Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Lễ hội phật giáo việt nam hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại thành phố hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

PHAN NHẬT DŨNG

LỄ HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY
(QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP MỘT SỐ CHÙA
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2017

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------------------

PHAN NHẬT DŨNG

LỄ HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY
(QUA NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP MỘT SỐ CHÙA
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 03 09


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ BÁ TRÌNH

HÀ NỘI - 2017

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, trả lời phỏng vấn, trích dẫn trong luận văn đảm
bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Nhật Dũng

3


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Tôn
giáo học đã giảng dạy, trang bị kiến thức giúp tác giả nắm vững những vấn đề
lý luận và phƣơng pháp luận để hoàn thành tốt luận văn này. Đặc biệt, tác giả
xin trân thành cảm ơn TS. Lê Bá Trình - ngƣời thầy đã nhiệt tình hƣớng dẫn,
chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.
Con xin đê đầu đảnh lễ và tri ân chƣ tôn Hòa Thƣợng, chƣ Thƣợng tọa
lãnh đạo Trung ƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ và
tạo nhiều thắng duyên cho con trong suốt quá trình học tập, bên cạnh đó nhờ
sự động viên và trợ duyên quý báu của gia đình, cũng nhƣ đàn na thí chủ.

Kính chúc chƣ Liệt vị pháp thể khinh an, đạo lộ tấn phát, chúng sinh dị độ,
Phật đạo viên thành.
Tác giả xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phan Nhật Dũng

4


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI PHẬT GIÁO VÀ
KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................................... 9
1.1. Một số vấn đề lý luận về lễ hội Phật giáo .......................................... 9
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu ......................... 9
1.1.2. Truyền thống lễ hội trong Phật giáo và truyền thống lễ hội trong
Phật giáo Việt Nam ................................................................................. 11
1.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu .......................................................... 20
1.2.1. Chùa Quán sứ ................................................................................ 21
1.2.2. Chùa Hƣơng .................................................................................. 22
1.2.3. Chùa Tiêu Dao .............................................................................. 22
Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................... 23
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI PHẬT
GIÁO HIỆN NAY ........................................................................................ 24
2.1. Nội dung lễ hội Phật giáo .................................................................. 24
2.1.1. Cấu trúc của lễ hội Phật giáo ......................................................... 24
2.1.2. Trình tự, các bƣớc tiến hành một lễ hội Phật giáo ........................ 31

2.1.3. Một số lễ hội Phật giáo tiêu biểu ................................................... 32
2.2. Giá trị văn hóa của lễ hội Phật giáo ................................................. 39
2.2.1. Giá trị đối với Phật giáo ................................................................ 39
2.2.2. Giá trị đối với văn hóa Việt Nam .................................................. 45
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................... 50

5


Chƣơng 3. VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA
LỄ HỘI PHẬT GIÁO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...................................... 51
3.1. Một số vấn đề đặt ra đối với lễ hội Phật giáo hiện nay .................. 51
3.2. Nguyên nhân của các vấn đề đặt ra đối với lễ hội Phật giáo
hiện nay ..................................................................................................... 58
3.3. Những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội
Phật giáo giai đoạn hiện nay .................................................................... 67
Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 71
KẾT LUẬN ................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 74
PHỤ LỤC

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đã có bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Những
lớp trầm tích văn hóa đƣợc tích tụ hàng nghìn năm ấy đã tạo tạo cho Việt
Nam một nền văn hóa mang hình hài, cốt cách, bản sắc riêng. Chính đó là
chất "kháng sinh" để dân tộc Việt Nam "giữ mình", chống lại mọi sự xâm

lăng, đồng hóa của các nền văn hóa khác. Nhờ thế mà lịch sử nghìn năm đã
chứng minh: có những thời kỳ dài Việt Nam nằm dƣới ách thống trị của kẻ
xâm lăng, chịu cảnh phụ thuộc về chính trị, kinh tế nhƣng vẫn không hề bị
đồng hóa về mặt văn hóa hay nói cách khác bản sắc văn hóa vẫn đƣợc giữ gìn.
Trong bề dày các lớp trầm tích của văn hóa Việt Nam, sinh hoạt lễ
hội là một lớp dày đặc sắc. Lễ hội là loại hình sinh hoạt cộng đồng hầu nhƣ
có mặt ở khắp mọi miền đất nƣớc từ rất lâu đời, thậm trí có nhiều lễ hội ra
đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn đƣợc duy trì. Theo thống kê,
hiện nay, một năm, Việt Nam có đến hơn 8000 lễ hội lớn nhỏ 1, trong đó lễ
hội tôn giáo chiếm một phần không nhỏ.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, đã cắm rễ sâu trong mảnh
đất văn hóa Việt Nam đầy sắc màu, trở thành một tôn giáo truyền thống của
Việt Nam, lễ hội Phật giáo đã thực sự trở thành lễ hội truyền thống của Việt
Nam. Và bất cứ lễ hội Phật giáo nào ở Việt Nam hiện nay cũng có sự đan xen
các yếu tố của văn hóa bản địa Việt Nam, chính điều đó góp phần làm nên sức
sống của lễ hội Phật giáo của Việt Nam. Mỗi một làng quê Việt Nam hầu nhƣ
đều có chùa, ngôi chùa đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống
tinh thần ngƣời dân trong các làng xã Việt Nam:
1

Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn hóa Thông tin cơ sở, Bộ Văn hóa Thông tin, cả nƣớc có 8902 lễ hội
trong đó có 7005 lễ hội dân gian truyền thống , 1399 lễ hội tôn giáo, 409 lễ hội lịch sử cách mạng và 25 lễ
hội du nhập từ nƣớc ngoài vào Việt Nam.

