Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Cách giảng dạy từ láy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.17 KB, 15 trang )

CÁCH GIẢNG DẠY TỪ LÁY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Trần Trọng Giảng – Phạm Thị Lại Giang
TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ BÁO CHÍ –THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

1. DẪN NHẬP
Từ láy mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại hình của tiếng Việt cũng
như các ngôn ngữ đơn lập khác ở phương Đông. Đây là một hiện tượng đặc trưng cho
loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính, không phải ngôn ngữ nào cũng có. Chính các
phương thức láy ở các ngôn ngữ này đã giúp cho từ láy có sức phái sinh cao (derivative)
và lực cấu tạo mạnh.Từ đó có thể nói từ láy là một sự hòa phối ngữ âm giữa các yếu tố
tương ứng của các âm tiết và có tác dụng biểu trưng hóa. Vì thế nội dung ngôn ngữ chứa
đựng trong mỗi từ láy, bên cạnh những đặc điểm vốn có như những từ khác, còn có
những đặc điểm rất riêng. Thêm vào đó, nhìn từ góc độ sử dụng, từ láy có ba giá trị: giá
trị gợi tả, giá trị biểu cảm và giá trị phong cách.
Giá trị gợi tả làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ
thể tinh tế sống động như âm thanh, hình ảnh, màu sắc của sự vật mà từ đó biểu thị. Giá
trị tượng thanh của từ láy có khả năng mô phỏng hay miêu tả những âm thanh trong tự
nhiên và giọng nói con người một cách tinh tế và hài hoà.
Giá trị biểu cảm là khả năng biểu đạt thái độ cảnh tỉnh, tình cảm của người nói đối với sự
vật hiện tượng.
Giá trị phong cách là khả năng sử dụng từ láy trong nhiều phong cách khác nhau. Đối
với mỗi phong cách riêng từ láy cũng thể hiện khả năng riêng của mình. Đối với phong
cách nghệ thuật, từ láy được sử dụng rất phong phú và đa dạng. Mỗi từ láy như là một
“nốt nhạc “trong bản nhạc âm thanh, chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các
giác quan từ thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác cho đến khứu giác. Cho nên từ láy là
1


công cụ tạo hình đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là thi ca.
Bài viết này nhằm điểm qua khái niệm và các loại từ láy trong tiếng Việt, đồng thời
đề nghị những thủ pháp cụ thể trong quá trình giảng dạy từ láy cho học viên bản ngữ


tiếng Anh học tiếng Việt cũng như đề cập đến việc chuyển dịch nghĩa một số từ láy trong
tiếng Việt – một ngôn ngữ đơn lập sang tiếng Anh – một ngôn ngữ biến hình.

2. TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT
Trong tiếng Việt, từ láy chia thành ba loại là láy hai âm tiết, láy ba âm tiết và láy bốn
âm tiết. Và trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích từ láy có hai âm tiết.
2.1. Tứ láy hoàn toàn - Fully duplicated words
Trong dạng từ này thì từ gốc (root) được lặp lại hoàn toàn, và chỉ có một chút khác biệt
nhỏ là trọng âm (stress) khi phát âm
Trong Tiếng Việt, từ láy hoàn toàn có vào khoảng hơn 837 đơn vị. Xét trên cả hai mặt
ngữ âm và ngữ nghĩa, đó là những từ láy mà:
Về mặt hình thức
Thành tố gốc được giữ lại ở thành tố láy dưới hai hình thái cơ bản:
- Thứ nhất: Giữ nguyên cả hai bộ phận: âm đoạn tính và siêu đoạn tính (thanh điệu) dưới
hình thức chữ viết kiểu như: xanh xanh, vàng vàng….
- Thứ hai: Có sự biến đổi cả hai bộ phận một hoặc chỉ biến đổi riêng thanh với những
trường hợp thành tố gốc (âm tiết) mang thanh trắc kiểu như: đo đỏ, trăng trắng, mằn
mặn… Hoặc vừa biến thanh vừa biến vần đối với những trường hợp mang thanh trắc,
nhưng chỉ có hai thanh sắc và nặng, với phụ âm cuối: - p, -t, -c, -ch. Sự biến thanh và
biến vần ở đây có quy luật chặt chẽ. Nói chung, thanh trắc được chuyển sang thanh bằng
(luật bằng- trắc, cùng âm vực ), phụ âm tắc… được chuyển thành phụ âm mũi cùng cặp:
P

