Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non quận Hoàng Mai, Hà Nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.83 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ HÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số
: 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG XUÂN CỪ

Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Khắc Bình

Phản biện 2: PGS. TS Trần Thị Minh Hằng

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại
Học viện khoa học xã hội hồi 10 giờ 30 ngày 24 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước và xã hội.
Một đất nước, một xã hội tồn tại và phát triển như thế nào phụ thuộc
vào những hạt giống này. Phần lớn các quốc gia đang coi những năm
đầu đời như điểm khởi đầu cần thiết cho một thế hệ công dân có đủ
năng lực. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức,
ngôn ngữ tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kiến thức,
kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua chương trình chăm sóc giáo dục
mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của
trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn
sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao cho mỗi quốc gia.
Trong bối cảnh đổi mới và phát triển giáo dục như hiện nay,
việc đánh giá trong giáo dục không thể đứng ngoài xu thế phát triển
chung và đây là vấn đề đang rất được quan tâm. Trong mỗi nhà
trường, đánh giá được coi là một yếu tố cấu thành của đổi mới toàn
diện, đánh giá có tác dụng xem xét và điều chỉnh các hoạt động giáo
dục, khẳng định kết quả đạt được, đưa ra những nhận định về xu
hướng tiến bộ, dự báo sự phát triển và đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhận thức được tầm quan trọng về việc đánh giá sự phát triển
của trẻ, Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT
ngày 23/7/2010 về việc ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ
5 tuổi với 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số cụ thể để đánh giá trẻ về
các mặt phát triển.
Việc triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại

các trường mầm non Quận Hoàng Mai - Hà Nội được thực hiện từ
năm học 2013 - 2014, đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn
chế nhất định, dẫn đến chưa thực sự góp phần vào nâng cao chất
lượng chăm sóc và giáo dục trẻ 5 tuổi trong các nhà trường.
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn trên, để
11

1


quản lý hoạt động đánh giá trẻ 5- 6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ
5 tuổi được hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong
nhà trường tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động
đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non quận Hoàng
Mai, Hà Nội” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1.Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Đầu thế kỷ XVI, mô hình nhà trường được phân theo cấp
học, bậc học ở những lứa tuổi nhất định; cách đánh giá học sinh
cũng được quy định rõ ràng. Đến thế kỷ XVIII thì hệ đánh giá chất
lượng đầu tiên được áp dụng phổ biến trong nhà trường.
Hiện nay, những nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới
luôn ưu tiên quan tâm cho GDMN, trong đó đánh giá trẻ mầm non
ở những nước đó được coi là mối quan tâm số một của toàn xã hội.
2.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên
cứu về hệ thống lý luận QLGD, giáo dục Đại học, quản lý nhà
trường, quản lý chất lượng giáo dục; có nhiều công trình xây dựng
cơ sở lý luận về hoạt động đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá

của người học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1: Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng
đối với hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát
triển nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ chuẩn bị tâm
thế cho trẻ vào lớp 1 của các trường mầm non trên địa bàn Quận
Hoàng Mai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt
động đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn từ đó đề
xuất một số biện pháp, giải pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát
triển của trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi nhằm nâng

22

2


cao chất lượng chăm sóc và giáo dục tại các trường mầm non Quận
Hoàng Mai - Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ
chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi trong các trường mầm non trên địa
bàn quận Hoàng Mai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động đánh
giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi tại
các trường mầm non công lập quận Hoàng Mai.( 3 trường). Tổng số

khách thể nghiên cứu: gồm 21 CBQL, 46 GV lớp 5 tuổi và 150
PHHS lớp 5 tuổi.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận.
Nguyên tắc hoạt động: cần nghiên cứu về hoạt động quản lý
của hiệu trưởng và hoạt động đánh giá trẻ của giáo viên để làm bộc lộ rõ
biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác đánh giá trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn.
Nguyên tắc tiếp cận hệ thống. Quản lý đánh giá trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi chịu sự tác động của
nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, hoạt động này được xem xét như là
kết quả tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy, quản lý đánh giá trẻ theo
Bộ chuẩn phát triển trẻ em được xem xét trong mối liên hệ về nhiều
mặt.
Nguyên tắc phát triển: Phải nghiên cứu trong sự vận động,
biến đổi, tương tác qua lại giữa toàn bộ các hoạt động trong quá trình
quản lý tại các trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận về quản lý, đánh giá
trẻ mầm non, Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi và các tài liệu liên
quan.
5.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
33

3


Phương pháp quan sát :
Phương pháp phỏng vấn/trò chuyện :

Phương pháp điều tra, khảo sát:
Phương pháp thống kê toán học:
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nâng cao năng lực đánh giá trẻ cho giáo viên mầm non và
hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá trẻ 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát
triển trẻ em năm tuổi trong các nhà trường.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề xuất, đưa ra một số biện pháp thực hiện công tác quản lý
hoạt động đánh giá trẻ của các trường mầm non quận Hoàng Mai. Từ
đó có thể được áp dụng cho việc quản lý hoạt động đánh giá sự phát
triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ở các trường mầm
non trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn sẽ có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá sự
phát triển của trẻ mẫu giáo.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá sự phát
triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
tại các trường mầm non Quận Hoàng Mai- Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại các trường mầm
non Quận Hoàng Mai- Hà Nội.

