TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
ĐẶNG THỊ LỆ HẰNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
QUẢNG BÌNH, NĂM 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
BỘ MÔN NÔNG NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI
Họ tên sinh viên: Đặng Thị Lệ Hằng
Mã số sinh viên: DQB05130089
Chuyên ngành: Lâm Nghiệp- Trồng Trọt
Giảng viên hướng dẫn: Th.S.Nguyễn Phương Văn
QUẢNG BÌNH, 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn tới: Các
thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như
hướng dẫn những kinh nghiệm thực tế giúp cho tôi có được những kinh nghiệm
quý báu về ngành nghề của mình cũng như giúp tôi có thêm những kỹ năng,
những bài học kinh nghiệm thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến ThS. Nguyễn Phương Văn, người đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin cảm ơn các Anh Chị Phòng Thanh Tra- Pháp Chế đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập số liệu.Tập thể lớp Đại học Lâm nghiệp k55 đã gắn bó,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học cũng như trong thời gian làm luận văn tốt
nghiệp. Ban lãnh đạo, cán bộ Hạt Kiểm Lâm TP- Đồng Hới đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong khoản thời gian thực tập tại địa phương. Gia đình và
những người thân của tôi đã giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành tốt
khóa luận này.
Xin Chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Đặng Thị Lệ Hằng
MỤC LỤC
BẢNG CHÚ GIẢI CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH
BCH
Bộ Chỉ Huy
BCDPCCCR
Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng
BVR
Bảo vệ rừng
CITES
Convention on International Trade in Endangered Species of
Wid Fauna and Flora ( Công ước quốc tế về buôn bán các loài
động thực vật quý hiếm)
ĐDSH
Đa dạng sinh học
FAO
Food and Agriclture Organization
( Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc)
IUCN
International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources ( Hiệp hội bảo tồn Thiên Nhiên Thế giới)
KLĐB
Kiểm lâm địa bàn
PCCCR
Phòng cháy chữa cháy rừng
PTBV
Phát triển bền vững
QLBV
Quản lý bảo vệ
UBND
Uỷ ban nhân dân
PRA
Participatory Rural Appraisal
(Đánh giá nông thôn có sự tham gia )
UNEP
United Nations Environment Programme
(Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc)
WWF
World Wide Fund For Nature
(Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên)
ITTO
International Tropical Timber Organization
(Tổ chức quốc tế gỗ nhiệt đới)
UNCED
The United Nations Conference on Environment and
Development (Hội nghị về Môi Trường và Phát Triển của
Liên Hợp Quốc)
KDLS
Kinh doanh lâm sản
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
BQLRPH
Ban quản lý rừng phòng hộ
BQL
Ban quản lý
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Lâm sản là sản phẩm khai thác từ thực vật rừng , động vật rừng và các bộ
phận dẫn xuất của chúng có nguồn gốc từ rừng (kể cả động vật thủy sinh có
nguồn bản địa hoặc không có nguồn gốc bản địa được cơ quan có thẩm quyền
cho phép nuôi thả tại ao, hồ, sông suối trong rừng (157/2013/NĐ-CP). Lâm sản
được chia thành gỗ và lâm sản ngoài gỗ. [1]
Trong 15 năm qua, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đã có sự tăng trưởng rất
nhanh chóng. Năm 2016, tiếp tục đạt mức cao nhất từ trước đến nay, xấp xỉ 7,2
tỷ USD. Xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng nhanh do chúng ta có chủ trương,
chính sách tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế cùng tham gia cạnh tranh, phát triển lành mạnh.
Các doanh nghiệp cũng rất năng động, sáng tạo, đầu tư thiết bị công nghệ
chế biến gắn với thị trường, mở được thị trường xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện đồ gỗ nội, ngoại thất chiếm tỷ trọng lớn
trong xuất khẩu gỗ, đồ gỗ và lâm sản, đặc biệt các thị trường khó tính nhất, đòi
hỏi chất lượng cao như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Những thị trường khó tính
này hiện chiếm tỷ trọng hơn 50% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ của Việt
Nam. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu trong nước ổn định và tạo được sự cạnh
tranh về giá cả phục vụ ngành sản xuất chế biến đồ gỗ. Năm 2016, rừng trồng
các loại trong nước đã cung cấp khoảng 17 triệu m3 gỗ nguyên liệu, giảm dần
nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài. Năm 2016, Việt Nam chỉ còn nhập hơn
1,8 tỷ USD, giảm gần 16% so với năm trước. Việc giảm nhập nguyên liệu này
trong khi kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh là minh chứng cho việc
đóng góp rất lớn của ngành lâm nghiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế
biến.sinh vật rừng khác.
LSNG là những sản phẩm không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật, được
khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có giá trị nhiều mặt, góp phần phát
triển KT-XH. Lâm sản ngoài gỗ thể hiện sự đa dạng phong phú về chủng loại,
có nguồn gốc từ thực vật, động vật, như :Tre nứa, song mây, nấm, mật ong, sâm.
Cánh kiến, hổ phách..., hình thành bởi hai nguồn: nguồn phát triển tự nhiên và
nguồn do con người nuôi trồng. Lâm sản ngoài gỗ phần lớn có giá trị kinh tế
cao, cung cấp những sản phẩm có tác dụng nhiều mặt đối với đời sống con
người, như: nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất đồ gia dụng, thuốc
chữa bệnh... Đặc biệt, phát triển lâm sản ngoài gỗ sẽ góp phần tăng cường đa
1
dạng sinh học, bảo vệ nguồn gien, đảm bảo khả năng phòng hộ của rừng, giải
quyết việc làm cho nông dân.
Đồng Hới là trung tâm hành chính của Tỉnh, trong quá trình đô thị hóa
diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng của Thành Phố biến động thường
xuyên do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trong năm chuyển đổi
mục đích sử dụng 9,6 ha (giảm so với năm 2015 là 6,88 ha) tập trung trên điạ
bàn xã Bảo Ninh, Quang Phú để xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp khách sạn,
xây dựng cơ sở về giao thông; trong quá trình thực hiện đã chỉ đạo kiểm lâm địa
bàn kiểm tra giám sát theo đứng quy định của pháp luật.
Trước yêu cầu cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên lâm sản nhưng vẫn
đảm bảo được đời sống của người dân địa phương thì việc: “Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất giải pháp quản lý lâm sản trên địa bàn TP Đồng Hới.”
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về Lâm Sản trên Thế Giới
Diện tích rừng trên thế giới ngày càng suy giảm qua các thời kì, theo tài
liệu của Qũy bảo vệ động vật hoang dã (WWF,1998) trong thời gian 30
năm(1960- 1990) , độ che phủ rừng trên thế giới giảm đi gần 13% , tức diện tích
rừng đã giảm đi từ 37 triệu km xuống còn 32 triệu km với tốc độ giảm trung
bình 160 nghìn km /năm. Thực tế cho thấy rằng, sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở
các vùng nhiệt đới, ở Amazone trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19 nghìn km
trong suốt 20 năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và
rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và
rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%, châu á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn
nhất, khoảng 70%. Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo bệ phát triển vốn
rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã
thành lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công
ước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong đó có:
- Công ước quốc tế về buôn bán các loại động thực vật quý hiếm (CITES)
có hiệu lực từ năm 1975 là một thỏa thuận môi trường đa phương với 180 nước
thành viên. Mục đích của công ước này là để đảm bảo là việc buôn bán quốc tế
các loại động thưc vật hoang dã không đe dọa sự sống của chúng.