1


"Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông".
Hòa thƣợng Mãn Giác

Điều đó có nghĩa, Phật giáo đã hòa quyện vào văn hóa làng xã Việt
Nam sâu đậm, không thể bóc tách đƣợc. Lễ hội Phật giáo luôn mang tính
cộng đồng sâu sắc, đoàn kết tình làng nghĩa xóm vì một ƣớc nguyện chung
cho sự phát triển thịnh vƣợng của làng.
Do vậy, lễ hội Phật giáo trong mỗi làng quê chính là cầu nối của sự kết
tinh, hòa hợp giữa những giá trị truyền thống với giá trị hiện tại và tƣơng lai.
Và cũng chẳng biết tự bao giờ, lễ hội đã trở thành một Di sản văn hóa phi vật
thể bất biến của ngƣời Việt. Thứ di sản đặc biệt này không những phản ánh
đời sống tâm linh, tín ngƣỡng của cƣ dân trồng lúa nƣớc mà còn lƣu dấu bản
sắc đặc trƣng, phong tục, tập quán của mỗi địa phƣơng - làng xã.
Năm 1986, Công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc đƣợc tiến hành, đã
mở ra cho đất nƣớc Việt Nam một trang sử mới với nhiều thành tựu đạt đƣợc:
đời sống vật chất của con ngƣời đƣợc cải thiện, đời sống tinh thần ngày càng
đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó là không ít những thách thức: nền
kinh tế thị trƣờng với những quy luật khốc liệt, đề cao giá trị của đồng tiền đã
dẫn đến hệ lụy nhiều giá trị truyền thống bị lãng quên, đạo đức một bộ phận
ngƣời dân bị suy thoái, các sinh hoạt tinh thần con ngƣời phát triển lệch lạc...
Trong bối cảnh chung đó, sinh hoạt lễ hội nói chung, lễ hội Phật giáo nói
riêng của ngƣời Việt Nam cũng không tránh khỏi sự thay đổi.
Với vị trí là ngƣời thực hành tín ngƣỡng, thƣờng xuyên tham gia tổ
chức các lễ hội Phật giáo, tôi luôn trăn trở làm sao khắc phục đƣợc những hạn
chế, phát huy tối đa những mặt giá trị, tích cực của lễ hội Phật giáo để Phật
pháp phát triển bền vững, đồng hành cùng xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2


Với những lý do trên đây, tôi lựa chọn đề tài "Lễ hội Phật giáo Việt
Nam hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp một số chùa tại Thành phố Hà

Nội)" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Hy vọng nghiên cứu này
với việc chỉ ra nội dung, những giá trị, những vấn đề đặt ra của lễ hội Phật
giáo hiện nay và đặc biệt chỉ ra nguyên nhân để từ đó đƣa ra các giải pháp
góp phần vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Phật giáo ở
Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập văn hóa toàn cầu với
những thách thức lớn, việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ có
ý nghĩa sống còn để "hội nhập nhƣng không hòa tan".
2. Tình hình nghiên cứu
Với sự đa dạng, phong phú và đặc sắc của văn hóa lễ hội ở Việt Nam,
đề tài về các lễ hội ở Việt Nam nói chung, lễ hội Phật giáo Việt Nam nói riêng
là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, tiếp cận dƣới nhiều góc
độ khác nhau: Văn hóa học, dân tộc học, xã hội học,...
* Về lễ hội Việt Nam nói chung
Cuốn 60 Lễ hội truyền thống Việt Nam của hai tác giả Thạch Phƣơng
và Lê Trung Vũ, là công trình miêu tả khá toàn diện và có hệ thống về 60 lễ
hội truyền thống tiêu biểu ở các địa phƣơng, các dân tộc trên cả nƣớc. Cuốn
sách còn viết khá chi tiết về phần các câu ca trong hội hè và các trò diễn, trò
chơi, cuộc thi tài trong lễ hội - đây là bộ phận cấu thành không thể thiếu của
lễ hội.
Cùng với PGS.TS. Lê Hồng Lý, PGS.TS. Lê Trung Vũ còn chủ biên
cuốn sách Lễ hội Việt Nam, là công trình tập thể của nhiều Giáo sƣ, Tiến sĩ,
nhà nghiên cứu, biên khảo..., sách tập trung một cách hệ thống các bài viết về
những lễ hội hiện còn duy trì trên đất nƣớc ta, thông qua những mô tả sinh
động của các bài viết, ngƣời đọc sẽ có những nhận thức khá đầy đủ về lễ hội
Việt Nam.

3


Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật tập hợp, chọn lọc và biên soạn cuốn sách

Kho tàng Lễ hội cổ truyền Việt Nam, là các bài viết của các tác giả lớn nhƣ:
Nguyễn Chí Bền, Trần Lâm Biền,... Cuốn sách tập hợp một cách đầy đủ các
lễ hội cổ truyền trong khối di sản văn hóa Việt Nam mà các thế hệ cha ông đã
dày công vun đắp: Tết văn hóa và văn hóa Tết; Hội cúng rừng, lễ hội lập tịch;
Hội đền An Dƣơng Vƣơng... giúp cho ta có cái nhìn tƣơng đối toàn diện và
sâu sắc về kho tàng các lễ hội cổ truyền Việt Nam, đồng thời cảm nhận đƣợc
vai trò to lớn, linh thiêng cùng những ý niệm về văn hóa dân tộc trong cuộc
sống của mỗi con ngƣời Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Quang Lê có tác phẩm Bản sắc văn hóa qua lễ hội
truyền thống người Việt. Cuốn sách có 7 chƣơng chính, trong đó chƣơng 1
viết về một số vấn đề lý lý luận cơ bản; chƣơng 2 viết về Lớp văn hóa bản địa
- Nền tảng của bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống; Bốn chƣơng tiếp theo
là các lớp giao lƣu văn hóa với các tôn giáo, tín ngƣỡng nhƣ Phật giáo, Đạo
giáo, Nho giáo, tín ngƣỡng Chăm; Chƣơng cuối cùng là việc bảo tồn phát huy
bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam.
Trong đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm chƣơng III, Lớp giao lƣu văn hóa với
Phật giáo trong bản sắc văn hóa: Lễ hội chùa và chƣơng VII: bảo tồn phát huy
bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống vì nó có liên quan trực tiếp đến đề tài
nghiên cứu.
Tác giả Vũ Kim Yến biên soạn cuốn sách Văn hóa làng Việt Nam qua
lễ hội truyền thống, tác phẩm đƣợc biên soạn dựa trên những công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà văn hóa lớn về hội làng Việt Nam.
Trong đó tác giả khẳng định: "Lễ hội là một sản phẩm, là biểu hiện, là minh
chứng cho nét đẹp văn hóa ngàn đời của ông cha ta. Nói đến "lễ hội", "hội
hè", "đình đám"... là nói đến sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân từ
xƣa đến nay. Lễ hội chứa đựng những yếu tố văn hóa tinh thần của dân tộc,

