Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN biện pháp dạy học nhạc cho HS dân tộc thiểu số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.94 KB, 15 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề giáo dục con người đã được
Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu. Trách nhiệm này được chia sẻ cho hàng
ngàn, hàng vạn con người đang ngày ngày nắn nót cho các em học sinh thân yêu
từng nét chữ, dạy cho các em những điều hay lẽ phải, những người vẫn ngày
đêm miệt mài bên trang giáo án để truyền đạt kiến thức tới lớp lớp thế hệ học
sinh. Cuộc sống xã hội là kho tàng tri thức vô tận, người thầy là người cầm chìa
khoá mở cửa cho các em khám phá kho tàng tri thức vô tận đó.
Ngay từ khi trẻ đến trường thì nhiệm vụ của các thầy cô giáo là truyền thụ
kiến thức cho các em, giúp các em ngày một hoàn thiện hơn về mọi mặt, trong
đó không thể thiếu vai trò của âm nhạc. Học âm nhạc không những giúp các em
có những phút được thoải mái tinh thần sau những tiết học căng thẳng mà âm
nhạc còn tác dụng tạo sự hưng phấn, vui vẻ giúp các em tiếp thu kiến thức của
những môn học khác tốt hơn. Vì vậy việc học âm nhạc là rất cần thiết để nâng
cao chất lượng giáo dục.
Trong thực tế quá trình giảng dạy, tôi được phân công giảng dạy môn Âm
nhạc ở các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5 tại trường Tiểu học xã Trung Đồng, ở địa bàn xã
điều kiện sống của người dân nhìn chung còn thấp, điều kiện kinh tế khó khăn,
mặt bằng dân trí chưa cao nên các em ít được tiếp xúc với các loại hình âm nhạc.
Nhà trường còn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn nghèo nàn, các
phòng học ở điểm trường lẻ chưa được trang bị mạng lưới điện đầy đủ nên các
em ít được tiếp xúc với các nhạc cụ hiện đại như Piano, đàn phím Ooc - gan điện
tử..., các em không được đi sâu tìm hiểu về các nốt nhạc, cách đọc nhạc, cách
đọc đúng cao độ, trường độ, vì vậy dẫn đến hiểu biết về âm nhạc của các em còn
kém.
Qua tiếp xúc với học sinh trong quá trình giảng dạy tôi thấy nhiều em có
năng khiếu về âm nhạc nhưng do điều kiện các em ít được tiếp xúc với các loại
hình âm nhạc nên đã làm hạn chế năng khiếu âm nhạc vốn có của các em, đó là
những thiệt thòi lẽ ra các em không phải hứng chịu, các em cần được mở rộng
tầm mắt, được phát huy hết khả năng vốn có của mình.


1


Thông qua việc giảng dạy và tiếp xúc với các em học sinh ở nhiều điểm
bản trong trường như: điểm Phiêng Phát, Bút Trên, Bút Dưới, tôi thấy các em học
sinh lớp 4, 5 có chung một hạn chế đó là khả năng nhận biết nốt nhạc và khả năng
đọc nhạc còn rất yếu, nhiều em không nhớ được vị trí của 7 nốt nhạc trên khuông
nhạc, nguyên nhân do nhưng năm trước điều kiện trang thiết bị để giảng dạy môn
Âm nhạc còn thiếu thốn không đủ thiết bị cần thiết để giảng dạy, các em học sinh
ở đây 100% là dân tộc thiểu số (Thái, Mông, Khơ-mú) nên yếu tố ngôn ngữ đặc
trưng của vùng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học nhạc của các em.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài sáng kiến là: "Biện pháp dạy tập đọc
nhạc cho học sinh dân tộc thiểu số". Mong rằng sẽ tạo nền móng vững chắc,
giúp các em học tốt hơn môn Âm nhạc, tạo tiền đề cho các em phát huy hết khả
năng âm nhạc của bản thân.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu :
120 học sinh lớp 4, 5 tại 3 điểm trường Bút Dưới, Bút Trên, Phiêng Phát.
Trong đó:

