Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.95 KB, 14 trang )

Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TIỂU HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Tầm quan trọng của vấn đề:
Trong những năm gần đây, việc hòa nhập người khuyết tật nói chung và giáo dục
hòa nhập trẻ KT (GDHNTKT) nói riêng đã được đặc biệt quan tâm, bởi trẻ khuyết
tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số trẻ em thiệt thòi. Giáo dục hòa nhập là “ hỗ
trợ mọi học sinh, trong đó có trẻ khuyết tật, cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ
giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi
trẻ sinh sống, nhằm chuẩn bị cho các em trở thành những thành viên đầy đủ của xã
hội” (Trích “GDHNTKT”, NxbGD-2007)
- Gần đây, ngày 15 tháng 3 năm 2011, UBND tỉnh Quảng Nam ra chỉ thị số
08/CT-UBND về triển khai luật người khuyết tật và các văn bản của Bộ GD&ĐT
về GDHNTKT; Sau đó, Sở GD&ĐT Quảng Nam có CV586/SGDĐT ngày 04
tháng 4 năm 2011 V/v hướng dẫn thực hiện giáo dục hòa nhập người khuyết tật
trong các trường học, các cơ sở giáo dục. Điều đó cho thấy GDHNTKT vẫn đang
là một vấn đề còn mới mẻ và cấp thiết mà chúng ta phải quan tâm.
-Từ những năm học 2006-2007, Ngành giáo dục huyện Đại Lộc bắt đầu chỉ
đạo thực hiện công tác GDHNTKT theo tinh thần QĐ 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày
22/5/2006 của Bộ GD&ĐT.
- Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật. Thông tư số
39/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT và Công văn số 586/SGD&ĐT ngày
04/4//2011 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện Giáo dục hoà nhập học sinh
khuyết tật ở trường phổ thông.
- Phòng giáo dục Đại Lộc nhận thấy công tác Giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ
cần được quan tâm sâu sắc, do vậy vào ngày 26/ 9/ 2012 PGD đã tổ chức chuyên
đề GDTKT học hòa nhập cho PHT và TTCM các trường.
Trong điều kiện giáo viên chưa được qua lớp tập huấn chuyên sâu về GDTKT,
làm thế nào để duy trì và nâng cao chất lượng GD hòa nhập TKT? Chúng ta là
những người quản lí chịu một phần trách nhiệm trong công tác GDHNTKT. Nhà


nước và Ngành đã có những văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ GDTKT như một
bức thiết của xã hội. Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc mà phải tìm các giải
pháp cùng tháo gỡ với Ngành. Bản thân tôi đã tìm một số biện pháp chỉ đạo nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đã tổ chức ở trường và thu
được một kết quả khả quan.
2.Thực trang:
Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Việc huy động học sinh khuyết tật đến trường được thực hiện ở hầu hết các tỉnh
thành trong cả nước, chủ yếu ở bậc Tiểu học và THCS. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất
cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại.
Các trường chưa có những trang thiết bị tối thiểu cần thiết để dạy trẻ khuyết tật
như sách giáo khoa và đồ dùng giảng dạy đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật. Đội
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cũng chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng
và chất lượng để đáp ứng nhu cầu. Năng lực đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật


của các trường sư phạm còn rất thấp hoặc không có. Chính sách ưu đãi người làm
công tác này chưa có, các dịch vụ hỗ trợ chưa đồng bộ, chưa bảo đảm những điều
kiện phù hợp với sự tham gia của trẻ khuyết tật trong hệ thống giáo dục quốc dân;
công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật chưa hợp lý và kém hiệu quả, chưa hình
thành được các mối quan hệ phối hợp hữu cơ chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, giám sát
thường xuyên của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương. Nguyên nhân của
tình trạng nêu trên là do chưa có sự nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của
xã hội trong việc giáo dục cho trẻ khuyết tật ở cả các bậc cha mẹ.
Lớp có TKT là nỗi trăn trở cho GVCN lớp đó: GV tự tìm phương pháp giáo
dục, phương pháp dạy và nội dung dạy sao cho phù hợp từng đối tượng ( các em
không cùng một bệnh tật), đây là một khó khăn trong quá trình dạy.
3. lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển khá nhanh, toàn diện của đất
nước thì giáo dục cũng đã có những bước phát triển về chất lượng, quy mô, loại