44

4



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẪU GIÁO
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản lý
Quản lý là hoạt động có mục đích của con người, là sự tác
động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng
quản lý nhằm đạt mục tiêu chung.
1.1.2. Quản lý giáo dục
QLGD là những tác động có hệ thống, có ý thức, có mục
đích, hợp với quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến
tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ
thống giáo dục vận hành liên tục, phát triển mở rộng cả về số
lượng cũng như chất lượng.
1.1.3. Đánh giá
Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, hình thành những
nhận định, phán đoán về kết quả công việc, theo những mục tiêu,
tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để
cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả
công việc
Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập tổng hợp,
diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá một cách có hệ thống
nhằm mục đích hiểu biết sâu và sử dụng các thông tin này để ra
quyết định về học sinh, về chương trình, về nhà trường hay đưa ra
các chính sách giáo dục.
Có một số loại đánh giá: Đánh giá sơ khởi; Đánh giá chẩn
đoán; Đánh giá quá trình; Đánh giá tổng kết; Đánh giá dựa theo
chuẩn; Đánh giá dựa theo tiêu chí.
1.1.4. Chức năng, nguyên tắc, quy trình của đánh giá trong giáo
dục

1.1.4.1. Chức năng của đánh giá trong giáodục
Chức năng định hướng.
Chức năng kích thích, tạo động lực.:
55

5


Chức năng xác nhận.
Chức năng hỗ trợ.
1.1.4.2. Những nguyên tắc đánh giá trong giáo dục
Tính khách quan, công bằng.
Tính toàn diện.
Tính phát triển.
1.1.1.3. Quy trình triển khai một hoạt động đánh giá
Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch đánh giá
Giai đoạn 2: Lựa chọn hoặc tạo ra các công cụ để đánh giá
Giai đoạn 3: Thử nghiệm công cụ đánh giá
Giai đoạn 4: Thực hiện đánh giá
Giai đoạn 5: xử lí, phân tích kết quả
Giai đoạn 6: viết báo cáo kết quả.
1.1.5. Đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo
Loại 1: Đánh giá hàng ngày
Đánh giá những diễn biến tâm – sinh lí của trẻ hằng ngày trong
các hoạt động
Loại 2: Đánh giá theo giai đoạn (đánh giá cuối chủ đề và
cuối độ tuổi)
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển
cuối chủ đề và theo giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch
chăm sóc, giáo dục cho chủ đề và giai đoạn tiếp theo.

1.2. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
1.2.1. Chuẩn phát triển trẻ em
Là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm
được dưới tác động của giáo dục gồm theo 4 lĩnh vực, 28 chuẩn và
120 chỉ số.
1.2.2. Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5tuổi
- Hỗ trợ thực hiện chýõng trình giáo dục mầm non, nhằm nâng
cao chất lýợng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em
năm tuổi vào lớp 1. Llà cãn cứ để xây dựng chýõng trình, tài liệu
tuyên truyền, hýớng việc chãm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi.
1.2.3. Nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5tuổi
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28
66

6


chuẩn và 120 chỉ số .
1.3. Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển
trẻ em 5 tuổi
1.3.1. Các nguyên tắc khi sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để
đánh giá trẻ
1.3.2. Bộ công cụ theo dõi sự phát triển trẻ mẫu giáo 5 tuổi
Bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo
5 tuổi dựa vào Bộ chuẩn PTTE năm tuổi của Việt Nam gồm những
công cụ theo dõi các chỉ số thuộc các lĩnh vững phát triển của trẻ
mẫu giáo 5 tuổi. Bộ công cụ không đòi hỏi hình thức và cấu trúc
thật chặt chẽ như các công cụ chuẩn hóa.
1.3.3. Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi
theo Bộ chuẩn