- Năm 1980: chiến lược bảo tồn thế giới, tiếp theo hội nghị Stockholm, các
tôt chức bảo tồn như Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Thế Giới (IUCN), chương
trình mội trường Liên Hợp Quốc( UNEP), và quỹ bảo vệ thiên nhiên Thế Giới
(WWF) đã đưa ra “ Chiến Lược Bảo Tồn Thế Giới” chiến lược này thúc dục các
nước soạn thảo các chiến lược bảo tồn quốc gia mình. Ba mục tiêu chính về bảo
tồn tài nguyên sinh vật được nhấn mạnh trong chiến lược như sau: duy trì những
hệ sinh thái cơ bản và những hệ hỗ trợ sự sống (như cải tạo đất, tái sinh nguồn
dinh dưỡng, bảo vệ an toàn nguồn nước ); bảo tồn tính đa dạng di truyền ; bảo
đảm sử dụng một cách bền vững các loại và các hệ sinh thái, từ khi chiến lược
bảo tồn được công bố cho đến nay đã có 60 chiến lược bảo tồn quốc gia được
phê duyệt.Tiếp theo chiến lược này, một công trình khoa học có tiêu đề “Cứu
lấy trái đất chiến lược cho cuộc sống bền vững” đã được IUCN, WWF,UNEP
soạn thảo về công bố năm 1991.
Năm 1992: Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc Rio
de Janeiro, Brazil là nơi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất. Tên
chính thức là hội nghị về môi trường và phát triển Liên Hợp Quốc (UNCEP),tại
đây các đại biểu tham gia đã có những nguyên tắc cơ bản và phát động một
3
chương trình hành động vì sự phát triể bên vững có tên chương trình Nghị Sự
21. Với sự tham gia của đại diện trên 200 nước trên thế giới cùng một số lực
lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã thông qua các văn bản quan
trọng : tuyên bố Rio về môi trường và phát triển với 27 nguyên tắc chung, xác
định những quyền và trách nhiệm của quốc gia nhằm làm cho thế giới PTBV .
Rừng chiếm 31% tổng diện tích đất trên thế giới, là thảm thực vật giữ vai
trò to lớn đối với con người như cung cấp gỗ, củi, điều hòa không khí, ngăn
chặn gió báo, tạo ra oxy, nơi cư trú của muôn loài thực vật và nơi tàng trữ các
nguồn tài nguyên quý hiếm. Đặc biệt, rừng là một yếu tố quan trọng trong sự
phát triển bền vững toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới, ước tính có hơn 1,6 tỷ
người sống phụ thuộc vào rừng và ngành công nghiệp lâm sản là một nguồn
cung cấp khối lượng lớn việc làm, góp phần vào tăng trường kinh tế của quốc
gia và khu vực. Số liệu thông kế mới đây cho thấy, 30% diện tích rừng được sử
dụng để sản xuất gỗ và các sản phẩm phi gỗ, thương mại lâm sản ước đạt 327 tỷ
USD/năm. Tuy nhiên, hiện nay rừng đang bị con người khai thác quá mức,
khiến thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, môi trường và khí hậu thay đổi, đe dọa sự
sống trên khắp trái đất. Liên quan đến hiện tượng biến đổi khí hậu, Ngân hàng
Thê giới cho rằng, 20% lượng phát khí thải nhà kính hiện nay là do phá rừng. Tổ
chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) vừa công bố một con số khiến nhiều
người quan tâm đó là mỗi năm 130.000 km2 rừng trên thế giới bị biến mất do
nạn phá rừng. Điều này khiến cho môi trường sống của 2/3 loài trên Trái đất bị
thu hẹp, đa dạng sinh học bị suy giảm và với đà này trong tương lai không xa,
chúng ta sẽ phải nói lời chia tay với 100 loài. Bên cạnh đó, việc chuyến đổi đất
rừng sang đất nông nghiệp, đất định cư, thu hoạch gỗ không bền vững, quản lý
đất đai không hiệu quả… cũng là những lý do phổ biến nhất cho sự thất thoát
rừng ở nhiều khu vực trên thế giới. Nghiên cứu mới nhất của Chương trình Môi
trường Liên Hiệp quốc (UNEP) công bố cho biết: Nạn phá rừng trên quy mô
toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức báo động, mỗi năm thế giới mất tới 13 triệu héc ta
rừng, tương đương với diện tích của đất nước Bồ Đào Nha. Diện tích rừng bị
mất hàng năm này làm gia tăng 6 tỷ tấn CO2 gây hiệu ứng nhà kính, gấp 3,6 lần
lượng khí thải do các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp của Liên minh
châu Âu thải vào khí quyển năm 2010 theo chương trình tín dụng khí thải của
Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu. Nghiên cứu của UNEP xác định rừng
có thể hỗ trợ giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 20ºC, mức tăng nhiệt độ an
toàn để biến đổi khí hậu không đe dọa cuộc sống nhân loại vào cuối thế kỷ này,
nếu giảm được 50% diện tích rừng bị mất vào năm 2030. Để đáp ứng mục tiêu
này, thế giới cần đầu tư từ 17-33 tỷ USD mỗi năm để trồng rừng và khôi phục
4
các diện tích rừng bị mất. Đáng chú ý, rừng của Việt Nam cũng đang nằm trong
vấn đề chung có quy mô toàn cầu về sự tàn phá, nhất là khi rừng bị chuyển đổi
mục đích sử dụng. Theo đó, trong 10 năm qua, đất nông nghiệp tại Tây Nguyên
tăng lên rất nhanh, từ 8,0% năm 1991 lên đến 22,6% năm 2000, trong khi đó đất
lâm nghiệp giảm từ 59,2% xuống còn 54,9% đất tự nhiên. Kết quả đã dẫn đến
việc biến nhiều vùng có hệ sinh thái rừng tốt tươi, ổn định thành vùng có hệ sinh
thái bị đảo lộn, mất cân bằng, dẫn đến lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và có nhiều khả
năng thiếu nước trầm trọng trong mùa khô, kể cả nguồn nước ngầm. Thật khó
mà ước tính được tổn thất về rừng và lâm sản hàng năm ở Việt Nam. Theo thống
kê, năm 1991 có 20.257 ha rừng bị phá, năm 1995 giảm xuống còn 18.914 ha và
năm 2000 là 3.542 ha. Tuy nhiên, theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam
năm 2000 thì có thể ước định rằng tỷ lệ mất rừng hiện nay là khoảng 120.000 150.000 ha/năm và rừng trồng hàng năm khoảng 200.000ha. Rừng đã thể hiện
một cách rõ ràng và mạnh mẽ vai trò không thể thay thế trong cuộc sống của
chúng ta. Tuy nhiên, bất chấp tất cả lợi ích vô giá về sinh thái, kinh tế, xã hội và
sức khỏe mà rừng ban tặng, chúng ta đang tàn phá rừng không thương tiếc.
