Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Hành động xã hội xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.39 KB, 9 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong ngành Xã hội học, hành động xã hội là một hình thức hay cách thức
giải quyết các mâu thuẫn hay các vấn đề xã hội. Hành động xã hội thường được tạo
ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị. Thực chất, hành
động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân với nhau cũng như các khuôn
mẫu quan hệ đã được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức và thiết chế xã hội.
Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hằng
ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và
trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sự bất biến
tương đối.
Hành động xã hội là cốt lõi mối quan hệ giữa con người với xã hội, đồng thời
là cơ sở của đời sống xã hội con người. Hành động xã hội mang một ý nghĩa bao
trùm tổng thể các mối quan hệ xã hội.
Xét ở mức độ lý giải đối tượng thì lý thuyết hành động xã hội thuộc dạng
“trung mô”, tức là nó vừa nhằm lý giải sự tương tác giữa con người và xã hội.
Hành động là của con người, do cá nhân hay nhóm thực hiện, nhưng động cơ và
mục đích của hành động đó luôn chịu sự chi phối bởi bối cảnh và môi trường xã
hội. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về hành động xã hội của con người, nó vừa
hướng đến lý giải những yếu tố mang tính chất riêng lẻ của một cá nhân, nhóm cụ
thể nhưng đồng thời cũng cho thấy được sự tác động của yếu tố xã hội như: giá trị,
chuẩn mực, tôn giáo tín ngưỡng… đến các hành vi đó.
Về mặt lịch sử, từ khi ra đời đến nay, lý thuyết hành động xã hội có tầm ảnh
hưởng lớn đến các ngành khoa học xã hội khác nhau. Đầu tiên là xã hội học với
nghiên cứu động cơ, mục tiêu và biểu hiện của những hành động cá nhân và nhóm.
Tâm lý học, dựa trên lý thuyết này để tìm thấy mối liên hệ giữa môi trường và bối
cảnh xã hội đối với nhân cách và hành vi. Trong nhân học, nghiên cứu các hành
động có tính chất như là một biểu tượng văn hóa, qua đó so sánh giữa các xã hội
với nhau.

I.Khái niệm:





Khái niệm hành động xã hội: Có thể định nghĩa theo 2 cách:
- Trong triết học:
Hành động xã hội là một hình thức hay cách thức giải quyết các mâu
thuẫn, các vấn đề xã hội, nó được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các
phong trào, các đảng phái,..
Theo góc độ triết học, căn cứ vào các loại vấn đề như kinh tế, chính trị,
xã hội tinh thần,…có thể chia hành động xã hội thành hành động kinh tế,
chính trị, xã hội,… hoặc hành động xã hội được phân loại theo bản chất giai
cấp (hành động đó vì lợi ích của giai cấp nào). Hay cũng có thể được chia
theo cách thức giải quyết vấn đề: Cải cách hay cách mạng.
- Trong xã hội học:
Định nghĩa về hành động xã hội của M.Weber: Theo ông, hành động xã
hội, là hành động của con người trong quan hệ với người khác và với xã hội.
Hiểu một cách cụ thể, hành động xã hội là hành vi có ý thức của con người,
được chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan đã được lường trước về hành động
của mình trong tương quan với hành động của người khác và định hướng
vào hành động của họ. Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì
không phải là một hành động xã hội. Mọi hành động không tính đến sự tồn
tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hành
động xã hội. Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý
thức thì không phải là hành động xã hội.
Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan
nhất định. Weber đã nhấn mạnh đến “động cơ” bên trong chủ thể như là
nguyên nhân của hành động.
Không phải mọi hành động của con người là hành động xã hội. Chỉ có
những hành động mà khi thực hiện nó, con người có sự định hướng vào
người khác, không được đối chiếu với hệ thống chuẩn mực xã hội(đúng-sai,