4



đặc biệt là tính cộng cảm làng xã - vun đắp, nâng đỡ tinh thần cho từng cá
nhân" [81,tr.7].
Về cấu trúc của lễ hội, cũng có nhiều tác giả đi sâu vào nghiên cứu:
Trên tạp chí Di sản Văn hóa số 3 năm 2012, PGS.TS. Nguyễn Chí Bền có bài
viết: Từ nghiên cứu cấu trúc đến quản lý lễ hội truyền thống của ngƣời Việt.
Trong bài viết này, tác giả cho rằng: "Thực ra, cấu trúc của lễ hội truyền
thống của ngƣời Việt không chỉ có hai bộ phận là lễ và hội, mà gồm nhiều
thành tố hợp thành các bộ phận. Tôi nghĩ rằng, cấu trúc của lễ hội cổ truyền
của ngƣời Việt gồm ba bộ phận tạo thành: Nhân vật phụng thờ, Các thành tố
hiện hữu, Các thành tố tàng ẩn nhƣng hiện hữu trong thời gian thiêng"[6.
tr.26]. Thông qua việc cắt lát cấu trúc của lễ hội nhƣ trên, tác giả đã xác lập
quan niệm về quản lý lễ hội truyền thống của ngƣời Việt.
Đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc của lễ hội còn có luận án tiến sĩ chuyên
ngành Lịch sử Văn hóa và Nghệ thuật của tác Đoàn Minh Châu với tên đề tài
Cấu trúc của lễ hội đương đại (trong mối liên hệ với cấu trúc lễ hội truyền
thống người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ).
Viết về lễ hội cụ thể ở một địa phƣơng có nhiều tác phẩm nhƣ: Viết về
lễ hội ở vùng đất thủ đô - nghìn năm văn hiến, PGS.TS. Lê Hồng Lý có cuốn
sách Tìm hiểu lễ hội ở Hà Nội, cuốn sách đã phân tích rõ vai trò của lễ hội ở
Hà Nội trong việc phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô trong xu thế hội nhập
toàn cầu hiện nay ở nƣớc ta; xem xét những giá trị cụ thể của nó trong đời
sống xã hội hiện tại và vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của Thủ đô; đặc biệt khi mà Hà Nội đã đƣợc mở rộng và đang
đứng trƣớc một nguy cơ bị tác động mạnh mẽ của đô thị hóa và toàn cầu hóa;
xem xét lễ hội Hà Nội trong bối cảnh đô thị Hà Nội và là Thủ đô của cả nƣớc;
khảo sát các lễ hội mới đƣợc du nhập vào Hà Nội trong quá trình giao lƣu và
tiếp xúc với quốc tế.

5



Đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên sâu, đáng chú ý có bài viết:
"Bàn về lễ hội", đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 1/2002 của nhà
nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn...
Ngoài ra còn nhiều công trình khác nữa nhƣ: Lễ hội truyền thống các
dân tộc Việt Nam các tỉnh phía Bắc của PGS.TS. Hoàng Lƣơng; Hội xuân
của người Việt, những lễ hội xuân đặc sắc của tác giả Ngọc Hà...
* Về lễ hội Phật giáo
Trong kho tàng các lễ hội Việt Nam, phần lớn trong số đó là các lễ hội
tôn giáo. Phật giáo với vị thế là một tôn giáo lớn, có phạm vi ảnh hƣởng rộng
lớn với hệ thống chùa chiền bao phủ khắp nơi, là thành tố quan trọng trong
đời sống tín ngƣỡng tôn giáo, tín ngƣỡng của ngƣời Việt thì hệ thống lễ hội
Phật giáo là một phần không thể thiếu trong kho tàng lễ hội quý giá đó. Viết
liên quan khá trực tiếp đến Lễ hội tôn giáo nói chung, lễ hội Phật giáo nói
riêng, tác giả Chu Huy có công trình: Tâm thức người Việt qua lễ hội đền
chùa, cuốn sách là sự tiếp cận tâm thức ngƣời Việt một cách tinh tế thông
qua các hoạt động lễ hội đền chùa, các hoạt động tín ngƣỡng dân gian
nhƣ: Đàn xã tắc Thăng Long, nét tâm linh kiến trúc chùa thầy hay tìm lại
nguồn cội qua lễ hội Đền Hùng,… Từ đó tâm thức của ngƣời Việt đƣợc
miêu tả súc tích và sống động.
Với vai trò là ngƣời thực hành tín ngƣỡng, TT. Thích Đạt Đạo, ĐĐ.
Thích Nguyên An, MC. Tánh Thuần có cuốn sách Nghệ thuật Diễn giảng và
xướng ngôn Lễ hội Phật giáo. Cuốn sách là cẩm nang cần thiết với những
ngƣời tổ chức các sự kiện lễ hội Phật giáo, đặc biệt với vai trò MC của các lễ
hội Phật giáo bởi các Lễ hội Phật giáo có những đặc trƣng rất riêng trong
cách sử dụng ngôn từ và phƣơng pháp diễn giảng.
Vấn đề này còn đƣợc đề cập đến trong rất nhiều các công trình nghiên
cứu về Phật giáo, văn hóa Phật giáo bởi xét cho cùng thì lễ hội Phật giáo là