1. Phân chia chỉ số vào các chủ đề cho phù hợp
2. Xây dựng kế hoạch chủ đề:
3. Xây dựng bộ công cụ:
4. Sử dụng bộ công cụ để tiến hành đánh giá trẻ:
Bước 5. Ghi kết quả:
Bước 6. Thống kê kết quả:
Bước 7. Điều chỉnh kế hoạch giáo dục:
1.4. Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
1.4.1. Xây dựng kế hoạch đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo bộ chuẩn
Là một loại kế hoạch QLGD ở các nhà trường mầm non, kế
hoạch chỉ rõ những nội dung công việc sẽ làm, những nội dung đó
được sắp xếp, phân chia theo thời gian đã định trước một cách hợp
lý, dựa trên mục đích yêu cầu, nhiệm vụ, hình thức tiến hành và căn
cứ vào các điều kiện tình hình cụ thể của nhà trường nhằm đạt tới
mục tiêu GD toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Kết quả của việc thực hiện kế hoạch là cơ sở để GV đưa ra các
quyết định thích hợp để nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá trẻ,
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ,tăng cường khả năng sẵn sàng đi
học của trẻ mẫu giáo 5 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ.
77

7


1.4.2. Tổ chức hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ
chuẩn.
1.4.2.1. Công tác chỉ đạo
Người CBQL thực hiện các công việc như: chỉ đạo việc chuẩn
bị trang bị kiến thức lý luận, kỹ năng, các phương tiện phục vụ,

nghiên cứu quy định đánh giá trẻ, chuẩn bị về CSVC, các khâu theo
quy trình đánh giá trẻ 5 tuổi, thông báo, sử dụng kiểm tra, giám sát
và lưu giữ kết quả đánh giá, chỉ đạo việc rút kinh nghiệm, tổng kết
đánh giá việc QL đánh giá trẻ trong nhà trường. Đồng thời luôn quan
tâm, khuyến khích, động viên họ thực hiện tốt kế hoạch đề ra

1.4.2.2. Tổ chức hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo bộ
chuẩn
- Nhà trường nghiên cứu và tiến hành soạn thảo văn bản quy
định hướng dẫn chi tiết hoạt động đánh giá dựa trên Bộ chuẩn
PTTE5T.
- Tuyên truyền, phổ biến bồi dưỡng chuyên môn cho GV về
hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn PTTE5T....
- Phân công GV phù hợp
- Đầu tư về CSVC;
- Giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
đúng quy trình theo văn bản
- Ghi kết quả đánh giá vào bảng
- Điều chỉnh kế hoạch đánh giá và kế hoạch giáo dục.
1.4.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi theo Bộ chuẩn là một nhiệm vụ rất quan trọng, nó đòi hỏi phải
tiến hành thường xuyên, liên tục.
Thông qua công tác kiểm tra các hoạt động đánh giá trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi, các nhà trường mầm non có thể điều chỉnh các tiêu chí
đánh giá, phương thức đánh giá, đưa ra các định hướng GD trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong nhà trường cho phù hợp với yêu cầu về sự đổi
mới GD và sự phát triển chung của xã hội.
88


8


1.5. Yếu tố tác động đến quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển
của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
trong trường mầm non
1.5.1 Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 tuổi
Học tập ở mẫu giáo 5 tuổi vẫn là "Học bằng chơi, chơi mà
học". Học theo nghĩa là chơi theo một trình tự hành động gần
giống như học còn gọi là “hoạt động học”, nội dung hoạt động học
vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng là những kiến thức rất
cụ thể, trực quan sinh động.
1.5.2. Gia đình
Gia đình là nơi giúp cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi được thể hiện
những hành vi, quan điểm sống của mình về một vấn đề, một sự kiện,
hoạt động nào đó, giúp trẻ có sự điều chỉnh những hành vi của mình
cho phù hợp với những chuẩn mực chung của tập thể, của xã hội.
1.5.3. Nhà trường
Nhà trường có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác
đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi vì trẻ mẫu giáo 5 tuổi là “sản phẩm
giáo dục” của nhà trường. Trẻ có tốt thì nhà trường mới phát triển
tốt và ngược lại. Việc đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi dựa trên Bộ
chuẩn phát triển cần có sự tham gia đồng bộ và hiệu quả nhịp nhàng
của các đơn vị có liên quan trong nhà trường.
Tiểu kết chương 1
Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi là
quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống, phân tích và
đối chiếu với mục tiêu của CTGDMN, nhằm theo dõi sự phát triển
của trẻ và điều chỉnh kế hoạch CS-GD trẻ, đảm bảo sự phát triển
của trẻ phù hợp với mục tiêu GD.

QL hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5
tuổi là những tác động có hệ thống và kế hoạch, tổ chức của Hiệu
trưởng trường mầm non tới cách thức, phương pháp, hình thức và
nội dung đánh giá, cách sử dụng kết quả đánh giá trẻ mẫu giáo 5
tuổi và việc thực hiện nghiêm túc những quy định được nêu trong
99

9


các văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo của ngành GD và nhà
trường về hoạt động đánh giá theo Bộ chuẩn PTTE năm tuổi.
Nội dung quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ
theo Bộ chuẩn PTTE5T gồm 6 công việc.

