Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Mức độ tuân thủ việc phòng chống tàn tật tại nhà và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân phong tỉnh kon tum năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.04 KB, 55 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
i TỈNH KON TUM
SỞ Y TẾ
---*---

MỨC ĐỘ TUÂN THỦ VIỆC PHÒNG CHỐNG TÀN
TẬT TẠI NHÀ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA BỆNH NHÂN PHONG TỈNH KON TUM
NĂM 2016

Chủ nhiệm đề tài: Y HÀ LÂM, Trung tâm PCBXH tỉnh Kon Tum
Cộng sự:
HỒ BỘ, Trung tâm PCBXH tỉnh Kon Tum
KSOR THU, Trung tâm PCBXH tỉnh Kon Tum
TRẦN THỊ HƯỜNG, Trung tâm PCBXH tỉnh Kon Tum
NGUYỄN THỊ NGUYỆT, Trung tâm PCBXH tỉnh Kon Tum

Kon Tum – 2016


i

MỤC LỤC

Trang
Mục lục

i

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt


iv

Danh mục các bảng

v

Danh mục các biểu đồ

vi

Tóm tắt đề tài

vii

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN

3

1.1. Một số khái niệm và vấn đề về bệnh phong và phòng chống tàn tật

3

1.1.1. Định nghĩa bệnh phong

3


1.1.2. Căn nguyên và cách lây truyền

3

1.1.3. Triệu chứng

4

1.1.4. Chẩn đoán phân loại bệnh phong

5

1.1.5. Tàn tật trong bệnh phong

6

1.1.6. Tình hình bệnh phong

10

1.2. Một số nghiên cứu trong nước về việc phòng chống tàn tật

12

1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu

13

1.4. Tóm tắt địa bàn nghiên cứu


14

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

2.1. Đối tượng nghiên cứu

15

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

15

21.2. Tiêu chuẩn loại trừ

15


ii

2.2. Thiết kế nghiên cứu

15

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

15

2.3.1. Địa điểm nghiên cứu


15

2.3.2. Thời gian nghiên cứu

15

2.4. Cỡ mẫu

15

2.5. Phương pháp chọn mẫu

15

2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu

15

2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin

18

2.7.1. Kỹ thuật thu thập thông tin

18

2.7.2. Công cụ thu thập thông tin

18


2.8. Quy trình thu thập số liệu và khống chế sai số

19

2.8.1. Quy trình thu thập số liệu

19

2.8.2. Khống chế sai số

19

2.9. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu, khống chế sai số

19

2.10. Đạo đức trong nghiên cứu

20

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

21

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

21

3.2. Kiến thức về bệnh phong


22

3.3. Tuân thủ thực hành phòng chống tàn tật

23

3.4. Các yếu tố liên quan với tuân thủ thực hành phòng chống tàn tật tại
nhà.

25

3.5. Hạn chế của nghiên cứu

31

CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN

33

4.1. Kiến thức chung về bệnh phong của đối tượng nghiên cứu

33


iii

4.2. Tuân thủ thực hành phòng chống tàn tật của đối tượng nghiên cứu

33


4.3. Các mối liên quan đến việc tuân thủ thực hành phòng chống tàn tật

34

KẾT LUẬN

37

KHUYẾN NGHỊ

38

TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

PHỤ LỤC

40

Phụ lục 1: Bản đồ các huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum

40

Phụ lục 2: Hình ảnh minh họa thực hành phòng chống tàn tật

41

Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn


43


iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
B

Borderline ( Phong thể trung gian )

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

I

Indeterminate ( Phong thể bất định )

L

Lepromatous( Phong thể u)

MCG

Mất cảm giác

M.Leprae

Mycobacterium leprae


MB

Multibacillary ( Nhóm nhiều vi khuẩn )

PB

Paucibacillary ( Nhóm ít vi khuