Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.05 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN TUẤN

TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TẠI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM MINH TUYÊN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN XUÂN TUẤN


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU.........................................................................................................8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm sở hữu...8
1.2. Tình hình hiện của các tội xâm phạm sở hữu ....................................................11
1.3. Tình hình ẩn của các tội xâm phạm sở hữu........................................................13
1.4. Những yếu tố tác động đến tình hình các tội xâm phạm sở hữu........................15
1.5. Mối quan hệ giữa tình hình các tội xâm phạm sở hữu với nhân thân người
phạm tội và nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu ..........17
Chương 2. THỰC TIỄN TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TẠI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH.........................20
2.1. Tổng quát về tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................20
2.2. Thực tiễn phần hiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.............................................................................22
2.3. Thực tiễn phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.............................................................................41
2.4. Dự báo tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh......................................................................................................46
Chương 3. TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TẠI CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA...Error! Bookmark not defined.
3.1. Tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh và vấn đề hoàn thiện pháp luật..................................................................51
3.2. Tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh và các giải pháp phòng ngừa.....................................................................58
KẾT LUẬN ...............................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số

Tên bảng

bảng

2.1

Mức độ của tình hình tội phạm tại các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 2016

Trang

23

Mức độ của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các
2.2

khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn

24

2012 – 2016
Diễn biến của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các
2.3

khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn

25


2012 – 2016
Cơ cấu theo địa bàn của tình hình các tội xâm phạm sở
2.4

hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

26

giai đoạn 2012 – 2016
Cơ cấu theo tội danh của tình hình các tội xâm phạm sở
2.5

hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

29

giai đoạn 2012 – 2016
Cơ cấu theo mức hình phạt của tình hình các tội xâm
2.6

phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

31

Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 2016
Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân người phạm tội của tình
2.7

hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp

trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 2016

32


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt

Cụm từ được viết tắt

ANTT

An ninh trật tự

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS
KCN
LTHAHS
SN

Bộ luật tố tụng hình sự
Khu công nghiệp
Luật Thi hành án hình sự
Sinh năm

HKTT


Hộ khẩu thường trú

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

BLLĐ

Bộ luật lao động

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Ninh là tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, từ khi tái lập tỉnh năm
1997 cho đến nay Bắc Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt
của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Kinh tế của Bắc Ninh đạt nhịp độ
tăng trưởng cao ở nhiều lĩnh vực đặc biệt là phát triển công nghiệp. Tuy nhiên

mặt trái của đổi mới, phát triển cũng đem lại nhiều thách thức cho Bắc Ninh.
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tình hình tội phạm nói chung, tình
hình các tội xâm phạm sử hữu tại các khu công nghiệp nói riêng có xu hướng
ngày càng gia tăng, nghiêm trọng và phức tạp hơn, gây ảnh hưởng không nhỏ
đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình trên, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, Chính quyền và các lực
lượng chức năng phòng, chống tội phạm của tỉnh Bắc Ninh phải có những
phương pháp, biện pháp đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa nhất là công tác đấu tranh
với tội phạm xâm phạm các tội về sở hữu tại các khu công nghiệp nhằm bảo vệ
an ninh trật tự nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty,
doanh nghiệp trên địa bàn nói riêng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế,
xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Nhận thức được vấn đề trên cả hệ thống chính trị tỉnh Bắc Ninh, trực tiếp
là các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và
nhân dân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang cùng nhau
thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục nguyên nhân và điều kiện của tình
hình các tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên công tác phòng, chống các loại tội
phạm xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời
gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, hiệu quả đấu tranh còn thấp, chưa đạt
yêu cầu và mục tiêu đề ra. Tình hình hoạt động của các loại tội phạm xâm phạm
sở hữu vẫn luôn tiềm ẩn, có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi với tính chất nghiêm

1


trọng, ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, thủ đoạn xảo quyệt và manh động hơn
như: Trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... gây bức xúc, hoang mang trong
cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn, ảnh hưởng xấu đến môi
trường sản xuất kinh doanh cũng như việc thực hiện các chính sách thu hút đầu

tư, phát triển kinh tế tại các khu công nghiệp và gây mất lòng tin của quần chúng
nhân dân đối với công tác quản lý của Nhà nước.
Nhằm tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tình hình các
tội xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tác giả
đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Luật học chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về tình hình các tội xâm phạm sở hữu từ trước đến nay luôn là
vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu
lý luận và thực tiễn ở nhiều lĩnh vực đặc biệt trong lĩnh vực khoa học pháp lý.
Trong thời gian vừa qua tình hình các tội xâm phạm sở hữu đã được đề cập đến
trong nhiều công trình khoa học, các bài viết tạp chí, bài nghiên cứu như:
- Luận án tiến sĩ Luật học “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng, chống
tội phạm này ở Việt Nam” của nghiên cứu sinh Hoàng Văn Hùng (năm 2007).
- Luận văn thạc sĩ “Các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
“Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” của tác giả Nguyễn Kiến
Thức (năm 2015).
- Luận văn thạc sĩ “Định tội danh các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn
tỉnh Quảng Bình” của tác giả Nguyễn Văn Sáng (năm 2016).
- Luận văn thạc sĩ “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Bình Phước của tác giả Lê
Văn Tùng (năm 2017).

