Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

GIÁO TRÌNH văn học dân GIAN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.47 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA XÃ HỘI – DU LỊCH

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
(Dành cho Cao đẳng sư phạm Ngữ văn)

Tác giả: Nguyễn Thị Hoài An

Năm 2012


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1.1. Khái niệm
Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết.
Trong đó văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học
dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có
chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học
viết.
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng,
phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày
nay. Ba thuật ngữ sau đây được xem là tương đương khi nghiên cứu văn học dân gian:
Văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ
(folklore văn học)
Như vây, Văn học dân gian được hiểu là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền
miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt
khác nhau trong đời sống cộng đồng.
1.2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.


Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến
bằng miệng cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua
lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian
thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo
thời gian (từ đời trước đến đời sau).
Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng – tức là hình thức
trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
- Văn học dân gian là kết quả của những quá trình sáng tác tập thể.
Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác. Nhưng quá trình này,
lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận.
Sau đó những người khác (địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa chữa, bổ sung


cho tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú
hơn, hoàn thiện hơn.
Mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau.
Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ
ai là tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung, ai cũng có thể tùy ý
thêm bớt, sửa chữa.
- Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời
sống cộng đồng.
Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể,
vui chơi ca hát tập thể, hội hè… Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân
gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài
hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,…).
Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm
hứng cho người trong cuộc (ví dụ những câu chuyện cười được kể trong lao động giúp
tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc).
Tóm lại, văn học dân gian Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
- Là sáng tạo mang tính tập thể.

- Gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng.
Người ta còn gọi 3 đặc trưng trên là : tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành.
1.3. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
- Văn học dân gian là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc (kho trí
khôn của nhân dân về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người). Kho tri
thức này phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế.
Vào trong các tác phẩm, nó được mã hoá bằng những ngôn từ và hình tượng nghệ
thuật tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống
lâu bền cùng năm tháng.


- Văn học dân gian ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Vì thế, nó có
giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên
trung, lòng vị tha, lòng nhân đạo, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu,…). Văn
học dân gian cũng vì thế mà góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ
xưa và nay.
- Văn học dân gian có giá trị to lớn về nghệ thuật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nền văn học dân nước nhà. Nó đã trở thành những mẫu mực
để đời sau học tập. Nó là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.
1.4. Văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Văn học dân gian mang đặc trưng nguyên hợp, là một bộ phận củavăn hóa dân
gian. Đặc trưng này khiến văn học dân gian là một bộ phận không thể tách rời với văn
hóa dân gian. Vì thế, để hiểu văn học dân gian,không thể không đặt nó trong mối quan
hệ với văn hóa dân gian. Những đặc trưng giúp phân biệt văn học dân gian và văn học
viết thường được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhiều là:tính nguyên hợp, tính tập thể,
tính truyền miệng và tính dị bản. Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo
ra nét đặc trưng của văn học dân gian so với văn học viết. Trong bốn đặc trưng trên,
tính nguyên hợp làđặc trưng quan trọng hàng đầu và nó cũng chính là cơ sở lí thuyết
của việcgiảng dạy tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian.


Tính

nguyên hợp trong văn học dân gian là một vấn đề từ lâu đượcnhiều nhà nghiên cứu
văn học dân gian quan tâm đến. Là người đặt nền móng cho khoa học nghiên cứu văn
hóa dân gian,Giáo sư Đinh Gia Khánh trong công trình “Trên đường tìm hiểu văn hóa
dân gian” đã đề ra phương pháp luận cho ngành nghiên cứu văn hóa dângian. Vai trò
kiến tạo nổi bật của ông được thể hiện trong việc xác định tínhtổng thể nguyên hợp của
văn học dân gian nói riêng và văn hóa dân gian nóichung. Ông là người đầu tiên đưa ra
khái niệm tính nguyên hợp và đưa vàothực tiễn nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian
Việt Nam.
Khi bàn về tính nguyên hợp của văn hóa dân gian( bao gồm cả văn họcdân gian),
Giáo sư Đinh Gia Khánh đã cho rằng: “Nói rằng đặc điểm cơbản của văn hóa dân gian