6



một phần của văn hóa Phật giáo. Quý Long, Kim Thƣ đã sƣu tầm, hệ thống
và cho ra đời tác phẩm: Tìm hiểu văn hóa Phật giáo và lịch sử các ngôi chùa
ở Việt Nam, trong đó tác giả phân tích rất rõ nét về ảnh hƣởng của Phật giáo
đến văn hóa, tƣ tƣởng, đạo đức dân tộc; ý nghĩa, nét đẹp của các biểu tƣởng,
nghi lễ, lễ hội Phật giáo...
Viết cụ thể về nghi lễ Phật giáo trong các lễ hội, tác giả Tạ Văn Tác
với luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Nghi lễ thờ cúng của Phật giáo ở Đồng
bằng Bắc Bộ hiện nay, trong đó là những phân tích, mô tả khá kỹ lƣỡng về
nghi lễ Phật giáo, và tiêu biểu trong các dịp lễ lớn nhƣ: Vu Lan, Cầu Siêu,...
tác giả cũng đã phân tích và chỉ ra những giá trị của nghi lễ Phật giáo.
Nhìn chung, các công trình về cả hai chủ đề kể trên đều cho ta thấy bức
tranh đa dạng, đầy màu sắc của các lễ hội Việt Nam nói chung, trong đó có sự
góp mặt của các lễ hội Phật giáo; lát cắt ngang về cấu trúc lễ hội; vai trò của
các lễ hội với việc gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, một công
trình nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội Phật giáo, đặc biệt là trong giai đoạn
hiện nay với những tác động mạnh mẽ của thời cuộc thì còn vắng. Vì thế
nghiên cứu này sẽ góp phần bù đắp vào mảng trống nói trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn chỉ ra đƣợc nội dung, giá trị, và một số
vấn đề đặt ra trong lễ hội Phật giáo hiện nay để đƣa ra những giải pháp nhằm
bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện đƣợc mục đích, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khái quát một số vấn đề lý luận về lễ hội Phật giáo và địa bàn nghiên cứu.
- Chỉ ra đƣợc nội dung của lễ hội Phật giáo ở Việt Nam hiện nay qua
các phƣơng diện: cấu trúc, trình tự, một số lễ hội cụ thể tiêu biểu.


7


- Chỉ ra giá trị văn hóa của lễ hội Phật giáo trên cả hai chiều kích là văn
hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo.
- Từ những vấn đề đặt ra trong lễ hội, luận văn đƣa ra những giải pháp
nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Phật giáo giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Lễ hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ năm 1986 đến nay
- Không gian: khảo sát một số lễ hội ở các chùa tại thành phố Hà Nội.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về
tôn giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành của tôn giáo
học nhƣ phƣơng pháp điều tra xã hội học, phƣơng pháp thống nhất logic - lịch
sử, phƣơng pháp so sánh, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa...
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần nhỏ vào công tác nghiên cứu tôn giáo nói chung,
Phật giáo Việt Nam nói riêng.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng
dạy và nghiên cứu về tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung
luận văn gồm 3 chƣơng, 7 tiết.


8


Chƣơng 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LỄ HỘI PHẬT GIÁO
VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận về lễ hội Phật giáo
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu và tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu
một cách toàn diện hơn, chúng ta không thể bỏ qua khái niệm về đối tƣợng
nghiên cứu. Việc mổ xẻ nội hàm khái niệm đối tƣợng nghiên cứu cho chúng
ta thấy rõ đƣợc bản chất của đối tƣợng, từ đó tiếp cận đối tƣợng khoa học
hơn, toàn diện hơn. Tuy nhiên khái niệm Lễ hội Phật giáo là một khái niệm
hẹp, để hiểu đƣợc nó ta cần tiếp cận những khái niệm có nội hàm rộng hơn
hoặc có liên quan đến nó.
* Khái niệm Lễ hội
Định nghĩa và giải nghĩa Lễ hội, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Lễ
là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con ngƣời
với thần linh, phản ánh những ƣớc mơ chính đáng của con ngƣời trƣớc cuộc
sống mà bản thân họ chƣa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa,
tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn
tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho
từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia
súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm ƣớc mơ chung
vào bốn chữ "nhân khang, vật thịnh". Lễ hội là hoạt động của một tập thể
ngƣời, liên quan đến tín ngƣỡng và tôn giáo"[31, tr674]. Lý giải thêm về lễ
hội, mối quan hệ giữa tôn giáo và lễ hội: Do nhận thức, ngƣời xƣa rất tin vào
trời đất, sông núi, vì thế ở các làng, xã thƣờng có miếu thờ thiên thần, thổ
thần, thủy thần, sơn thần. Lễ hội cổ truyền đã phản ánh hiện tƣợng đó. Tôn


9


giáo có ảnh hƣởng đáng kể đối với lễ hội, mối quan hệ này thể hiện ở cả hai
chiều: đối với tôn giáo, tôn giáo thông qua lễ hội làm phƣơng tiện phô trƣơng
thanh thế, ngƣợc lại đối với lễ hội, lễ hội thông qua tôn giáo để thần linh hóa
những gì trần tục [Xem 31, tr 674].
Từ điển điện tử Wikipedia: Lễ hội là một sự kiện văn hóa đƣợc tổ chức
mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu
hiện sự tôn kính của con ngƣời với thần linh, phản ánh những ƣớc mơ chính
đáng của con ngƣời trƣớc cuộc sống mà bản thân họ chƣa có khả năng thực
hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất
phát từ nhu cầu cuộc sống.
Trong cuốn Văn hóa Việt Nam hỏi và đáp các tác giả đƣa ra quan điểm:
"Lễ hội (hay hội lễ) là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính
cộng đồng cao của nông dân hay thị dân, diễn ra trong những chu kỳ không
gian, thời gian nhất định để làm những nghi thức về nhân vật đƣợc sùng bái,
để tỏ rõ những ƣớc vọng, để vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm"
[47, tr.197]. Từ khái niệm đó, các tác giả đi đến nhận định: "Có thể coi lễ hội
cổ truyền nhƣ là thời điểm mạnh của cuộc sống; là cái mốc của một chu kỳ
kết thúc và tái sinh; là cuộc đời thứ hai bên cạnh cuộc đời thực; là trạng thái
thăng hoa từ đời sống thực tế; là hình thức tổng hòa văn hóa nghệ thuật; là
một hiện tƣợng văn hóa mang tính trội"[47, tr.197].
Giáo sƣ Nguyễn Duy Quý định nghĩa về lễ hội: "Lễ hội truyền thống là
một sinh hoạt văn hóa tổng hợp, bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn
giáo, tín ngƣỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thƣờng. Đó còn là
một sinh hoạt có quy mô lớn về tầm vóc và có sức mạnh cuốn hút một số
lƣợng lớn những hiện tƣợng của đời sống xã hội..." [Xem 81, tr.8].