m

Ví dụ: chiêm chiếp, cầm cập

T

n


Ví dụ: chan chát, rần rật

C

ng

Ví dụ: eng éc, ùng ục

Ch

nh

Ví dụ: chênh chếch, bình bịch
2


2.2. Tứ láy bộ phận
Đối lập với từ láy hoàn toàn, ta có từ láy bộ phận. Nếu như từ láy hoàn toàn là những
từ láy mà về mặt hình thức, thành tố gốc về cơ bản được giữ lại toàn bộ ở thành tố láy thì
từ láy bộ phận chỉ giữ lại một phần nào đó của thành tố gốc mà thôi.
Trong từ láy đơn có hơn 2373 từ láy bộ phận. Hai loại từ láy bộ phận có khả năng
phân xuất rõ nét trên cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Đó là từ láy phụ âm đầu (thường
gọi là từ láy điệp âm), gồm 1792 đơn vị, ví dụ như: đúng đắn, vuông vắn, xanh xao, vàng
vọt… và từ láy vần (thường gọi là từ láy điệp vần) gồm 581 đơn vị, ví dụ như: lòng
thòng, khéo léo, lưa thưa…
2.2.1. Từ láy phụ âm đầu (điệp vần) -Initial consonant duplicated (alliteration)
Đó là những từ láy mà trong quá trình tạo nên phụ âm đầu của thành tố gốc được láy
lại còn phần vần thì thay đổi. Thanh điệu có thể giữ nguyên hoặc biến đổi nhưng phải
cùng âm vực

Ví dụ: đỏ đắn, trắng trẻo, đẹp đẽ, bập bềnh, thập thò, thẹn thùng, thậm thụt, lấp ló, ngấm
nguýt…
Thuộc loại này ta có thể chia thành 2 nhóm:
-Thành tố gốc ở trước. Ví dụ: đỏ đắn, xanh xao, trắng trẻo
- Thành tố gốc ở sau. Ví dụ: thập thò, lấp lánh, ngấm nguýt…
2.2.2. Từ láy vần
Đây là từ láy mà khi cấu tạo nên chúng, bộ phận vần của thành tố được giữ lại ở thành
tố láy, phần phụ âm đầu thay đổi. Cũng như nhiều trường hợp khác thanh điệu tuy có thể
biến đổi, nhưng nói chung đều cùng âm vực. Trong Tiếng Việt, thuộc loại từ láy này có
vào khoảng 581 đơn vị.
Ví dụ: khéo léo, thu lu, chót vót, xởi lởi, xẻn lẻn, co ro, khọm lọm, bùng nhùng, bắng
nhắng, chơi vơi, bẻo lẻo, bủn rủn, chênh vênh, càu nhàu, kèm nhèm, tò mò, lò mò, lơ xơ,
lom khom, lọm khọm…
Cũng như từ láy điệp âm nói trên, căn cứ vào vị trí của thành tố gốc, ta cũng có thể phân
chia loại từ láy này thành hai nhóm:
3


- Thành tố gốc đứng trước. Ví dụ: khéo léo…
- Thành tố gốc đứng sau. Ví dụ: lom khom…
Nét nổi bật đối với loại từ láy này là cả hai thành tố phần lớn đều mang cùng một thanh
điệu.

