Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ thiết kế bằng phần mềm Edraw Max trong dạy học phần “Phi kim” SGK hoá học 10 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 102 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC

======

VŨ THỊ NGỌC

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
CÓ SỬ DỤNG HÌNH VẼ THIẾT KẾ BẰNG
PHẦN MỀM EDRAW MAX TRONG DẠY HỌC
PHẦN “PHI KIM” SGK HOÁ HỌC 10 CƠ BẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa học vô cơ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. HOÀNG QUANG BẮC

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập tại khoa Hoá học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2, bằng sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của Thầy,
Cô và bạn bè tôi đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo: ThS. Hoàng
Quang Bắc đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ, có những góp ý chuyên môn
vô cùng quý báu cũng nhƣ luôn quan tâm, động viên tôi trƣớc những khó
khăn khi thực hiện khoá luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo khoa Hoá học trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã đào tạo và hƣớng dẫn để tôi có đủ điều kiện làm
khoá luận này.


Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, những ngƣời đã luôn
ủng hộ, thƣờng xuyên động viên, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đƣợc
khoá luận này.
Trong quá trình nghiên cứu và làm khoá luận tốt nghiệp do trình độ lý
luận cũng nhƣ kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô
giáo và các bạn để khoá luận của tôi đƣợc hoàn thiện và mang lại hiệu quả
cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Vũ Thị Ngọc


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NỘI DUNG

VIẾT TẮT

BT

Bài tập

BTHH

Bài tập hoá học

CN


Công nghiệp

Dd

Dung dịch

ĐKTC

Điều kiện tiêu chuẩn

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

Mn

Màng ngăn

NXB

Nhà xuất bản

PTN

Phòng thí nghiệm


PTHH

Phƣơng trình hoá học



Phản ứng

SBT

Sách bài tập

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thí nghiệm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 2

4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
8. Cái mới của đề tài.......................................................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................ 4
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................... 4
1.1.1. Một số tài liệu đã xuất bản ...................................................................... 4
1.1.2. Một số luận án, luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp ........................... 4
1.2. Phƣơng tiện trực quan trong dạy học hoá học ........................................... 6
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 6
1.2.2. Phân loại phƣơng tiện trực quan ............................................................. 7
1.2.2.1. Nhóm thí nghiệm trong nhà trƣờng ..................................................... 7
1.2.2.2. Nhóm đồ dùng trực quan...................................................................... 7
1.2.2.3. Nhóm phƣơng tiện kỹ thuật ................................................................. 7
1.2.3. Vai trò của phƣơng tiện trực quan .......................................................... 7
1.2.4. Sử dụng phƣơng tiện trực quan trong dạy học hoá học .......................... 8
1.2.4.1. Sử dụng đúng lúc ................................................................................. 8
1.2.4.2. Sử dụng đúng chỗ................................................................................. 8
1.2.4.3. Sử dụng đủ cƣờng độ ........................................................................... 9
1.3. Bài tập hoá học ........................................................................................... 9


1.3.1 Khái niệm về bài tập, BTHH ................................................................... 9
1.3.2. Tác dụng của bài tập hoá học ................................................................ 10
1.3.2.1. Ý nghĩa trí dục .................................................................................... 10
1.3.2.2. Ý nghĩa phát triển ............................................................................... 11
1.3.2.3. Ý nghĩa giáo dục ................................................................................ 11
1.3.3. Phân loại BTHH .................................................................................... 11

1.3.3.1. Phân loại BTHH dựa vào nội dung .................................................... 11
1.3.3.2. Phân loại BTHH dựa trên hình thức .................................................. 12
1.3.3.3. Phân loại BTHH theo mức độ nhận thức ........................................... 12
1.3.4. Sử dụng bài tập hoá học trong dạy học hoá học ................................... 12
1.3.4.1. Lựa chọn bài tập ................................................................................. 12
1.3.4.2. Chữa bài tập ....................................................................................... 13
1.3.5. Xây dựng BTHH mới ............................................................................ 13
1.4. Bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ ......................................................... 14
1.4.1. Khái niệm .............................................................................................. 14
1.4.2. Phân loại bài tập có sử dụng hình vẽ .................................................... 14
1.4.3. Vai trò của bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ .................................... 14
Chƣơng 2. CƠ SỞ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC CÓ SỬ
DỤNG HÌNH VẼ BẰNG PHẦN MỀM EDRAW MAX NHÓM HALOGEN
VÀ OXI – LƢU HUỲNH LỚP 10 ................................................................. 16
2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống BTHH có sử dụng hình vẽ ..................... 16
2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ ........................ 17
2.3. Giới thiệu về phần mềm Edraw Max ....................................................... 19
2.3.1. Giới thiệu chung .................................................................................... 19
2.3.2. Phần mềm Edraw Max trong thiết kế hình vẽ thí nghiệm hoá học ....... 19
2.3.3. Quy trình vẽ hình sử dụng phần mềm Edraw Max ............................... 20
2.4. Kiến thức trọng tâm của chƣơng Nhóm Halogen và chƣơng Oxi – Lƣu
huỳnh. .............................................................................................................. 22


