TUẦN 26
TOÁN Tiết 123
Luyện tập chung + kiểm tra 20 phút
Sgk: 124/ vbt: 37/ Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính trong một biểu thức có hai phép tính.
- Nhận biết một phần mấy và giải bài toán có lời văn. Làm bài kiểm tra 20 phút.
- Giáo dục HS ý thức học tập, làm bài nghiêm túc.
B. Đồ dùng dạy học:
GV: bảng phụ bài tập. Đề kiểm tra 20 phút
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1/vbt: Tính (theo mẫu):
- GV cho bài tập và HS nêu lại các thực hiện phép tính : Tính từ trái sang phải.
- HS làm bài vào vbt – GV kèm HS yếu làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/vbt: Tìm x:
- HS nêu lại tìm một thừa số chưa biết trong phép nhân.
- HS nêu lại tìm một số hạng chưa biết trong một tổng.
- HS khác nhận xét, sửa sai.
Bài 3/sgk: Hình nào đã được tô màu:
- GV gắn bảng phụ vẽ sẵn hình lên bảng
- HS nhìn hình và nêu đúng hình theo câu hỏi của GV.
- HS khác nhận xét, sửa sai.
Bài 4/sgk:
- HS đọc đề bài toán – GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét, hướng dẫn cách giải bài toán.
Hoạt động 2: Kiểm tra 20 phút
- GV viết đề toán lên bảng
Bài 1: Tính nhẩm
12 : 3 = 27 : 3 = 45 : 5 = 4 x 8 =
18 : 3 = 5 x 7 = 36 : 4 = 2 x 6 =
Bài 2: Tính:
5 x 6 : 3 = …….. 2 x 2 x 2 = ………
= …. = ….
Bài 3: Tìm x
x + 3 = 9 x
×
3 = 9
Bài 4: Có 28 học sinh chia thành 4 tổ. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh?
* Đáp án và biểu điểm
Bài 1: 2 điểm
- Đúng toàn bài 2 điểm – Sai 1 kết quả phép tính trừ 0,25 đ
Bài 2: 3 điểm
- Mỗi bài đúng 1.5 đ ( sai kết quả trừ 0.5 đ)
Bài 3: 3 điểm
- Mỗi lần tìm x đúng 1.5 đ ( sai kết quả trừ 0.5 đ)
Bài 4: Số học sinh mỗi tổ có là: ( 0,2 5đ)
28 : 4 = 7 ( học sinh) (0.5 đ)
Đáp số: 7 học sinh 0. 25đ)
- Trình bày sạch đẹp cộng 1 đ
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết làm bài.
- Về nhà học thuộc lòng các bảng nhân, chia đã học.
- Tiết sau: giờ, phút
D. Bổ sung:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 25
Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao?
Sgk: 64 /vbt: 27/ tgdk: 40’
A.Mục tiêu : Giúp HS :
- Mở rộng vốn từ về sông biển.
- Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi với Vì sao. Bước đầu phân biệt được sự khác
nhau giữa: suối, hồ, sông.
- Yêu quí thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển.
B.Đồ dùng dạy - học :
GV: phiếu cho các nhóm chơi trò chơi bt1
3 băng phiếu rời và 3 thẻ từ viết nội dung bài tập 2.
C.Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ : HS tìm từ chỉ đặc điểm của các con vật GV nêu và tìm 1 câu thành ngữ nói
về loài thú đó.
- HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/sgk: Trò chơi tìm các từ ngữ có tiếng biển:
- GV nêu yêu cầu trò chơi – GV hướng dẫn mẫu.
- Chia nhóm, phổ biến luật chơi, cách chơi.
- Các đội tham gia chơi : tìm từ và ghi vào bảng phụ.
- GV cùng lớp nhận xét, ghi điểm, tuyên dương nhóm tìm nhiều từ nhanh và đúng.
Bài tập 2/vbt: ( viết):
- HS đọc yêu cầu bài tập và ý trong bài.
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận bài theo nhóm đôi nối câu với từ đúng vào vbt
- Đại diện một nhóm lên bảng gắn phiếu và từ đúng.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
Bài tập 3/ vbt: ( viết)
- HS đọc yêu cầu bài tập và nội dung bài.
- GV hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi cho phần in đậm.
- HS phát biểu ý kiến – HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chọn câu hỏi phù hợp và ghi lên bảng.
- Nhiều HS nhắc lại và ghi vào vbt.
Bài tập 4/sgk:
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV yêu cầu HS đọc lướt lại bài Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- HS hỏi-đáp theo cặp.
- Một vào cặp hỏi-đáp trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét câu trả lồi của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường sông, suối.
- Tìm thêm các từ ngữ về sông biển.
- Nhận xét tiết học.
Bổ sung :……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
THỦ CÔNG Tiết 25
Làm dây xúc xích trang trí ( tiết 1)
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- HS biết cách làm dây xúc xích tranh trí bằng giấy thủ công.
- Làm được dây xúc xích để trang trí.
- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Mẫu tranh trí dây xúc xích.
HS : giấy màu, kéo, hồ dán.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
- Nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
- GV cho HS quan sát mẫu dây xúc xích.