hình đào tạo...
Giáo dục đã và đang thể hiện vai trò đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước. Trong đó nổi lên một vấn đề đang được
quan tâm và cũng là xu thế tất yếu cho sự phát triển hiện nay – đó là giáo dục cho
mọi người.
Đối với giáo dục phổ thông, tinh thần trên được thể hiện ở việc tiến hành phổ
cập giáo dục các cấp học (Tiểu học, THCS). Mục tiêu trọng tâm của ngành giáo
dục nhằm: Đảm bảo cơ hội và quyền được hưởng giáo dục cho mọi trẻ em; nâng
cao chất lượng giáo dục; phát triển môi trường giáo dục phù hợp nhất cho sự tham
gia của trẻ. Trong đó đối tượng mà giáo dục phổ thông đang dành sự quan tâm đặc
biệt đó là trẻ khuyết tật. Đó cũng là việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và ngành giáo dục. Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam năm 1992 (Điều 59) đã nêu: “Nhà nước và xã hội tạo điều
kiện cho trẻ tàn tật được đi học văn hoá và học nghề phù hợp”; Luật Phổ cập giáo
dục tiểu học 1991 (Điều 11): “Trẻ em là con liệt sỹ, thương binh nặng, trẻ em tàn
tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khó khăn đặc biệt được Nhà nước
và xã hội quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để đạt trình độ giáo dục tiểu học”; Pháp
lệnh về người tàn tật năm 1998 (Điều 16 – chương 3) cũng khẳng định: “Việc học
tập của trẻ em tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học hoà nhập
trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi
dưỡng cho người tàn tật tại gia đình...”; Luật giáo dục năm 2005 (Điều 10): “...
Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình ở
vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính
sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội
khác được thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình”; Chiến lược Phát triển
Giáo dục và Đào tạo Quốc gia đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể: “Tạo cơ hội cho TKT
được học tập ở một trong các loại hình lớp hoà nhập, bán hoà nhập hoặc chuyên
biệt. Tuy nhiên, trong công tác này cũng có những hạn chế yếu kém, bất cập cần
khắc phục. Cấp tiểu học, cấp học được xem như có nhiều thuận lợi trong việc huy
động TKT ra lớp và có khả năng giáo dục TKT đạt hiệu quả (cấp học đầu tiên của

bậc học phổ thông, đã phổ cập xong trong toàn quốc, đã và đang tích cực phổ cập


giáo dục tiểu học đúng độ tuổi...), nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế như: cách
thức quản lý và tổ chức còn lúng túng; đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được việc
dạy trẻ khuyết tật; chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật chưa cao, thiếu bền vững.
Giáo viên tự tìm phương pháp giáo dục cho phù hợp, phương pháp dạy và nội dung
dạy sao cho thích hợp cho từng đối tượng, đây là một khó khăn trong quá trình
giảng dạy. Làm thế nào để mỗi giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong
công tác giáo dục TKT, TKT được quan tâm, tạo điều kiện toàn diện, cụ thể hơn,
giảm bớt thiệt thòi, và xóa đi mặc cảm với bạn bè, , đồng thời cũng nhận được sự
đối xử bình đẳng, sự thông cảm và giúp đỡ từ các bạn trong trường.
Trong điều kiện giáo viên chưa được qua lớp tập huấn chuyên sâu về GDTKT,
làm thế nào để duy trì và nâng cao chất lượng GD hòa nhập TKT? Đó là lý do tôi
chọn đề tài: ”Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật cấp tiểu học ”, bản thân đã tích cực chỉ đạo và đã đạt nhiều kết quả tốt
đẹp. Xin được tổng kết kinh nghiệm để Hội đồng NCKH của Ngành xem xét.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Giáo dục hòa nhập TKT có nhiều vấn đề cần làm, trong những phạm vi đề tài
này, tôi đi sâu vào công tác tập huấn bồi dưỡng về nhận thức và các phương pháp
dạy học TKT cho TTCM và giáo viên trong nhà trường.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Giáo dục chuyên biệt, giáo dục hội nhập và giáo dục hòa nhập là 3 hình thức
giáo dục trẻ khuyết tật đã ra đời và tồn tại những năm đầu của thế kỷ 20 ở nước ta.
Và hiện nay, vấn đề giáo dục trẻ khuyết tật đã được thể chế hóa bằng các văn bản
quy phạm, được nâng lên tầm chiến lược quốc gia với những bước phát triển sâu
rộng và vững chắc.
Trong “Chiến lược phát triển Giáo Dục 2001 – 2010”, Bộ GD&ĐT đã khẳng
định: “Chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam chủ yếu là giáo dục hòa nhập
(GDHN), vì GDHN cho TKT nằm trong khuôn khổ pháp lí Việt Nam và quốc tế,

