LỜI CẢM ƠN
Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Hà là cơ quan quản lý Nhà Nước từ cấp
huyện trở xuống, trong quá trình hoạt động cơ quan đã thể hiện rõ vai trò trong
việc thực hiện các công tác quản lý hành chính, cũng như công tác xây dựng văn
hóa công sở để cơ quan ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn.
Để xây dựng được một công sở văn minh lịch sự thì lãnh đạo cơ quan luôn
giữ vai trò vô cùng quan trọng, trong nhiều năm qua lãnh đạo cơ quan đã không
ngừng nổ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và xây dựng công sở văn
minh, lịch sự mà cấp trên giao phó và luôn đạt được những thành tích đáng ghi
nhận. Góp phần giúp cho việc quản lý nhà nước nói chung và việc xây dựng văn
hóa công sở nói riêng tại UBND huyện Thạch Hà đã đạt được những kết quả cao.
Với những kiến thức có được từ sự giảng dạy tâm huyết của các thầy cô giáo
trong trường Đại học Nội vụ Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các cán
bộ, công chức viên chức trong UBND huyện Thạch Hà đã giúp em hoàn thành báo
cáo thực tập này.
Một lần nữa cho em được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy cô giáo trong
trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn Ths:…; Cùng các
cán bộ, công chức viên chức trong UBND huyện Thạch Hà đã luôn luôn chỉ bảo
tận tình, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại đây.
Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và làm bài
tiểu luận, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự
giúp đỡ, chỉ bảo của quý thầy cô giáo trong khoa Quản Trị Văn Phòng, cùng các
thầy cô trong Trường Đại học Nội vụ Hà Nội; để em khắc phục những hạn chế của
bản thân, trở thành một người có ích cho xã hội.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thạch Hà, ngày 19 tháng 02 năm 2017
Sinh viên
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của riêng em và được sự hướng dẫn
khoa học của Ths.Nguyễn Thành Nam. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những
tài liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tôi giả thu thập
từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong bài tiểu còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức đều có trích dẫn rõ ràng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung bài tiểu luận của mình. Trường đại học Nội vụ Hà Nội không liên
quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực
hiện (nếu có).
Thạch Hà, ngày 19 tháng 02 năm 2017
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..................................................................................................................1
2.Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................1
3.Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................1
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................1
5.Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ PHONG
CÁCH LÃNH ĐẠO.................................................................................................2
1.1.Cở sở lý luận về văn hóa công sở......................................................................................2
1.1.1.Khái niệm........................................................................................................................2
1.1.2.Vai trò và ý nghĩacủa văn hóa công sở...........................................................................2
1.2. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo..............................................................................3
1.2.1. Khái niệm.......................................................................................................................3
CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ SỰ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI UBND HUYỆN
THẠCH HÀ.............................................................................................................6
2.1. Khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà..............................................................6
2.1.1. Vị trí...............................................................................................................................6
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ.........................................................................7
2.2. Chân dung nhà lãnh đạo UBND huyện Thạch Hà............................................................8
2.3. Thực trạng văn hóa công sở tại UBND huyện Thạch Hà.................................................9
2.3.1. Quy chế làm việc và việc thực hiện quy chế làm việc...................................................9
2.3.2. Về thời gian làm việc và sử dụng thời gian làm việc...................................................10
2.3.3. Cách bày trí công sở và nơi làm việc...........................................................................10
2.3.4. Giao tiếp, ứng xử trong công sở...................................................................................11
2.3.5. Môi trường làm việc....................................................................................................12
2.3.6. Trang phục, lễ phục......................................................................................................12
2.4. Sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến văn hóa công sở tại ubnd huyện Thạch Hà.
...............................................................................................................................................12
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÃNH
ĐẠO ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ......................................14
KẾT LUẬN............................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................16
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Văn hóa là một cái cân khi xã hội có nguy cơ biến động hoặc có thể hiểu
rằng mọi vật chất có thể mất đi nhưng cái còn đọng lại đó chính là văn hóa. Bất kỳ
quốc gia nào, tổ chức nào, đảng phái nào muốn tồn tại thì phải có văn hóa riêng,
văn hóa công sở của cơ quan, doanh nghiệp cũng không thể nằm ngoài quy luật đó.