Những đầu tư ngắn hạn để đạt được lợi ích trước mắt (ví dụ: khai thác gỗ) gia
tăng những tổn thất này. Những người có sinh kế phụ thuộc vào rừng đang đấu
tranh để sinh tồn. Nhiều loài quý hiếm đối mặt với thảm họa tuyệt chủng. Đa
dạng sinh học đang dần bị xóa sổ. Các nhà kinh tế thế giới đã chứng minh rằng,
nếu không lồng ghép các giá trị của rừng vào kế hoạch chi ngân sách thì các
quốc gia và các nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt. Sự bần cùng hóa là tất yếu bởi
việc gây tổn hại đến sự sống của rừng, trong khi rừng hỗ trợ cho đời sống hàng
ngày của chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta cần phải xác định rằng việc bảo tồn
và phát triển rừng là một cơ hội kinh doanh. Khi chúng ta đầu tư 30 triệu đô la
cho việc chống phá rừng và suy thoái rừng thì chúng ta có thể nhận được 2,5 tỷ
đô la từ các sản phẩm và dịch vụ mà nó mang lại. Thêm vào đó, đầu tư vào lâm
nghiệp có thể tạo ra hơn 10 triệu việc làm trên toàn thế giới. Hiện nay, các nhà
lãnh đạo đang chỉ ra những tiềm năng của năng lượng tái tạo, nhưng để quá trình
chuyển đổi diễn ra thì vấn đề về rừng phải là một ưu tiên trong thể chế và chính
sách. Để trả lời cho câu hỏi về quản lý rừng bền vững, hướng tới một nền Kinh
tế Xanh phụ thuộc vào hành động của chúng ta. Chúng ta không nên cho rằng,
rừng chỉ đơn thuần là những cái cây.
Từ năm 1990, mỗi năm thế giới mất 51600 km2 rừng, đây là con số trong
báo cáo về đánh giá nguồn tài nguyên rừng thế giới năm 2015 được công bố
hôm 07/09/2015 tại Durban, Nam Phi, nơi đang diễn ra Hội nghị thế giới về
rừng lần thứ 14. Ông Tổng giám đốc của FAO, José Graziano, tác giả của báo
5
cáo cho biết : Một xu hướng đáng khích lệ trong việc giảm nhịp độ phá
rừng.Theo đó, từ năm 2010 đến năm 2015, diện tích rừng (kể cả rừng tự nhiên
và rừng trồng lại) giảm mỗi theo nhiệp độ 0,08% mỗi năm so với thập kỷ 19902000 là 0,18%.
Nghiên cứu của FAO, công bố 5 năm một lần, ghi nhận : Cho dù trên toàn
thế giới; diện tích rừng tiếp tục giảm trong lúc mức gia tăng dân số cùng nhu cầu
lương thực và đất đai cũng tiếp tục tăng, thì tỷ lệ phá rừng đã giảm 50% . Chủ
yếu rừng bị co hẹp lại ở trong các vùng nhiệt đới, đặc biệt là Nam Mỹ, Châu
Phi. Brazil là nước bị mất rừng nhiều nhất (984.000 ha), đứng trên các nước như
Indonesia, Miến Điện, Nigeria và Tanzania. Trái lại Trung Quốc, Úc và Chile là
những nước mở rộng diện tích rừng.
Các chuyên gia thống kê được là 80% diện tích rừng bị phá hiện nay là để
phục vụ cho nhu cầu nông nghiệp, trong đó chủ yếu để trồng cây cọ dầu, đậu
tương. Báo cáo của cơ quan Liên Hiệp Quốc cũng ghi nhận rừng trồng không
ngừng được mở rộng, hiện đang chiếm tới 7% diện tích rừng của thế giới; có
1,7% lực lượng lao động của thế giới đang làm việc trong ngành lâm nghiệp,
đóng góp khoảng 8% thu nhập nội địa của cả hành tinh.
Theo một tài liệu của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP công
bố năm 2014, đầu tư mỗi năm 30 tỷ đô la là có thể đủ để bảo tồn được các cánh
rừng nhiệt đới của trái đất. Trong khi đó từ nay đến năm 2030, các cánh rừng ở
Nam Mỹ và Châu Phi vẫn đang co hẹp lại, trong khi các vùng khác trên thế giới
có xu hướng mở rộng. Có được kết quả trên, báo cáo của FAO ghi nhận những
tiến bộ về chất trong lĩnh vực quản lý bền vững rừng trong vòng 25 năm qua.
Dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa vào tính chất và mục đích
sử dụng, rừng được chia thành 3 loại chính như sau:
+ Rừng phòng hộ được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.
Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng
phòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.
+ Rừng đặc dụng được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn
thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng,
phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và
danh lam thắng cảnh cho nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn
quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu Văn Hóa - Lịch Sử và Môi
Trường.
+ Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh
gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường.
6
Sự suy giảm diện tích rừng và suy thoái rừng. Theo tài liệu mới công bố
của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm
(1960-1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, tức diện
tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với tốc độ giảm trung
bình 160.000km2/năm. Sự mất rừng lớn nhất xãy ra ở các vùng nhiệt đới, ở
Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2 trong suốt
hơn 20 năm qua. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn
đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và
rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi mất rừng nguyên
sinh lớn nhất, khoảng 70%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên
thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau đây:[10]
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương
thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan
trọng nhất. Rowe (1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng
năm là do nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á
và Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh.[10]
- Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên
nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng
làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu
m3 vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào
nguồn gỗ củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi
đun.[10]
- Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở
rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở Châu
Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông
nghiệp nhỏ. Phần còn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng
diện tích đồng cỏ với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 – 1980.
Còn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazone đến 1980
có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò.[10]
- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng
như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên
nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ
xãy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán
trên thế giới. Ví dụ, ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất
nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ
cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3
diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn.[10]
7
- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản; nhiều diện tích rừng
trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản
phục vụ cho kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không quan
tâm đến lĩnh vực môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá
để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng côca để sản xuất sôcôla. Ở Pêru, nhân dân
phá rừng để trồng côca; diện tích trồng côca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng
của Pêru. Các cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng
rừng nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malaisia và nhiều nước khác.[10]
- Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế
giới và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, năm 1977 đã
xảy ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Chỉ tính
riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm 1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu
ha rừng. Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị cháy.[10]
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếplàm
tăng quá trình phá rừng trên thế giới. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính
sáh đất đai, chính sách về di cư, định cư và các chính sách kinh tế xã hội
khác. Các dự án phát triển kinh tế xã hội như xây dựng đường giao
thông, các công trình thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng làm
gia tăng đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo tuyên bố của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), từ năm 1980, thế
giới đã mất đi khoảng 3,6 triệu ha rừng ngập mặn, tương đương với 20% tổng
diện tích rừng ngập mặn bị tàn phá. Một con số đáng báo động.