2


- Luận văn thạc sĩ “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm
phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Bình Dương” của tác giả Nguyễn Đình Thanh
(năm 2017).

- Luận văn thạc sĩ “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh Cà Mau” của tác giả
Quách Chí Hải” (năm 2017).
- Luận văn thạc sĩ “Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Xuân Ngạn (năm
2017).
- Luận án tiến sĩ Luật học “Tội cướp giật tài sản trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” của tác giả Phạm
Văn Trung (năm 2017).
Có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận nghiên cứu về
các tội xâm phạm sở hữu dưới nhiều góc độ khác nhau. Các tác giả đã phân tích
khá tỉ mỉ, công phu, đưa ra nhiều luận cứ khoa học xác đáng cũng như các ý
kiến, quan điểm về bản chất, hình thức của các tội xâm phạm sở hữu, nguyên
nhân, hậu quả gây ra cho xã hội và hàng loạt các biện pháp khác nhau nhằm
ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm này. Đó là những tri thức quan trọng mà
luận văn sẽ kế thừa trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua nghiên cứu, phân tích những
vấn đề lý luận và thực tiễn của tình hình các tội xâm phạm sở hữu cũng như thực
tiễn công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm xâm phạm sở hữu tại các
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm đánh giá, nhận định chính xác
về tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh từ đó đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật (Luật
Hình sự, Tố tụng hình sự, Thi hành án hình sự...); hoàn thiện các giải pháp

3


phòng ngừa và tổ chức đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm phạm sở

hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Thứ nhất là khái quát những vấn đề lý luận chung về tình hình các tội
xâm phạm sở hữu.
- Thứ hai là nghiên cứu, khảo sát thực tiễn tình hình các tội xâm phạm sở
hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 2016.
- Thứ ba là phân tích tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các
tội xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; đánh
giá thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm phạm sở
hữu từ đó chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống
và tình hình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh.
- Thứ tư là từ nghiên cứu về tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện
của tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh đưa ra dự báo về tình hình các tội xâm phạm sở hữu; kiến nghị, đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và hoàn thiện các giải
pháp phòng ngừa, tổ chức đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm phạm
sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy luật của tình hình các tội xâm
phạm sở hữu. Để làm rõ được quy luật này luận văn cần nghiên cứu các đối
tượng cụ thể gồm: Thực trạng, cơ cấu, diễn biến, tính chất của tình hình các tội
xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2012– 2016.

4



Ngoài ra đối tượng nghiên cứu của luận văn còn bao gồm dự báo tình hình
các tội xâm phạm sở hữu và các giải pháp phòng ngừa, tổ chức đấu tranh phòng,
chống các loại tội phạm xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm sở hữu dưới góc độ tội
phạm học và phòng ngừa tội phạm. Những khảo sát thực tiễn của đề tài dựa trên
những số liệu thống kê về tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công
nghiệp của các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2012 – 2016 và các bản án hình sự sơ thẩm được tác giả sưu tầm một cách ngẫu
nhiên.
- Phạm vi về không gian: Các vụ án xảy ra tại các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và
đảm bảo trật tự an toàn xã hội, Chiến lược quốc gia về phòng chống tội phạm
trong tình hình hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh, bình luận, thống kê, nghiên cứu
bản án... mỗi nội dung cụ thể của luận văn được sử dụng những phương pháp
phù hợp với đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, trong đó:

5



Chương 1 của luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận,
phân tích, so sánh, bình luận nhằm tập trung làm rõ những vấn đề lý luận,
nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu.
Chương 2 của luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận,
phân tích, bình luận, quy nạp, diễn dịch, suy luận logic, thống kê, nghiên cứu
bản án, dự báo... nhằm làm rõ thực tiễn tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 2013 – 2017
Chương 3 của luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, suy luận
logic, quy nạp, diễn dịch... nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật; hoàn
thiện các giải pháp phòng ngừa và tổ chức đấu tranh phòng, chống các loại tội
phạm xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đã sử dụng phương pháp điều tra xã
hội học thông qua phát phiếu hỏi. Tác giả dự kiến sẽ phát 400 phiếu điều tra
thăm dò ý kiến của người dân, công nhân, người lao động và doanh nghiệp tại
các KCN: Tiên Sơn, Đại Đồng – Hoàn Sơn ở huyện Tiên Du, Yên Phong 1 ở
huyện Yên Phong, Quế Võ 1 ở huyện Quế Võ để đánh giá tình hình các tội xâm
phạm sở hữu cũng như lý do tội phạm ẩn, nguyên nhân làm phát sinh các loại tội
phạm xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Kết
quả điều tra sẽ được trình bày trong các nội dung của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về tình
hình các tội xâm phạm sở hữu nói riêng và tội phạm học nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng là những tài liệu tham khảo hữu
ích cho các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong các cơ sở đào tạo luật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm rõ thực trạng tình hình
các tội xâm phạm sở hữu; chỉ rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội


6


xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Kết quả
nghiên cứu của luận văn cũng sẽ là những cơ sở quan trọng để các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ở Bắc Ninh xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp đấu
tranh phòng, chống có hiệu quả đối với các loại tội phạm xâm phạm sở hữu tại
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về tình hình các tội xâm phạm sở hữu.
Chương 2. Thực tiễn tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3. Những vấn đề đặt ra đối với phòng ngừa tình hình các tội xâm
phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa nghiên cứu tình hình các tội xâm
phạm sở hữu
1.1.1. Khái niệm tình hình các tội xâm phạm sở hữu
Pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng quy
định và bảo vệ quyền sở hữu của con người. Các tội xâm phạm sở hữu được quy
định tại Chương XIV, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 gồm
13 tội từ Điều 133 đến Điều 145. Trong đó có 8 tội xâm phạm sở hữu có tính

chất chiếm đoạt: Tội cướp tài sản (điều 133), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
(điều 134), tội cưỡng đoạt tài sản (điều 135), tội cướp giật tài sản (điều 136), tội
công nhiên chiếm đoạt tài sản (điều 137), tội trộm cắp tài sản (điều 138), tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
(điều 140); 02 tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt nhưng vụ lợi:
Tội chiếm giữ trái phép tài sản (điều 141), tội sử dụng trái phép tài sản (điều
142); 03 tội xâm phạm sở hữu không có hành vi chiếm đoạt, vụ lợi: Tội hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (điều 143), tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
nghiêm trọng tới tài sản của Nhà nước (điều 144), tội vô ý gây thiệt hại nghiêm
trọng tới tài sản (điều 145).
Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tập thể
hoặc tài sản công dân bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản. Xâm phạm quyền sở hữu tài sản là hành vi xâm phạm các quyền
thuộc những nội dung sở hữu nêu trên.
Tuy nhiên, để hiểu rõ khái niệm tình hình các tội xâm phạm sở hữu trước
hết cần nghiên cứu và tìm hiểu khái niệm tình hình tội phạm.
Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý – hình sự được thay
đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ

8


thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong một
khoảng thời gian nhất định [30, tr.61].
Tội phạm học xác định tình hình tội phạm được hình thành từ những hành
vi phạm tội do con người sống trong xã hội thực hiện chống lại xã hội. Tình hình
tội phạm không thể tồn tại ngoài xã hội và có mối quan hệ biện chứng với điều
kiện xã hội và các hiện tượng khác trong xã hội. Do đó tình hình tội phạm trước
hết là một hiện tượng xã hội chứ không phải là một hiện tượng vật lý, hóa học,
sinh học...

Do là một hiện tượng xã hội nên tình hình tội phạm cũng thay đổi theo sự
thay đổi của xã hội. Điều đó thể hiện ở chỗ đặc điểm tình hình tội phạm ở các
hình thái kinh tế xã hội khác nhau có sự khác nhau tùy thuộc vào sự thay đổi về
cơ cấu kinh tế – xã hội, cơ cấu giai cấp... đồng thời cũng tùy thuộc vào sự phát
triển của xã hội ở những giai đoạn phát triển khác nhau.
Tình hình tội phạm cũng là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp.
Điều này thể hiện ở chỗ mỗi chế độ xã hội khác nhau có cơ cấu giai cấp khác
nhau và đặc biệt giai cấp thống trị khác nhau, mỗi giai cấp thống trị khi quản lý
xã hội đều quy định những nhóm hành vi phạm tội và các biện pháp trừng trị tội
phạm cũng khác nhau nhằm bảo vệ lợi ích giai cấp, sự thống trị và các mối quan
hệ xã hội mà giai cấp thống trị bảo vệ.
Tình hình tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nguy hiểm cho xã hội bởi
lẽ nó gây ra hậu quả thiệt hại cho các quan hệ xã hội, xâm phạm đến các giá trị
vật chất và tinh thần của xã hội. Tình hình tội phạm có thể gây ra những hậu quả
tác hại rất lớn trên nhiều mặt của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, đạo đức, tác động xấu đến các hiện tượng xã hội khác, cản trở tiến trình phát
triển xã hội...
Tình hình tội phạm còn là một hiện tượng pháp lý – hình sự. Hành vi
phạm tội không chỉ là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà còn là hành vi vi phạm
pháp luật hình sự. Việc thay đổi các quy định về tội phạm của Bộ luật hình sự

