Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Công bằng xã hội đối với phát triển xã hội bền vững ở việt nam hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.2 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH VĂN TOÀN

CÔNG BẰNG XÃ HỘI
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

CHUYÊN NGÀNH : TRIẾT HỌC
MÃ SỐ
: 60.22.80

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN : TS. HOÀNG VĂN LUÂN


HÀ NỘI - 2007

MỤC LỤC

Mởđầu…………………………………………………………………..….1
Chƣơng I: Công bằng xã hội và phát triển bền vững…………………....7
1.1.Công bằng xã hội……………………………………………………….7
1.2.Phát triển bền vững.…………………………………………..........…21
1.3. Vai trò của công bằng xã hội đối với phát triển xã hội bền vững…..31
Kết luận chƣơng I..........……………………………………………...…..40
Chƣơng II: Thực trạng và giải pháp thực hiện công bằng xã hội
đảm bảo phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam hiện nay………….….41
2.1. Thực trạng thực hiện công bằng xã hội tác động đến phát triển


xã hội bền vữngở Việt Nam……………………………………………….41
2.2. Quan điểm và giải pháp thực hiện công bằng xã hội đáp ứng với
yêu cầu phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam hiện nay.……………....66
2.2.1. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về thực hiện công
bằng xã hội………………………………………………………………....66
2.2.2 Một số giải pháp thực hiện công bằng xã hội đáp ứng với yêu
cầu phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam hiện nay……………………...74
Kết luận chƣơng II………………………………………………..……....81
Kết luận…..……………………………………………………………......82


Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………....….85

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn thăng
trầm và đã ghi lại những dấu ấn đậm nét tương ứng với từng hình thái kinh tế - xã
hội khác nhau. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi xã hội đều có những bước phát triển
tích cực, đồng thời cũng có những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của
con người. Đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, khi cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ đã đạt được những bước tiến vượt bậc, những sản phẩm mà nhân loại
tạo ra đã phần nào thoả mãn được nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Những thành tựu đó đã góp phần đưa đến sự phát triển nhanh của nền văn minh
nhân loại.
Song cũng chính sự phát triển đó đã làm nảy sinh một số vấn đề ngày càng
nổi cộm như tăng trưởng dân số quá nhanh, tiêu dùng một cách quá mức của cải,
tài nguyên, năng lượng và đặc biệt là sự bất bình đẳng xã hội. Những vấn đề này
đã gây trở ngại lớn đối với phát triển kinh tế và làm giảm sút chất lượng cuộc
sống, đe doạ cuộc sống của con người cả ở hiện tại và tương lai.
Tăng trưởng kinh tế nhanh làm xuất hiện các vấn đề môi trường, tệ nạn xã

hội, phân hóa giầu nghèo, bất bình đẳng xã hội, xung đột xã hội trong các xã hội
phát triển dẫn đến cản trở sự phát triển xã hội. Chính vì vậy, vấn đề phát triển xã
hội được đặt ra và là một trong những vấn đề được ưu tiên trong hoạch định chiến


lược, chính sách phát triển của các quốc gia. Điều này có nghĩa là con người phải
tìm ra một con đường phát triển mà trong đó các vấn đề về dân số, công bằng xã
hội, kinh tế, môi trường phải được phát triển một cách hài hoà. Đó chính là con
đường phát triển bền vững. Vậy vấn đề là Phát triển bền vững là gì? Nó có những
nội dung nào? Việc thực hiện công bằng xã hội có vai trò gì đối với phát triển bêng
vững?
Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội, chế độ xã hội mà nhân dân ta xây dựng mang bản chất công bằng và
tính bình đẳng, nó thể hiện qua mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang
phấn đấu thực hiện là: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh”. Do đó, việc đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo sự bình đẳng giữa người
và người trong mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, trước hết nhằm thực
hiện mục tiêu, đồng thời cũng tạo động lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam đang phát triển nhưng với phương châm đi tắt, đón đầu nhằm phát triển
nhanh nhưng không thể không rút ra những bài học kinh nghiệm của các quốc gia
đi trước. Thực tiễn thực hiện các chính sách xã hội ở Việt Nam những năm qua
trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, ưu đãi, cứu trợ xã hội, giáo dục, văn hóa, đã
đạt được những thành tựu quan trọng góp phần đảm bảo công bằng xã hội qua đó,
tạo điều kiện bền vững thúc đẩy xã hội phát triển. Bên cạnh đó, trong bối cảnh của
nền kinh tế thị trường cũng đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc ảnh hưởng trực tiếp
đến tính bền vững của quá trình phát triển xã hội, tác động tiêu cực đến phát triển
của Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là: Công bằng xã hội là gì? Nó có vai trò và vị trí
như thế nào đối với phát triển bền vững? Những vấn đề lý luận và thực tiễn đó mà
việc làm sáng tỏ chúng sẽ là những đóng góp bổ ích cho việc hoạch định các chính
sách góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam “dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”