Theo đó thực tế văn hóa công sở có mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ
quan, doanh nghiệp bởi đôi khi thực trạng văn hóa công sở sẽ trở thành một tập
tục, thói quen của cơ quan doanh nghiệp.
Tuy nhiên văn hóa công sở không phải là một công sở có đầy đủ các trang
thiết bị hiện đại, lại càng không phải là một trụ sở hoành tráng... mà văn hóa công
sở chính là phong cách quản lý và hành vi ứng xử hàng ngày của các cán bộ, công
chức, nhân viên trong các mối quan hệ tương tác để xây dựng nên một cơ quan văn
minh, lịch sự hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa công sở và nhận thấy được sự
phát triển mạnh mẽ của Huyện nhà trong mấy năm gần đây, em đã quyết định chọn
UBND huyện làm nơi để tìm hiểu “Phong cách lãnh đạo, quản lý và sự ảnh
hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Phong các lãnh đạo, quản lý và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa
công sở.
3. Phạm vi nghiên cứu
Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm tìm ra một số phương pháp để nâng cao công tác lãnh đạo, quản lý và
sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp
- Phương pháp quan sát
- Lấy nguồn từ mạng internet
1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ VÀ PHONG
CÁCH LÃNH ĐẠO
1.1. Cở sở lý luận về văn hóa công sở
1.1.1. Khái niệm
a) Công sở là gì?
Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước để tiến
hành một công việc chuyên ngành của Nhà nước. Công sở là một tổ chức thực hiện
cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực
hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước, nơi
phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được Nhà nước giao. Là nơi tiếp nhận
yêu cầu, khiếu nại, đề nghị của công dân. Do đó, công sở là một bộ phận hợp thành
tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý Nhà nước.
Là một tổ chức của hệ thống bộ máy Nhà nước hoặc tổ chức công ích được
Nhà nước công nhận , bao gồm cán bộ, công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm theo
quy chế công chức hoặc theo thể thức hợp đồng để thực hiện công vụ Nhà nước.
Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức do pháp luật
quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ
công vì lợi ích của xã hội, của cộng đồng.
b) Văn hóa công sở là gì?
Văn hóa công sở là một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt động
của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong
công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của nó.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩacủa văn hóa công sở
a) Vai trò
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát
triển và tiến bộ xã hội. Tạo được tinh thần đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu,
cửa quyền. Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ
công chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hoạt động của công sở.
Góp phần xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, kỷ cương và dân chủ. Nó
2
đòi hỏi các thành viên trong cơ quan hành chính nhà nước phải quan tâm đến hiệu
quả công việc chung của công sở, giúp cho mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại, đánh
giá mình, chống lại những biểu hiện thiếu văn hóa như: tham ô, quan liêu, hách
dịch, cửa quyền, cơ hội… Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa còn giúp cho mỗi thành
viên trong công sở phải tôn trọng kỹ luật, danh dự của công sở, quan hệ thân ái,
đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của công sở.
Hướng cho cán bộ công chức đến một giá trị chung, tôn trọng những quy
tắc, nguyên tắc và chuẩn mực văn hóa của công sở. Đó chính là làm cho cán bộ
công chức hoàn thiện mình hơn.
b) Ý nghĩa
Nó thể hiện đến chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết công việc, xây
dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ công chức nhằm góp phần vào
quá trình cải cách hành chính nhà nước.
Khơi dậy, phát huy được nhân lực, tạo được nét văn hóa riêng cho mỗi công
sở, có sự đồng thuận chung của cá nhân trong tổ chức.
Nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên, mặt khác tạo nên bầu không khí
làm việc khoa học, công minh, tránh để các thành viên trong tổ chức nghi kị,
không phục cấp trên, khiếu kiện…
Tạo môi trường thuận lợi để các nhân viên tăng cường hợp tác, trao đổi sáng
kiến, kinh nghiệm… để hoàn thành nhiệm vụ, chức năng của tổ chức. Qua đó, tạo
cơ hội để mỗi thành viên có thể khẳng định vị thế và thăng tiến trong tổ chức.
1.2. Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo.
1.2.1. Khái niệm
Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng trong khoa học về tổ
chức – nhân sự. Đó là quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm
kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo
là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm
hướng tới mục tiêu của tổ chức.
Như vậy lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng đến một nhóm theo hướng thực
hiện các mục tiêu
3
- Cung cấp những chỉ dẫn, hỗ trợ nhân viên
- Tạo động lực cho nhân viên để thực hiện mục tiêu đã xác định
- Tạo môi trường làm việc hợp tác, giải quyết các xung đột
=> Phong cách lãnh đạo là do hai cụm từ “phong cách” và “lãnh đạo” tạo
nên, để hiểu hơn ta cần tìm hiểu một cách cụ thể.
a) Phong cách là gì?
Trong tiếng anh phong cách lãnh đạo là Style và còn có nghĩa là loại, hoạng,
kiểu, văn phong, lối nói, phẩm chất tốt, mốt thời trang…
Vào công ty, mọi người làm việc một cách trật tự, năng động, chấp hành tốt
quy định từ cấp trên, nhân viên ứng xử hòa thuận với nhau. Đó được gọi là phong
cách làm việc của công sở.
Phong cách làm việc ở mọi nơi hoàn tòa khác nhau, sự khác biệt đó phân
theo vị trí địa lý, phong tục, tập quán, ngành nghề và ngay cả việc cấp trên đề ra
nhằm mục đích tạo ra sự khác biệt trong phong cách đối với phong cách của các
đối thủ của mình.
Trong tiếng việt phong cách được hiểu theo một số nghĩa sau:
- Những lối, những cung cách làm việc hoạt động và ứng xử tạo nên cái
riêng của mỗi người.
- Những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện
trong sáng của một nghệ sỹ hay trong các sáng tác nói chung của cùng một thể
loại.
- Dạng ngôn ngữ trong những hoàn cảnh xã hội điển hình nào đó khác với
những dạng về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm.
Nói tóm lại, phong cách là tính phổ quát, ổn định về cách thức để thực hiện
một số hoạt động nào đó của một cá nhân hay một nhóm người có cùng tính chất
hoạt động nào đó. Mỗi cá nhân khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nào đề theo một
phong cách nhất định. Mỗi một tình huống khác nhau, con người thường đi theo
một hướng ứng xử nhất định mà bản thân người đó đã định hứng rõ ràng để thực
hiện những mục tiêu và dần trở thành một lối sống cho riêng mình, tạo ra phong
cách riêng.
4
b) Lãnh đạo là gì?
Khái niệm lãnh đạo là một thuật ngữ dùng khi đối tượng quản lý là con
người. Chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý là con người thì quá trình
này có thể gọi là quá trình quản lý xã hội hay còn gọi là lãnh đạo.
Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất, nguyên
tắc hoạt động của một hệ thống và tổ chức động viên thực hiện chúng trong những
điều kiện, môi trường nhất định.
Lãnh đạo là một hệ thống tổ chức gồm: người lãnh đạo, người bị lãnh đạo,
mục đích, các nguồn lực và môi trường. Tất cả các yếu tố đó có mối quản hệ mật
thiết và gắn bó với nhau. Đó cũng chính là quá trình người lãnh đạo thông qua
quyền lực và ảnh hưởng của mình để tạo ra bộ máy và tiến hành các hoạt động
quản lý.