9


dù là tội phạm hóa hay phi tội phạm hóa các hành vi cụ thể đều có ảnh hưởng,
tác động lớn đến tình hình tội phạm.
Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu khái niệm tình hình các tội xâm
phạm sở hữu như sau: “Tình hình các tội xâm phạm sở hữu là một bộ phận của
tình hình tội phạm nói chung bao gồm các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu
tài sản của Nhà nước, tập thể hoặc cá nhân được thực hiện trong một xã hội

(quốc gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.2. Đặc điểm của tình hình các tội xâm phạm sở hữu
Đặc điểm của tình hình các tội xâm phạm sở hữu là những hiện tượng,
những biểu hiện ra bên ngoài xã hội của tình hình các tội xâm phạm sở hữu, bao
gồm các yếu tố định lượng (mức độ và diễn biến) và các yếu tố định tính (cơ cấu
và tính chất). Thông qua các yếu tố đó đặc điểm của tình hình tội phạm được
biểu hiện lên một cách tổng quát và đầy đủ nhất.
Tình hình các tội xâm phạm sở hữu với bản chất là một hiện tượng xã hội
tiêu cực luôn gắn liền với mọi biến động của đời sống xã hội. Những thay đổi
của xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau hay sự thay đổi trên các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong một giai đoạn phát triển đều tác
động trực tiếp đến tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội xâm phạm
sở hữu nói riêng. Sự thay đổi đó là thay đổi cả các đặc điểm về lượng và đặc
điểm về chất của tình hình các tội xâm phạm sở hữu mà biểu hiện thay đổi cũng
chính là thông qua các yếu tố: Mức độ, diễn biến, cơ cấu và tính chất.
1.1.3. Ý nghĩa nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm sở hữu
Kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung, tình hình các tội xâm
phạm sở hữu nói riêng cho phép chúng ta vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về tình
hình các tội phạm xâm phạm sở hữu. Bức tranh này không chỉ biểu hiện các đặc
điểm định lượng (tổng số vụ, số người phạm tội, hậu quả thiệt hại...) mà còn biểu
hiện những đặc điểm định tính (cơ chế bên trong của tội phạm và người phạm tội
phản ánh mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra).

10


Qua đó có thể mô tả, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện tính nghiêm
trọng của tình hình các tội xâm phạm sở hữu; phân tích, nhận định chính xác các
nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu đang diễn ra; dự
báo khả năng phát triển tiếp theo trong thời gian tới của tình hình các tội xâm

phạm sở hữu. Trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa và tổ chức
phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu đạt hiệu quả cao.
1.2. Tình hình hiện của các tội xâm phạm sở hữu
1.2.1. Mức độ (thực trạng) của tình hình các tội xâm phạm sở hữu
Mức độ của tình hình tội phạm là số lượng các tội phạm đã được thực
hiện và những người thực hiện các tội phạm đó ở một địa hình nhất định và trong
một khoảng thời gian nhất định [30, tr.62].
Theo đó có thể hiểu rằng: “Mức độ của tình hình các tội xâm phạm sở hữu
là số lượng các tội phạm xâm phạm sở hữu và những người phạm tội xâm phạm
sở hữu ở một địa hình nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định”.
Khi xác định mức độ của tình hình các tội xâm phạm sở hữu cần tính tổng
cộng các số lượng sau: Số lượng các tội xâm phạm sở hữu và những người bị
Tòa án xét xử, tuyên án có tội; số lượng các vụ án hình sự bị đình chỉ điều tra,
truy tố vì không chứng minh được sự tham gia của bị can trong các tội xâm
phạm sở hữu đã thực hiện; số lượng các tội xâm phạm sở hữu không được phát
hiện (tội phạm ẩn); hệ số của tình hình các tội xâm phạm sở hữu; mức độ của
tình hình các tội xâm phạm sở hữu tái phạm.
Ngoài ra khi xác định mức độ của tình hình các tội xâm phạm sở hữu,
không chỉ đánh giá theo số lượng chung của các tội phạm đã được thực hiện mà
còn theo số lượng các tội phạm có tính nguy hiểm cao cho xã hội, theo tỷ trọng
của những tội phạm này trong tổng số các tội phạm xâm phạm sở hữu.