1010

10


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
TRẺ 5-6 TUỔI THEO BỘ CHUẨN TRẺ EM 5 TUỔI TẠI
CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HOÀNG MAI - HÀ NỘI
2.1. Một số nét về giáo dục mầm non quận Hoàng Mai.
2.1.1. Khái quát chung về giáo dục mầm non Quận Hoàng
Mai
Giáo dục mầm non Hoàng Mai được thành lập từ năm 2003,
toàn Quận có 21 trường công lập, 10 trường ngoài công lập và hơn
200 nhóm lớp tư thục được phân bố trên 14 phường. Có 18/21 trường

mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia. Các nhà trường luôn quan tâm
xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, sư phạm, thân thiện. Hầu hết
các trường công lập quá tải số học sinh vì vậy sĩ số học sinh/lớp đông
là điều không tránh khỏi.
2.1.2 Quy mô mạng lưới các trường mầm non, cán bộ quản
lý- giáo viên mầm non các trường công lập trên địa bàn quận
Hoàng Mai.
Quy mô trường lớp mầm non
Quận Hoàng Mai có 21 trường công lập với 288 lớp học
tổng số trẻ 14148/34514 trẻ (số trẻ ra lớp/số trẻ điều tra toàn Quận).
Tỷ lệ trẻ Nhà trẻ ra lớp ở các trường công lập là 518/10512 trẻ đạt
4,9%, tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp là 13630/ 24002 trẻ đạt 56,8%, trẻ 5
tuổi là 5210/7896 trẻ đạt 66%
Đội ngũ cán bộ quản lý
Cấp học mầm non có 64 cán bộ quản lý (21 Hiệu trưởng và
43 phó Hiệu trưởng). Các đồng chí CBQL đều đạt trình độ Đại học,
trong đó có: 6 đồng chí là Thạc sỹ Quản lý giáo dục.
Giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5tuổi
Năm học 2016-2017, tổng số GV lớp 5 tuổi là 312 GV.
Trong đó, 100% GV lớp mẫu giáo 5 tuổi đều đạt chuẩn.
2.2. Đặc điểm tình hình của 3 trường mầm non công lập
được chọn nghiên cứu thực trạng.
2.2.1. Trường mầm non Tuổi Thơ
1111

11


Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 57 đ/c. Giáo viên: 38
trong đó đạt chuẩn: 100%, trên chuẩn: 85 %. GV 5 tuổi :16 Đại học:

15; CĐ: 01. Số học sinh: 700 trẻ.( trẻ 5 tuổi gần 300). Diện tích
6570m2; với 12 phòng học và các phòng chức năng.
2.2.2. Trường mầm non Hoa Mai
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 60 đ/c . Tổng số giáo
viên: 39 Giáo viên đạt chuẩn: 100%; Giáo viên đạt trình độ trên
chuẩn: 56 %. Số giáo viên dạy lớp 5 tuổi: 18: Đại học: 15; CĐ: 03.
Số học sinh : 650 trẻ. Số học sinh 5 tuổi: 300, diện tích 3761m2,
trường có khuôn viên 3 tầng với 15 phòng học và các phòng chức
năng
2.2.3. Trường mầm non Giáp Bát
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 53 đ/c . Tổng số giáo
viên: 33 Giáo viên đạt chuẩn: 100%; Giáo viên đạt trình độ trên
chuẩn: 51 %. Số giáo viên dạy lớp 5 tuổi: 12: Đại học: 8; CĐ: 04.
Số học sinh : 497 trẻ. Số học sinh 5 tuổi: 211, diện tích 1146m2,
trường có khuôn viên 3 tầng với 12 phòng học và 4 phòng chức năng
2.3.Tóm tắt về hoạt động khảo sát
2.3.1.Mục đích khảo sát
Để có được các thông tin về: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động đánh giá; Nhận thức và đánh giá của cha mẹ trẻ cũng như
CBQL, GV mầm non; Công tác quản lý hoạt động đánh giá trẻ mẫu
giáo 5 tuổi tại 3 trường mầm non để làm cơ sở đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn PTTE
5T phù hợp với các trường mầm non trên địa bàn quận Hoàng Mai.
2.3.2. Đối tượng khảo sát
46 GV lớp mẫu giáo 5 tuổi tại 15 lớp; 21 CBQL của các
trường mầm non trong quận Hoàng Mai Hà Nội; 150 phụ huynh học
sinh tại 3 trường Mầm non.
2.3.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng nhận thức và thực trạng QL hoạt động
đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn PTTE5T tại trường mầm

non Tuổi Thơ, Hoa Mai, Giáp Bát..
Nhận thức của và nhu cầu bồi dưỡng, thực trạng hoạt động
1212