Do đó, việc nghiên cứu làm rõ sự tác động của công bằng xã hội đối với phát
triển xã hội bền vững, từ đó có biện pháp thực hiện công bằng xã hội nhằm thúc
đẩy sự phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam hiện nay là một việc làm rất cần
thiết.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Công bằng xã hội đối với phát triển
xã hội bền vững ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn và hướng nghiên cứu
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề công bằng xã hội và phát triển bền vững luôn là một đề tài hấp dẫn,
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Đến nay, trên bình diện lý luận, đã có
nhiều công trình, bài viết về công bằng xã hội và phát triển xã hội bền vững được
công bố. Trong đó, chúng ta có thể điểm đến một số tác giả và công trình sau:
Lương Xuân Quỳ, trong cuốn: “Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội
chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam”, (Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002), đã đề cập đến khái niệm, thực trạng, hệ quan
điểm, phương hướng, giải pháp xây dựng quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan
hệ phân phối, quan hệ quản lý) định hướng xã hội chủ nghĩa và việc thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội ở Việt Nam.
Trong tác phẩm “Về động lực của phát triển kinh tế- xã hội” của tập thể tác
giả do giáo sư Lê Hữu Tầng chủ biên, vấn đề công bằng xã hội đã được nghiên cứu
từ góc độ triết học. Các tác giả đã cố gắng làm rõ khái niệm công bằng xã hội và
đặt nó trong quan hệ với bình đẳng xã hội. Trong tác phẩm này các tác giả đã luận
chứng được công bằng xã hội là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
tiến bộ xã hội.


“Lợi ích, động lực của sự phát triển xã hội bền vững”, Luận án tiến sĩ (Hoàng

Văn Luân, 2000), tác giả đã trình bầy rõ quan niệm khoa học về phát triển xã hội
nói chung và phát triển xã hội bền vững nói riêng. Tiếp đó, tác giả trình bầy và
phân tích quan niệm về lợi ích và vai trò động lực của lợi ích đối với sự phát triển
xã hội bền vững. Cũng trong công trình này, tác giả đưa ra một số nguyên tắc, biện
pháp và công cụ điều chỉnh các quan hệ lợi ích nhằm phát huy vai trò động lực của
lợi ích cho sự phát triển xã hội bền vững.
“Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội”, Luận án tiến sĩ (Nguyễn Minh
Hoàn, 2005), tác giả luận án đã làm rõ vai trò và vị trí của công bằng xã hội trong
tiến bộ xã hội, trên cơ sở đó tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề cấp bách cần
được giải quyết nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc thực hiện công bằng xã
hội ở nước ta hiện nay.
Cuốn “Phát triển bền vững ở Việt Nam: thành tựu, cơ hội, thách thức và triển
vọng”, (Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2007), của Nguyễn Quang Thái và Ngô
Thắng Lợi đã làm rõ được khái niệm về phát triển bền vững và tình hình phát triển
bền vững ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để đảm bảo cho sự phát triển bền
vững tại Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu trên đã có những cách tiếp cận khá phong phú về
vấn đề công bằng xã hội và phát triển xã hội bền vững. Qua đó, các nhà nghiên
cứu, ít nhiều đã góp phần làm sâu sắc và phát triển nhiều vấn đề của công bằng xã
hội và phát triển xã hội bền vững. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa công bằng xã hội
và phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam cũng như việc đề xuất giải pháp phát
triển xã hội bền vững từ góc độ thực hiện công bằng xã hội chưa đặt ra và nghiên
cứu thỏa đáng. Đó là vấn đề còn bỏ ngỏ và với luận văn này chúng tôi hy vọng sẽ
góp một phần nhỏ bé về vấn đề này.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là trên cơ sở phân tích và khái quát khái niệm và quan
hệ giữa công bằng xã hội với phát triển xã hội bền vững, khảo sát thực trạng vấn
đề thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam trong những năm vừa qua và tác động