11


1.2.2. Diễn biến (động thái) của tình hình các tội xâm phạm sở hữu
Diễn biến của tình hình tội phạm nói là sự vận động và sự thay đổi của
thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm trong một khoảng thời gian nhất định
(một năm, ba năm, năm năm...) [30, tr.64].
Theo đó có thể hiểu diễn biến của tình hình các tội xâm phạm sở hữu là sự

vận động và sự thay đổi của thực trạng và cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm
sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định (một năm, ba năm, năm năm...).
Diễn biến của tình hình các tội xâm phạm sở hữu với tính cách là một hiện
tượng pháp lý – xã hội sẽ chịu sự tác động, ảnh hưởng của hai loại nhân tố: Các
nhân tố xã hội (nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, cơ cấu dân cư, các hiện
tượng xã hội...) và các nhân tố pháp luật (những thay đổi của luật hình sự có liên
quan đến việc tội phạm hóa hoặc phi tội phạm hóa). Điều này rất cần thiết cho
việc đánh giá về mặt thực tế những thay đổi hiện thực trong diễn biến của tình
hình các tội xâm phạm sở hữu.
Việc phân tích diễn biến của tình hình các tội xâm phạm sở hữu trong một
khoảng thời gian dài sẽ giúp cho việc nhận thức một cách chính xác và đầy đủ về
thực trạng và cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu, làm sáng tỏ được
các khuy hướng của nó, các nguyên nhân và điều kiện của việc thực hiện các tội
xâm phạm sở hữu làm cơ sở cho việc nghiên cứu dự báo và xây dựng kế hoạch
phòng ngừa tổng thể tình hình các tội xâm phạm sở hữu.
1.2.3. Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu
Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng và mối tương quan của của các
loại tội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng trong một khoảng thời
gian nhất định và ở một lãnh thổ (địa hình) nhất định [31, tr.65].
Theo đó có thể hiểu cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu là tỷ
trọng và mối tương quan của các loại tội xâm phạm sở hữu cụ thể (gồm 13 tội)
trong tổng số các tội xâm phạm sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định và
ở một lãnh thổ (địa hình) nhất định.

12


Khi xem xét cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu cần nghiên
cứu các chỉ số sau: (1) Mối tương quan của các tội phạm ít nghiêm trọng,
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; (2) mối tương quan

của các tội cố ý và tội vô ý; (3) mối tương quan và tỷ trọng của các loại tội có
tính chất chiếm đoạt, không có tính chất chiếm đoạt nhưng vụ lợi và không có
tính chất chiếm đoạt vụ lợi; (4) tỷ trọng và mối tương quan của các tội nghiêm
trọng và phổ biến; (5) tỷ trọng của tội phạm tái phạm, chuyên nghiệp, có tổ chức;
(6) tỷ trọng của các tội phạm do người chưa thành niên thực hiện; (7) tỷ trọng và
mối tượng quan của tội phạm theo các vùng, địa bàn dân cư khác nhau.
Việc nghiên cứu, phân tích các chỉ số về cơ cấu của tình hình các tội xâm
phạm sở hữu chỉ rõ đặc điểm lượng – chất, tính nguy hiểm cho xã hội của tình
hình các tội xâm phạm sở hữu. Điều này có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng
biện pháp phòng ngừa và tổ chức phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở
hữu, đồng thời định hướng cho công tác đấu tranh với các tội phạm này.
1.2.4. Tính chất của tình hình các tội xâm phạm sở hữu
Tính chất của tình hình các tội xâm phạm sở hữu được làm sáng tỏ thông
qua mức độ, diễn biến và cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu. Trên cơ
sở nghiên cứu làm rõ mức độ, diễn biến, cơ cấu cho thấy số lượng của các tội
phạm nguy hiểm nhất cho xã hội, đặc điểm nhân thân của những người thực
hiện... và tỷ trọng của chúng trong tổng số các tội xâm phạm sở hữu.
1.3. Tình hình ẩn của các tội xâm phạm sở hữu
Khi nghiên cứu, đánh giá về tình hình tội phạm nói chung hay tình hình
các tội xâm phạm sở hữu nói riêng, để nhận thức một cách đầy đủ và chính xác
thì ngoài việc nghiên cứu phần hiện thông qua các thông số: mức độ, diễn biến,
cơ cấu và tính chất như trên thì phải nghiên cứu cả phần ẩn của nó. Tội phạm ẩn
có trong nhiều loại tội phạm tuy nhiên chúng có sự khác nhau ở mức độ ẩn, tỷ lệ
ẩn, lý do ẩn, thời gian ẩn... tùy thuộc vào từng loại tội khác nhau. Vì nhiều lý do

13


cả chủ quan và khách quan mà người thực hiện phạm tội đã không bị phát hiện,
xử lý hoặc chưa được đưa vào thống kê hình sự.