+ Học sinh lớp 4: 57 em
+ Học sinh lớp 5: 63 em

III. Mục đích nghiên cứu
Trong thực tế, để hát tốt một bài hát cần hiểu được tích chất của bài hát và
quan trọng nhất là phải đúng cao độ, trường độ của bài hát có như vậy mới thể hiện
được tính chất của bài. Vì vậy đọc nhạc tốt sẽ là cơ sở để các em so sánh xem mình
hát đúng hay chưa, khi đã đọc chuẩn các nốt nhạc rồi các em sẽ phân biệt được
trong bài hát chỗ nào hát cao, hát thấp, chỗ nào ngân dài, chỗ nào luyến...
Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu mục đích để đưa ra biện pháp dạy đọc
nhạc giúp học sinh hiểu bài và nắm được bài nhanh nhất, tạo cho các em nền

tảng ban đầu về âm nhạc, giúp các em có những cơ sở ban đầu để phát huy hết
khả năng âm nhạc của mình.
Từ sáng kiến này tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy trong thời gian
lâu dài để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân đồng thời trao đổi kinh
nghiệm với những đồng nghiệp khác.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
2


Sáng kiến không chỉ nhằm mục đích giúp giáo viên dạy tốt nội dung "Tập
đọc nhạc" mà còn giúp học sinh nhận thức sâu rộng hơn về kiến thức âm nhạc,
biết vận dụng khả năng đọc nhạc vào học hát.
Đây là sáng kiến đã được bản thân tôi áp dụng trong năm học trước với số
lượng học sinh được là 27 em và đã cho kết quả khả quan. Vì vậy trong năm học
2011 – 2012 tôi đã mạnh dạn áp dụng thực hiện với số lượng học sinh lớn hơn
(120 học sinh) và đã cho kết quả tương đối tốt, hi vọng sáng kiến có thể được áp
dụng lâu dài với quy mô rộng hơn nữa.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Dựa trên đặc điểm của học sinh trong trường, "Tập đọc nhạc" vẫn là nội
dung học khó với các em vì các em rất ít khi được tiếp xúc với việc đọc nhạc.
Muốn học được nhạc bắt buộc các em phải nắm vững cao độ các nốt nhạc, biết
đọc đúng độ dài các nốt nhạc ví dụ như: Nốt Đơn, nốt Đen, nốt Trắng...
Để các em nắm được những cơ sở trên những khi học tập đọc nhạc cần
cho các em đọc nhạc cả thang âm 7 nốt nhạc từ Đô đến Si, tiếp theo mới đọc các
nốt nhạc trong thang âm của bài học. Giúp học sinh nhớ lại độ dài các nốt nhạc
bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh trả lời dựa trên tiết tấu của bài tập đọc nhạc.
Thực tế khi đọc thang âm học sinh thường đọc sai cao độ nhất là những
chỗ nửa cung như: Mi - Pha, Si - Đô. Vì vậy khi tập đọc nhạc cần có đủ dụng cụ
âm nhạc như: đàn phím điện tử để lấy cao độ chuẩn cho học sinh, bài tập đọc

nhạc phóng to để học sinh nhìn rõ nốt nhạc.
Một bài tập đọc nhạc đó là sự kết nối các nốt nhạc với nhiều hình nốt khác
nhau, vì vậy để học hoàn chỉnh một bài tập đọc nhạc các em cần nắm chắc cao
độ, độ dài từng nốt nhạc trong bài.
Để học sinh rèn được kĩ năng đọc nhạc ban đầu không thể thực hiện được
trong chốc lát, hơn nữa đây lại là nội dung học khó đối với các em. Cần phải có
thời gian và sự kiên nhẫn, chú ý sửa sai, giúp đỡ các em thường xuyên. Mỗi tuần