đồng thời phù hợp với điều kiện thực tiễn kinh tế, xã hội của Việt Nam. Bộ GD&
ĐT cũng đã xác định: “..Phải tạo cơ hội cho TKT được học tập trong những loại
hình trường, lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt. Giáo dục hòa nhập
mang lại cho trẻ khuyết tật cơ hội hòa nhập “ xu hướng chính của cuộc sống” bằng
việc hướng chúng đến việc lĩnh hội những kinh nghiệm ở lứa tuổi mầm non từ
những bạn bè bình thường đồng trang lứa, đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình
thường cơ hội học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những
mặt mạnh và yếu của bạn bè khuyết tật.
Giáo dục hòa nhập không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khuyết tật mà còn cho trẻ
bình thường, đồng thời GDHN cũng góp phần nâng cao trình độ sư phạm của giáo
viên trong việc đổi mới phương pháp theo tinh thần day học “cá thể hóa”.
Văn bản pháp lí làm cơ sở để triển khai thực hiện và quản lí GDHNTKT là:
-Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
-Pháp lệnh về người tàn tật.
-QĐ 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/5/2006 của Bộ GD & ĐT.
-Can thiệp sớm và GDHNTKT mầm non” của BỘ GD&ĐT (NXBGD,2005)
-“Quản lí GDHNTKT ở tiểu học” của BỘ GD&ĐT (NXBGD, 1/2008)
-“Sổ tay GDHNTKT bậc tiểu học” của BỘ GD&ĐT (NXBGD,6/2009)


-Chỉ thị số 08/CT-UBND tỉnh ngày 15/3/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về triển
khai Luật người Khuyết tật & các văn bản của BỘ GD&DT về GDHNTKT.
-CV 586/SGD&ĐT ngày 04/4/2011 của sở GD&ĐT Quảng Nam V/v hướng dẫn
thực hiện GDHN TKT trong các trường học, các cơ sở GD.
Ngoài ra, ở mỗi cấp học còn có nhiều tài liệu chuyên sâu về các dạng tật do Tổ
chức CRS, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập huấn và chỉ đạo công tác này.
III.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trường TH Trương Hoành là một trường có Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi của
huyện đóng trên địa bàn, hằng năm nhà trường tiếp nhận thêm số học sinh trong
toàn huyện có hoàn cảnh khó khăn về học gửi tại trường và số học sinh của 6 thôn

học tại trường luôn có mật độ trẻ khuyết tật khá cao (nguồn số liệu thống kê10 năm
học gần đây: khoảng 18 em)
Tình hình TKT được hòa nhập năm học 2012-2013 như sau:
Năm học
TSTKT
TS TKT Số TKT Tỉ lệ hòa TKT nữ Tỉ lệ nữ
>17 tuổi hòa nhập
nhập
hòa nhập
hòa
nhập
2012-2013
18
13
5
41,6%
2
16,7
Riêng năm học 2012-2013,tình hình TKT hòa nhập ở các lớp như sau:
Lớp Lớp Lớp Lớp Lớp
1
2
3
4
5 Phân số lượng ở cột (d) ra các dạng dị tật
Khiếm Khiếm Chậm phát Vận Đa
thị
thính triển trí tuệ động tật
a
b

c
d
E
g
h
i
k
l
3
0
0
1
1
4
1
Hằng năm, trường đều tổ chức điều tra, rà soát lại danh sách trẻ em khuyết tật
trên địa bàn, phân loại tật và khả năng, nhu cầu của trẻ để huy động ra lớp, lập
danh sách quản lí và theo dõi chặt chẽ cùng với hồ sơ theo dõi PCGD của trường.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1.Tập huấn cho các giáo viên về GDHN TKT
Trong đầu năm học, tôi đã tập huấn lại một số nội dung về nhận thức và
phương pháp, biện pháp dạy học TKT
Từ thực tiễn dạy học TKT hòa nhập, tôi thấy các vấn đề sau đây là “sát sườn”
với giáo viên nhất, đem lại hiệu quả trực tiếp cho TKT nhiều nhất, nên đã chọn và
sắp xếp thành một “trò chơi ô chữ” gồm 11 dòng cần tìm “ô chữ” để tập huấn cho
CB, GV của trường. (ở trang 3, 4).
Tôi lần lượt mở từng câu 1 đến câu 11. Dù giáo viên có trả lời đúng “từ khóa”
của câu trước, tôi vẫn không vội chuyển ngay sang câu sau, mà yêu cầu nghiên cứu
tài liệu để trả lời về một vấn đề liên quan tới “ô chữ” đã mở. Sau khi mở xong 11
dòng, giáo viên có nhiệm vụ ghép 11 chữ cái màu đỏ ở rải rác các ô trong bảng sau

