Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Câu 2. Trình bày những kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo, quản lý hiện nay. Phân tích những kỹ năng cần thiết đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực đồng chí công tác.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.86 KB, 4 trang )

SƠN KN/1

Câu 2. Trình bày những kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo, quản lý hiện nay. Phân tích
những kỹ năng cần thiết đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực đồng chí công tác.
Để thực tốt quá trình lãnh đạo đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải vì lợi ích chung, có phương pháp nhận
thức đúng dựa trên tư duy hệ thống động, có vốn tri thức khoa học phong phú về hoạt động lãnh đạo và
chuyển hóa những tri thức đó thành các kỹ năng lãnh đạo chuyên nghiệp, hiệu quả.
Kỹ năng lãnh đạo là khả năng vận dụng những kiến thức, lý thuyết, cách thức hành động, kinh
nghiệm đã có để thực hiện các hoạt động lãnh đạo phù hợp với điều kiện cụ thể va mang lại kết quả tốt.
Người lãnh đạo có kỹ năng có nghĩa là có hiểu biết thấu đáo về hành động đó (hiểu mục đích, cách
làm, điều kiện cần có để thực hiện được hành động) và có thể tiến hành hành động theo đúng yêu cầu, đạt
kết quả tốt.
1. Một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý cần thiết hiện nay:
* Về Kỹ năng truyền cảm hứng về tầm nhìn:
Xây dựng tầm nhìn và truyền cảm hứng về tầm nhìn là công việc quan trọng của người lãnh
đạo/nhóm lãnh đạo. Nhà quản lý “đơn thuần” chú trọng đến quá trình đảm bảo cho chương trình và mục
tiêu của tổ chức được thực hiện bất kể theo cách nào.
Tầm nhìn là bức tranh hấp dẫn về tương lai của tổ chức, là những “ước mơ” có tính khả thi, có tác
dụng khích lệ người lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức hướng về tương lai phía trước. Về bản chất,
nó là một “giấc mơ về tương lai” mà nhà lãnh đạo, người vẽ bức tranh về tương lai, tin tưởng sâu sắc rằng
nếu mình nỗ lực hết sức, mình sẽ biến giấc mơ đó thành hiện thực. Trong bối cảnh hiện nay, tầm nhìn và
giá trị cốt lõi chứa đựng trong tầm nhìn như “ngôi sao định hướng” giúp nhà lãnh đạo lựa chọn các chiến
lược phát triển tổ chức một cách đúng hướng và hiệu quả. Tầm nhìn dù có đúng đến mấy thì tự nó cũng
không thể phát huy hết tác dụng định hướng, thúc đẩy mọi người. Do đó, nhà lãnh đạo phải có kỹ năng
chia sẻ, truyền cảm hứng về tầm nhìn đến các cộng sự và cả những người ngoài tổ chức để chuyển hóa tầm
nhìn và các giá thành những kết quả trong đời sống thực.
Các bước cơ bản để truyền cảm hứng về tầm nhìn gồm:
- Xác tín: thể hiện một niềm tin mãnh liệt, nhiệt huyết, khát vọng của nhà lãnh đạo về tầm nhìn, về
tương lai của tổ hoặc của dự án lãnh đạo;
- Lắng nghe và thấu hiểu: Nhóm lãnh đạo thực hiện các cuộc tiếp xúc, lắng nghe các nhóm, các cá
nhân khác nhau và cố gắng đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu họ;


