Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC: Văn hóa ẩm thực ở Quản Bạ tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.55 KB, 14 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC
Văn hóa ẩm thực ở Quản Bạ tỉnh Hà Giang
Quản Bạ là huyện vùng cao biên giới phía Bắc tỉnh Hà Giang, cách
trung tâm thành phố Hà Giang 44km, là huyện cửa ngõ của Công viên địa
chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Nơi đây được biết đến với danh thắng
nổi tiếng là cổng trời Quản bạ và Núi Đôi cùng với khí hậu quanh năm mát
mẻ, giống như Đà Lạt hay Sa Pa.
Lịch sử hình thành
Ngày 15/12/1962, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định số
211/QĐ-CP thành lập huyện Quản Bạ trên cơ sở những xã được tách ra từ
huyện Vị Xuyên.
Năm 1976, Hà Giang sáp nhập với Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên,
Quản Bạ trở thành huyện của tỉnh Hà Tuyên, từ 1991 đến nay, Quản Bạ là
huyện của tỉnh Hà Giang.
Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Quản Bạ có toạ độ địa lý nằm trong khoảng 22 057’ đến 23010’ vĩ độ
Bắc và 1040 40’30” đến 1050 kinh độ Đông. Phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh
Vân Nam - Trung Quốc; phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Yên Minh; phía
Nam giáp huyện Vị Xuyên.
- Địa hình
Địa hình của huyện Quản Bạ có độ cao trung bình từ 1.000 - 1.600m,
gồm nhiều khu vực núi đá vôi được phân thành 4 loại địa hình sau:
- Địa hình núi cao: Phân bố ở các xã Nghĩa Thuận, Cao Mã Pờ, Tùng
Vài, Tả Ván, Bát Đại Sơn với độ cao trung bình so với mực nước biển từ 900
đến 1.800m. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc phần lớn trên 250.
- Địa hình núi thấp: Phân bố chủ yếu tại các xã Quyết Tiến, Đông Hà,
Quản Bạ, Thanh Vân với độ cao dưới 900m. Địa hình chia cắt mạnh, nhiều
1



khu vực có độ dốc trên 250, một số khu vực có địa hình chia cắt yếu, độ dốc
dưới 250.
- Địa hình thung lũng: Phân bố chủ yếu dọc sông Miện thuộc địa bàn
các xã Đông Hà, Lùng Tám, Tùng Vài, Quản Bạ, Thái An, thị trấn Tam Sơn
được tạo bởi chủ yếu là các dãy núi đá vôi.
- Địa hình Castơ: Phân bố chủ yếu ở các xã Thanh Vân, Cao Mã Pờ,
Bát Đại Sơn.
- Khí hậu
Huyện Quản Bạ chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Đông Bắc, với chế
độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của
mưa bão trong mùa hè và gió mùa Đông Bắc trong mùa đông. Chế độ gió có
sự tương phản rõ: mùa hè có gió mùa Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5
đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Gió mùa Đông Bắc kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít mưa.
- Thủy Văn
Sông Miện bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua địa phận
huyện Quản Bạ và các xã Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Lùng Tám, Đông Hà, Thái An
với chiều dài hơn 40km. Lượng mưa bình quân/năm 1.745mm tập trung chủ
yếu từ tháng 5 đến tháng 9
- Đa dạng sinh học
Trên địa bàn huyện Quản Bạ hiện có khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại
Sơn, diện tích 10.684ha, theo số liệu thống kê gồm các loài:
+ Thực vật có tới 361 loài thuộc 103 họ và 249 chi. Một số loài cây có
giá trị như: Bách vàng, Kim Ngân, Cốt toái bổ, Thảo quả, Đỗ trọng, Quế...Bát
Đại Sơn còn có 18 loài cây quý hiếm có giá trị bảo tồn cần được bảo vệ.
+ Động vật có 195 loài động vật có xương sống thuộc 80 họ trong 24
bộ. Trong đó, động vật quý hiếm có 18 loài, có 4 loài ở nhóm nguy cấp cần

