Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên phổ thông trung học trước yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.07 KB, 15 trang )

TH Ự
C TR Ạ
NG N Ă
NG L Ự
C ĐỘI NG ŨGIÁO VIÊN PH ỔTHÔNG TRUNG H Ọ
C
TR ƯỚ
C YÊU C Ầ
U ĐỔI M Ớ
I GIÁO D Ụ
C PH ỔTHÔNG
TS Phạm
Thị Kim Anh
Viện Nghiên cứu sư
phạm,Trường ĐHSP Hà Nội
(Bài đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế của Trường SĐHSP
Hà Nội ngày 9.12/2016)

Tóm tắt: Giáo viên (GV) là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục
và là yếu tố then chốt của mọi sự cải cách, đổi mới giáo dục. Bất
kể thời đại nào, không có thầy giỏi cả về năng lực chuyên môn và
phẩm chất đạo đức thì khó có thể có một nền giáo dục có chất
lượng. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, năng lực đội ngũ GV
phổ thông đang là vấn đề đáng lo ngại trước yêu cầu đổi mới giáo
dục. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, năng lực đội ngũ GV phổ
thông vừa yếu vừa thiếu và chưa đáp ứng ứng được yêu cầu đổi
mới. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung làm rõ 2 nội dung
chính: (1) Thực trạng năng lực của đội ngũ GV phổ thông hiện nay
trước yêu cầu đổi mới GD; (2) Giải pháp để nâng cao năng lực
nghề nghiệp cho GV đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông
mới.


Từ khóa: Thực trạng, năng lực, đội ngũ giáo viên phổ thông, đổi
mới giáo dục phổ thông.
1.Đặt vấn đề
Sức mạnh của một trường học phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ
giáo viên (GV)- nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo
dục. Họ là những người trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn
và truyền thụ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho học sinh (HS).


Bởi vậy, xây dựng được đội ngũ GV có đủ phẩm chất và năng lực
sẽ là yếu tố then chốt để thực hiện cải cách, đổi mới giáo dục. Cho
dù chúng ta có được những chương trình giáo dục tốt, có những bộ
sách giáo khoa (SGK) hoàn hảo và cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại,
nhưng chất lượng người thày ở trình độ trung bình thì có thể khẳng
định chắc chắn rằng, đó là một nền giáo dục không có tương lai.
Chính vì thế, Hội nghị quốc tế về giáo dục lần thứ 45 họp tại Giơ
ne vơ (Thụy sĩ) bàn về giáo dục cho thế kỷ XXI đã nhấn
mạnh: “Muốn có một nền giáo dục tốt, cần phải có những giáo
viên tốt”(1).
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, năng lực đội ngũ GV phổ
thông đang là vấn đề đáng lo ngại trước yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tài liệu “Tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo GV phổ
thông về phát triển chương trình đào tạo” (năm 2015) đã đánh giá
tổng quát năng lực của gần 200 GV phổ thông ở 12 môn (không
dựa vào bằng cấp): “Đạt yêu cầu: 75,3%; chưa đạt yêu cầu: 16,6%
và khó đánh giá được là 8,0%”(2). Như vậy, còn khoảng 25% số GV
chưa đạt yêu cầu về năng lực dạy học, giáo dục theo chương trình
hiện hành. Nếu Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển
khai trong thời gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang
bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người

học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa,
trải nghiệm sáng tạo…thì năng lực của đội ngũ GV phổ thông đang
đứng trước những thách thức mới. Vậy làm thế nào để phát triển
và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV phổ thông đáp ứng với
chương trình giáo dục phổ thông mới đang là bài toán đặt ra cho
các nhà quản lý, trong đó có vai trò của các trường sư phạm. Trong
bài viết này, chúng tôi tập trung vào 2 nội dung chính: (1) Thực
trạng năng lực của đội ngũ GV phổ thông hiện nay trước yêu cầu


đổi mới giáo dục; (2) Giải pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp
cho GV đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới.
2. Nội dung
2.1. Thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên phổ thông
hiện nay trước yêu cầu đổi mới giáo dục
Theo kết quả khảo sát năng lực của đội ngũ GV giảng dạy 12 môn
ở trường phổ thông, chúng ta thấy:
Bảng 1:
Tỷ lệ %
ST

