Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phân tích hoạt động tư vấn cách sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường týp 2 ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa khu vực phúc yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ HẰNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN
CÁCH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI
THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 Ở BỆNH NHÂN
NGOẠI TRÖ TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH
VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÖC YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ HẰNG

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN
CÁCH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI
THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 Ở BỆNH NHÂN TẠI
KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA


KHU VỰC PHÖC YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
Chuyên ngành : Dược lý – Dược Lâm sàng
Mã số : 60720405
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thành Hải
GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc,tôi xin được gửi lời cảm ơn tới TS.
Nguyễn Thành Hải – giảng viên bộ môn dược lâm sàng, Trường Đại học Dược
Hà Nội người thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền, cô
là người đã chỉ bảo và cho tôi nhiều ý kiến quý giá để tôi có thể hoàn thành luận
văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình và tạo
mọi điều kiện thuận lợi từ Ban Giám đốc bệnh viện, tập thể các y bác sỹ, điều
dưỡng tại khoa Nội tiết, dược sỹ khoa Dược cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người nơi đây.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới BSCKII. Đỗ Văn Dũng –
Trưởng khoa Nội tiết và các dược sĩ phát thuốc kho ngoại trú Bệnh viện đa khoa
khu vực Phúc Yên đã tận tình chỉ bảo, động viên, truyền đạt cho tôi những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô
giáo bộ môn Dược lâm sàng –Trường Đại học Dược Hà Nội – là những người đã

chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tôi trong quá trình làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng yêu thương và cảm ơn sâu sắc tới gia đình
và bạn bè, những người đã luôn động viên và hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Học viên
Đỗ Thị Hằng


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ADA
AE

American Diabetes Association (Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ)
Các biến cố bất lợi

BMI
BN
CDA

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
Bệnh nhân
Hiệp hội đái tháo đường Canada

DSLS

Dược sĩ lâm sàng

ĐTĐ


Đái tháo đường

ĐKKV

Đa khoa khu vực

EASD

European Association for the Study of Diabetes
(Hiệp hội nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu)

EMC

Electronic Medicines Compendium
(Thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc của Anh)
Glucagon-like peptid (GLP - 1)
Glycosylated Haemoglobin (Hemoglobin gắn glucose)
High Density Lipoprotein Cholesterol

GLP – 1
HbA1c
HDL-C
IDF

(Lipoprotein trọng lượng phân tử cao)
International Diabetes Federation
(Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế)

LDL-C


Low Density Lipoprotein Cholesterol
(Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp)

RLLP

PIL
TDKMM
THA
TZD
UKPDS

Rối loạn lipid
Phác đồ
Tờ thông tin sản phẩm dành cho người bệnh
Tác dụng không mong muốn
Tăng huyết áp
Nhóm Thiazolidindion
The U.K prospective diabetic study
(Nghiên cứu tiến cứu về Đái tháo đường của Anh)

WHO

World Health Organizatin (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH


ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG ...................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa.................................................................................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ học ................................................................................................................... 3
1.1.3. Phân loại....................................................................................................................... 3
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh .......................................................................................................... 4
1.1.5. Chẩn đoán đái tháo đường týp 2 .................................................................................. 5
1.1.6. Điều trị bệnh Đái tháo đường týp 2 ............................................................................. 6
1.2. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 ....................................... 10
1.2.1. Insulin và các dạng dụng cụ đặc biệt có chứa insulin [14] [27] ................................ 10
1.2.2. Các thuốc ĐTĐ týp 2 dạng uống được sử dụng có dạng bào chế đặc biệt [33], [34],
[35], [36].................................................................................................................... 11
1.2.3. Lựa chọn và phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đường týp 2 ............................... 14
1.2.4. Mục đích của phác đồ điều trị bằng insulin ............................................................... 15
1.2.5. Phối hợp các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 dạng uống.................................................... 16
1.3. VAI TRÕ CỦA HOẠT ĐỘNG DƢỢC LÂM SÀNG TRONG TƢ VẤN SỬ
DỤNG THUỐC ĐTĐ TÝP 2. .................................................................................. 17
1.3.1. Nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng ................................................................................. 17
1.3.2. Sự cần thiết cần phải có hoạt động tư vấn sử dụng thuốc ĐTĐ typ 2 ở bệnh nhân
điều trị ngoại trú. ....................................................................................................... 18

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 21
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ................................................................................................... 21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ..................................................................................................... 21
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 21
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 21



2.2.1. Kỹ thuật chọn mẫu ..................................................................................................... 21
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 21
2.3. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 23
2.3.1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 có dạng bào chế, dụng cụ đặc biệt ở
bệnh nhân ngoại trú tại khoa Nội tiết – Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên ............................. 23
2.3.2. Phân tích hoạt động tư vấn cách sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 có dạng bào chế,
dụng cụ đặc biệt dựa trên tờ PIL đã được xây dựng .................................................. 23
2.4. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRONG NGHIÊN CỨU ................................. 24
2.4.1. Xây dựng tờ PIL các thuốc Diamicron MR; Panfor SR; Insulin bút tiêm và dạng lọ.24
2.4.2. Hoạt động dược lâm sàng vào tư vấn cách sử dụng các thuốc có dạng bào chế, dụng
cụ đặc biệt................................................................................................................. 24
2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị ........................................................................ 25
2.4.4. Đánh giá về kiến thức sử dụng các thuốc có dạng bào chế, dụng cụ đặc biệt .................. 26
2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU........................................................................ 27

