Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN PHÂN BIỆT TỪ GHÉP TỪ LÁY CHO HỌC SINH LỚP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.31 KB, 20 trang )

Lời cảm ơn
Được sự phân công của Khoa Sư phạm Trường Đại học Tây Nguyên và sự
đồng ý của ThS: Lưu Thị Dịu tôi đã thực hiện tiểu luận khoa học: “Rèn kĩ năng
phân biệt từ ghép và từ láy cho học sinh lớp 5”.
Để hoàn thành tiểu luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, rèn
luyện ở Trường Đại học Tây Nguyên.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo Lưu Thị Dịu đã tận tình, chu đáo hướng dẫn
tôi thực hiện tiểu luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện tiểu luận một cách hoàn chỉnh nhất
song với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của
quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Đắk Nông, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Dương văn Duyên

Mục lục
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Đặt vấn đề
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Những đóng góp của tiểu luận
-1-



Trang
1
2
3
4
4
5
5
5
5
5


Chương I: Cơ sở lí luận của vấn đề
Chương II: Nội dung
1. Thực trạng của vấn đề
2. Biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
Chương III: Kết quả và thảo luận
1. Kết quả đạt được
2. Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Ý kiến của người hướng dẫn

5
3
11
12
17
17

17
19
20

Danh mục từ viết tắt

Chữ cái viết tắt/kí hiệu

Cụm từ đầy đủ

TGCP

Từ ghép chính phụ

TGĐL

Từ ghép đẳng lập

-2-


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Người ta thường nói “Băn khoăn khi xác định từ láy, áy náy khi xác định
từ ghép’’.
Đúng vậy.Việc xác định từ láy, từ ghép đúng là việc khó. Bởi lẽ: “ biên giới’’
giữa từ láy và từ ghép quá mong manh, các nội dung kiến thức về từ láy, từ ghép ở
chương trình sách giáo khoa tiểu học tưởng chừng như đơn giản song không phải,

-3-



nó rất phong phú và đa dạng. Việc dạy học các nội dung kiến thức về từ láy, từ ghép
đang diễn ra thực trạng sau.
1.1. Về phía học sinh
Từ lớp 4 các em đã được học các kiến thức cơ bản về từ láy, từ ghép. Song
trình độ, khả năng tiếp thu của các em không đồng đều có sự khác biệt lớn. Lên lớp
5 các em được củng cố, mở rộng thêm về các kiểu từ ghép, từ láy, các dạng từ láy,
nghĩa của từ láy. Những gì các em được cung cấp ở sách giáo khoa là rất hạn chế,
chưa đủ nội dung kiến thức nên khi giải quyết các bài tập nâng cao thì các em
không khỏi khó khăn, lúng túng, không biết xác định từ láy hay từ ghép. Tài liệu
tham khảo dành cho các em thì thiếu, lại mâu thuẫn với sách giáo khoa nên nhiều
khi các em bị động hoang mang, giải quyết nhiệm vụ học tập theo lối phỏng đoán,
không hiểu rõ bản chất của vấn đề.
1.2. Về phía giáo viên:
Hầu hết các giáo viên tiểu học hiện nay đều có đủ kiến thức, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp nên việc dạy để học sinh nắm được các kiến
thức ở sách giáo khoa thì không mấy khó khăn. Song đứng trước những bài nâng
cao, những bài tập có vấn đề, không phải giáo viên nào cũng tự tin để giải quyết vấn
đề có hiệu qủa được. Bởi lẽ năng lực và trình độ của giáo viên không đều, kiến thức
từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt thì mênh mông, tài liệu thì thiếu, không thống nhất về
quan điểm. Điều đó dẫn đến nhiều giáo viên gặp không ít những khó khăn lúng
túng, thậm chí hoang mang trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy
các kiến thức về từ láy, từ ghép cho học sinh. Trước những thực trạng trên, sau
nhiều năm trăn trở tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Rèn kĩ năng phân
biệt từ láy, từ ghép cho học sinh lớp 5’’

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu để làm rõ các trường hợp học sinh Tiểu học thường nhầm lẫn từ
láy với từ ghép, trên cơ sở đó có biện pháp dạy học phù hợp.