3


chỉ có một tiết Âm nhạc cho mỗi lớp, giáo viên nên sắp xếp thời gian hợp lí để có
thời gian vài phút để kiểm tra khả năng đọc của các em, ra bài tập về nhà để các
em đọc ở nhà.
Qua kiểm tra các em học sinh ở các điểm trường tôi đã dạy, tôi thấy rằng
việc nhận biết các nốt nhạc và đọc chuẩn cao độ của các em còn rất yếu, điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của bài tập đọc nhạc. Các em nhận biết
các nốt nhạc, đọc cao độ không tốt chất lượng bài tập đọc nhạc sẽ không cao. Vì
vậy để rèn kĩ năng tập đọc nhạc cho các em cần xác định rõ và bám sát mục
đích, yêu cầu của bài học, tiến hành dạy đúng trình tự và đầy đủ các bước.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Những thuận lợi và khó khăn chung.
* Thuận lợi:
- Trường Tiểu học xã Trung Đồng nằm ở trung tâm xã, gần đường quốc lộ và gần
UBND xã nên khá thuận lợi cho việc đi lại, tham mưu với chính quyền địa phương.
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong
quá trình giảng dạy.
- Các em học sinh đi học chuyên cần và rất thích học môn Âm nhạc.
* Khó khăn
- Bên cạnh những thuận lợi nói trên, nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn

như: người dân trong vùng chủ yếu là người dân tộc Thái, ngôn ngữ không đồng
nhất nên gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, trao đổi với phụ huynh học sinh.
- Mặt bằng dân trí thấp, điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, người dân sống
chủ yếu dựa vào trồng lúa, chăn nuôi và buôn bán nhỏ. Phụ huynh chưa quan
tâm sát sao đến việc học tập của con em mình nên công tác xã hội hóa còn gặp
nhiều khó khăn.
- Trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy Âm nhạc còn nghèo nàn
như: thiếu phòng chức năng, thiếu tranh ảnh minh họa, thiếu các loại nhạc cụ
cần thiết...

4


* Trước những khó khăn của nhà trường, hiện nay các cấp lãnh đạo, chính
quyền địa phương đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ nhà trường vận động
nhân dân nên những khó khăn cũng đang dần được khắc phục.
2. Thực trạng việc học tập đọc nhạc trong trường.
Qua thực tế giảng dạy tại các điểm bản tôi nhận thấy rằng: nhìn chung các
em rất thích học môn Âm nhạc và nhận thức về âm nhạc khá nhanh, các em học
hát rất say sưa và thích thú với môn học này. ở các lớp 1, 2, 3 nội dung chính
của môn học là học hát, riêng ở lớp 4, 5 môn Âm nhạc có thêm nội dung “Tập
đọc nhạc”, nội dung này đa số các em học còn yếu vì ở các lớp nhỏ các em chỉ
được học hát, không được đọc nốt nhạc nên khi tiếp xúc với phân môn này các
em cảm thấy rất mới mẻ và lạ lẫm, hơn nữa các em học sinh dân tộc chịu ảnh
hưởng của ngôn ngữ địa phương nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đọc nhạc.
Trang thiết bị phục vụ cho môn Âm nhạc còn nghèo nàn nên hiệu quả của
việc đọc nhạc chưa cao. Qua kết quả khảo sát ban đầu tại các điểm trường cho
thấy hiệu quả đọc nhạc còn thấp.
Khối
4

5

Tổng số
học sinh
57
63

Giỏi
0/57 = 0%
2/63 = 3%

Khá

Trung bình

6/57 = 10,5% 20/57 = 35,1%
10/63 = 15,8% 26/63 = 41,2%

Yếu
31/57 = 54,4%
25/63 = 40%

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy tỉ lệ học sinh đọc nhạc yếu còn quá cao
đặc biệt là học sinh khối lớp 4 do các em năm nay mới bắt đầu được tiếp xúc với
tập đọc nhạc. Với kinh nghiệm thực tế và qua tiếp xúc với các em, tôi đã tìm
hiểu rõ nguyên nhân từ đó rút ra một số biện pháp khắc phục tình trạng trên.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Ngay từ khi tìm ra nguyên nhân của tình trạng trên tôi đã tiến hành tham
khảo thông tin từ giáo viên chủ nhiệm từ đó lên kế hoạch để bồi dưỡng cho các em.
Tiến hành điều tra để rút ra kết luận về khả năng của từng cá nhân cụ thể,

từ đó đưa ra kế hoạch giảng dạy cụ thể như sau:
- Trước hết cho các em tìm hiểu lại về khuông nhạc và vị trí các nốt nhạc
trên khuông nhạc, tiếp theo sẽ tìm hiểu về nốt và giá trị độ dài của mỗi hình nốt.