12


đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn PTTE5T .
Nhận thức của PHHS về hoạt động đánh giá trẻ, việc kết
hợp cùng GV đánh giá trẻ.
2.3.4. Công cụ khảo sát
01 mẫu phiếu khảo sát dành cho đối tượng là CBQL, 01 mẫu phiếu
khảo sát dành cho GV mầm non và 01 mẫu phiếu khảo sát dành cho PHHS.
2.3.5. Tiến hành khảo sát và xử lý dữ liệu
Nghiên cứu hồ sơ, quan sát thực tế hoạt động đánh giá sự
phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn PTTE5T của GV 5 tuổi tại 3
trường, quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ
chuẩn PTTE 5T của Hiệu trưởng. Phát phiếu cho các đối tượng đã
xác định và thu về để xử lý, tổng hợp.
2.4. Thực trạng hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại các trường mầm non
quận Hoàng Mai
2.4.1 Hiểu biết của giáo viên về các nội dung của Bộ chuẩn
phát triển trẻ em 5 tuổi
Bảng 2.1. Ý kiến của giáo viên về việc hiểu biết về nội dung Bộ
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
Mức đồng ý
TT
Nội dung
Tốt

Khá% TB% Yếu%
%
Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển
1
thể chất( 5 chuẩn : 26 chỉ số )
21,7
50 19,3
0
Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển 17,3 45,6 37,1
0
2 tình cảm và quan hệ xã hội ( 8
chuẩn: 34 chỉ số)
Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển 21,7
52 26,3
0
3 ngôn ngữ và giao tiếp ( 5 chuẩn: 31
chỉ số)
Các chuẩn thuộc lĩnh vực phát triển 30,4 41,3 28,3
0
4
nhận thức (9 chuẩn: 29 chỉ số)
(Tống số: 46GV của 3 trường mầm non quận Hoàng Mai)
1313

13


2.4.2. Hiểu biết của CBQL, GV, phụ huynh về vấn đề liên
quan đến hoạt động đánh giá trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.
Để nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5

tuổi thì CBQL, GV và cha mẹ trẻ cần có nhận thức rõ hơn về các nội
dung trong hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi, có những biện
pháp phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường trong hoạt động
đánh giá trẻ. Có như vậy chúng ta mới nâng cao được chất lượng trẻ,
đảm bảo mục tiêu GDMN.
2.4.3. Thực trạng hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
theo Bộ chuẩn tại các trường mầm non quận Hoàng Mai.
Giáo viên lựa chọn phương pháp đánh giá còn chưa phù hợp
với chỉ số. Việc thiết kế bảng ghi kết quả, xây dựng Bộ công cụ, bài
tập đánh giá để đánh giá trẻ còn gặp nhiều khó khăn, chưa sự phối
hợp với cha mẹ trẻ. Đánh giá trẻ vẫn còn mang tính chất hình thức,
đánh giá một cách máy móc, BGH các trường đôi khi còn bỏ mặc, để
tự GV đánh giá, chưa có sự kiểm tra, trao đổi sát sao, bộ công cụ còn
sơ sài.
2.4.4. Phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh trong
hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo Bộ chuẩn phát
triển trẻ em 5 tuổi.
Cần phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên một
mạng lưới vững chắc giúp cho chất lượng giáo dục ngày càng phát
triển. Chính vì thế công tác tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ trẻ
trong công tác chăm sóc giáo dục nói chung và hoạt động đánh giá
trẻ nói riêng là điều bắt buộc mà các trường mầm non phải quan tâm
thực hiện.
2.4.5. Thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong hoạt động
đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ mẫu
giáo 5 tuổi.
2.4.5.1. Thuận lợi:
Có các văn bản của các cấp về hướng dẫn thực hiện Được sự
quan tâm tạo điều kiện được học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ, kiến thức và kỹ năng đánh giá trẻ. Giáo viên có trình độ, được