2



được bảo vệ như: Gấu ngựa, Voọc đen má trắng, Vượn đen, Phượng hoàng
đất và một số loài khác đang ở tình trạng quý hiếm.
Điều kiện xã hội
- Văn hóa, xã hội
Quản bạ gồm thị trấn Tam Sơn và 12 xã: Cao Mã Pờ, Tùng Vài, Tả
Ván, Quyết Tiến, Thanh Vân, Nghĩa Thuận, Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Lùng Tám,
Quản Bạ, Đông Hà và Thái An. Trong đó có 5 xã biên giới là: Nghĩa Thuận,
Tùng Vài, Cao Mã Pờ, Cán Tỷ, Tả Ván với hơn 52,224km đường biên giới
giáp với Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng và có ý nghĩa to lớn về
an ninh quốc phòng không chỉ đối với Hà Giang mà đối với toàn quốc.
- Dân số, dân tộc
Theo niên giám thống kê năm 2010, dân số của toàn huyện là 45.426
người, mật độ dân số: 85 người/km 2. Là nơi cư trú của 14 dân tộc, trong đó
gần 60% là dân tộc Mông, khoảng 14% là dân tộc Dao, dân tộc Tày chiếm
11%, còn lại là các dân tộc khác. Đặc biệt Quản Bạ là địa phương duy nhất có
dân tộc Bố Y (hiện chỉ còn 881 người và hầu hết sống tập trung ở xã Quyết
Tiến). Các dân tộc có đời sống văn hóa, tinh thần khá phong phú, đa dạng.
Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt và các lễ hội lớn
như: Lễ Cấp Sắc của dân tộc Dao, Lễ hội gầu tào dân tộc Mông, Lễ hội Lồng
Tồng dân tộc Tày….
Người Tày Quản Bạ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước tại các
chân ruộng ở ven núi, sông và trồng trọt trên nương rẫy. Ngoài nghề nông, họ
còn có thêm thu nhập từ các nghề thủ công như: đan lát, sản xuất nông cụ,
mộc, làm đồ gốm, dệt vải…
Người Tày thường ở chân núi và sống trong những ngôi nhà sàn, lợp
gianh hoặc cọ. Trang phục của người Tày chủ yếu là sắc chàm, phụ nữ chít
khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc.

3



Cộng đồng dân tộc Tày Quản Bạ có một kho tàng về các loại thần thoại,
truyện cổ, truyện thơ, dân ca... và những làn điệu lượn.
- Tiềm năng du lịch
Khí hậu ở Quản Bạ 4 mùa mát mẻ, tương tự như khí hậu vùng Sa Pa
(Lào Cai) hay Đà Lạt (Lâm Đồng), Quản Bạ có những thắng cảnh nổi tiếng
như: Cổng trời Quản Bạ, Núi Đôi, hang Khố Mỷ…ngoài ra, Quản bạ còn hấp
dẫn du khách bởi các làng văn hóa du lịch cộng đồng như: Làng du lịch cộng
đồng thôn Nặm Đăm, Làng du lịch cộng đồng thôn Nà Khoang, hợp tác xã dệt
thổ cẩm thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, chợ phiên trung tâm huyện Quản Bạ
họp vào chủ nhật hàng tuần...
Ngoài ra, Quản Bạ còn được nhiều du khách biết đến bởi các món ăn
đặc sản dân tộc như: Thịt treo, Mèn mén, thắng cố... và sản phẩm rượu ngô
Thanh Vân nổi tiếng do người dân tự trưng cất bằng công thức gia truyền của
người Mông.

4


Một cách chế biến thịt lợn độc đáo của người vùng cao là thịt treo gác
bếp. Món ăn này có thể để dành cho cả năm. Món này cũng làm người ta dễ
liên tưởng đến một món ăn rất hiện đại của Phương tây đó là món thịt lợn hun
khói. Tuy nhiên để chế biến thành công thịt lợn gác bếp đòi hỏi sự kỹ lưỡng
và những kinh nghiệm mà chỉ có đồng bào nơi đây mới biết. Thường món thịt
rất khó bảo quản, dễ ôi thiu. Thế nhưng đồng bào nơi đây bằng những công cụ
thô sơ, không máy móc hiện đại lại có thể giữ được mùi vị của thịt trong suốt
một năm. Lạ kỳ hơn nữa theo đồng bào lợn càng treo gác bếp lâu càng ngon.

