Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông thôn tại xã lạng san huyện na rì tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

LƢƠNG THỊ HUYỀN TRANG

TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN TẠI XÃ LẠNG SAN,
HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2012 - 2016

Thái Nguyên - năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

LƢƠNG THỊ HUYỀN TRANG



TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN TẠI XÃ LẠNG SAN,
HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: K44 KHMT N01
: Môi trƣờng
: 2012 - 2016
: PGS.TS. Đỗ Thị Lan

Thái Nguyên - năm 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập là quá trình quan trọng đối với sinh viên. Từ đó sinh viên hệ
thống lại kiến thức đã học, vận dụng vào thực tế, giúp sinh viên hoàn thiện
bản thân và cung cấp kiến thức thực tế cho công việc sau này.
Với ý nghĩa thiết thực đó, được sự đồng ý của khoa Môi trường Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực tập tại xã Lạng

San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Thời gian thực tập kết thúc tôi đã đạt được
kết quả để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Đỗ Thị
Lan - người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới UBND xã Lạng San,
các cô chú Cán bộ địa chính, cán bộ Truyền thông dân số, Trạm y tế và bà con
nhân dân trong xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa, các thầy cô giáo đang công tác trong khoa Môi trường cùng
gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận.
Thái Nguyên, ngày tháng năm
Sinh viên

Lƣơng Thị Huyền Trang


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm .......................14
Bảng 2.2: Lượng thuốc trừ sâu sử dụng ở Việt Nam qua các giai đoạn ...................15
Bảng 4.1. Dân số trung bình phân theo giới tính ......................................................33
Bảng 4.2. Số trường, số lớp, số phòng học, số giáo viên, số học sinh của ...............35
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 xã Lạng San ........................................36
Bảng 4.4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường nước mặt tại một số điểm
quan trắc trên địa bàn xã Lạng San ...........................................................................39
Bảng 4.5. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường nước ngầm tại hộ gia đình
ông Phan Văn Chinh .................................................................................................39
Bảng 4.6. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại cống thải ..................................................40

Bảng 4.7. Biện pháp xử lý chất thải ..........................................................................42
Bảng 4.8. Ý kiến của người dân về môi trường không khí. ......................................43
Bảng 4.9. Hệ thống thu gom rác ...............................................................................45
Bảng 4.10. Kiểu nhà vệ sinh .....................................................................................46
Bảng 4.11. Cách sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng ......................................48
Bảng 4.12. Cách sử dụng thuốc BVTV.....................................................................49
Bảng 4.13. Cách xử lý bao bì hóa chất BVTV .........................................................50


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ hành chính xã Lạng San ................................................................27
Hình 4.2: Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại cống thải ...................................................41
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện biện pháp xử lý chất thải ................................................42
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện ý kiến của người dân về môi trường không khí .............43
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hệ thống thu gom rác .............................................45
Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh ...................................................................46
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện cách sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng ..............48
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện cách sử dụng thuốc BVTV ............................................49
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện cách xử lý bao bì hóa chất BVTV .................................50
Hình 4.10: Mô hình Biogas xử lý chất thải ...............................................................54
Hình 4.11: Mô hình VAC - R....................................................................................55


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD
BVMT
BVTV

BTNMT
BYT
COD
CTNH
CTR
CT-BNN
DO
ĐBSCL
ĐBSH
HGĐ
IPCC
IUCN
NĐ-CP
QCCP
QCVN
QĐ-BNN
TCVN
TT-BTNMT
TT-BYT
UBND
UNESCO
UNFPA
UNICEF
VSMT

Nhu cầu oxy sinh học
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ thực vật
Bộ Tài nguyên Môi trường
Bộ Y tế

Nhu cầu oxy hóa học
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Chỉ thị - Bộ nông nghiệp
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Hộ gia đình
Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
Nghị định chính phủ
Quy chuẩn cho phép
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định-Bộ nông nghiệp
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thông tư-Bộ Tài nguyên Môi trường
Thông tư-Bộ Y tế
Uỷ ban nhân dân
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên Hợp Quốc
: Quỹ dân số Liên Hợp Quốc
: Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc
: Vệ sinh môi trường
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ iv
MỤC LỤC.................................................................................................................................. v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của đề tài................................................................................ 2
1.2.1. Mục đích........................................................................................................................... 2