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 28
3.1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC CÓ DẠNG BÀO CHẾ, DỤNG
CỤ ĐẶC BIỆT .......................................................................................................... 28
3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ............................................. 28
3.1.2. Thực trạng sử dụng các thuốc có dạng bào chế, dụng cụ đặc biệt ............................ 30
3.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN CÁCH SỬ DỤNG THUỐC CÓ DẠNG
BÀO CHẾ, DỤNG CỤ ĐẶC BIỆT DỰA TRÊN TỜ PIL ĐÃ ĐƢỢC XÂY
DỰNG ........................................................................................................................ 33
3.2.1. Xây dựng tờ thông tin sản phẩm cho người bệnh (PIL). ........................................... 33
3.2.2. Phân tích hoạt động tư vấn cách sử dụng thuốc có dạng bào chế, dụng cụ đặc biệt
dựa trên tờ PIL đã xây dựng. ..................................................................................... 38

CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 49
4.1. VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC CÓ DẠNG BÀO CHẾ, DỤNG CỤ

ĐẶC BIỆT ................................................................................................................. 49
4.1.1. Về đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ........................................ 49
4.1.2. Về thực trạng sử dụng các thuốc có dạng bào chế, dụng cụ đặc biệt ....................... 51
4.2. VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CÁCH SỬ DỤNG THUỐC CÓ DẠNG BÀO CHẾ,
DỤNG CỤ ĐẶC BIỆT .............................................................................................. 53


4.2.1. Về kiến thức sử dụng của bệnh nhân đối với thuốc UỐNG có dạng bào chế đặc biệt
trước khi có tư vấn (T0) ............................................................................................. 53
4.2.2. Về hoạt động tư vấn về cách sử dụng thuốc uống có dạng bào chế đặc biệt theo từng
tháng T1; T2 và T3 ...................................................................................................... 55
4.2.3. Về kiến thức sử dụng của bệnh nhân đối với thuốc TIÊM trước khi có tư vấn (T0) . 56
4.2.4. Về hoạt động tư vấn về cách sử dụng thuốc TIÊM theo từng tháng T1; T2; T3 ......... 57
4.2.5. Ảnh hưởng của việc nâng cao kiến thức sử dụng thuốc đến sự thay đổi nồng độ
glucose và giá trị HbA1C sau 3 tháng điều trị. ......................................................... 57

NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ..................................... 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo các khuyến cáo ................................. 5
Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của
Bộ Y tế năm 2015 ............................................................................... 6
Bảng 1.3 Mục tiêu đường huyết cho bệnh nhân ĐTĐ người lớn, không mang thai
theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2016 ................................................. 7
Bảng 1.4 Mục tiêu chặt chẽ hoặc ít chặt chẽ hơn trong điều trị ĐTĐ týp 2 ........... 8
Bảng 1.5 Một số dạng Insulin đang được lưu hành tại Việt Nam ....................... 10

Bảng 1.6 Một số biệt dược Sulfonylure thế hệ 2 ............................................... 12
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị ................................................ 26
Bảng 2.2 Kiến thức sử dụng thuốc UỐNG Diamicron MR, Panfor SR ............... 26
Bảng 2.3 Kiến thức sử dụng thuốc tiêm Insulin bút và lọ .................................. 27
Bảng 3.1

Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ..... 28

Bảng 3.2 Các chỉ số cận lâm sàng tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ................... 29
Bảng 3.3 Danh mục thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 có dạng bào chế, dụng cụ đặc biệt 30
Bảng 3.4 Các phác đồ sử dụng thuốc có dạng bào chế, dụng cụ đặc biệt ............ 31
Bảng 3.5 Tỉ lệ đổi phác đồ điều trị ................................................................... 32
Bảng 3.6 Các AE gặp trong quá trình nghiên cứu ............................................. 33
Bảng 3.7 Các tiêu chí chung của tờ PIL ............................................................ 34
Bảng 3.8 Bộ khung các tiêu chí sử dụng soạn mỗi tờ PIL dành cho bệnh nhân tại
khoa Nội tiết, Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên ........................................ 34
Bảng 3.9 Các thuốc có dạng bào chế, dụng cụ đặc biệt cần xây dựng tờ PIL ...... 35
Bảng 3.10 Cơ sở xây dựng bộ tiêu chí ................................................................ 36
Bảng 3.11 Tỷ lệ tính đồng thuận nội dung tờ PIL của các Bác sĩ chuyên khoa Nội
tiết tại Bệnh viện............................................................................... 37
Bảng 3.12 Mức độ kiến thức sử dụng thuốc uống trước khi có tư vấn .................. 39
Bảng 3.13 Mức độ kiến thức sử dụng thuốc uống sau khi có hoạt động tư vấn ..... 40
Bảng 3.14 Mức độ kiến thức sử dụng thuốc tiêm insulin trước khi có tư vấn ....... 43
Bảng 3.15 Mức độ kiến thức sử dụng thuốc tiêm insulin sau khi có tư vấn .......... 45
Bảng 3.16 Mức độ kiểm soát glucose máu và HbA1c sau 3 tháng điều trị ............ 47
Bảng 3.17 Kết quả phân tích hồi quy logistic đơn biến........................................ 48


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Lựa chọn và phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đường týp 2 ............ 14

Hình 1.2 Liệu pháp hạ đường huyết điều trị ĐTĐ týp 2 theo ADA 2016 .............. 14
Hình 1.3 Liệu pháp hạ đường huyết điều trị đái ĐTĐ týp 2 theo ADA 2017 ........ 15
Hình 2.1 Các bước tiến hành thu thập số liệu để đạt mục tiêu nghiên cứu ............. 22
Hình 2.2 Sơ đồ quá trình hoạt động tư vấn cách sử dụng thuốc ............................ 25
Hình 3.1 Mẫu tờ PIL của thuốc Diamicron MR 30 sau khi xin phê duyệt ............. 38
Hình 3.2 Mức độ kiến thức sử dụng thuốc uống trước khi có tư vấn ..................... 39
Hình 3.3 Mức độ kiến thức sử dụng thuốc uống sau khi có tư vấn ........................ 41
Hình 3.4 Mức độ kiến thức sử dụng thuốc tiêm insulin trước khi có tư vấn .......... 44
Hình 3.5 Mức độ kiến thức sử dụng thuốc tiêm insulin sau khi có tư vấn ............. 46
5,6,12,14,15,22,25-27,29-35,38-41,43-48,72,73
2-4,7-11,13,16-21,23,24,28,36,37,42,


