Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Câu-Hỏi-Ôn-Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.6 KB, 12 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN: QUẢN TRỊ MARKETING
LỚP: QTKDTH1,2,3,4
THỜI GIAN: 60 PHÚT
SV KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU
PHẦN 1: LÝ THUYẾT
Câu 1:
Vì sao khi hoạch định chiến lược marketing, doanh nghiệp cần phải phân tích môi trường
marketing? Để có thể giảm áp lực từ phía khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh,
doanh nghiệp cần phải đưa ra các giải pháp ứng phó như thế nào?
Trả lời:
- Môi trường Mar gồm: mt bên trong và mt bên ngoài


Môi trường bên ngoài gồm mt vi mô và mt vĩ mô. Trong đó mt vĩ mô: kinh tế, chính
trị, pháp luật, VH-XH, công nghệ, tự nhiên. Mt vi mô: KH, đối thủ cạnh tranh, NCC,
sp thay thế và trung gian mar. Khi pshân tích mt bên ngoài sẽ giúp cho DN nhận
dạng đc cơ hội và thách thức trên thị trường để phát triển sp, phát triển thị trường,
tìm kiếm lợi nhuận.



Mt bên trong của dn : nguồn nhân lực, công nghệ,văn hóa cty, nguồn tài chính…để
giúp dn biết đc điểm yếu, điểm mạnh of mình mà thiết lập chiến lược hoàn hảo.

Tóm lại, phân tích mt mar để DN biết đc điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội ,thách thức để làm
nền tảng cho việc hoạch định chiến lược mar.
- Để giảm áp lực thì DN cần có những giải pháp:
a. Khách hàng
+ Tạo ra những sp phong phú, đa dạng; bao bì, mẫu mã bắt mắt.
+ Giá cả phải chăng.


+ Phương thức thanh toán trong việc trả chậm, trả góp.
+ Chế độ bảo hành, bảo trì phải càng lâu càng tốt.
+ Giao hàng và lắp đặt hoàn toàn miễn phí.


+ DN phải giữ chữ tín, đảm bảo uy tín về chế độ bảo hành đúng như cam kết.
 Không ngừng đáp ứng nhu cầu, thỏa mãn KH sẽ giảm áp lực về KH.
b. NCC
- Số lượng nhà cung cấp ít và họ sẽ tạo ra các áp lực về giá cả, chất lượng và phương thức
thanh toán đối với doanh nghiệp, đòi hỏi DN phải tìm thêm các NCC để không có trường
hợp là chỉ có một NCC duy nhất cung cấp cho DN.
- Doanh nghiệp sẽ phải căn cứ vào đặc điểm lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình để
phần tích nhà cung cấp, từ đó mới quyết định thay đổi NCC mới hay tiếp tục tạo mối
quan hệ với NCC cũ, vì chi phí chuyển đổi NCC cũng là mối quan ngại lớn đối với DN.
c. Đối thủ cạnh tranh
- Khi đối thủ mới ra đời DN nên hạ giá thành nhưng chất lượng tốt hơn để cạnh tranh.
Đặc biệt là vẫn phải duy trì mạnh chất lượng giá trị của định vị sản phẩm nhưng không
tăng giá bán.
- Các đối thủ chính trên thị trường hạ giá để cạnh tranh hoặc nâng cao trị giá sản phẩm
hơn DN phải có động thái gia tăng giá trị nhưng không thể tăng giá bán.
- DN nên đầu tư vào việc nghiên cứu – phát triển các công nghệ mới làm giá thành sản
phẩm thấp hơn trước nên nhằm chiếm lĩnh sâu hơn thị phần của đối thủ.
- Gia tăng giá trị bằng quà tặng như : Voucher, Gifts, quyền lợi đặc biệt, chăm sóc khách
hàng cũ…
Câu 2:
1. Theo Anh /Chị, khúc thị trường như thế nào được xem là có cấu trúc hấp dẫn đối với
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ?
2. Định vị sản phẩm là gì ? Thế nào là một điểm dị biệt có ý nghĩa ?
Trả lời
1. Một phân khúc thị trường được xem là hấp dẫn đối với DN: Đo lường được; Có tính