2.4.1. Kiến thức trọng tâm chƣơng Nhóm Halogen ........................................ 22
2.4.1.1. Khái quát chung ................................................................................. 22
2.4.1.2.Các đơn chất halogen .......................................................................... 23
2.4.1.3. Các hợp chất của halogen .................................................................. 24
2.4.2. Kiến thức trọng tâm chƣơng Oxi – Lƣu huỳnh..................................... 25
2.4.2.1. Oxi ...................................................................................................... 25

2.4.2.2. Lƣu huỳnh .......................................................................................... 27
Chƣơng 3: KẾT QUẢ ..................................................................................... 31
3.1. Hệ thống bài tập chƣơng Halogen ........................................................... 34
3.1.1. Mức độ nhận biết .................................................................................. 34
3.1.2. Mức độ thông hiểu ................................................................................ 39
3.1.3. Mức độ vận dụng .................................................................................. 45
3.2. Hệ thống bài tập về chƣơng Oxi – Lƣu huỳnh......................................... 52
3.2.1. Mức độ nhận biết. ................................................................................. 52
3.2.2. Mức độ thông hiểu ................................................................................ 56
3.2.3. Mức độ vận dụng .................................................................................. 63
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 73
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã khẳng định: “Phát
triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc
sách hàng đầu” và đồng thời cũng nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản toàn diện
nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân
chủ hoá và hội nhập quốc tế hoá”. Do đó, trong những năm gần đây, ngành
Giáo dục và Đào tạo nƣớc ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện để
hƣớng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, hoà nhập với xu hƣớng của các
quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Nói riêng về môn Hoá học – môn khoa học thực nghiệm – là môn học
mà chúng ta cần áp dụng rất nhiều vào thực tiễn đời sống. Vì vậy, HS cần
phải rèn luyện kĩ năng thực hành, có vốn kiến thức về sản xuất hoá học ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Do đó, trong quá trình dạy học bên cạnh
việc cung cấp cho HS các kiến thức về lí thuyết căn bản, các phƣơng pháp

giải bài tập còn phải rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS. Bởi lẽ, giai đoạn
các em HS thực hành đƣợc coi là bƣớc trung gian để các em có thể chuyển
hoá những kiến thức lí thuyết đã học đến gần hơn với thực tế. Ngoài ra, làm
thực hành còn để kiểm nghiệm lại các kiến thức lí thuyết đã đƣợc học đồng
thời cũng giúp các em HS nhớ đƣợc các kiến thức lí thuyết tốt hơn.
Tuy nhiên, vì lí do nào đó mà không phải lúc nào ngƣời thầy cũng dạy
đƣợc cho các em HS theo kiểu “học đi đôi với hành”. Do đó, những BTHH có
sử dụng hình vẽ sẽ là ngôn ngữ diễn tả ngắn gọn nhƣng rất hiệu quả bản chất
của thực tiễn hoá học. BTHH đƣợc coi là phƣơng tiện cơ bản để dạy học và
vận dụng kiến thức hoá học để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các vấn đề
thực tiễn sản xuất có liên quan đến hoá học. Trong dạy học hoá học, bài tập
vừa là mục đích, vừa là nội dung và cũng là phƣơng pháp dạy học có hiệu quả
cao. BTHH đƣợc xây dựng từ dễ đến khó để phù hợp với mọi đối tƣợng HS.
1


Tuy nhiên, những bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ trong chƣơng trình
hoá học phổ thông hiện nay còn rất ít và cũng chƣa đƣợc nhiều GV sử dụng.
Trong khi đó, hiện nay trong các đề thi trung học phổ thông quốc gia chung
có ra dạng bài tập có hình vẽ. Vì thế, vấn đề là làm thế nào để GV và HS sử
dụng ngày càng nhiều và có hiệu quả những bài tập hoá học có hình vẽ?
Xuất phát từ những lí do đó, với mong muốn góp phần nâng cao chất
lƣợng học tập của HS cũng nhƣ cải thiện phƣơng pháp dạy học đặc thù của bộ
môn nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng
hình vẽ thiết kế bằng phần mềm Edraw Max trong dạy học phần “Phi
kim” SGK hoá học 10 cơ bản” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng đƣợc hệ thống các bài tập có sử dụng hình vẽ bằng phần mềm
Edraw Max trong dạy học phần phi kim SGK hoá học 10 cơ bản làm phong
phú thêm hệ thống bài tập. Góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn,

phát triển tƣ duy nhận thức, năng lực của HS.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Xây dựng và sử dụng BTHH có sử dụng hình vẽ
lớp 10 THPT chƣơng trình cơ bản.
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hoá học ở trƣờng phổ thông.
4. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng hệ thống BTHH có sử dụng hình vẽ phần phi kim lớp 10 cơ
bản (các chƣơng 5, 6).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu hệ thống lí luận về bài tập hoá học, phƣơng tiện trực quan, bài
tập có sử dụng hình vẽ.
- Nghiên cứu cấu trúc chƣơng trình, nội dung kiến thức về chƣơng
“Nhóm Halogen” và “Oxi – Lƣu huỳnh” lớp 10 cơ bản.
2


- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống BTHH có sử dụng hình vẽ chƣơng
“Nhóm Halogen” và “Oxi – Lƣu huỳnh” bằng phần mềm Edraw Max SGK
hoá học lớp 10 cơ bản.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu kĩ những cơ sở lí luận về bài tập và cấu trúc chƣơng trình,
nội dung kiến thức phần hoá vô cơ: Nhóm halogen và oxi – lƣu huỳnh theo
chƣơng trình hoá học 10 cơ bản để xây dựng câu hỏi, lựa chọn hệ thống
BTHH theo định hƣớng phát triển của BTHH phổ thông.
- Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề
tài.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập.
7. Giả thuyết khoa học

- Nếu xây dựng đƣợc hệ thống câu hỏi có sử dụng hình vẽ có chất lƣợng
tốt, bám sát nội dung chƣơng trình sẽ góp phần làm phong phú hệ thống
BTHH. Và nếu phối hợp với phƣơng pháp giảng phù hợp sẽ góp phần nâng
cao chất lƣợng, hiệu quả của quá trình dạy và học môn Hoá học ở trƣờng phổ
thông, đặc biệt là trong chƣơng “Nhóm Halogen” và “Oxi – Lƣu huỳnh” lớp
10 cơ bản.
- Nếu hệ thống câu hỏi đƣợc giới thiệu trên internet để các GV và HS
trong cả nƣớc tham khảo thì sẽ làm tăng thêm tính thực tiễn của đề tài.
8. Cái mới của đề tài
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống BTHH có sử dụng hình vẽ chƣơng
“Nhóm halogen” và “Oxi – Lƣu huỳnh” hoá học 10 cơ bản bằng phần mềm
Edraw Max theo xu hƣớng phát triển của BTHH hiện nay, phân chia BTHH
theo mức độ từ dễ đến khó phù hợp với từng đối tƣợng HS.
- Đề xuất phƣơng thức sử dụng bài tập có hình vẽ để nâng cao hiệu quả
dạy học của môn Hoá học nói chung và Hoá học lớp 10 nói riêng.
3


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Bài tập có sử dụng hình vẽ hiện nay còn rất ít, chỉ có một số ít công trình
nghiên cứu về loại bài tập này. Tôi xin giới thiệu một vài công trình có liên
quan đến đề tài nhƣ sau:
1.1.1. Một số tài liệu đã xuất bản
-“Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hoá học – tập 1 – hoá học vô cơ ”–
của tác giả Cao Cự Giác (2009), NXB Giáo dục.
Tác phẩm gồm 7 chƣơng viết về các bài tập lí thuyết và thực nghiệm
hoá học vô cơ. Đặc biệt là ở chƣơng số 7, tác giả đã viết về “Bài tập hoá học

thực nghiệm có sử dụng các hình vẽ mô phỏng thí nghiệm”. Trong chƣơng
này, tác giả đã đƣa ra 35 bài tập có sử dụng hình vẽ để giúp đọc giả thấy đƣợc
việc khai thác các bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ mô phỏng thí nghiệm là
việc rất cần thiết để rèn luyện kĩ năng thực hành và tăng cƣờng tính thực tiễn
của môn học.
1.1.2. Một số luận án, luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp
1. Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng rèn luyện kiến thức – kĩ năng thí nghiệm trong chương trình hoá học 10
nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực” – của tác giả Đỗ Thị
Bích Ngọc (2009), trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Trong luận văn này, tác giả đã nêu ra 5 biện pháp nâng cao chất lƣợng,
kĩ năng thí nghiệm cho HS, trong đó có hai biện pháp đáng chú ý là:
- Sử dụng bài tập có hình vẽ, đồ thị theo hƣớng phát huy tính tích cực
cho HS.

4


- Sử dụng đề kiểm tra có hình vẽ, bài tập thực nghiệm và bài tập thực
tiễn để rèn luyện kĩ năng thí nghiệm cho HS.
Với hai biện pháp đó, tác giả đã đề xuất 34 bài tập và 10 đề kiểm tra có
sử dụng hình vẽ, đồ thị thuộc chƣơng trình hoá học 10 nâng cao.
2. Luận văn thạc sĩ giáo dục học “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập hoá học phần hoá phi kim lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực” –
của tác giả Trƣơng Đình Huy (2011), trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ
Chí Minh.
Luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của đề tài
- Chƣơng 2: Hệ thống BTHH phi kim lớp 10 THPT và phƣơng pháp sử
dụng chúng trong dạy học theo hƣớng dạy học tích cực

- Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm
Trong công trình nghiên cứu này tác giả đã:
- Nghiên cứu, tổng quan hệ thống cơ sở lí luận về hoạt động nhận thức
tích cực và dạy học tích cực. Phân tích những nội dung mới và khó trong phần
hoá phi kim lớp 10 làm cơ sở cho việc xây dựng lựa chọn bài tập hoá học và
đề xuất phƣơng pháp sử dụng bài tập trong dạy học.
- Xây dựng và lựa chọn hệ thống BTHH phần hoá học phần hoá phi
kim lớp 10 theo xu hƣớng phát triển của BTHH hiện nay và dạy học tích cực
nhằm tích cực hoá hoạt động của HS.
- Nghiên cứu phƣơng pháp sử dụng hệ thống bài tập này trong việc xây
dựng kế hoạch bài dạy theo hƣớng dạy học tích cực.
3. Khoá luận tốt nghiệp đại học: “Sử dụng bài tập hoá học phần phi
kim – chương trình hoá học 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực vận dụng
trí thức vào thực tiễn của học sinh trung học phổ thông” – của tác giả Lê
Quỳnh Trang (2016),
Khoá luận gồm 3 chƣơng:
5


Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của đề tài.
Chƣơng 2: Thực trạng việc sử dụng BTHH để phát triển năng lực vận
dụng trí thức vào thực tiễn của HS ở một số trƣờng THPT tại thành phố
Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang.
Chƣơng 3: Sử dụng BTHH phần phi kim – chƣơng trình Hoá học 10
nâng cao nhằm phát triển năng lực vận dụng trí thức vào thực tiễn của HS
THPT.
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các công trình có cùng hƣớng nghiên
cứu này, chúng tôi rút ra đƣợc nhiều bài học trong quá trình thực hiện khóa
luận của mình. Chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu hay xây dựng lên
các bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ trong dạy học hóa học đã và đang thu

hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhất là trong nhƣng năm
gần đây. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học bộ môn
hóa học ở trƣờng THPT, cũng nhƣ tạo ra một môi trƣờng học tập trao đổi kiến
thức cho học sinh tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập có sử
dụng hình vẽ thiết kế bằng phần mềm Edraw Max trong dạy học phần “Phi
kim” SGK hoá học 10 cơ bản”.
1.2. Phƣơng tiện trực quan trong dạy học hoá học
1.2.1. Khái niệm [2, 12]
Phƣơng tiện dạy học là những đối tƣợng vật chất (sách vở, đồ dùng,
máy móc, thiết bị,…) dùng để dạy học.
Phƣơng tiện trực quan trong dạy học hoá học là những đối tƣợng vật
chất bao gồm mọi dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp
dùng trong dạy học với tƣ cách là mô hình đại diện cho sự vật, hiện tƣợng, là
nguồn phát ra thông tin sự vật hiện tƣợng đó. Tất cả các đối tƣợng nghiên cứu
đƣợc tri giác trực tiếp nhờ các giác quan. Phƣơng tiện trực quan đƣợc sử dụng
làm “nguồn” chủ yếu dẫn đến kiến thức mới, lời của GV chỉ đóng vai trò tổ

6


chức, hƣớng dẫn sự tri giác các tài liệu trực quan và khái quát hoá các kết quả
quan sát.
1.2.2. Phân loại phương tiện trực quan [2]
Tuỳ theo cơ sở mà có nhiều cách phân loại khác nhau, ở đây chúng tôi
phân chia phƣơng tiện trực quan trong nhà trƣờng gồm ba nhóm:
1.2.2.1. Nhóm thí nghiệm trong nhà trường
- Các thiết bị, dụng cụ, thí nghiệm, hoá chất.
1.2.2.2. Nhóm đồ dùng trực quan
Bao gồm:
- SGK và các tài liệu tham khảo: SGK (dùng cho HS và GV); sách giáo

viên; sách tham khảo; sách tra cứu, các tài liệu hƣớng dẫn; tạp chí chuyên đề;
sách báo các loại; thƣ viện điện tử; các thông tin trên mạng internet, …
- Các đồ dùng dạy học: Bảng các loại (bảng đen, bảng gấp, bảng di
động, bảng nỉ, …); tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, bản đồ, đồ thị; mô
hình; mẫu vật.
1.2.2.3. Nhóm phương tiện kỹ thuật
Bao gồm các máy dạy học và phƣơng tiện nghe nhìn: Máy chiếu hình
và bản trong; máy ghi âm; tivi; máy vi tính; máy ảnh; video cassete …
1.2.3. Vai trò của phương tiện trực quan [6]
Phƣơng tiện dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, nó
thay thế cho những sự vật, hiện tƣợng, các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà
GV và HS không thể tiếp cận trực tiếp đƣợc. Phƣơng tiện dạy học giúp cho
HS phát huy tối đa các giác quan trong quá trình tiếp thu kiến thức, do đó HS
dễ dàng tái hiện kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tế.
Phƣơng tiện trực quan trong dạy học hoá học có vai trò quan trọng sau
đây:
- Cung cấp cho HS các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác giúp
HS nhớ lâu hơn.
7


- Giúp cho việc giảng dạy của GV trở nên cụ thể hơn, giúp HS dễ dàng
tiếp thu sự vật, hiện tƣợng và các quá trình phức tạp mà bình thƣờng HS khó
nắm vững đƣợc.
- Giúp GV tiết kiệm thời gian.
- Dễ dàng gây đƣợc cảm tình và sự chú ý của HS, giúp cho bài giảng
hấp dẫn, HS hứng thú học tập.
- Giúp cho lớp học sinh động.
- Giúp GV có thể kiểm tra một cách khách quan khả năng tiếp thu kiến
thức cũng nhƣ sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo của HS.