5



Điều này chính là nét độc đáo, khó hiểu trong văn hóa ẩm thực vùng cao mà
không phải dân tộc nào cũng có.
Đúng như tên gọi, chế biến thịt để treo gác bếp rất đơn giản. Khi con
lợn được phanh ra, người ta cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn. Bỏ thịt
lên nia xát muối, bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá trong rừng, rồi cho
vào chảo ủ ba đến bốn ngày, sau đó rửa nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước
rồi treo trên gác bếp. Quá trình hun khói thịt đòi hỏi phải liên tục, công phu và
cả sự khéo léo cộng với vốn kinh nghiệm tích lũy lâu năm. Chính vì thế vào
dịp Tết nếu có dịp đến vùng núi cao nơi đây bạn sẽ được chứng kiến bếp cả
làng đỏ lửa, khói bếp hòa với sương núi lơ lửng khắp mọi nẻo đường tạo lên
một khung cảnh mờ ảo như cõi thần tiên.
Ngoài việc sấy lửa, để cho thịt thơm, ngon, đồng bào còn lấy bã mía và
ngải cứu rừng hun thịt. Những khổ thịt treo trên gác bếp được ướp rượu, gia
vị, “ăn khói” cứ khô dần. Khi lớp da, thịt nạc chuyển sang màu bồ hóng, lớp
mỡ chuyển sang màu trong là có thể yên tâm để ăn dần trong cả năm mà
không lo thịt bị mất chất. Đến ngày Tết hay khi nhà có việc chỉ cần nhắc thịt
xuống, bỏ vào chảo nước đun sôi cùng một nắm gạo nhỏ, mang ra rửa sạch rồi
chế biến thành những món ăn khác nhau. Lợn gác bếp có thể xào gừng, xào
rau cải nhưng ngon nhất vẫn là xào với rau rừng và giá đậu tương. Thưởng
thức các món ăn chế biến từ thịt lợn gác bếp cho ta cảm giác rất lạ: bì giòn,
mỡ trong không ngấy, thịt nạc đậm và tơi từng thớ. Cũng là món rau xào thịt
nhưng với cách làm riêng của đồng bào nơi đây món ăn như mang một màu
sắc, linh hồn khác khó diễn tả, chỉ biết nó rất ngon, lạ miệng mà không giống
với bất kỳ món ăn nào khác.
Đối với một số đồng bào các dân tộc vùng cao, thịt lợn treo gác bếp là
món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết. Trong không khí
6



vui xuân với tiết trời se lạnh, ngồi nhâm nhi bên chén rượu nồng có đĩa thịt
xào rau rừng mọi người như gần nhau hơn, mùa xuân và núi rừng cũng như
ấm áp hơn...
Mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những món
ăn truyền thống đặc trưng. Với người Mông (Tây Bắc) thì mèn mén (bột ngô
hấp) từ bao đời đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp vui hay lễ,
Tết.

Trước đây người Mông chủ yếu sinh sống trên các rẻo núi cao và lương
thực được sử dụng hàng ngày chính là ngô. Vào mỗi mùa thu hoạch, khi ngô
tươi dùng không hết, người ta sẽ phơi khô để dành. Cũng từ những hạt ngô
khô này, người Mông đã nghĩ ra món mèn mén ăn thay cơm hàng ngày.
Ngô làm mèn mén phải được sàng lọc cẩn thận, chọn những hạt đều
nhau, đổ vào trong cối đá xay sơ cho tróc hết mày (vỏ ngoài của hạt ngô) sau
đó mới xay nhuyễn. Trộn bột ngô với một ít nước, bóp nhẹ tay để nước thấm
đều rồi mới cho vào chõ đồ (hấp). Muốn mèn mén ngon thì đồ là khâu quyết
định. Người ta thường đồ hai lần để ngô được chín kỹ, lần thứ nhất đồ để ngô
chín tới, và không bị dính vào nhau. Khi ngô chín đổ ra mẹt, đánh tơi lên rồi
mới tiếp tục cho vào chõ đồ lần hai. Có đồ như thế ngô mới chín kỹ, và mèn
mén mới thơm ngon.
Mèn mén chín người ta dùng môi (vá) để đánh tơi rồi xúc ra bát (chén)
nhỏ. Ăn kèm mèn mén là một món canh rau nào đó (cho đỡ khô). Thưởng
thức mèn mén đúng cách phải nhai kỹ mới thấy vị thơm, bùi, ngọt tự nhiên
của núi rừng Tây Bắc.
Mỗi vùng khác nhau của người Mông lại có những món canh ăn kèm
mèn mén khác nhau. Ở Hà Giang người ta ăn mèn mén với canh bí, canh rau
7