đào tạo cơ bản.
1414

14


2.4.5.2. Khó khăn:
Nhận thức của trẻ không đồng đều. Sĩ số trẻ/ lớp đông, Bộ
chuẩn nên có những điểm chưa thống nhất. Nội dung dài, nhiều chuẩn
và chỉ số,nhiều chỉ số khónhiều chỉ số không phải chỉ 1 lần đo được
mà có thể phải đo lần 2, lần 3.
Giáo viên có trình độ, nhận thức, năng lực không đồng đều,
ít kinh nghiệm. Thời gian làm việc của giáo viên quá tải, phương tiện
phục vụ cho hoạt động đánh giá trẻ theo chuẩn còn nhiều hạn chế, tài
liệu còn ít. Công tác quản lý chỉ đạo của các nhà trường còn thiếu sát
sao và đồng bộ. Chế độ đãi ngộ và chính sách với giáo viên mầm non
và giáo viên 5 tuổi chưa thỏa đáng
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại các trường mầm non
Quận Hoàng Mai.
2.5.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại các trường mầm non
quận Hoàng Mai
2.5.2. Thực trạng chỉ đạo tổ chức đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại các trường mầm
non quận Hoàng Mai
2.5.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên trong hoạt
động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát
triển trẻ em 5 tuổi
2.5.4. Thực trạng quản lý tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cho GV

dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi về hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi theo Bộ chuẩnphát triển trẻ em 5 tuổi.
2.5.5. Thực trạng quản lý việc xây dựng bộ công cụ đánh giá trẻ
mẫu giáo 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
Một số bảng minh họa:

1515

15


Bảng 2.2. Ý kiến của GV về công tác lập kế hoạch thực hiện hoạt
động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non.

1
2
3
4
5
6

Mức đồng ý

Nội dung

TT

Tốt
%
59


Khá TB % Yếu
%
%
29,1 17,4
0

Nhà trường đã xây dựng và ban
hành kế hoạch thực hiện hoạt động
đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi
Kế hoạch của nhà trường bám sát
58,3 33
8,7
văn bản hướng dẫn của các cấp
Kế hoạch của trường đã xác định
43,6 30,4
26
thời gian thực hiện phù hợp
Kế hoạch đã xác định cách tiến
83,3 16,7
0
hành, phân công nhiệm vụ hợp lý
Kế hoạch được triển khai đến toàn
74
26
0
bộ giáo viên lớp 5 tuổi.
Điều chỉnh kế hoạch phù hợp với
45,3 33
21,7

từng giai đoạn và tình hình cụ thể
(Tổng số: 46 GV của 15 lớp 5 tuổi tại 3 trường mầm non)

0
0
0
0
0

Bảng 2.3. Ý kiến đánh giá của GV về công tác kiểm tra, đánh giá
GV trong hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi của hiệu
trưởng các trường mầm non
trong quận Hoàng Mai
Mức đồng ý
TT

Nội dung

Tốt% Khá% TB% Yếu%

1 Kiểm tra việc thực hiện công việc 67
theo đúng sự phân công
2 Kiểm tra việc xây dựng bộ công cụ 37,0
đánh giá trẻ của giáo viên
3 Kiểm tra hoạt động đánh giá trẻ 26,1
của giáo viên

1616

16


33

0

0

39,1

15,2

8,7

50

15,2

8,7


4 Kiểm tra công tác tuyên truyền, 58,7 28,3 13
0
phối hợp với phụ huynh của giáo
viên
5 Kiểm tra bảng kết quả đánh giá trẻ 63
37
0
0
của giáo viên
6 Kiểm tra việc điều chỉnh kế hoạch 50

45,7 4,3
0
giáo dục của giáo viên.
(Tống số: 46 GV của 15 lớp 5 tuổi của 3 trường mầm non trong
quận)
2.6. Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi
trong các trường mầm non quận Hoàng Mai.
Quản lý hoạt động đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ
em năm tuổi là một hoạt động quan trọng, chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố: Đặc điểm tâm lý, môi trường gia đình, nhận thức của các
thành viên, cơ sở vật chất, phương pháp hình thức đánh giá, công tác
quản lý và trực tiếp ảnh hưởng lớn nhất là giáo viên lớp 5 tuổi. Cũng
đồng nghĩa với việc nó ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc- giáo
dục của các trường mầm non.
2.7. Đánh giá chung về thực trạng
2.7.1. Những mặt mạnh
2.7.2. Những mặt hạn chế
Tổ chuyên môn sinh hoạt còn mang tính hình thức, nội dung
ít có sự đổi mới chưa phát huy vai trò định hướng, giải quyết vướng
mắc cho GV, ít ý tưởng sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm về nội dung
đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn PTTE5T. GV đánh giá
trẻ nhiều khi còn bằng cảm tính, chưa áp dụng theo Bộ chuẩn quy
định, đôi khi còn chưa làm theo kế hoạch và không áp dụng thang đo
của Bộ công cụ. Nhiều chỉ số khó, cần phối hợp nhiều biện pháp
mới có thể thực hiện được Chưa có sự quan tâm đầu tư cao, đôi khi
còn buông lỏng trong việc cho giáo viên tự đánh gía chỉ cần báo cáo
kết quả. Xây dựng Bộ công cụ chưa đạt hiệu quả cao.
2.7.3. Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
2.7.2.1. Nguyên nhân chủ quan