Nội dung khảo sát

T
1

Điểm

Đồng


Phân

Khô

ý

vân

ng

18,2

0,0

2,8

40,9

27,3

2.0

40,9

0,0

2.6

51,9


27,3

1,9

54,5

40,9

1,6

Về cơ bản đáp ứng được 81,8

TB

yêu cầu
2

Đang có nhiều bất cập 31,8
về chuyên môn

3

Đang có chiều hướng 59,1
tích cực

4

Năng lực dạy học của GV 13,6
còn yếu


5

Các phương pháp dạy 4,5
học mới chưa được triển
khai

*Nguồn: Những vấn đề chung về phát triển chương trình
đào tạo giáo viên (Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các
cơ sở đào tạo GVPT về phát triển chương trình đào tạo),
Bộ GD&ĐT. 2015 - tr 200)
Kết qủa trên cho thấy, có 31,8 % cho rằng GV đang có nhiều
bất cập về chuyên môn, 27,3% không thừa nhận điều này và 40,9


% ý kiến còn phân vân. Điều này cho thấy sự bất cập về chuyên
môn của GV là một vấn đề cần giải quyết.
Về năng lực dạy học của GV, có 13,6% đánh giá là còn yếu,
27.3% không đồng ý điều đó, nhưng tỷ lệ phân vân khá cao
(51,9%). Điều này cho thấy mức độ tin tưởng vào năng lực dạy
học của GV chưa được khẳng định rõ ràng.
Về việc triển khai thực hiện các PPDH mới, tuy có 40,9 % ý kiến
không đồng ý (tức thừa nhận các PPDH mới đã được triển khai),
nhưng có tới 54,5 ý kiến vẫn còn phân vân. Như vậy, việc GV thực
hiện các PPDH mới vẫn còn là vấn đề chưa được khẳng định rõ
ràng.
Để đánh giá các năng lực dạy học theo yêu cầu đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát 74
GV THCS ở các tỉnh: Hải Dương, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu. Kết
quả như sau:
Bảng 2:

Mức độ đạt được %
Đã

Có,

vữn như
g

Chư Kh
a có ó

ng

đá

Các năng lực DH của giáo

chắ chư

nh

viên theo yêu cầu đổi mới

c

giá

a
vữn
g

chắ
c

1. Năng lực phát triển chương 10
trình nhà trường, biên soạn và
phát triển tài liệu giáo khoa

35

54


2.Năng lực dạy học theo định 24,
hướng phát triển năng lực HS

3

3. Năng lực dạy học phân hoá.

18,
9

4. Năng lực dạy học tích hợp, 10
lồng ghép

47,2 28,
3
44,5 36,
4
59,4 27.


2

0

5. Năng lực DH theo phương 5
thức hoạt động

trải nghiệm

52,7 41,
8

sáng tạo
6 Năng lực tổ chức tự học, tự 16,
nghiên cứu cho HS

2

7.Năng lực sử dụng công nghệ 27,

67,5 16,
2
66,2 6,7

thông tin (máy tính, Internet, 0
mạng xã hội…) trong dạy học
8. Năng lực đổi mới, sáng tạo, 16,
cải tiến chất lượng DH


2

9. Năng lực giao tiếp và kiểm 21,
soát cảm xúc trong DH

6

10. Năng lực thích ứng với các 20,
điều kiện DH khác nhau.
11. Năng

lực

xây

dựng

2
môi 27,

trường học tập (tạo dựng môi 0

39,1 40,
5
44,6 28,
3
39,1 40,
5
44,6 28,
3


trường học tập: dân chủ, cởi mở,
thân thiện, hợp tác, thuận lợi,
an toàn…)
12. Năng lực chuyển giao kinh 17,
nghiệm DH cho đồng nghiệp, 5
phát triển nghề của tổ bộ môn,
của Trường

4

51,3 31,
0

5,4


*Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng tháng 7 năm 2016.
Đề tài cấp Trường - MS: SPHN 16-01-VNCSP
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy tuy GV đã có những
năng lực cần thiết để đáp ứng với yêu cầu đổi mới GD phổ thông,
nhưng số GV có năng lực vững chắc chỉ đạt trên dưới 20%; những
năng lực đã có nhưng chưa vững chắc vẫn chiếm tỷ lệ khá cao
(trên dưới 60%). Tỷ lệ GV chưa có các năng lực DH theo yêu cầu
đổi mới cũng còn khá nhiều (nhất là các năng lực về phát triển
chương trình (54%); năng lực DH theo phương thức trải nghiệm
sáng tạo (41,8%); năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến chất lượng
DH và năng lực thích ứng với các điều kiện DH khác nhau cũng có
tới 40,5% GV chưa có được)
Về các năng lực DH tích hợp, lồng ghép, liên môn có tới gần 60%