đẹp-xấu) và con người thực hiện nó một cách cơ học, máy móc, bản
năng(hắt hơi, ngáp,…)
Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống cá
nhân. Các cá nhân hành động chính là để thực hiện hoạt động sống của
mình, như sinh viên đi học, nghe giảng,..là những hành động xã hội hướng
vào những mục đích hoạt động của họ.
Hành động xã hội là một hành động cụ thể của một cá nhân này nhằm
thay đổi hành vi, mục đích, sự vươn lên của cá nhân hoặc cộng đồng khác,


nhằm cải tạo tình huống xã hội hiện có phù hợp với các nhu cầu và mục đích
của nó.
Đời sống xã hội là một tập hợp phức tạp bao gồm các hành động xã hội
liên quan tới nhau, quy định lẫn nhau hoặc thậm chí xung đột lẫn nhau.
Tóm lại, hành động xã hội là một bộ phận cấu thành của hoạt động sống
cá nhân. Những hành động nào của con người bao gồm ý thức chủ quan về
việc đạt tới mục đích đặt ra có sự định hướng tới người xung quanh, nhằm
cân nhắc, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, với hành động xã hội
gọi là hành động xã hội.
II.Phân biệt hành động xã hội và hành vi xã hội:
1. Khái niệm Hành vi :
Hành vi là sự biểu hiện của mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng.
Theo chủ nghĩa hành vi chính thống: các tác nhân quy định phản ứng của
con người, do đó, qua các phản ứng cũng có thể hiểu được các tác nhân. Mô
hình hành vi: S ---> R, trong đó, S là tác nhân (stimul) và R là phản ứng
(reaction). Theo sơ đồ này, hành vi của con người không có sự cân nhắc, tính
toán kỹ càng mà chỉ là sự phản ứng đối với kích thích. Tức là, không có sự
tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác. Các cá nhân bị hạ xuống thành
những cái máy phản ứng.Ví dụ: Bị đánh - chạy đi, được thưởng - vui cười,
thấy nóng - rụt tay lại.Vì vậy, trong nhiều trường hợp, người ta còn thống

nhất khái niệm hành vi với hành động vật lý - bản năng.
Như vậy, các cá nhân sẽ phải suy nghĩ, đối chiếu, cân nhắc trước mỗi tác
nhân, chứ không phải là phản ứng một cách máy móc. Do đó, khi nhìn thấy
một người cắt tóc mài dao cạo trước mặt chúng ta thì chúng ta không hề
chạy trốn, vì hiểu rằng đó không phải là sự đe doạ.
2. Phân biệt hành động xã hội và hành vi xã hội(theo thuyết hành vi cổ điển)
-

-

Trước hết, bất cứ hành động xã hội nào của con người cũng đều là hành
vi, nhưng không phải tất cả các hành vi đều được gọi là hành động xã
hội.
Hành vi là những phản ứng máy móc của con người để đáp trả khi có một
tác động. Ví dụ khi dùng kim đâm vào tay chúng ta có phản ứng rụt tay
lại. Việc rụt tay một cách nhanh chóng đó của có con người chính là phản
ứng đáp trả động tác của kim đâm vào cơ thể gây ra cảm giác đau.


-

-

Hành động xã hội trước hết nó là một hành vi cụ thể cá nhân hoặc nhóm,
nhưng hành vi đó mang một ý nghĩa, một giá trị và hướng đến một đối
tượng khác, đó chính là lúc hành vi đó đã mang tính xã hội. Hành động
xã hội mang tính duy lý, tức là cá nhân căn cứ vào các giá trị chuẩn mực
xã hội để điều chỉnh hay tiếp nhân khi hành động.
Như vậy, tiếu chí để chúng ta để phân biệt hành vi và hành động xã hội là
hành vi đó chuyển tải một ý nghĩa và nó hướng đến các cá nhân khác bên

ngoài chủ thể hành động. Tuy nhiên, sự phân biệt đó chỉ mang tính chất
tương đối, thực tế những hành động của con người rất phức tạp và nghiên
cứu khó có thể nghiên cứu một cách một cách rạch ròi.

-

Hành vi xuất phát từ mô hình kích thích - phản ứng. Còn hành động diễn
ra theo nguyên tắc phản ứng có suy nghĩ.

-

Hành vi không có động cơ. Còn hành động luôn được xác định bởi những
động cơ đằng sau nó, người ta thực hiện hành động khi muốn một cái gì
đó, để đạt một cái gì đó.

-

Khi hành động, các chủ thể có khả năng giám sát hành động của chính họ
một cách có phản ứng. Còn hành vi thì không.

-

Hành động luôn được quy chiếu theo những giá trị, chuẩn mực của xã hội
như đúng - sai, tốt - xấu....Hành vi thì không có tính chuẩn mực.