cải nương, ở Lào Cai người ta ăn mén mén với óc đậu, hay rượu ngô Bắc
Hà…

Trong những năm gần đây, đời sống của người Mông có nhiều thay đổi,
thay vì ăn mèn mén hàng ngày như trước thì cơm đã trở thành bữa chính. Thế
nhưng vào những dịp quan trọng như lễ hội hay Tết thì mén mén vẫn được
xem là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ gia đình.
Tham gia tour du lịch hà giang để thưởng thức đặc sản- rượu ngô
Thanh Vân là sản phẩm tuyệt hảo của bà con dân tộc Mông được chưng cất từ
nguồn nước ở độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển và thứ men làm từ 36
loại lá thuốc đã gây dựng được thương hiệu.
Từ xa xưa, Thanh Vân đã là vùng sản xuất rượu ngô nổi tiếng của
huyện vùng cao Quản Bạ Hà Giang, rượu được các hộ gia đình nấu, đóng can
bán tràn ngập chợ phiên. Khách từ mọi miền lên Hà Giang, người Hà Giang
ra bên ngoài cũng tìm mua rượu Thanh Vân làm quà.

8


Có 2 yếu tố tạo nên sự độc đáo của rượu ngô Thanh Vân, đó là nguồn
nước và men. Nguồn nước nấu rượu được khơi mạch từ đỉnh núi giáp biên
giới Việt - Trung với độ cao khoảng 1.000 m so với mặt nước biển. Dòng
nước chảy qua nhiều khe đá, khi về đến Thanh Vân nó trong suốt như nước
khoáng đóng chai, lạnh khoảng 15 độ. Khi người dân dùng nguồn nước này
và men hảo hạng được tạo lên bởi hàng chục thứ lá thuốc hái từ rừng già để
nấu rượu sẽ cho ra sản phẩm thơm, ngon tuyệt hảo.

Đặc sản rượu ngô Thanh Vân nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội
tỉnh. Muốn có rượu ngon, phải kiếm đủ 36 loại lá rừng sau đó thái nhỏ, trộn
với bột ngô, bột kê, men cũ để khoảng 1 ngày đêm, khi ra mốc trắng thì xếp ủ

9


khoảng 2 ngày rồi phơi khô. Hạt ngô làm rượu phải nấu nát, trộn men, ủ 2
ngày đêm, sau đó cho vào chum ủ 5-6 ngày mới chưng cất. Việc nấu rượu
phải tuân thủ đúng quy trình, qua nhiều công đoạn theo phương pháp cổ
truyền.
Nếu dưới xuôi, miếng trầu là đầu câu chuyện thì ở trên vùng cao này
bát rượu là đầu câu chuyện. Không phải ngẫu nhiên mà người dân tộc đi chợ
Phiên, hầu như ai cũng rẽ qua hàng rượu. Riêng cái cung cách người ta đi chợ
đã khác người dưới xuôi rồi. Ai cũng mặc bộ cánh đẹp, đi chợ mà nô nức như
đi hội. Bởi đến chợ là họ được gặp gỡ, trao đổi, được ngồi tâm tình với nhau
giữa chợ. Vợ cứ đi bán hàng, chồng cứ ngồi cà kê chén rượu, rít điếu thuốc
lào. Hết hàng cả nhà ngồi ăn thắng cố giữa chợ với nhau.