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính gây tăng
glucose máu kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbonhydrat, lipid và
protein [4]. Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến đã
và đang gia tăng nhanh chóng ở mọi quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam theo kết
quả điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ toàn quốc năm 2012 do bệnh viện Nội tiết Trung
ương tiến hành, tỉ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5.42%, tỉ lệ
ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63.6% [19], theo thống kê của liên
đoàn ĐTĐ Quốc tế (IDF) trong năm 2014 Việt Nam có khoảng 5.71% dân số mắc
ĐTĐ mà chủ yếu là ĐTĐ týp 2 [38].
Cùng với sự gia tăng của bệnh ĐTĐ các hiệp hội ADA (Hiệp hội Đái tháo
đường Hoa kỳ), IDF (Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế) và VADE (Hội Nội tiết và ĐTĐ
Việt Nam) luôn cập nhật và đưa ra các khuyến cáo, phác đồ điều trị thuốc có hiệu
quả. Để đáp ứng nhu cầu điều trị, các dạng bào chế đặc biệt như dạng viên phóng
thích chậm được sử dụng rất nhiều trong kê đơn để tăng tính tuân thủ hơn cho người
bệnh, thuốc tiêm insulin/bút tiêm insulin được cấp phát ngoại trú tạo thuận lợi cho
người bệnh giảm chi phí điều trị và gánh nặng công việc cho nhân viên y tế trong

điều trị nội trú. Tuy nhiên khi sử dụng các thuốc này cần được lưu ý đặc biệt vì rất
dễ xảy ra sai sót, không đạt mục đích điều trị và các khuyến cáo sử dụng của nhà
sản xuất.
Tại khoa Nội Tiết - bệnh viện ĐKKV Phúc Yên đang quản lý gần 400 bệnh
nhân ĐTĐ, phần lớn là bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi kèm theo nhiều biến chứng,
các bệnh nhân thuộc quanh địa bàn tỉnh, đa số là ở vùng nông thôn, do đó việc phối
hợp nhiều loại thuốc và các thuốc có dạng bào chế, dụng cụ đặc biệt sẽ làm bệnh
nhân khó khăn hơn trong điều trị. Thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 đang sử dụng tại Bệnh
viện có dạng bào chế đặc biệt như Panfor SR và Diamicron MR đang là sự lựa chọn
rất hữu ích để làm giảm số lần dùng thuốc trong ngày, thuốc tiêm insulin khi được
hướng dẫn bệnh nhân có thể tự tiêm đã làm giảm số thời gian nằm viện; Insulin
dạng bút tiêm mới được đưa vào sử dụng lần đầu tiên tại bệnh viện năm 2016. Đây

1


đều là các thuốc cần được lưu ý đặc biệt khi sử dụng, bệnh nhân cần phải có kiến
thức nhất định về thuốc mới có thể đem lại hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ. Theo
báo cáo từ kho cấp phát thuốc ngoại trú và khoa Nội tiết của Bệnh viện về việc một
số bệnh nhân điều trị ngoại trú sử dụng các thuốc trên như thói quen nhai nghiền
hoặc bẻ thuốc khi uống, sử dụng thuốc chưa đúng thời điểm có thể dẫn đến cơn hạ
đường huyết, các tác dụng ngoại ý hoặc không kiểm soát được đường huyết… vấn
đề tự tiêm insulin ở nhà gặp rất nhiều khó khăn khi không có sự hỗ trợ của nhân
viên y tế. Hơn nữa, hiện nay việc sử dụng thuốc của bệnh nhân được hỗ trợ bởi các
Bác sĩ điều trị nhưng chưa nhiều, do mỗi ngày Bác sĩ phải khám và điều trị rất nhiều
bệnh nhân, quy trình tư vấn bệnh nhân đã được lưu ý và quan tâm nhưng chưa
nhiều. Sự có mặt của dược sĩ lâm sàng sẽ hỗ trợ cho bác sĩ trong việc ra quyết định
chỉ định thuốc và tư vấn cách sử dụng các thuốc có dạng bào chế, dụng cụ đặc biệt
này, có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện chất lượng thuốc và hiệu quả điều trị
theo các hướng dẫn đã ban hành tại thông tư 31/2012/TT-BYT [5] về hướng dẫn

hoạt động dược lâm sàng trong Bệnh viện. Tại Bệnh viện chưa có nghiên cứu nào
phân tích các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ lâm sàng. Xuất phát từ
thực tế này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Phân tích hoạt động tƣ vấn cách sử
dụng thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Nội tiết – Bệnh
viện đa khoa Khu vực Phúc Yên” với 2 mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 có dạng bào chế, dụng
cụ đặc biệt ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Nội tiết – Bệnh viện Đa khoa khu
vực Phúc Yên.
2. Phân tích hoạt động tư vấn cách sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 có dạng
bào chế, dụng cụ đặc biệt ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Nội tiết – Bệnh viện
Đa khoa khu vực Phúc Yên.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
1.1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân,
bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính phối hợp với rối loạn
chuyển hóa carbonhydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác
dụng của insulin hoặc cả hai [4], [21].
1.1.2. Dịch tễ học
ĐTĐ là một bệnh rối loạn chuyển hóa đang có tốc độ phát triển nhanh. Theo
theo ước tính của WHO đến năm 2016, số lượng người trưởng thành mắc ĐTĐ trên
toàn thế giới khoảng 422 triệu người, nghĩa là cứ 11 người thì có 1 người được chẩn
đoán mắc ĐTĐ, 1,5 triệu người chết vì ĐTĐ mỗi năm. Nếu xếp tất cả những bệnh
nhân ĐTĐ vào một quốc gia thì nó sẽ là “Quốc gia” có dân số xếp thứ ba trên thế
giới chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, xếp trên cả Mỹ [54].
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là khu vực có số