Lãnh đạo gắn liền với sự phục tùng của người dưới quyền một cách tự
nguyện
Vậy, hoạt động lãnh đạo là một hoạt động quan trọng trong xã hội. Mỗi
người lãnh đạo đều có một cách thức làm việc riêng tạo nên một phong cách lãnh
đạo.
c) Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo
để đề ra các phương hướng thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên.
Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các
hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ.
5
CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ SỰ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI UBND HUYỆN
THẠCH HÀ.
2.1. Khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà.
2.1.1. Vị trí
Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà nằm ở khối 7 – thị trấn Thạch hà – huyện
Thạch hà – tỉnh Hà tĩnh.
Huyện Thạch hà có 30 xã, 01 thị trấn. Nằm ở trung độ phần phía đông của
tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc giáp các huyện Can lộc và Lộc hà; phía nam giáp huyện
Cẩm xuyên; phía tây giáp huyện Hương khê; phía đông là Biển; Thành phố Hà tĩnh
nằm lọt ở giữ nên địa bàn của huyện bị tách rời nhau.
6
Huyện Thạch Hà có bề dày truyền thống cách mạng, văn hóa, lịch sử, truyền
thống hiếu học và là quê hương của người anh hùng Lý Tự Trọng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ
a) Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Thạch Hà được thực hiện theo Luật tổ
chức HĐND và UBND năm 2003 cùng các văn bản do Chính phủ quy định, gồm
có: 01 chủ tịch, 03 phó chủ tịch và các phòng ban giúp việc.
b) Chức năng nhiệm vụ
* Chức năng
UBND huyện Thạch Hà là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND
tỉnh Hà Tĩnh. UBND huyện Thạch Hà có chức năng đưa ra và quyết định các chủ
trương biện pháp phát triển linh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn theo
quyết định của pháp luật và phân cấp của UBND cấp trên; đảm bảo sự chỉ đạo,
quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
UBND huyện Thạch Hà hoạt động trên nguyên tắc thảo luận tập thể và
quyết định theo các vấn đề đa số sau đây:
Quy hoạch; kế hoạch và phát triển kinh tế - xã hội; dự toán, quyết toán ngân
sách hàng năm và quỹ dự trữ của cấp mình. Đầu tư xây dựng các công trình trọng
điểm; huy động nhân lực và tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa
phương theo quy định của pháp luật và sự phân công của UBND cấp trên.
* Nhiệm vụ
UBND huyện Thạch Hà là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương chịu
trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.
UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tại Luật Tổ chức HĐND và
UBND cũng như các quy định khác của pháp luật có liên quan. UBND huyện
Thạch Hà có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm trình UBND cấp tỉnh
phê duyệt, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch các chương trình khuyến khích phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương trình UBND cấp tỉnh phê
7
duyệt; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch các chương trình sau khi được phê
duyệt.
2.2. Chân dung nhà lãnh đạo UBND huyện Thạch Hà.
Ông: Trần Việt Hà
- Chức vụ: Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà
- Sinh ngày: 06/08/1960
- Quê quán: xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
- Dân tộc: Kinh
- Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Nông nghiệp ngành Bảo vệ thực vật; Thạc sỹ
Chính trị học ngành Xây dựng Đảng.
- Trình độ chính trị: Cử nhân
- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 13/01/1988; Ngày chính thức:
13/01/1989
- Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều huy chương khác.
Tóm tắt quá trình công tác:
Tháng 10/1984 – 09/1985: Cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật Thạch Hà;
Tháng 10/1985 – 06/1986: Trưởng Phòng kỹ thuật Công ty Bảo hiểm cây
trồng Thạch Hà;
Tháng 07/1986 – 06/1988: Trưởng Phòng kỹ thuật Trung tâm giống cây
8
trồng Thạch Hà; Bí thư Đoàn thanh niên;
Tháng 07/1988 – 05/1992: Phó GĐ Trung tâm Giống cây trồng Thạch Hà;
Tháng 06/1992 – 12/1993: Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Uỷ viên UBND
huyện, Trưởng Phòng Nông – Lâm – Ngư huyện Thạch Hà;
Tháng 01/1994 – 08/1997: Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Phó chủ tịch
UBND huyện Thạch Hà; Đại biểu HĐND huyện Thạch Hà;
Tháng 09/1997 – 08/1999: Học cử nhân chính trị tại Học viện chính trị Quốc
gia HCM;
Tháng 09/1999 – 12/2003: Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Phó Chủ tịch
UBND huyện Thạch Hà;
Tháng 01/2003 – 11/2007: Chủ tịch HĐND huyện Thạch Hà;
Tháng 12/2007 – 5/2015: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh;
Từ ngày 8/5/2015: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;
Tháng 5/2015 đến nay: Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà.