1717

17


Việc QL của CBQL nhà trường còn theo thói quen, chủ yếu
dựa trên kinh nghiệm. Một số GV còn chưa có nhiều kinh nghiệm
và kỹ năng trong hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Sự phối
hợp giữa gia đình và nhà trường còn chưa tốt.
2.7.2.2.Nguyên nhân khách quan
Giáo viên mầm non công việc quá tải, không có nhiều thời
gian tự học tập để nâng cao trình độ, được đào tạo từ nhiều nguồn
đào tạo khác nhau nên trình độ và năng lực không đồng bộ. Chính
sách, chế độ đãi ngộ với giáo viên mầm non còn chưa thật sự thỏa
đáng nên không động viên được giáo viên hoạt động hết sức, hết tâm,
say mê với công việc. Học sinh đông quá tải cũng ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động đánh giá trẻ 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn. QL còn mang tính
thủ tục hành chínhchưa tạo cơ hội cho Hiệu trưởng phát huy sự chủ
động sáng tạo.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả đã điều tra và phân tích thực trạng
QL hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo
Bộ chuẩn phát triển tại các trường mầm non Quận Hoàng Mai Hà
Nội bước đầu đạt được một số thành tựu, song cũng đã bộc lộ một
số điểm hạn chế, đòi hỏi cần phải đưa ra các biện pháp QL hoạt động
đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi hiệu quả hơn nhằm giúp các
nhà quản lý phát huy hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình trong công tác
QL hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ
chuẩn phát triển.


1818

18


Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
TRẺ 5-6 TUỔI THEO BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN
TRẺ EM 5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
QUẬN HOÀNG MAI - HÀ NỘI

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
3.1.2. Nguyên Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại
các trường mầm non quận Hoàng Mai- Hà Nội
3.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của GV và cha mẹ trẻ về hoạt
động đánh giá trẻmẫu giáo theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
3.2.1.1. Mục đích
Giúp GV và đặc biệt là cha mẹ trẻ có nhận thức đúng về
mục đích, ý nghĩa mục tiêu, nội dung , các yêu cầu , các phương
pháp đánh giá trẻ, sự cần thiết của việc phối hợp giữa gia đình và
nhà trường trong hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
3.2.1.2. Nội dung
Nâng cao nhận thức của GV lớp mẫu giáo 5-6 tuổi và của cha

mẹ trẻ.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hiện kiểm tra,
đánh giá trẻ 5 tuổi theo quy định tại Thông tư 23/2010/TTBGD&ĐT. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, giao lưu, trao
đổi học tập kinh nghiệm giữa các GV khối mẫu giáo 5 tuổi trong
trường, hoặc các trường bạn nhằm nâng cao sự thống nhất trách
nhiệm và ý thức tự học hỏi trong việc đánh giá trẻ.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện.
1919

19


Dựa vào các văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước, ngành,
trường. Phối hợp chặt chẽ các tổ chức trong nhà trường
3.2.2. Xây dựng kế hoạch cụ thể sáng tạo, phù hợp với điều kiện
thực tế của trường về việc thực hiện hoạt động đánh giá trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
3.2.2.1. Mục đích
Giúp CBQL, GV nắm vững mục đích, nội dung, biện pháp,
kế hoạch thực hiện hoạt động đánh giá dựa trên cơ sở Bộ chuẩn
PTTE5T, hỗ trợ thực hiện CTGDMN.
3.2.2.2. Nội dung
Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể thực hiện
hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi phù hợp với đặc điểm của
trẻ, điều kiện.
3.2.2.3. Cách thức thựchiện:
BGH xây dựng kế hoạch thực hiện CTGDMN của nhà
trường trong đó có việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động
đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi và triển khai đến toàn bộ GV lớp mẫu

giáo 5 tuổi.

3.2.3. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về hoạt
động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ
em 5 tuổi.

3.2.3.1. Mục đích: Giúp GV nâng cao khả năng thực hiện hoạt
động đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát
triển trẻ em 5 tuổi.
3.2.3.2. Nội dung: Bồi dưỡng cho GV dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi
bằng nhiều hình thức.
3.2.3.3. Điều kiện thựchiện: Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch, trình
độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhu cầu học tập, bồi
dưỡng chuyên môn của GV

3.2.4. Chỉ đạo xây dựng bộ công cụ đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi.

3.2.4.1. Mục đích: Nâng cao chất lượng bộ công cụ đánh giá trẻ với
những nội dung được cải tiến để GV dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi có thể
2020

20


vận dụng khi xây dựng bộ công cụ đánh giá trẻ.
3.2.4.2. Nội dung: Tiến hành xây dựng bộ công cụ phù hợp