1.3.1. Các loại tội phạm ẩn của tình hình các tội xâm phạm sở hữu
Tùy thuộc vào lý do ẩn mà tội phạm ẩn của tình hình các tội xâm phạm sở
hữu được phân loại theo 3 nhóm sau:
Thứ nhất, tội phạm ẩn khách quan là những tội phạm đã xảy ra trong thực
tế song các cơ quan bảo vệ pháp luật không có thông tin về chúng hoặc chưa
phát hiện sự kiện phạm tội cùng chủ thể của nó. Đây loại tội phạm ẩn chủ yếu
của tình hình các tội xâm phạm sở hữu.
Thứ hai, tội phạm ẩn chủ quan là những tội phạm đã xảy ra trong thực tế,
các cơ quan bảo vệ pháp luật đã nắm được song vì nhiều lý do khác nhau tội
phạm đó không được xử lý theo quy định của pháp luật. Loại tội phạm ẩn này có
thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong tố tụng hình sự từ việc tiếp nhận tin
báo, tố giác về tội phạm, khởi tố vụ án đến quá trình điều tra, truy tố và xét xử.
Thứ ba, tội phạm ẩn thống kê là những hành vi phạm tội đã xảy ra và bị
xử lý theo pháp luật hình sự nhưng vì lý do nào đó mà không được thống kê hình
sự. Loại tội phạm ẩn này thường xuất hiện trong các trường hợp vụ án có nhiều
bị can, bị cáo hoặc có một bị can, bị cáo nhưng phạm nhiều tội danh khác nhau.
1.3.2. Nguyên nhân ẩn của tình hình các tội xâm phạm sở hữu
Qua nghiên cứu, tổng kết công tác phòng, chống tội phạm thì thực trạng
ẩn của tình hình các tội xâm phạm sở hữu là bởi các nguyên nhân sau:
Đối với tội phạm ẩn khách quan, lý do ẩn có thể là do sự im lặng, không
tố giác, che giấu tội phạm của nạn nhân, người làm chứng hoặc những người có
liên quan khác; do thủ phạm thực hiện bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt...
khiến cho các cơ quan bảo vệ pháp luật không biết hoặc không thể biết thông tin
gì về sự kiện phạm tội xảy ra.
Đối với tội phạm ẩn chủ quan, lý do ẩn là xuất phát từ phía các cơ quan,
cá nhân là chủ thể có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm: Trình

14



độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu kém hoặc thiếu ý thức, trách nhiệm trong
thực hiện nhiệm vụ; thiếu trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ
phát hiện tội phạm... đặc biệt trong thực tế còn có nhiều vụ việc là do cơ quan, cá
nhân người tiến hành tố tụng cố tình hay bị ép buộc làm sai bản chất của sự kiện
phạm tội.
Đối với tội phạm ẩn thống kê, nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn thống kê
là do quy định về công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm còn tồn tại nhiều
vấn đề bất cập, các quy định về thống kê, báo cáo được thực hiện chưa thống
nhất giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật.
1.4. Những yếu tố tác động đến tình hình các tội xâm phạm sở hữu
Những yếu tố tác động đến tình hình các tội xâm phạm sở hữu bao gồm
những yếu tố làm phát sinh tình hình các tội xâm phạm sở hữu trong xã hội. Các
yếu tố đó thuộc về nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội như: Kinh tế, văn
hóa, xã hội... Song có thể nhóm các yếu tác động đến tình hình các tội xâm
phạm sở hữu thành 2 nhóm sau:
1.4.1. Những yếu tố kinh tế - xã hội
Với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh
nói riêng đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế khá cao và ổn định. Đặc biệt đối
với tỉnh Bắc Ninh từ khi tái lập tỉnh năm 1997 cho đến nay tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân đạt 15.1%/, tăng trưởng cả về chất và lượng, đời sống nhân
dân ngày càng được cải thiện, thu nhập ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng
cao. Bên cạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, còn có những mặt trái của xã hội: Tệ
nạn cờ bạc, mại dâm, ma túy, trộm cắp tài sản... cũng có xu hướng ngày càng gia
tăng dẫn đến các hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường sẽ xuất hiện những vấn đề
xã hội đặc thù tác động đến con người nói chung và tội phạm nói riêng. Sự quá
đề cao giá trị đồng tiền, tiền tệ hóa các mối quan hệ xã hội, bất chấp đạo đức,