III. Đặc điểm hành động xã hội:
-

-


-

Hành động xã hội có tên gọi nhất định, nhờ đó các chủ thể nhận biết được
ý nghĩa của hành động, biết nên hành động đến đâu để điều khiển và
kiểm soát hành động.
Hành động xã hội diễn ra trong lĩnh vực mọi đời sống con người và
thường xem như một phương thức đặc biệt của quan hệ giữa con người
với thế giới bên ngoài và hành động đó được tạo thành trong việc cải tạo
thế giới phù hợp với mục đích con người
Hành động xã hội thường nặng các thành phần xã hội hướng tới sự thay
đổi tư cách của những cá thể khác. Khởi điểm của hành động xã hội
thường là nhu cầu, quyền lợi mục đích, sự định hướng có giá trị của các
cá nhân


-

-

-

Hành động xã hội bị quy định bởi môi trường xã hội cụ thể, nó liên quan
chặt chẽ tới bối cảnh xã hội, chịu sự kiểm soát của bối cảnh xã hội và sự
kiềm chế xã hội( qui định, pháp luật, chuẩn mực, dư luận cũng như sự
cưỡng chế của chủ thể hành động và nhận thức, nhân sinh quan của chủ
thể hành động)
Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của cá thể. Nó là tập hợp các
cử chỉ có chủ định và khôn ngoan để đạt được mục đích, nhằm lựa chọn
các phương pháp đảm bảo cho việc đạt được mục đích.
Hành động xã hội luôn luôn phù hợp với vị thế xã hội. Chính vì vậy, khi

hành động các chủ thể thường cân nhắc nên hành động như thế nào phù
hợp với vị thế của mình.

IV.Cấu trúc hành động xã hội:
1. Các thành phần của hành động xã hội
-

-

Nhu cầu:
+ Nhu cầu là những mong muốn của chủ thể về các yêu tố vật chất và
tinh thần nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người trong xã
hội. Nhu cầu là khởi điểm của hành động bởi cá nhân luôn hành động có
mục đích và lợi ích cá nhân, không có nhu cầu thì không có hành động.
Nhu cầu mang bản chất khác nhau cũng tạo thành những hành động khác
nhau.
+ Thành tố đầu tiên của cấu trúc hành động xã hội, đó là cội nguồn của
hành động xã hội. Hành động xã hội không đơn thuần chỉ có những yếu
tố mà chúng ta quan sát, mà bao gồm cả yếu tố ý thức, định hướng động
cơ mà chúng ta khó có thể quan sát nhưng có thể ý thức rất rõ ta gọi đó là
nhu cầu, như vậy nhu cầu luôn tồn tại ở dạng ước ao hoặc ý hướng. Ví
dụ: Nhu cầu ăn, mặc, được sưởi ấm…
Động cơ:
+ Là cái xung lực thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn yêu cầu.
Nói cách khác, động cơ là nhu cầu được ý thức hóa và được phản ứng
trong tư duy của chủ thể tạo thành động lực cho hành động diễn ra. Động
cơ luôn tồn tại trong suy nghĩ, trong ý thức của chủ thể cho nên rất khó
có thể hiểu và đoán biết một cách chính xác đâu là động cơ đích thực
đằng sau hành động đã diễn ra.



-

-

+ Động cơ này sẽ tạo ra tính tích cực của chủ thể, tham gia vào định
hướng hoạt động xác định mục đích của hành động hay hướng hành động
xã hội đạt được mục đích
+ Mọi hành động đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt tạo ra các định
hướng nhất định để đạt mục đích tức là kết quả đã được hình dung trước.
Các động cơ cơ bản không chỉ liên quan đến các yêu cầu vật chất mà bao
gồm giá trị, lợi ích, lý tưởng để được các chủ thể tiếp nhận.
+ Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy rằng không phải hành động nào cũng
đạt được mục đích, bởi vì việc đặt ra mục đích hành động còn phụ thuộc
nhiều vào tính chủ quan của hoàn cảnh hành động. Chính sự không khớp
giữa nhận định mang tính chủ quan của chủ thể với thực tế đã mang đến
những hành động không như ý muốn. Ví dụ, một sinh viên đi thi, mục
đích của anh ta là có một bài thi đạt điểm cao bằng cách quay cóp khi thi.
Anh ta cho rằng với kĩ thuật quay cóp, tài tình của mình thì giám thị
không thể phát hiện được, cũng có thể anh ta cho rằng giám thị sẽ là
người dễ tính, dễ thông cảm hoặc do người quen cho nên sẽ bỏ qua và kế
hoạch của anh ta được thực hiện. Nhưng thực tế, anh ta vẫn có thể bị bắt,
bị lập biên bản, thậm chí bị đình chỉ thi. Như vậy kết quả trái với mục
đích đặt ra
Mục đích:
+ Mục đích là cái đích mà hành động cần đặt tới. Mục đích được xác định
rõ ràng có vai trò định hướng cho hành động và giúp cho chủ thể dễ dàng
đạt được hiệu quả cao. Hành động không đạt được mục đích hoặc hành
động chưa hoàn thành.
Hoàn cảnh môi trường:

+ Đó là những điều kiện về thời gian, không gian, vật chất và tinh thần
của hành động. Nói một cách cụ thể, hành động diễn ra lúc nào, ở địa
điểm nào, bối cảnh xã hội nào( Những gì xung quanh ảnh hưởng đến
hành động)
+ Ví dụ, một cô dâu mới về nhà chồng, mặc dù rất đói( có nhu cầu ăn),
nhưng vẫn phải giữ ý ăn chậm, ăn vừa phải khi ngồi cùng mâm với gia
đình chồng. Như vậy yếu tố hoàn cảnh có ảnh hưởng rất rõ tới hành động
xã hội, nhiều khi có thể gọi sự ảnh hưởng này là “sự kiềm chế thực tế”.
Như vậy, tùy theo hoàn cảnh hành động mà chủ thể hành động tạo cho
mình một phương án tối ưu đạt hiệu quả cao nhất.


+ Hoàn cảnh liên quan đến các yếu tố như không gian, thời gian, địa
điểm diễn ra hành động. Các yếu tố này có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến hành động, đã, đang và sẽ diễn ra.
2. Hành động xã hội và những hậu quả không chủ định:
- Hành động xã hội luôn có những động cơ thúc đẩy và ý thức về kết
quả có thể xảy ra. Vì vậy có thể nói rằng, hành động xã hội là những
hành động có chủ định. Đồng thời chúng ta cũng biết rằng việc đặt ra
mục đích hành động cũng phụ thuộc nhiều vào nhận định mang tính chủ
quan về hoàn cảnh hành động. Chính sự không phù hợp giữa nhận định
chủ quan và thực tế là nguyên nhân gây ra những kết quả hành động
không theo ý muốn.
- Thực tế trong hoạt động hằng ngày mặc dù các hành động xã hội của
chúng ta là có chủ định, nhưng chúng ta vẫn đem lại nhiều hậu quả không
chủ định cho các chủ thể hành động. Nói cách khác khi hành động, chúng
ta muốn đạt một kết quả A nào đó, nhưng khi hành động xong kết quả đó
không phải chỉ là A, mà còn A1, A2. Tuy vậy, không phải mọi kết quả
không chủ định đều là những hậu quả xấu và không được mong muốn,
nhiều khi kết quả không chủ định trở thành những “bất ngờ thú vị”.

- Vậy nguyên nhân của nghịch lý trên ở đâu. Cho dù các cá nhân rất
thông minh, rất hiểu biết thì họ cũng không bao giờ có thể nhận diện đầy
đủ và chính xác hoàn toàn về môi trường xung quanh. Thí dụ, khi chúng
ta đi xe máy, thì sự hiểu biết của phần lớn chúng ta chỉ giới hạn ở các
thao tác điều khiển xe và một số hỏng hóc thông thường mà chúng ta ít
hoặc không hiểu biết về hoạt động của động cơ xe, hệ thống điện, về tốc
độ tối ưu với từng loại đường phố, về hệ thống phanh và rộng hơn là mối
quan hệ giữa người điều khiên xe và chiếc xe, cũng như với người khác.
Chính vì vậy mới xảy ra những trường hợp đang đi thì chết máy, đã
phanh mà vẫn bị va chạm,…
- Để giảm bớt những hậu quả không chủ định, chúng ta cần tăng cường
hiểu biết về bản thân, đồng thời cần phải biết chú ý hơn vào hoàn cảnh,
điều kiện, môi trường hành động. Chỉ có như vậy, chúng ta mới giảm bớt


tính duy ý chí trong hành động của mình, nhờ đó sẽ tăng cường sự phù
hợp giữa nhận định tối ưu của chủ thể về hoàn cảnh và hoàn cảnh thực tế.
V.Những yếu tố quy định hành động xã hội:
1.