3. CÁCH GIÀNG DẠY TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT
3.1. Nguyên tắc giảng dạy từ láy
Bước 1: NHÌN CẨN THẬN VÀO TỪ VÀ PHÁT ÂM ĐÚNG
Tách từ gốc và các từ láy riêng biệt

Nhìn xung quanh từ để xác định ngữ
cảnh


Nhìn vào từ

 Nhìn và đọc cả câu.

 Xác định thành phần
láy.

 Đọc lên câu phía trước.

 Xác định tính từ gốc .

 Tiếp tục đọc để hiểu hơn về từ.

Bước 2: ĐOÁN NGHĨA ĐÚNG NHẤT CỦA TỪ

Nếu học viên không có một khái
niệm nào về ý nghĩa của từ, có thể
tra từ điển

Nếu học viên có thể đoán được
nghĩa của từ láy, hay từ láy này
không quan trọng có thể bỏ qua
và đọc tiếp.

4


3.2. Phương pháp giảng dạy từ láy
Bước 1:

Yêu cầu học viên nhìn cẩn thận và lớn từ láy cần hiểu nghĩa.
Đối với từ đã học, việc đọc và nghe âm của từ này thì sẽ gợi cho học viên nhớ lại từ đã
học và từ đó đoán được nghĩa của từ. Còn đối với từ mới hoàn toàn thì đây là bước giúp
cho học viên ghi nhớ từ này để sử dụng trong tương lai.
Bước 2:
1. Đọc lướt văn bản cho đến khi hiểu rõ ngữ cảnh của từ. Bước này bao gồm:
* Đọc cả câu chứa từ
* Đọc lại câu trước
* Tiếp tục đọc để hiểu rõ hơn về ngữ cảnh.
2. Nhìn vào từ để xác định từ gốc và thành phần láy.
Bước 3:
Đoán nghĩa của từ láy
Bước này khá quan trọng, vì từ ngữ cảnh học viên có thể đoán được nghĩa và cách sử
dụng của từ láy. Hơn nữa, đối với những học viên đã biết từ này thì bước này giúp họ nhớ
và hiểu rõ hơn
1. Nếu học viên hoàn toàn không có một khái niệm nào về từ mới này, hoặc từ mới này
không ảnh hưởng nhiều đến việc hiểu bài đọc, giáo viên có thể giải thích nghĩa từ láy
theo bảng giải thích nghĩa từ mà giáo viên đã cung cấp.
2. Nếu học viên đã đoán được nghĩa của từ hay từ đó không quan trọng thì học viên có
thể bỏ qua và tiếp tục đọc
Sẽ không hữu ích nếu giáo viên yêu cầu học viên tra từ điển tất cả những từ mới, đặc
biệt là với đối tượng học viên học tiếng Việt là người lớn. Vì vậy sẽ hợp lý hơn nếu học
viên bỏ qua và tiếp tục đọc nếu ngữ cảnh có thể giúp được học viên hiểu nghĩa của từ
mới này và có thể thêm vào vốn từ vựng của mình.
3.3. Bài giảng minh họa
ĐỌC HIỂU – READING COMPREHESION
5


TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP – INTERMEDIATE LEVEL

Trời Sài Gòn mùa này thời tiết thật dễ chịu, cứ đến chiều chiều thì không khí trở
nên lành lạnh, không còn lạnh lẽo như những ngày giông bão vừa qua. Lúc đó tôi rất
thích tìm một quán cà phê bên lề đường ngồi để nhìn ngắm mọị người qua lại. Những cô
gái trông thật xinh xắn với những khăn choàng hờ hững vắt qua vai. Những cặp vợ chồng
chở những đứa con với làn da đỏ đắn trong nắng chiều, trông họ hạnh phúc làm sao. Gió
lạnh hiu hiu thổi làm tan đi cái cảm giác mền mệt trong người sau một ngày dài làm việc.
3. 3. 1. Trọng tâm
- Đọc hiểu các từ láy như: đỏ đắn, xinh xắn, mền mệt, lành lạnh
- Phân tích, đọc hiểu các từ láy liên quan như: đo đỏ, xinh xinh, mệt mỏi, lạnh lẽo, lạnh
lùng. Từ đó giúp cho học viên hiểu rõ hơn giá trị biểu cảm, giá trị gợi tả, giá trị phong
cách của các từ láy này.
- Cách sử dụng các từ láy trên theo ngữ cảnh.
-Ngôn ngữ đối chiếu: tiếng Anh.
3.3. 2. Thời gian – Duration:

60 phút

3.3.3. Yêu cầu
Mục tiêu chính của bài giảng là giáo viên hướng dẫn cho học viên các quy tắc hình
thành từ láy từ một tính từ gốc, hiểu rõ về ngữ nghĩa cũng như cách sử dụng chúng trong
từng tình huống cụ thể, đồng thời cũng cho học viên biết cách phân biệt từ láy và dạng
láy – Ví dụ như trong bài đọc trên thì từ “chiều chiều” là dạng láy chứ không phải từ láy.
Bài giảng này chỉ giới hạn trong phạm vi có từ gốc là một tính từ. Học viên ở trình độ
này có thể phân biệt được sự giống và khác nhau của các từ láy có chung từ gốc, chẳng
hạn như “đo đỏ” khác với “đỏ đắn” như thế nào, “lạnh lùng” khác với “lạnh lẽo” trong
trường nghĩa nào hay cả hai từ này khác với tính từ gốc “lạnh” nhu thế nào… Từ đó có
thể hiểu rõ, cảm nhận được giá trị biểu cảm, giá trị gợi tả hay giá trị phong cách của từ
láy được thể hiện ra sao trong những trường hợp cụ thể.

4. BÀI GIẢNG CHI TIẾT

6


4.1 Giáo án:
4.1.1. Đọc hiểu: (30 phút)
Trời Sài Gòn mùa này thời tiết thật dễ chịu, cứ đến chiều chiều thì không khí trở nên lành
lạnh, không còn lạnh lẽo như những ngày giông bão vừa qua. Lúc đó tôi rất thích tìm một
quán cà phê bên lề đường ngồi để nhìn ngắm mọị người qua lại. Những cô gái trông thật
xinh xắn với những khăn choàng hờ hững vắt qua vai. Những cặp vợ chồng chở những
đứa con với làn da đỏ đắn trong nắng chiều, trông họ hạnh phúc làm sao. Gió lạnh hiu
hiu thổi làm tan đi cái cảm giác mền mệt trong người sau một ngày dài làm việc.
Bước 1: Đọc đoạn văn (5 phút)
Đọc đọan văn trên để hiểu rõ ngữ cảnh của từ.
Bước 2: Giải thích và mở rộng nghĩa từ: (25 phút)
i) Từ láy với thành tố gốc “lạnh”:
 Nghĩa của từ lạnh:
Theo Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên), lạnh có bốn nghĩa sau:
1. Lạnh1: Có nhiệt độ thấp; trái với nóng - Having a low temperature
Nước lạnh - Cold water

Ví dụ:

Trời trở lạnh lạnh cóng cả tay.
The weather has become cold, making my hands numb.
2. Lạnh2: Có cảm giác gai người do sợ hãi - Have a feeling shock someone
through fear
Ví dụ:

Anh làm tôi sợ lạnh cả người.
You make me frozen with fear.