1.2.4. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hoá học [6]
Có ba nguyên tắc sử dụng phƣơng tiện trực quan trong dạy học hoá
học:
1.2.4.1. Sử dụng đúng lúc
- Trình bày phƣơng tiện lúc cần thiết, lúc HS mong muốn nhất đƣợc
quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm sinh lí thuận lợi nhất.
- Theo đúng trình tự bài giảng, đúng nội dung và phƣơng pháp dạy học.
- Phân biệt thời điểm sử dụng của từng phƣơng tiện dạy học.
- Cần cân đối và bố trí lịch sử sử dụng phƣơng tiện hợp lí, đúng lúc,
thuận lợi nhằm tăng hiệu quả sử dụng.
1.2.4.2. Sử dụng đúng chỗ
- Tìm vị trí để giới thiệu phƣơng tiện trên lớp học hợp lí nhất, giúp HS
có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phƣơng tiện một cách
đồng đều ở mọi vị trí.
- Tìm vị trí lắp đặt sao cho toàn lớp có thể quan sát rõ ràng.
- Đảm bảo các yêu cầu về chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kĩ thuật
khác.
- Các phƣơng tiện phải đƣợc giới thiệu ở vị trí an toàn cho cả GV và
HS.
8


- Đối với các phƣơng tiện đƣợc lƣu giữ tại nơi bảo quản, phải sắp xếp
ngăn nắp, trật tự để khi cần lấy không mất nhiều thời gian và công sức.
- Phải bố trí chỗ cất phƣơng tiện dạy học tại lớp sau khi dùng để không
phân tán tƣ tƣởng HS.
1.2.4.3. Sử dụng đủ cường độ
- Phù hợp nội dung và phƣơng pháp giảng dạy, phù hợp trình độ tiếp
thu và lứa tuổi của HS.
- Tuỳ từng loại phƣơng tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu

kéo dài việc trình diễn phƣơng chúng tiện hoặc dùng lặp quá nhiều lần trong
một buổi giảng, hiệu quả của sẽ giảm sút.
1.3. Bài tập hoá học
1.3.1 Khái niệm về bài tập, BTHH
Có nhiều khái niệm về bài tập đã đƣợc đề cập đến.
Trong giáo dục, theo “ Từ điển Tiếng việt” do Hoàng Phê chủ biên, thuật
ngữ “Bài tập” có nghĩa là “bài tập cho HS làm để vận dụng những điều đã
học”.
Theo Thái Duy Tuyên “Bài tập là một hệ thông tin xác định bao gồm
những điều kiện và những yêu cầu đƣợc đƣa ra trong quá trình dạy học, đòi
hỏi ngƣời học một lời giải đáp mà lời giải đáp này về toàn bộ hoặc từng phần
không có sẵn ở thời điểm bài tập đƣợc đặt ra”. [14]
Từ những quan niệm trên có thể hiểu rằng: Bài tập là một hệ thống
thông tin đƣợc đƣa ra một cách có vấn đề, đòi hỏi HS phải sử dụng những
kiến thức đã có bằng cách lập luận hay tính toán để giải quyết vấn đề.
BTHH là phƣơng tiện chính và hết sức quan trọng dùng để rèn luyện
khả năng vận dụng kiến thức cho HS. Là nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra cho
ngƣời học, buộc ngƣời học phải vận dụng các kiến thức, năng lực của mình để
giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích
cực, hứng thú và sáng tạo. Về mặt lí luận dạy học hoá học, bài tập bao gồm cả
9


câu hỏi và bài toán mà khi hoàn thành chúng HS nắm đƣợc hay hoàn thiện
một tri thức hay một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng hay trả lời viết
kèm theo thực nghiệm. [12]
Để giải quyết đƣợc những vấn đề này, HS phải biết suy luận logic dựa
vào những kiến thức đã học, phải sử dụng những hiện tƣợng hóa học, những
khái niệm, định luật, học thuyết, phép toán, cách tƣ duy sáng tạo và phƣơng
pháp nhận thức khoa học. Bài tập và lời giải là nguồn tri thức mới cho HS

trong hoạt động nhận thức.
1.3.2. Tác dụng của bài tập hoá học [11]
Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập để luyện tập là
một biện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lƣợng dạy học, nó là
phƣơng tiện giúp ngƣời thầy hoàn thành các chức năng: giáo dƣỡng, giáo dục
và phát triển dạy học.
Bài tập hoá học có những ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiều mặt. Cụ thể
là:
1.3.2.1. Ý nghĩa trí dục
Thông qua việc giải bài tập hoá học giúp HS:
- Hình thành các khái niệm hoá học.
- Làm chính xác hoá, hiểu đúng, hiểu sâu các khái niệm hoá học.
- Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú,
hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng đƣợc các kiến thức vào việc giải bài tập, HS mới
nắm đƣợc kiến thức một cách sâu sắc.
- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất.
- Rèn luyện các kĩ năng hoá học nhƣ cân bằng phƣơng trình phản ứng,
tính toán theo các công thức hoá học và phƣơng trình hoá học… Nếu là bài
tập thực nghiệm sẽ rèn các kĩ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kĩ
thuật tổng hợp cho HS.

