Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

VĂN hóa CÔNG sở tại sở THÔNG TIN và TRUYỀN THÔNG TỈNH bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.31 KB, 18 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý
báu của thầy cô và các bạn trong lớp.
Qua đây em có thể hiểu rõ hơn về văn hóa công sở của các cơ quan hành
chính nhà nước nói chung và Sở Thông tin và Truyền thông Tỉnh Bắc Kạn nói
riêng nhằm phục vụ cho bản thân, hành trang kiến thức cho em khi bước ra làm
việc với môi trường công sở. Nhìn nhận một cách rõ hơn, chính xác hơn, qua
những thực tiễn khi đến Sở.
Em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc này đến giảng viên Ths. NGUYỄN THỊ
THANH MAI giảng viên dạy bộ môn văn hóa công sở đã tận tình hướng dẫn,
đóng góp những ý kiến quý báu để giúp em hoàn thiện bài tiểu luận này trong
điều kiện tốt nhất có thể.
Em xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa đó là cái cân bằng khi xã hội có nhiều nguy cơ biến động hoặc có
thể hiểu rằng, mọi vật chất có thể mất đi nhưng cái đọng lại đó chính là văn hóa.
Bất cả quốc gia nào, tổ chức nào muốn trường tồn thì phải có văn hóa riêng, văn
hóa công sở của cơ quan, doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Theo đó thực trạng văn hóa công sở có mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển của
cơ quan, doanh nghiệp bởi đôi khi thực trạng văn hóa công sở sẽ trở thành một
tập tục, một thói quen của cơ quan.
Tuy nhiên văn hóa công sở không phải là một công sở có đầy đủ những
thiết bị, vật dụng hiện đại, lại càng không phải là một trụ sở hoành tráng… mà
văn hóa ứng xử chính là hành vi ứng xử hàng ngày của những cán bộ, công
chức, viên chức trong các mối tương tác để công việc được suôn sẻ, thành công.


Đánh giá thực trạng văn hóa công sở ở Việt nam hiện nay nói chung và
thực trạng văn hóa ở Sở Thông tin và Truyền thông Tỉnh Bắc Kạn nói riêng , ta
thấy còn mang tính tình cảm nhiều, mặc dù đã có công văn của chính phủ ban
hành quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính nhà nước nhưng vẫn chưa
hiện thực hóa bằng thể chế và điều luật sao cho phù hợp và linh hoạt.
Với xu thế phát triển như hiện nay, văn hóa công sở ngày càng “định vị”
được vai trò của mình đối với sự phát triển của công sở. Văn hóa công sở được
hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa người đại diện cho cơ quan hành
chính nhà nước với công dân và giữa cán bộ công chức với nhau, nhằm phát huy
tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất trong công vụ.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ
1. Khái niệm về văn hóa công sở:
1.1 Văn hóa là gì?
- Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội.
- Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con
người cùng thất nhất với nhau trrong quá trình tương tác và hoạt động sáng tạo.
Nó được bảo tồn và chuyển hóa theo những thế hệ nối tiếp theo sau.
- Văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và giá trị của nhân dân một
nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước. Văn hóa là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân
tộ khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục
tập quán, lối sống và lao động.
1.2 Văn hóa công sở là gì?
Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến
hành một công việc chuyên nghành của nhà nước. Công sở là một tổ chức thực

hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản
để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà
nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Là
nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân. Do đó, công sở là một bộ
phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước.
Công sở có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và có cơ cấu tổ chức
do pháp luật quy định, được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước
hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.
1.3 Vai trò của văn hóa trong cơ quan.
Là cơ sở xã hội hóa các cá nhân được thể hiện là những nhận thức xã hội
của mỗi con người để đảm bảo đời sống của chính họ. Con người không thể tồn
tại nếu tách rời tự nhiên, cũng như con người không thật sự là người nếu tách rời
môi trường văn hóa. Tất cả những điều đó con người học hỏi và lĩnh hội trong
quá trình xã hội hóa cá nhân.
4


Là cơ sở phát triển kinh tế được thể hiện là các cơ sở vật chất dùng cho
sản xuất kinh doanh và năng lực lao động của con người.
Là nền tảng tinh thần của xã hội tạo nên giá trị làm người, tạo nên sức
mạnh dân tộc. Vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội.
Là cơ sở hình thành nhân cách hoàn thiện của con người và hoàn thiện xã
hội. Con người ngày càng hiểu biết được đầy đủ quy luật vận động của tự nhiên,
xã hội và bản thân. Từ đó làm chủ trong mọi tình huống.
Thông qua giao lưu văn hóa xã hội quốc tế, các nền văn hóa chắt lọc được
tinh tú của nhau và ứng dụng vào nền văn hóa của mình. Hội nhập quốc tế là cơ
hội tốt nhất cho nền văn hóa.
Ở các quốc gia phát triển trên thế giới, các cán bộ công chức đều ý thức
rất rõ: họ đang làm việc vì ai, vì cái gì và tại sao họ lại đạt hiệu quả cao như vậy.