5


- Cho các em tìm hiểu về một số nhịp đơn giản và số phách mạnh, nhẹ
trong mỗi nhịp đó, ví dụ như: Nhịp 2/4, nhịp 3/4, cụ thể trong mỗi bài tập đọc
nhạc tôi thực hiện như sau:
1. Các bước giảng dạy:
* Tiến hành theo 5 bước cơ bản, mỗi bước tôi chia thành các bước nhỏ như sau:
- Bước 1: Giới thiệu bài tập đọc nhạc
+ Bước này giúp học sinh biết được những yếu tố cơ bản của bài tập đọc nhạc
chuẩn bị học như: Nhịp, tác giả (hoặc xuất xứ), tính chất, bài có mấy câu nhạc?...
- Bước 2: Luyện đọc cao độ.
Được thực hiện theo các bước như sau:
+ Cho học sinh nhận biết tên các nốt nhạc trong phần luyện tập cao độ.
+ Cho học sinh đọc cao độ trên thang âm của bài TĐN theo cao độ của âm
sắc nhạc cụ (đàn): Đọc từng nốt, đọc từng cặp âm, đọc xuôi, đọc ngược (Giáo
viên đọc mẫu từng nốt nếu học sinh không đọc được).
Đây là bước quan trọng nhằm giúp học sinh nắm được độ cao của các nốt
nhạc có trong bài tập đọc nhạc.
- Bước 3: Luyện tập tiết tấu
Được thực hiện theo các bước như sau:
+ Cho học sinh nhận biết hình nốt, phân tích giá trị độ dài của mỗi hình nốt.
+ Giáo viên đọc, gõ mẫu tiết tấu.
+ Học sinh đọc hình nốt theo thứ tự trong tiết tấu.
+ Học sinh đọc kết hợp dùng phách gõ tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Cho học sinh chỉ gõ tiết tấu, không đọc.

Đay cũng là bước quan trọng giúp học sinh định hình được độ dài các
hình nốt trong bài, từ đó định hình sơ bộ về giai điệu của các câu nhạc trong bài
tập đọc nhạc.
- Bước 4: Tập đọc nhạc từng câu.
Được thực hiện theo các bước như sau:
+ Giáo viên đọc mẫu toàn bộ phần nhạc của bài tập đọc nhạc.
+ Cho học sinh đọc cao độ lần lượt các nốt nhạc trong bài theo hiệu lệnh
(dùng đàn, dùng thước, vỗ tay) không theo tiết tấu.
6


+ Giáo viên cho học sinh nghe đàn mẫu giai điệu và bắt nhịp, học sinh tập
đọc từng câu ngắn kết hợp gõ đệm theo tiết tấu (giáo viên chỉ đọc mẫu từng nốt
trong trường hợp câu nhạc khó, học sinh không đọc được).
+ Ghép các câu ngắn và đọc hoàn chỉnh phần nhạc của bài kết hợp gõ tiết
tấu. Cho học sinh thực hiện nhiều lần theo nhiều hình thức.
Bước này học sinh sẽ được kết hợp giữa cao độ và tiết tấu vừa luyện trong bước
2 và bước 3 để đọc bài tập đọc nhạc đúng cao độ, trường độ. Đây là bước trọng tâm,
quyết định chất lượng của bài tập đọc nhạc, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các
phương pháp giảng dạy để giúp học sinh đọc nhạc chính xác nhất.
Bước 5: Ghép lời, đọc bài hoàn chỉnh.
Thực hiện theo các bước sau:
+ Giáo viên hát mẫu toàn bộ phần lời của bài tập đọc nhạc
+ Cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu (như học hát).
+ Tiến hành ghép lời từng câu.
+ Ghép lời cả bài.
+ Củng cố, kiểm tra: Đọc lại toàn bài (cả nhạc và lời) theo nhiều hình thức.
Bước này học sinh kết hợp hài hòa giữa trường độ và cao độ để tạo nên
giai điệu, hoàn thiện bài tập đọc nhạc.
2. Áp dụng trong thực tiễn giảng dạy

* Sau đây xin giới thiệu trình tự một bài tập đọc nhạc cụ thể tôi đã áp
dụng trong giảng dạy tại điểm trường Bút Dưới.
Bài tập đọc nhạc số 3 : “Cùng bước đều” (Âm nhạc lớp 4)
Bước 1: Giới thiệu về bài tập đọc nhạc.
- Giáo viên treo bài TĐN phóng to và giới thiệu: Bài TĐN số 3 có tên
“Cùng bước đều”, tác giả Phạm Kim, được viết ở nhịp 2/4, gồm 2 câu nhạc. ,
mỗi câu có 2 chuỗi âm ngắn (5 âm).
Bước 2: Luyện đọc cao độ:
- Giáo viên đặt câu hỏi để HS nhận biết các nốt nhạc trong phần luyện tập
cao độ (ghi trong bảng phụ) của bài từ thấp đến cao.