10



* Cấu trúc
Cấu trúc là một "Hệ thống những hiện tƣợng có liên quan khăng khít
với nhau tới mức mỗi hiện tƣợng chỉ giữ đƣợc bản chất của mình là vì có mặt
và tồn tại ở trong mối liên quan đến toàn thể. Đứng dƣới góc độ Triết học, cấu
trúc đƣợc hiểu: "Phƣơng thức, cách thức tổ chức tƣơng đối bền vững của các
yếu tố trong một hệ thống". Và " Nếu nhƣ khái niệm hệ thống bao quát các
mặt hết sức khác nhau của một khách thể, một chính thể phức tạp nào đó (nhƣ
cấu tạo, thành phần, phƣơng thức tồn tại, hình thức phát triển) thì khái niệm
cấu trúc trƣớc hết vạch ra những nhân tố nhƣ tính bền vững, tính ổn định của
khách thể hay đối tƣợng mà nhờ đó, nó duy trì đƣợc chất của nó khi các điều
kiện bên ngoài hay bên trong biến đổi. Khi cấu trúc bị phá vỡ hay biến đổi thì
hệ thống không tránh khỏi bị phá vỡ hoặc biến đổi. Nếu hệ thống là sự liên
kết các yếu tố có mối liên hệ qua lại và quy định lẫn nhau thì cấu trúc là thành
phần cấu tạo, là tổ chức bên trong của một chỉnh thể thống nhất" [31, tr. 459]
* Khái niệm Lễ hội Phật giáo
Từ những khái niệm và sự phân tích ở trên, chúng tôi hiểu khái niệm lễ
hội Phật giáo: Lễ hội Phật giáo là một hình thức sinh hoạt tôn giáo mang tính
cộng đồng của ngƣời theo Phật giáo (hoặc có cả sự tham gia của cả những
ngƣời không theo Phật giáo), là một phƣơng thức biểu hiện đức tin của ngƣời
Phật tử diễn ra vào một khoảng thời gian nhất định nào đó và mang tính chất
kỷ niệm một sự kiện nào đó ý nghĩa đối với Phật giáo.
1.1.2. Truyền thống lễ hội trong Phật giáo và truyền thống lễ hội
trong Phật giáo Việt Nam
1.1.2.1. Truyền thống lễ hội trong Phật giáo
Trong truyền thống Phật giáo nguyên thủy, những ngày lễ hội thƣờng
mang ý nghĩa lịch sử dựa theo kinh điển hơn là lễ hội dân gian truyền thống
nhƣ những tôn giáo khác. Ða số các ý nghĩa lịch sử đó dựa trên cuộc đời và sự


11


nghiệp hoằng pháp của đức Phật Thế Tôn. Cho nên lễ hội là để biểu duơng
đức hạnh và lời dạy của Ngài nhằm rút ra những bài học cho Tứ chúng áp
dụng tu học. Vì thế, trong những ngày lễ hội này, Phật giáo nguyên thủy
thƣờng tổ chức lễ thọ hạnh Ðầu Ðà, thức một đêm không ngủ, tỉnh niệm
nghe pháp và hành thiền hầu gieo duyên lành giải thoát, và nhờ đó ngƣời tại
gia cƣ sĩ có cơ hội tốt để hiểu thêm về lời dạy của đức Phật để áp dụng tu tập
có hiệu quả.
Chính vì vậy, lễ hội Phật giáo ban đầu chủ yếu là phần lễ với các nghi
thức đƣợc tổ chức long trọng, trang nghiêm, mang ý nghĩa đánh dấu sự kiện
lớn. Trải qua thời gian, các ngày lễ này có sự mở rộng, phát triển thêm về
phần hội nhƣ ngày nay.
Các ngày lễ tiêu biểu, lớn trong truyền thống Phật giáo có thể kể đến:
Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, Lễ dâng y Kathina...
* Lễ Phật Đản
Đức Phật ra đời vào một đêm trăng tròn, vào năm 563 Trƣớc Công
Nguyên, tại vƣờn Lâm Tì ni. Ngài sinh ra không giống nhƣ ngƣời bình
thƣờng. Khi vừa giáng sinh nhân gian, Ngài đƣợc chín con rồng phun nƣớc
tắm, một mình đã có thể tự bƣớc đi bảy bƣớc, mỗi bƣớc là một đài sen hiện
ra, Ngài giơ tay phải và cất lên tiếng rống sƣ tử làm chấn động mƣời phƣơng
với câu nói: "Thiên thƣợng thiên hạ duy ngã độc tôn". Ngài chào đời nhƣ ánh
bình minh rực rỡ, nhƣ đoá đàm ƣu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo,
núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi. Ngài hƣớng về phía
Bắc, ung dung đi trên bảy đoá sen vàng, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất làm
chấn động cả vũ trụ càn khôn. Nhƣ vậy, lần đầu tiên trong nhân loại, tin mừng
thật sự đã đến với nhân gian.
Mặc dù là hoàng tử, con vua Tịnh Phạn, trị vì một vƣơng quốc nhỏ là
Ca Tỳ la vệ, Ngài đƣợc chiều chuộng, nâng niu hết mực nhƣng với trí tuệ xuất