- GV đặt câu hỏi để HS nhận xét về cách hình dáng, cách làm, màu sắc….
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
- GV hướng dẫn từng bước
Bước 1: Cắt thành các nan.
Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích.
- GV hướng dẫn kết hợp làm mẫu.
- HS theo dõi.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS làm theo từng bước và trang trí 2, 3 móc.
- GV theo dõi, kèm HS yếu.
- GV nhận xét sản phẩm của HS, sửa sai cho HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại 2 bước làm dây xúc xích.
- Nhắc HS dọn vệ sinh sau tiết học.
- Tiết sau: Thực hành làm dây xúc xích trang trí
D. Bổ sung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
GIÁO DỤC NHA KHOA Tiết 4
Em tập nhận xét
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được ích lợi của việc chải răng và súc miệng Fluor hàng tuần tại trường.
- Chải răng, súc miệng và ngập Fluor đúng cách, hợp vệ sinh.
- Có thái độ tích cực khi chải răng, súc miệng Fluor tại trường.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập. Phiếu viết ghi nhớ bài học.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận phiếu bài tập.
Mục tiêu: HS Hiểu được ích lợi của việc chải răng và súc miệng Fluor hàng tuần tại
trường.
Cách tiến hành: GV chia nhóm lớp – Phát phiếu bài tập và nêu yêu cầu thảo luận.
- GV hướng dẫn HS nắm cách thực hiện của bài tập.
Bước 1: Các nhóm đọc yêu cầu bài tập thảo luận
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi trong bài.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV treo tranh phóng to lên bảng và cùng lớp nhận xét tranh.
GV chốt ý bài tập: Khi súc miệng Fluor, các em không được đùa giỡn, phải súc kĩ đủ
2 phút, sau đó vào lớp không ăn uống gì trong vòng 30 phút.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn.
Mục tiêu: Chải răng, súc miệng và ngập Fluor đúng cách, hợp vệ sinh.
Cách tiến hành: GV yêu cầu:
+ Nêu lại qui trình chải răng súc miệng ở trường em.
+ Chải răng, súc miệng và ngậm fluor tại trường có lợi ích gì?
+ Em đã thực hiện chải răng nghiêm túc và đúng cách hay chưa?
- HS phát biểu ý kiến – HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ghi nhớ của bài.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt chải răng, súc miệng và ngậm fluor để giúp răng sạch và
ngừa sâu răng.
- GV nhận xét tiết học.
D. Bổ sung:
…………………………………………………………………………………….........
.........................................................................................................................................
CHÍNH TẢ (Nghe-viết) Tiết 50
Bé nhìn biển
(3 khổ thơ đầu)
Sgk:66/ vbt: 28/ tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ thơ đầu của bài thơ Bé nhìn biển.
- HS làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có thanh dễ lẫn: thanh hỏi/ thanh ngã.
- HS có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập 1/vbt.
HS: Vở chính tả, bảng con, sách Tiếng Việt 2/t2, vbtTV2/t2
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết– GV đọc các từ: số chẵn, chăm chỉ, buồn bã
- HS dưới lớp viết nháp.
- Nhận xét bài trên bảng, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết chính tả.
Bước 1: GV đọc 3 khổ thơ đầu của bài thơ Bé nhìn biển.
- 2, 3 HS khá, giỏi đọc lại - Lớp theo dõi.
- GV nêu câu hỏi sgk – HS trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
Bước 2: - GV đọc các từ khó: Bãi giằng, bễ, phì phò, gọng vó, khiêng…
- HS viết bảng con - Nhận xét, sửa sai.
Bước 3: GV đọc bài lần 2 - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng câu thơ – HS nghe -viết
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV thu vở chấm bài - GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1/ vbt: Viết vào chỗ trống tên các loài cá:
- GV làm mẫu – chia nhóm, phổ biến trò chơi.
- Phát phiếu bài tập cho các nhóm.
- Các nhóm thi đua tìm và ghi vào phiếu.
- GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương nhóm tìm nhiều từ đúng, nhanh.
Bài tập 2b/ vbt: HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tự làm vào vbt theo cặp.
- GV gọi từng cặp 1 HS nói nghĩa từ và 1 HS khác nêu từ tìm được.
- GV ghi bảng - Lớp nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ và viết đúng các từ bài tập đã làm.
- Viết lại cho đúng các từ đã viết sai trong bài chính tả.
- Nhận xét tiết học.
D. Bổ sung:
.........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TOÁN Tiết 125
Thực hành xem đồng hồ
Sgk: 126/ vbt: 39/ Tgdk:40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng xem đồng hồ ( khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6).
- Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: giờ, phút. Hiểu được lợi ích của việc
biết xem đồng hồ.
- Giáo dục HS biết quí trọng thời gian.
B. Đồ dùng dạy học:
GV: đồng hồ trong bộ đồ dùng dạy học.
HS: đồng hồ trong bộ đồ dùng học tập.
C. Các hoạt động dạy - học:
1.Bài cũ: GV quay kim đồng hồ - HS nêu giờ, phút đúng.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Thực hành xem đồng hồ
Bài 1/sgk: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV quay kim đồng hồ theo từng hình trong sgk – HS theo dõi và nêu giờ đúng.