15



chuẩn mực để kiếm tiền bằng mọi giá; tâm lý tư hữu, tham lam, ích kỷ, coi
thường pháp luật... là những vấn nạn kéo theo của nền kinh tế thị trường. Song
song với những thành tựu phát triển về kinh tế - xã hội thì các vấn nạn trên luôn
tiềm ẩn nguy cơ lớn phát sinh tội phạm nói chung hay các tội xâm phạm sở hữu
nói chung.
Bên cạnh đó tình trạng thất nghiệp còn nhiều, sự chệnh lệch giàu nghèo
ngày càng tăng, các vấn đề an sinh xã hội, y tế... còn trì trệ, chưa đáp ứng được
yêu cầu của nhân dân, gây bức xúc lớn trong xã hội cũng là lý do dẫn đến tình
hình các tội xâm phạm sở hữu.
1.4.2. Những yếu tố văn hóa – giáo dục
Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đang tích cực hội nhập với cộng
đồng quốc tế, mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng
với việc tiếp nhận những xu thế văn hóa văn minh, tiến bộ thì các yếu tố văn hóa
tiêu cực, ngoại lai cũng theo đó du nhập vào nước ta như: Văn hóa bạo lực, văn
hóa tình dục, văn hóa hưởng thụ... ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ trong
xã hội. Các yếu tố văn hóa tiêu cực đã và đang gây ra nhiều vấn nạn xã hội khó
kiểm soát tác động lớn đến tình hình tội phạm nói chung, tình hình các tội xâm
phạm sở hữu nói riêng.
Vấn đề giáo dục trong môi trường nhà trường hiện nay cũng còn tồn tại
nhiều vấn đề nhức nhối. Nội dung giáo dục nặng về tri thức khoa học mà chưa
quan tâm đến giáo dục đạo đức lối sống; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật trong nhà trường còn chưa phù hợp với yêu cầu thực tế... Những
điều này gây ra hệ quả hình thành nhân cách xấu, tha hóa về đạo đức, thiếu tôn
trọng pháp luật ở một bộ phận người trẻ trong xã hội và dẫn họ đến hành vi
phạm các tội xâm phạm sở hữu.
Bên cạnh việc giáo dục trong nhà trường thì môi trường giáo dục trong gia
đình là vấn đề rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách, đạo đức con
người. Gia đình là yếu tố trực tiếp, gần gũi nhất tác động đến quá trình hình


16


thành nhân cách ở mỗi người, việc hình thành các đặc điểm nhân cách tích cực
hay tiêu cực đều có sự ảnh hưởng rất lớn từ gia đình. Thực tế hiện nay nhiều gia
đình do ảnh hưởng từ nền kinh tế thị trường cha mẹ chỉ lo kiếm tiền mà buông
lỏng quản lý, giáo dục con cái; tình trạng gia đình có cha mẹ ly hôn, gia đình cha
mẹ có lối sống không lành mạnh... xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội đẩy
con cái vào lối sống tự do, buông thả, dễ tiếp thụ các mặt trái của xã hội, sa ngã
vào các tệ nạn xã hội. Yếu tố này cũng tác động không nhỏ đến tình hình các tội
xâm phạm sở hữu.
1.5. Mối quan hệ giữa tình hình các tội xâm phạm sở hữu với nhân
thân người phạm tội và nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm
phạm sở hữu
1.5.1. Mối quan hệ giữa tình hình các tội xâm phạm sở hữu và nhân
thân người phạm tội
Nhân thân người phạm tội là tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có ý
nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài
ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó [36, tr.130].
Theo đó có thể hiểu nhân thân người phạm các tội xâm phạm sở hữu là
tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp
với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của
người phạm các tội xâm phạm sở hữu.
Một trong những mục đích quan trọng của việc nghiên cứu đặc điểm
nhân thân người phạm các tội xâm phạm sở hữu là khái quát được những đặc
điểm, đặc trưng trong nhân thân người phạm các tội xâm phạm sở hữu. Điều này
có thể làm cơ sở cho việc đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình
các tội xâm phạm sở hữu.
Mặt khác, nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm các tội xâm phạm

sở hữu có nhiều ý nghĩa tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình các tội
xâm phạm sở hữu.