lượng người mắc ĐTĐ đông nhất trong các khu vực trên thế giới [21]. Theo tài liệu
nghiên cứu tính chất dịch tễ bệnh ĐTĐ tại Việt Nam, thì tỉ lệ bệnh tăng lên hàng
năm, cứ 15 năm thì tỉ lệ bệnh tăng lên 2 lần, ĐTĐ được xếp vào một trong ba bệnh
gây tàn phế và tử vong nhất (xơ vữa động mạch, ung thư, ĐTĐ) [18], [20]. Trong đó,
bệnh đái tháo đường týp 2 chiếm 90 - 95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ.
Theo ước tính của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế năm 2014, chi phí điều
trị ĐTĐ khoảng hơn 600 tỉ đô la [38]. Đây đều là những con số đáng kinh ngạc cho
thấy ĐTĐ đã và đang trở thành một vấn đề lớn của Y tế toàn cầu. Tất cả các quốc gia
dù giàu hay nghèo đều đang phải chịu tác động không hề nhỏ của căn bệnh này và
Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
1.1.3. Phân loại
Bệnh đái tháo đường được phân loại như sau [4], [21], [38]:
- Đái tháo đường týp 1: Do tế bào β của tuyến tụy bị phá vỡ, thường dẫn
đến thiếu hụt insulin tuyệt đối.
- Đái tháo đường týp 2: Do quá trình giảm tiết insulin trên nền tảng đề
kháng với insulin.

3


- Các týp đặc hiệu khác: ĐTĐ do những nguyên nhân khác như khiếm
khuyết về gen liên quan đến chức năng tế bào β hay tác động của insulin, bệnh
tuyến tụy ngoại tiết (như xơ nang tụy), do các bệnh nội tiết khác.
- Đái tháo đường thai kỳ: là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được phát
hiện lần đầu tiên trong thai kỳ, không loại trừ trường hợp bệnh nhân đã mắc ĐTĐ
trước khi có thai mà chưa được chẩn đoán hay bệnh nhân tiếp tục tăng đường huyết
sau khi sinh.
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
 Đái tháo đường týp 1:
Đặc trưng của ĐTĐ týp 1 là sự thiếu hụt insulin tuyệt đối. Các tế bào β tuyến

tụy chủ yếu bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch, hiếm trường hợp là ĐTĐ týp 1
vô căn hoặc tự phát. Do đó cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hoá,
ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong [4].
 Đái tháo đường týp 2:
Có 2 yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ
týp 2 là kháng insulin và rối loạn tiết insulin kết hợp với nhau [27], [37]:
- Rối loạn tiết insulin: Nghĩa là tế bào β đảo tụy bị rối loạn về khả năng sản
xuất insulin bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho
chuyển hóa glucose bình thường. Những rối loạn đó có thể là:
 Bất thường về nhịp tiết và động học bài tiết insulin
 Bất thường về số lượng tiết insulin.
- Tình trạng kháng insulin: Có thể thấy ở hầu hết các đối tượng ĐTĐ týp 2
và tăng glucose máu xảy ra khi khả năng bài xuất insulin của các tế bào β đảo
tụy không đáp ứng thỏa đáng nhu cầu chuyển hóa. Hình thức kháng insulin cũng
rất phong phú bao gồm: giảm khả năng ức chế sản xuất glucose (gan), giảm khả
năng thu nạp glucose (ở mô ngoại vi) và giảm khả năng sử dụng glucose (ở các
cơ quan).

4


1.1.5. Chẩn đoán đái tháo đƣờng týp 2
1.1.5.1. Chẩn đoán xác định
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường – WHO [54]; IDF - 2012
[39], đã được tổng kết trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ của Bộ Y tế năm
2015 [4], và ADA 2016 [23], ADA2017 [24] đưa ra cũng không có sự khác biệt, là
khi có một trong các tiêu chuẩn trong bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo các khuyến cáo
Tiêu chí


Bộ Y tế 2015, ADA2016,
ADA 2017
≥ 6,5%

HbA1c
Glucose huyết tương lúc đói
Lúc đói được xác định là không dung nạp calo
trong 8 giờ
Glucose huyết tương 2h sau nghiệm pháp dung
nạp 75g glucose
Glucose huyết tương ngẫu nhiên
Ở những người có tăng đường huyết hay tăng
đường huyết đột ngột

≥ 7,0mmol/l
( ≥ 126mg/dl)
≥ 11,1 mmol/l
( ≥ 200mg/dl)
≥ 11,1 mmol/l
( ≥ 200mg/dl)

Theo ADA 2017 đề nghị bỏ tiêu chuẩn tuổi tại thời điểm chẩn đoán, tập trung
vào sinh lý bệnh suy giảm chức năng tế bào beta.
1.1.5.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường (Prediabetes)
- Rối loạn dung nạp glucose (IGT): nếu glucose huyết tương ở thời điểm 2
giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose máu bằng đường uống từ 7,8mmol/l đến
11,0 mmol/l (140-199 mg/dl).
- Rối loạn glucose máu lúc đói (IFG): nếu glucose huyết tương lúc đói (sau
ăn 8 giờ) từ 5,6 mmol/l đến 6,9 mmol/l (100-125 mg/dl); và glucose huyết tương ở
thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp dung nạp glucose máu dưới 7,8 mmol/l.