3. Lạnh3: Có thái độ không hề có tình cảm gì trong quan hệ- Have an attitude that

is emotionless in a relationship
Ví dụ:

Nói chuyện mà mặt ông ta lạnh như tiền.
He keeps himself aloof from the conversation.
4. Lạnh4: (Màu) gợi cảm giác lạnh lẽo: (colour) cause a cold feeling

Ví dụ:

Ông ấy thích dùng gam màu lạnh cho nhà cửa của mình
7


He likes to use a cool colour for his door.
 Nghĩa của từ láy “lành lạnh”:
Từ láy giảm “lành lạnh” có thể được sử dụng trong tất cả các nghĩa trên:
1. Lành lạnh1: có nhiệt độ hơi thấp - low temperature:
Ví dụ:

Trời bắt đầu vào thu, tiết trời trở nên lành lạnh.
Autum comes, the weather becomes cool.
2. Lành lạnh2: có cảm giác hơi sợ hãi - Have a feeling of shock someone through

fear:
Ví dụ:

Mỗi khi đến đây, tôi có cảm giác lành lạnh sao ấy.
Everytime come here, I always get cold feet.

3. Lành lạnh3: có thái độ không có tình cảm trong một mối quan hệ- Have an

attitude that is emotionless in a relationship:
Ví dụ:

Gương mặt ông ta lành lạnh khi tiễn tôi ra cửa.
His face looks cool when he walks me to the door.
4. Lành lạnh4: (màu sắc) gây cảm giác lạnh- (colour) cause a cold feeling:

Ví dụ:

Tôi không thích mấy màu lành lạnh như xanh lá cây, xanh dương hay tím.
I do not like cool colors like green, blue or violet.
 Nghĩa của từ láy “lạnh lẽo”:
1. Lạnh lẽo1: Lạnh do nhiệt độ thời tiết thấp - Cold by cold weather temperatures

(chilly, frosty).
Ví dụ:

Vào đông rồi, trời lạnh lẽo quá.
Winter comes, the weather is very chilly.
2. Lạnh lẽo2: Có cảm giác thiếu hơi ấm của con người (nơi chốn) - Feel a lack of

warmth from other people (places)
Ví dụ: Căn nhà này hình như lâu rồi không có người ở thì phải, tôi thấy nó lạnh lẽo quá.
This house seems like no one has lived here for a long time, it feels very bleak.

8



3. Lạnh lẽo3: Thiếu thân mật, không có chút tình cảm trong quan hệ đối xử Lacking informality, not have even a little emotion in a relationship (heartless / coldblooded).
Ông ta là một người lạnh lẽo, chẳng bao giờ thấy ông ấy thân mật với ai.

Ví dụ:

He is a heartless person; I’ve never seen him be informal with anyone.
 Nghĩa của từ láy “lạnh lùng”:
1. Lạnh lùng1: Lạnh do thiếu hơi ấm, làm tác động mạnh đến tâm hồn, tình cảm cold, lacking warmth, having a strong effect on your soul and feelings (Cold/freezing)
Mưa gió lạnh lùng làm ai cũng ngại đi ra ngoài.

Ví dụ:

The biting wind and rain makes everyone afraid to go out.
2. Lạnh lùng2: Tỏ ra thiếu hẳn tình cảm, thiếu thân mật vồn vã trong quan hệ tiếp
xúc với người, việc -To show a lack of feelings lacks informality, in approaching people
(insensibility / emotionless / heartless / glacial).
Sau khi nghe tin đó, chi ấy bình tĩnh đến lạnh lùng.

Ví dụ:

After hearing that news, she was calm to the point of numbness.
Có thể tóm tắt các nét nghĩa của tính từ “lạnh” và các từ láy của nó theo bảng sau:
Định nghĩa

Nhiệt

độ Cảm giác Thái độ

Definition


thấp-Low
temperature

Màu

Không ấm Tình cảm

lạnh do bị Attitude

sắc

cúng-

tác động

Colour

chốn

Shocking

lạnh

X

lành lạnh

X

lạnh lẽo


X

lạnh lùng

X

X

nơi Emotion

Quan hệ
Relationship

Not homey

X

X

X

X

X
X

X
X


X

ii) Từ láy với thành tố gốc “mệt”:
 Nghĩa của từ mệt:
Theo Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên), mệt có ba nghĩa sau:
9


1. Mệt1: Có cảm giác khó chịu trong cơ thể vì sức lực bị tiêu hao quá mứcHaving discomfort in the body because of excessive energy expended
Đi bộ xa nên tôi rất mệt.