10


- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao
động sản xuất và bảo vệ môi trƣờng.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học và các thao tác tƣ duy.
1.3.2.2. Ý nghĩa phát triển
Thông qua giải BTHH, phát triển ở HS các năng lực tƣ duy logic, giải
quyết vấn đề, nhận thức, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng

tạo.
1.3.2.3. Ý nghĩa giáo dục
- Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê
khoa học hoá học.
- BTHH là nguồn tạo hứng thú học tập cho HS.
- Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hoá lao động (lao
động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).
- Giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hƣớng nghiệp, dạy nghề cho HS.
1.3.3. Phân loại BTHH [10]
Có nhiều cách để phân loại BTHH, tuỳ theo việc lựa chọn cơ sở để
phân loại. Có thể phân loại BTHH dựa vào một số cách sau:
1.3.3.1. Phân loại BTHH dựa vào nội dung
- Bài tập định tính: là các dạng bài tập nhận thức có sự liên hệ với sự
quan sát, giải thích các hiện tƣợng hoá học, sự điều chế các chất cụ thể, xác
định thành phần hoá học các chất và phân biệt chúng, tách hỗn hợp, trắc
nghiệm.
- Bài tập định lƣợng: là dạng bài tập hoá học có tính chất hoá học (cần
dùng các kĩ năng toán học để giải) và tính chất hoá học (cần đúng kiến thức
hoá học). Bài toán hoá học có liên quan đến dung dịch.
- Bài tập thực nghiệm: là dạng bài tập có liên quan đến các kĩ năng thực
hành nhƣ: quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tƣợng và giải thích, điều chế chất,

11


làm thí nghiệm nghiên cứu về tính chất của các chất, nhận biết, tách các
chất……
1.3.3.2. Phân loại BTHH dựa trên hình thức
- Bài tập tự luận: là loại bài tập khi làm bài, học sinh phải tự viết câu trả
lời, học sinh phải tự trình bày, lí giải, chứng minh bằng ngôn ngữ của mình.

- Bài tập trắc nghiệm khách quan: là loại bài tập khi làm học sinh chỉ
phải chọn một câu trả lời trong số các câu trả lời đã đƣợc cung cấp. Do không
phải viết câu trả lời nên thời gian dành cho việc đọc, suy nghĩ và chọn câu trả
lời chỉ từ 1 – 2 phút.
1.3.3.3. Phân loại BTHH theo mức độ nhận thức
Có thể phân loại BTHH ở các mức độ: Nhận biết – Thông hiểu – Vận
dụng.
Trên thực tế có nhiều cách phân loại BTHH, nhƣng sự phân loại
BTHH chỉ mang tính chất tƣơng đối, vì giữa cách phân loại không có ranh
giới rõ nét, sự phân loại thƣờng theo một mục đích nhất định nào đó.
1.3.4. Sử dụng bài tập hoá học trong dạy học hoá học [6]
1.3.4.1. Lựa chọn bài tập
Hiện nay, ngoài SGK và SBT còn có rất nhiều sách tham khảo về BTHH
ở trƣờng phổ thông. Tuy nhiên, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà GV cần lựa
chọn các BT cho thích hợp. Khi chọn BT cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Căn cứ trên khối lƣợng kiến thức HS nắm đƣợc để lựa chọn BT phù
hợp với trình độ HS.
- Qua việc giải BT của HS có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng học tập,
phân loại đƣợc HS, kích thích đƣợc toàn lớp học.
- Căn cứ vào chƣơng trình giảng dạy, nên xây dựng một ngân hàng BT
phù hợp với mức độ của từng khối lớp.

12


- Nên chọn các BT có nội dung gắn hoá học với các môn học khác, với
thực tiễn. BT có nhiều cách giải đòi hỏi HS phải suy luận thông minh để có
cách giải nhanh nhất, sẽ tạo hứng thú, nâng cao chất lƣợng giải bài tập.
- Sau mỗi bài giảng, cần rèn luyện cho HS có thói quen làm hết các BT
có trong SGK.

1.3.4.2. Chữa bài tập
- Khi chú trọng tới chất lƣợng: giáo viên nên chữa bài kiểm tra viết,
chữa các bài tập chọn lọc điển hình.
+ Chữa chi tiết, trình bày rõ ràng, chính xác, nên kết hợp chữa các lỗi
điển hình mà HS đã mắc phải.
+ Hƣớng dẫn cho HS cách phân tích BT, nên có ví dụ về bài làm của
HS từ việc phân tích sai dẫn đến giải sai.
+ Cần lựa chọn các bài điển hình, các dạng BT bắt buộc.
- Khi chú trọng tới số lƣợng: HS phổ thông rất cần phải chữa nhiều BT,
kiểm tra để khuyến khích HS học tập, đánh giá kịp thời chất lƣợng dạy học.
GV có thể tiến hành theo các hình thức sau:
+ Tiến hành vào đầu hoặc cuối giờ học, kiểm tra một lúc nhiều HS.
+ Kiểm tra trắc nghiệm.
+ Các dạng BT cơ bản.
1.3.5. Xây dựng BTHH mới [11]
Các xu hƣớng hiện nay:
- Loại bỏ những bài tập có nội dung trong hoá học nghèo nàn nhƣng lại
cần đến những thuật toán phức tạp để giải (hệ nhiều ẩn nhiều phƣơng trình,
bất phƣơng trình, phƣơng trình bậc 2, cấp số cộng, cấp số nhân…)
- Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối, phức tạp,
xa rời hoặc phi thực tiễn hoá học.
- Tăng cƣờng sử dụng bài tập thực nghiệm.
- Tăng cƣờng sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.
13