để tạo thành một “từ khóa” nói về một điều gì đó có vẻ như là “nghịch lí”, nghĩa là
người chưa hiểu về GDHN thì thấy “vô lí” nhưng người trong ngành có hiểu biết


về GDHN TKT thì thấy “có lí” và cũng đúng nguyên tắc đánh giá xếp loại học sinh
theo các văn bản pháp quy hiện hành.
T

T

&

Q

Đ

G

/

B

&

T
L

B

P

G

K

D

C

N

T

K

T

Ê

V

G

Ô

I:

Đ

S




9

H

C

1

0

H

P

P

P

H

K

N

T

L
Ơ


P

H

&

K



N
T



N

Đ
G
S
N

Như vậy, “trò chơi ô chữ” này được sử dụng xen kẽ trong suốt thời gian tập
huấn, xen kẽ giữa các hoạt động tự học của giáo viên chứ không mở liên tiếp các ô
chữ, mỗi “ô chữ” là một điểm tựa để tổ chức thảo luận, đàm thoại giải
thích….nhằm đạt được các mục tiêu chung mà nội dung tôi muốn đề cập.
2.Các bước thực hiện:
Dòng 1: Ô CHỮ GỒM 13 CHỮ CÁI (không kể ô có “&” và “/”)
&

/ B
Đây là 2 văn bản hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh tiểu mà
CBQL&GV Cần nắm chắc. Đó là văn bản nào?
Thảo luận: Thông tư số 32/2009/BGDĐT về “đánh giá, xếp loại học sinh tiểu
học”
Thì CBQL&GV đã nắm chắc từ nhiều năm nay nên không cần nói gì thêm.
Riêng QĐ 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/5/2006 của BGD&ĐT thì nhiều CB cấp
tổ và GV chưa biết hoặc chưa hiểu. Do đó dù trả lời “ô chữ” đúng hay sai, tôi đều
yêu cầu thảo luận.


a) Đọc thầm QĐ23, mỗi người hãy nêu ra 5 vấn đề cần chú ý thực hiện khi
GDHNTKT trong trường tiểu học?
b) Giả sử có một trẻ 10 tuổi, mới phẫu thuật khối u ở não vừa xong, lần đầu
được đi học, thì bố trí em đó vào lớp mấy?
Sau 8 phút, tôi chỉ định bất kì GV nào trả lời, nên ai cũng phải lo đọc tài liệu
chứ không phải chỉ có”thư ký ” làm việc như trong thảo luận nhóm.
Câu a) Giáo viên rất nhiều vấn đề.
Câu b) Nhiều GV cho rằng cần bố trí TKT nêu trên vào lớp 1.
Từ tình huống đó, tôi giải thích cho họ hiểu vấn đề”hòa nhập theo độ tuổi” chứ
không phải “hòa nhập theo trình độ” nên phải bố trí em đó vào ngồi với học sinh
lớp 3. Còn nội dung và PP dạy học như thế nào thì các câu sau sẽ làm rõ.
Dòng 2: Ô CHỮ GỒM 13 CHỮ CÁI (Không kể ô có “&”)
G

&

L

Đây là tên 2 học giả người Mỹ: Một người là tác giả của “Thuyết đa năng

lực”; một người là tác giả của hình tháp”Bậc thang về nhu cầu căn bản của
con người”. Họ là ai?
Tương tự như câu 1, tôi nêu yêu cầu để GV nắm các nét cơ bản của “thuyết đa
năng lực” và “Bậc thang về nhu cầu căn bản của con người”, làm cơ sở lí luận để
dạy học đúng hướng. (xem đáp án ở trang 10)
Dòng 3: Ô CHỮ GỒM 14 CHỮ CÁI
B

P

“Tất cá trẻ học gì?”; “Đa số trẻ học gì?”; “Một số trẻ học gì?” Các yếu tố
đó gợi cho bạn nhớ đến một hình tam giác, còn gọi bằng thuật ngữ gì?
Phân tích “biểu đồ hình tháp” này, GV sẽ rút ra được nhiều điều hay trong việc
dạy “cá thể hóa”, dạy học phù hợp vơi từng “nhóm đối tượng” trong lớp, trong đó
nhóm TKT hòa nhập…. (xem đáp án ở trang 10)
Dòng 4: Ô CHỮ GỒM 16 CHỮ CÁI
G

D

C

N

T

K

T


Quyển sổ này là một “phát kiến”, là một “giấy thông hành” dành cho
TKT hòa nhập. Tên gọi của nó là gì?
Sau”ô chữ” này, tôi định hướng cho GV đọc tài liệu và ”Sổ KHGDCNTKT”.
Những định hướng nhằm tinh giản nội dung ghi chép cho GVCN trong sổ này đã
giúp giảm tải về “thủ tục hành chính” cho GV, dành thời gian để họ đầu tư về
PPDH, làm ĐDDH cho TKT… thiết thực hơn.(xem đáp án ở trang 10)