3.2.4.3. Cách thức thực hiện: Chỉ đạo GV thực hiện theo quy trình
5 bước: Phân chia chỉ số,xây dựng bộ công cụ, tiến hành

đánh giá, tổng kết và điều chỉnh.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện: Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch trình độ
giáo viên, điều kiện thực tế của trường

3.2.5. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình – nhà
trường trong hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

3.2.5.1. Mục đích
Thống nhất việc đánh giá trẻ giữa gia đình và nhà trường, từ
đó có những biện pháp bồi dưỡng, tạo điều kiện cho trẻ phát triển
toàn diện.
3.2.5.2. Nội dung.
Mời cha mẹ trẻ tham quan các hoạt động của nhà trường để
cha mẹ trẻ thấy được tầm quan trọng của hoạt động đánh giá đối
với phát triển toàn diện.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
- Kết hợp với gia đình trẻ thông qua những hình thức: Trao
đổi, tuyên truyền, mời tham gia hoạt động…
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phối hợp giữa gia
đình – nhà trường
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên trong hoạt
động đánh giá trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ
em 5 tuổi.
3.2.6.1. Mục đích
Xây dựng 1 quy trình kiểm tra đánh giá chuẩn. Giúp cho nhà
QL kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với công việc, với mục tiêu
GD của nhà trường.
3.2.6.2. Nội dung

2121

21


Thành lập Ban kiểm tra nội bộ của nhà trường trong đó có
sự phân công kiểm tra chuyên sâu về hoạt động đánh giá trẻ mẫu
giáo 5 tuổi. Xây dựng kế hoạch, tiêu chí, cách thức kiểm tra căn cứ
vào tính mục đích, tính khách quan. Đánh giá cả quá trình thực
hiện hoạt động đánh giá trẻ của GV lớp 5 tuổi và theo biểu mẫu
đánh giá, khen thưởng, động viên kịp thời.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện
Phối hợp các bộ phận liên quan và giáo viên lập kế hoạch
định kỳ thực hiện các hoạt động bồi dưỡng, đánh giá, rút kinh
nghiệm để điều chỉnh. Có cơ chế khen thưởng thích đáng.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, có ảnh
hưởng tương tác với nhau. Trong thực tế thực hiện 6 biện pháp trên,
việc lựa chọn các biện pháp để ưu tiên thực hiện còn tùy thuộc vào
điều kiện hoàn cảnh cụ thể.Về lâu dài để các biện pháp thực hiện có
hiệu quả, phát huy tốt nhất trong mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau.
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện
pháp
Cả 6 biện pháp đều được đánh giá có tính khả thi ở mức độ cao. Kết
quả này cho phép chúng ta tin tưởng vào tính khách quan và phù hợp
của các biện pháp đã đề xuất.

2222

22



Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực trạng QL hoạt
động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo theo Bộ chuẩn phát
triển trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non quận Hoàng Mai- Hà Nội
theo Bộ chuẩn PTTE5T, chương 3 đã trình bày được một số vấn đề
sau:
Nêu những nguyên tắc đề xuất các biện pháp QL hoạt động
đánh giá sự phát triển của trẻ ở các trường mầm non quận Hoàng
Mai theo Bộ chuẩn PTTE5T.
Tiến hành đề xuất được một số biện pháp về QL hoạt động
đánh giá sự phát triển của trẻ ở các trường mầm non quận Hoàng
Mai- Hà Nội theo Bộ chuẩn PTTE5T. Hệ thống này bao gồm 06
biện pháp cơ bản với mục đích nâng cao chất lượng công tác CSGD trẻ của trường mầm non nói chung cũng như hoạt động đánh
giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi nói riêng.
Tuy nhiên, các biện pháp được nêu ra không thể tránh khỏi những
thiếu sót, vẫn cần có thời gian để kiểm nghiệm trong quá trình triển khai
và tiếp tục phải hoàn thiện hơn nữa để các biện pháp này đi vào thực tiễn,
hữu hiệu hơn góp phần vào quá trình quản lý toàn diện các trường mầm
non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thực hiện được
mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, làm sáng tỏ được cơ
sở lý luận, những khái niệm, những quan điểm cách thức hoạt
động đánh giá trẻ 5 tuổi; QL hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 5
tuổi dựa trên Bộ chuẩn phát triển trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Đồng thời, trình bày được thực trạng QL hoạt động đánh giá sự

phát triển của trẻ ở các trường mầm non quận Hoàng Mai theo Bộ
chuẩn PTTE5T và dựa vào cơ sở lý luận cũng như thực trạng đã
xác định được 06 biện pháp có thể hỗ trợ các trường mầm non
quận Hoàng Mai, Hà Nội có thể cải thiện được chất lượng giáo
2323

23


×