là tính nguyên hợp tức là nói rằng qua nghệthuật ấy, người ta nhận thức về hiện thực
như một tổng thể chưa bị chiacắt”.. Và: “ Khi chúng ta nói rằng văn hóa dân gian có
tính nguyên hợp,chúng ta hiểu rằng văn hóa dân gian trong khi phản ánh thế giới,
luônluôn là một nhận thức nguyên hợp về tổng thể vốn có của thế giới”. Theo PGS.TS
Khoa học Vũ Anh Tuấn, trong bốn đặc trưng trên, tính nguyên hợp là dấu hiệu phân
biệt rõ ràng nhất để phân biệt sự khác biệt giữavăn học dân gian và văn học viết. Tính
nguyên hợp của văn học dân gian thể hiện ở chỗ: tác phẩm văn học dân gian chính là
sự tổng hợp nguyên sơ của nhiều lĩnh vực nghệ thuật, kiến thức trong mình nó. Vì thế,
khi tìm hiểu tác phẩm văn học dân gian, chúng ta không thể bỏ qua đặc trưng này. Đây
chính là nguyên nhân vì sao phải giảng dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan
hệ với văn hóa dân gian. Tính nguyên hợp về nội dung của văn học dân gian phản ánh
tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thời nguyên thuỷ, khi mà các lĩnh vực sảnxuất
tinh thần chưa được chuyên môn hóa. Trong các xã hội thời kỳ sau,mặc dù các lĩnh
vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn
mang tính nguyên hợp về nội dung. Bởi vì đại bộ phận nhân dân- tác giả sáng tác văn
học dân gian không có điều kiện tham gia vào các lĩnh vực sáng tạo tinh thần khác nên

họ thể hiện những kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng tình cảm của mình trong văn học
dân gian- một loại nghệ thuật không chuyên. Biểu hiện rõ ràng nhất của đặc trưng
nguyên hợp là ở chỗ: Văn học
dân gian là kết tinh trí tuệ, tâm hồn của nhân dân nhiều địa phương trong nhiều thời
đại, là sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực văn hóa: lịch sử, tín ngưỡng , tôn giáo,
phong tục…
Khác với văn học viết là thành tựu sáng tạo của một cá nhân, văn học dân gian là
sáng tạo của cả tập thể. Vì thế, cũng giống như tính nguyên hợp trong văn hóa dân
gian, khi tìm hiểu tính nguyên hợp trong văn học dân gian, phải xét đến vai trò sáng
tạo của những thời đại khác nhau và giữa các địa phương khác nhau trong quá trình
sáng tạo tác phẩm văn học


CHƯƠNG 2: CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Dựa vào những đặc điểm giống nhau cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các tác
phẩm trong cùng một nhóm, có thể thấy văn học dân gian Việt Nam gồm những thể
loại chính như sau : thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện
cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ, các thể loại sân
khấu (chèo, tuồng, múa rối, các trò diễn mang tích truyện).
2.1. Các thể loại tự sự dân gian
2.1.1 Thần thoại
Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị
thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của
người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói chuyện
thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo
do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có
các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời
xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn
học con người thời cổ đại
Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây



Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt
Trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa...



Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa...



Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Thần
Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân-Âu Cơ...



Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh-Thuỷ
Tinh, Nữ thần nghề mộc, Thạch Sanh, Thánh Gióng...



Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng...




Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn
và cả truyện cười: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử... hoặc mang dấu ấn của xã hội
nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai...


Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình
tượng phóng đại và khoáng đạt. Nhà nghiên cứu người Nga M.N. Tkachốp đã có nhận
xét xác đáng rằng: "Những quan điểm thần linh siêu nhiên vốn là tư duy truyền thống
của người Việt Nam từ thời xa xưa và được bắt nguồn chính từ thần thoại. Những lời
giải cho sự "kì lạ" không phải là quá hiếm hoi, và đã nằm trong những hoàn cảnh đã
tạo nên nó. Một người Việt Nam dù sinh ra trong gia đình làm nghề cày ruộng hay một
gia đình quý tộc thì từ tấm bé đều biết ánh sáng loé lên của tia chớp và tiếng sấm là
dấu hiệu thần Sấm đang đến, vung lưỡi tầm sét của mình để thực hiện ý muốn của ông
Trời trừng phạt một kẻ nào đó phạm tội ác. Anh ta biết rằng cơn gió mát mẻ và trận
cuồng phong dữ dội là do bởi chiếc quạt lông của thần Gió cụt đầu mà ra, còn
con rồng khổng lồ đang dồn đuổi đám mâymưa trên bầu trời chính là thần Mưa. Còn
nếu ông Thần Nông xuất hiện trong giấc mơ của ai đó một cách vui vẻ thì có nghĩa là
mùa màng thất bát đang đón chờ anh ta, còn nếu thần xuất hiện trong bộ dạng phờ
phạc thì là sự báo trước một mùa màng bội thu... Trong mỗi dòng sông, trong những
cánh rừng rậm và hang núi, đang sống những vị thần mà mọi người đều biết rõ tập tục
và thói quen của họ"
2.1.2 Truyền thuyết
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có
yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những
truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc
các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến
của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như
cổ tích và thần thoại.
Dựa theo nội dung truyền thuyết Việt Nam có thể chia theo các thời kì sau:




Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh
hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang.

Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy
Tinh, Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ
mười tám...



Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50
năm (257 TCN-208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ
bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu
của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử
chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ
trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý
Bí...



Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15, giai cấp phong kiến Việt Nam
xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ 16 đến thế
kỉ 19 là sự suy sụp của các triều đại phong kiến. Các truyền thuyết của thời kỳ nầy
gồm các nhóm sau đây:



Anh hùng chống ngoại xâm: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...



Danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Trạng Trình...




Lịch sử địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành...



Anh hùng nông dân: Chàng Lía, Quận He, Ba Vành...



Anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ: Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi...

Nội dung : Kể bề những sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo
quan điểm đánh giá của dân gian.
- Đặc điểm nghệ thuật :
+ Là những tác phẩm văn xuôi tự sự có dung lượng vừa phải.
+ Có sự tham gia của những chi tiết, của các sự việc có tính chất thiêng liêng kì ảo (các
nhân vật thần, các đồ vật kì ảo có phép lạ hay những sự biến thân).
2.1.3. Truyện cổ tích


Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện cổ tích ở Việt Nam, được truyền miệng trong
dân gian để kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật và sự
kiện khác nhau. Vì mang tính chất dân gian và truyền miệng, những truyện cổ tích
được xét vào thể loại hư cấu và không được xem là cứ liệu khoa học, mà nó thuộc vào
phạm trù văn hóa.
Truyện cổ tính thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ươc mơ của nhân dân ta
về chiến thắng cuối cùng của cái thiện và cái ác, sự công bằng và bất công.
Ghi nhớ
- Nội dung :
+ Là những câu chuyện kể về số phận của những con người bình thường hay bất hạnh

trong xã hội (chàng trai nghèo, người thông minh, người em, người đi ở, chàng
ngốc,…)
+ Thể hiện tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của người lao động.
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Là những tác phẩm văn xuôi tự sự.
+ Cốt truyện và hình tượng đều được hư cấu rất nhiều.
+ Có sự tham gia của nhiều yếu tố kì ảo hoang đường (nhân vật thần : bụt, tiên, phù
thuỷ,… các vật thần kì ảo như cây đũa thần, cái thảm bay,… hoặc những sự biến hoá
kì ảo,…).
+ Thường có một kết cấu quen thuộc : Nhân vật chính gặp khó khăn hoạn nạn cuối cùng
vượt qua và được hưởng hạnh phúc.
*Truyện cổ tích về loài vật
Loại truyện cổ tích này thường là truyện ngụ ngôn những con vật nuôi trong nhà, khi
miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và
ngựa, Chó ba cẳng...;
Nhóm hoang dã là hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các
con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, Sự tích con sam, Thạch Sùng còn thiếu mẻ
kho, Sự tích con dã tràng, truyện Công và Quạ. Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật


có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, Sự tích rạch Mồ Thị Cư, Sự tích cù lao Ông Hổ...;
chuỗi Truyện Bác Ba Phi: Cọp xay lúa...
*Truyện cổ tích thần kỳ
Dòng truyện Cổ tích thần kỳ kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội
của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ
quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội như Tấm Cám, Ăn khế trả
vàng, Sự tích con khỉ, Sự tích Trầu Cau....
Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác,
bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ
Chằng). Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt

thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng
trừ nhân vật xấu xí mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt).
*Truyện cổ tích thế tục
Truyện tiếu lâm, Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng những sự
kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ.
Nhóm truyện có đề tài nói về nhân vật bất hạnh (Trương Chi, Sự tích chim hít cô, Sự tích
chim quốc...); nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: (Đứa con trời đánh, Gái
ngoan dạy chồng...); nhóm truyện về người thông minh: (Quan án xử kiện hay Xử kiện
tài tình, Em bé thông minh, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội...); nhóm
truyện về người ngốc nghếch: (Chàng ngốc đi kiện, Làm theo vợ dặn, Nàng bò tót...)
2.1.4. Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho
một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã
hội.
Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên,
người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con


người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất
hiện.
Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau


Đả kích giai cấp (thống trị): đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế
(Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...)



Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan,

tính tham lam, thói đoán mò (Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả
mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi...)



Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học
đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của
mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời
thực tế (Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó
đũa, Mèo lại hoàn mèo...)

2.1.5.Truyện cười
Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa
dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như
truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...
Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể
một cách đơn thuần. Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư
tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán
thưởng và tiếng cười phê phán.


Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự
khinh ghét, sự phủ nhận.



Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười.
Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên



trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh
động và máy móc.
Nội dung của truyện cười có các mục đích:


Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán
nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh, những tình
huống trớ trêu: (Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau...) như các giai
thoại về Bác Ba Phi



Phê bình giáo dục: phê bình thói hư tật xấu của người chung quanh trong xã hội đương
thời: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều...



Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị, lãnh đạo.
Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan chức đến địa chủ cường hào, thầy đồ,
thầy chùa, thầy pháp, thầy lang, nhà giàu mới, ông bà chủ, xếp... (Quan huyện thanh
liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô... boong, Thầy đồ liếm
mật, Chỉ có một con ma...). Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh,
truyện ông Ó), Ba Giai Tú Xuất,...

Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có 2 nhóm lớn:


Truyện cười kết chuỗi:




Nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười phê phán (Trạng
Lợn)



Nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là người được ca ngợi, thán phục, đã dũng
cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác (Trạng Quỳnh).



Truyện cười không kết chuỗi:



Truyện khôi hài (giải trí là chủ yếu),



Truyện trào phúng (phê phán là chủ yếu), và



Truyện tiếu lâm (có yếu tố tục).

2.1.6 Một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông


2.2 Các thể loại trữ tình dân gian
2.2.1 Ca dao

Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xa. Thân phận
của họ thường bị phụ thuộc vào những người khác trong xã hội, giá trị phẩm chất của
họ không được người ta biết đến và trân trọng. Thân phận ấy thường được so sánh
như: củ ấu gai, tấm lụa đào, hạt mưa, miếng cau khô, cái giếng...
Ca dao yêu thương, tình nghĩa đề cập đến tình bạn cao đẹp, tình yêu đôi lứa (với những
cung bậc phong phú như nhớ thương, hờn giận...), tình cảm gia đình, tình nghĩa thủy
chung của con người trong cuộc sống,...
Ca dao yêu thương thường gắn với những biểu tượng như cái khăn, chiếc cầu,... vì đây là
những vật, những nơi mà nam nữ thường có nhiều kỉ niệm. Cái khăn là kỉ vật luôn đi
cùng người con gái. Nó mang theo hơi ấm của người yêu. Còn chiếc cầu là nơi nam nữ
hẹn hò tâm sự.
Ca dao tình nghĩa còn thường sử dụng những ước lệ như cây đa, bến nước, con
thuyền, gừng cay, muối mặn... Vì đó là những hình ảnh vừa gần gũi, quen thuộc với
người bình dân vừa biểu tượng cho sự chia li, chờ đợi hay cho những ước muốn,
khát khao về sự thủy chung tình nghĩa của con người.
Trong ca dao hài hước, tiếng cười tự trào là tiếng cười hóm hỉnh, hồn nhiên vô tư nhằm
"thi vị hóa" cuộc sống nghèo khổ của mình. Nó là tiếng cười tiếp sức để người ta vượt
lên hoàn cảnh. Trong khi đó tiếng cười phê phán xã hội có mục đích đấu tranh xã hội
mạnh mẽ hơn. Nó hướng vào những thói hư tật xấu trong nội bộ hoặc lên án giai cấp
thống trị ti tiện, tham lam,... Tiếng cười phê phán có nhiều mức độ : nhắc nhở, giễu
cợt, đả kích, phủ nhận,...
Có thể nhận xét rằng ca dao hài ước là sản phẩm của tâm hồn lạc quan yêu đời của người
lao động. Nó nảy sinh ngay từ trong cuộc sống vất vả, khốn khó và bộn bề lo toan của
người nông dân.
b) Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao :
- Thường lặp lại các mô thức mở đầu : thân em, em như, cô kia, ước gì,...


- Sử dụng nhiều các mô típ biểu tượng : gừng cay - muối mặn, con đò, bến đợi, ngọn đèn,
tấm khăn, cái cầu,...

- Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu, tương phản đối lập.
- Sử dụng các thể thơ quen thuộc của dân gian (chủ yếu là lục bát).
- Ngôn ngữ mang tính chất lời ăn tiếng nói hàng ngày, tuy rất đời thường nhưng mang
nhiều hàm nghĩa sâu sắc...
Các biện pháp nghệ thuật này có khá nhiều điểm khác với nghệ thuật thơ của văn học
viết. Lí do của sự khác biệt đó là do ca dao, là sản phẩm, là tiếng nói của cộng đồng.
Tập thể sáng tác bao giờ cũng có xu hướng tìm những cách thức diễn đạt có tính phổ
biến chung. Trong khi đó những sáng tác của văn học viết lại in đậm những dấu ấn cá
nhân (luôn có xu hướng tìm cách diễn đạt mới, lạ lẫm để thu hút độc giả và để tạo ra
những "ấn tượng nghệ thuật" riêng).
2.2.2. Tục ngữ
Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên
và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được
ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại
được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có
thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời
sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và
khuyên răn.
Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của
nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian
hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời
hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.
Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có
hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những
nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình
tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.


Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên
yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối

là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối:
đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể
gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.
Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản,
đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.
2.2.3. Câu đố
Câu đố là thể loại văn học dân gian phản ánh sự vật hiện tượng theo lối nói chệch.
Khi sáng tạo câu đố, người ta tìm đặc trưng và chức năng của từng vật cá biệt và sau
đó phản ánh thông qua sự so sánh, hình tượng hóa.
Có sự tương đồng về hình thức ngắn gọn, cô đúc, có vần điệu nhịp nhàng.
Câu đố xây dựng hình tượng phản ánh dấu hiệu đặc trưng và chức năng của những sự
vật, sự việc cụ thể với mục đích kiểm tra, truyền đạt tri thức về thế giới khách quan.
Căn cứ hình thức diễn tả, câu đố được chia hai loại: câu đố chính hiệu và câu đố vay
mượn.
Căn cứ đối tượng phản ánh, câu đố được chia hai loại: loại thuộc tự nhiên, loại thuộc
văn hóa.
Phương pháp nhận thức và phản ánh nghệ thuật của câu đố là một phương pháp
phổ biến ở hầu hết các dân tộc khác nhau trên thế giới. Câu đố ra đời từ thời cổ đại liên
quan đến lối nói so sánh gián tiếp phổ biến của người thời cổ, hiện tượng chưa có tên
của nhiều sự vật phổ biến trong giai đoạn đầu của mọi dân tộc. Việc dùng sự vật này
để nói sự vật khác, việc miêu tả đặc điểm sự vật vào một hình thức ngôn ngữ là điều
hợp quy luật.
Về nội dung:


- Chứa đựng tri thức thực tiễn: Đối tượng phản ánh của câu đố là các sự vật hiện
tượng trong thế giới khách quan, phần lớn có liên quan đến những hoạt động sinh hoạt
của người dân.
- Chứa đựng nội dung và ý nghĩa xã hội: Khi miêu tả thế giới hiện thực xung quanh
con người, nhiều câu đố mang thêm ý nghĩa xã hội, mặc dù đó không phải là mục đích

của câu đố.
Về phương thức nghệ thuật:


Hình thức ẩn dụ: Câu đố thường đưa ra những nét tương đồng về hình dạng bên ngoài
của các sự vật khác so với vật đố, những dấu hiệu của đối tượng được dấu tên, như
những chức năng, công dụng của các đối tượng trong cuộc sống sinh hoạt, những đặc
điểm của đối tượng về hình dáng, trạng thái hoạt động, sự chuyển động, bất động, sự
xuất hiện, điều kiện sống... để gợi sự liên tưởng.



Hình thức chữ bị chơi: Câu đố thường sử dụng từ đồng âm dị nghĩa, đồng nghĩa dị âm,
nói lái, chiết tự...



Câu đố sử dụng các thể thơ truyền thống, có vần, nhịp điệu, cô đúc, cân đối nhịp
nhàng. Câu đố cũng có xu hướng đưa vào yếu tố tục, song yếu tố này ở câu đố không
mang nội dung xã hội, thường chỉ có tác dụng tạo sự dí dỏm, gây cười.

2.2.4. Một số bài ca dao tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
"Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non"
......
Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn.”


Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
2. Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thuơng thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
thân em như hạt mưa xa
hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
2_ gánh cực mà đổ lên non
cong lưng mà chạy cực còn theo sau
3_ con cò mà đi ăn đêm
đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
ông ơi ông vớt tôi nao
tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
có xáo thì xáo nước trong
đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Muống than thân muống
Trứt đọt nấu canh,
Anh than thân anh.

Vợ con chưa có.


Người nói lòng nọ,
Kẻ nói lòng kia.
Liều mình như súng bắn bia.
Biết làm sao cho đặng sớm khuya cùng nàng.
Khuyên em có bấy nhiêu lời,
Thủy chung như nhất là người phải nghe.
Mùa đông lụa lụa the the.
Mùa hè bán bạc hoa sòe sắm khăn.
Sắm gối thì phải sắm chăn.
Sắm gối thì phải sắm chăn.
Sắm gương, sắm lược, sắm ngăn đựng trầu.
Sắm cho em: đôi lược chải đầu.
Cái ống đựng sáp vuốt đầu cho xinh.
2)Năm canh ngủ lấy hai canh
Ba canh thao thức, nhớ bạn lành khổ chưa
3)Năm canh thì ngủ lấy ba
Hai canh coi sóc cửa nhà làm ăn
4)Năm canh trằn trọc xốn xang
Lăn qua lộn lại nghĩa vàng không nguôi
5)Năm canh chỉ ngủ có ba
Hai canh lo lắng để mà làm ăn
6)Năm canh thở vắn than dài
Gieo mình xuống sạp lại ngồi lên muị
Nhìn sông chỉ thấy sông dài
Nhìn non non ngất, trông người mù tăm.
Năm con ngựa bạch sang sông
Năm gian nhà ngói đèn trong đèn ngoàị

Đèn yêu ai mà đèn chẳng tắt
Ta yêu mình nước mắt nhỏ rạ


7)Ngó lên hương tắt đèn lờ
Tấm thân đơn bạc biết nhờ cậy ai
8)Ngán thay cái kiếp phong trần
Biết bao giờ hết nợ nần đã vay ?
9)Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay,
Ai làm cho biển kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con!
10)Thân em như bông cúc trên trang
Thân anh như manh chiếu rách bạn hàng bỏ quên
11)Khổ ơi là khổ em cam phận khổ
Lên non đốn củi, đụng chỗ đốn rồi,
Xuống sông gánh nước,
Đụng chỗ cát bồi, khe khô!
a. Phân tích những câu ca dao có hình ảnh con cò:
“Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh”.
“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
“Trời mưa Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn”.
Lý giải - Đây là loài chim thường xuất hiện ở đồng ruộng gắn bó gần gũi với người nông

dân và làng quê Việt Nam: “Cò có trên ruộng phân vân”, “Con cò bay lả bay la, bay từ
cửa Phủ bay ra cánh đồng”. - Cò là loài chim nhỏ bé, bình thường, nó gợi lên được


thân phận nhỏ bé, lam lũ, lận đận, vất vả, đáng thương của người nông dân, đặc biệt là
người phụ nữ. - Giữa người nông dân và con cò có những đặc điểm và phẩm chất
tương đồng như: cần cù, chịu khó lặn lội để kiếm sống suốt cả cuộc đời.
Câu 2. - Cách diễn tả: Dùng phương pháp ẩn dụ, dùng hỉnh ảnh con cò để nói về cuộc đời
con người và sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật khác.
+ Từ láy “lận đận” và thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” làm cho nỗi cơ cực và vất vả
của cuộc đời cò tăng lên gấp bội lần.
+ Biện pháp đối lập: Đây là đặc trưng nổi bật của bài ca dao này, xuất hiện ở cả 4 dòng
thơ. Nước non > < một mình đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhỏ bé cô
đơn, lẻ loi của thân cò. Thân cò > < thác ghềnh; lên > < xuống đối lập giữa cái nhỏ bé
yếu ớt của thân cò và sự dữ dội khốc liệt của thiên nhiên. Bể kia đầy > < ao kia cạn
thái cực của tạo hóa đầy – vơi. Bể kia đã rộng lại còn đầy, còn chiếc ao kia nơi cò
kiếm ăn hằng ngày đã bé lại còn cạn. Bởi vậy dù cho cò tần tảo, nhặt nhảnh, bươn
chải, thân cò vẫn cứ gầy guộc mong manh. + Câu hỏi tu từ (hai câu cuối) là lời than
thở của thân cò – lời than, lời hỏi không có lời giải đáp. - Nội dung than thân phản
kháng. + Than thân: Người nông đã dùng hình ảnh thân cò để nói lên sự đắng cay, cơ
cực, vất vả, gian truân của cuộc đời mình. Cho nên đây không chỉ là tâm sự của cuộc
đời cò mà còn là tâm sự của cuộc đời, của thân phận con người “Mỗi dòng thơ là một
tiếng than, tiếng thở dài chua xót”. + Phản kháng: Câu hỏi tu từ ở cuối bài ca dao còn
thể hiện thái độ bất bình phản kháng đối với kẻ đã làm cho người nông dân phải lận
đận, lên thác, xuống ghềnh. Ai ở đây chính là giai cấp phong kiến, thống trị lúc bấy
giờ.
Câu 3. - Ý nghĩa từ “thương thay”. “Thương thay” là thương rất nhiều, đến quặt thắt, đây
là tình thương của sự đồng cảm chia sẻ giữa những người cùng khổ. - Ý nghĩa của sự
lặp lại cụm từ “Thương thay”. + “Thương thay” được lặp lại tới 4 lần trong bài ca dao,
nằm ở vị trí mở đầu ở mỗi câu lục, mỗi lần gặp lại là một cảnh ngộ, một thân phận

được hiện ra. + Sự lặp lại đó tăng thêm nỗi cực nhọc của những cuộc đời cay đắng và
thể hiện sâu sắc hơn, thấm thía hơn nỗi niềm thương cảm.