Dòng 5: Ô CHỮ GỒM 15 CHỮ CÁI
K
Ê
Sổ kế hoạch giáo dục cá nhân chủ yếu là dành cho TKT hòa nhập
có dạng tật này. Đó là dạng tật gì?
Về lí thuyết, TKT nào hòa nhập vào nhà trường đều phải được lập “Sổ
KHGDCN”
Nhưng qua thực tiễn, chỉ lập sổ cho các trẻ “chậm phát triển trí tuệ”, có ảnh hưởng
đến việc học (các môn văn hóa). Còn TKT thuộc các dạng như ngôn ngữ, vận động
khiếm thị, khiếm thính, sau khi đã được can thiệp, hỗ trợ phương tiện phục hồi
chức năng (kính thuốc, máy nghe….) mà trẻ học bình thường hoặc học giỏi thì
GVCN khỏi lập “sổ KHGDCN” .(xem đáp án ở trang 10)
Dòng 6: Ô CHỮ GỒM 17 CHỮ CÁI
V

G

Ô

I:

S




9

H

C

1

0

8 ô đầu (chữ in hoa) là tên của tác giả “thuyết dạy học phát triển”; 9 ô
tiếp theo (chữ viết thường nghiêng) là nét cơ bản nhất của thuyết đó,
GV có tuân theo mới giúp TKT trí tuệ tiến bộ được.
Qua câu này, tôi nhấn mạnh đến tính “phù hợp đối tượng”, yêu cầu mỗi GV giả
định sẽ dạy một trẻ TKT có trình độ “X”. Hãy chọn một bài tập của HS bình
thường rồi xác định nội dung dành cho TKT đó sao cho đảm bảo mức độ yêu cầu
là”X-1” để không quá khó, tác động đúng vào “vào vùng phát triển gần nhất” theo
“ thuyết dạy học phát triển” của Vưgôtxki, là một học thuyết đang ảnh hưởng rất
lớn đến nền giáo dục của VN ta những năm gần đây .(xem đáp án ở trang 10)
Dòng 7: Ô CHỮ GỒM 9 CHỮ CÁI
Đ

H

Nếu không có nguyên tắc này (hoặc phương pháp, biện pháp này) thì TKT
sẽ lưu ban mãi mãi ở lớp 1 rồi… bỏ học! Đó là gì?
Qua câu này, tôi giúp giáo viên ”từ bỏ” lối dạy kiếu “bình quân””cào bằng”

“thấy rừng mà không thấy cây” không chỉ hại cho học sinh giỏi mà cho cả các đối
tượng khác nữa, trong đó có TKT hòa nhập. Chuẩn kiến thức- kĩ năng mà Bộ
GD&ĐT ban hành vào đầu năm học 2009-2010 cũng chính là sự “điều chỉnh ” ấy.
Dòng 8: Ô CHỮ GỒM 16 CHỮ CÁI
P

P

T

L



Đây là một phương pháp điều chỉnh thường dùng nếu TKT có trình độ
thấp hơn “Mặt bằng của lớp” là lớp 1 ( Ví dụ TKT 9 tuổi có trình độ lớp 1
ngồi học trong lớp 2). Đó là phương pháp gì?

N


Qua câu này, tôi dùng sơ đồ để minh họa cho GV dễ hiểu hơn ”PP trùng lặp
giáo án”, từ đó thực hành soạn một “tiết đoạn” nào đó, ví dụ soạn hoạt động của
thầy và trò trong tiết đoạn BC, học sinh bình thường đạt mục tiêu (2); còn TKT hòa
nhập thì đạt mục tiêu (b)
4
3
E
1
2

D
A
B C
*
*
d
A
b
c
AB, BC,CD,DE: là những đường “trùng lặp giáo án”, chung một giáo án cho
học sinh bình thường và học sinh khuyết tật trong một tiết học.
Các số 1, 2, 3, 4: là các mục tiêu cần đạt của học sinh bình thường trong mỗi
“tiết đoạn”
Các chữ a, b, c, d: là các mục tiêu cần đạt của TKT hòa nhập cũng sử dụng tư
liệu mà học sinh bình thường đang dùng (bài trong SGK, bút màu, thước kẻ….)
nhưng nhằm các mục đích riêng.
Dòng 9: Ô CHỮ GỒM 17 CHỮ CÁI
P