Phần lớn họ có ý thức văn hóa dân tộc rất cao, có nhận thức cao trong sự phát
triển đất nước, ý thức về danh dự của nhà nước, về truyền thống của cơ quan
công sở, nơi đang làm việc và cống hiến, hơn nữa lương tâm và danh dự, ý thức
về sự tồn tại khiến họ ý thức được văn hóa là động lực phát triển của mọi hoạt
động trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay nói chung và Sở Thông
tin và Truyền thông Tỉnh Bắc Kạn nói riêng.
Văn hóa nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ,
công chức, viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn
hóa của mỗi người. Để đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước.
Gắn liền với trình độ học vấn và trình độ văn minh của các cơ quan trong
hành chính nhà nước. Một nền văn minh mới xuất hiện để thể hiện ở sự hình
thành các tiêu chí, chuẩn mực trong hoạt động công sở, quan hệ ứng xử và môi
trường chính trị mang đậm màu sắc văn hóa nhân văn, nhân ái và nhân bản, với
các giá trị chân, thiện, mỹ. Việc các công sở khuyến khích, thậm chí bao cấp
việc học tập cho các thành viên là nhằm thúc đẩy hiệu qảu hoạt động của các
công sở hiện nay.
5


Khi văn hóa được phát huy tác dụng trong việc phát triển nguồn nhân lực
công sở, tức là văn hóa đã tham gia vào quá trình hình thành quan hệ đồng thuận
giữa hiện đại hóa công sở với đảm bảo sự công bằng cho các thành viên. Chỉ có
như vậy mới phát huy được các biện pháp hành chính trong chống tham nhũng,
hối lộ, quan liêu, đặc quyền, đăc lợi trong công sở.
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát
triển và tiến bộ xã hội. Tạo được tình đoàn kết. Môi trường văn hóa công sở tốt
đẹp sẽ tạo được niềm tin cảu cán bộ công chức với cơ quan, với nhân viên góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở. Tính tự giác của cán bộ công
chức trong công việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt lên hơn so với công sở

khác.
Văn hóa công sở có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề nếp làm
việc khoa học, kỷ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên trong cơ quan
phải quan tâm đến hiệu quả công việc chung của công sở, giúp cho mỗi cán bộ
công chức tự nhìn lại, đánh giá mình, chống lại những biểu hiện thiếu văn hóa.
Bên cạnh đó yếu tố văn hóa còn giúp cho mỗi thành viên trong công sở phải tôn
trọng kỷ luật, danh dự của công sở, quan hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sự
nghiệp chung của công sở.
Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chon lọc những tinh
văn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên
trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá
tính cục bộ, sự đối lập giữa các thành viên.
Vai trò của nền văn hóa công sở chính là mục tiêu của sự phát triển, có
một vai tèo rất quan trọng bởi lẽ, do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt
động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần
cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn.
2. Giới thiệu khái quát về sở Thông tin và Truyền thông Tỉnh Bắc
Kạn
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở.
Ngày 11/5/2006, Sở Bưu chính - Viễn thông tỉnh Bắc Kạn được thành lập
6


theo Quyết định số 925/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Theo đó, Sở có chức
năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông và công nghệ
thông tin.
Năm 2008, Sở Bưu chính - Viễn thông được tiếp nhận bộ phận quản lý
nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hoá - Thông tin theo Quyết định số
570/QĐ-UBND ngày 28/3/2008 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Từ đây Sở được
mang tên là Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn.