- Mức HbA1c từ 5,7% đến 6,4%.

5


1.1.6. Điều trị bệnh Đái tháo đƣờng týp 2
1.1.6.1. Mục tiêu điều trị
 Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 của Bộ Y tế năm 2015 [4]:
- Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ
sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan,
giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường.
- Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập, giảm cân (nếu béo phì) hoặc
không tăng cân (với người không béo).
- Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu với các yếu tố nguy cơ phối hợp
(THA, RLLP máu) và biến chứng.
Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của
Bộ Y tế năm 2015
Chỉ số
Đơn vị
Tốt
Chấp nhận
Kém
Glucose máu
- Lúc đói
- Sau ăn
HbA1c *

*

mmol/L

%

4,4 – 6,1

≤ 6,5

> 7,0

4,4 – 7,8

>7,8 – ≤9,0

> 9,0

≤ 7.0

> 7,0 - ≤ 7,5

> 7,5

130/80 140/90

> 140/90

≤ 130/80**

Huyết áp

mmHg


BMI

kg/m2

18,5 – 23

18,5 – 23

≥ 23

Cholesterol TP

mmol/L

< 4,5

4,5 - ≤ 5,2

≥ 5,3

HDL – C

mmol/L

>1,1

≥ 0,9

< 0,9


Triglycerid

mmol/L

1,5

≤ 2,3

> 2,3

LDL – C

mmol/L

< 1,7***

≤ 2,0

≥ 3,4

Non – HDL

mmol/L

2,5

3,4 – 4,1

> 4,1


≤140/80

Mức HbA1c được điều chỉnh theo thực tế lâm sàng của từng đối tượng. Người bệnh trẻ, mới chẩn đoán

ĐTĐ chưa có biến chứng mạn tính, không có bệnh mắc kèm nên giữ mức HbA1c ở mức 6,5%. Người
bệnh lớn tuổi,bị ĐTĐ đã lâu, có biến chứng mạn tính, có nhiều bệnh mắc kèm nên giữ mức HbA1c 7,5%.
**

Người có biến chứng thận ĐTĐ mức huyết áp mục tiêu ≤ 130/80 mmHg, Người không có biến

chứng thận ĐTĐ mức huyết áp mục tiêu ≤140/80mmHg
***

Người có tổn thương tim mạch LDL – C nên dưới 1,7mmol/L (70mg/dL)

6


 Theo hướng dẫn điều trị ĐTĐ týp 2 của Hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ ADA năm 2016:
Mục tiêu điều trị ĐTĐ týp 2 là kiểm soát đường huyết để ngừa biến chứng
đái tháo đường, tránh hay giảm thiểu nguy cơ hạ đường huyết, chẩn đoán và điều trị
các biến chứng đi kèm, điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch [23].
Bảng 1.3 Mục tiêu đường huyết cho bệnh nhân ĐTĐ người lớn, không mang thai
theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2016
Chỉ tiêu

Khuyến cáo

HbA1c


< 7,0 %

Đường huyết mao mạch trước ăn

4,4 – 7,2 mmol/L (80 -130mg/dL)

Đường huyết mao mạch sau ăn

< 10,0 mmol/L (180 mg/dL)

Cá thế hóa mục tiêu đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường người lớn
không mang thai. Đường huyết mục tiêu phải được cá thể hóa dựa vào: thời gian
của bệnh, tuổi/ tuổi thọ, các bệnh lý mắc kèm, đang mắc bệnh tim mạch hoặc đang
có biến chứng mạch máu nhỏ tiến triển, không ý thức được cơn hạ đường huyết, ý
kiến riêng của bệnh nhân.
HbA1c thấp hơn hoặc bằng 7% cho thấy giảm:
 Biến chứng vi mạch
 Biến chứng mạch lớn
 Tỉ lệ tử vong
Mục tiêu chặt chẽ hoặc ít chặt chẽ hơn có thể thích hợp với bệnh nhân nếu
đạt mục tiêu nhưng không bị hạ đường huyết hoặc có biến cố nặng.

7


Bảng 1.4 Mục tiêu chặt chẽ hoặc ít chặt chẽ hơn trong điều trị ĐTĐ týp 2
Chặt chẽ hơn (HbA1c < 6.5%)

Ít chặt chẽ hơn (HbA1c < 8%)


 Thời gian đái tháo đường ngắn

 Hạ đường huyết nặng

 Thời gian sống dài

 Thời gian sống hạn chế

 Đái tháo đường týp được điều trị chỉ

 Có kèm các biến cố tim mạch và vi

bằng thay đổi lối sống hoặc bằng
Metformin
 Không có biến cố tim mạch/ vi mạch

mạch đáng kể
 Có bệnh lý đi kèm nặng nề
 Đái tháo đường đã lâu khó đạt được
mục tiêu HbA1c

 Theo hướng dẫn điều trị ĐTĐ týp 2 của Hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ ADA năm 2017:
Tập trung vào việc cá thể hóa điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường và đưa
ra rất nhiều lựa chọn thay thế trong điều trị. Khía cạnh con người và giải quyết các
nhu cầu về tâm lý xã hội của bệnh nhân cũng là điểm rất đáng được chú ý [24] .
Tổng hợp các lời khuyên trong thực hành lâm sàng và nguồn tham khảo giúp cải
thiện điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ADA 2017, CDA 2016 [29] là đặt ra
HbA1c phù hợp:
- Khuyến cáo giá trị HbA1c < 7% (ADA) hoặc ≤ 7% (CDA) ở đa số bệnh
nhân đái tháo đường để giảm biến chứng