Ngày nay, rượu ngô Hà Giang đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, có
nhiều loại khác nhau nhưng có lẽ nổi tiếng được mọi người biết đến là rượu
ngô Thanh Vân ở Quản Bạ. Giữa tiết trời giá lạnh, sương núi giăng giăng,
ngồi quán nhỏ nơi phố đá xuýt xoa bên tô cháo ấu tẩu nóng, hay chảo thắng

10


cố thơm lừng, thêm một chút rượu ngô mềm môi – thật thú vị và ấm lòng lữ
khách.
Đánh thức tiềm năng ở huyện Quản Bạ
Khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực, đẩy mạnh phát triển
kinh tế đã và đang được huyền Quản Bạ tập trung thực hiện có hiệu quả, như
xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, các mô hình kinh tế, trang trại được triển
khai nhân rộng, tăng thu nhập cho người nông dân ước đạt gần 16 triệu đồng

trên/ha đất canh tác và có 30 Hợp tác xã góp phần rất lớn trong xóa đói giảm
nghèo.

Thị trấn Tam Sơn là điểm dừng chân hấp dẫn các du khách
Quản Bạ là cửa ngõ từ thị xã Hà Giang lên các huyện vùng cao phía
Bắc. Đây là một trong những điều kiện cho huyện Quản Bạ phát triển các tua
du lịch và trao đổi hàng hóa. Hơn nữa, khí hậu ở nơi đây thuộc vùng khí hậu
ôn đới, trong lành được ví như một “Đà Lạt” tại Hà Giang, có thế mạnh cho
việc chuyên canh các loại rau, hoa, đậu, không chỉ cung cấp nhu cầu tiêu thụ
trong huyện mà còn cung cấp cho các vùng. Từ điều kiện thuận lợi về khí hậu
và các danh lam thắng cảnh sẵn có của Quản Bạ là một trong những thế mạnh

11


cho việc phát triển các mô hình tham quan du lịch. Huyện có nhiều khu du
lịch sinh thái, nhiều hang động đẹp, nổi tiếng có thể trở thành những điểm du
lịch hấp dẫn các du khách như: Núi Cô Tiên ở Tam Sơn, hang Khó Mỷ ở
Tùng Vài, Cổng Trời…cộng với đó là các làng nghề, làng văn hóa vẫn còn
lưu giữ được nét đặc sắc văn hóa của dân tộc như: dân tộc Mông, Dao, Tày,
Pú Y…cùng với các sản phẩm đặc trưng của vùng: Hồng không hạt; rượu ngô
Thanh Vân; Thảo quả…Những năm qua huyện đã tổ chức được các chuyến
du lịch thử nghiệm thành công, tạo được các tua du lịch trong nội huyện và
ngoài huyện. Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng huy động mọi nguồn lực, mở
rộng liên doanh, liên kết, thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
đầu tư; Từng bước xây dựng các làng văn hóa dân tộc, khôi phục các làng
nghề thổ cẩm, đồ tiêu dùng, đồ lưu niệm, nhạc cụ dân tộc.
Núi đôi Quản Bạ, nơi du khách không thể bỏ qua khi đến nơi đây
Song song với phát triển về du lịch, để phát huy hết tiềm năng sẵn có
của mình, Quản Bạ đã tập trung chỉ đạo cho các xã đầu tư phát triển kinh tế

theo lợi thế của địa phương như phát triển cây thảo quả ở xã Cao Mã Pờ, Bát
Đại Sơn, Tùng Vài, Tả Ván, bởi nơi đây còn nhiều diện tích rừng nguyên sinh
quanh năm mây mù bao phủ phù hợp với cây thảo quả phát triển. Hơn nữa
thảo quả là cây dược liệu, có thị trường tiêu thụ lớn, được các thương nhân
Trung Quốc tìm thu mua tại rừng với giá cao. Bình quân mỗi ha cây thảo quả
cho người dân thu nhập đạt từ 20-35 triệu đồng/vụ. Hiện nay, cây thảo quả đã
thật sự trở thành cây thế mạnh giúp người dân vùng này xóa đói giảm nghèo.
Khác với các xã trên, xã Quyết Tiến lại có thuận lợi về trồng rau, hoa; xã Tam
Sơn, Nghĩa thuận có lợi thế về cây hồng không hạt; Thôn Nặm Đăm xã Quản
Bạ lại có lợi thế về Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Dao; xã Thanh
Vân thế mạnh về phát triển chăn nuôi bò…Từ khoanh vùng thế mạnh để đầu
tư có trọng tâm, trọng điểm đã giúp cho đời sống của người dân được nâng
cao, có hướng đi đúng trong phát triển kinh tế. Từ đó nhiều hộ đã mạnh dạn
12


vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình dựa trên tiềm năng thế mạnh của
vùng. Quản Bạ đã tập trung tạo điều kiện cho người dân vay vốn từ Ngân
hàng chính sách và Ngân hàng nông nghiệp của huyện. Trong những năm vừa
qua, huyện đã đầu tư hỗ trợ đối với các chương trình chuyển dịch cơ cấu cây
trồng như lê Đài Loan; Su Su; cỏ chăn nuôi; hồng không hạt; thảo quả. Từ các
mô hình đã giúp người dân phát huy được thế mạnh của địa phương. Các
nguồn vốn vay đã giúp người dân đầu tư vào sản xuất theo đúng chương trình
kế hoạch của huyện đề ra và thực hiện tốt việc chuyện dịch cơ cấu cây trồng.
Năm vừa qua, Quản Bạ đã tổ chức được hàng chục lớp tập huấn cho
hàng nghìn lượt người về công tác khuyến nông, lâm, chuyển giao khoa học
kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thâm canh và triển khai các mô hình kinh tế..
Trong đó, có mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng, mô hình ngô lai, lúa xuân,
trồng cỏ kết hợp với làm chuồng trại chăn nuôi. Đặc biệt từ năm 2009, huyện
đã tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân đưa mô hình trồng thử nghiệm cây

cải dầu được 35 ha, bước đầu đã thấy được hiểu quả đáng mừng. Từ những
mô hình đó đã cho người dân thấy được hiệu quả thật sự của chuyển đổi cơ
cấu cây trồng hợp lý trong sản xuất theo tiềm năng thế mạnh của vùng. Huyện
còn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển,
thu mua, chế biến các sản phẩm nông, lâm sản sau thu hoạch như đậu tương,
ngô, chè, thảo quả, dong giềng…Từ đó giải quyết được đầu ra cho sản phẩm
kinh tế của người dân, kích thích sự phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, huyện
cũng đề ra chính sách hỗ chợ cho các gia đình đối với cây trồng mới và tăng
cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với người dân, khuyến
khích người dân phát huy nội lực, tiếp xúc với thị trường tiêu thụ sản phẩm,
để làm thay đổi nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế, sản xuất các
sản phẩm đáp ứng với thị trường tiêu thụ, biến những tiềm năng thành thế
mạnh thật sự. Huyện đã tổ chức hội chợ du lịch thương mại nhiều lần để vừa
giới thiệu, quảng bá sản phẩm của huyện vừa giúp cho người dân, các thương
13


nhân có cơ hội làm ăn và giao lưu, học hỏi làm quen với thị trường. Từ
đó đưa tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội đạt hàng chục
tỷ đồng. Doanh thu xuất nhập khẩu và giá trị hàng hóa trao đổi qua các hệ
thống chợ nông thôn, cửa khẩu Nghĩa Thuận đạt hàng tỷ đồng. Mạng lưới chợ
nông thôn cũng được huyện chú trọng mở rộng, hoạt động kinh doanh có hiệu
quả, hàng hóa đa dạng, phong phú tạo điều kiện cho việc giao lưu, trao đổi
hàng hóa giữa các vùng miền trong huyện và các địa phương khác.
Hiện nay trên địa bàn huyện Quản Bạ có 263 công trình xây dựng với
tổng mức đầu tư hơn 8 trăm tỷ đồng. Tiến độ các công trình được đảm bảo,
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế chung của huyện và các xã trong
phạm vi quy hoạch xây dựng, đang tạo cho bộ mặt nông thôn nơi đây nhiều
khởi sắc, hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện, đường giao thông được mở
tới các xã, như Cao Mã Pờ, Bát Đại Sơn…đã cơ bản hoàn thành xong phần

nền; điện lưới quốc gia đã kéo đến trên 73% số thôn bản của các xã trong
huyện. Tất cả những điều đó đã, đang và sẽ góp phần đắc lực cho việc khai
thác tiềm năng, phát huy hiệu quả thế mạnh của vùng, đưa đời sống của toàn
đồng bào các dân tộc huyện Quản Bạ từng bước đi lên, xóa đói, giảm nghèo
một cách bền vững./.

14



×