tri thức một cách khoa học và khôn ngoan
sao cho từ những vốn tri thức đã có, mỗi thành viên, tổ chức/tập thể/nhóm có thể nhanh chóng
tạo ra những tri thức mới phục vụ cho sự phát triển của tổ chức, phục vụ cho việc hiện thực
hóa tầm nhìn và các mục tiêu chung của tổ chức.


KNLĐ1/3
Công cụ tổng quát để lãnh đạo quá trình học tập và sáng tạo tri thức trong tổ chức có thể
chia thành các bước sau: bước 1, cá nhân, nhóm xác định rõ nhu cầu học tập; bước hai, các
các nhân, nhóm tìm kiếm thông tin, phát triển các kiến thức và kỹ năng; bước ba, đưa kiến
thức mới vào thực hành trong công việc; bước bốn, rà soát và hồi tưởng về kinh nghiệm mới;
bước năm, tích hợp kiến thức, kỹ năng mới vào sơ đồ nhận thức và chuẩn hóa hành vi mới.
Bốn là, Kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức:
Văn hóa tổ chức được mô tả như một tập hợp các giá trị, niềm tin, qui chuẩn hành vi ứng
xử và cách thức hoạt động được các thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ và cùng thực hiện.
Văn hóa tổ chức, vì thế, góp phần quy định mô hình hoạt động của tổ chức và cách ứng xử
của các thành viên trong tổ chức đó.
Có một số cách để ph/loại các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức, như yếu tố vật thể, phi
vật thể…song có nhiều nhà ng/cứu tán đồng theo cách ph/chia của Edgar H. Schein với việc
chia văn hóa tổ chức bao gồm: một, những quá trình và cấu trúc hữu hình; hai, hệ thống giá trị
được tuyên bố; ba, những quan niệm chung.
Việc lựa chọn mô hình cho xây dựng văn hóa tổ chức được các nhà nghiên cứu đưa ra
khá nhiều. tuy nhiên, tùy theo tính chất, chức năng của từng tổ chức mà lựa chọn cho phù hợp.
Trong quá trình thực hiện có thể sử dụng các công cụ như: công cụ SWOT; Thẻ ghi ý kiến ẩn
danh; công cụ SMART …
Năm là, Kỹ năng nói trước công chúng: Hành động quan trọng hơn lời nói. Nhưng lời
nói lại có khả năng truyền tải thông điệp của nhà l/đạo đến được với nhiều người. Vì vậy, nói
trước công chúng cũng là một k/năng q/trọng mà nhà l/đạo cần rèn luyện để có thể gây ảnh
hưởng đến nhiều người, để truyền cảm hứng về tầm nhìn, để thuyết phục người khác…Muốn
rèn luyện k/năng này cần chú ý:

Người diễn thuyết cần chú ý tạo ấn tượng “tích cực” ban đầu bằng sự xuất hiện phù hợp
với bối cảnh. Từ thần thái khuôn mặt, dáng đi, đứng, trang phục, lời nói mở đầu,…Thu hút
người nghe bằng ph/cách biểu cảm qua giọng nói và ng/ngữ cơ thể sẽ làm tăng hoặc giảm sự
chú ý của người nghe gấp nhiều lần bởi vì nó tác động vào cảm xúc của họ.
Bên cạnh đó nội dung bài nói phải rõ ràng, có cấu trúc hợp lý, lập luận chặt chẽ, có cơ sở
khoa học, có bằng chứng xác đáng mới đủ sức làm thay đổi nhận thức, gây dựng niềm tin ở
họ. Nội dung thông tin cần có hình ảnh ấn tượng dễ gây sự chú ý, dễ nhớ và nội dung thông
tin vừa phải không quá tải.
Nói trước công chúng là quá trình giao tiếp hai chiều. Do đó, phải thường xuyên quan
tâm đến đặc điểm tâm lý, trạng thái tâm lý của người nghe và của cả chính bản thân mình để
thiết kế bài nói, lựa chọn phong cách nói, điều chỉnh hành vi khi nói sao cho quá trình giao
tiếp hai chiều đạt hiệu quả cao nhất.
Các c/cụ có thể sử dung để rèn luyện k/năng nói trước công chúng như: sơ đồ thiết kế
một bài hùng biện, diễn thuyết; bài tập phát triển vốn từ vựng; các kiểu cấu trúc câu làm tăng
sức th/phục người nghe.
Những kỹ năng trên là những kỹ năng cơ bản cần có của người lãnh đạo, quản lý. Tuy
nhiên, tùy theo từng vị trí công việc mà các yêu cầu độ nhuần nhuyễn giữa các kỹ năng có
khác nhau.
2. Phân tích một số kỹ năng cần thiết đối với hoạt động lãnh đạo trong lĩnh vực công
tác hiện nay
Tự vận dụng theo gợi ý sau đây:
- Mô tả đặc điểm công tác lãnh đạo tại địa phương, cơ quan, đơn vị nơi bản thân công tác;


KNLĐ1/4
- Phân tích những kỹ năng cần thiết đối với hoạt động lãnh đạo tại địa phương, cơ quan, đơn
vị nơi bản thân công tác.
Tóm lại, Từ những vấn đề trên, có thể khẳng định rằng Người lãnh đạo giỏi phải là người
xác định đúng “tầm nhìn” về tương lai của tổ chức và có khả năng chia sẻ, truyền cảm hứng
về tầm nhìn đó đến các thành viên trong và ngoài tổ chức để thu hút, tập hợp, khích lệ mọi

người cùng nỗ lực hướng đến tầm nhìn đó./.



×