12


chúng và tâm hồn nhạy cảm, nên khi vô tình nhìn thấy những cảnh khổ đau ở
chốn ra vào hoàng cung đã tạo nên bƣớc ngoặt trong tâm hồn Ngƣời "nảy sinh
cảm giác thế gian vô thƣờng và nảy ra ý nghĩ xuất gia tu đạo"[46, tr.35]. Năm
29 tuổi, Ngài rời bỏ cung điện nguy nga, từ chối giàu sang để trở thành một
ngƣời ẩn tu. Một thời gian dài tu khổ hạnh vẫn không tìm đƣợc sự yên tĩnh
trong tâm hồn, Ngài đi vào tƣ duy trí tuệ. Sau 49 ngày thiền định dƣới gốc cây
Bồ đề, cuối cùng Ngài đã ngộ đƣợc đạo, đạt đƣợc đến chân lý. Từ đó, Ngài đi
nhiều nơi giảng đạo và có biệt hiệu là Thích Ca Mâu Ni, gọi là Buddha.
Lễ Phật Đản chính là ngày lễ để kỷ niệm sự kiện màu nhiệm đức Phật
ra đời đó, đƣợc tổ chức hàng năm ở các nƣớc có ngƣời dân theo Phật giáo.
Trƣớc năm 1959, các nƣớc Đông Á thƣờng tổ chức ngày lễ Phật Đản vào
ngày 8/4 âm lịch. Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã đƣợc Liên
Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là
một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ
Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).
Hơn 26 thế kỷ trôi qua, nhƣng nhân loại vẫn còn nhớ hình bóng của
một vị Phật đản sinh. Lễ Phật Đản là dịp để các Phật tử ôn lại cuộc đời đức
Phật, bày tỏ lòng thành kính, khích lệ nghị lực của ngƣời đệ tử Phật trên lộ
trình tu tập gian nan theo gƣơng đức Phật.
* Lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana, dịch
sang tiếng Hán Việt là Giải Ðảo Huyền, nghĩa là cởi trói cho ngƣời bị treo
ngƣợc. Ðảo Huyền là hình phạt đau khổ nhất cho loài ngạ quỉ (quỉ đói) (nỗi
đau cùng cực của vong nhân). Ullambana hay Giải Ðảo Huyền có nghĩa cứu
vớt những vong hồn đang phải chịu những hình phạt đau đớn vì nghiệp
chƣớng do mình gây nên khi còn ở trần gian.


13


Tƣơng truyền, lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Ðức Phật, khi Ngài chỉ cho
đệ tử của Ngài là Mục Kiền Liên (Maudgalyayana) cách cứu mẹ mình khỏi
hình phạt của kiếp ngạ quỉ. Về sau, các Phật tử cũng áp dụng phƣơng cách
đó để cứu những vong hồn thân nhân của mình. Theo truyền thuyết trong
Kinh Vu Lan, thì Mục Kiền Liên là một trong số những ngƣời đệ tử thân tín,
xuất chúng của Đức Phật. Sau khi tu hành đắc quả, đạt đƣợc trạng thái tịnh
tâm, có quyền pháp vô biên, Mục Kiền Liên dùng huệ nhãn thần thông tìm
kiếm mẹ và nhìn thấy mẹ đang phải chịu kiếp ngạ quỷ ở dƣới địa ngục bị đói
khát hành hạ, chịu dầu sôi lửa bỏng. Thƣơng mẹ, Ngài xin Đức Phật đi cứu
mẹ, Đức Phật ban cho Ngài “Tích trƣợng, y và bát”. Ngài đem cơm xuống
tận cõi ngạ quỷ để dâng mẹ, nhƣng vì nghiệp chƣớng quá nặng nề, khi cơm
vừa đƣa lên miệng thì biến thành những cục than hồng nóng bỏng, khiến bà
không ăn đƣợc. Nhìn thấy cảnh đó, Ngài vô cùng thƣơng xót mẹ, liền về xin
Đức Phật chỉ cho phƣơng pháp cứu mẹ. Đức Phật thƣơng tình đã chỉ cho
Ngài phƣơng pháp:
“Rằm tháng bảy là ngày Tự tứ
Mười phương Tăng đều dự lễ nầy
Phải toan sắm sửa chớ chầy,
Thức ăn trăm món, trái cây năm màu
Lại phải sắm gường, nằm nệm lót
Cùng thau, bồn, đèn đuốc, nhang dầu
Món ăn tinh, sạch báu mầu
Đựng trong bình bát Vọng – cầu kính dâng
Chư Đại – đức mười phương thọ thực
Trong bảy đời sẽ đặng siêu thăng


14


Lại thêm cha mẹ hiện tiền
Đặng nhờ phước lực tiêu khiên ách nàn
Vì ngày ấy Thánh – Tăng đều đủ.”[62, tr. 9,10]
Mục Kiền Liên theo lời Đức Phật, tập trung tài lực lo việc trai tăng và
đã cứu đƣợc mẹ mình. Nhân sự kiện đó, Đức Phật lại dạy rằng:
“Ngày rằm tháng bảy mỗi năm
Vì lòng hiếu – thảo ơn – thâm phải đền
Lễ cứu – tế chí – thành sắp đặt
Ngỏ cúng dường chư Phật chư Tăng
Ấy là báo đáp thù ân
Sanh – thành dưỡng – dục song – thân buổi đầu” [62,tr. 15,16]
Theo truyền thống đó, hàng năm vào ngày Rằm tháng Bảy, chúng sinh
sắm lễ vật đến chùa cúng tế báo hiếu cha mẹ mình.
* Lễ Dâng y Kathina
Một trong những ngày lễ lớn và quan trọng của Phật giáo nguyên thủy
có từ thời đức Phật còn tại thế còn đến tận ngày ngay và đƣợc tổ chức hàng
năm đối với hệ phái Phật giáo Nam Tông hay còn gọi Phật giáo Tiểu thừa ở
Việt Nam là đại lễ dâng Y Kathina.
Kathina - theo tiếng Pàli có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ, trong tiếng
Phạn có nghĩa là Khung dệt vải, khung treo. Đại lễ Dâng y Kathina đƣợc tổ
chức sau kỳ an cƣ2 của tăng kết thúc. Có nhiều cách lý giải khác nhau về ngày
lễ dâng y Kathina.

2

Theo Từ điển Phật học, An cƣ chỉ thời gian ba tháng tu dƣỡng tại một thiền viện trong thời gian mùa hè hay
có mƣa. Vì vậy ngƣời ta cũng thƣờng gọi là hạ an cƣ - an cƣ mùa hè hoặc vũ an cƣ - an cƣ mùa mƣa.