H

Ơ

P

H

T




Đây là một phương pháp điều chỉnh thường dùng nếu TKT có trình đọ thấp
hơn “mặt bằng của lớp” từ lớp 2 trở lên, hoặc tật trí tuệ quá nặng không thể
“học chữ” được. Đó là phương pháp gì?
Qua câu này, tôi đưa ra một sơ đồ minh họa để GV dễ hiểu về “PP thay thế”, từ
đó thực hành soạn 1 “tiết đoạn kép” ví dụ soạn nội dung giáo án tiết đoạn
“AB&AB’”, hoặc “CD&CD’”…
4
E
3
1
2
D
C
B
A
E’
B’
C’
D’
d
a
b
c
Các đoạn AB, BC, CD, DE: là các hoạt động của học sinh bình thường, với các
mục tiêu cần đạt là “1,2,3,4….”
Các đoạn AB’, B’C’, C’D’,D’E’: là hoạt động của học sinh khuyết tật, với các
mục tiêu cần đạt là “a,b,c,d….” (xem minh họa ở phụ lục “điều chỉnh dạy học”)



Vì tài liệu Bộ GD chỉ ghi chung chung và không cho ví dụ minh họa nên
giáo viên khó phân biệt giữa “ phương pháp trùng lặp giáo án” và “PP
thay thế”, nên tôi nghĩ ra 2 sơ đồ trên để minh họa dễ hiểu,
Dòng 10: Ô CHỮ GỒM 13 CHỮ CÁI (không kể ô có “&”)
K

N

&

K

N

Nếu trẻ bị khuyết tật trí tuệ quá nặng không thể “học chữ” được thì giáo
viên chỉ cần rèn cho các em đó 2 kĩ năng và phục hồi chức năng mà
thôi. Đó là 2 kĩ năng gì?
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội hàm của 2 khái niệm (2 kĩ năng) đó. Qua câu
này, giúp giáo viên hiểu rằng “học” không có nghĩa là “học chữ”, mà trẻ khuyết tật
nặng có nhu cầu học các kĩ năng sống và kĩ năng xã hội nhiều hơn.
TKT được cùng vui chơi, sắp hàng, múa hát, vỗ tay, được “học” dưới hình thức
“nghe” và “nhìn”…với các bạn cùng lứa tuổi cũng là một hình thức hòa nhập rất
tốt
cho trẻ khuyết tật trí tuệ nặng.
Dòng 11. Ô CHỮ GỒM 15 CHỮ CÁI
Đ
G
S
N


Trang 22, sổ tay GDHNTKT có:
Của TKT được coi là quan điểm mang tính tích cực trong việc ghi
nhận kết quả học tập của TKT hòa nhập. Quan điểm đó là gì?
“Điều chỉnh dạy học” bao gồm 5 vấn đề là điều chỉnh về mục tiêu- nội dungphương pháp- phương tiện và đánh giá.
Qua câu 11 này, tôi tổ chức cho TTCM và GV nghiên cứu kĩ “điều 14” trong
QĐ 32/2006/BGD&ĐT để khắc sâu quan điểm”đánh giá sự tiến bộ” cho giáo viên.
Quan điểm đó là: “đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật
được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích và ghi nhận sự tiến bộ
của người học”
Câu 12. TÌM “ từ khóa”
Sau dòng 11 dòng “ô chữ”, ta có bảng ô chữ hoàn chỉnh:
1
T T 3 2 & Q Đ 2 3 /
B G D Đ T
2
G A R D N E R & M A S L O W
3
B I Ể U Đ Ô H I N H T H Á P
4
S Ổ K Ế H O A C H G D C N T K T
5
K H U Y Ế T T Ậ T T R Í T U Ệ
6
V Ư G Ô T X K I S Ứ C 9 H Ọ C 1 0
7
Đ I Ề U C H I N H
8
P P T R Ù N G L Ặ P G I Á O Á N



9
10
11

P

H
Đ

Ư
K
Á

Ơ
N
N

N
S
H

G

G

P
N
I

H

G
Á

Á
&
S

P
K


T
N
T

H
X
I

A
Ã


Y
H
N

T

B


H
I




Câu lệnh tìm từ khóa:
Trẻ tật trí tuệ càng nặng thì càng giảm nhẹ yêu cầu về kiến thức, càng tăng yêu
cầu về kĩ năng sống và kĩ năng xã hội, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức
năng. Cuối năm cho TKT hòa nhập được “