GV đều cho rằng chưa vững chắc. Qua các đợt tập huấn, bồi
dưỡng GV do Bộ GD&ĐT gần đây, báo chí trong nước cũng đã
phản ánh: “Hầu hết GV đều mơ màng về tích hợp, liên môn và có
những GV đến nay vẫn chưa hiểu rõ tích hợp, liên

môn là

gì”(6)
Những hiện tượng như: GV không giải được hết các bài toán trong
sách giáo khoa, rời sách giáo khoa thì không biết lấy gì dạy và dạy
như thế nào đã không còn hiếm. Đối với những bài học về thực vật
(thân, lá, hoa...) hay các loài động vật, gia cầm xung quanh chúng
ta chẳng hạn, đáng lẽ ra phải dạy ở vườn trường, sân trường, trại
chăn nuôi thì tuyệt đại đa số GV dạy trong lớp với quyển sách
giáo khoa một cách vô cảm….
Vậy làm thế nào để cải thiện tình hình nêu trên? Nguyên Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT HYPERLINK
" />

" Vũ Luận đã nói rõ : “Chúng ta
không thể bỏ 2 triệu thầy cô giáo hiện nay sang bên cạnh để đưa
2 triệu thầy cô giáo mới được đào tạo vào, chúng ta phải đổi mới
từ đội ngũ hiện nay của chúng ta, việc đó sẽ được triển khai đào
tạo lại”(5 ).
Như vây, để khắc phục những điểm yếu trên thì phải thông qua
con đường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực cho
GV.
2.2. Giải pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo
viên đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới
2.2.1. Trong đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm

Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, khi nói về đào tạo
GV, Makarenco đã có một ước muốn: Các trường sư phạm phải
đào tạo nên những nhà kỹ thuật sư phạm thành thạo và được
chuẩn bị tốt. Điều này nhấn mạnh đến việc trang bị và rèn luyện
những kỹ năng, kỹ thuật sư phạm hơn là những lý thuyết nghề.
Trải qua một thế kỷ, điều này vẫn chưa thực hiện được. Trong các
hội thảo khoa học gần đây về đổi mới đào tạo GV do Bộ GD&ĐT tổ
chức, nhiều tác giả đã nêu và phân tích tình trạng sinh viên sư
phạm: “Giàu kiến thức, nghèo kỹ năng” và rất lúng túng trong
thực hành nghề. Khoảng cách giữa “học” với “hành” và “tập” còn
rất xa nhau trong đào tạo GV. . Đó là chưa kể đến nhiều yếu tố khác
tác động đến chất lượng đào tạo: chất lượng tuyển sinh đầu vào;
chương trình đào tạo, cách thức quản lý và kiểm tra đánh giá…Vì
vậy, chất lượng đào tạo GV chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn phổ
thông.


Từ thực tế này, muốn nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV,
trước hết phải đổi mới ngay từ khâu đào tạo sư phạm. Để thực
hiện điều này, chúng tôi xin đề xuất 2 biện pháp cơ bản:
a) Đổi mới, thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên theo mục
tiêu phát triển năng lực nghề và sự thay đổi của chương trình-sách
giáo khoa mới sau 2018.
Chương trình đào tạo sư phạm hiện nay đang trong tình trạng:
“giàu tri thức- nghèo kỹ năng”. Sinh viên ra trường chưa đủ năng
lực thực hiện các hoạt động dạy học cơ bản trong thực tiễn nghề
nghiệp và giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong bối cảnh cụ thể
của thực tiễn đổi mới GD. Vì thế, chương trình đào tạo GV phải được
cấu trúc và thiết kế lại sao cho phát triển được những năng lực nghề
cần thiết cho SV để có thể đáp ứng với thực tiễn phổ thông. Để làm