- Chọn mục tiêu ít nghiêm ngặt hơn như HbA1c < 8% (ADA) hoặc ≤ 8.5%
(CDA), ở một vài trường hợp đặc biệt, chẳng hạn đối tượng có nguy cơ bị hạ đường
huyết nghiêm trọng, triển vọng sống hạn chế hoặc tiến triển biến chứng mạch máu
nhỏ hoặc mạch máu lớn.
- Chọn mục tiêu nghiêm ngặt hơn như HbA1c < 6.5% (ADA) hoặc ≤ 6.5%
(CDA) để giảm thiểu nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ khi lợi ích lớn hơn nguy
cơ hạ đường huyết.
1.1.6.2. Phương pháp điều trị đái tháo đường týp 2
Khi thiết lập mục tiêu điều trị (mục tiêu cần đạt được đối với HbA1c) thì cần
kết hợp giữa biện pháp điều trị không dùng thuốc và biện pháp điều trị dùng thuốc để
đạt được mục tiêu này [4], [23]:

8


 Điều trị không dùng thuốc:
Đái tháo đường týp 2 là một bệnh chuyển hóa có thể kiểm soát bằng cách
thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn. Do đó để cải thiện chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cần thiết kế chế độ ăn và chế độ vận động thể lực hợp lý:
Chế độ ăn: Chế độ ăn khỏe mạnh là một phần quan trọng trong chăm sóc
bệnh nhân ĐTĐ, đem lại những lợi ích tích cực đối với việc kiểm soát cân nặng,
chuyển hóa trong cơ thể và thể trạng chung của bệnh nhân.
Vận động thể lực: Bệnh nhân nên vận động thể lực 30 - 45 phút trong vòng 3 5 ngày/tuần hoặc 150 phút/tuần với cường độ tập trung bình, ít nhất 3 ngày/tuần. Chế
độ luyện tập cần được thiết kế phù hợp với từng bệnh nhân tùy thuộc tuổi, thể trạng,
điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa [45].
 Điều trị bằng thuốc :
Theo các khuyến cáo hiện nay, metformin là lựa chọn đầu tay với bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 khi được chẩn đoán trừ các trường hợp bị chống chỉ định. Với những
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới được chẩn đoán có nồng độ glucose huyết cao hay
HbA1c cao và/ hoặc kèm theo các triệu chứng rõ rệt thì cân nhắc việc điều trị bằng

insulin, có hoặc không kèm theo các thuốc hạ glucose huyết khác. Nếu đơn trị liệu
bằng các thuốc điều trị ĐTĐ đường uống với liều tối đa mà không đạt được hoặc
duy trì được mục tiêu HbA1c sau hơn 3 tháng thì bổ sung thêm một thuốc khác như
chất đồng vận thụ thể GLP – 1 hoặc insulin [23].
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2 của Bộ Y tế năm 2015, việc
lựa chọn ban đầu của chế độ đơn trị liệu nên dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI. Nếu BMI
dưới 23 nên chọn thuốc nhóm sulfonylure, nếu BMI trên 23 nên chọn metformin.
Hướng dẫn này cũng chỉ rõ một số trường hợp nên dùng thuốc phối hợp sớm:
- Nếu HbA1c > 9,0% mà mức glucose máu lúc đói trên 13,0 mmol/L có thể
chỉ định 2 loại thuốc viên hạ đường huyết phối hợp.
- Nếu HbA1c > 9,0% mà mức glucose máu lúc đói trên 15,0 mmol/L có thể
chỉ định dùng ngay insulin [4].

9


1.2. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2
1.2.1. Insulin và các dạng dụng cụ đặc biệt có chứa insulin [14] [27]
 Là một polypeptide gồm 51 acid amin (3 hoặc 6 cái kết dính vào nhau, vào
cơ thể tách tạo các monomer). Điều chế bằng phân lập từ tuyến tụy lợn, bò. Điều
chế insulin người bằng cách bán tổng hợp từ insulin lợn hoặc bò và bằng công nghệ
tái tổ hợp ADN.
 Insulin thường được sử dụng trong phác đồ điều trị đái tháo đường (ĐTĐ)
týp 1 và týp 2, thay thế quá trình bài tiết insulin sinh lý, nhằm kiểm soát nồng độ
đường huyết nhưng cần hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cơn hạ đường huyết.
 Ra đời vào năm 1922, insulin đã tạo nên một bước tiến mới trong phác đồ
điều trị ĐTĐ. Trong trường hợp thiếu hụt hoặc giảm sản xuất insulin có liên quan
đến ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2 ở giai đoạn tiến triển, chiến lược điều trị duy nhất có
thể sử dụng chính là các hoạt chất tương tự insulin. Tuy nhiên, các dạng insulin trên
thị trường hiện nay không hoàn toàn giống nhau. Các dạng này được phân loại theo

đặc tính dược động học như trong bảng 1.5.
Bảng 1.5 Một số dạng Insulin đang được lưu hành tại Việt Nam
Dạng insulin

Biệt dƣợc có
số đăng ký lƣu
hành tại Việt
Nam

Chất tương tự insulin tác
dụng rất nhanh

Apidra

Insulin tác dụng nhanh

Actrapid HM

Insulin bán chậm (insulin
trung bình hoặc NPH)

Insulatard
FlexPen,
Insulatard HM

Hỗn dịch tiêm
100 IU/ml

1-2 giờ


10-16 giờ

Lantus,
Lantus SoloStar

Dung dịch tiêm
100 IU/ml

1,5 giờ

22-24 giờ

NovoMix 30
Flexpen
Mixtard 30,
Mixtard 30
FlexPen

Hỗn dịch tiêm
100 IU/ml

15 phút

12 giờ

Hỗn dịch tiêm
100 IU/ml

30 phút


Chất tương tự insulin tác
dụng chậm (insulin glargin
hay insulin detemir)
Hỗn hợp insulin bán
chậm/chất tương tự insulin
Hỗn hợp insulin bán chậm/
insulin nhanh