Ví dụ:

A long walk makes me very tired.
2. Mệt2: Không được khoẻ - not healthy
Ví dụ:

Ba tôi còn mệt.
My father is still unwell.

3. Mệt3: Còn phải cố gắng hơn nữa; Còn mất nhiều thời gian nữa -

need to try

more or need to take longer time to finish something
Còn mệt mới hoàn thành việc ấy.

Ví dụ:

You must work harder in order to complete that task.

 Nghĩa của từ láy “mền mệt”:
Nghĩa của từ láy này có thể được phái sinh từ nghĩa 1 và 2 của từ mệt được nêu
trên.
 Nghĩa của từ láy “mệt mỏi”:
Mệt đến mức không còn muốn hoạt động nữa- So tired that it makes us not want to
do anything else.
Mệt mỏi sau một ngày lao động nặng nhọc.

Ví dụ:

Exhausted after a hard day’s work.
Định nghĩa

không thoải mái

không khỏe

khó nhọc

kiệt sức

discomfort

unhealthy

hard work

exhausted

mệt


X

X

X

mền mệt

X

X

mệt mỏi

X

iii) Từ láy với thành tố gốc “xinh”:
 Nghĩa của từ xinh:
Có đường nét, vẻ dáng trông đẹp mắt, dễ ưa -Beautiful: beautiful appearance, easy to like
10


Ngôi nhà này xinh thật đấy, đúng không?

Ví dụ:

This house is beautiful, right?
 Nghĩa của từ láy “xinh xắn”:
xinh, nhỏ, đáng yêu - Charming, tiny, lovely

Nhà cô ấy tuy nhỏ nhưng trông rất xinh xắn.

Ví dụ:

Her house is small but nice.
 Nghĩa của từ láy “xinh xẻo”:
(kng) có nghĩa như” xinh xắn”
Ôi, cái miệng xinh xẻo, đáng yêu quá!

Ví dụ:

Oh, an adorable mouth, so lovable!
 Nghĩa của từ láy “xinh xinh”: xinh với vẻ dễ coi, ưa nhìn – nice looking
iv) Từ láy với thành tố gốc “đỏ”:
 Nghĩa của từ đỏ:
1. Đỏ1: Có màu như máu - Have the color of blood
Ví dụ:

Cờ đỏ sao vàng
Red flag with yellow star (Vietnam’s flag).

2. Đỏ2: Hồng hồng - a bit pink
Nó mới uống một ly rượu nhỏ xíu mà mặt đã đỏ rồi.

Ví dụ:

He just had a small drink but his face is reddening already.
3. Đỏ3: May mắn - lucky
Ví dụ:


Nó đỏ quá, làm đâu trúng đó.

He’s so lucky, he has the Midas touch.
(Everything he touches turns to gold.)
 Nghĩa của từ láy “Đỏ đắn”: hồng hào, thể hiện sự khỏe mạnh - ruddy, healthy
appearance
Ví dụ:

Dạo này trông ông ấy đỏ đắn hẳn ra.
These days, he has a healthy colour.

Định nghĩa

màu sắc

được làm cho đỏ

may mắn

khỏe khoắn
11


colour

redden/reddish

lucky

đỏ


X

X

X

đo đỏ

X

X

healthy glow

đỏ đắn

X

Bước 3: Củng cố lại nghĩa của đoạn văn trên bằng phương pháp ngữ pháp- dịch
(grammar translation method): 10 phút
4.1.2. Trả lời câu hỏi:
1. Từ “lành lạnh” trong bài có nghĩa:
a. rất lạnh