Câu 4. - Nhận xét chung: Hình ảnh nhưng con vật nhỏ bé, bèo bọt: “con tằm”, “lũ kiến”,
“chim hạc”, “con cuốc” dùng để ẩn dụ về cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao
động. - Hình ảnh cụ thể. + “Con tằm”: Tằm ăn lá dâu, rồi từ ruột nó, người ra lấy ra
những sợi tơ vàng làm nên những tấm vải rất đẹp, rất quý, tơ bị rút hết thì mạng sống
của tằm cũng chấm dứt = > Hình ảnh con tằm là ẩn dụ về người lao động bị giai cấp
thống trị bóc lột, bòn sút sức lao động cạn kiệt đến tận gan ruột, đến chết để làm giàu
cho chúng. + “Lũ kiến”: - hàm nghĩa chỉ số đông – “li ti” rất bé nhỏ, thường bị coi
thường, chẳng đáng gì. Bé thế ăn chẳng là bao, thế mà suốt ngày đi kiếm ăn = > Đó là
hình ảnh ẩn dụ về những người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũ suốt đời suốt
kiếp nai lưng quần quật làm việc vất vả ngược xuôi mà vẫn không đủ sống, vẫn cứ đói
nghèo. + “Chim hạc” cánh chim bay mỏi không có nơi đứng = > hình ảnh ẩn dụ nói về
cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
Câu 5. Những câu ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”. “Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày” ’’Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi xuống
giếng hạt vào vườn hoa’’ ’’Thân em như là đại bi Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm
sương’’ - Đặc điểm, nội dung và nghệ thuật. + Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ
’’Thân em’’ thường nói vê thân phận đau khổ, không tự định đoạt được cuộc đời mình
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. + Những bài ca dao này thường sử dụng
biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.
Câu 6. - Nhận xét về hình ảnh so sánh. + Trái bần: vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng –
gợi ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn lắm khổ đau – câu ca mang đậm màu sắc
Nam Bộ. + Gió dập, sóng dồi: hình ảnh các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp,
nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện.
- Nỗi khổ người phụ nữ: Qua bài ca dao ta thấy được người phụ nữ trong xã hội phong
kiến dật dờ, trôi nổi, luôn gặp những khổ đau, bất hạnh
Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao


Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng
Có sáo thì sáo nước trong
Đừng sáo nước đục dau lòng cò con"
+ Phân tích một số bài ca dao trữ tình
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có những bài ca dao trữ tình rất hay thuộc
chủ đề tình yêu nam nữ, hôn nhân hay gia đình. Những vần ca dao này được truyền
tụng trong dân gian đời này qua đời khác với nhiều mến chuộng.
Thời gian qua mau, hàng năm mọi người đều cảm thấy mình tăng thêm tuổi đời. Trai
trưởng thành phải lo lấy vợ, gái thành niên phải nghĩ đến việc lấy chồng. Nhưng lấy ai
và ai lấy vẫn là một vấn đề. Tuy rằng ngày xưa những hội hè đình đám không thiếu cơ
hội cho những cuộc gặp gỡ trai gái vìcái khó vào thời đó là làm thế nào để tỏ tình, phải
ăn nói làm sao để có thểphóng cho người mình mến chuộng cái tín hiệu giao duyên
khởi đầu.
Tuy rằng trong thi ca cũng đôi lần có diễn tả:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa:
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
hoặc:
Đêm qua mận mới hỏi đào
Vườn xuân đã có ai vào hái hoa?
hay là:
Cô kia cắt cỏ một mình
Cho anh cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi
Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.

Ngoài ra, còn có những câu ca dao rất hay, tuy mộc mạc nhưng vẫn đầy vẻ trữ tình bóng
bẩy:
Đường xa thì thật là xa,


Mượn mình làm mối cho ta một người.
Một người mười tám đôi mươi,
Một người vừa đẹp vừa tươi… như mình.
Cái anh chàng này thật là dí dỏm. Khởi đầu còn dè dặt ấp úng mượn cớ đường xa và
làm mối để sau đó vào ngay việc chính nói rõ ngay ước muốn của mình là có được một
người yêu cỡ mười tám đôi mươi, vừa trẻ vừa tươi đẹp như cô gái mà chàng ta đang
nói chuyện. Tuy không có vẻ tỏ tình nhưng thật sự chàng ta đã tỏ tình. Cô gái tất nhiên
phải hiểu là chàng thật sự muốn tỏ tình với mình nhưng ngại ngùng nên nói vòng vo vì
ngại gặp những lời cự nự nếu chẳng may bị từ chối. Trong mọi cuộc tỏ tình như đã nói
ở trên đây, cái khó khăn nhất là lời nói đầu tiên. Khó lắm chàng mới được dịp trực tiếp
gặp nàng. Với những dịp như thế, chàng phải tìm ngay ra một cớ nào đó để mở lời đầu
tiên này. Trong bài ca dao “Tát nước đầu đình”, tình yêu chân thật đã giúp chàng trai
tìm ra một cớ, đó là xin lại chiếc áo bỏ quên. Nhờ cái áo mà chàng trai nói được lời
khó khăn đầu tiên ấy.
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xỉn.
Hay là em để làm tin trong nhà.
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh lại trả công,
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho.
Giúp em một thúng xôi vò,