2.3. Thực trạng văn hóa công sở tại UBND huyện Thạch Hà.
Bằng phương pháp quan sát và tìm hiểu thực tế tại UBND huyện Thạch Hà
em có một số đánh giá về thực trạng văn hóa công sở tại đây, như sau:
2.3.1. Quy chế làm việc và việc thực hiện quy chế làm việc
UBND huyện Thạch Hà có ban hành quy chế làm việc rõ ràng. Nội dung
quy chế hình thành trên cơ sở sự đóng góp ý kiến của cán bộ công chức trong tổ
chức. Nội quy của quy chế làm việc liên quan đến các quy định về giờ giấc làm
việc; về trang phục, lễ phục của công chức; về bài trí công sở và nơi làm việc; về
chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong công sở; về tinh thần trách nhiệm đối với công
vụ; về thái độ trách nhiệm đối với nhân dân; về ý thức bảo vệ tài sản công…
Những quy định đó hoàn toàn phù hợp với nội dung của quy chế văn hóa công sở
tại cơ quan hành chính Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Đa số các cán bộ, chuyên viên trong UBND huyện đã thực hiện tốt và
nghiêm túc nội quy, quy chế làm việc của cơ quan. Quan trọng hơn, trong quá trình
tìm hiểu tất cả các công chức đều cho rằng việc các cơ quan, công sở hành chính
xây dựng và hoàn thiện nội quy, quy chế làm việc là điều cần thiết để đảm bảo tính
9
có tổ chức, kỷ luật và sự nghiêm minh nơi công sở.
2.3.2. Về thời gian làm việc và sử dụng thời gian làm việc
Theo quy định của Chính phủ, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước làm
việc 8giờ/ngày (tương đương 48tiếng/tuần). Tùy vào đặc điểm công việc và điều
kiện cụ thể mà các cơ quan, công sở đưa ra những quy định cụ thể về thời gian bắt
đầu và kết thúc công việc đối với cán bộ, chuyên viên. Theo đó, UBND huyện
Thạch Hà quy định thời gian làm việc buổi sáng từ 7h đến 11h và buổi chiều từ
13h đến 17h.
Với việc tìm hiểu tại phòng Nội vụ huyện Thạch Hà, là phòng giám sát,
kiểm tra giờ giấc của các cán bộ, chuyên viên thì đa số họ tuân thủ nghiêm túc giờ
giấc làm việc tại công sở. Các cán bộ, chuyên viên luôn đến trước hoặc đúng giờ
và kết thúc công việc theo đúng thời gian quy định. Chỉ có một số ít chuyên viên,
nhân viên chưa chấp hành nghiêm túc quy định về thời gian làm việc như đi muộn
về sớm vì lý do thời tiết xấu hay có công việc đột xuất… hoặc thỉnh thoảng tranh
thủ thời gian “công” để giải quyết việc riêng.