Ngày đầu thành lập, Sở có 13 công chức, viên chức, người lao động,
trong đó

01 giám đốc, 01 phó giám đốc và 03 phòng chuyên môn. Đến nay,

đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của Sở là 52 người; lãnh đạo Sở
gồm Giám đốc và 03 Phó Giám đốc; tổ chức bộ máy gồm 07 đầu mối phòng
chuyên môn và 01 đơn vị sự nghiệp.
10 năm xây dựng và trưởng thành, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Kạn
đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ của các
doanh nghiệp thuộc Ngành Thông tin - Truyền thông tỉnh Bắc Kạn có được tốc
độ tăng trưởng khá cả về quy mô, doanh số, thị trường và đang thực sự trở thành
một ngành kinh tế tri thức, tạo động lực quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Bắc Kạn đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng Bộ
Thông tin và Truyền thông đánh giá cao đồng thời được các cấp, các ngành ghi
nhận. Sở đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tặng 07
Bằng khen; Chủ tịch UBND tỉnh tặng tặng 01 Cờ thi đua, 02 Bằng khen cùng
nhiều phần thưởng cao quý khác.
2.2 Chức năng và nhiệm vụ.
2.2.1 Chức năng.
Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: báo chí, xuất bản, bưu chính và
chuyển phát, viễn thông và Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện,
công nghệ thông tin, điện tử, phát thanh truyền hình, cơ sở hạ tầng thông tin và
7


truyền thông, quảng cáo trên các phương tiện thông tin báo chí, mạng thông tin
máy tính và xuất bản phẩm; Thông tin đối ngoại và thông tin cơ sở;

2.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn.
Một số nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc
Kạn:
Trình UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh các dự thảo quy hoạch, kế
hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án về thông tin và truyền thông; dự
thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh, Chủ tịch
UBND tỉnh về các lĩnh vực thông tin và truyền thông.
2.3. Cơ cấu tổ chức.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở hiện nay có 52 người; lãnh
đạo Sở gồm Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó
Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn
nghiệp vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo quy định của pháp
luật.
Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh, Chủ
tịch UBND Tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở.
Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt,
một Phó Giám đốc Sở được uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
Hiện nay, Sở có 07 đầu mối phòng chuyên môn là: Văn phòng Sở, Thanh
tra Sở, Phòng Quản lý Công nghệ thông tin, Phòng Quản lý Bưu chính, Phòng
Quản lý Viễn thông, Phòng Quản lý Báo chí - xuất bản, Phòng Kế hoạch - tài
chính.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các phòng chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Sở và trách nhiệm người đứng đầu do Giám đốc Sở Thông tin
và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn quyết định theo quy định của pháp luật.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị đều có trình độ chuyên
môn Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
Ngoài ra, còn có Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông là đơn
vị cấp 2 trực thuộc Sở được thành lập ngày 15/04/2009 có 10 cán bộ, có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch, hoạt động theo quy định

8


của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn quốc
gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về thông tin và truyền thông đã được phê duyệt;
tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về các dự án đầu tư chuyên ngành
về thông tin và truyền thông ở địa phương theo các quy định của pháp luật về
đầu tư, xây dựng và theo phân công, phân cấp của UBND cấp tỉnh
Thanh tra, kiểm tra, xử lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham
nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực thông tin và
truyền thông theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND
cấp tỉnh.

9


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI SỞ THÔNG
TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH BẮC KẠN.
Sở Thông tin và Truyền thông Tỉnh Bắc Kạn là một cơ quan hành chính
nhà nước cấp Tỉnh qua đó nó cũng thực hiện rõ chức năng, nhiệm vụ được quy
định. Hoạt động, chấp hành và điều hành trên cơ sở Hiến pháp, luật, pháp lệnh
và để thực hiện pháp luật.

Nói đến thực trạng thì ai cũng biết trong cơ quan hành chính, thực trạng
về văn hóa công sở chính là một điều đáng được chú trọng và nói lên như:


10


1. Phép ứng xử văn hóa, giao tiếp của nhân viên trong Sở.
Phép ứng xử văn hóa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, ngay từ khi
dựng nước, các vua Hùng đã cùng “ tắm chung một dòng sông, uống chung một
nguồn nước” với người dân.
Sở Thông tin là nơi công dân, bạn đồng nghiệp trong ngành.. đến liên hệ
công tác. Vì vậy, cán bộ, công chức viên chức làm việc tại Sở cần có những ứng
xử văn minh, thanh lịch trong giao tiếp. Tuy nhiên, ta vẫn bắt gặp những cách
ứng xử thiếu thanh lịch.
Ăn nói, giao tiếp cũng là một biểu hiện văn hóa nơi công sở, nhưng xung
quanh việc này vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn.
Cán bộ, công chức, viên chức trong Sở phải có thái độ lịch sự, tôn trọng
mọi người; ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, nói tiếng
lóng, quát nạt… trong giao tiếp ứng xử với người dân. Cán bộ phải nhã nhặn,
lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan
đến giải quyết công việc không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó
khăn, phiền hà đối với người dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Khi giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp cần phải trung thực, thân thiện,
hợp tác. Ngoài ra mức độ tự giác, đoàn kết trong Sở đóng vai trò như yếu tố cốt
lõi, có nhiệm vụ là sợi dây liên kết con người, thể hiện tinh thần làm việc với cái
tâm hồn bên trong, tạo nên các thang bậc của lòng nhiệt huyết, cũng từ đó làm
cho mọi người ý thức với chính bản thân và ý thức được trong mối liên hệ với
mọi người.
Lời chào là cách khẳng định rằng đến thời khắc đó tôi vẫn quý anh và anh
vẫn quý tôi. Bỗng nhiên không chào nhau là thể hiện “ tình trạng chiến tranh”
trong quan hệ giữa người với người. Khổng Tử dậy rằng: Người quân tử, lúc yên
không quên lúc nguy, lúc còn không quên lúc mất, lúc thịnh không quên lúc loạn
thế mới yên được thân.

Ghi nhớ: “ Hãy chào mọi người bằng nụ cười !”

11


2. Thái độ và phong cách làm việc của nhân viên trong Sở.
Trong giai đoạn tác phong công nghiệp, đó chính là yêu cầu tối thiểu mà
bất cứ nhân viên nào cũng phải có.
Thái độ làm việc, cách làm việc và mọi cử chỉ của nhân viên vẫn còn thấp
kém, chưa tự chủ động, nghiêm túc trong giờ làm và trong mọi công việc không
được xử lý tốt.
Môi trường làm việc ở cơ quan hiện nay đã làm cho nhiều người có
khoảng thời gian ngồi xơi chơi nước dẫn đến tình trạng “ buôn chuyện”
Công việc cần phải được lên kế hoạch cụ thể. Những việc cần làm phải
được làm ngay để tránh việc tự nhiên sao nhãng. Cần phải biết quý trọng thời
gian. Hàng ngày chúng ta có 8 giờ làm việc. 8 giờ tuy dài nhưng rất là ngắn ngủi
đối với những người biết việc. Làm việc có mục tiêu rõ ràng cũng là một tiêu chí
quan trọng tạo nên phong cách làm việc của chúng ta.
Đi làm đúng giờ là một điều kiện tất yếu và là cử chỉ đẹp. Muốn thành
công, hoặc được lãnh đạo đánh giá tốt về bạn thì bạn phải làm việc, tham dự các
cuộc họp ở Sở có kỷ luật và đúng giờ, tốt nhất là đến trước 5-10 phút để chuẩn
bị. Hiện nay theo quy định thời gian làm việc: buổi sáng từ 07 giờ đến 11giờ
30phút và buổi chiều thừ 13giờ 30 phút đến 17giờ.
Việc đến công sở đúng giờ là một khởi điểm tốt. Hãy biết tiết kiệm thời
gian để làm việc: vì quỹ thời gian của mỗi người rất hạn hẹp so với yêu cầu
sử dụng.
Khi được phân công giải quyết công việc tiếp dân, cần phải đến đúng giờ,
trang phục gọn gàng, lịch sự và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ công việc cần giải
quyết cho nhân dân. Không uống rượu bia, có mùi rượu bia khi tiếp dân. Khi
giải quyết công việc cần phải trang bị kiến thức cơ bản cho bản thân về nhiệm

vụ được phân công, giải thích rõ ràng, mạch lạc về hồ sơ công việc, thời gian
giải quyết. Tránh đùn đẩy công việc cho người khác. Nếu có vấn đề chưa rõ nên
xin phép được trả lời sau hoặc mời họ sang gặp lãnh đạo để giải quyết cho công
dân.
12


13


3. Về trang phục của cán bộ, nhân viên trong Sở.
Khi đến cơ quan cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch
sự. Đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ.Trong thẻ phải
có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên
chức.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây đời sống người dân được cải thiện
cùng với đó có những hiện tượng một số người thiếu ý thức ăn mặc khi đến cơ
quan. Hiện các nước phát triển trong khu vực, nhân viên, công chức phần lớn
mặc đồng phục phù hợp với tính chất công việc và tác phong công nghiệp của
thời ký Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.
Trong điều kiện hiện nay, chúng ta chưa trang bị đồng phục làm việc nơi
công sở cho cán bộ, công chức thì chúng ta cần chú ý một số cách ăn mặc nơi
công sở như sau:
-

Không mặc quần áo hoa hòe sặc sỡ, may cầu kỳ, màu quá chói mắt như đỏ, vàng

-

chóe, xanh lá cây rực rỡ… không nên đến cơ quan trong bộ đồ nhàu nát.