Việc mất rừng ngập mặn đã gây ra những thiệt hại đáng kể về mặt môi
trường cũng như kinh tế ở nhiều quốc gia. Điều này rất cần được quan tâm, chú
ý. Trước thực trạng đó, FAO đã kêu gọi nhiều chương trình bảo vệ, quản lý rừng
ngập mặn từ các cơ quan chính phủ và tổ chức môi trường.
Nghiên cứu đánh giá về rừng ngập mặn mới đây của FAO, với tiêu đề là
“Rừng ngập mặn thế giới 1980-2005”, đã cho biết tổng diện tích rừng ngập mặn
đã giảm từ 18,8 triệu ha năm 1980 xuống còn 15,2 triệu ha năm 2005.
Tuy nhiên, có sự chậm lại trong tỷ lệ mất rừng ngập mặn: từ khoảng
187.000 ha bị phá hủy hàng năm trong thập niên 1980 thì giai đoạn 2000-2005
chỉ còn 102.000 ha mỗi năm, điều này phản ánh sự nâng cao nhận thức về giá trị
của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Châu Phi, Bắc và Trung Mỹ là khu vực bị suy giảm đáng kể diện tích rừng
ngập mặn, với con số mất mát tương ứng là 690.000 và 510.000 ha rừng trong
vòng 25 năm qua.
8
Châu Á gánh chịu sự mất rừng ngập mặn lớn nhất từ năm 1980, với hơn
1,9 triệu ha bị tàn phá, chủ yếu do những thay đổi trong việc sử dụng đất đai.
Ở cấp quốc gia, Madagascar, Indonesia, Mexico, Pakistan, Papua New
Guinea và Panama là những nước có diện tích rừng bị mất lớn nhất trong những
năm 1980.
Tổng diện tích rừng bị mất ở năm nước này là khoảng 1 triệu ha, tương
đương với diện tích Jamaica. Nhưng trong những năm 1990, Pakistan và
Panama đã thành công trong việc giảm tỷ lệ mất rừng ngập mặn.
Ngược lại, Madagasca, Việt Nam và Malaysia lại trải qua thời kỳ phá rừng
tăng lên và nằm trong số năm quốc gia đứng đầu về diện tích rừng bị mất trong
thập niên 1990 và giai đoạn 2000-2005.
FAO chỉ ra rằng áp lực dân số cao, sự chuyển đổi quy mô lớn một diện tích
rừng ngập mặn sang nuôi trồng tôm cá, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và du lịch,
cũng như ô nhiễm và các thảm họa tự nhiên là những nguyên nhân chính dẫn
đến tàn phá rừng ngập mặn.“Rừng ngập mặt là khu đất ngập nước có rừng rất
quan trọng và hầu hết các nước hiện nay đã bị cấm chuyển đổi rừng ngập mặt
sang làm thủy sản, và họ đánh giá tác động môi trường trước khi sử dụng các
khu rừng ngập mặt cho những mục đích khác”, đó là phát biểu của ông Wulf
Killmann, Giám đốc Ủy ban Lâm sản và Công nghiệp của FAO, trong dịp kỷ
niệm Ngày Đất ngập nước Thế giới (02/02/2008). Ông còn nói thêm: “Điều này
khiến cho việc quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn được tốt hơn ở nhiều nước.
Nhưng nói chung thì con số mất những khu rừng ven biển này vẫn đang ở mức
đáng báo động. Tỷ lệ mất rừng ngâp mặn cao hơn đáng kể so với tỷ lệ mất các
loại rừng khác. Nếu việc chặt phá rừng ngập mặn còn tiếp tục thì sẽ dẫn đến
những thiệt hại về đa dạng sinh học và sinh kế nghiêm trọng, cùng với đó là sự
xâm nhập mặn ở vùng ven biển và lắng đọng bùn ở các rạn san hô, cảng và
đường tàu biển. Du lịch cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các nước cần bắt tay vào việc
bảo tồn hiệu quả và quản lý bền vững hơn nữa các vùng rừng ngập mặn trên thế
giới cũng như các hệ sinh thái đất ngập nước khác”.
“Một ghi nhận tích cực là số các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn tăng
lên theo thời gian, trong đó có Băng-la-det”, theo lời Cán bộ Lâm nghiệp cấp
cao Mette Wilkie.
Rừng ngập mặn là những khu rừng thường xanh chịu mặn dọc bờ biển,
đầm phá, sông hay các vùng châu thổ ở 124 nước hay vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới, bảo vệ vùng ven bờ khỏi xói mòn, lốc xoáy và gió. Các khu rừng ngập
mặn là hệ sinh thái quan trọng cung cấp gố, thực phẩm, cỏ khô, thuốc men và
mật ông.
9
Chúng cũng là nơi sống của nhiều loài động vật như cá sấu, rắn, hổ, hươu,
rái cá, cá heo và chim. Hàng loạt các loài cá và động vật có vỏ cũng phụ thuộc
vào những khu rừng ven biển và rừng ngập mặn giúp bảo vệ rạn san hô khỏi sự
tích tụ bùn do xói mòn từ nội địa.
Báo cáo của FAO cũng cho rằng Nigeria, Indonesia, Australia, Brazil, và
Mexico có tổng diện tích rừng ngập mặn chiếm 50% toàn cầu.
Đánh giá rừng ngập mặn thế giới từ 1980-2005 được hoàn thành với sự hợp
tác của các chuyên gia về rừng ngập mặn trên toàn thế giới và được hỗ trợ bởi
Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tế (ITTO).Theo báo cáo của FRA 2010 của FAO ,
tổng diện tích rừng của thế giới đạt hơn 4 tỷ ha, chiếm 31% diện tích đất toàn
cầu, trong đó khoảng 1,2 tỷ ha rừng được quản lý nhằm mục đích sản xuất các
sản phẩm từ gỗ và các sản phẩm từ tài nguyên rừng khác.5quốc gia có tài
nguyên rừng lớn nhất thế giới gồm Nga(809 triệu ha), Brazil(520 triệu ha),
Canada(310 triệu ha), Mỹ (304 triệu ha), Trung quốc(207 triệu ha) tổng cộng
diện tích rừng của 5 quốc gia này đã chiếm hết 53% diện tích rừng trên toàn thế
giới.
Thị trường Mỹ : Các nhà nhập khẩu Mỹcho biết hàng năm người tiêu dung
hoa kì sủ dụng 75 tỷ USD cho mua sắm các mặt hàng gỗ. nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ
mỹ những năm gần đây không ngừng tăng ước tính từ năm 1996 đến năm 2001
nhu cầu này tăng 33.6% , do trong nước không đáp ứng đủ nên đồ gỗ nhập khẩu
vào mỹ liên tục tăng từ mức 4,988 triệu USD năm 1996 lên 10.200 triệu USD
năm 2001.
Thị trường nội thất của Mỹ trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng ổn định.