Về sử dụng thời gian làm việc, phần lớn chuyên viên sử dụng thời gian công
sở cho việc thực thi công vụ được phân công. Tuy nhiên, qua trao đổi một số
chuyên viên cho biết trong công sở, nơi họ làm việc vẫn còn xảy ra tình trạng tụ
tập trò chuyện trong giờ làm việc, hút thuốc, uống rượu, chơi game, tranh thủ thời
gian đi chợ, đón con,…
2.3.3. Cách bày trí công sở và nơi làm việc
Qua quan sát trực quan cho thấy UBND huyện Thạch Hà có gắn biển tên cơ
quan ở cổng chính, biển tên chức năng phòng ban và chức danh, tên cán bộ bên
ngoài cửa phòng làm việc. Trong phòng họp, hội trường có treo quốc kỳ, quốc huy,
cờ Đảng, ảnh/tượng Hồ Chí Minh… và có bố trí những vị trí phù hợp cho việc để
phương tiện giao thông cho cán bộ, công chức và khách đến làm việc… theo như
quy định của quy chế văn hóa công sở.
Để đảm bảo cho việc thực thi tốt nhiệm vụ đượ giao, theo vị trí công việc,
các cán bộ chuyên viên đều được bố trí một chổ ngồi làm việc ổn định, được trang
bị những phương tiện làm việc cần thiết: bàn ghế, ánh sáng, quạt hoặc điều hòa,
10
máy tính, điện thoại cố định, văn phòng phẩm…
Tuy nhiên vẫn còn biểu hiện trang trí phòng làm việc, bàn làm việc theo sở
thích cá nhân (dán/treo ảnh trên tường, bày các dụng cụ có ý nghĩa về phong
thủy…) ảnh hưởng đến mỹ quan, văn hóa nơi công sở.
2.3.4. Giao tiếp, ứng xử trong công sở
a) Xưng hô trong công sở
Qua quan sát cho thấy, xưng hô theo giới tính, tuổi tác, tên gọi là cách xưng
hô phổ biến nhất giữa các cán bộ, chuyên viên tại công sở. Đây là các xưng hô
truyền thống trong giao tiếp của người Việt Nam. Cụ thể như ( bác, chú, cô, anh,
chị, em, cháu…). Trong giao tiếp và thực thi công vụ cũng xuất hiện cách xưng hô
theo quan hệ thân tộc giữa những người có quan hệ anh em, họ hàng cùng làm việc
trong một cơ quan nhưng không phổ biến. Khi tiếp xúc và làm việc với nhân dân,
chuyên viên thường xưng hô theo quan hệ hành chính (ông/bà – tôi, anh/chị - tôi).
c) Thái độ ứng xử
Thái độ ứng xử với đồng nghiệp trong công sở và với nhân dân trong thi
hành công vụ là một tiêu chí, một thước đo trong đánh giá văn hóa công sở. Tôn
trọng đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, công bằng vô tư khi đánh
giá đồng nghiệp. Lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp với đồng nghiệp, giữ uy tín,
danh dự cho đồng nghiệp và cơ quan là thái độ ứng xử chủ yếu của chuyên viên.
Bên cạnh đó, trong khi thực thi công vụ thường trao đổi thẳng thắn, cởi mở
với thủ trưởng và đồng nghiệp.
d) Quan hệ với đồng nghiệp
Phần lớn các chuyên viên luôn hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp trong lúc làm
việc, họ cũng không ngại ngần giữ ý khi chia sẽ với các đồng nghiệp về chuyện
riêng tư gia đình, con cái, các quan hệ xã hội. Những yếu tố đó có vai trò quan
trọng trong việc tạo bầu không khí làm việc với tinh thần hợp tác, gần gũi, cởi mở
nơi công sở, góp phần thắt chặt và củng cố thêm sự đoàn kết và các giá trị tập thể.
Trong quan hệ với nhân dân, thái độ ứng xử và cách nói năng hàng ngày khi
tiếp xúc với dân là một vấn đề tưởng như đơn giản nhưng có vai trò rất quan trọng.
Bởi qua đó thể hiện sự tôn trọng đối với dân và tạo sự tin tưởng của dân vào bộ
11
máy hành chính Nhà nước. Gần gũi, tôn trọng nhân dân, giúp đỡ, tạo điều kiện để
nhân dân thực hiện theo chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của công
sở là thái độ ứng xử phổ biến của cán bộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có
trường hợp cán bộ có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, lớn tiếng với
nhân dân.