b. không lạnh lắm

c. lạnh và khó chịu d. lạnh

2. Từ “xinh xắn” trong bài có nghĩa:

a. xinh

b. nhỏ và xinh

c. rất xinh

d. xinh đẹp

c.hơi đỏ

d.đỏ vì không khỏe

c. rất mệt

d.mệt và mỏi

3. Từ “đỏ đắn” trong bài có nghĩa:
a. rất đỏ

b. màu của sự mạnh khỏe

4. Từ “mền mệt” trong bài có nghĩa:
a. mệt

b. hơi mệt

4.1.2. Bài tập thực hành:
Điền từ láy thích hợp ở trên vào chỗ trống:
a. Từ ngày cô ấy ra đi, căn nhà trở nên ____________.
b. Dạo này, trông anh ____________ hẳn ra.

c. Sau khi uống thuốc, cô ấy cảm thấy ____________ nên phải nằm nghỉ.
d. Ông ta là một người ____________, chưa bao giờ tôi thấy ông ấy cười cả.
e. Bước vào căn nhà đó tôi cứ thấy ____________ trong người.
f. Mơ ước của tôi bây giờ là làm sao có được một căn nhà nhỏ, ____________.
g. Người mẹ cứ ngắm mãi bàn tay nhỏ nhắn, ____________ của đứa con.
h. Mới uống một ly bia nhỏ mà mặt anh ta đã ____________ rồi.

5. KẾT LUẬN - Conclusion
12


Từ láy trong tiếng Việt chiếm một số lượng đáng kể và giá trị sử dụng của chúng rất
phong phú, đa dạng: từ những câu nói hàng ngày cho đến những vần thơ, ca dao, tục ngữ
hay những bài văn, thậm chí ngay cả trong những bài chính luận… Chúng không những
thuộc một phạm trù ngữ pháp nhất định, mà còn phản ánh lên những nghĩa rất riêng biệt,
mang tính gợi tả, biểu cảm và phong cách…. Một điều rõ ràng là người Việt chúng ta có
thể sử dụng chúng một cách dễ dàng khi muốn truyền tải một thông tin nào đó. Nhưng để
người nước ngoài học tiếng Việt hiểu và sử dụng từ láy trong tiếng Việt một cách chính
xác là một vấn đề không đơn giản…
Cần chú ý là khi chuyển dịch từ láy tiếng Việt sang tiếng Anh thì khó lòng mà tìm
được từ cùng loại tương đương về nghĩa. Nghĩa là không phải lúc nào tiếng Anh cũng có
tính từ tương đương, mà có khi là một bổ từ (adverb) hay một cụm từ (phrase), hoặc
chuyển đổi cả “trạng thái tri nhận” ngữ nghĩa; chẳng hạn khi phân tích từ “êm” và dạng
láy “êm êm”, với các từ láy của nó như “êm ấm; êm đềm” thì khi chuyển dịch sang tiếng
Anh, từ “êm” không chỉ trạng thái của sự vật được mô tả, mà chỉ có từ chỉ về cảm nhận
của người nói về sự vật đó. Và chính vì từ láy trong tiếng Việt có giá trị gợi tả, biểu cảm
và phong cách nên trong nhiều trường hợp, từ láy của một tính từ gốc đã thoát ra khỏi
phạm trù ngữ nghĩa thuần túy của chúng, hay nói cách khác là từ láy mang một nghĩa
riêng biệt, khác hoàn toàn với tính từ gốc.
Nhìn chung, việc tri nhận, nắm bắt và vận dụng từ láy cho phù hợp với các tình

huống đa dạng của ngôn ngữ là một việc khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức của người dạy
và người học. Bài viết này chỉ là bước đầu giới thiệu một cách giảng dạy từ láy có từ gốc
là tính từ cho học viên bản ngữ tiếng Anh học tiếng Việt cũng như đề cập đến việc
chuyển dịch nghĩa một số từ láy trong tiếng Việt sang tiếng Anh. Nói cách khác, đề tài
mà bài viết đề cập đến cần được nghiên cứu sâu và rộng hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO- REFERENCES
A. SÁCH:
1. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông –Nhà xuất bản Giáo dục-2005
13