1.2.2. Yêu cầu............................................................................................................................. 3
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................ 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................................. 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................... 8
2.2.1. Hiện trạng môi trường trên thế giới ................................................................................ 8
2.2.1.1. Biến đổi khí hậu ............................................................................................................ 8
2.2.1.2. Nạn phá rừng và suy thoái đất ..................................................................................... 9
2.2.1.3. Các thiên tai................................................................................................................... 9
2.2.1.4. Suy giảm đa dạng sinh học ........................................................................................ 10
2.2.1.5. Gia tăng dân số............................................................................................................ 10
2.2.1.6. Nước ngọt.................................................................................................................... 11
2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam............................................................ 11
2.2.2.1. Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường .................................................................. 12
2.2.2.2. Lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật........................................................................... 14
2.2.2.3. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ........................................................................................ 16
2.2.2.4. Hiện trạng môi trường làng nghề............................................................................... 17


vi
2.2.3. Hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Kạn ............................................................................ 18
2.2.3.1. Môi trường không khí ................................................................................................ 18
2.2.3.2. Môi trường đất ............................................................................................................ 19
2.2.3.3. Môi trường nước......................................................................................................... 22
2.2.3.4. Chất thải rắn ................................................................................................................ 23
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................... 24

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 24
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 24
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Lạng San ........................................................... 24
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................... 24
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................................... 24
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn .............. 24
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông thôn trên địa
bàn xã ........................................................................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 25
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin ....................................................................... 25
3.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................................. 25
3.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp ............................................................................................... 25
3.4.2. Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh.................................................................... 25
3.4.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ........................................................................... 25
3.4.4. Phương pháp kế thừa ..................................................................................................... 26
3.4.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ...................................... 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ..... 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên của xã Lạng San ......................................................... 27
4.1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................... 27


vii
4.1.1.2. Địa hình ....................................................................................................................... 28
4.1.1.3. Khí hậu ........................................................................................................................ 28
4.1.1.4. Đặc điểm thủy văn ...................................................................................................... 28
4.1.1.5. Tài nguyên đất............................................................................................................. 29
4.1.1.6. Tài nguyên rừng.......................................................................................................... 29
4.1.1.7. Tài nguyên nước ......................................................................................................... 29

4.1.1.8. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của xã..................................... 30
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................................. 30
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế .................................................................................................... 30
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................................................................ 31
4.1.2.3. Các ngành kinh tế. ...................................................................................................... 31
4.1.2.4. Dân số lao động và việc làm ...................................................................................... 33
4.1.2.5. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................................. 33
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Lạng San ................................................................. 35
4.2.1. Hiện trạng môi trường đất ............................................................................................. 35
4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất.................................................................................. 35
4.2.1.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất ........................................................................... 36
4.2.2. Hiện trạng môi trường nước.......................................................................................... 38
4.2.2.1. Hiện trạng nước mặt ................................................................................................... 38
4.2.2.2. Hiện trạng nước ngầm ................................................................................................ 39
4.2.2.3. Hiện trạng nước thải ................................................................................................... 40
4.2.3. Hiện trạng môi trường không khí ................................................................................. 41
4.2.4. Vấn đề rác thải ............................................................................................................... 44
4.2.5. Một số vấn đề khác ........................................................................................................ 46
4.2.5.1. Vệ sinh môi trường ..................................................................................................... 46
4.2.5.2. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ................................................................................ 47
4.2.5.3. Đa dạng sinh học ........................................................................................................ 51
4.2.5.4. Sức khỏe và môi trường. ............................................................................................ 51
4.2.5.5. Công tác tuyên truyền và giáo dục về môi trường. .................................................. 52


viii
4.3. Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn xã ........... 52
4.3.1. Giải pháp quản lý nhà nước về môi trường ................................................................. 52
4.3.2. Giải pháp đối với nước sinh hoạt .................................................................................. 53
4.3.3. Giải pháp cho nước thải ................................................................................................ 53