- HS khác nhận xét, sửa sai.
Bài 2/sgk: Mỗi câu dưới đây ứng với đồng hồ nào?
- GV hướng dẫn HS : đọc giờ trên đồng hồ trước, sau đó tìm ý trong câu ứng với
đồng hồ.
- GV yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm 2.
- GV hướng dẫn nhóm yếu.
- Các nhóm phát biểu ý kiến – Nhóm khác nhận xét, sửa sai.
Bài 3/sgk: 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS thực hành trên đồng hồ.
- GV kèm HS yếu – HS giơ lần lượt các giờ theo yêu cầu trong bài.
- GV nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố, dặn dò:
- Biết xem đồng hồ có lợi ích gì?
- Giáo dục HS biết quí trọng thời gian.
- Về nhà thực hành xem đồng hồ.
- Tiết sau: Luyện tập
D. Bổ sung:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
TẬP LÀM VĂN Tiết 25
Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
Sgk:66/ vbt: 28 / tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đáp lời đồng ý trong giao tiếp đơn giản hằng ngày, thể hiện thái độ lịch sự.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh một cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong
tranh.
- Yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường sông nước.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Tranh bài tập 3. phiếu rời ghi các tình huống bài tập 2.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS thực hành ( đáp lời phủ định ) theo tình huống GV đưa ra.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/ sgk: ( miệng) :
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn HS thực hành.
- GV gọi 2 HS đóng vai Hà và bố Dũng đọc lời thoại trong bài.
- GV hỏi: Hà cần nói với thái độ thế nào? Bố Dũng nói với thái độ như thế nào?
- HS trả lời – GV nhận xét, chốt ý.
- 3 HS nhắc lại lời của Hà.
Bài tập 2/sgk: ( Miệng ) Nói lời đáp trong đoạn đối thoại sau:
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập.
- GV gắn từng tình huống và HS thực hành hỏi-đáp theo cặp.
- GV nhận xét, sửa sai.
* GV kết: Cần đáp lời đồng ý đúng mực, hợp với tình huống giao tiếp
Bài tập 3/sgk: (miệng) :
- HS đọc yêu cầu bài tập và các câu hỏi trong bài.
- GV cho HS quan sát tranh – và yêu cầu HS quan sát tranh thật kĩ.
- HS thực hành hỏi-đáp theo cặp.
- Từng cặp HS hỏi-đáp trước lớp – Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm quan sát tranh kĩ, và trả lời tròn câu, đủ ý.
3. Củng cố, dặn dò:
- Thực hành đáp lời đồng ý trong giao tiếp.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường sông nước.
- GV nhận xét tiết học.
D. Bổ sung: ....................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tự nhiên và Xã hội Tiết 25
Một số loài cây sống trên cạn
Sgk: 52 / Tgdk: 35’
A.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống trên cạn.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
- Giáo dục HS chăm sóc và bảo vệ cây.
B. Đồ dùng dạy - học:
- HS quan sát trước ở nhà và mang đến lớp số loài cây sống trên cạn.
C. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : HS trả lời câu hỏi: Cây có thể sống ở đâu?
Kể tên một số loài cây và nơi sống của chúng.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát thực tế (theo nhóm đôi)
* Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. HS nhận ra một số loài cây
sống trên cạn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: các nhóm trưng bày các loài cây sống trên cạn được mang đến lớp.
- GV nêu yêu cầu làm việc:
+ Tên cây? Các bộ phận của cây? Cây đó có hoa hay không?
+ Lợi ích của cây đó là gì?
* GV đi từng nhóm hướng dẫn các em quan sát, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
Bước 2: Gọi đại diện các nhóm trình bày các loại cây của nhóm
- Nhóm khác theo dõi, có ý kiến.
- Tuyên dương nhóm quan sát, nhận xét tốt.
GV kết luận: Có rất nhiều loại cây sống trên cạn, chúng sống khắp nơi.
Hoạt động 2: Thảo luận
* Mục tiêu: HS biết được ích lợi của các loài cây sống trên cạn.
* Cách tiền hành:
Bước 1: HS thảo luận theo cặp nói cho nhau nghe về ích lợi của các loài cây sống
trên cạn theo câu hỏi gợi ý của GV.
+Trong các loài cây trong sgk cây nào là cây ăn quả? Cây nào cho bóng mát? Cây
nào là cây lương thực, thực phẩm? Cây nào vừa làm thuốc vừa dùng làm gia vị?
Bước 2: Đại diện từng cặp lên trình bày trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Hãy kể thêm các loài cây sống trên cạn mà em biết và nêu ích lợi của chúng?
* GV kết luận: Có rất nhiều loại cây sống trên cạn. Chúng là nguồn cung cấp thức ăn
cho người và động vật. Ngoài ra chúng còn có nhiều ích lợi khác.
3. Củng cố,dặn dò:
- Giáo dục HS biết chăm sóc và bảo vệ cây cối.
- Tiết sau: Sưu tầm một số loài cây sống dưới nước.
- Nhận xét tiết học.