3. Phạm vi nghiên cứu:
Sáng kiến này được nghiên cứu ở các lớp 5 Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm xã
Kiến Thành huyện Đắk R’lấp tỉnh Đắk Nông năm học 2014-2015.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-4-


Nghiên cứu về nội dung kiến thức về từ láy, từ ghép ở tiểu học để dạy cho học
sinh lớp 5.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
a - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
b - Phương pháp quan sát.
c - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
d - Phương pháp thực nghiệm.

6. Những đóng góp của tiểu luận
Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu
học, tiểu luận này đã đưa ra được các biện pháp giúp học sinh phân biệt được từ
ghép và từ láy.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Một số vấn đề liên quan đến dạy học.
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều quan điểm phân loại từ theo cấu tạo, mỗi
quan điểm chỉ cố gắng thể hiện cái lí của mình. Song trên thực tế còn rất nhiều điều
mà các nhà nghiên cứu cần đi đến sự thống nhất, hiện nay có một định nghĩa về từ

được coi là chuẩn nhất, là phù hợp nhất, nó đã thể hiện được những điểm đồng
nhất, tính phổ quát của từ nói chung, mặt khác thể hiện được đặc điểm riêng của từ
trong từng ngôn ngữ “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất
biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo
nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong tiếng Việt và
nhỏ nhất để tạo câu.”
Dựa vào định nghĩa trên, các nhà nghiên cứu đa có những quan điểm phân chia từ
theo cấu tạo là:
QUAN ĐIỂM 1: Căn cứ vào số lượng hình vị để chia từ tiếng Việt.
Từ Tiếng Việt

Từ đơn

Từ phức
-5-


Từ đơn đơn âm

Từ đơn đa âm

Từ láy
Láy toàn bộ

Từ ghép
Láy bộ phận TGCP TGĐL

Dựa vào sơ đồ trên ta thấy:
* Từ đơn: Từ do một hình vị tạo nên, đa số từ đơn tiếng Việt là từ đơn đơn âm.
Ví dụ: sông, núi, đi, chạy, xấu, đẹp...

-Từ đơn đa âm có thể là từ thuần Việt.
Ví dụ: bồ kết, tắc kè, chèo bẻo, ểnh ương...
-Từ đơn đa âm cũng có thể là từ vay mượn
Ví dụ: Mì chính, xà phòng, mít tinh...
-Đa số từ đơn tiếng Việt đều có nhiều nghĩa.
Ví dụ: Đầu: đầu làng, đầu súng, đầu sóng, ...
Đứng: đứng tuổi, đúng bóng, đứng tên...
-Từ đơn được dùng để cấu tạo hàng loạt từ phức.
*Từ láy:
Từ láy là sản phẩm của các phương thức láy, là phương thức láy lại toàn bộ
hay bộ phận hình thức ngữ âm của hình vị gốc (Hình vị gốc là hình vị mang nghĩa
từ vựng)
Ví dụ: Xanh – xanh xanh

may – may mắn

Từ láy gồm một hình vị gốc với một hoặc một số hình vị láy
*Từ ghép:
Là sản phẩm của các phương thức ghép, là phương thức cấu tạo từ mới bằng
cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị khác lại với nhau.
Ví dụ: hoa + hồng = hoa hồng;

đất + nước = đất nước

+Từ ghép chính phụ: (Từ ghép phân nghĩa)
Là từ ghép có một hình vị chỉ loại lớn đúng trước là hình vị chính còn hình
vị đứng sau có tác dụng phân hoá nghĩa cho hình vị đứng trước.
Hay: Từ ghép phân nghĩa có hình vị chính chỉ loại lớn và hình vị phụ chỉ loại nhỏ
hoặc chỉ ra sắc thái cụ thể của loại lớn.
Ví dụ:

Xe bò, xe điện, xe đạp - phân ra các loại xe
-6-


Đỏ rực, đỏ ối, đỏ tươi - phân ra các loại màu đỏ
+Từ ghép đẳng lập (hợp nghĩa, liên hợp, song song)
Là những từ ghép do hai hình vị tạo nên trong đó không có hình vị nào là
chính cũng không có hình vị nào là phụ. Hai hình vị trong từ ghép lập nghĩa có quan
hệ ngang hàng.
Nghĩa của từ ghép tổng hợp có tính chất tổng hợp, tổng loại, khái quát.
Ví dụ: Đêm ngày, nhà cửa, phố phường, ...
QUAN ĐIỂM 2: Căn cứ vào số lượng tiếng để phân chia từ tiếng Việt.
Từ Tiếng Việt
Từ đơn