của nó đến sự phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam để đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường hơn nữa việc thực hiện công bằng xã hội nhằm phát triển xã hội
bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để đạt mục đích này, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích và làm rõ khái niệm công bằng xã hội và quan hệ giữa công bằng
xã hội đối với phát triển xã hội bền vững.
- Khảo sát, đánh giá việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời
gian qua và tác động của nó đến sự phát triển xã hội bền vững.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện công bằng xã hội đảm bảo
phát triển xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Công bằng xã hội và việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam
trong quan hệ với phát triển xã hội bền vững.
- Phạm vi nghiên cứu: Đối tượng được khảo sát trên bình diện quan điểm chủ
trương của Đảng và chính sách vĩ mô của Nhà nước từ 1986 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được xây dựng trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội, các chủ trương, đường


lối của Đảng cộng sản Việt Nam về chiến lược và mục tiêu phát triển xã hội bền
vững ở Việt Nam, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của thế giới mà trong đó
Việt Nam là một thành viên tham gia tích cực. Ngoài ra luận văn còn dựa vào sự
nghiên cứu tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này.
Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng kết hợp với các phương pháp phân tích- tổng hợp, lôgíc - lịch sử,

6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đề tài này, luận văn đã góp phần làm rõ vai trò của công bằng xã
hội đối với phát triển xã hội bền vững, thực trạng của việc thực hiện công bằng xã

hội đối với sự phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam. Từ đó, đề ra một số giải pháp
thực hiện công bằng xã hội đáp ứng với yêu cầu phát triển xã hội bền vững ở Việt
Nam.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những giải pháp phát triển xã hội bền
vững từ góc nhìn của công bằng xã hội. Kết quả của luận văn có thể sử dụng làm
tài liêu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương, 5 tiết.
Chương I: Công bằng xã hội và phát triển bền vững
Chương II: Thực trạng và giải pháp thực hiện công bằng xã hội đảm bảo


phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam hiện nay.

CHƢƠNG I
CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1. Công bằng xã hội
Công bằng xã hội là một phạm trù lịch sử. Trong mỗi giai đoạn phát triển của
lịch sử nhân loại, con người có quan niệm và đánh giá khác nhau về công bằng xã
hội.
Vấn đề công bằng được đặt ra trong lịch sử xã hội loài người ngay từ khi con
người ý thức được những bất công trong xã hội, nhận thức được bất công ở mức độ
nào sẽ hướng con người vươn tới sự công bằng xã hội. Như vậy, về mặt nhận thức
luận, bất công và công bằng là những khái niệm luôn nằm trong quá trình sinh


thành và phát triển trên cơ sở của thực tiễn phát triển xã hội. Có thể thấy rằng, khái

niệm công bằng xã hội là một khái niệm mở và đang từng bước hoàn thiện cả về
nội hàm lẫn ngoại diên của nó gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Theo từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn xuất bản năm 2004,
“Công bằng: theo đúng lẽ phải, không thiên vị”. Trong ngôn ngữ Anh và Pháp
công bằng (justice) thường được hiểu là sự đúng đắn, chính đáng, lẽ phải, công lý.
Theo từ điển bách khoa triết học, (Matxcơva 1983), định nghĩa: “Công bằng là
khái niệm đạo đức - pháp quyền, đồng thời cũng là khái niệm chính trị - xã hội. Khái
niệm công bằng bao hàm trong nó yêu cầu về sự phù hợp giữa vai trò thực tiễn của
cá nhân (nhóm xã hội) với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa những quyền và
nghĩa vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả công, giữa tội phạm và
sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sự không phù hợp trong
những quan hệ đó được đánh giá là sự bất công”.
Có thể thấy, bản chất của công bằng xã hội chính là sự tương xứng (sự phù
hợp) giữa đóng góp và hưởng thụ (theo nghĩa tích cực) và giữa phá hoại và trừng
phạt của cá nhân (nhóm xã hội) đối với sự phát triển của cộng đồng, xã hội. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ của luận văn triết học với cái nhìn lạc quan hướng tới
tương lai, luận văn chủ yếu đề cập đến công bằng xã hội theo nghĩa tích cực: sự
công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ.
Ngày nay, công bằng xã hội không chỉ được giới hạn ở công bằng về kinh tế mặc dù đây vẫn là yếu tố nền tảng- mà còn được mở rộng trong những lĩnh vực
chính trị, pháp lý, văn hoá, xã hội… Công bằng xã hội là một giá trị cơ bản định
hướng cho việc giải quyết mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc: cống hiến về vật chất và tinh thần cho xã
hội ngang nhau thì được hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần ngang nhau