Nồng độ
Dung dịch tiêm
100 IU/ml
Dung dịch tiêm
100 IU/ml

10

Thời gian
khởi phát
tác dụng

Thời gian
duy trì
tác dụng

10-20 phút

2-5 giờ

15-30 phút


4-8 giờ

12 iờ


 Insulin có vai trò làm giảm đường huyết thông qua cơ chế tăng khả năng sử
dụng glucose của các tế bào, đặc biệt là tế bào cơ.
 Chỉ định: Liệu pháp insulin được chỉ định trong các trường hợp sau: ĐTĐ
týp 1 (phụ thuộc insulin), ĐTĐ trong thai kỳ, ĐTĐ týp 2 sau khi đã điều chỉnh chế
độ ăn, lối sống và sử dụng kết hợp các thuốc hạ đường huyết đường uống mà vẫn
không hiệu quả.
 Chống chỉ định: trong trường hợp hạ đường huyết
 Phụ nữ có thai và cho con bú: Insulin là loại thuốc điều trị đái tháo đường
duy nhất có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Trong thai kỳ, cần kiểm
soát đường huyết chặt chẽ để hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng trên thai nhi.
 Tác dụng không mong muốn: Hạ đường huyết, hạ kali huyết, giữ muối, phù,
tăng cân, loạn dưỡng mô mỡ dưới da tại nơi tiêm, dị ứng tại chỗ tiêm hay mẩn ngứa
1.2.2. Các thuốc ĐTĐ týp 2 dạng uống đƣợc sử dụng có dạng bào chế đặc biệt
[33], [34], [35], [36]
Dựa vào cơ chế tác dụng các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 dạng uống được chia
làm 6 nhóm:
- Nhóm thuốc kích thích sự bài tiết insulin: Sulfonylurea, meglitinid.
- Nhóm thuốc làm tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin: dẫn xuất
biguanid (metformin), thiazolidindion.
- Nhóm thuốc ảnh hưởng đến sự hấp thu glucose: ức chế α - glucosidase
- Nhóm thuốc có tác dụng giống incretin hoặc kéo dài tác dụng của
incretin: Exanatid và các thuốc ức chế DPP – 4.
- Pramlintid: hạ glucose máu bằng cách ức chế glucagon và làm chậm quá
trình rỗng dạ dày.
- Thuốc ức chế đồng vận chuyển glucose-natri

 Nhóm thuốc kích thích sự bài tiết insulin: Các Sulfonylure
Thế hệ 1: Gồm Tolbutamid, Chlopropamid, Diabetol… thường đóng viên
500mg. Các thuốc thuộc nhóm này hiện nay hầu như không sử dụng vì có trọng
lượng phân tử cao, dễ gây độc với thận.
Thế hệ 2: Thuốc này ra đời sau thuốc thế hệ 1 khoảng 20 năm nhưng có tác
dụng hạ glucose máu tốt, ít độc hơn thế hệ 1

11


Bảng 1.6 Một số biệt dược Sulfonylure thế hệ 2
Hoạt chất

Biệt dƣợc

Gliclazid

Diamicron MR
30/60mg và các
thuốc generic

Dạng bào chế
Viên nén giải
phóng biến đổi
30 và 60 mg;
viên nén 80 mg

Cách sử dụng
Uống 30 đến 120 mg 1 lần/ngày, trong
bữa ăn. Thường là ngay sau bữa ăn

sáng. Nuốt nguyên viên thuốc với
nước, không nhai hoặc nghiền viên.

Glibénèse,
Minidiab và các
thuốc generic

Viên nén 5mg

Uống khoảng 30 phút trước ăn.

Ozidia và các
thuốc generic

Viên nén giải
phóng chậm 5
và 10 mg

Glibenclamid

Daonil và các
thuốc generic

Viên nén dạng
vi hạt

Glimepirid

Amarel và các
thuốc generic


Viên nén

Uống 1 lần/ngày, vào bữa sáng. Nuốt
nguyên viên thuốc với nước, không
nhai hoặc nghiền viên.
Uống trước 2 hoặc 3h trước bữa ăn
chính. Nuốt nguyên viên thuốc với
nước, không nhai nghiền hoặc ngậm
viên thuốc.
Uống trước hoặc trong bữa ăn chính
đầu tiên. Nuốt nguyên viên cùng với
nước, không nghiền nát hoặc nhai viên.

Glipizid

Diamicron MR 30/60mg:
Hoạt chất: Một viên chứa 30mg Gliclazid dưới dạng bào chế phóng thích
duy trì
Chỉ định: Các thuốc sulfonylurea được chỉ định trong bệnh đái tháo đường
týp 2 ở người lớn, khi chế độ ăn, luyện tập và giảm cân đơn thuần không đủ để đạt
được mức đường huyết bình thường.
Liều lượng và cách dùng:
Luôn luôn phải dùng Diamicron MR đúng như bác sĩ đã chỉ định
Liều thường dùng là một viên đến bốn viên nén (liều tối đa 120mg) trong một
lần uống duy nhất vào bữa ăn điểm tâm. Liều dùng phụ thuộc vào đáp ứng điều trị
Phương pháp và đường dùng: Dùng để uống
Phải nuốt cả viên thuốc. Không được nhai viên thuốc
Uống thuốc với một cốc nước vào thời điểm ăn sáng (tốt nhất là nên uống
cùng một thời điểm hàng ngày)

Luôn phải ăn một bữa ăn sau khi uống thuốc
Tác dụng phụ có thể gặp: Hay gặp nhất là hạ đường huyết. Nếu không được
điều trị, các triệu chứng có thể tiến triển thành ngủ lơ mơ, mất ý thức hoặc có thể
hôn mê