Từ phức

Từ ghép (nghĩa)

Từ láy(âm)

Từ phức (ngẫu kết)

Ở quan điểm này ta thấy:
*Từ đơn là từ chỉ có một tiếng
*Từ phức là từ có từ hai tiếng trở lên
-Từ ghép (nghĩa) Các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
- Từ láy (âm): Các tiếng có quan hệ với nhau về âm.
-Từ phức (Ngẫu kết): Các tiếng kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, không có
quan hệ về âm hay nghĩa.

Vậy quan điểm của sách giáo khoa tiểu hoc?
Trước hết chúng ta xem xét một số định nghĩa:
*Từ đơn:
Từ do một tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.
Vậy những từ nhiều tiếng (đa âm) đều không phải là từ đơn.
*Từ ghép:
Là từ do hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại mà có nghĩa.
Do không nó rõ các tiếng trong từ ghép là tiếng có nghĩa (trừ một số tiếng
trong từ ghép hiện nay không còn rõ nghĩa như: “búa” trong từ “chợ búa” ; “ pheo”
trong từ “tre pheo” và mối quan hệ giữa các tiếng trong từ ghép là mối quan hệ về
nghĩa cho nên định nghĩa trên của sách giáo khoa có phần chưa thoả đáng. Bời vì nó
ứng với tất cả các từ đa âm trong tiếng Việt. Dù sao, định nghĩa trên đây cũng đã
-7-


nhấn mạnh phương thức tạo từ ở đây là phương thức “ghép” (để phân biệt với
phương thức tạo từ trong từ láy là phương thức “láy”). Bên cạnh đó, định nghĩa của
từ ghép trong sách giáo khoa đã nêu được dấu hiệu dẽ nhận biết nhất của từ ghép,
giúp học sinh Tiểu học dễ lĩnh hội nội dung khái niệm và dễ vận dụng vào việc nhận
biết, nhận diện các từ ghép trong văn bản.
*Từ láy:
“Từ láy là từ do hai hay nhiều tiếng láy tạo thành, các tiếng trong từ láy có
thể có một phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.” Định nghĩa này giúp học sinh
tiểu học dễ dàng nhận biết được từ láy trong văn bản. Như vậy sách giáo khoa đã
dựa vào số tiếng để phân loại từ theo cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy)
2 - Một số vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học.
2.1. Cơ sở khoa học:
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của loài
người, ngôn ngữ luôn gắn bó chặt chẽ với tư duy. Vì vậy phát triển lời nói là nhiệm
vụ quan trọng nhất của dạy học tiếng trong nhà trường. Các bộ phận của ngôn ngữ

nói chung (Bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách) và Việt ngữ học nói
riêng có vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung, phương pháp dạy học,
trình độ sắp xếp nội dung môn học và cả phương pháp làm việc của thầy và trò
trong giờ tiếng Việt.
2.2. Các nguyên tắc dạy học:
Cũng như môn Tiếng Việt nói chung môn Luyện từ và câu nói riêng cũng
phải dựa trên các nguyên tắc dạy học tiếng Việt. Những nguyên tắc dạy học được
xem là chung nhất và mang tính đặc thù trong dạy học tiếng Việt tiểu học là nguyên
tắc phát triển lời nói còn gọi là nguyên tắc giao tiếp hay nguyên tắc thực hành,
nguyên tắc phát triển tư duy và nguyên tắc dẫn đến trình độ phát triển tiếng mẹ đẻ
của học sinh.
2.2.1. Nguyên tắc phát triển lời nói:
Đây là nguyên tắc trung tâm của dạy học tiếng Việt ở Tiểu học. Nguyên tắc
này đòi hỏi khi dạy học tiếng Việt phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Xem xét các đơn ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa chúng ta vào
các đơn vị lớn hơn .Ví dụ: Xem xét từ hoạt động trong câu như thế nào, câu ở trong
đoạn, trong bài ra sao.
-8-


