Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

thoi xau cua bo me dang lam hai con moi ngay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.62 KB, 4 trang )

5 thói quen xấu của bố mẹ đang hại con mỗi ngày
Có những thói quen, lời nói, hành động của bố mẹ đã vô tình làm hại con. Sau
đây là những thói quen vô cùng xấu xí mà ngay cả bản thân bố mẹ đôi lúc
cũng không nhận ra.
Đây là những phân tích và lời khuyên mà tiến sĩ Aruna Broota, nhà tâm lí học trẻ
em có tiếng tại Ấn Độ, chia sẻ khi bàn về các thói quen xấu của phụ huynh mà có
thể tác động tiêu cực đến trẻ theo cách không lường trước.

Hãy dành nhiều sự quan tâm đến trẻ hơn là chiếc điện thoại
1. Thói xấu thứ nhất: Nghiện đồ công nghệ
Trước tiên, bạn chính là hình mẫu mà con bạn muốn noi theo nhất. Trẻ luôn quan
sát nhất cử nhất động của bạn. Nếu bạn không thể chịu đựng việc phải rời xa điện
thoại, con bạn sẽ học được một điều: “Điện thoại là tốt!”
Tiến sỹ Aruna nói: “Tưởng tượng, sau một ngày dài làm việc, bố về nhà và chỉ nói
chuyện điện thoại. Đứa con đang phấn khích vì mãi mới được gặp lại bố nên liên
tục kêu gọi sự chú ý thì người bố xua tay và nói: Bố đang bận nói chuyện, con đi
chỗ khác chơi”. Hay thế này: “Bạn đưa con bạn đi ăn tại một nhà hàng sang trọng.
Con bạn muốn khám phá xung quanh nhưng bạn muốn con ngồi yên với cái máy
tính bảng hoặc điện thoại để con không làm phiền mọi người và bạn có thể ăn
trong yên bình. Đứa trẻ sẽ dần hiểu rằng điện thoại là vật quan trong trong cuộc

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


sống của nó”.
Bài học rút ra: Nếu bạn nghiện điện thoại, con bạn cũng sẽ như thế! Hãy đặt giới
hạn khi bạn sử dụng điện thoại.
2. Thói xấu thứ 2: Trẻ được bênh ngay khi vừa được chỉ ra lỗi sai

Ông bà nhiều khi có thể khiến trẻ coi thường lời nói của mẹ
“Đây là vấn đề lớn nhất trong một gia đình nhiều thế hệ. Đứa trẻ quan sát thấy mỗi


khi mẹ thuyết phục nó làm điều gì đó nó không muốn làm, ông bà đều can thiệp và
gỡ rối cho. Ông bà còn bảo mẹ cứ kệ nó, nó muốn làm gì thì làm.
Hoặc khi bố về nhà từ cơ quan và nghe thấy con đang phàn nàn về việc mẹ cứ bắt
nó phải làm bài tập, bố sẽ nhắc mẹ không nên làm con thấy không thoải mái.
Nghiễm nhiên, đứa trẻ sẽ hiểu rằng tiếng nói của mẹ không quan trọng”, tiến sỹ
cho biết thêm.
Bài học rút ra: Gia đình phải tôn trọng người mẹ trước mặt con cái. Điều đó cũng
sẽ là bài học đầu tiên dạy con phải tôn trọng phụ nữ.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


3. Thói xấu thứ 3: Nói bậy trước mặt con
Trẻ con luôn ghi nhớ những gì nghe được. “Nhiều phụ huynh thời nay khi đang
trong cơn bối rối thường thốt lên câu “Chết tiệt!” hay “Ôi mẹ!” trước mặt trẻ con.
Con cũng có thể chứng kiến bố mẹ nói bậy khi đi trên đường gặp phải những tay
lái ẩu. Thế nhưng ngay khi con bạn học được từ đó và thốt ra miệng, bố mẹ phản
ứng gay gắt. Điều này khiến trẻ thấy bối rối khó hiểu tại sao nó không được nói
những từ mà bố mẹ cũng nói.
Bài học rút ra: Phải uốn nắn bản thân bố mẹ trước khi mọi việc vượt ra khỏi tầm
kiểm soát.

Hãy chú ý lời nói của mình trước mặt trẻ
4. Thói xấu thứ 4: Cho trẻ xem ti vi quá lâu
Cho trẻ xem ti vi không phải là điều xấu nhưng thời gian tối đa nên là 30 phút một
ngày. Hãy chọn kênh nào có phim hoạt hình thú vị và mang tính giáo dục, lược bỏ
những phim bạn thấy không phù hợp.
“Xem vô tuyến trong nhiều giờ liền không tốt cho sự phát triển não bộ cũng như
thể chất của trẻ. Vì thế, hãy nghiêm khắc trong việc giới hạn thời gian xem vô


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


tuyến. Nếu bạn lơ là dù một ngày, con bạn sẽ coi thường luật và nài nỉ bạn xem
mỗi ngày một nhiều hơn”.
Bài học rút ra: Đừng lơ là nhiệm vụ. Chỉ giới hạn trẻ xem trong 30 phút và hãy tắt
ngay ti vi sau đó.

Không nên để trẻ xem ti vi quá 30 phút một ngày
5. Thói xấu thứ 5: Chiều trẻ mỗi khi trẻ giận dỗi
“Trẻ con là những nhà tâm lý học tài ba. Chúng biết người nào có thể dễ dàng
chiều chúng nếu thấy chúng kêu khóc đòi một thứ gì đó. Vì thế, giả dụ mẹ nói
không, chúng sẽ tìm đến bố. Nếu bố không cho, chúng sẽ vòi ông bà hoặc cô chú.
Chúng sẽ khóc lóc, hờn dỗi và thường thì chúng sẽ nhận được cái chúng nó muốn.
Điều này khiến trẻ biết rằng phải làm thế nào để đạt được mong muốn bằng mọi
giá”.
Bài học rút ra: Hãy cứng rắn khi trẻ ăn vạ. Cứ để trẻ khóc lóc, đó chẳng qua chỉ là
chiến thuật gây sức ép lên bạn thôi.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×