do xã hội tạo ra. Song, vì hoàn cảnh của mỗi người khác nhau, nên tạo điều kiện
cho mọi người, nhất là những người khó khăn đều có cơ hội tiếp cận công bằng các
cơ hội phát triển, các nguồn lực phát triển, tiếp cận các nguồn lực xã hội cơ bản
như giáo dục, y tế, việc làm… luôn là một vấn đề cơ bản trong thực hiện công
bằng xã hội. Tất nhiên, sự cống hiến phải được xem xét suốt cả chiều dài của quá

trình phát triển bao gồm những đóng góp công hiến trong quá khứ, hiện tại, và cả
sự đầu tư tập trung phát triển cho tương lai. Sự hưởng thụ chỉ thực sự công bằng
khi nó tương ứng với sự cống hiến.
Trong tư duy hiện đại, nội hàm của công bằng xã hội được bổ sung, mở rộng và
phát triển đáng kể. Những thay đổi đó trước hết thể hiện ở chỗ nội dung quan trọng
nhất của công bằng xã hội là công bằng về cơ hội phát triển. Đây là tiêu chuẩn cơ
bản để đánh giá sự công bằng. Nếu trong xã hội còn tình trạng tạo cơ hội cho
người này mà không tạo cơ hội cho người kia thì chưa thể có công bằng. Công
bằng về cơ hội là yếu tố chi phối nhất trong tất cả những thứ công bằng khác. Khi
mỗi chủ thể có cơ hội phát triển bình đẳng với các


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] - Nguyễn Đức Bình (chủ biên năm 2003), Về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
[2] - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb
CTQG.
[3] - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Hướng tới phát triển bền vững ở Việt
Nam, Kỷ yếu hội thảo.
[4] - Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Khuôn khổ thực hiện dự án VIE/ 01/021 giai
đoạn 2003 - 2005.
[5] - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam.
[6] - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Hội nghị tập huấn thực hiện phát triển
bền vững ở Tây Nguyên.
[7] - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Hội nghị tham vấn: nghiên cứu khoa học
về phát triển bền vững.
[8] - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1997), Xoá đói giảm nghèo với
tăng trưởng kinh tế, Nxb Lao động, Hà Nội.

[9] - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Kỉ yếu hội thảo vấn đề
phân phối và phân hoá giầu nghèo trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Lao động Xã hội, Hà
Nội.


[10] - Chu Văn Cấp (2001), “Về mục tiêu và đặc trưng bản chất của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Tạp chí Lý luận Chính
trị, số 5, tr. 34 - 38.
[11] - Trần Văn Chủ (2005), “Tư duy của Đảng ta về quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 20, tr. 20
- 28.
[12] - Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Văn hoá Việt Nam và sự phát triển lâu
bền của quốc gia”, Tạp chí Triết học, số 5, tr. 7 - 10.
[13] - Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[14] - Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[15] - Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện hội nghị toàn quốc giữa
nhiệm kỳ, Khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[16] - Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội.
[17] - Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ đi lên CNXH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[18] - Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[19] - Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.



[20] - Đàm Hữu Đắc (2004), “Tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục
tiêu của Đảng về xoá đói giảm nghèo”, Tạp chí Cộng sản, số 21, tr.45 - 48.
[21] - Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, (2004) Chương
trình Nghị sự 21
[22] - Nguyễn Ngọc Hà (2002), “Nguyên tắc phân phối vì mục tiêu công bằng
xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 8, tr. 13 -17.
[23] - Lương Đình Hải (2006), “Một số nguyên tắc phương pháp luận căn bản
của việc giải quyết mối quan hệ giữa hiện đại hoá xã hội và môi trường sinh
thái”, Tạp chí Triết học, số 6, tr. 37 - 43.
[24] - Lương Đình Hải (2007), “Phát triển xã hội bền vững và hài hòa những vấn đề
lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 2.
[25] - Lương Việt Hải (2004), “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 4, tr. 5 - 11.
[26] - Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, T.4.
[27] - Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, T.5.
[28] - Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, T.7.
[29] - Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, T.8.
[30] - Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, T.9.
[31] - Nguyễn Minh Hoàn (2003), “Thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay”, Tạp chí Triết học, số 6, tr. 5 - 8.