Một con lợn béo, một vò rượu tăm
Giúp em đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,


Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
Bài “Tát nước đầu đình” đã diễn tả cuộc giao duyên hồn nhiên chân thành nơi thôn dã,
qua những lời lấp lửng tài hoa duyên dáng của những người sông nơi đồng nội. Tứ thơ
lại đặc sắc tài tình với các mạch thơ đầy uyển chuyển bất ngờ. Bài “Tát nước đầu
đình” tuy là một câu chuyện được tạo dựng nhưng vẫn đầy đủ dí dỏm ý vị và hấp dẫn.
Nhưng những cuộc giao duyên không phải khi nào cũng có kết cuộc tốt đẹp cả. Trong
kho tàng văn học dân gian còn lắm ca dao trữ tình diễn tả tình yêu nam nữ mà trong đó
những thương mến, nhớ nhung, than thở, oán trách đều tràn đầy thiết tha say đắm:
Anh đến tìm hoa, thì hoa đã nở,
Anh đến bến đò, thì đò đã sang sông.
Cô gái này đã mượn lời ca dao trên đây để biện minh việc nàng phải lấy chồng, không
thể chờ đợi vì chàng trai quá chậm trễ.
Anh đến tìm hoa nhưng hoa đến ngày thì hoa phải nở. Anh đến bến đò nhưng đò đầy
thì phải sang sông. Duyên em đến thì em phải lấy chồng! Biết anh khi nào đến mà đợi!
Anh không thể chê trách nàng được. Nàng cũng không có gì phải nuôi tiếc ân hận!
Bài Trèo lên cây bưởi hái hoa là lời thổ lộ về mối tình tan vỡ, chuyện không thành:
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Emđilấy chồng anh tiếc lắm thay!
Ngày trước từng có yêu thầm, nhớ trộm chàng trai, nàng ngỏ lời tráchmóc:
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Một mớ trầu cay chỉ đáng giá ba đồng, vả lại gia đình em đâu có đòi hỏi gì cho cam. Chỉ

tại anh hay gia đình anh không đến hỏi, nên bây giờ em mới phải lâm vào cảnh đau
khổ hiện tại.
Lời nói của nàng tuy nhẹ nhàng nhưng buồn thấm thìa, chứa đựng bao tiếc nuối ngậm
ngùi:
Bây giờ em đã có chồng,


Như chim vào lồng như cá cắn câu.
Để rồi như phẫn uất vì tình cảm dồn nén mấy lâu, nàng thổn thức nói những lời như trách
móc:
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?
Hình ảnh “cá cắn câu” và “chim vào lồng” như diễn tả kiếp đọa đày hiện tại của cô gái,
dầu nay không có hạnh phúc cũng phải chung thủy với người chồng hiện tại. Lời than
thảm thiết của cô gái khiến ai nghe được không khỏi bàng hoàng xao xuyến.
Một câu ca dao khác diễn tả tâm sự một chàng trai nọ rời làng xóm mình ra đi để tạo điều
kiện thực hiện mộng ước lứa đôi với người anh hằng ấp ủ thương yêu. Nhưng lúc anh
thành đạt trở về làng cũ thì cảnh cũng như người đều đã đổi thay:
Ngày đi lúa chửa chia vè,
Ngày về lúa đã đỏ hoe đầy đồng.
Ngày đi em chửa có chồng,
Ngày về em đã tay bồng tay mang.
Thật là phũ phàng khi gặp lại nàng, nàng chẳng những đã có chồng mà đã trở thành một
thiếu phụ hai con với nhan sắc tàn phai tiều tụy, khiến nỗi buồn thất vọng của chàng
trai càng não nề khôn tả, và người thiếu phụ cũng không khỏi chạnh lòng than thở:
Tay lau nước mắt ướt nhèm,
Tại anh chậm bước nên em… có chồng.
Những bài ca dao trên đây nói về những cuộc giao duyên, dầu có được thể hiện dưới
nhiều tình huống tâm trạng có khác nhau đi nữa, nhưng cũng đều tuyệt vời diễn tả nỗi
khát vọng tình yêu lứa đối với những lời tỏ tình có khi xa xôi bóng bẩy, lấp lửng, có

khi mộc mạc bộc trực hoặc những thở than oán trách. Đó chính là cái hay, cái đẹp
trong ca dao về tình yêu nam nữ và giao duyên trong kho tàng văn học dân gian Việt
Nam.


×