- Phát hiện những điểm chung: qua lắng nghe, tìm ra mối liên hệ giữa các nhóm, các cá nhân và
những điểm chung của mọi người có liên quan đến tầm nhìn;
- Khớp nối: Kết nối các mối liên hệ của các nhóm/ cá nhân và những điểm chung của họ với tầm
nhìn. Diễn đạt, tuyên bố, tuyên truyền về tầm nhìn theo cách phù hợp với mong muốn của các đối tượng
khác nhau mà nhóm lãnh đạo cần tuyền cảm hứng tới họ;
- Hành động: thống nhất phương châm, kế hoạch hành động giữa các nhóm và cố gắng thực thi để
từng bước hiện thực hóa các mục tiêu được đặt ra trong tầm nhìn.
Trong quá trình truyền cảm hứng các công cụ thường dùng như: sử dụng bản đồ khái niệm để phát
hiện các mối liên hệ giữa các nhóm/ cá nhân và tìm ra nền tảng chung của mọi người; sử dụng bản đồ tư
duy khích lệ nhóm, tập thể tham gia lập kế hoạch hiện thực hóa tầm nhìn; sử dụng sơ đồ thiết kế một bài
hùng biện, diễn thuyết để thuyết phục mọi người về tầm nhìn một cách loogic và đầy cảm xúc.
* Về kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi: Trong môi trường xã hội năng động, nhiều biến động như
ngày nay, áp lực cạnh tranh về kinh tế giữa các quốc gia, các tổ chức ngày càng lớn, khoa học - công nghệ
phát triển như vũ bão, môi trường tự nhiên biến đổi khó lường… thì không một quốc gia, một tổ chức nào
có thể tồn tại và phát triển mà không cần thay đổi để thích ứng. Vì vậy, nhà lãnh đạo không thể ngăn chặn
sự thay đổi mà chỉ có thể tìm cách lãnh đạo, quản lý sự thay đổi. Theo John Kotter: “Vai trò của nhà lãnh
đạo là đảm trách những mục tiêu mang tính thách thức có liên quan tới sự thay đổi. Họ tập trung vào việc
thay đổi hành vi, trong khi các nhà quản lý tập trung vào việc duy trì các tình huống ổn định”. Nhà lãnh
đạo là người khởi xướng và thực hiện thay đổi cần phải có kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi, phải nắm rõ qui
trình và cách thức thực hiện thay đổi như thế nào, theo nguyên tắc nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu
không, sự thay đổi sẽ thất bại, nhà lãnh đạo sẽ mất uy tín trước mọi người.
Các giai đoạn của quy trình lãnh đạo, quản lý sự thay đổi:


SƠN KN/2

- Lên phương án thay đổi: nghiên cứu, thảo luận, xác định rõ cái gì cần thay đổi, mục tiêu cụ thể, kế
hoạch thực hiện;
- Khởi xướng sự thay đổi: Thông báo, tuyên truyền, truyền cảm hứng về kế hoạch thay đổi, thử
nghiệm ở phạm vi nhỏ;

- Triển khai thực hiện sự thay đổi: đề ra các nhiệm vụ cụ thể, cơ chế phối hợp giữa các bộ phận,
động viên - khích lệ người thực hiện, thực hiện các hoạt động hỗ trợ sự thay đổi, đánh giá từng giai đoạn và
điều chỉnh nếu cần thiết;
- Củng cố sự thay đổi: đánh giá và rút ra các bài học kinh nghiệm, xây dựng thể chế để ủng hộ
những phương thức hành vi mới tốt hơn cái cũ.
Các công cụ có thể sử dụng: công cụ bản đồ tư duy, bản đồ khái niệm có thể được sử dụng để tập
thể/ nhóm phát hiện ra mối liên hệ giữa các yếu tố, bộ phận trong tổ chức, tìm ra các yếu tố mấu chốt có
thể cần thay đổi. Công cụ máy tính giấy có thể dùng để lượng hóa xem yếu tố nào đang có ảnh hưởng
nhiều hoặc chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các yếu tố khác để lựa chọn nơi bắt đầu cho quá trình thực hiện
sự thay đổi.
* Về kỹ năng lãnh đạo tổ chức học tập: Trên con đường hiện thực hóa tầm nhìn, có hàng núi
những thách thức có thể hoặc chưa thể lường trước, đòi hỏi bản thân nhà lãnh đạo và cả tổ chức phải học
hỏi một cách sáng tạo để vượt qua thách thức và đi trước các đối thủ cạnh tranh khác. Kỹ năng lãnh đạo tổ
chức/tập thể/nhóm học tập và sáng tạo là quá trình quản trị tri thức một cách khoa học và khôn ngoan sao
cho từ những vốn tri thức đã có, mỗi thành viên, tổ chức/tập thể/nhóm có thể nhanh chóng tạo ra những tri
thức mới phục vụ cho sự phát triển tổ chức, phục vụ cho việc hiện thực hóa tầm nhìn và các mục tiêu
chung của tổ chức.
Chu trình học tập hiệu quả của cá nhân hoặc nhóm gồm các bước:
- Xác định rõ nhu cầu học tập;
- Tìm kiếm thông tin, phát triển các kiến thức và kỹ năng;
- Đưa kiến thức mới vào thực hành trong công việc;
- Rà soát và hồi tưởng về kinh nghiệm mới;
- Tích hợp kiến thức, kỹ năng mới vào sơ đồ nhận thức và chuẩn hóa hành vi mới.
Các công cụ phát triển kiến thức gồm nhóm các công cụ cấu trúc hóa nội dung dữ liệu, thông tin
(công cụ bản đồ tư duy, sơ đồ mối quan hệ nhiều chiều của đối tượng nhận thức); nhóm các công cụ phân
tích một tình huống cụ thể (bảng kiểm kê kết quả tư duy hiện tại, công cụ sáu chiếc mũ tư duy); nhóm các
công cụ hình thành và phát triển ý tưởng giải quyết vấn đề (công cụ tia chớp ý tưởng, bản đồ tư duy, công
cụ trồng cây chuối); nhóm các công cụ lựa chọn ý tưởng và giải pháp tối ưu (công cụ sàng lọc ý tưởng,
phân tích ý tưởng, công cụ thống nhất nhận thức).
* Về kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức được mô tả như một tập hợp các giá trị,