+ Việc lựa chọn và sắp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục
đích, tức là hướng vào việc hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
+ Phải tổ chức tốt hoạt động nói năng cho học sinh để dạy học tiếng Việt, nghĩa là
phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở Tiểu học.
2.2.2. Nguyên tắc phát triển tư duy yêu cầu:
+ Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong giờ dạy tiếng Việt.
+ Phải làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ.
+ Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói, viết và
biết thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ.
2.2.3. Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh:

Sự vận dụng nguyên tắc này khi dạy tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ và
với tư cách là ngôn ngữ thứ 2 có khác nhau. Trước hết, với những học sinh người
Việt, khi nghiên cứu tiếng Việt, học sinh tiếp xúc với một đối tượng quen thuộc, gắn
bó trực tiếp với cuộc sống hàng ngày của các em. Trước khi đến trường, các em đã
nắm hai dạng hoạt động nói và nghe, các em đã có một vốn từ và quy tắc ngữ pháp
nhất định. Vì vậy, cần phải điều tra, nắm vững vốn tiếng Việt của học sinh theo từng
lớp, từng vùng khác nhau, để hoạch định nội dung, kế hoạch và phương pháp dạy
học. Đó là yêu cầu thứ nhất của việc thực hiện nguyên tắc. Yêu cầu thứ hai là phải
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học tiếng Việt. Yêu cầu thứ
ba là giáo viên cần hệ thống hoá, phát huy những năng lực tích cực của học sinh,
hạn chế và xoá bỏ những mặt tiêu cực về lời nói của các em trong quá trình học tập.
2.3 Các phương pháp dạy học.
Dựa trên nguyên tắc dạy học tiếng Việt, các phương pháp dạy học tiếng Việt
nói chung, phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp nói riêng được xây dựng và sử dụng phối
hợp chặt chẽ nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng tiếng Việt một
cách hiệu quả.
2.3.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
Là phương pháp được sử dụng một cách có hệ thống trong việc xem xét tất
cả các mặt của ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu tạo từ, chính tả với mục
đích là rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngôn ngữ, hình thức và cách thức cấu tạo, ý nghĩa
của việc sử dụng chúng trong nói năng. Các dạng phân tích ngôn ngữ : quan sát
ngôn ngữ (là giai đoạn đầu trong quá trình phân tích ngôn ngữ nhằm tìm ra điểm
-9-


giống nhau và khác nhau để sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định); phân tích tập
viết; phân tích ngôn ngữ các tác phẩm văn chương... Tất cả các dạng phân tích ngôn
ngữ đều là bộ phận cấu thành của nhiều bài tập khác nhau: bài tập viết, chính tả, kể
lại các bài văn với nhiệm vụ mang tính phân tích.
2.3.2. Phương pháp luyện tập theo mẫu

Là phương pháp mà học sinh tạo ra các đơn vị ngôn ngữ, lời nói bằng cách
mô phỏng lời thầy giáo, sách giáo khoa... Phương pháp này gồm nhiều dạng bài tập
như kể lại, đặt câu theo mẫu cho trước, phát âm hoặc đọc diễn cảm theo thầy giáo.
Phương pháp này thường được sử dụng trên giờ tập đọc, chính tả, ngữ pháp, tập làm
văn.
2.3.3. Phương pháp giao tiếp:
Là phương pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, vào những thông báo sinh động,
vào giao tiếp bằng ngôn ngữ. Phương pháp này gắn liền với phương pháp luyện tập
theo mẫu. Cơ sở của phương pháp giao tiếp là chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.
Nếu ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp thì lời nói được coi là bản thân sự
giao tiếp bằng ngôn ngữ. Dạy tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp chính là dạy
phát triển lời nói cho từng cá nhân học sinh.
Tuỳ theo từng bài, từng điều kiện cơ sở vật chất, trình độ giáo viên học sinh để lưa
chọn, phối hợp các phương pháp phù hợp.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề
1.1. Các phương tiện dạy học:
1.1.1. Đồ dùng dạy học:
Do đặc thù môn Tiếng Việt lớp 4-5 nói chung, môn luyện từ và câu lớp 4, 5 nói
riêng, chủ yếu sử dụng trực quan chính là ngôn ngữ nhưng cũng không thể thiếu các
mô hình là tranh, ảnh. Thực tế ở các nhà truờng hiện nay các trang thiết bị để phục
vụ cho việc giảng dạy phân môn luyên từ và câu chưa đảm bảo yêu cầu. Điều đó
dẫn đến kết quả học tập của học sinh không được như mong muốn.
1.1.2 . Các tài liệu dạy học:
- Về sách giáo khoa:
Nội dung từ ghép- từ láy được trình bày ở sách giáo khoa lớp 4 và lớp 5 gồm 7 bài.
- 10 -