[32] - Nguyễn Minh Hoàn (2005), Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội, Luận
án tiến sĩ Triết học.
[33] - Lê Huy Hoàng (2001), “Xây dựng chính sách xã hội tạo sự cân bằng,
bình đẳng cho việc phát huy năng lực sáng tạo của con người Việt Nam hiện
nay”, Tạp chí Triết học, số 9, tr. 5 - 8.
[34] - Nguyễn Tấn Hùng (1999), “Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện kết
hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta”, Tạp chí Triết học,

số 5, tr. 20 - 23.
[35] - Lê Bộ Lĩnh (1998), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số
nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[36] - Trương Giang Long (2004), “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong
xu thế hội nhập hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 24, tr. 32 - 36.
[37] - Hoàng Văn Luân (2000), Lợi ích - Động lực của sự phát triển xã hội bền
vững, Luận án tiến sĩ triết học.
[38] - Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội.
[39] - Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[40] - Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.
[41] - Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội.
[42] - Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 18, Nxb CTQG, Hà Nội.
[43] - Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb CTQG , Hà Nội
[44] - Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội.


[45] - Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội.
[46] - Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 25, Nxb CTQG, Hà Nội..
[47] - Mác - Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 27, Nxb CTQG, Hà Nội.
[48] - Mác và Ăng ghen (1983), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[49] - Mác và Ăng ghen (1983), Tuyển tập, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.
[50] - Vũ Viết Mỹ (2004), “Tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằmg xã
hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Lý luận Chính trị,
số 24, tr. 30 - 34.
[51] - Phạm Xuân Nam (2004), “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản,
số 13, tr. 22 - 26.
[52] - Nguyễn Thị Nga (2005), “Công bằng xã hội ở nước ta hiện nay - một số thành
tựu và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số10, tr. 24 - 28.
[53] - Nguyễn Công Nghiệp (chủ biên năm 2006) Phân phối trong nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb CTQG.
[54] - Trần Thảo Nguyên (2004), “Khái niệm công bằng trong triết học phương
Tây hiện đại và vấn đề công bằng xã hội trong “lý thuyết về công bằng” của Jon
Rols”, Tạp chí Triết học, số 6, tr. 61 - 67.
[55] - Nguyễn Quốc Phẩm (2005), “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và
công bằng xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 18, tr. 6 - 10.


[56] - Trần Văn Phòng (2006), “Một số giải pháp nhằm kết hợp tăng trưởng
kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học Chính trị,
số 2, tr. 23 - 27.
[57] - Vũ Ngọc Phùng (1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề
xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[58] - Lương Xuân Quì (2000), Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[59] - Nguyễn Đình Tấn (2005), “Nhận thúc của Đảng ta về vấn đề xoá đói
giảm nghèo”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3, tr 35 - 39.
[60] - Lê Hữu Tầng (1991), Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Vấn đề
nguồn gốc và động lực, Nxb Khoa học Xã hội.
[61] - Lê Hữu Tầng (1993), “Từ tư tưởng của C.Mac về công bằng và bình
đẳng trong chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí triết học, số, tr. 27 - 31.
[62] - Lê Hữu Tầng (chủ biên năm 1997), Về động lực của sự phát triển kinh tế
- xã hội, Nxb CTQG, Hà Nội.
[63] - Lê Hữu Tầng (chủ biên năm 2003), Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực
tiễn, những bào học kinh nghiệm chủ yếu, Nxb CTQG, Hà Nội.
[64] - Đặng Hữu Toàn (1999), “Vai trò của văn hoá trong sự phát triển lâu bền
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Triết học, số 2, tr. 5 - 8.
[65] - Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Nxb Văn hoá - Thông tin.
[66] - Nguyễn Quang Thái, Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt
Nam, Nxb Lao động- xã hội.



[67] - Trần Thành (2006), “Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp tăng
trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí triết học, số 2, tr.
3 - 9.
[68] - Mai Hữu Thực (chủ biên năm 2004), Vai trò của nhà nước trong phân
phối thu nhập ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[69] - Đỗ Thế Tùng (2004), “Quan điểm của C.Mác về vấn đề bóc lột và ý
nghĩa của nó đối với sự phát triển nền kinh tế nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số
15, tr. 22 - 26.
[70] - UNDP (1999), Phát triển con người: Từ quan niệm đến chiến lược và
hành động, Nxb CTQG, Hà Nội.
[71] - V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
[72] - John Rawls (2001), A Theory of justice, Revised edition, The Belknap press
of Havard university press Cambright, Massachusetts, USA.
[73] - UNDP (1996), Economic growth and human development, UNDP
Annual report, New York, Oxford university press.
[74] - UNDP (2001), Economic growth and human development, UNDP
Annual report, New York, Oxford university press.
[75] - UNDP (2004), Economic growth and human development, UNDP
Annual report, New York, Oxford university press.



×