Theo Bộ Thương Mại Mỹ, nhập khẩu nội thất của Mỹ đã tăng trưởng 200%,
trong thời gian từ năm 1996-2001. Khoảng 40% sản phẩm gỗ nội thất được bán
trên thị trường Mỹ được nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó Trung Quốc là nước
xuất khẩu hàng đầu. Việt Nam cũng có sự gia tăng xuất khẩu mạnh mẽ, đạt 110
triệu USD năm 2003 so với 10 triệu năm 2001
Thị trường EU:
EU là thị trường nội thất lớn nhất thế giới, theo thống kê năm 2000, thị
trường nội thất EU đạt 66 tỉ USD trong đó Đức là thị trường lớn nhất, chiếm
khỏang 27%. EU cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm nội thất,
chiếm khỏang 50% nhập khẩu tòan thế giới tương đương 19,5 tỉ USD (năm
2000), trong đó 45% nhập khẩu là từ các nước nằm ngoài EU. Trong số các
nước đang phát triển thì Trung Quốc là nhà xuất khẩu lớn nhất, Việt Nam là một
trong số các nước đang gia tăng mạnh mẽ xuất khẩu vào thị trường này.
10
Trong những năm gần đây nguồn cung cấp gỗ nhiệt đới cho thị trường thế
giới là khu vực Đông Nam Á, Amazon, Châu Phi, và nguồn cung cấp gỗ ôn đới
chủ yếu là Nga, Canada…
Tình hình xuất khẩu gỗ tròn gỗ hộp trên Thế Giới những năm vừa qua có
những chuyển biến quan trọng, trong khi các nước xuất khẩu chủ yếu Mỹ,
Malaysia đang có xu hướng giảm xuất khẩu các mặt hàng này thì những nước
đang khôi phục lại nền kinh tế sau một thời gian dài trì trệ như Liên Bang Nga
lại có xu hướng tăng lượng xuất khẩu hàng năm nên một cách rõ rệt giá trị xuất
khẩu gỗ của Liên Bang Nga đã tăng từ 945,296 triệu USD năm 1996 lên
1.338,269 triệu USD năm 2001.
Trong năm 2012, sản xuất đồ gỗ toàn cầu có giá trị 361 tỷ Euro. Số liệu này
được lấy từ nguồn quốc tế và quốc gia của 70 nước trên Thế Giới, với tổng dân
số gần 5 tỷ người (khoảng 75% dân số Thế Giới và chiếm khoảng 92% tổng lưu
chuyển thương mại hàng hóa toàn cầu và gần như 100% lưu chuyển thương mại
sản phẩm đồ gỗ).
Trong thập kỷ vừa qua, sản xuất đồ nội thất tăng trưởng đều hàng năm,
ngoại trừ năm 2008 và 2009. Năm 2012, sản xuất đồ gỗ toàn cầu tăng cao hơn
60% so với 10 năm trước đây.Vào năm 2010, lần đầu tiên trong lịch sử, thị phần
của các nước thu nhập thấp và trung bình chiếm hơn nửa tổng sản xuất đồ gỗ
Thế Giới, ở mức 59% trong khi các nước thu nhập cao chiếm 41% tổng sản xuất
đồ gỗ Thế Giới. Điều này là do 2 nguyên nhân sau đây:
- Tại các nền kinh tế mới nổi, các nhà cung cấp trong nước gia tăng sản
xuất nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở thị trường nội địa (ví dụ
như Braxin hay Ấn Độ)
- Đầu tư vào sản xuất từ các nền kinh tế phát triển vào các nước đang phát
triển, hay có thể gọi là chuyển dịch sản xuất trên Thế Giới. Trên thực tế, trong
nhóm các nước thu nhập thấp và trung bình, có 3 nước (Trung Quốc, Ba Lan và
Việt Nam), sản xuất đồ gỗ tăng trưởng nhanh chóng do đầu tư vào những nhà
máy mới với mục đích thúc đẩy xuất khẩu.
Ngành sản xuất đồ gỗ trên thế giới từ trước đến nay là ngành thâm dụng lao
động và dựa vào tài nguyên thiên nhiên, theo đó có tình trạng cùng tồn tại của
các công ty trong nước trên cơ sở các làng nghề thủ công hoạt động song hành
với những công ty quy mô lớn.
Khoảng 200 công ty hàng đầu trên Thế Giới chiếm trên 20% tổng sản xuất
đồ gỗ trên Thế Giới (những công ty này được CSIL phân loại, lựa chọn và xếp
hạng dựa trên tổng doanh thu từ sản xuất đồ gỗ của họ). Những công ty hàng
11
đầu này nằm khắp nơi trên Thế Giới, cho thấy sự phổ cập toàn cầu hóa của
ngành này.
Có tổng số 57 công ty có trụ sở đặt tại các nước đang phát triển và 143
công ty có trụ sở đặt tại các nước phát triển. Theo dữ liệu CSIL, các công ty này
có khoảng 1100 nhà máy trên Thế Giới. Tính ra trung bình một công ty có
khoảng 6 nhà máy, với sự phân hóa rõ nét trong các nhóm công ty được xem
xét, đánh giá. Cần lưu ý rằng khi quy mô công ty gia tăng thì số lượng các nhà
máy cũng tăng lên.
Tuy nhiên, phương thức sản xuất và quy trình tổ chức lại được tiến hành
dựa trên nhiều yếu tố khác như vị trí địa lý (ví dụ như công ty có trụ sở tại Hoa
Kỳ thường là những công ty quy mô lớn và thường có số lượng nhà máy nhiều
gấp đôi các công ty được xem xét trong nhóm công ty đó), sự chuyên môn hóa
của công ty (số lượng các nhà máy tăng lên trong trường hợp công ty sản xuất
những hàng hóa khác ngoài đồ gỗ), và cơ cấu (các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán thường có cơ cấu sản xuất phức tạp hơn).
Khoảng 40% trong tổng số 200 công ty sản xuất đồ gỗ hàng đầu trên Thế
Giới có nhà máy ngoài lãnh thổ nơi đặt trụ sở. Trong Bảng 4 dưới đây, vị trí đặt
nhà máy của các công ty được liệt kê cho thấy tầm quan trọng của các nước
đang phát triển ở châu Á. Ngoài ra, do số lượng các công ty sản xuất đồ gỗ Hoa
Kỳ lớn hơn các công ty châu Âu, tầm quan trọng tương đối của hai khu vưc này
thay đổi (ở châu Âu, mặc dù số lượng các công ty hàng đầu nhiều gấp đôi các
công ty Hoa Kỳ nhưng họ quản lý số lượng nhà máy gần như tương đương với
các đối thủ cạnh tranh ở Hoa Kỳ).
Sự thay đổi về mặt địa lý của vị trí sản xuất trên phạm vi toàn cầu, chiến
lược gia công toàn cầu của cả các công ty chế tạo và bán lẻ (ví dụ như chiến
lược của IKEA), và quá trình phân đoạn sản xuất ở tầm quốc tế đang chuyển
dịch các nhà máy sản xuất đi xa khỏi trụ sở của các công ty đến những nước có
chi phí nhân công, nguồn lực và những yếu tố đầu vào khác hấp dẫn hơn. Mặt
khác, mở cửa thị trường mạnh hơn và tầm quan trọng ngày càng tăng của các thị
trường tăng trưởng nhanh cùng với những thị trường truyền thống cũng thúc đẩy
tiến trình này. Kết quả là trong 10 năm vừa qua, thương mại đồ gỗ Thế Giới,
chiếm khoảng 1% tổng thương mại hàng hóa thế giới, tăng trưởng nhanh hơn
ngành sản xuất đồ gỗ. Tổng thương mại đồ gỗ thế giới là 59 tỷ Euro vào năm
2003 và tăng lên 82 tỷ Euro vào năm 2008, sau khi suy giảm vào thời kỳ khủng
hoảng, ngành này đạt mức 98,1 tỷ Euro vào năm 2012. Trong nghiên cứu thị
trường ngành đồ gỗ quốc tế, có 3 yếu tố quan trọng cần được cân nhắc:
12
- Đầu tiên, khoảng 25% giá trị thương mại là các phụ kiện đồ gỗ (tăng nhẹ
so với 10 năm trước đây), qua đó cho thấy rõ rang xu hướng gia công thuê ngoài
của ngành này như đã nêu ở trên và sự phân đoạn mang tầm quốc tế của chuỗi
giá trị toàn cầu.