Các nội dung trên mới chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức ở mức độ tối
thiểu nhất, sơ giản nhất.
- Về sách giáo viên:
Sách hướng dẫn, sách bài soạn hầu như được biên soạn để giáo viên tham khảo,
định hướng cho từng tiết dạy đều được dựa trên kiến thức của sách giáo khoa,
không có sự mở rộng các nội dung kiến thức, do đó giáo viên cũng gặp nhiều khó
khăn trong khi lên lớp.
- Về vở bài tập:
Nhìn chung ở vở bài tập thì nội dung các bài tập được xây dựng dưới nhiều hình
thức đa dạng, phong phú hơn ở sách giáo khoa. Song nó cũng chỉ đáp ứng được cho
học sinh đại trà, ít có bài tập dành cho học sinh khá giỏi.
- Về tài liệu tham khảo:
Hiện nay, tài liệu dành cho giáo viên và học sinh rất là hạn chế, chỉ có một vài đầu
sách như “Tuyển tập các đề thi”, “Tiếng Việt nâng cao lớp 4-5”. Trong khi đó nội
dung ở một số tài liệu lại không thống nhất, đối lập với sách giáo khoa cho nên đã
ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giảng dạy.
1.2. Các hoạt động dạy học:
1.2.1- Hoạt động dạy của giáo viên:
Tuy tất cả các giáo viên Tiểu học hiện nay đã được chuẩn hoá, xong trình độ
chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, nhiều giáo viên chưa nắm được những nội
dung kiến thức cần dạy cho học sinh (kiến thức nâng cao) cho nên khi gặp các tình
huống thì xử lý lúng túng hoặc nắm không chắc kiến thức dẫn đến dạy sai.
Chẳng hạn: Nhiều giáo viên giải thích cho học sinh rằng các từ như : ba ba, thuồng
luồng, chôm chôm... không phải là từ láy vì chúng là các danh từ hoặc khi gặp các
từ như: cần mẫn, chí lý, căn cơ... lại cho rằng đó là từ láy vì chỉ quan tâm đến hình
thức ngữ âm mà không chú ý đến nghĩa Hán- Việt hay khi gặp các từ như : ầm ĩ, inh
ỏi, ỉ eo, ồn ã... thì không biết xếp vào từ láy hay từ ghép.
1.2.2- Hoạt động học của học sinh:
Đối với đối tượng học sinh các em cũng bị động, học theo kiểu máy móc,
rập khuôn, không có phương pháp học tập đúng dắn. Khi nhận diện từ ghép- từ láy,

các em hay bị hình thức chữ viết đánh lừa hoặc khi gặp các từ vừa có quan hệ về
âm, về nghĩa thì các em không khỏi lúng túng để xác định cho đúng được.
- 11 -


Ví dụ: Các em cho rằng các từ như: cuống quýt, cập kênh, cồng kềnh, kính coong
không phải là từ láy vì các em chiếu theo định nghĩa sách giáo khoa mà không chú
ý đến quy tắc chính tả phụ âm đầu “cờ”.

2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Đứng trước thực tiễn dạy – học, đứng trước yêu cầu đạt về kiến thức, kỹ
năng cho học sinh, tôi rất băn khoăn, lo lắng làm sao để học sinh nắm được một
cách vững chắc những nội dung kiến thức về Tiếng Việt nói chung, từ ghép – từ láy
nói riêng? Trước tình hình đó, tôi đã tổ chức xây dựng nội dung chương trình và tổ
chức cho học sinh học tập các nội dung kiến thức về từ ghép – từ láy như sau:
Biện pháp 1: Hướng dẫn cho học sinh nắm vững chắc những nội dung,
kiến thức cơ bản về từ ghép – từ láy
Muốn cho học sinh nắm vững được kiến thức nâng cao thì trước hết phải yêu cầu
các em nắm vững chắc những kiến thức cơ bản thông qua việc ôn luyện các vấn đề
lý thuyết và thực hành các dạng bài tập sau đây:
a.Từ ghép:
Là từ do hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại mà có nghĩa (mỗi tiếng có thể có
nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng)
Ví dụ:
Nhọn hoắt, cao vút...
Nhà bếp, xe đạp ...
Bồ kết, mà cả, bù nhìn....( các tiếng không có nghĩa rõ ràng)
b. Các kiểu từ ghép:
Từ ghép được phân chia thành 2 kiểu: Từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép
có nghĩa tổng hợp.