được điều này, chương trình đào tạo GV cần có sự gắn kết chặt chẽ
giữa học lí thuyết với thực hành, thực tập; tri thức lí luận với tri thức
thực tiễn; tri thức khoa học với tri thức kinh nghiệm và tri thức hành
động theo định hướng phát triển năng lực nghề. Trong đó chú trọng
rèn luyện các năng lực dạy học tích hợp, phân hóa; năng lực tổ
chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo; năng lực dạy học
và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người
học, năng lực quản lý lớp học, năng lực phát triển chương trình
môn học, …. Trong chương trình đào tạo phải đặt bộ môn phương
pháp dạy-học và kiến thức về nghiệp vụ sư phạm (NVSP) vào một
vị trí thích đáng đồng thời chăm lo đầu tư cho bộ môn này thực sự
trở thành rường cột trong đào tạo NVSP.
Theo tiếp cận này thì mục tiêu của chương trình đào tạo phải
được cụ thể hóa bằng hệ thống năng lực của người GV: năng
lực chuyên ngành, năng lực dạy học và giáo dục, năng lực đánh
giá, năng lực sáng tạo và đổi mới, năng lực nghiên cứu, năng lực


phát triển chương trình, năng lực giao tiếp; năng lực thích ứng môi
trường; năng lực học tập suốt đời, năng lực văn hóa – xã hội, năng
lực cảm xúc, năng lực truyền thông, năng lực công nghệ thông tin,
năng lực phát triển nghề...Từ việc xác định rõ hệ thống các năng
lực cần đào tạo cho SV, người xây dựng chương trình sẽ lựa chọn
những môn học, những đơn vị kiến thức cần thiết để hình thành
năng lực cho SV.
Bên cạnh đó cần thiết kế lại chương trình đào tạo theo hướng tinh
giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục;
giảm bớt lý thuyết, tăng phần thực hành, thực tập, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, đặc biệt là tăng cường rèn luyện kỹ năng nghề
để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho SV. Trong chương trình, cần

chú trọng phần kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp.
Việc dạy ngoại ngữ và tin học là thiết yếu, song cần theo hướng
chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học.
b) Đổi mới công tác tuyển sinh để lựa chọn những thí sinh vào sư
phạm có năng lực dạy học tốt
Những năm gần đây, do nhiều thí sinh giỏi quay lưng với ngành sư
phạm nên các trường sư phạm đang dần thiếu những thí sinh có
đủ tâm, tài và lòng đam mê với “sự nghiệp trồng người”. Vì vậy
điểm chuẩn đầu vào ngành sư phạm hàng năm cứ tụt dốc dần. Rất
nhiều ngành có điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn, thậm chí có thí
sinh trúng tuyển vào ngành sư phạm nhưng điểm môn thi chuyên
ngành chỉ 1, 2 điểm, có trường hợp chỉ đạt 0,25 điểm. Nhiều người
đặt câu hỏi: Năng lực như vậy thì có cây đũa thần nào trong bốn
năm đại học để đào tạo thành người giáo viên tốt sau này?.
Chúng ta đều biết, ngành sư phạm có những đặc thù riêng cả về
năng lực chuyên môn và đạo đức, vì vậy cần phải sàng lọc để
tuyển chọn được những thí sinh có khả năng dạy học và yêu nghề.


Nếu ngay từ khâu tuyển chọn đầu vào chỉ lấy được những thí sinh
có lực học trung bình vào nghề với sự bất đắc dĩ thì có thể nói một
cách quả quyết rằng năng lực dạy học, giáo dục của họ không thể
đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Nguyên liệu
đầu vào kém chất lượng thì cho dù mọi cố gắng trong quá trình
đào tạo cũng không thể cho ra lò những sản phẩm tốt. Trả lời
phỏng vấn Báo GD&TĐ ngày 31/03/2013, GS.TS Đinh Quang Báo Nguyên hiệu trưởng trường ĐH Sư Phạm Hà Nội đã nói: “Tôi khẳng
định với chất lượng đầu vào như hiện nay của ngành sư phạm thì
mọi đổi mới giáo dục các cấp học đều thất bại” (3 ). Chính vì lẽ đó,
muốn nâng cao chất lượng người thày thì trước hết phải đổi mới
công tác tuyển sinh để lựa chọn những thí sinh có năng lực, phẩm

chất tốt vào nghề.
Để làm được việc này, ngoài những chính sách và biện pháp đã
được thực hiện từ nhiều năm nay như: tuyển thẳng những HS phổ
thông có học lực khá giỏi, miễn giảm học phí…thì biện pháp có ý
nghĩa quyết định nhất là nhà nước và các trường sư phạm phải có
chính sách đảm bảo đầu ra cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có
việc làm (được làm đúng nghề dạy hoc ở trường phổ thông). Nếu
tình trạng thất nghiệp của SV sư phạm vẫn kéo dài thì cho dù các
trường sư phạm có cố gắng bao nhiêu cũng không thu hút được
sinh viên giỏi vào trường sư phạm.
Bên cạnh đó, trong công tác tuyển sinh cần thực hiện khâu sơ
tuyển đầu vào để lựa chọn những thí sinh có năng khiếu và loại bỏ
những thí sinh không đủ tâm, tài và lòng đam mê nghề nghiệp
cũng như những thí sinh mắc dị tật: nói ngọng, nói lắp hoặc bị tàn
tật….
2.2.2. Trong công tác bồi dưỡng, đào tạo lại GV phổ thông


Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt
Nam đã xác định:
“ GV chính là lực lượng xung kích trên mặt trận đổi mới, là người
đi đầu quyết định tới chất lượng giáo dục” (4). Không giải quyết
được khâu GV, mọi chương trình giáo dục đều thất bại. Chính vì
thế, công tác bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ GV là hết sức quan
trọng và cấp bách.
Để tìm hiểu mức độ cấp thiết về các yêu cầu bồi dưỡng, đào tạo
lại GV, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến GV bằng phiếu và
kết quả như sau:
Bảng 3:
Yêu cầu


Mức độ cấp thiết %
Cấp

Chưa cấp

thiết

thiết

1. Đào tạo lại đội ngũ giáo viên về trình độ 71.0

29.0

chuyên môn
2. Đào tạo lại đội ngũ giáo viên về nghiệp vụ 72,7

27,2

sư phạm
3.Đổi mới cơ chế quản lí chuyên môn để tạo 86,3

13,6

động lực cho GV tự bồi dưỡng, phấn đấu
nâng cao năng lực nghề nghiệp.
4.Tăng cường HĐ bồi dưỡng chuyên môn 92,4

7,5


trong tổ bộ môn ở nhà trường, phát huy tinh
thần tự học, tự nghiên cứu.
5. Sàng lọc GV thường xuyên qua đánh giá, 66,6

31,8

xếp loại từ đó tổ chức bồi dưỡng GV theo
trình độ, năng lực, nhu cầu.
6. Bồi dưỡng GV đạt chuẩn và trên chuẩn

100

0


*Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng của đề tài cấp
Trường tháng 7 năm 2016. MS: SPHN 16-01-VNCSP
Như vậy, qua thăm dò ý kiến, GV đều cho rằng cả 6 yêu cầu đều
rất cấp thiết. Trong đó đáng lưu ý nhất là “Tăng cường hoạt động
bồi dưỡng chuyên môn trong tổ bộ môn ở nhà trường, phát huy
tinh thần tự học, tự nghiên cứu” và “Bồi dưỡng GV đạt chuẩn và
trên chuẩn”.
Để làm tốt công tác bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ GV, chúng tôi
có mấy đề xuất sau:
a)

Về phía Cục Nhà giáo và các Trường sư phạm cần chủ

động tiến hành:
- Khảo sát, đánh giá lại năng lực của người GV một cách chính xác,

khách quan.
- Đối chiếu với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới
để thấy rõ cái đang cần và đang thiếu của GV, từ đó xác định nội
dung cần bồi dưỡng cho GV và xây dựng các chương trình bồi
dưỡng cho sát hợp với nhu cầu thực tiễn.
- Biên soạn các tài liệu bồi dưỡng GV theo từng nội dung hoặc chủ
đề để GV tự học, tự bồi dưỡng tại cơ sở (các chuyên đề đó phải là
những chuyên đề mới, sát hợp với yêu cầu đổi mới như: Dạy học
theo định hướng phát triển năng lực HS; dạy học tích hợp và lồng
ghép; dạy học phân hóa; Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm
sáng tạo; các phương pháp, hình thức dạy học và cách thức kiểm
tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS …. Những tài
liệu này cần được viết dưới dạng như những sách cẩm nang với
những hướng dẫn cụ thể để GV dễ vận dụng, tránh hàn lâm, lý
thuyết.