4.3.4. Giải pháp về nước sản xuất nông nghiệp ..................................................................... 54
4.3.4. Thu gom và quản lý rác thải.......................................................................................... 55
4.3.5. Bảo vệ môi trường đất ................................................................................................... 56
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 57
5.1. Kết luận.............................................................................................................................. 57
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Xã hội loài người đang tiến gần hơn đến sự phát triển bền vững, cùng theo
đó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm giải quyết. Trong đó, vấn đề bảo vệ môi
trường sinh thái là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách mang tính toàn cầu, đòi hỏi sự
quan tâm, hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì vấn đề cân bằng giữa
lợi ích kinh tế và môi trường trở nên phức tạp hơn. Ở tất cả các nước đang phát
triển trong đó có đất nước Việt Nam ta, ô nhiễm môi trường đang ngày càng
trầm trọng hơn, ô nhiễm về không khí, đất, nước và hậu quả mà chúng mang lại
làm ảnh hưởng rất nhiều đối với cuộc sống của con người. Các chất thải ngày
càng nhiều và phong phú hơn, trong khi đó các biện pháp xử lý thì kém hiệu quả
cùng với sự không quan tâm một cách chính đáng đã làm cho môi trường ngày
một tồi tệ hơn. Do đó, bảo vệ môi trường đang là một vấn đề cấp bách.
Nông thôn Việt Nam đã có những bước chuyển đổi quan trọng tạo ra
hướng phát triển mới phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Những phương
pháp sản xuất tiên tiến được áp dụng trong nông nghiệp đã nâng cao năng suất,

nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó là quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
nhiều ngành kinh tế mới, mở rộng sản xuất, tận dụng được hết những lợi thế của
nông thôn. Tuy nhiên, kéo theo đó là sự phát sinh không ít vấn đề mà đặc biệt là
tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan
tâm nhiều hơn đến cuộc sống mưu sinh. Khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì
việc bảo vệ môi trường chỉ là thứ yếu. Ô nhiễm môi trường đã gây ra những hậu
quả nghiêm trọng, tác động xấu đến hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân.


2

Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, cho nên các
vùng nông thôn ở nước ta có nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường có sự
biến đổi khác nhau. Xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, trong thời gian qua,
cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh đã có những bước phát triển
tích cực, đời sống nhân dân ngày được nâng cao về vật chất và tinh thần. Tuy
nhiên, đằng sau những thay đổi tích cực còn tồn tại những dấu hiệu thiếu bền
vững của quá trình phát triển như môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, nguồn tài
nguyên chưa khai thác có hiệu quả, bền vững, nhu cầu sử dụng đất đai trong quá
trình phát triển tăng mạnh. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 của
nước ta được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam
thông qua năm 2001 đã xác định quan điểm là: “Phát triển nhanh, hiệu quả bền
vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường”. Vậy phải làm thế nào để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế
xã hội và bền vững về môi trường?
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu, Ban chủ
nhiệm khoa Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Thị Lan, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá

hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường nông
thôn tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường trên toàn xã Lạng San.
- Đánh giá tình hình hiểu biết của người dân về môi trường ở nông thôn.
- Điều tra tình hình quản lý về môi trường của xã.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương.


3

1.2.2. Yêu cầu
- Thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi, bộ câu hỏi phải dễ hiểu, đầy đủ
các thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
- Giải pháp, kiến nghị đưa ra phải có tính thực tế, khả thi.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học ở trường.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của
người dân về việc bảo vệ môi trường.
+ Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục nhận thức của người dân về môi trường.
+ Xác định hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Lạng San, huyện Na

Rì, tỉnh Bắc Kạn.
+ Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn tại xã
Lạng San nói riêng và các vùng nông thôn trong cả nước nói chung.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Môi trường là gì?
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là: “Toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người”.
Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 [7], chương 1, điều 3 xác
định: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
* Chức năng của môi trường:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên Trái Đất.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người (Lê Văn
Thiện, 2007) [10].
* Ô nhiễm môi trường là gì?

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 [7]: “Ô nhiễm môi trường là
sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật”.


5

- Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính
chất vật lý - hóa học - sinh học của nước; với sự xuất hiện của các chất lạ ở
thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật,
làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
- Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch
thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ hình thức nào có nguy cơ gây tác
hại tới thực vật và động vật, gây hại tới sức khỏe con người và môi trường
xung quanh. Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng giữa
các quá trình. Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch,
có sự thay đổi bất lợi trong môi trường không khí thì được xem là ô nhiễm
môi trường không khí.
- Ô nhiễm môi trường đất là sự biến đổi thành phần, tính chất của đất
gây ra bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông
nghiệp và những phương thức canh tác khác nhau và do thải bỏ không hợp lý
các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng
đọng các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống đất.
- Ô nhiễm tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được
phát ra không đúng lúc, đúng chỗ. Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành phần
khác nhau được tổng hợp trong sự cân bằng biến động. Mỗi thành phần có vai
trò riêng trong việc gây ồn. Sự khác nhau của tiếng ồn phụ thuộc vào những
vị trí khác nhau và trong những thời điểm khác nhau. Ô nhiễm tiếng ồn như
một âm thanh không mong muốn bao hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng tới con

người và môi trường sống của con người bao gồm đất đai, công trình xây
dựng và động vật nuôi trong nhà.
* Suy thoái môi trường
“Suy thoái môi trường là suy giảm về chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [7].