2.3.5. Môi trường làm việc
Đánh giá chung của đa số cán bộ về môi trường làm việc theo hướng tích
cực . Tất cả cán bộ được hỏi đều hài lòng với môi trường làm việc hiện tại và cho
rằng họ đang được làm việc trong môi trường dân chủ, đoàn kết. Tuy nhiên, cũng
theo ý kiến của họ, vẫn còn có những điều chưa thật sự hài lòng nhưng đó chỉ là
phần nhỏ.
2.3.6. Trang phục, lễ phục
Theo nội quy, quy chế làm việc của cơ quan quy định về trang phục, lễ phục
của các cán bộ, chuyên viên nhưng không quy định đồng phục. Quy chế làm việc
của cơ quan chỉ quy định trang phục của công chức phải gọn gàng, sạch sẽ và lịch
sự, đeo thẻ cán bộ, chuyên viên trong suốt thời gian làm việc.
2.4. Sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến văn hóa công sở tại
ubnd huyện Thạch Hà.
Nói đến một cơ quan tổ chức nào đó ta không thể không nhắc đến người
lãnh đạo tại cơ quan. Cơ quan có thể phát triển lớn mạnh cũng chính là nhờ vào sự
tài trí, sáng tạo của người lãnh đạo, để có thể dẫn dắt các nhân viên của mình thực
hiện tốt và thành công các mục tiêu mà tổ chức đã đề ra. Và tại UBND huyện
Thạch Hà cũng vậy vai trò của người lãnh đạo là vô cùng quan trọng. Lãnh đạo
huyện không chỉ quản lý, giám sát cấp dưới của mình mà họ còn phải tham mưu,
đứng ra chịu trách nhiệm về công tác quản lý tại cơ quan với lãnh đạo cấp trên.
Mặt khác, cách thức lãnh đạo cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hành động và
tác phong của mỗi cán bộ, chuyên viên trong cơ quan. Và sự ảnh hưởng đó đến văn
hóa công sở tại UBND huyện Thạch Hà được biểu hiện như sau:
- Là chìa khóa quan trọng để có thể khai thác tiềm năng của các cán bộ,
chuyên viên trong cơ quan.
12
- Tạo động lực cho cán bộ, chuyên viên trong lúc thực thi công vụ, tác động
trực tiếp đến năng suất và hiệu quả làm việc của toàn bộ nhân viên trong cơ qua
- Thúc đẩy và truyền cảm hứng cho các cán bộ, chuyên viên trong cơ quan
làm việc
- Thu hút được các cán bộ, chuyên viên vào những kế hoạch, chương trình
diễn ra trong cơ quan.
- Tạo được sự đoàn kết giữa các nhân viên, để cơ quan ngày càng phát
triển.
=> Phong cách lãnh đạo hình thành nên văn hóa công sở. Ở đó, phong cách
lãnh đạo quản lý có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ
lãnh đạo, quản lý và tác động đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ
chức, phong cách của cán bộ cấp dưới, lợi ích của nhân dân. Bởi vậy, muốn có một
tổ chức mạnh về chuyên môn và văn minh lịch sự trong quá trình thực thi công vụ,
lãnh đạo huyện Thạch Hà luôn luôn có những chính sách và hướng đi sáng tạo để
xây dựng một công sở có văn hóa.
13
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÃNH
ĐẠO ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ.
Qua kết quả khảo sát thực trạng văn hóa công sở tại UBND huyện Thạch Hà
cho thấy phần lớn cán bộ, chuyên viên thực hiện nghiêm túc quy chế văn hóa công
sở, cũng như nội quy, quy định làm việc cụ thể của cơ quan; có thái độ phù hợp, có
cách giao tiếp, ứng xử niềm nở, văn minh, thân thiện. UBND huyện Thạch Hà có
cở sở vật chất đủ đáp ứng nhu cầu về công việc và có quan tâm đến việc bài trí
công sở cũng như xây dựng môi trường văn hóa công sở.