[Ban biên dịch Đạo Uyển (2016), Từ điển Phật học, Nxb Tôn giáo và Công ty sách Thời đại, tr26]

15


Có cách lý giải rằng: vào mùa an cƣ, theo nghi lễ, tăng đoàn Phật giáo
sẽ họp nhau lại để cắt may y phục mới để chuẩn bị cho việc tu hành sau khi
kết thúc tháng an cƣ. Chiếc áo đầu tiên sẽ đƣợc tặng cho một vị Tì kheo thông
thái nhất, lớn tuổi nhất hoặc khó khăn nhất. Khi may xong, chiếc áo đƣợc
căng lên một cái khung vững chắc gọi là Kathina, rồi mời mọi ngƣời chiêm
ngƣỡng. Trong suốt thời gian an cƣ, cái khung đó phải đƣợc giữ nguyên vẹn biểu trƣng cho sự nghiêm túc của giới luật, sau mùa an cƣ, cái khung sẽ đƣợc
tháo ra - biểu trƣng cho sự nới lỏng một vài giới luật đối với các Tì kheo.
Chính vì vậy, lễ hội này đƣợc gọi là Kathina.
Có cách lý giải khác rằng: Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài chuẩn bị an
cƣ tại chùa Kỳ Viên, thành Xá Vệ, khi đó có một nhóm tăng đoàn khoảng 30
ngƣời đến xin đƣợc cùng an cƣ với Ngài, đƣợc Ngài đồng ý, họ cùng nhau
đến chùa Kỳ Viên, nhƣng vào mùa mƣa, đi lại đƣờng xá xa xôi, khi họ đến
nơi, y áo đều bị ƣớt, rách nát. Sau mùa an cƣ đó, Đức Phật cho phép nới lỏng
một số giới luật, đƣợc may vá lại y phục.
Các nghi thức trong Đại lễ Dâng y Kathina đƣợc tổ chức long trọng,
trang nghiêm, bao gồm các nghi thức bắt buộc: nghi thức dâng y và nghi
thức thụ y.
+ Nghi thức dâng y: chỉ đƣợc tổ chức ở các chùa chƣ tăng nhập hạ,
cúng dƣờng đến tất cả chƣ tăng. Y áo và các vật cúng dƣờng khác: hoa quả,
đồ ăn chay,... phải đƣợc đặt lên đầu ngƣời Phật tử, đi diễu hành trong thôn
xóm, làng mạc, quanh chùa sau đó mới dâng lên chƣ tăng.
+ Nghi thức thụ y: Tăng đoàn chỉ nhận y đƣợc dâng khi có tối thiểu 5
chƣ tăng nhập hạ, chỉ nhận theo nhu cầu của mình. Khi thụ y, chƣ tăng sẽ xả y
cũ, làm dấu, chú nguyện y mới, nói lời tri ân với Phật tử, tạ ơn Đức Phật...
Nếu Phật tử dâng y may sẵn, chƣ tăng có thể dùng luôn, còn nếu dâng vải

chƣa may thì trong một đêm, chƣ tăng phải hoàn thành việc cắt may, khâu vá.

16


Đại lễ dâng y Kathina đã trở thành ngày hội của Phật tử trong mùa an
cƣ. Trong ngày lễ đó, dân chúng những nơi theo Phật giáo nguyên thủy
thƣờng tập trung về ngôi chùa có chƣ tăng nhập hạ, sau khi làm lễ dâng y
xong, họ tổ chức các hoạt động lễ hội ngay trong khuôn viên chùa để chúc
mừng những thành tựu của chƣ tăng sau thời gian an cƣ. Ngƣời dân già trẻ,
gái trai để mặc những bộ trang phục đẹp nhất, cùng nhau hƣớng về Tam Bảo
với lòng thành kính vô tận.
1.1.2.2. Truyền thống lễ hội trong Phật giáo Việt Nam
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm3, thời kỳ đầu, Phật giáo vào
Việt Nam chủ yếu qua đƣờng biển, trực tiếp từ Ấn Độ sang, cùng với các
thƣơng nhân thông qua sự giao lƣu buôn bán của ngƣời Ấn Độ và ngƣời Việt.
Thời kỳ này ngƣời Việt tiếp nhận Phật giáo một cách trực tiếp. Đến thế kỷ thứ
V, Phật giáo đã có mặt ở nhiều nơi trên đất Việt, đã xuất hiện nhiếu nhà sƣ
Việt Nam danh tiếng nhƣ Huệ Thắng (tu tại chùa Tiên Châu), Đạo Thiền, Đạo
Cao, Pháp Minh… Không chỉ nổi tiếng trong nƣớc, thậm chí nhiều nhà sƣ
còn đƣợc mời sang Trung Quốc thuyết pháp nhƣ Huệ Thắng, Đạo Thiền…
Ở giai đoạn từ thế kỷ VI đến thế kỷ X, ảnh hƣởng của các nhà
truyền giáo Ấn Độ giảm dần, thay vào đó là ảnh hƣởng của các nhà truyền
giáo Trung Quốc tăng lên. Các phái thiền Trung Quốc lần lựợt du nhập
vào Việt Nam.
3

Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Có nhiều ý kiến tán

thành quan điểm là Phật giáo vào Việt Nam khoảng thế kỷ I, II sau Công Nguyên, cũng có ý kiến cho rằng

Phật giáo vào Việt Nam sớm hơn thời gian đó. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà sử học đồng ý với quan điểm cho
rằng: Phật giáo vào Việt Nam từ những năm đầu Công Nguyên và chắc chắn rằng khoảng thế kỷ thứ hai sau
Công Nguyên, Phật giáo đã là một tôn giáo thịnh hành ở nƣớc ta. Khi ấy, Luy Lâu đã là một trung tâm tôn
giáo hình thành sớm nhất trong khu vực, trƣớc cả các trung tâm khác của Trung Quốc nhƣ Bình Thành hay
Lạc Dƣơng. Luy Lâu lúc đó đã là một trung tâm Phật giáo hoàn chỉnh với số lƣợng khoảng 500 tăng sĩ, 20
chùa và đã dịch đƣợc 15 bộ kinh.