2.

3.

Các yếu tố tự nhiên:
+ Cesare Lombroso cho rằng các đặc điểm cơ thể con người sẽ quy định
những dạng hành vi nhất định. Những người quai hàm bạnh, râu lởm
chởm và ít có cảm giác đau sẽ có thể có thể dạng hành vi tội phạm.
William Seldom cho rằng mỗi dạng hình thể của cá nhân có mối quan hệ
với một dạng hành vi nhất định. Ví dụ, người có thân hình tròn, mềm

mại, có xu hướng là người thích giao du, dễ gần, vô tư và đam mê lạc
thú.
+ Có quan điểm đã cho rằng, gen di truyền quy định một số dạng hành vi
đặc biệt như tội phạm, tự tử, …. Scoland Price đã tìm ra rằng những
người đàn ông có thừa một nhiễm sắc thể Y là những người cao hơn
trung bình và bị biến thái nhân cách
+ Dù có những mối liên hệ giữa đặc điểm cơ thể cấu tạo thể hình của cơ
thể với một số kiểu, loại hình thành hành vi nào đó thì những yếu tố này
vẫn chưa đủ để giải thích về sự đa dạng của các hành động xã hội
Quá trình xã hội hóa và cơ cấu xã hội:
+ Quá trình xã hội hóa: Các nhà xã hội học thường có xu hướng nhấn
mạnh sự tác động các yếu tố xã hội đến các cá nhân. Khi phân tích hậu
quả của sự cách ly xã hội đối với trẻ em, Kingsley Davis chỉ ra rằng quá
trình xã hội hóa sớm ở trẻ thơ có hệ quả lâu dài đối với sự phát triển nhân
cách của con người. Peter Berger và Thomas Luckmanm đã bổ sung quan
điểm rằng quá trình xã hội học của cả đời người quy định hành động xã
hội của các cá nhân.
+ Cơ cấu xã hội: là một tập hợp các quan hệ xã hội, vị trí xã hội và tương
ứng với chúng là các vị thế, vai trò. Mỗi cá nhân trong xã hội thường
chiếm rất nhiều vị trí xã hội khác nhau tức là có nhiều vai trò xã hội khác
nhau. Nhưng trong một mối quan hệ xã hội, cá nhân chỉ có thể giữ môt vị
trí xã hội và thực hiện một vai trò. Họ luôn có xu hướng hành động phù
hợp với vị thế, vai trò trong từng mối quan hệ xã hội
Hành động xã hội là sự trao đổi xã hội:


4.

5.




Chính những mối lợi, phần thưởng và những hình phạt quy định hành
động xã hội, các chủ thể luôn tìm cách đạt được lợi ích cao nhất với chi
phí nhỏ nhất khi hành động
Hành động xã hội là sự tuân theo:
Các cá nhân khi thấy hành động của mình khác với số đông trong nhóm
thì họ có xu hướng thay đổi hành động hoặc quan điểm của mình theo số
đông để có cảm giác yên tâm rằng hành động của họ cũng là đúng, là chuẩn.
Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra áp lực của nhóm đến chủ thể mạnh nhất,
nói cách khác, chủ thể hành động dễ tuân theo nhất khi ở các nhóm nhỏ
Hành động xã hội là phản ứng với xung quanh:
E. Goffman, cho rằng các cá nhân hành động rất khác nhau khi họ ở
trước mặt người khác so với khi ở một mình. Nói cách khác, chính thái độ
phản ứng của người khác sẽ quy định hành động của chúng ta. Ví dụ, khi
đến thăm người bênh, chúng ta hỏi thăm sức khỏe, bệnh tật, tình hình chữa
trị, bởi vì chúng ta muốn chúng ta quan tâm đến họ. Nhưng khi ở một mình,
chính chúng ta có thể lại tỏ ra bực bội, o lỡ mất một cơ hội làm ăn vì đi thăm
người bênh hoặc ít nhất là mất thời gian.
Mỗi cách giải thích đều có những nhân tố hợp lý, tuy nhiên để hiểu toàn vẹn
về hành động xã hội, chúng ta cần có cách nhìn nhận tổng hợp từ tất cả các
cách giải thích kể trên.



×