6

Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng: Sự biến động của
tự nhiên theo hướng không có lợi cho con người, sự khai thác tài nguyên quá
khả năng phục hồi, do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế,
sự gia tăng dân số, nghèo đói, bất bình đẳng…
* Quản lý môi trường:
“Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội;
có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có
hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có
liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát
triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên” (Nguyễn Ngọc Nông và cs,
2014) [6].
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: Luật
pháp, chính sách, kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục… Các biện
pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể
của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô:
toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình…
* Tiêu chuẩn môi trường
“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công
bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [7].

Là các giá trị được ghi nhận trong các quy định chính thức, xác định
nồng độ tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nước uống, không khí;
hoặc giới hạn chịu đựng của con người và sinh vật với các yếu tố môi trường
xung quanh.
* Chất thải rắn
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày hoặc các hoạt động khác.


7

2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kì họp thứ 7 thông qua ngày
23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
- Căn cứ Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của
Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Căn cứ Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác,
sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Căn cứ Thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2006
của Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống
và nhà tiêu hộ gia đình.
- Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BTMMT ngày 11/08/2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi

trường quốc gia.
- Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18/3/2010 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định việc xây dựng báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo
tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi
trường cấp tỉnh.
- Thông tư 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế về
việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện đảm bảo
hợp vệ sinh.


8

- Quyết định 51/2005 QĐ-BNN ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành bộ chỉ tiêu theo dõi và đánh giá nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Chỉ thị số 81/2007/CT-BNN ngày 02/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- QCVN 15:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
- QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ăn uống.
- QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
- QCVN 05:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.

- QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 01:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nhà tiêu - Điều
kiện bảo đảm hợp vệ sinh.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Hiện trạng môi trường trên thế giới
2.2.1.1. Biến đổi khí hậu
Nếu như cách đây khoảng 5 năm, thế giới vẫn còn hoài nghi và tranh
luận về vấn đề liệu biến đổi khí hậu trên thực tế có xảy ra hay không và có
phải do con người gây ra hay không thì ngày nay, cuộc tranh luận này không


9

còn nữa và sự hoài nghi ngày càng thu hẹp. Báo cáo đánh giá của IPCC đã
phản ánh sự đồng thuận rộng rãi về mặt khoa học khi cho rằng biến đổi khí
hậu là có thật và do con người gây ra.
Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị
định thư Kyoto, có nhiều nỗ lực đang được thực hiện nhằm kiểm soát và làm
giảm mức phát tán các khí nhà kính, Hội nghị lần thứ ba các bên tham gia
Công ước tại Buenos Aires năm 1998, đã đưa ra một kế hoạch hành động
nhằm sử dụng các công cụ chính sách quốc tế như buôn bán mức phát thải và
cơ chế phát triển sạch. Tuy nhiên, chỉ một Nghị định thư Kyoto sẽ không đủ
hiệu quả để ổn định được hàm lượng dioxit cacbon trong khí quyển (Kthryn
Rushton, 2001) [13].
2.2.1.2. Nạn phá rừng và suy thoái đất
Rừng xanh trên thế giới che phủ khoảng 1/3 diện tích đất liền của Trái
đất, chiếm khoảng 40 triệu km2. Tuy nhiên, các vùng rừng rậm tốt tươi đã bị
suy thoái nhanh chóng trong những năm gần đây. Từ năm 2000 - 2010,
khoảng 50.000km2 rừng đã tiếp tục bị mất. Kết quả là phát thải CO2 từ mất
rừng và suy giảm rừng chiếm khoảng 12% tổng phát thải do con người gây ra.