2. Nguyễn Tài Cẩn -Ngữ pháp Tiếng Việt - Nxb Đại học quốc gia. Hà Nội 1999
3. Đỗ Hữu Châu -.Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt - Nxb giáo dục Hà Nội 1999
4. Đinh Văn Đức. Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt. (Meaning as
acriterion for determining word classes in Vietnamese). Ngôn ngữ, số 2 (1978), trang 31–
39
5. Phạm Văn Hảo, Bàn thêm về từ láy trong phương ngữ Nam bộ trong “Từ láy-Những
vấn đề còn bỏ ngỏ”. Nxb Khoa học Xã hội, 1998
6. Hoàng Văn Hành, Từ láy trong tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội,1985
7. Hoàng Văn Hành–chủ biên (1995), Từ điển từ láy tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục –
Hà Nội
8. Phi Tuyết Hinh, Từ láy không rõ thành tố gốc và vấn đề biểu trưng ngữ âm trong từ
biểu tượng tiếng Việt trong “Từ láy- Những vấn đề còn bỏ ngỏ”, Nxb Khoa học Xã hội,
1998
10. Nguyễn Xuân Kính - Thi pháp ca dao, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007
11. Hà Quang Năng, Vấn đề từ láy trong tiếng Việt trong “Từ láy- Những vấn đề còn bỏ
ngỏ”, Nxb Khoa học Xã hội, 1998
12. Nguyễn Phú Phong - Về vấn đề láy từ trong tiếng Việt (Sur le redoublement en
vietnamien), Tập san Khoa học Xã hội (Revue des Sciences Sociales) n°1, 1976 :73-81.

Paris. Repris dans Ngôn Ngữ (Revue Langages), 2, 1977: 61-68. Hanoi, Vietnam
13. Đào Thán, Láy với “iêc”- một dạng láy đặc biệt trong lời nói trong “Từ láy- Những
vấn đề còn bỏ ngỏ”, Nxb Khoa học Xã hội, 1998
14. Le Hong Phuong, Azim Rousannaly- Flora, France, Nguyen thi Minh Huyen- Hanoi
Uni of Science, Finate State Description of Vietnamese Reduplication, Tạp chí Hội thảo
“Asian Language Resource” lần 7, 2009
15. Sonny X Vu, A unified analys of some Vietnamese Reduplication formsMassachusetts Institute of technology, 1998
16. Emeneau, M. B. (1951), Studies in Vietnamese (Annamese) grammar. University of
California publications in linguistics (Vol. 8). Berkeley: University of California Press
14


17. Thompson, Laurence E. (1991), A Vietnamese reference grammar. Seattle: University
of Washington Press. Honolulu: University of Hawaii Press. (Original work published
1965).
18. Wiburd Ronnie (1973), The phonology of reduplication
19. Ngô Thanh Nhân (1984), The syllabame and patterns of word formation in
Vietnamese -New York University.
20. Vũ Thể Thạch (1992), Consonant copying and tone harmony in Vietnamese
reduplicative – University of Illinoise
B. TỪ ĐIỂN:
1. Từ điển từ láy Tiếng Việt - Hoàng Văn Hành cùng các tác giả viện ngôn ngữ học.
Nxb Giáo dục, Hà Nội 1995.
2. Từ điển Tiếng Việt / Anh-Việt - Ho Ngoc Duc and other members of the Free
Vietnamese Dictionary Project ( />3.Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên) . Nxb Đà Nẵng 2000.
4. Từ điển Anh – Anh – Roget’s Thesaurus – Peter Mark Roget , Biên tập lần thứ 105,
2002.
5. Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản KHXH, 1988

15




×