7


&==r====s====t===
=u===v.
- Giáo viên đàn cho HS đọc cao độ 5 nốt nhạc trong phần luyện cao độ,
(Đô, Rê, Mi, Pha, Son ) theo thứ tự từ thấp đến cao và ngược lại, luyện từng âm
trước sau đó luyện theo cặp âm.
- Gọi 1-2 HS đọc lại – Giáo viên nhận xét.
Bước 3: Luyện tập tiết tấu:
- Cho học sinh nhận biết hình nốt trong phần luyện tập tiết tấu (bảng phụ).

@ q q'q q' h 'q q'q q'h]
+ Phân tích: Nốt Trắng có giá trị độ dài gấp đôi nốt Đen.
- Giáo viên gõ mẫu tiết tấu – yêu cầu học sinh lắng nghe.
- Giáo viên chỉ định 1 em gõ lại.
- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh cả lớp thực hiên
+ Đọc tiết tấu theo hình nốt: Đen, Đen, Đen, Đen, Trắng, Đen, Đen, Đen,
Đen, Trắng.

+ Đọc kết hợp dùng phách gõ tiết tấu.
+ Dùng phách gõ tiết tấu, không đọc.
Bước 4: Tập đọc nhạc từng câu (chuỗi âm thanh) ngắn.
- Giáo viên đàn mẫu toàn bộ phần nốt nhạc của bài tập đọc nhạc.
- Giáo viên đàn từng nốt nhạc trong bài (không theo tiết tấu) cho HS đọc
theo để các em định hình được cao độ của các nốt nhạc trong bài.
- Giáo viên đàn chuỗi âm thanh 5 âm rồi bắt nhịp 1-2, học sinh đọc nhạc
kết hợp gõ tiết tấu 2-3 lần hoà với tiếng đàn, chuỗi 5 âm tiếp theo thực hiện
tương tự sau đó ghép 2 chuỗi âm với nhau để hoàn thành câu nhạc thứ nhất. Câu

8


nhạc thứ 2 thực hiện tương tự câu nhạc thứ nhất (trong trường hợp học sinh
không đọc được thì giáo viên đọc mẫu chỗ khó và cho học sinh đọc theo).
- Giáo viên chỉ định 2-4 học sinh đọc lại từng câu đồng thời hướng dẫn
các em sửa những chỗ chưa đạt.
- Giáo viên đàn giai điệu cả bài cho các em đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu.
+ Tập thể, dãy (nhóm), cá nhân.
- Sửa sai, hoàn thiện phần đọc nhạc.
Bước 5: Ghép lời đọc hoàn chỉnh bài tập đọc nhạc:
+ Giáo viên hát mẫu phần lời của bài tập đọc nhạc
+ Đọc lời ca từng câu
+ Học từng câu như học hát
+ Hát lời toàn bài
+ Lần 1 đọc nhạc, lần 2 ghép lời toàn bài kết hợp gõ tiết tấu (giáo viên
đàn giai điệu cho học sinh thực hiện theo nhiều hình thức. Chú ý nhắc học sinh
đọc diễn cảm, đúng tính chất mềm mại của giai điệu).
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
* Ngoài việc đầu tư, chuẩn bị cho việc học tập đọc nhạc, tôi áp dụng thêm

một số biện pháp khác kết hợp sử dụng trong tiết dạy để đạt hiệu quả cao hơn, ví
dụ như:
+ Thường xuyên kiểm tra vào các tiết học Âm nhạc.
+ Giao bài tập về nhà cho các em đọc.
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp cho các em ôn luyện thường
xuyên bằng cách thay hát đầu giờ, giữa giờ, chuyển tiết bằng hình thức đọc lại
các bài tập đọc nhạc đã học, tuy nhiên chỉ thực hiện một lần trong một buổi học,
còn lại vẫn thực hiện hát các bài hát như bình thường.
+ Phát động thi đua trong mỗi tiết học âm nhạc đó là một trong những
động lực thúc đẩy các em say mê học tập hơn, tập trung vào bài học để đọc nhạc
có hiệu quả hơn.