b.1. Từ ghép có nghĩa phân loại: (còn gọi là từ ghép phân nghĩa) Từ ghép có nghĩa
phân loại thường gồm hai tiếng trong đó có một tiếng chỉ loại lớn và một tiếng có
tác dụng chia loại lớn thành những loại nhỏ hơn.
Ví dụ:
Xe đạp, xe máy, xe lửa, xe hơi là các từ ghép có nghĩa phân loại trong tiếng
“xe” chỉ loại lớn, các tiếng “đạp”, “máy”, “hoả”, “hơi” có tác dụng chia nhỏ các loại
xe thành các loại nhỏ, cụ thể.

- 12 -


Cá rô, cá diếc, cá trắm, cá mè là các từ ghép phân loại trong đó có tiếng “cá”
chỉ loại lớn, các tiếng “rô”, “diếc”, “trắm”, “mè” có tác dụng chia các loại cá thành
các loại nhỏ, cụ thể.
Xanh lè, xanh um, xanh rì, xanh ngắt là các từ ghép phân loại trong đó có
tiếng “xanh” chỉ loại lớn, các tiếng “lè”, “um”, “rì”, “ngắt” có tác dụng phân loại
các loại màu xanh
b.2.Từ ghép có nghĩa tổng hợp (còn gọi là từ ghép hợp nghĩa) Từ ghép có nghĩa
tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái
quát hơn nghĩa của các tiếng gộp lại.
Ví dụ: Sách vở, quần áo, chăn màn, đi đứng, ăn mặc...
Chú ý: Các tiếng trong từ ghép có nghĩa tổng hợp phải cùng một loại nghĩa, nghĩa là
hoặc cùng chỉ sự vật.
Ví dụ: Sách vở, quần áo
Hoặc cùng chỉ hoạt động.
Ví dụ: Đi đứng, ăn nói
Hoặc cùng chỉ tính chất
Ví dụ: Trắng đen, phải trái
* Nghĩa của các từ ghép tổng hợp chỉ loại lớn hơn, rộng hơn, bao trùm hơn so với
nghĩa của các tiếng trong từ cộng lại.

Ví dụ:
- Sách vở: sách và vở, tài liệu học tập nghiên cứu (nói khái quát)
- Quần áo: đồ mặc như quần áo (nói khái quát)
*Đối với các từ ghép đặc biệt như:
- Chèo bẻo, ác là, bù nhìn, bồ kết, mồ hôi, bồ hóng, mà cả...
- A xít, cà phê, mô tô, ô tô, ra đi ô...
Các tiếng ở mỗi từ nếu đứng riêng thì không có nghĩa.
*Các từ ghép có nghĩa tổng hợp thì có thể đảo trật tự các tiếng trong từ.
Ví dụ:
Áo quần = quần áo
Sách vở = vở sách
Nhà cửa = cửa nhà...
Còn các từ ghép có nghĩa phân loại thì không đảo lại được.
- 13 -


Ví dụ:
Xe đạp khác đạp xe
Hạt ngô khác ngô hạt...
c.Từ láy: Từ láy là một loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng láy lại với nhau (nghĩa
là cả tiếng hay một bộ phận của tiếng được lặp lại)
Ví dụ:
Xanh xanh (lặp lại cả tiếng)
Đẹp đẽ (lặp lại âm đầu đ)
Bối rối (lặp lại vần ôi)
d. Các kiểu từ láy: Căn cứ vào bộ phận được lặp lại (láy lại) người ta chia từ láy
thành 4 kiểu: láy tiếng, láy âm, láy vần, láy cả âm và vần.
d.1.Từ láy tiếng: (còn gọi là láy toàn bộ) là từ láy có các tiếng lặp lại nguyên vẹn.
Ví dụ: Xanh xanh, xa xa, xinh xinh...
d.2.Từ láy âm: (còn gọi là láy bộ phận)