- Xây dựng bài tập mới về bảo vệ môi trƣờng và phòng chống ma tuý.
- Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho HS năng lực phát hiện vấn đề
và giải quyết vấn đề.
- Đa dạng hoá các loại hình bài tập nhƣ bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ

sơ đồ, đồ thị, bài tập lắp dụng cụ thí nghiệm….
- Xây dựng những bài tập có nội dung hoá học phong phú, sâu sắc,
phần tính toán đơn giản nhẹ nhàng.
- Xây dựng và tăng cƣờng sử dụng bài tập thực nghiệm định lƣợng.
1.4. Bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ
1.4.1. Khái niệm
- Hiện nay, chƣa có tài liệu nào định nghĩa chính xác về bài tập có sử
dụng hình vẽ.
- Theo tôi, bài tập có sử dụng hình vẽ là dạng bài tập phải dựa vào hình
vẽ để có thể giải đƣợc bài tập đó.
- Bài tập bằng hình vẽ là một loại hình bài tập mới cần chú ý xây dựng.
1.4.2. Phân loại bài tập có sử dụng hình vẽ
Trong khoá luận này, tôi chia bài tập có sử dụng hình vẽ theo ba mức độ:
- Mức độ nhận biết.
- Mức độ thông hiểu.
- Mức độ vận dụng.
1.4.3. Vai trò của bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ [1]
Hiện nay, BT bằng hình vẽ còn quá ít do vậy cũng ít đƣợc sử dụng.
Muốn tạo ta BT bằng hình vẽ cần dựa vào nội dung và cách tiến hành
các thí nghiệm hóa học để sáng tạo. Đây là dạng BT mang tính trực quan, sinh
động gắn liền với kiến thức và kĩ năng thực hành hoá học, BT có sử dụng
hình vẽ có tác dụng:
- Mô tả, thay thế những thí nghiệm khó, phức tạp hoặc điều kiện thực tế
không thế tiến hành đƣợc từ đó giúp HS dễ tái hiện và vận dụng kiến thức.
14


- Giúp HS hình dung đƣợc những vật quá nhỏ bé hoặc quá lớn, hoặc
không thể đến gần HS để tiếp thu và nhớ lâu.
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng vẽ hình.

- Giúp HS phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, suy đoán.
- Rèn luyện năng lực quan sát cho HS, là cơ sở để HS tƣ duy.
- Kiểm tra kiến thức kĩ năng thực hành của HS.
- Giúp GV tiết kiệm thời gian do không phải mô tả, giải thích dài dòng.
- Gây chú ý cho HS.
- Bài giảng hấp dẫn, HS hứng thú học tập làm cho lớp học sinh động,
nâng cao hiệu quả của HS.

15


Chƣơng 2
CƠ SỞ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC CÓ SỬ DỤNG
HÌNH VẼ BẰNG PHẦN MỀM EDRAW MAX NHÓM HALOGEN VÀ
OXI – LƢU HUỲNH LỚP 10
2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống BTHH có sử dụng hình vẽ
- Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học.
Bài tập là một phƣơng tiện để tổ chức các hoạt động của học sinh nhằm
khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống kiến thức lí thuyết đã học, hình
thành và rèn luyện các kĩ năng cơ bản.
Mục tiêu của hoá học ở trƣờng THPT (đối với ban cơ bản), cung cấp
cho HS hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực, có
nâng cao về hoá học và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo
chất, sự biến đổi các chất, những ứng dụng và những tác hại của các chất
trong đời sống, sản xuất và môi trƣờng.
- Hệ thống bài tập cần phải bám sát nội dung bài học.
Căn cứ vào mục tiêu của chƣơng, bài và từng nội dung trong bài để xây
dựng, lựa chọn bài tập cho phù hợp với mục tiêu đó.
- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học.
Khi xây dựng nội dung của bài tập phải có sự chính xác về kiến thức

hoá học, bài tập, cho đủ các điều kiện, không đƣợc dƣ hay thiếu. Các bài tập
không đƣợc mắc sai lầm về mặt thiếu chính xác trong cách diễn đạt, nội dung
thiếu logic chặt chẽ. Vì vậy giáo viên khi ra bài tập cần nói, viết một cách
logic chính xác và đảm bảo tính khoa học về mặt ngôn ngữ hoá học.
- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính đa dạng, tính hệ thống.
Các bài tập đƣợc sắp xếp theo từng dạng bài tập theo thứ tự hình vẽ.
Toàn bộ hệ thống bài tập đều nhằm giúp HS nắm vững kiến thức, hình thành
và phát triển hệ thống kĩ năng cơ bản.
16


- Hệ thống bài tập đảm bảo tính vừa sức.
Hệ thống bài tập phải xây dựng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp: Đầu tiên là những bài tập có hình vẽ vận dụng theo mức đơn giản, sau đó
là những bài tập phức tạp hơn, sau đó đòi hỏi các dạng bài tập vận dụng, sáng
tạo. Từng chƣơng, từng bài, mức độ khó tăng dần theo trình độ phát triển của
HS.
- Hệ thống bài tập phải củng cố kiến thức cho HS.
Sự nắm vững kiến thức có thể phân biệt ở ba mức độ: Biết, hiểu, vận
dụng. HS nắm vững kiến thức hoá học một cách chính xác khi họ đƣợc hình
thành kĩ năng, kĩ xảo vận dụng và chiếm lĩnh kiến thức thông qua nhiều dạng
bài tập khác nhau.
- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính sƣ phạm.
Các kiến thức bên ngoài khi đƣa vào làm bài tập đều phải qua khâu xử
lí sƣ phạm để phù hợp với phƣơng pháp giảng dạy và thúc đẩy khả năng tiếp
thu của HS.
- Các hình vẽ đúng quy chuẩn, có tính thẩm mĩ, có đƣờng nét cân đối,
hài hoà.
- Hệ thống bài tập phải phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực vận
dụng sáng tạo của HS.