chấp nhận; Có tính khả thi.
2. Định vị sản phẩm là nét đặc trưng của bạn trên thị trường; làm thế nào để thị trường và
đối thủ cạnh tranh nhận biết sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Việc định vị sản phẩm của
bạn sẽ có ảnh hưởng tới bất kỳ phần nào trong kế hoạch marketing của bạn . Định vị sản


phẩm nên dựa vào lợi ích của sản phẩm bạn đưa ra, khách hàng của bạn là ai, và đối thủ
cạnh tranh định vị sản phẩm của họ như thế nào.
Điểm dị biệt là những điểm có giá trị khác xa so với phần còn lại của dữ liệu. Việc xác
định giá trị của điểm dị biệt là chủ quán. Trong khi đó, có một vài tiêu chuẩn đẻ xác định
một điểm có phải là điểm dị biệt hay không
Câu 3:
Theo Anh/Chị, khách hàng của doanh nghiệp bao gồm những thành phần nào và họ có
ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Giả sử Anh/Chị dự định mua
một sản phẩm để phục vụ cho việc học và công việc, Anh/Chị hãy mô tả chi tiết tiến trình
mua sản phẩm đó.
Trả lời:
KH của DN gồm: dn và dn(B2B), dn và k/h(B2C). Họ là những người mang lại thu nhập
cho DN, giúp cho DN tồn tại và phát triển; là người mar công ko cho DN; tìm kiếm KH
cho DN.
Ví dụ tiến trình mua laptop:
Điều kiện mua trong khoảng 8tr-12tr
-

B1: (ý thức về nhu cầu) muốn mua laptop để phục vụ cho việc học trong quá trình
làm powerpoint, word, excel

-

B2: ( tìm kiếm thông tin) hỏi bạn bè, người biết về cntt và máy tính , tham khảo

trên trag web thông tin về lap cần tìm. Cuối cùng tìm đc 2 dòng máy là Acer và Hp

-

B3: (đánh giá các phương án) so sánh 2 loại máy

Acer: 10tr290
CPU: Intel Core i3
RAM:4 GB
Màn hình: 14 inch
Cổng kết nối: USB 2.0
Hệ điều hành: Windows 10
Thiết kế: Vỏ nhựa, PIN liền
Kích thước: Dày 23.7 mm, 2.1 kg

Hp: 10tr490
CPU: intel core i3
RAM: 4GB
Màn hình: 15.6 inch
Cổng kết nối: USB 2.0
Hệ điều hành: windows 10
Thiết kế: vỏ nhựa, pin rời
Kích thước: dày 23.8 mm, nặng 1.86kg


-

B4: (qđinh mua) sau khi so sánh 2 dòng sp thì thấy lap dòng Hp có ưu thế hơn nên
quyết định đến cửa hàng tgdd, fpt..để mua máy
B5: (hành vi sau khi mua) khi đến cửa hàng mua thì nhân viên phục vụ tận tình,

cửa hàng có nhiều ctrinh ưu đãi , máy thì sd bền và lâu.=> hài lòng có thể sẽ mua
tiếp

Câu 4:
Tại sao doanh nghiệp phải phân khúc thị trường và tiến hành lựa chọn thị trường mục
tiêu? Khi một doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường thì họ có thể sử dụng các loại chiến
lược marketing gì? Một doanh nghiệp có thể đồng thời thực hiện các chiến lược
Marketing không phân biệt, Marketing phân biệt và Marketing tập trung được hay
không?
Trả lời:
- Vì các doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng của mình là ai? Họ có những nhu cầu

và mong muốn gì cần được thỏa mãn ? Chiến lược marketing cần được xây dựng khác
biệt cho từng nhóm khách hàng hay là chung cho tất cả các khách hàng của doanh
nghiệp? Các nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn trong khi nhu cầu là vô hạn, cơ hội
có thể triển khai các hoạt động lại rất phong phú. Vì thế, các doanh nghiệp nhất thiết
phải tiến hành lựa chọn các thị trường mục tiêu để gia tăng hiệu quả các nổ lực
marketing của mình
- Khi dn mới xâm nhập thị trường thị họ có thể sd các loại chiến lược mar: phân biệt,

không phân biệt , tập trung
- Tùy theo nguồn lực của cty mà sử dụng chiến lược nào. Nếu cty lớn thì có thể sd đồng

thời cả 3 chiến lược còn nếu cty nhỏ thì có thể sd 1,2 or 3 chiến lược. Nhưng khi dn sử
dụng 1 sp cụ thể cho thị trường cụ thể vào thời điểm cụ thể thì chỉ sd 1 trong 3 c.luoc
Câu 5:
1. Sản phẩm bao gồm các cấp độ nào ? Cho ví dụ minh họa đối với từng cấp độ. Khi
NTD mua một sản phẩm hay dịch vụ thì phần lớn họ quan tâm đến cấp độ nào nhất tính
theo mức độ ưu tiên. Hãy giải thích và cho ví dụ minh họa.