Để góp phần xây dựng và hoàn thiện nền hành chính công, hiện đại và
chuyên nghiệp ở nước ta, lãnh đạo các cơ quan hành chính trong đó có lãnh đạo
UBND huyện Thạch Hà cần phát huy những giá trị văn hóa công sở tích cực, đồng
thời cũng cần tìm ra những giải pháp phù hợp cho việc khắc phục những nét văn
hóa công sở tiêu cực đang ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của UBND huyện.
- Lãnh đạo cần chỉ đạo quyết liệt, kiểm tra và gương mẫu thực hiện quy chế
văn hóa công sở. Lãnh đạo cần chỉ đạo thực hiện thường xuyên liên tục để hình
thành thói quen văn minh, lịch thiệp.
- Cần có các biện pháp tác động đến cán bộ, chuyên viên phải nêu cao tinh
thần, trách nhiệm đối với công việc, lãnh đạo cần thiết lập ra các cơ chế thưởng
phạt, biểu dương và phê bình kịp thời những cán bộ thực hiện tốt và chưa tốt
nhiệm vụ được phân công, đồng thời cần cương quyết hơn nữa trong việc chống lại
các biểu hiện tiêu cực.
14
KẾT LUẬN
Qua việc khảo sát và đánh giá thực trạng về phong cách lãnh đạo ảnh hưởng
đến việc xây dựng văn hóa công sở tại UBND huyện Thạch Hà, em thấy có một số
điểm nổi bật như sau:
Nhìn chung lãnh đạo huyện đã có các chủ trương chính sách đúng đắn để
xây dựng nền văn hóa công sở. Và các cán bộ, chuyên viên ở đây đã thực hiện một
cách nghiêm túc Quy chế văn hóa công sở cũng như quy chế, nội quy làm việc của
cơ quan.
Lãnh đạo UBND huyện đã có tình thần trách nhiệm cao trong việc chỉ đạo
thực hiện quy chế văn hóa công sở trong cơ quan. Và chính lãnh đạo cũng là người
mẫu mực thực hiện đúng tất cả các nội quy, quy chế để nhân viên noi theo. Tuy
nhiên, có nhiều trường hợp chỉ đạo chưa quyết liệt dẫn đến việc hiệu quả thi hành
công vụ chưa cao.
Với tinh thần đoàn kết, dân chủ lãnh đạo đề ra đã giúp cho cán bộ, chuyên
viên có tinh thần tập thể và quan hệ đồng nghiệp rất tích cực, mọi người luôn thẳng
thắn trao đổi công việc và sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ đồng nghiệp, nhân dân trong
thi hành công vụ.
Để xây dựng một nền văn hóa công sở phù hợp với thực tế và hiện đại trong
tương lai lãnh đạo UBND huyện Thạch Hà cần có các chương trình kế hoạch về
văn hóa công sở hơn. Đồng thời cũng cần tìm ra những giải pháp phù hợp để khắc
phục những nét văn hóa công sở tiêu cực đang ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
hoạt động cũng như hình ảnh công sở trong mắt nhân dân.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UBND huyện Thạch Hà (2016), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ
KT-VHXH-ANQP năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, số 04/BCUBND, ngày 04 tháng 1 năm 2017.
2. TS.Nguyễn Sinh Phút,(2013), Giáo trình Quản trị học – Đạị học Kinh tế
quốc dân.
3. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Khoa học
hành chính (tập 2), NXB Chính trị - Hành chính.
4. Chính phủ Việt Nam (2008), Chỉ thị về việc nâng cao hiệu quả sử dụng
thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, Số 05/2008/CT-Ttg,
ngày 3/1/2008.
5. (Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg Ngày 02 tháng 8
năm 2007 của Thủ Tướng Chính phủ) (2008), Quy chế văn hóa công sở tại các cơ
quan hành chính nhà nước.
6. Nguồn Internet
16