Tuỳ theo trình độ HS mà xây dựng hệ thống bài tập cho phù hợp với
khả năng của HS. Bài tập từ dễ đến khó, nếu thấy HS đã đạt mức độ dễ thì
nâng dần lên mức độ cao hơn.
2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ
Bước 1: Xác định cấu trúc hệ thống bài tập.
- Bài tập về nhóm halogen.
- Bài tập về oxi – lƣu huỳnh.
Ở mỗi nhóm các bài tập đƣợc xây dựng gồm các bài tập có sử dụng hình
vẽ, đƣợc sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó gồm ba mức độ:
17


- Mức độ 1: Mức độ “Nhận biết” là mức độ thấp nhất, ở mức độ này
HS chỉ cần nắm vững các kiến thức cơ bản, không đòi hỏi tƣ duy logic nhiều,
HS nhớ kiến thức một cách máy móc. HS chỉ cần ghi nhớ cách bố trí các thí
nghiệm, các bƣớc tiến hành thí nghiệm, các hiện tƣợng thí nghiệm đơn giản,
nhận biết các chất đơn giản.
- Mức độ 2: Mức độ “Thông hiểu” là mức độ này đòi hỏi khả năng thấu
hiểu đƣợc ý nghĩa kiến thức, giải thích đƣợc nội dung kiến thức, diễn đạt theo
ý hiểu của mình. Đòi hỏi HS những kiến thức về các hiện tƣợng thí nghiệm
phức tạp, tại sao lại phải tiến hành thí nghiệm theo các bƣớc.
- Mức độ 3: Mức độ “Vận dụng” là mức độ đòi hỏi HS phải nắm chắc
kiến thức, có sự so sánh, phân tích để giải quyết các vấn đề có liên quan, khả
năng sử dụng thông tin và biến đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác, vận
dụng vào tình huống mới trong thực tiễn. Ngoài ra, HS phải khái quát đƣợc
các số liệu thu đƣợc, sử dụng chúng trong điều kiện phức tạp hơn, có sự sáng
tạo, tƣ duy logic.
Bước 2: Hệ thống đƣợc các kiến thức trọng tâm của từng chƣơng.
- Nghiên cứu các kiến thức trọng tâm của chƣơng, bài, từng nội dung
trong bài để định hƣớng cho việc thiết kế bài tập.

- Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SBT, các tài liệu tham khảo và các vấn
đề có liên quan đến nội dung đó.
- Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của HS để thiết kế BT cho
phù hợp.
Bước 3: Thu thập thông tin để xây dựng hệ thống bài tập.
- Các BT trong SGK, SBT hoá học trung học phổ thông.
- Bài tập trong các sách tham khảo, báo, tạp chí,…
- Các thông tin trên mạng internet,…
Bước 4: Tiến hành soạn thảo.
- Soạn từng bài tập.
18


- Xây dựng các phƣơng án để giải bài tập.
- Dự kiến những tình huống, những sai lầm HS có thể xảy ra trong quá
trình HS giải BT và cách khắc phục.
- Sắp xếp các BT theo ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Bước 5: Lấy ý kiến của các chuyên gia và chỉnh sửa.
2.3. Giới thiệu về phần mềm Edraw Max
2.3.1. Giới thiệu chung
Edraw Max là một phần mềm dành cho các sinh viên, giảng viên và các
nhân viên kĩ thuật thiết kế các mô hình, đồ hình, sơ đồ tuyệt đẹp đáp ứng
đƣợc các nhu cầu cao về mặt thẩm mỹ.
Edraw Max có thể tạo ra các biểu đồ chuyên
nghiệp, biểu đồ tổ chức, sơ đồ mạng, các bài thuyết
trình kinh doanh, xây dựng kế hoạch, bản đồ tâm
trí, thiết kế thời trang, công việc, cấu trúc chƣơng
trình, sơ đồ thiết kế web, sơ đồ kỹ thuật điện, bản
đồ hƣớng dẫn, sơ đồ cơ sở dữ liệu và nhiều hơn
nữa. Edraw Max cho phép bạn tạo ra một loạt các

sơ đồ sử dụng các mẫu, hình dạng và các công cụ
vẽ trong khi làm việc trong một môi trƣờng văn
phòng.
2.3.2. Phần mềm Edraw Max trong thiết kế hình vẽ thí nghiệm hoá học
Trong Edraw Max có rất nhiều mẫu dụng cụ sẵn có với hình thức thẩm
mỹ cao. Số lƣợng hình vẽ dụng cụ có sẵn trong Edraw Max rất nhiều, đủ để
chúng ta miêu tả tất cả các dụng cụ thƣờng dùng trong phòng thí nghiệm nhƣ:
đèn cồn, giá thí nghiệm, bình cầu có nhánh…
Chỉ với thao tác đơn giản là kéo dụng cụ, thiết bị… từ cột bên trái màn
hình sao cho phù hợp với thí nghiệm đặt sang trang vẽ bên phải sau đó group
hoặc ungroup và các nút lệnh, hình vẽ trên thanh công cụ, chúng ta có thể tự
19


×