2. Vì sao DN phải phát triển sản phẩm mới mặc dù việc phát triển sản phẩm mới gặp
nhiều rủi ro nếu như sản phẩm mới đó không được NTD chấp nhận? Hãy nêu những
nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của sản phẩm mới ?
Trả lời:
1 - Có 5 cấp độ:
- Cấp 1 là sản phẩm cốt lõi : sản phẩm mang lại lợi ích cơ bản gì cho khách hàng.

Vd: chiếc áo khoác sẽ che chắn cho bạn khỏi mưa lạnh.
- Cấp 2 là sản phẩm chung: Cấp độ này thể hiện tất cả những đặc tính của một sản phẩm

Vd: ngoài việc che chắn khỏi mưa, lạnh thì nó phải vừa vặn, chất liệu, khả năng chống
thấm nước, khóa kéo chất lượng,..
- Cấp 3 là sản phẩm kì vọng: Tức là điều kiện mà người mua thường mong đợi khi họ mua

sản phẩm đó.
Vd: Chiếc áo khoác nói trên cần thực sự ấm áp và bảo vệ bạn khỏi thời tiết và gió lạnh
và cũng phải tạo cảm giác thoải mái khi đi xe máy, xe đạp.
- Cấp 4 là sản phẩm hoàn thiện: các yếu tố bổ sung khiến cho một sản phẩm khác biệt so

với các đối thủ cạnh tranh. Nó đặc biệt liên quan đến nhận diện thương hiệu và hình ảnh
của một công ty.
Vd: chiếc áo ấm, nó có thời thượng không, màu sắc có hợp thời trang và được sản xuất
bởi một thương hiệu nổi tiếng hay không? Ngoài ra, các yếu tố như dịch vụ, bảo hành và
sự phù hợp giữa giá cả và chất lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong cấp độ này.
- Cấp 5 là sản phẩm tiềm ẩn: tức là những sự hoàn thiện và biến đổi mà sản phẩm đó cuối

cùng có thể nhận được trong tương lai.
Vd: một chiếc áo khoác được làm từ một loại vải mỏng như giấy nên rất nhẹ và không
thấm nước vì vậy, nó có thể làm nước mưa tự động trượt xuống mà không đọng lại trên

áo.
2 - Với những thay đổi rất nhanh chóng của thị hiếu người tiêu dùng, công nghệ sản xuất
và cạnh tranh thị trường, một doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào những sản phẩm hiện
có của mình được. Khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi những sản phẩm mới và


hoàn thiện hơn. Các đối thủ sẽ làm hết sức mình để tung ra những sản phẩm có khả năng
cạnh tranh cao. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần có một chương trình phát triển sản phẩm
mới. Doanh nghiệp có thể có được một sản phẩm mới bằng hai cách: một là thông qua
việc mua lại bằng cách mua cả một doanh nghiệp, một bằng sáng chế hay một giấy phép
để sản xuất sản phẩm của người khác. Cách thứ hai là thông qua việc phát triển sản phẩm
mới bằng cách thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển riêng của mình hay ký hợp
đồng với các cá nhân và tổ chức nghiên cứu và phát triển để thực hiện. Chúng ta sẽ tập
trung vào việc phân tích tiến trình phát triển sản phẩm mới.
Việc phát triển sản phẩm mới thường gặp nhiều thất bại hơn là thành công. Tại sao có
nhiều sản phẩm mới bị thất bại ? Có nhiều lý do. Ý tưởng thì tốt nhưng người đã đánh
giá quá cao qui mô thị trường của nó or nó đã bị định vị sai trong thị trường, hay không
được quảng cáo chu đáo, định giá quá cao. Đôi khi những chi phí cho việc triển khai lại
cao hơn dự kiến, hoặc các đối thủ cạnh tranh đã phản ứng mạnh hơn mức doanh nghiệp
dự tính. Càng ngày việc triển khai sản phẩm mới sẽ khó thành công hơn vì những lý do
sau :
- Thiếu những ý tưởng hay về sản phẩm mới.
- Thị trường ngày càng manh mún và cạnh tranh gay gắt.
- Những đòi hỏi của xã hội và chính quyền về an toàn trong tiêu dùng và bảo vệ môi
trường ngày càng cao hơn.
- Quá trình triển khai sản phẩm mới quá tốn kém do áp lực về chi phí nghiên cứu phát
triển và marketing.
- Thiếu vốn đầu tư cho nghiên cứu triển khai những ý tưởng tốt có triển vọng.
- Chu kỳ sống của các sản phẩm ngày càng rút ngắn lại làm tăng nguy cơ khó thu hồi vốn
đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