9


Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy có rất nhiều yếu tố tác động đến chất
lượng bài dạy, ví dụ như: thời gian, đối tượng học sinh, trang thiết bị dạy học...
những yếu tố trên tác động làm tiến trình bài dạy không theo sự sắp đặt trước.
- Để khắc phục được những tồn tại trên đòi hỏi người giáo viên phải tìm
hiểu kĩ từng đối tượng học sinh, phân loại cụ thể từ đó đưa ra yêu cầu phù hợp
với từng đối tượng. Phân phối thời gian một cách khoa học giữa các hoạt động
trong bài đồng thời phải biết sử dụng các nhạc cụ, dụng cụ hỗ trợ trong quá trình
giảng dạy đặc biệt là dạy học bằng trình chiếu (Powerpoint), biện pháp này hỗ
trợ rất hiệu quả cho việc giảng dạy Âm nhạc. Trường hợp nhà trường không có
nhạc cụ hỗ trợ hoặc không có đủ điều kiện sử dụng nhạc cụ thì giáo viên cần
thường xuyên luyện tập xướng âm, luyện thanh, tiết tấu để khi dạy các em đọc
nhạc giáo viên phát âm được cao độ một cách chính xác nhất.
Thường xuyên học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm,
nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp. Đó là những kinh nghiệm tôi đã đúc
kết được trong thời gian qua để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian thử nghiệm, kết quả khảo sát tính đến giữa học kì II cho
thấy tỉ lệ học sinh đọc nhạc yếu đã được cải thiện rõ rệt:

Khối
4
5

Tổng số
học sinh
57
63

Giỏi
11/57 = 19,3%
13/63 = 20,6%

Khá

Trung bình

18/57 = 31,6% 22/57 = 38,6%
24/63 = 38,1% 20/63 = 31,7%

Yếu
6/57 = 10,5%
6/63 = 9,5%

Con số thống kê trên cho thấy, tỉ lệ học sinh yếu tuy chưa được xoá bỏ
nhưng cũng đã giảm đi rất nhiều so với đầu năm, tôi tin rằng nếu kiên trì áp dụng

các biện pháp dạy đọc nhạc như đã nêu trên thì lần khảo sát tiếp theo sẽ khả quan
hơn và sẽ khắc phục được tình trạng học sinh đọc nhạc yếu như hiện nay.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm
10


Trong thực tế giảng dạy một tiết học âm nhạc nói chung và nội dung học
"Tập đọc nhạc" nói riêng, để bài học đạt chất lượng cao không chỉ áp dụng
giảng dạy đúng theo lí thuyết mà đạt được mà điều đó đòi hỏi sự linh hoạt của
người giáo viên giảng dạy, tôi xin đưa ra một số vấn đề cơ bản cần lưu ý khi
giảng dạy âm nhạc như sau:
Thứ nhất: Cần linh hoạt trong cách vận dụng phương pháp giảng dạy sao
cho phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh.
Thứ hai: Cần linh hoạt trong cách tổ chức các hình thức học tập để tạo sự
mới mẻ, hấp dẫn, cuốn hút học sinh tập trung vào nội dung học tập.
Thứ ba: Sử dụng tốt các loại nhạc cụ đệm, gõ (đàn, kèn thổi, thanh phách,
song loan...) và thường xuyên trong mọi hoạt động của tiết dạy.
Thứ tư: Giáo viên phải hòa đồng và giúp đỡ học sinh trong mọi hoạt động
của tiết học Âm nhạc.
Thứ năm: Tạo cơ hội để những học sinh khá, giỏi giúp đỡ những học sinh
yếu. Động viên, khích lệ kịp thời.
II. Ý nghĩa của sáng kiến
Khi đã chon nghề giáo viên, mỗi chúng ta cần xác định cho mình một mục
đích, lí tưởng đúng đắn. Chúng ta được hưởng chế độ đãi ngộ của nhà nước thì
mỗi chúng ta hãy đem hết những gì mình học hỏi được góp phần xây dựng đất
nước ngày một giàu đẹp hơn.
Các em học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước, nắm trong tay
vận mệnh của đất nước, vì vậy nhiệm vụ của người làm thầy là phải cống hiến
hết sức mình để trang bị đầy đủ nhất hành trang cho các em bước vào tương lai.