- Hai là, khoảng một nửa thương mại đồ gỗ Thế Giới diễn ra giữa các nước
có khoảng cách địa lý xa nhau. Những luồng thương mại quan trọng nhất là từ
các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp ở châu Á sang Hoa Kỳ và
châu Âu.
- Ba là, một tỷ lệ đáng kể của thương mại quốc tế đồ gỗ được tiến hành
giữa các khu vực kinh tế. Thực tế là thương mại giữa các vùng chiếm khoảng
54% tổng thương mại đồ gỗ toàn cầu, cụ thể là:
- Liên minh châu Âu cùng với Na Uy, Thụy Sỹ và Iceland, có khoảng 75%
thương mại đồ gỗ nước ngoài diễn ra trên những nước này (thương mại nội khối
EU).
- Ở khu vực NAFTA (Hoa Kỳ, Canada và Mehico), khoảng 28% thương
mại quốc tế về đồ gỗ diễn ra trong nội khối này.
- Ở châu Á Thái Bình Dương, khoảng 38% thương mại quốc tế về đồ gỗ
diễn ra trong nội bộ khu vực này. Bảng tiếp theo cho thấy vị trí tương đối của 10
nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu trên Thế Giới và cho thấy sự thay đổi to lớn
trong 10 năm qua (từ 2003 đến 2012).
Trung Quốc tiến lên vị trí hàng đầu trong khi Ý rớt xuống thứ 3 (sau Trung
Quốc và Đức) và Việt Nam tăng từ vị trí thứ 24 lên thứ 6 trong khi Ba Lan thay
thế Canada. Trong 10 năm qua, 10 nước trong bảng dưới đây nắm vai trò chủ
đạo trong thương mại quốc tế về đồ gỗ và trong số này có 6 nước công nghiệp
phát triển cùng với Trung Quốc, Malaixia, Ba Lan và Việt Nam.
2.2.Tổng quan Lâm Sản Ở Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của Viện điều tra và quy hoạch rừng, việc chuyển
đổi mục đích sử dụng đất rừng, khai thác quá mức lâm sản là nguyên nhân chính
khiến rừng tự nhiên của Việt Nam bị suy giảm diện tích trong nhiều thập kỷ qua.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời gian 20 năm từ năm 1975 đến năm
1995, diện tích rừng tự nhiên của cả nước đã giảm 2,8 triệu hecta.
Diện tích rừng bị giảm nghiêm trọng nhất là ở một số vùng như Tây
Nguyên mất 440.000 hécta; vùng Đông Nam Bộ mất 308.000 hécta; Vùng Bắc
Khu IV cũ mất 243.000h hecta; vùng Bắc Bộ mất 242.500 hecta.
13
Vẫn theo số liệu thống kê của Viện điều tra quy hoạch rừng, diện tích rừng
trồng tuy tăng nhanh từ năm 1999 đến nay nhưng vẫn không đạt mục tiêu phủ
xanh 43%-43% diện tích cả nước vào năm 2015.
Cụ thể, tổng diện tích rừng cả nước được ghi nhận vào năm 1945 là 14,3
triệu hécta. Tuy nhiên, đến năm 1995, rừng tự nhiên đã bị lấn chiếm, chuyển đổi
mục đích sử dụng và khai thác quá mức, nên diện tích chỉ còn 8,25 triệu hecta.
Trước thực trạng suy giảm diện tích rừng tự nhiên đến mức đáng lo ngại trên,
Chính phủ đã tuyên bố “đóng cửa” rừng tự nhiên, đồng thời yêu cầu các địa
phương tăng cường trồng rừng bổ sung. Nhờ đó diện tích rừng cả nước, đặc biệt
là rừng trồng đã tăng lên đáng kể.
Điển hình là năm 2005, diện tích rừng cả nước đã tăng lên 12,70 triệu
hecta; năm 2009 tăng 13,20 triệu hecta. Đặc biệt, đến năm 2015, tổng diện tích
rừng cả nước đã tăng lên 14,06 triệu hecta. Tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên
cũng chưa thể phục hồi.
Theo nhận định của các chuyên gia, có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc
suy giảm diện tích rừng là việc chuyển đổi mục đích sử đất rừng, đặc biệt là tình
trạng khai thác lâm sản quá mức, nhất là khu vực Tây Nguyên và vùng duyên
hải miền Trung.
Khoảng thế kỷ XX ở nước ta độ che phủ của rừng còn lại 43% diện tích đất
tự nhiên. Thì sau 30 năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị
thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn
với 25 triệu hố bom đạn, bom cháy rừng cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu
hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại và diện tích rừng chỉ còn khoảng 9,5
triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước.Theo số liệu thu được nhờ phân tích ảnh
Landsat chụp năm 1979 – 1981 và KATE 140 trong cùng thời gian, cho thấy
trong giai đoạn này rừng chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích cả
nước (Viện Điều tra và Quy hoạch rừng), trong đó 10% là rừng nguyên sinh. Ở
nhiều tỉnh rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La
11,955 và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do
mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn
tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại
ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những
đám rừng nhỏ phân tán.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến thời điểm
tháng 12 năm 2008 diện tích rừng cả nước là 13,1 triệu ha (chiếm 38,7% tổng
14
diện tích tự nhiên) bao gồm : 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và 2,8 triệu ha rừng
trồng. Nếu phân chi theo 3 loại rừng năm 2008 như sau : rừng đặc dụng : 2,1
triệu ha (tương đương với 15,7% tổng diện tích rừng), rừng phòng hộ : 4,7 triệu
ha (36,1% tổng diện tích rừng) và rừng sản xuất : 6,2 triệu ha (47,3% tổng diện
tích rừng) và rừng ngoài đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 118,568 ha (0,9% tổng
diện tích rừng). Mặc dù diện tích rừng tăng từ 7,8 triệu ha (năm 1981) lên 13,1
triệu ha (năm 2008) nhưng hiện tượng mất rừng vẫn tiếp diễn phức tạp tại nhiều
nơi, từ vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Hiện tượng
mất rừng và phá vỡ sự gắn kết các mảng rừng làm cho rừng trở nên manh mún
khá phổ biến tại các khu rừng tự nhiên
Theo số liệu Báo cáo Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài
nguyên rừng toàn quốc (NFIMAP) chu kỳ III, hơn 2/3 diện tích rừng tự nhiên
của Việt Nam được coi là rừng nghèo; Rừng giàu và rừng trung bình chỉ chiếm
4,6% tổng diện tích rừng và phần lớn phân bố tại các vùng núi cao, vùng sâu,
vùng xa. Nhiều khu rừng ngập mặn và rừng Tràm tại vùng đồng bằng ven biển
có vai trò quan trọng trong việc duy trì đang dạng sinh học dường như đã biến
mất. Cơ hội tái sinh tự nhiên có trữ lượng lớn thường độc lập và manh mún. Báo
cáo cũng cho thấy chất lượng và đa dạng sinh học rừng tiếp tục bị suy giảm.