niềm tin, quy chuẩn hành vi ứng xử và cách thức hoạt động được các thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ
và cùng thực hiện. Văn hóa tổ chức, vì thế, góp phần quy định mô hình hoạt động của tổ chức và cách ứng
xử của các thành viên trong tổ chức đó. Cho dù sự lựa chọn giá trị cốt lõi làm nên thành công là tùy thuộc
vào bối cảnh cụ thể của từng tổ chức, nhưng nhìn chung giá trị đoàn kết và sáng tạo là hai giá trị hiện diện
phổ biến ở các tổ chức thành công. Người lãnh đạo/ nhóm lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong việc cổ
vũ và hiện thực hóa hai giá trị này trong văn hóa tổ chức.
Các công cụ có thể sử dụng như các test nghiên cứu tâm lý để hiểu tính cách và tiềm năng của cộng
sự; sử dụng mô hình GROW để phát triển cộng sự; sử dụng cộng cụ thể chế để đề ra những nguyên tắc,
quy định ủng hộ hành vi sáng tạo trong tổ chức.
* Về kỹ năng nói trước công chúng: Lời nói lại có khả năng truyền tải thông điệp của nhà lãnh
đạo đến được với nhiều người. Vì vậy, nói trước công chúng, nói với công chúng cũng là một kỹ năng
quan trọng mà nhà lãnh đạo cần rèn luyện để có thể gây ảnh hưởng đến nhiều người, để truyền cảm hứng
về tầm nhìn, để thuyết phục người khác… Muốn rèn luyện kỹ năng này, cần chú ý: Người diễn thuyết cần
tạo ấn tượng tích cực ban đầu bằng sự xuất hiện phù hợp với bối cảnh như thần thái khuôn mặt, dáng đi,
đứng, trang phục; thu hút người nghe bằng phong cách biểu cảm qua giọng nói và ngôn ngữ cơ thể; nội
dung bài nói phải rõ ràng, cấu trúc hợp lý, lập luận chặt chẽ; quan tâm đến tâm lý của bản thân và của đối
tượng để thiết kế bài nói, lựa chọn phong cách, điều chỉnh hành vi cho phù hợp, đạt hiệu quả.


SƠN KN/3

Các công cụ có thể sử dụng để rèn luyện kỹ năng nói trước công chúng như: sơ đồ thiết kế
một bài hùng biện, diễn thuyết; bài tập phát triển vốn từ vựng; các kiểu cấu trúc câu làm tăng sức
thuyết phục người nghe.
* Liên hệ phân tích một số kỹ năng cần thiết đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực
bản thân đang công tác:
Bản thân hiện đang công tác Công an huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Bản thân luôn nhận thức rằng
Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn

trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và
các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Do đó, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo
trong CAND cần hội tụ đầy đủ các kỹ năng cần thiết của người lãnh đạo quản lý hiện nay, trong đó, quan
trọng nhất là kỹ năng lãnh đạo tổ chức học tập và kỹ năng nói trước công chúng.
- Thứ nhất, kỷ năng lãnh đạo tổ chức học tập:
Là một lực lượng vũ trang của Đảng và Nhà nước, lực lượng Cảnh sát nhân dân cần thường
xuyên được chăm lo giáo dục truyền thống cũng như ý thức chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ. Để
bảo đảm cho việc lãnh đạo hoàn hành xuất sắc nhiệm vụ được giao, lực lượng CA luôn nhận thức đúng
đắn vị trí hàng đầu của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức,
biện pháp giáo dục nhằm trang bị cho cán bộ, chiến sĩ bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức vươn lên
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống. Để làm tốt được điều đó, yêu cầu đầu
tiên và xuyên suốt của công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong lực lượng Cảnh sát nhân dân là tập
trung giáo dục lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân. Giữ vững lập trường chính trị,
bản lĩnh chiến đấu, củng cố lòng tin vào đường lối chính trị của Đảng. Do vậy, kỷ năng lãnh đạo tổ
chức học tập rất quan trọng đối với lãnh đạo công an.
Một yêu cầu rất quan trọng là bồi dưỡng, rèn luyện lực lượng Cảnh sát nhân dân có ý thức tổ
chức kỷ luật cao, chấp hành nghiêm túc chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, phối hợp chặt chẽ với các lực
lượng trong và ngoài ngành hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân
dân. Đồng thời, rèn luyện để Cảnh sát nhân dân thực sự là lực lượng chiến đấu dũng cảm, không sợ hy
sinh, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh công
tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ nghiệp vụ pháp luật sẵn sàng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Các hoạt động của lực lượng Cảnh sát
nhân dân cần được xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, vận dụng đúng quy trình công tác của Bộ,
của lực lượng đề ra, để khi gặp những diễn biến phức tạp, tình huống đột xuất chủ động giải quyết tốt
không để bị động, lúng túng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Thứ hai, kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi:
Những năm qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp; cuộc khủng hoảng tài chính,
suy thoái kinh tế toàn cầu tác động nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước, trong
đó có Việt Nam. Ở trong nước, các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh hoạt động "Diễn biến hòa bình",
tập trung vào vấn đề "dân chủ, nhân quyền", phá hoại tư tưởng, chia rẽ nội bộ, kích động bạo loạn, lật

đổ nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ XHCN ở nước ta. Quá trình phát triển
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế cũng phát sinh nhiều phức tạp mới, làm cho nhiệm vụ
bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ngày càng khó khăn và nặng nề, đặt ra yêu
cầu cấp thiết phải nhanh chóng xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang, trong đó có lực lượng Công an
nhân dân (CAND) cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
Trước tình hình đó, lãnh đạo CAND cần có kỷ năng sự thay đổi trên các lĩnh vực công tácđể đáp
ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Cụ thể: công tác xây dựng lực lượng CAND phải quán triệt sâu sắc
nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao cho lực lượng CAND và xuất phát từ yêu cầu của thực
tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT trong tình hình mới. tăng cường các biện pháp giáo dục, rèn luyện
đội ngũ cán bộ, chiến sĩ CAND, bảo đảm để đội ngũ này trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải có bản
lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy


SƠN KN/4

sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân. nâng cao chất lượng tổ chức
đảng, đảng viên và vai trò lãnh đạo của tổ chứcđảng trong CAND. kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức, điều
chỉnh bố trí lực lượng, cải tiến công tác lãnh đạo, chỉ huy trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT theo
Nghị định mới của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an, đảm bảo
lãnh đạo tập trung thống nhất, chuyên sâu, có tính cơ động chiến đấu cao. tăng cường tiềm lực của lực
lượng CAND, bảo đảm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Thứ ba, Kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức:
Người lãnh đạo Công an phải chủ động triển khai thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp giáo
dục chính trị-tư tưởng cho đảng viên, cán bộ, chiến sĩ, lấy việc xây dựng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh
chính trị, lòng trung thành với Đảng làm mục tiêu giáo dục, rèn luyện; tổ chức thực hiện có hiệu quả
Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quân thân, vì
dân phục vụ", phong trào "Học tập và thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy CAND" gắn với việc
thực hiện phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc", tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn lực lượng. Đại
bộ phận cán bộ, chiến sĩ CAND đều có lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng,
Tổ quốc và nhân dân, có lối sống trong sạch, giản dị, chấp hành kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm, vượt

qua mọi khó khăn gian khổ, tận tụy với công việc, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
- Thứ tư, Kỹ năng nói trước công chúng: Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, cùng với các
loại hình truyền thông khác, "môn nói" ngày càng đóng vai trò tích cực. Muốn thuyết phục các công chúng,
muốn truyền đạt các quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, mỗi cán bộ lãnh đạo bên
cạnh việc biết viết và biết tổ chức các hoạt động, cần phải biết nói, hơn nữa cần biết nói hay, nói giỏi. Lực
lượng Công an phải rèn luyện kỷ năng nói trước công chúng để làm tốt, các nhiệm vụ như: tuyên truyền,
giáo dục pháp luật; tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; giảng bài về giáo dục kiến
thức quốc phòng an ninh, công tác phòng chống tội phạm,… tổ chức các diễn đàn CAND lắng nghe ý kiến
của nhân dân;…



×