Mỗi chúng ta là những người giáo viên đứng trên bục giảng không phải chỉ để
hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó mà còn phải hoàn thành một nhiệm vụ cao cả
hơn đó là hoàn thành sự nghiệp mà chúng ta đã chọn; "sự nghiệp trồng người".
Âm nhạc là môn học được đa số các em học sinh Tiểu học yêu thích, đó là
điều tôi nhận thấy trong suốt thời gian công tác vừa qua, vì môn học này giúp
các em có những giờ phút thư giãn thoải mái đồng thời bổ trợ cho các em tiếp
thu các môn học khác tốt hơn. Tuy ở nội dung tập đọc nhạc các em học còn yếu
nhưng điều đó không làm cho các em chán ghét môn Âm nhạc mà ngược lại "tập
11


đọc nhạc" là sự mới mẻ thú vị đối với các em. Từ những thực tế đó, tôi tin rằng
với sáng kiến kinh nghiệm "Biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh dân tộc
thiểu số" sẽ giúp các thầy cô giáo dạy tốt hơn bộ môn Âm nhạc, từ đó các em
học âm nhạc ngày một tốt hơn đồng thời tác động tích cực toàn diện đến việc
học tập của các em.
III. Khả năng ứng dụng triển khai
Sáng kiến đã được áp dụng trong thời gian gần hai năm học và cho kết quả
khả quan. Tôi tin rằng sáng kiến có thể áp dụng thực hiện lâu dài và với quy mô
rộng lớn hơn.
IV. Những kiến nghị, đề xuất
Để những tiết học Âm nhạc đạt hiệu quả cao không chỉ cần người giáo
viên có chuyên môn vững, có phương pháp dạy học hay mà còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác, trong đó trang thiết bị dạy học có vai trò quan trọng góp phần
lớn vào hiệu quả của tiết dạy. Hiện nay nhà trường còn thiếu rất nhiều trang thiết
bị giảng dạy nói chung và trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy môn Âm nhạc
nói riêng, cụ thể là: Phòng chức năng chuyên dụng, Loa, đài, đàn điện tử, các
nhạc cụ gõ đệm, tranh ảnh.....mong rằng sắp tới các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều
hơn tới nhà trường, trang bị đầy đủ hơn các thiết bị giảng dạy để chúng tôi giảng
dạy đạt hiệu quả cao hơn.

*Vì thời gian có hạn, tài liệu nghiên cứu chưa đa dạng, kinh nghiệm bản
thân còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu sáng kiến không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của
các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn
thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Người viết sáng kiến

Ma Thanh Tuấn

12


**********

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách "Phương pháp giảng dạy Âm nhạc Tiểu học"
2. Sách "Thiết kế bài giảng Âm nhạc lớp 4"
3. Sách "Thiết kế bài giảng Âm nhạc lớp 5"
4. Sách giáo viên Âm nhạc lớp 4
5. Sách giáo viên Âm nhạc lớp 5
6. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4
7. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 5
8. Sách "Nhạc lý cơ bản"

**********

13



MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chon đề tài

Trang 1

II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Trang 2

III. Mục đích nghiên cứu

Trang 2

IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

Trang 2

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của vấn đề

Trang 3

II. Thực trạng của vấn đề

Trang 4

III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Trang 5


IV. Hiệu quả của sáng kiến

Trang 10
C. PHẦN KẾT LUẬN

I. Những bài học kinh nghiệm

Trang 10

II. Ý nghĩa của sáng kiến

Trang 11

III. Khả năng ứng dụng, triển khai

Trang 11

IV. Những kiến nghị, đề xuất

Trang 11
14


* Tài liệu tham khảo

Trang 13

15




×