12


Chống chỉ định: ĐTĐ týp 1, nhiễm toan ceton, hôn mê, BN suy gan, suy thận
nặng, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, mẫn cảm với các thành phần của thuốc [33]
 Nhóm thuốc làm tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin: Biguanide
(Metformin)
Một số biệt dược: Glucophage, Glucophage XR, Panfor SR 500…
Cơ chế tác dụng: Nhóm biguanid thực chất không phải là nhóm thuốc hạ
glucose máu mà là thuốc chống tăng glucose máu. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc
này là cải thiện liên kết của insulin với thụ thể [14].
Panfor SR 500 có tác dụng hạ glucose trong khoảng 60 – 80 mg/dL (tương đương
với khoảng 4-5 mmol/L) và giảm HbA1c từ 1,5 – 2% [14], [34].
Dạng bào chế: Viên nén phóng thích chậm
Chỉ định: Đái tháo đường týp 2 đơn trị liệu, khi không thể điều trị tăng
glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần. Có thể dùng đồng thời Panfor SR đồng
thời với các thuốc Sulfonylure khác khi chế độ ăn và khi dùng Metformin hoặc
Sulfonylure đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.
Liều lượng và cách dùng:
Liều dùng của Metformin nên được xác định cho từng bệnh nhân, tùy thuộc
vào mức độ dung nạp và tác dụng của thuốc trên từng bệnh nhân. Không nên vượt
quá liều khuyến cáo tối đa 2000mg/ ngày.
Liều khởi đầu thông thường là 500mg/lần/ngày trong bữa ăn tối. Mức độ
tăng liều chỉ nên ở trong khoảng thêm 500mg mỡi tuần và tối đa lên đến
2000mg/lần/ngày. Nếu không đạt được mức kiểm soát đường huyết với liều

2000mg/lần/ngày nên thử với liều 1000 mg x 2 lần/ngày.
Viên nén phóng thích chậm: nuốt nguyên viên thuốc với nước, không được
nhai hay nghiền viên
Tác dụng không mong muốn: Thường gặp nhất là trên tiêu hóa (tiêu chảy,
buồn nôn, nôn, khó tiêu,...) xảy ra trên 5-50% bệnh nhân và khoảng 6% bệnh nhân
phải ngừng thuốc. Nghiêm trọng nhất là gây nhiễm toan acid lactic, trong 50%
trường hợp dẫn đến tử vong.
Hiện tại Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên đang sử dụng Panfor SR 500 với lượng
khoảng 9000 viên/ tháng.

13


1.2.3. Lựa chọn và phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đƣờng týp 2
 Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế năm 2015 [4]:

Hình 1.1. Lựa chọn và phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đường týp 2
 Phác đồ điều trị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2016 [23]:

Hình 1.2 Liệu pháp hạ đường huyết điều trị ĐTĐ týp 2 theo ADA 2016

14


Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2017 [24]

:
Hình 1.3 Liệu pháp hạ đường huyết điều trị đái ĐTĐ týp 2 theo ADA 2017
1.2.4. Mục đích của phác đồ điều trị bằng insulin
 Phác đồ insulin được lựa chọn hướng tới nhiều mục đích khác nhau [14]:

- Tái sản xuất lượng insulin mô phỏng phù hợp nhất mức bài tiết insulin sinh lý:
Nồng độ insulin nền được duy trì ổn định khi không có năng lượng nạp vào
cơ thể.
Nồng độ insulin đạt đỉnh sau mỗi bữa ăn.

15


- Giảm thiểu các cơn hạ đường huyết: Khi nồng độ đường huyết đã đạt
ngưỡng bình thường, việc sử dụng thuốc đôi khi có thể dẫn đến các cơn hạ đường
huyết. Cách sử dụng insulin phải hợp lý để tránh được các cơn hạ đường huyết này.
- Phác đồ insulin cần phải phù hợp với:
+ Thể ĐTĐ.
+ Tuổi của bệnh nhân.
+ Mục tiêu điều trị.
+ Mức độ hoạt động thể lực của bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 2, có thể phải sử dụng thêm insulin nếu việc
điều chỉnh chế độ ăn, lối sống và sử dụng các thuốc điều trị ĐTĐ đường uống
không đảm bảo được nồng độ HbA1c mục tiêu.
 Phác đồ insulin trong ĐTĐ týp 2 [23]:
- Liều insulin nền khởi đầu có thể là 10 UI hoặc 0,1- 0,2 UI/kg/ngày tùy
thuộc vào mức độ tăng đường huyết
- Insulin nền ban đầu thường được kết hợp với Metformin hoặc có thể thêm
một thuốc ĐTĐ đường uống khác nữa.
- Nếu insulin nền đã được điều chỉnh để đường máu khi đói đạt mục tiêu
nhưng HbA1c vẫn không đạt được mục tiêu, cần phải phối hợp thêm thuốc tiêm để
đạt đường huyết sau ăn (có thể lựa chọn GLP-1 RA hoặc insulin rất nhanh vào các
bữa ăn hoặc dạng phối hợp).
1.2.5. Phối hợp các thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 dạng uống
Sự lựa chọn thuốc dựa trên tiền sử bệnh nhân, cá thể hóa người bệnh, bệnh

tật và đặc điểm của thuốc, với mục tiêu của việc giảm mức đường huyết đồng thời
giảm thiểu các phản ứng phụ, hạ đường huyết [23]. Trong điều trị ĐTĐ týp 2,
thường gặp sự phối hợp:
- Metformin + Sulfonylurea: Khi điều trị bằng metformin không đạt hiệu
quả điều trị thì nên phối hợp với sulfonylurea [30]. Đây là kiểu phối hợp phổ biến
nhất giúp tăng cường kiểm soát glucose máu và hạ mỡ máu.

16


×