Không mặc quần áo quá chật, vải quá mỏng, quá ôm sát vào người.
Tốt nhất nên dùng sơ mi, quần âu hay com-lê, màu sắc trang nhã, phù hợp. Khi
dự lễ những nơi trang trọng nữ nên mặc áo dài hay com-lê, nam nên thắt cà vạt
hoặc mặc vét-ton thêm phần lịch sự hơn.
4. Về môi trường làm việc của Sở.
Do mới chuyển trụ sở đi chỗ khác để nhằm phục vụ mục đích trùng tu và
xây dựng lại trụ sở nên Sở vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc bài trí công sở như
như treo Quốc Kỳ, thiếu biển tên cơ quan tại cổng chính, ghi đầy đủ tên cơ quan
bằng tiếng việt và địa chỉ cụ thể cơ quan đóng trụ sở. Tuy nhiên việc xây dựng
trụ sở phải dựa trên nguyên tắc chung đó là: kinh tế, thẩm mỹ, thuận tiện và phù
hợp với yếu tố văn hóa.
Tại các phòng làm việc thì có biển tên ghi rõ họ và tên, đơn vị, chức danh
cán bộ, công chức viên chức.
Tài liệu, hồ sơ và các phương tiện làm việc thì được sắp xếp gọn gàng,
ngăn nắp.Có khu vực thuận tiện để phương tiện giao thông cho cán bộ, công
14


chức, viên chức và của khách đến giao dịch tại cơ quan.

CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
15


1. Kiến nghị.
Rất nhiều ý kiến đã chỉ ra những điểm còn hạn chế trong văn hóa công sở
tại cơ quan hành chính nhà nước nói chung và Sở Thông tin và Truyền thông
Tỉnh Bắc Kạn nói riêng như đi họp muộn, nói chuyện riêng trong buổi họp, cách
ứng xử không nhã nhặn với khách và đồng nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm với
công việc được giao.

Chúng ta đang phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
có phong cách ứng xử chuẩn mực trong hoạt động công vụ, có phẩm chất đạo
đức tốt, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tại các công sở, đặc
biệt là những nơi tiếp xúc với nhân dân, cán bộ công chức cần nghiêm túc tuân
theo các quy định cụ thể về trang phục, cách giao tiếp, trong đó đặc biệt cần tôn
trọng dân, chú ý ứng xử với dân một cách có văn hóa. Điều đó góp phần tạo ra
môi trường văn hóa lành mạnh nơi công sở.
Văn hóa công sở tại cơ quan thể hiện ở quyền được thông tin và cách thức
cung cấp thông tin cho công chúng. Công dân đến công sở phải có quyền nhận
được những thông tin mà họ cần. Thực hành dân chủ cơ sở chính là biểu hiện
của việc nâng cao văn hóa công sở tại Sở Thông Tin và Truyên thông Tỉnh Bắc
Kạn.
Từ khi thực hiện chương trình xây dựng cơ quan, đơn vị có đời sống văn
hóa, chương trình xây dựng văn hóa công sở đã được cải thiện thông qua đội
ngũ công chức ngày càng gương mẫu hơn với những tiêu chí: công chức có
chuyên môn, nghiệp vụ; ứng xử văn hóa; ăn mặc đẹp, gọn gàng, lịch sự, tiết
kiệm ( thời gian, văn phòng phẩm, tiết kiệm điện..) công sở sạch đẹp , an toàn,
gắn với cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức, viên chức “ trung
thành- sáng tạo- tận tụy- gương mẫu”, nhằm cải tiến lối làm việc, đẩy mạnh thực
hiện đề án “ cái cách thủ tục hành chính nhà nước”, áp dụng cơ chế một cửa,
công khai minh bạch và từng bước đơn giản thủ tục hành chính công.
Để thực hiện được yêu cầu nói trên, ngoài việc thường xuyên giáo dục
nâng cao văn hóa cho các đối tượng giao tiếp ở Sở còn cần tới những quy tắc,
quy chuẩn ứng xử theo các chế tài bắt buộc của văn hóa công sở do Nhà nước
16


quy định và các chế tài xử lý vi phạm, khen thưởng, động viên.
2. Giải pháp.
Trước hết, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán

bộ công chức và nhân dân về văn hóa công sở là rất cần thiết.
Cán bộ, công chức phải có tác phong tốt. Tác phong phải đúng mức là
công bộc của dân nhưng không phải là nô bộc. Người công bộc thì không được
hách dịch với dân nhưng phải có tác phong của người có chức, có quyền phục
vụ nhân dân. Tác phong của người công chức có văn hóa thể hiện ở cách giả
quyết công việc dứt khoát, có nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người giao
tiếp; nói năng mạch lạc, đi đứng đàng hoàng, ánh mắt thiện cảm…
Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch hoạt động, xây dựng và vận hành
một cơ cấu tổ chức hợp lý, quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên.
Giám sát và kiểm tra hoạt động của đơn vị và cá nhân, xây dựng và quản
lý hệ thống thông tin quản lý, tổ chức hoạt động giao tiếp, quản lý việc chi tiêu
ngân sách.
Xử lý nghiêm đối với những cán bộ, công chức uống rượu, bia hoặc đi
làm trễ giờ.
Phải tạo một không gian thoải mái cho cho những người dân đến chỗ làm
và phải có một thái độ đón tiếp lịch sự.
Cần có sự nỗ lực và quyết tâm cao hơn nữa của các cấp, ban ngành nhất là
người đứng đầu cơ quan trong việc thực hiện tốt và có hiệu quả thực hiện Quy
chế văn hóa công sở. Tự bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức côi đây là
nhiệm vụ không thể thiếu của mình khi thi hành công vụ.
Tạo ra không gian cho các hoạt động tập thể cả ttrong chuyên môn, cũng
như các hoạt động giao lưu giữa các cá nhân, tổ, nhóm với nhau với mục tiêu
tăng cường sự hợp tác, trao đổi sáng kiến, kinh nghiệm… để hoàn thành chức
năng nhiệm vụ của tổ chức. Qua đó, tạo được cơ hội để mỗi thành viên có thể
khẳng định vị thế và thăng tiến trong tổ chức.
KẾT LUẬN
17


Thực trạng trên cho thấy, nhận thức về văn hóa công sở của các ngành,

các cấp, các địa phương nói chung và Sở Thông Tin và Truyền Thông Tỉnh Bắc
Kạn nói riêng chưa đầy đủ, không thấy được mối liên hệ qua lại giữa trình độ
văn hóa công sở với hiệu quả, năng suất của công việc tại cơ quan. Chúng ta còn
thiếu các chuẩn mực về văn hóa công sở và các chế tài xử lý vi phạm, thiếu đào
tạo bồi dưỡng. Điều đó dẫn đến hiệu quả của các công việc của Sở còn thấp, cản
trở quá trình hội nhập.
Thực tế cho thấy, nơi nào cán bộ công nhân viên chức càng gương mẫu,
thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở, nơi đó càng có sự đoàn kết, thống nhất
nội bộ cao, chất lượng, hiệu quả công việc tốt hơn, nhiệm vụ chính trị luôn đảm
bảo, thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Chính điều này đã góp phần quan
trọng nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính, đồng tjời nhận được
sự đồng tình cao của nhân dân.
Bên canh đó đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại Sở đã có thái độ
thân thiện, biết tôn trọng lịch sự, biết lắmg nghe, giải thích, hướng dẫn tận tình,
rõ ràng, trung thực, hợp tác hơn trong giao tiếp với nhân dân. Phát huy tinh thần
tập thể, gương mẫu trong lối sống, chấp hành kỷ luật giữ gìn đoàn kết nội bộ,
đạo đức, văn hóa công vụ, đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Như vậy, để tạo môi trường văn hóa trong công sở, vấn đề quan trọng nhất
là người “ cầm cái” đứng đầu một cơ quan phải tạo được một cơ chế tốt để các
nhân viên có điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng thân thiện có tính
đòan kết cao. Và điều cốt lõi là người lãnh đạo cần giải quyết tốt được bài toán
về quyền lợi của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với
năng lực làm việc và khả năng cống hiến của từng người.
Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa công sở vừa là mục tiêu nhưng đồng
thời cũng là “ cú hích” cần thiết và quan trọng để phát triển công sở. Chúng ta
cùng nhau tin tưởng và hy vọng rằng, trong thời gian tới việc thực hiện có hiệu
quả quy chế văn hóa công sở sẽ góp phần xây dựng một nền hành chính chuyên
nghiệp, hiện đại, minh bạch và vững mạnh, tạo “ giá đỡ” cần thiết để thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.


18



×