Khoảng 25% diện tích đất toàn cầu đang bị suy thoái, tập trung ở châu
Phi, Đông Nam Á, phía Nam Trung Quốc và vùng đồng cỏ Papas Mỹ La tinh.
Suy thoái đất ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của khoảng 1,5 tỷ người (Võ
Quý, 2011) [8].
2.2.1.3. Các thiên tai
Tần suất và ảnh hưởng của thiên tai như động đất, phun trào núi lửa,
gió bão, hỏa hoạn và lũ lụt ngày càng tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng
đến sự sống của hàng triệu con người một cách trực tiếp như tử vong, thương
tổn và những thiệt hại về kinh tế mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về
môi trường.


10

Nhóm nghiên cứu do Viện Công nghệ Karlsruhe tại Đức dẫn đầu đã thu
thập những thông tin về lũ lụt, hạn hán, bão, núi lửa, động đất và cháy rừng
của các quốc gia trên thế giới trong suốt giai đoạn từ năm 1900 - 2015. Theo
đó, hơn 40% thiệt hại về kinh tế trên toàn cầu do thiên tai thuộc về nạn lũ lụt,
động đất chiếm 25%, bão khoảng 20%, 12% do hạn hán, 2% do cháy rừng và
dưới 1% do núi lửa phun trào (Judith Bate, 2002)[14].
2.2.1.4. Suy giảm đa dạng sinh học
Tất cả các dịch vụ của hệ sinh thái trên toàn thế giới đã đem lại lợi ích
cho con người với giá trị ước lượng khoảng 21 - 72 tỷ đô la Mỹ/năm, so với
Tổng sản phẩm toàn cầu năm 2008 là 58 tỷ đô la Mỹ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì ước tính đã có khoảng 40%
số loài đã mất đi trong khoảng từ 1970 đến 2000. Riêng các loài ở nước ngọt
đã mất đi khoảng 50% [8].
Con người đã biết được có khoảng 1,6 triệu loài sinh vật hiện đang
sống trên Trái đất. Trong số 1,6 triệu loài đã biết, IUCN đã nghiên cứu kỹ
khoảng 45.000 loài và đã đưa ra kết luận là có khoảng 45% các loài đang có

nguy cơ bị tiêu diệt. Sự suy giảm đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một
cách nhanh chóng, ước tính gấp khoảng 100 lần so với tốc độ mất các loài
trong lịch sử Trái đất và trong những thập kỷ sắp tới mức độ biến mất của các
loài sẽ gấp 1.000 - 10.000 lần [8].
2.2.1.5. Gia tăng dân số
Sự tăng dân số một cách quá nhanh chóng của loài người cùng với sự
phát triển trình độ kỹ thuật là nguyên nhân hàng đầu gây ra sự suy thoái thiên
nhiên. Dân số loài người ngày nay đã quá đông so với sức tải của Trái đất, thế
mà lại đang phát triển với tốc độ chưa kìm hãm được.
Thống kê mới đây của Liên Hợp Quốc cho thấy, con số 7,3 tỷ người
trên Trái đất sẽ còn tiếp tục tăng vọt trong nhiều năm tới. Cụ thể, đến năm


11

2030 số lượng người trên Trái đất sẽ là 8,4 tỷ, sau đó sẽ ở mức 9,7 tỷ vào năm
2050 và chạm mốc 11,2 tỷ vào năm 2100 (UNFPA, 2015) [15].
2.2.1.6. Nước ngọt
Kể từ đầu thế kỷ 20, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng 7 lần, chủ yếu
do sự gia tăng dân số và nhu cầu về nước của từng cá nhân. Gần 20% dân số
trên thế giới không được dùng nước sạch và 50% thiếu hệ thống vệ sinh an
toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng hơn và gây ra nhiều vấn đề
nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước và sự xâm nhập mặn đối với khu vực ven
biển. Nguồn cung cấp nước sạch trên thế giới không thể tăng lên được nữa,
ngày càng có nhiều người phụ thuộc và nguồn cố định này và ngày càng có
nhiều nguồn nước bị ô nhiễm hơn. An ninh về nước và an ninh về lương thực
sẽ là ưu tiên chính của quốc gia và nhiều khu vực trên thế giới trong những
thập kỷ tới (WRI, 2000) [16].
2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam
Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn đang là tình trạng chung ở