17


Phật giáo truyền bá vào Việt Nam trong khoảng mƣời thế kỷ, trong
hoàn cảnh đất nƣớc bị xâm lƣợc và đô hộ. Khi ấy, các loại hình tín ngƣỡng
dân gian, bản địa ở Việt Nam (thờ Thần Tự nhiên, thờ Tổ tiên…) đã phát triển
khá mạnh mẽ. Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu du nhập, Phật giáo đã
lựa chọn cho mình con đƣờng dung hợp, tƣơng tác với các tín ngƣỡng bản
địa. Thời kỳ này diễn ra hai quá trình song song: Văn hóa Việt Nam thực hiện
quá trình bản địa hóa Phật giáo, cùng với đó là quá trình: Phật giáo hội nhập
với văn hóa bản địa. Lễ hội Phật giáo thể hiện rất rõ nét đặc trƣng này. Nhƣ
đã phân tích, lễ hội Phật giáo ban đầu thƣờng gắn với các sự kiện liên quan
đến cuộc đời hoằng dƣơng Phật pháp của Đức Phật, chủ yếu là phần lễ thì khi
du nhập vào Việt Nam, lễ hội Phật giáo nhanh chóng hội nhập, tƣơng tác với
các yếu tố dân gian của tín ngƣỡng bản địa trở thành những lễ hội Phật giáo
mang đậm sắc thái văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả Nguyễn Quang
Lê nhận xét: "hầu hết các lễ hội chùa ở làng quê đất Việt cũng có sự đan xen
và hòa quyện của các nghi lễ trong các tín ngƣỡng dân gian, bởi các lễ hội này
không chỉ suy tôn và sùng kính đức Phật, mà còn tôn vinh các vị thánh thần
dân gian mang tính lƣỡng hợp" [39, tr. 106].
Trong tâm thức dân gian của ngƣời Việt xƣa, tồn tại một hệ thống tín
ngƣỡng của nền văn hóa lúa nƣớc, trong đó nổi bật hơn cả là tục thờ Tứ Pháp
- thờ bốn vị nữ thần Mây - Mƣa - Sấm - Chớp là các Bà: Pháp Vân, Pháp Vũ Pháp Lôi - Pháp Điện. Ngay khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã dung

hợp với tín ngƣỡng thờ Tứ Pháp, lễ hội chùa Dâu là một minh chứng cụ thể.
Chùa Dâu nằm ở trung tâm Phật giáo cổ nhất và lớn nhất nƣớc ta, đó là thành
Luy Lâu (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh). Chùa Dâu là ngôi chùa cổ có thờ
tƣợng Phật và tƣợng Pháp Vân. Lễ hội chùa Dâu tiến hành trùng vào ngày
Phật Đản (8/4 Âm lịch). "Trong lễ hội chùa Dâu, phần nghi lễ gồm cả nghi lễ
của đạo Phật tụng kinh, kể hạnh; lại có cả nghi lễ của tín ngƣỡng dân gian

18


nhƣ: nghi lễ cầu mƣa hay còn gọi là lễ cầu nƣớc - nghi lễ nông nghiệp cổ
truyền, bằng việc tôn thờ Tứ pháp và tục rƣớc nƣớc về thờ. Các lễ vật dâng
cúng toàn là đồ chay theo kiểu đạo Phật, bao gồm xôi, oản, chuối, trầu cau,
hƣơng hoa, quả thực... Đặc biệt trong lễ hội Chùa Dâu còn có cuộc thi "cƣớp
nƣớc", tục "rƣớc nƣớc" và tục "đánh gậy" (múa gậy), cũng đều mang tính
nông nghiệp là cầu mƣa thuận gió hòa khá rõ nét"[39, tr. 109].
Trải qua thời gian, Phật giáo dần khẳng định đƣợc vị trí của mình, trở
thành một bộ phận không thể thiếu của văn hóa Việt Nam. Sinh hoạt lễ hội là
một nét sinh hoạt không thể thiếu của ngƣời Phật tử Việt Nam. Thời kỳ Lý Trần, thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ, ảnh hƣởng đến mọi mặt đời sống xã
hội, thời kỳ này nở rộ các lễ hội Phật giáo. Sử sách còn lƣu lại nhiều sự kiện:
Ví nhƣ việc, vua Lý Thái Tông sau khi làm xong chùa Diên Hựu, đã nhờ các
thiền sƣ làm lễ. Buổi lễ này đƣợc Đại Việt quốc đƣơng gia đệ tứ đế Sùng
Thiện Diên Linh tháp bi viết một cách chi tiết: "Để mồng một hàng tháng, để
mùa xuân hàng năm, nhà vua ngồi xe ngọc, đến mở tiệc chay, bày hƣơng hoa
để làm lễ cầu an, đặt bồn chậu để làm phép tắm Phật, tạo dáng tin thành cho
năm chúng, hoặc hở vai tiến thoái nhịp nhàng, gầy đội thiên vƣơng khắp bốn
phƣơng, hay nâng khí cụ bồi hồi nhảy múa" [Trích theo 65, tr. 497]. Hay nhƣ
đánh giá của nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát: "Ta thấy giai đoạn Phật giáo này
làm nhiều chùa, đúc nhiều tƣợng, vẽ nhiều tranh, tổ chức nhiều lễ hội và nghi
thức tụng niệm"[65, tr. 522].

Thời Lý Nhân Tông, nhà Vua cho tổ chức một lễ hội Phật giáo lớn,
đặc sắc, lễ hội đèn Quảng Chiếu: "Dựng đài cao Quảng Chiếu, nhắm sâu
trƣớc của Đoạn Môn, trong nêu một cột, ngoài đặt bảy tầng, uốn mình rồng
hình cung hiện ra mà đỡ lấy sen vàng, may lồng nhiễu mà che cho lửa nến....
Lại có hai tòa lầu hoa trong treo chuông vàng, khắc hình nhà sƣ, mình đắp y
phƣớc điền,... Lại có tháp thất bảo rực rỡ bày xếp một hàng, chính giữa đặt

19


×