Như thế các doanh nghiệp gặp phải tình trạng tiến thoái lưỡng nan, họ phải triển khai sản
phẩm mới nhưng không chắc gì thành công. Các doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro bằng
việc lập kế hoạch có tính hệ thống hơn và thiết lập một tiến trình phát triển sản phẩm mới
có hiệu quả hơn.


Có nhiều yếu tố góp phần vào sự thất bại của sản phẩm mới, hoặc trở thành dấu hiệu báo
trước sự thất bại: sự không phù hợp với mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp; sự cạnh
tranh quá khắc nghiệt; sự thiếu quan tâm, hỗ trợ của các nhà lãnh đạo cao cấp; thiếu ngân
sách. Tuy nhiên có các yếu tố cơ bản được tổng kết như sau:
• Đánh giá sai tiềm năng thị trường
• Xác định sai nhu cầu, lợi ích khách hàng mong đợi.
• Các phản ứng bất ngờ từ đối thủ cạnh tranh.
• Điều kiện chất lượng không phù hợp, chất lượng sản phẩm mới có thể đã được ấn định
thấp hơn mong đợi của khách hàng làm cho họ thất vọng.
• Kiểm định thị trường sai.
• Thông tin giới thiệu sản phẩm kém, phân phối sản phẩm không đến được với người tiêu
dùng.
• Xác định thời điểm sai lầm: sản phẩm được tung ra quá sớm hay quá muộn đều có thể
thất bại.
• Sự thực hiện các hoạt động phối hợp marketing mix tồi.
Câu 6:
Trình bày chính sách giá hớt váng và các điều kiện áp dụng nó. Cho ví dụ minh hoạ. Theo
Anh/Chị, trong những trường hợp nào, doanh nghiệp có thể định giá bán các sản
phẩm/dịch vụ dưới mức giá thành ? Theo Anh/Chị, bộ phận marketing cần phải làm gì để
giúp cho Ban lãnh đạo Công ty trong việc định giá sản phẩm/dịch vụ đạt hiệu quả cao.
Câu 7:
Hãy trình bày tầm quan trọng của giá đối với doanh nghiệp và đối với khách hàng? Hãy
chỉ rõ những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách giá của các doanh nghiệp và
những khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình định giá

và điều hành chính sách giá.


Câu 8:
Vì sao doanh nghiệp phải phân phối sản phẩm/dịch vụ qua trung gian ? Theo Anh/Chị, để
tuyển chọn một trung gian phân phối hiệu quả, doanh nghiệp cần phải đưa ra các tiêu chí
tuyển chọn như thế nào ?
Trả lời:
1. Doanh nghiệp phải phân phối sản phẩm/dịch vụ qua trung gian vì:

- Giữa nhà sx và NTD luôn có khoảng cách nhất định về mặt không gian.
- Nhiều nhà sx không đủ khả năng tài chính để phân phối trực tiếp.
- Tận dụng được năng lực của trung gian trong quá trình kinh doanh.
- Phân phối qua trung gian giúp làm giảm các mối quan hệ giao dịch không cần thiết trên
thị trường.
2. Các tiêu chí tuyển chọn một trung gian phân phối hiệu quả:


1 Không mâu thuẫn quyền lợi: Lý tưởng nhất là tuyển chọn được nhà phân phối
độc quyền, chỉ tập trung kinh doanh sản phẩm cho riêng một nhà sản xuất. Nếu
không thiết lập được nhà phân phối độc quyền, có thể chấp nhận để nhà phân phối
kinh doanh những sản phẩm khác, miễn không phải là của đối thủ cạnh tranh trực
tiếp.