hầu hết các địa phương. Đặc biệt, ở những vùng nông thôn có mật độ dân cư
đông đúc và tại khu vực có các làng nghề, khu vực phát triển mạnh về chăn
nuôi gia súc, gia cầm. Ô nhiễm môi trường không khí, nước thải, bụi, rác
thải… ở nông thôn thực sự đang là vấn đề cần được quan tâm.
Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ y tế
và UNICEF thực hiện cho thấy VSMT và vệ sinh cá nhân còn kém chỉ còn
18% tổng số hộ gia đình; 11,7% trường học; 36,6% trạm y tế xã; 21% UBND
xã và 2,6% khu chợ tuyến xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của bộ y tế. Tỷ lệ
người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp: 7,8% khu chợ
nông thôn; 11,7% dân cư nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1% UBND xã;
26,4% trường học có tiếp cận sử dụng nước máy. Ngoài ra, kiến thức của
người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn hạn chế, thái độ của người dân
còn rất đàng hoàng về vấn đề này [1].


12

2.2.2.1. Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường
Nông thôn nước ta đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển. Theo
đó, phát sinh không ít vấn đề về môi trường mà bức xúc nhất là tình trạng ô
nhiễm môi trường. Nước ta là một nước nông nghiệp, 70,4% là dân số đang
sinh sống ở khu vực nông thôn và miền núi. Những năm gần đây các hoạt
động nông nghiệp cùng với những hoạt động dịch vụ, sinh hoạt đã làm xuất
hiện nhiều vấn đề môi trường có tính chất đan xen lẫn nhau và ở nhiều nơi,
nhiều chỗ đã và đang trở nên bức xúc [1].
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước đã có 84,5%
người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong đó,
vùng có số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh cao nhất là Đông
Nam Bộ với 94,5%, đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) 91% và đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) 88%. Tỷ lệ số dân được tiếp cận nước hợp vệ sinh thấp

nhất ở vùng Bắc Trung Bộ (81%) mặc dù đây là vùng có số hộ ở nông thôn
cao thứ 4/7 vùng trong toàn quốc (Lê Hồng Hải, 2015) [4].
Khoảng 11.436.500 hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu chiếm 77%,
trong đó có 8.905.988 hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng 1.762.000 hộ
so với khi bắt đầu thực hiện chương trình giai đoạn 2, trung bình tăng thêm
2%/năm, nâng tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 40% cuối
năm 2005 lên 55% năm 2010, thấp hơn kế hoạch 15% [1].
Khoảng 32.006 trường học phổ thông, mầm non có nước sạch và công
trình vệ sinh đạt 80% thấp hơn kế hoạch 20%. Số trường học có công trình vệ
sinh và nước sạch tăng 4.000 trường so với khi bắt đầu thực hiện chương trình
giai đoạn 2, trung bình tăng 2%/năm. Khoảng 8.657 trạm y tế xã có nước sạch
và công trình vệ sinh, tăng 24% so với cuối năm 2005, trung bình tăng 4,6%
đạt 80%, thấp hơn kế hoạch 20%. Số công trình nước sạch và vệ sinh tại chợ
nông thôn là 1.537 công trình tăng từ 17% cuối 2005 lên 485, thấp hơn kế
hoạch 52% [1].


13

Trong số 9.728 trụ sở UBND xã có 7.003 trụ sở có nước sạch và công
trình vệ sinh, đạt 72%, trong đó 1.459 công trình được xây mới trong chương
trình giai đoạn 2010 - 2020.
Việc thu gom và xử lý rác thải cũng bắt đầu được quan tâm, khoảng
3.310 xã và thị trấn có tổ chức thu gom rác thải, đạt 32% trên tổng số 9.728
xã trên cả nước [1].
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là
nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… Các
bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển, gây tử
vong nhất là trẻ em. Có 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch, vệ
sinh môi trường kém.

Ngoài một lượng lớn rác thải sinh hoạt từ các gia đình, các chợ nông
thôn cũng là nơi sản sinh ra đủ các loại rác mà chưa có biện pháp xử lý, chủ
yếu quét dọn lại một chỗ rồi để khô đốt hoặc cho phân hủy tự nhiên. Đó là
chưa kể lượng rác thải trong chăn nuôi, do nhu cầu phát triển kinh tế, người
dân đang mở rộng quy mô chuồng trại nhưng lại không thay đổi phương thức
chăn nuôi, đa phần vẫn làm theo kiểu “chuồng lợn cạnh nhà, chuồng gà cạnh
bếp”, phân và nước thải gia súc chưa qua xử lý vẫn thải ra rãnh nước đường
làng. Không những thế, đây còn là môi trường thuận lợi để ruồi, muỗi, các ký
sinh trùng gây bệnh phát sinh. Thứ nước thải đó còn ngấm vào nguồn nước
ngầm, do vậy, nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh là rất cao (Đường Hồng
Dật, 2003) [3].
Nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông thôn phải kể
đến là do tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phân tán, sự phối hợp
giữa các Bộ, ngành chưa tốt. Vẫn còn thiếu các quy định về việc quản lý, xử
lý rác thải, chất thải... đối với khu vực nông thôn; trách nhiệm và phân cấp
trong quản lý môi trường nông thôn; vấn đề thu phí và lệ phí trong quản lý