Trong giai đoạn 1999 – 2005, diện tích rừng tự nhiên giàu giảm 10,2% và rừng
trung bình giảm 13,4%. Nhiều diện tích rừng tự nhiên rộng lớn tại vùng Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Bắc đã bị mất trong giai đoạn từ 1991 – 2001.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển công
nghiệp chế biến gỗ và lâm sản:
Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm ở vùng Đông Nam Á, có tổng diện
tích lãnh thổ khoảng 331.700 km2, kéo dài từ 9- 230 vĩ Bắc, trong đó diện tích
rừng và đất rừng là 20 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích toàn quốc (Tổng
cục thống kê năm 1994). Trước đây, rừng chiếm diện tích khoảng 60 triệu km2.
Đến năm 1958 chỉ còn 44,05 triệu km2 (chiếm khoảng 33% diện tích đất liền).
Năm 1973 còn 37,37 triệu km2. Hiện nay diện tích rừng ngày càng giảm, chỉ
còn khoảng 29 triệu km2. Ở Việt Nam: Vào năm 1943 có khoảng 14 triệu ha, tỉ
lệ che phủ 43% diện tích. Năm 1976 còn 11 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 34%.
Năm 1985 còn 9,3 triệu ha, tỉ lệ che phủ còn 30%. Năm 1995, còn 8 triệu ha và
tỉ lệ che phủ còn 28%. Ngày nay chỉ còn 7,8 triệu ha, chiếm 23,6% diện tích,
tức là dưới mức báo động cân bằng 3%.
15
- Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và một phần ôn
đới ở khu vực núi cao. Đất nước lại chạy dài theo nhiều vĩ độ, hình thành nên
nhiều vùng sinh thái khác nhau. Đặc điểm khí hậu này tạo ra sự đa dạng, phong
phú cho rừng Việt Nam nói chung và về các chủng loại gỗ nói riêng, đồng thời
cho phép tổ chức các hoạt động khai thác, chế biến quanh năm.
- Về quỹ đất phát triển lâm nghiệp: theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, về tổng quan sử dụng đất, diện tích đất hiện còn chưa sử dụng của cả
nước là trên 12 triệu ha, trong đó có trên 7 triệu ha có khả năng phát triển sản
xuất lâm nghiệp, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung.
- Với nguồn lao động dồi dào, khéo léo, giá nhân công thấp, Việt Nam có
nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và mộc mỹ
nghệ, ngành được coi là thâm dụng nhiều lao động. Trong sản xuất, gia công
hàng đồ gỗ xuất khẩu, bên cạnh yếu tố công nghệ đảm bảo cho việc nâng cao
năng suất, hiệu quả thì lao động thủ công chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt,
độc đáo cho sản phẩm.
Ngành gỗ Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông
Nam Á (sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan) trong cuộc đua chiếm thị phần
xuất khẩu đồ gỗ. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 nước,
trong đó EU, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất,
chiếm hơn 70% tổng sản phẩm gỗ xuất khẩu của cả nước.
Phần lớn gỗ được sản xuất tiêu thụ trong nội địa, chiếm 98% gỗ tròn, 92%
gỗ xẻ và 80% sản phẩm giấy. Nếu tính theo đầu người về gỗ xẻ và sản phẩm
giấy của nước ta chỉ đạt 0,0094 m3 và 1,3kg/năm (1989); trong khi cùng thời
gian này ở Indonesia là 0,038 m3 và 4,6kg/năm.
Một phần gỗ và các lâm đặc sản như Quế, Dầu hồi, Hạt điều, Cánh kiến
được được xuất khẩu sang các nước như Liên Xô cũ, Nhật Bản, Hồng Kông,
Singapore, Thái Lan. Nhìn chung giá trị xuất khẩu lâm sản ở nước ta chỉ chiếm
tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế quốc doanh. Ví dụ như giá trị xuất khẩu lâm sản
năm 1989 chiếm tỷ trọng 3,6% (65 triệu USD) trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của kinh tế quốc dân, hoặc như năm có giá trị xuất khẩu cao 1986 cũng chỉ
đạt 80,1 triệu USD chiếm 9,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. các sản phẩm
xuất khẩu đa số là sản phẩm thô không có sức cạnh tranh cao, do vậy thị trường
thu hẹp dần như cánh kiến đỏ, quế làm cho giá cả xuống thấp. Chế biến nhựa
thông chủ yếu dùng trong thị trường nội địa.
16
Việc chế biến gỗ của nước ta gặp nhiều khó khăn do máy móc
phương tiện cũ kỹ lạc hậu, hiệu suất trung bình sản phẩm ở các xưởng cưa chỉ
đạt 35 – 45%. Hơn nữa do tính chất chức năng máy móc và nguyên liệu đầu vào
hạn chế nên mặt hàng gỗ xẻ ít phong phú.
Rừng tự nhiên nước ta tuy có nhiều loại gỗ quý có giá trị nhưng phần lớn
đều đã bị khai thác, chỉ còn lại những cây gỗ có đường kính không lớn,
cong hoặc có những khuyết tật. Thêm vào đó, thành phần chủng loại gỗ
trong rừng rất phức tạp nên gặp nhiều khó khăn trong khai thác, nhất là khai thác
ở quy mô công nghiệp. Một khó khăn khác trong khai thác gỗ là hệ thống đường
giao thông chưa phát triển. Máy móc xe cộ cho khai thác vận chuyển còn yếu và
thiếu dẫn đến lảng phí gỗ.
Hiện nay nước ta đã cho phép việc khai thác gỗ và tre nứa ở các rừng giàu
và trung bình (Rừng gỗ có trữ lượng trên 80m3, rừng tre, luồng có từ 3 – 3,5
nghìn cây/ha trở lên; rừng nứa, vầu có từ 6 – 7 nghìn cây/ ha trở lên). Chỉ được
tiến hành khai thác chọn lọc, cường độ chặt chỉ giới hạn không quá 35% đối với
gỗ và 50% đối với tre nứa theo tổng trữ lượng toàn vùng.
Năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm thu về 6,9 tỷ USD, tăng 10,71% so
với năm 2014. Dự kiến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt
7,2 -7,3 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 8-10%. Là mặt hàng đứng thứ 7
trong bảng xếp hạng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 đạt kim
ngạch trên 1 tỷ USD (7/24 mặt hàng), đã thu về 6,9 tỷ USD, tăng 10,71% so với
năm 2014, theo số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ Việt Nam. Mặt hàng gỗ và sản
phẩm của Việt Nam đã có mặt tại 37 quốc gia trên thế giới và Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Trung Quốc là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong đó
Hoa Kỳ là thị trường đạt kim ngạch cao nhất 2,6 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng kim
ngạch, tăng 18,22%. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, tăng 9,50% đạt trên 1
tỷ USD. Tuy có vị trí thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa nhưng xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc chỉ đứng thứ ba trong bảng xếp hạng,
đạt 982,6 triệu USD, tăng 12,72% so với năm 2014.
Nhìn chung, năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường đều
có tốc độ tăng trưởng dương, số thị trường này chiếm 56,7%, trong đó xuất sang
thị trường Thái Lan tăng trưởng mạnh vượt trội, tăng 49,3%, kế đến là thị trường
Mehico tăng 36,79%, Saudi Arabia tăng 34,42%. Ngược lại, số thị trường có tốc
độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 43,2% và xuất khẩu sang thị trường Séc, Áo, Thụy
17
Sỹ giảm mạnh, giảm lần lượt 71,30%; 50,28% và 43,88% tương ứng với kim
ngạch 745,5 nghìn USD; 1,4 triệu USD và 2,4 triệu USD.
Ở Việt Nam, ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân, trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện
đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân sống trong khu vực rừng. Trong
những năm qua, dù điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã nỗ lực
ngăn chặn phá rừng, thực thi pháp luật, phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ
che phủ rừng, từng bước chuyển từ nhiều rừng sang rừng có chất lượng tốt hơn
và đã đạt được những kết quả tích cực. Trong giai đoạn 2000-2015, độ che phủ
rừng của Việt Nam đã tăng từ 33,2% năm 2010 lên 40,84% năm 2015.Trong
hơn thập kỷ qua, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã phát triển nhanh
chóng, đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế và xã hội, từng bước khẳng định vị
thế quan trọng trên thị trường gỗ và nội thất quốc tế. Ngành chế biến gỗ xuất
khẩu đã trở thành một trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của
Việt Nam, đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, tạo
sinh kế bền vững, tăng thu nhập cho người dân và cộng đồng địa phương. Gỗ và
sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới, đáp ứng
tiêu chuẩn, yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng khắt khe của nước nhập khẩu, đặc
biệt là yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ.
2.3. Công tác quản lý các cơ sở cưa xẻ, chế biến , kinh doanh lâm sản và
quản lý động vật hoang dã.
2.3.1. Công tác quản lý các cơ sở cưa xẻ, chế biến , kinh doanh lâm sản
Trên địa bàn thành phố hiện có 40 cơ sở cưa xẻ gỗ đã được cấp giấy chứng
nhận đăng kí kinh doanh theo quyết định 2743/QĐ-UBND của UBND tỉnh;
trong đó có 37 cơ sở đang hoạt động; 92 cơ sở chế biến, kinh doanh đồ mộc dân
dụng; 14 cơ sở kinh doanh mộc mý nghệ ; 39 doanh nghiệp kinh doanh gỗ nhập
khẩu, 29 cơ sở kinh doanh gỗ tự nhiên trong nước. Đồng hới là trung tâm KTXH của tỉnh nên nhu cầu sử dụng lâm sản lớn. Do đó, Hạt đã tập trung chỉ đạo
bằng nhiều biện pháp để quản lý kiểm tra và giám sát, cụ thể:
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở cưa xẻ chế
biến, kinh doanh lâm sản, đặc biệt là nguồn gốc lâm sản đầu vào. Kiểm tra việc
thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định , tăng cường kiểm tra giám sát
không để lắp đặt các cơ sở cưa xẻ gỗ nằm ngoài quy hoạch.
- Kiểm tra xác nhận , lưu thông lâm sản đúng trình tự thủ tục quy định .
hiện nay tổng khối lượng gỗ tồn kho 17.244 m3; trong đó:gỗ có nguồn gốc nhập
18
khẩu tồn kho: 13.219 m3 (tồn kho năm 2005: 13.354m3, nhập kho năm:
8.728m3, xuất kho: 9.043m3); gỗ rừng tự nhiên trong nước: 4.025m3(tồn kho
năm 2015: 2.500m3 nhập kho năm 2016: 7.000m3, xuất kho: 5.475m3).
2.3.2. Công tác quản lí động vật hoang dã.
Hướng dẩn các cơ sở gây nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVR về các quy định
của pháp luật , thủ tục đăng kí trại nuôi; kiểm tra các điều kiện, hồ sơ để cấp
giấy chứng nhận cho các trại nuôi ĐVR. Chỉ đạo hướng dẩn Trạm kiểm lâm, tổ
kiểm lâm cơ động và kiểm lâm địa bàn thực hiện công tác theo dỏi quản lý trại
nuôi động vật rừng đúng quy định. Hiện nay tổng số trại nuôi động vật rừng
được cấp giấy chứng nhận và đang quản lý 21 trại (giảm 3 trại nuooi so với năm
2015) nhìn chung các trại nuôi động vật rừng trên địa bàn đã nắm rõ các quy
định của pháp luật về quản lý trại nuôi, chấp hành nghiêm túc các thủ tục điều
kiện gây nuôi; các cơ sở gây nuôi đã đầu tư , xây dựng chuồng trại đẩm bảo cho
con người và môi trường.
Theo rà soát hiện nay trên địa bàn thành phố đồng hới có 10 cơ sở kinh
doanh chế biến sản phẩm từ động vật rừng chủ yếu là động vật rừng gây nuôi
(giảm 01 cơ sở so với năm 2015) đã đăng kí cam kết không kinh doanh, mua
bán,tiêu thụ bất hợp pháp ĐVR và sản phẩm của chúng, đồng thời thường xuyên
kiểm tra, giám sát đối với các nhà hàng, quán ăn đã tổ chức ký cam kết. Qua
kiểm tra, giám sát nhìn chung các nhà hàng, quán ăn chấp hành nghiêm túc các
quy định của pháp luật.
2.4.Tình hình quản lý lâm sản ở Quảng Bình
Việc quản lý lâm sản ở quảng bình nói chung và ở thành phố đồng hới nói
riêng đều được quản lý dựa trên các cơ sở pháp lý và theo các văn bản pháp luật
đã quy định, Lâm Sản được quản lý bởi các cơ quan như hạt kiểm lâm, chi cục,
các cơ quan quản lý thị trường, công an.
Tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích tự nhiên 806.527ha, trong đó diện tích
rừng và đất lâm nghiệp 648.214ha.Tổng diện tích quy hoạch rừng phòng hộ năm
2007 là 174.482ha, sau khi rà soát, bóc tách đến nay diện tích rừng phòng hộ
được quản lý, bảo vệ là 149.564ha, chiếm 23% đất lâm nghiệp toàn tỉnh.Thực
hiện Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ,
trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng được phê duyệt, đến nay toàn tỉnh có 8 Ban
quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) được thành lập; trong đó có 7 BQLRPH trực
thuộc các huyện, thành phố gồm các BQLRPH: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng
Trạch, Long Đại, Ba Rền, Động Châu, Đồng Hới và 1 BQLRPH trực thuộc Sở
19