Là từ láy trong đó bộ phận phụ âm đầu được lặp lại.
Ví dụ: Gọn gàng, đẹp đẽ, xinh xắn, mập mạp...
d.3.Từ láy vần: (thuộc từ láy bộ phân)
Là từ láy trong đó bộ phận vần được lặp lại.
Ví dụ: Bối rối, lúng túng, lỏnh chỏng, bỡ ngỡ...
d.4.Từ láy cả âm và vần:
Là từ láy trong đó bộ phận phụ âm đầu và bộ phận được lặp lại.
Ví dụ: Ngoan ngoãn, dửng dưng...
e. Các dạng từ láy:
Từ láy có 3 dạng: láy đôi, láy ba, láy tư.
e.1.Từ láy đôi:
Là từ láy gồm 2 tiếng.
Ví dụ: Dễ dãi, tập tành, vơ vẩn, lanh chanh...
e.2.Từ láy ba:
Là từ láy gồm 3 tiếng.
Ví dụ: Sạch sành sanh, dửng dừng dưng...
e.3.Từ láy tư:
Là từ láy gồm 4 tiếng.
- 14 -


Ví dụ: Khấp kha khấp khểnh, nham nham nhở nhở, hùng hùng hổ hổ...
g. Nghĩa của từ láy: Trong Tiếng Việt nghĩa của các từ láy rất phong phú, thường
có mấy dạng cơ bản sau:
g.1. Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất (so với nghĩa của từ hay tiếng gốc) còn gọi là
từ láy có nghĩa giảm nhẹ.
Ví dụ:
Đo đỏ < đỏ
Xanh xanh < xanh
Hiền hiền < hiền

Nhè nhẹ < nhẹ
g.2. Diễn tả sự tăng lên, mạnh hơn của tính chất (so với nghĩa của từ hay tiếng gốc)
còn gọi là từ láy có nghĩa mạnh hơn.
Ví dụ:
Cỏn con > con
Tí tẹo > tí
Sạch sành sanh > sạch
g.3. Diễn tả sự lặp đi lặp lại của các động tác khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ
thể.
Ví dụ:
Gật gật, rung rung, lắc lắc, cười cười...
g.4. Diễn tả thái độ, tình cảm, sự đánh giá của người nói.
Ví dụ:
Xanh xao: chỉ nước da của người ôm với thái độ thương xót hay ái ngại.
Người ngợm: chỉ người với ý chê trách, không bằng lòng.
Biện pháp 2: Chỉ ra trường hợp dễ nhầm lẫn giữa từ láy và từ ghép
*Trường hợp 1: Các từ ghép Hán -Việt như: Bình minh, linh tính, cần mẫn, tham
lam, bao biện ... thì không được xếp vào từ láy vì: Các từ trên thoạt nhìn có hình
thức ngữ âm giống từ láy nhưng chúng thực sự là những từ ghép Hán –Việt có hình
thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ láy, các tiếng trong từ này đều có nghĩa.
Ví dụ:
Ban bố –ban có nghĩa là ban hành, bố có nghĩa là công bố
Căn cơ- căn có nghĩa gốc là “gốc rễ”, cơ có nghĩa là nền móng
- 15 -


Quan hệ giữa các tiếng trong các từ trên là quan hệ về nghĩa, các từ này cũng có thể
được lưỡng phân thành các từ ghép hợp nghĩa như: ban bố, căn cơ, cần mẫn, hoan
hỉ... và các từ ghép phân nghĩa như bình minh, hữu hiệu...
*Trường hợp 2:

Những từ ngữ có hai tiếng vừa có quan hệ về âm vừa có quan hệ về nghĩa như: Tươi
tốt, đi đứng, buôn bán...thì được xếp vào các từ ghép vị. Các tiếng trong từ trên đều
có nghĩa từ vựng, quan hệ giữa các tiếng trong từ là quan hệ về nghĩa, cho nên các
từ trên cũng là từ ghép.Các từ ghép này có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống từ
láy, nhưng hình thức ngữ âm của các từ này không liên quan gì tới bản chất cấu tạo
từ.
Ví dụ :
Đi đứng: chỉ chung về việc đi đứng; đi có nghĩa, đứng có nghĩa
Mặt mũi: mặt chỉ khuôn mặt, mũi chỉ cái mũi
Mặt mũi: (chỉ chung về mặt mũi, các bộ phận trên khuôn mặt)
*Trường hợp 3
Các từ như: cây cối, máy móc, đất đai ... thì xếp vào từ láy vị:
-Có hình thức ngữ âm đúng như định nghĩa về từ láy.
-Xét về nghĩa thì các từ trên có một tiếng có nghĩa một tiếng bị mờ nghĩa hoặc mất
nghĩa.
Ví dụ:
Cây cối: cây có nghĩa
cối (mất nghĩa)
Máy móc: máy có nghĩa
móc (mất nghĩa)
Gậy gộc: gậy có nghĩa
gộc (mờ nghĩa)
Các từ này nói chung là các từ láy có nghĩa khái quát.
* Trường hợp 4:
Các từ như:
- ồn ã, ấp áp, ép uổng, êm ái, im ắng...(Những từ xác định được tiếng gốc)
- ấp úng, ẽo ợt, ỏn ẻn, ỡm ờ...thì được xếp vào từ láy vì: các từ trên đều giống nhau
về hình thức ngữ âm, ở các tiếng trong từ đều vắng khuyết phụ âm đầu, về đặc
- 16 -



trưng ngữ nghĩa của các từ này cũng gần giống với đặc trưng ngữ nghĩa của các từ
láy đặc biệt vì không có phụ âm đầu.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả đạt được
Cùng kiểm tra ở hai lớp: một lớp thực nghiệm và một lớp không thực nghiệm
được kết quả như sau:
Điểm: 9-10
LỚP

Điểm: 7-8

Điểm: 5-6

SĨ SỐ
SL

%

SL

%

SL

%

Đối chứng
(5A)


35

9

25,7

17

48,6

9

25,7

Thực nghiệm
(5C)

35

14

40,0

18

51,4

3


8,6

Kết quả thực nghiệm trên cho thấy những biện pháp được đề xuất trong sáng
kiến bước đầu tỏ ra có tính khả thi, nếu được áp dụng trong phạm vi rộng hơn vẫn
thu được kết quả tốt thì có thể ứng dụng trong phạm vi rộng.

2. Kết luận và kiến nghị
2.1. Kết luận
Các nội dung, kiến thức về từ ghép, từ láy ở tiểu học là rất quan trọng trong
cấu trúc chương trình 5. Để công tác giảng dạy đạt kết quả cao, người giáo viên
phải nắm vững nội dung kiến thức, phải hiểu sâu, hiểu rõ hơn bản chất của từng vấn
đề, thấy được những điểm khó khăn vướng mắc của cả người dạy lẫn người học để
nghiên cứu, tìm tòi, mở rộng kiến thức giúp các em lĩnh hội kiến thức tốt nhất.
2.2. Kiến nghị
-Các tài liệu cần có sự thống nhất cao về quan điểm, luôn lấy sách giáo khoa làm
cơ sở.
-Nội dung của các tài liệu cần phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ của học
sinh tiểu học, tránh sự quá tải, dàn trải...

- 17 -


-Giáo viên dạy cần xây dựng chương trình cụ thể, lựu chọn những phương pháp
hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tránh dạy lan man, thiếu trọng tâm, không khắc
sâu kiến thức.
-Các cấp quản lí cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề cho tất cả các giáo
viên đều được tham gia để mở rộng kiến thức.
Tóm lại:
Để học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu sâu rộng vấn đề người giáo viên phải
chuyên tâm, trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, luôn học hỏi, nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, học hỏi, song đề tài của tôi vẫn còn nhiều hạn
chế, vì vậy tôi rất mong được sự góp ý của các cấp quản lí cũng như các đồng
nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn
Đắk Nông, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Người thực hiện

Dương Văn Duyên

Tài liệu tham khảo:
1-Ngữ pháp tiếng việt- tác giả - Diệp Quang Ban
2-Sách tiếng việt lớp 4, 5 tập 1+2
3-Rèn luyện kĩ năng tiếng việt- Đỗ Hữu Châu
- 18 -


4- Từ ghép –từ láy- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Ý kiến của người hướng dẫn

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
- 19 -



………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

- 20 -



×