14

chất thải nông nghiệp, làng nghề; thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi
trường áp dụng cho khu vực nông thôn.
2.2.2.2. Lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Hiện nay ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn đang ở mức báo
động. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học một cách tràn
lan và không có kiểm soát làm cho môi trường nước, không khí, môi trường
đất bị ô nhiễm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến người dân các vùng nông
thôn thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh.
Trong sử dụng phân bón, việc bón quá nhiều sẽ gây nên nguy cơ ô
nhiễm, song việc bón không cân đối các loại phân cũng có ảnh hưởng không

nhỏ đến môi trường đất, nước ngầm, nước tưới, không khí cũng như chất lượng
nông sản. Bón phân không đúng kỹ thuật và hiệu lực phân bón thấp đã dẫn đến
mất cân đối một hoặc nhiều loại chất dinh dưỡng, làm đất bị thoái hóa nhanh.
Tính từ năm 1985 tới nay, diện tích gieo trồng ở nước ta chỉ tăng
57,7%, nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới 517%.
Bảng 2.1: Lƣợng phân bón vô cơ sử dụng ở Việt Nam qua các năm
(Đơn vị tính: nghìn tấn)
Năm

N

P2O5

K2O

NPK

N+P2O5+K2O

1985

342,3

91,0

35,9

54,8

469,2


1990

425,4

105,7

29,2

62,3

560,3

1995

831,7

322,0

88,0

116,6

1223,7

2000

1332,0

501,0


450,0

180,0

2283,0

2005

1155,1

554,1

354,4

115,9

2063,6

2007

1357,5

551,2

516,5

179,7

2425,2


(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2010 - Tổng quan môi trường
Việt Nam) [1]


15

Cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, lượng phân bón vô cơ sử
dụng ở nước ta đã tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Nếu như tổng lượng
dinh dưỡng sử dụng năm 1985 là 469,2 nghìn tấn, năm 1990 là 560,3 nghìn
tấn thì đến năm 2000 đã tăng lên đến 2283,0 nghìn tấn và đến năm 2007 ở
mức khoảng 2425,2 nghìn tấn, tức là tăng 5,2 - 5,5 lần [1].
Nhìn chung, lượng phân bón hóa học ở nước ta sử dụng còn ở mức
trung bình cho 1ha gieo trồng, bình quân 80 - 90kg/ha. Tuy nhiên việc sử
dụng này lại gây sức ép tới môi trường nông nghiệp và nông thôn với 3 lý do:
Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp; bón không cân đối,
nặng về sử dụng phân đạm; chất lượng phân bón không đảm bảo chất lượng
đăng ký, nhãn mác bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là áp
lực chính cho nông dân và môi trường đất (Lê Văn Khoa và cs, 2004) [5].
Trong những năm qua, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ngày càng gia
tăng. Trước đây, thuốc chủ yếu sử dụng cho cây lúa thì ngày nay được sử
dụng phổ biến trên cây rau và nhiều loại cây trồng khác. Năm 2007 đã có trên
300 loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật đang được sử dụng với khối lượng lên
đến trên 75 nghìn tấn/năm.
Bảng 2.2: Lƣợng thuốc trừ sâu sử dụng ở Việt Nam qua các giai đoạn
Khối lƣợng (tấn thành

Trung bình lƣợng

phẩm)


chất tác dụng (kg/ha)

Trước 1985

6.500 - 9.000

0,3

1986 - 1990

13.000 - 15.000

0,4 - 0,5

1991 - 2000

20.300 - 33.636

0,67 - 1,04

2001 - 2007

36.000 - 75.805

1,24 - 2,54

Năm

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2010 - Tổng quan môi trường

Việt Nam)[1]


×