2 Khả năng về tài chính: Nhà phân phối phải có khả năng tài chính đủ để đáp
ứng được nhu cầu đầu tư cho hang hoá ,công nợ trên thị trường và các trang thiết bị
phục vụ cho việc phân phối như kho bãi, phương tiện vận tải, máy móc quản lý…




3 Kinh nghiệm phân phối: Tốt nhất là nhà phân phối đã có kinh nghiệm kinh
doanh hoặc phân phối hang hoá trong cùng lĩnh vực với công ty muốn tuyển chọn.
Kiến thức và các mối quan hệ với hệ thống phân phối hang, với hệ thống quản lý của
địa phương là thế mạnh của nhà phân phối mà nhà sản xuất phải dựa vào.



4 Bộ phận phân phối độc lập: Khi nhà sản xuất hỗ trợ lương và tiền thưởng cho
nhân viên bán hang, bắt buộc nhà phân phối phải có bộ phận bán hang riêng biệt, chỉ
phục vụ cho lợi ích của nhà sản xuất. Việc quản lý và sử dụng kho bãi có thể chung


với các mặt hang của các công ty khác, nhưng công việc phân phối phải riêng biệt.
Bộ phận phân phối này phải được theo dõi bằng hệ thống quản lý và báo cáo riêng.


5 Khả năng hậu cần: Nhà phân phối phải thiết lập được hệ thống giao nhận từ
các kho của mình đến tất cả những cừa hang trong khu vực được chỉ định. Hàng hoá
phải được giao theo đúng thời hạn quy định. Một số nhà sản xuất còn có thể yêu cầu
nhà phân phối phải có khả năng chuyên chở hang hoá từ kho của nhà sản xuất.



6 Kho chứ hàng: Nhà phân phối phải có đủ chỗ để chứa hang, bảo đảm không để
hụt hang trong bất kỳ trường hợp nào. Độ lớn của kho hang phụ thuộc vào tốc độ
luôn chuyển của hang hoá, tần suất đặt hang của nhà phân phối với công ty sản xuất
và thời gian giao hang.




7 Khả năng quả lý: Nhà phân phối phải điều hành, quản lý được các bộ phận hỗ
trợ cho phân phối như: kế toán, hậu cần, tin học… một cách nhịp nhàng và đồng bộ.
Nhà phân phối cũng cần phải có hệ thống thông tin và tin học quản lý đủ mạnh để
đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất về phương thức đặt hàng, các loại số liệu báo
cáo bán hang và tồn kho.



8 Tư cách pháp nhân: Nhà phân phối phải là một pháp nhân theo luật pháp Viêt
Nam, có chức năng phân phối hang hoá. Đối với các mặt hang kinh doanh đặc biệt,
có quy định riêng của nhà nước, nhà phân phối còn phải đáp ứng đủ các yêu cầu hoặc
quy định này.



9 Sự nhiệt tình, tinh thần hợp tác trong việc triển khai mọi chính sách phân phối
của nhà sản xuất cũng là một tiêu chí chon lưa quan trọng mà các nhà sản xuất đều
quan tâm trong quá trình xây dựng hệ thống phân phối.

Câu 9: Xúc tiến là gì ? Xúc tiến mang lợi những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hỗn hợp
xúc tiến bao gồm những thành phần nào và theo Anh/Chị, các doanh nghiệp Việt Nam có
qui mô lớn thường sử dụng những thành phần nào nhất để quảng bá và giới thiệu sản
phẩm và thương hiệu của mình ra công chúng.(silde chương 9)
Trả lời:


-


Xúc tiến : là những nổ lực của DN để thông tin,thuyết phục, nhắc nhỡ và khuyến
khích KH mua SP cũng như hiểu rõ về DN. Nhờ xúc tiến mà DN có thể bán ra nhiều
hơn và nhanh hơn.