Hãy ghép
chữsẽcáilà:màu
đỏLỚP
ở bảng
ô chữ nêu trên để được một thuật ngữ gồm
Và từ11
khóa
LÊN
THẲNG
3 tiếng,
là do
“thông
GDHNTKT.
“Từ
đósợlàcác
gì? bài
Cácđược
nămxem

trước,
nhậnđiệp”
thức trong
về GDHNTKT
chưa
đầykhóa”
đủ, lại
Và từ khóa sẽ là: LÊN LỚP THẲNG
Các năm trước, do nhận thức về GDHNTKT chưa đầy đủ, lại sợ các bài báo
“như học sinh lớp 5 mà không biết đọc, biết viết”( thực ra các học sinh này là TKT
về trí tuệ chứ không phải ngồi nhầm lớp), nên phần lớn các TKT bị lưu ban ở lớp 1
nhiều năm rồi bỏ học. Nay do được tập huấn kĩ về nhận thức và các kĩ thuật điều
chỉnh nội dung(giảm tải), đổi mới PPDH và đổi mới đánh giá ….nên sau khi đã tận
tụy dạy học, các giáo viên đã mạnh dạn cho các em TKT được “lên lớp thẳng”
đúng theo tinh thần QĐ23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/5/ 2006 của BGD&ĐT.
2. Công tác chỉ đạo thực tiễn:
Do đã tổ chức thực hiện từ năm 2006 nên công tác GDHNTKT tôi đã xây
dựng kế hoach dạy học từ đầu năm học và chỉ đạo các tổ CM và GV thực hiện đầy
đủ các yêu cầu đã nêu trong văn bản và tài liệu của Bộ GD&ĐT như:
-QĐ23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/5/2006 của Bộ GD&ĐT
- “Quản lí GDHNTKT ở tiểu học” của Bộ GD&ĐT (NxbGD, 1/2008)…
- “Sổ tay GDHNTKT bậc tiểu học” của Bộ GD&ĐT (NxbGD, 6/2009)
- Các CV hướng dẫn nhiệm vụ hằng năm của Bộ và Sở GD đều dành một dung
lượng thích đáng để chỉ đạo việc GDHNTKT.
Phòng GD&ĐT Đại Lộc tổ chức chuyên đề GDHNTKT hằng năm vào đầu
năm học.
Như đã nêu trong phần (I.2) về “Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài”,
nên tôi chỉ đi sâu về biện pháp tập huấn bồi dưỡng về GDHNTKT cho TTCM và
giáo viên. Còn các biện pháp chỉ đạo cụ thể như điều tra, thống kê danh sách TKT
trong và ngoài nhà trường; các biện pháp dạy học và đánh giá- việc lập sổ kế hoạch

giáo dục cá nhân cho TKT….đã được tôi lồng ghép trình bày trong qua trình 11
bước tổ chức trò chơi ô chữ nêu trên, tôi xin được không nhắc lại ở đây.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Nhờ làm tốt công tác tập huấn về nhận thức và chuyên môn cho TTCM và GV
nên công tác GDHNTKT trong nhà trường các năm qua và trong năm học 20122013 nầy đã đạt được nhiều kết quả tốt:
Đã huy động được 12 TKT ra lớp hòa nhập; số còn lại là trẻ khuyết tật nặng, chỉ
có thể chăm sóc tại nhà hoặc GD chuyên biệt chứ không thể GDHN được.Các em
được quan tâm dạy học về văn hóa, các kĩ năng sống và phục hồi chức năng một


cách đầy đủ đúng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT chứ không bị “bỏ rơi”
trong lớp.
Tại thời điểm này, tuy chưa kết thúc năm học, nhưng giáo viên các lớp đều
thực hiện đúng hướng, trẻ nào bị khuyết tật nhẹ về trí tuệ, có thể học lên cấp
THCS, THPT được nhưng do hạn chế khách quan nên còn yếu kém về các môn
TV-Toán thì mạnh dạn cho lưu ban 1 năm để em vững vàng cái gốc để có thể vươn
cao sau này; còn trẻ nào KT quá nặng không thể “học chữ” được thì làm tốt việc
GD kĩ năng sống và phục hồi chức năng rồi mạnh dạn cho “lên lớp thẳng” đẻ em
đó khỏi bỏ học.
Với tinh thần đó, sẽ không có 100% TKT được lên lớp cuối năm học này
nhưng đó là một kết quả có lợi về nhiều mặt TKTHN.
VI. KẾT LUẬN:
Qua một năm tiếp tục triển khai, chỉ đạo thực hiện GDHNTKT, tuy vẫn còn
nhiều việc cần phải làm tốt hơn…nhưng điều đáng ghi nhận là đã có những chuyển
biến tích cực trong nhận thức của cộng đồng về vấn đề người khuyết tật, tỉ lệ phần
trăm TKT được hòa nhập hằng năm như những thành viên bình đẵng, được lên lớp
bằng sự đánh giá đúng về khả năng tối đa mà mỗi em có thể vươn tới được chứ
không phải bằng sự thương hại, ban ơn của người khác. Nếu cứ sống và học tập
mãi với bạn bè khuyết tật, hoặc bị đánh giá theo kiểu “cào bằng” đẻ rồi lưu ban, để
rồi bỏ học thì TKT sẽ không bao giờ khám phá ra những khả năng tiềm tàng mà