- Thiết kế một số giáo án mẫu, các tiết dạy minh họa (qua băng
hình) thể hiện cách thức dạy học theo hướng đổi mới nói trên để
GV học tập, vận dụng.
Trong công tác bồi dưỡng, đào tạo lại, giảng viên các trường đại
học sư phạm trọng điểm phải là lực lượng chủ yếu trong các đợt
tập huấn, bồi dưỡng để đảm bảo chất lượng của đội quân “chuyên
nghiệp” đi dạy nghề, tránh để các trường sư phạm “đứng ngoài
cuộc nhìn vào” hoặc chỉ đóng vai trò “được mời tham gia” như thời
gian dài trước đây.
b) Về phía Sở GD&ĐT và các trường phổ thông:
- Bố trí, sắp xếp cho GV thay nhau đi bồi dưỡng tại các Trung tâm
giáo dục thường xuyên của tỉnh hoặc tại các trường sư phạm theo
nhu cầu bồi dưỡng của từng GV.

-Liên kết với các trường sư phạm hoặc mời các chuyên gia, các
giảng viên có trình độ cao để trực tiếp bồi dưỡng, tập huấn cho
GV.
-Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn tùy theo chương
trình và nội dung bồi dưỡng cụ thể tại địa phương.
-Đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn (qua dự giờ, thao giảng….) theo
cụm trường, liên trường để tạo diễn đàn cho GV chia sẻ, học hỏi
kinh nghiệm và tự bồi dưỡng lẫn nhau.
Cần lưu ý rằng, việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn GV là hết sức cần
thiết nhưng đó mới chỉ là "lớp sơn" phủ bên ngoài và không thể
thay thế được "chất gỗ" bên trong. Điều cốt yếu cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ GV là từ Sở đến các nhà trường phải có cơ chế
quản lý GD thích hợp tác động đến khối óc và con tim GV để họ
thay đổi từ bên trong, tạo cho GV động cơ tích cực để tự học, tự
đào tạo, tự nghiên cứu mà vươn lên, vượt lên chính mình.
3. Kết luận


GS J.Hattie, nhà nghiên cứu giáo dục người New Zealand, dựa trên
dữ liệu hơn 50 triệu HS mọi lứa tuổi, thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau để khảo sát ảnh hưởng tương đối của các yếu tố tác động
đến chất lượng giáo dục, như: trình độ, khả năng tiếp thụ, tinh
thần ham học của người học, năng lực, phương pháp giảng dạy
của thầy, chất lượng và sự phong phú các phương tiện hỗ trợ học
tập, đặc biệt là về công nghệ thông tin…Tác giả đã đi đến kết luận
là ngay cả trong nhà trường hiện đại, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của
công nghệ thông tin thì vai trò quyết định nhất đối với chất lượng
giáo dục vẫn thuộc về năng lực của người thầy.
Kiến thức và năng lực của người thầy, phẩm chất và nhiệt huyết
của người thầy sẽ luôn là yếu tố quyết định. Sự tương tác giữa

thầy và trò là những giá trị không thể đo lường được trong giáo
dục. Bất kể thế nào, không có thầy giỏi cả về năng lực chuyên
môn và phẩm chất đạo đức thì khó có thể có một nền giáo dục
thật sự có chất lượng.
Chính bởi vậy, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ GV
phổ thông là một trong những giải pháp thiết yếu, cơ bản để công
cuộc đổi mới giáo dục thành công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Báo giáo dục &Thời đại ngày 1.4.2000.
2.Bộ GD&ĐT (2015): Những vấn đề chung về phát triển chương
trình đào tạo giáo viên (Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các
cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về phát triển chương trình đào
tạo)
3.Sông La-Nghề giáo-Vì sao hết “hót”?. Báo GD&TĐ ngày
31/03/2013


4.Nghị quyết về đổi mới chương trình-sách giáo khoa giáo dục phổ
thông (NQ số: 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014)
5. Nhiều giáo viên phải đào tạo lại để đổi mới GD- Báo Đời sống
và Pháp Luật 16.11.2013.
6. Mơ màng tập huấn dạy học tích hợp- Báo người lao động
26/11/2015

SITUATION COMPETENCE OF SECONDARY TEACHERS
BEFORE REQUIREMENTS OF GENERAL EDUCATION
INNOVATION
Abtract: Teachers is the decisive factor in the quality of education
and the key element of any education reform. No matter what

age, no good teachers both professional competencies and virtue,
it's hard to have a quality education. However, looking at the
current situation, the competency of secondary teachers is
worrisome issue prior request educational innovation. The result of
survey showed that the competence of teachers is weak and
insufficient and do not meet the requirements of innovation. In
this article, we focus on understanding two key issues: 1) Status of
the competence of teachers today before requirements of general
education innovation; 2) Solutions to enhance the professional
competence for teachers to meet with new general education
program.
Keywords: Situation, competence, secondary teachers, general
education innovation



×