17


Trước hết nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm các tội xâm phạm
sở hữu có ý nghĩa đối với việc xác định tội, định khung hình phạt đối với các tội
xâm phạm sở hữu. Đó là những tội phạm mà cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu
thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ của những tội này có dấu hiệu phản ánh
đặc điểm nào đó thuộc về nhân thân. Ví dụ: Đối với tội trộm cắp tài sản có quy
định tại Khoản 1, Điều 138, BLHS về cấu thành tội phạm cơ bản trong trường
hợp giá trị tài sản dưới hai triệu đồng đòi hỏi chủ thể phải có đặc điểm nhân thân
là đã bị xử phạt hành chính (có tiền sự) hoặc đã bị kết án (có tiền án) về hành vi
chiếm đoạt tài sản; đối với tội cưỡng đoạt tài sản trong cấu thành tội phạm tăng
nặng có quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 135, BLHS đòi hỏi chủ thể có đặc
điểm nhân thân là tái phạm nguy hiểm.
Nghiên cứu nhân thân người phạm các tội xâm phạm sở hữu có ý nghĩa
giúp cho việc đề ra được các giải pháp hữu hiệu cho việc phòng ngừa và phòng
ngừa tái phạm tội đối với các tội xâm phạm sở hữu. Các giải pháp phòng ngừa
tội phạm từ góc độ nhân thân hướng tới loại bỏ những đặc điểm nhân thân tiêu
cực có tác động làm phát sinh tội phạm; tăng cường, bổ sung các đặc điểm nhân
thân tích cực để chủ thể có khả năng từ bỏ ý định phạm tội, tự giác ngăn chặn
hành vi phạm tội. Thông qua các giải pháp đó nhân thân người phạm tội có tác
động làm giảm tình hình các tội xâm phạm sở hữu.
1.5.1. Mối quan hệ giữa tình hình các tội xâm phạm sở hữu với nguyên
nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được hiểu là hệ thống
các hiện tượng xã hội tiêu cực trong hình thái kinh tế - xã hội tương ứng quyết
định sự ra đời của tình hình tội phạm như là hậu quả của mình.

Theo đó có thể hiểu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm
phạm sở hữu là hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực trong hình thái kinh tế xã hội tương ứng quyết định sự ra đời của tình hình các tội xâm phạm sở hữu.

18


Về mặt bản chất tình hình các tội xâm phạm sở hữu là hiện tượng xã hội
tiêu cực phát sinh từ các hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội là nguyên nhân và
điều kiện của nó. Mối quan hệ giữa tình hình các tội xâm phạm sở hữu với
nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu là mối quan hệ
“nguyên nhân – kết quả”. Sự tác động lẫn nhau trong mối quan hệ “nguyên nhân
– kết quả” đó là nguyên nhân sinh ra hậu quả, điều kiện không thể sinh ra hậu
quả nhưng tạo điều kiện, bảo đảm cho hậu quả xảy ra. Nguyên nhân và điều kiện
là những yếu tố của một hệ thống tác động thống nhất, hoạt động đồng thời làm
gây ra hậu quả là tình hình các tội xâm phạm sở hữu. Như vậy nguyên nhân và
điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu luôn tác động lẫn nhau và cùng
tác động trực tiếp đến tình hình các tội xâm phạm sở hữu.
Kết luận Chương 1
Trong Chương 1 tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về tình
hình các tội xâm phạm sở hữu như: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tình hình
các tội xâm phạm sở hữu; tình hình hiện của các tội xâm phạm sở hữu; tình hình
ẩn của các tội xâm phạm sở hữu; những yếu tố tác động đến tình hình các tội
xâm phạm sở hữu; mối quan hệ giữa tình hình các tội xâm phạm sở hữu với nhân
thân người phạm tội và nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm
sở hữu... Những phân tích nêu trên sẽ là cơ sở để tìm hiểu, phân tích làm rõ thực
tiễn tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh ở Chương 2.

19



Chương 2
THỰC TIỄN TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
2.1. Tổng quát về tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh Bắc Ninh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam 822,7 km2;
dân số 1.214.000 người trong đó dân tộc Kinh chiếm tuyệt đại đa số; mật độ dân
cư 1.545 người/km2 cao nhất nhì cả nước. Năm 1997 khi tái lập tỉnh Bắc Ninh
có cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm đa số, công nghiệp mới chỉ có các cơ sở sản
xuất nhỏ, giá trị sản xuất thấp. Từ sau năm 1997 đến nay nền kinh tế của Bắc
Ninh có nhiều bước phát triển vượt trội, tăng trưởng trung bình 15,3% một năm,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang công nghiệp chiếm đa số. Đến nay Bắc Ninh là
tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì
tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong nhiều năm qua.
Toàn tỉnh hiện có 15 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích khoảng
6.874 héc ta (ha) tương đương 8.32% diện tích cả tỉnh. Các khu công nghiệp tập
trung (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bao gồm: KCN Tiên Sơn, KCN Đại
Đồng – Hoàn Sơn ở huyện Tiên Du; KCN HANAKA, KCN Việt Nam –
Singapore (VSIP) ở thị xã Từ Sơn; KCN Quế võ 1, KCN Quế võ 2, KCN Quế võ
3 ở huyện Quế Võ; KCN Yên Phong 1, KCN Yên Phong 2 ở huyện Yên Phong;
KCN Đại Kim, KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh ở thành phố Bắc Ninh; KCN Thuận
Thành 1, KCN Thuận Thành 2, KCN Thuận Thành 3 ở huyện Thuận Thành;
KCN Gia Bình ở huyện Gia Bình. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có khoảng 20
cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm công ty,
doanh nghiệp, nhà máy có vốn đầu tư lớn, công nghệ sản xuất hiện đại đã và
đang hoạt động.

20



×