Xúc tiến mang lợi những lợi ích gì cho doanh nghiệp:
-

Xây dựng hình ảnh cho cty và sp
Thông tin về những đặc trưng của sp
Xây dựng nhận thức về sp
Quảng bá sp hiện có
Tái định vị hình ảnh hoặc công dụng của những sp bán chậm hay bão hòa.
Tạo sự hăng hái cho các thành viên phân phối.
Giới thiệu các điểm bán
Thuyết phục KH thay đổi sp
Thúc đẩy KH mua sp
Chứng minh sự hợp lý của giá bán
Giải đáp thắc mắc của KH
Xây dựng mối quan hệ chặc chẽ với KH
Cung cấp dịch vụ sau khi bán cho KH
Duy trì sự trung thành nhãn hiệu
Tạo thế thuận lợi cho công ty so với đối thủ.

Hỗn hợp xúc tiến bao gồm những thành phần:
-

Quảng cáo
Bán hàng trực tiếp
Khuyến mãi
Tuyên truyền/ quan hệ công chúng

Mrketing trực tiếp

Các doanh nghiệp Việt Nam có qui mô lớn thường sử dụng những thành phần
nào nhất để quảng bá và giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của mình ra công
chúng: như là quảng cáo, quan hệ công chúng/ truyền thông, bán hàng trực tiếp,….
Câu 10
Để xác định mục tiêu và ngân sách cho một chương trình quảng cáo, Anh/Chị cần phải
xem xét các yếu tố nào ? Theo Anh/Chị, các yếu tố môi trường bên ngoài của doanh
nghiệp có ảnh hưởng gì đến việc xây dựng chương trình quảng cáo của doanh nghiệp ?
Trả lời:


Để xác định mục tiêu và ngân sách cho một chương trình quảng cáo. Cần phải xem xét
các yếu tố:
Xác định mục tiêu chiến dịch quảng cáo:Trong marketing, mỗi chiến dịch quảng

-

cáo đều có mục tiêu cụ thể khác nhau. Về mặt tổng quát thì mỗi chiến dịch quảng
cáo sẽ có 1 trong 3 loại mục tiêu:
a. Mục tiêu thông tin: Truyền bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện... đến với
đối tượng, khách hàng mục tiêu. Mục tiêu thông tin được sử dụng nhiều trong các
chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm mới.
b. Mục tiêu thuyết phục: Thuyết phục, lôi kéo đối tượng, khách hàng mục tiêu mua
sản phẩm, dịch vụ, hoặc chỉ đơn giản là suy nghĩ theo quan điểm của nội dung
quảng cáo.
c. Mục tiêu gợi nhớ: Cài vào bộ nhớ của đối tượng, khách hàng mục tiêu một nội
dung nhất định. Nội dung ấy có thể là tên doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm, tên
con người, địa danh...
d. Mục tiêu so sánh (tấn công sản phẩm đối thủ cạnh tranh): So sánh lợi ích, công

dụng sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Ngân sách chiến dịch quảng cáo

-

Ngân sách chiến dịch quảng cáo gồm 2 phần: Chi phí thực hiện quảng cáo và lượng
doanh thu nhờ vào quảng cáo. Chi phí thực hiện quảng cáo thường bao gồm: chi phí thuê
các agency làm quảng cáo, chi phí phương tiện truyền thông, chi phí thuê diễn viên, chi
phí đạo cụ, máy móc... Doanh nghiệp cần phải ước tính được lượng doanh thu nhờ vào
quảng cáo (cả trong dài hạn, lẫn ngắn hạn) để biết được có nên tiếp tục thực hiện chiến
dịch quảng cáo, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến ngân sách chiến dịch quảng cáo:


Giai đoạn hiện tại của chu kỳ sống của sản phẩm

Ví dụ như 1 sản phẩm đang trong giai đoạn triển khai cần phải có một chiến dịch
quảng cáo rầm rộ, nghĩa là doanh nghiệp cần phải bỏ ra chi phí lớn cho chiến dịch
quảng cáo.




Thị phần: Trong hầu hết các trường hợp, thị phần tỉ lệ thuận với chi phí quảng cáo
và lợi nhuận thu về, nghĩa là thị phần càng lớn thì chi phí bỏ ra cho quảng cáo
càng lớn cũng như là lợi nhuận thu về càng cao. Các yếu tố môi trường bên ngoài
của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc xây dựng chương trình quảng cáo của
doanh nghiệp




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×