chúng có.
GDHN không chỉ có lợi cho trẻ KT, mà còn có tác dụng tốt cho cả trẻ không
KT nữa. Các em được học cách vui vẻ tiếp nhận những sự khác biệt của con người
trẻ bình thường học được rằng TKT cũng như chúng, có thể làm một số việc tốt
hơn những việc khác. Sự thân ái là viên gạch đầu tiên giúp xây dựng lòng nhân hậu
và vị tha cho trẻ. Do đó, khi học trong cùng 1 lớp với trẻ khuyết tật, trẻ bình
thường sẽ học được cách nhìn nhận một cách rộng lượng và đối xử nhân hậu với
trẻ KT. Cũng chính vì vậy, chúng sẽ làm giàu được vốn sống của mình đó cũng là
kết quả giáo dục đạo đức thiết thực hơn hàng chục con điểm loại “A” trong các bài
tập môn đạo đức!
Đối với những người làm công tác quản lí giáo dục hoặc trực tiếp đứng lớp,
thì làm tốt phần việc quản lí hoặc giảng dạy TKT cũng chính là một hoạt động đổi
mới PPDH, một cơ hội để khám phá năng lực tiềm tàng của chính mình, đánh dấu
một bước “phát triển về chất” trong qúa trình rèn luyện phẩm chất và nâng cao
chuẩn nghề nghiệp để chính xác các thầy cô giáo cũng sớm hòa nhập vào nền giáo
dục mang tính nhân văn đang là xu hướng chung của nhiều nước tiên tiến trên thế
giới.
VII. ĐỀ NGHỊ:
- Trong đội ngũ GV của cả huyện chưa có ai được đào tạo bài bản về “Tật
học” trong trường sư phạm hoặc các lớp bồi dưỡng dài ngày nên việc thực hiện
GDHNTKT gặp nhiều khó khăn. Do đó, đề nghị Bộ GD&ĐT đưa nội dung về “tật
học” thành một học phần trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì
để góp phần nâng cao nhận thức và phương pháp dạy học TKT được tốt hơn.
Tác giả
Mai Xuân Mạnh


VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tôi đã nghiên cứu kĩ các văn bản, tài liệu sau:
- Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em;

- CV số 586/SGD&ĐT ngày 04/4/2011 của Sở GD&ĐT Quảng Nam V/v:
hướng dẫn thực hiện giáo dục hòa nhập người khuyết tật trong các trường
học, các cơ sở giáo dục;
- “Quản lí GDHNTKT ở tiểu học” của Bộ GD&ĐT(NxbGD,1/2008);
- “Sổ tay GDHN TKT bậc tiểu học” của Bộ GD&ĐT (NxbGD, 6/2009);
- CV số 4919/BGD&ĐT-GDTH, ngày 17/8/2010 của Bộ GD&ĐT V/v:
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011đối với giáo dục tiểu
học;
- Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo thông tư số 41/2010/TTBGD&ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT.
- QĐ23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/5/2006 của Bộ GD&ĐT;
- Pháp lệnh về người tàn tật;
- Ngoài ra, tìm trong mạng Internet, tôi thấy có rất nhiều tài liệu, bài báo,
hình ảnh về việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật rất bổ ích.


IX.PHỤ LỤC:
Trích : Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TTBGD&ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT có ghi rõ:
Điều 7: Tổ chức và hoạt động GDHN cho học sinh khuyết tật trong trường tiểu
học.
Tổ chức và hoạt động giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật trong trường
tiểu học theo quy định của Luật Người khuyết tật, các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật Người khuyết tật, các qui định của Điều lệ này và Quy định về GDHN dành
cho người khuyết tật do Bộ trưởng Bọ GD ban hành.


X. MỤC LỤC:
TT
Tên từng phần
1
Đặt vấn đề

2
Cơ sở lí luận
3
Cơ sở thực tiễn
4
Nội dung nghiên cứu
5
Kết quả nghiên cứu
6
Kết luận và đề nghị
7
Tài liệu tham khảo
8
Phụ lục
9
Mục lục

Trang
1, 2
3
4
5, 6, 7, 8, 9, 10
11
12
13
14
15




×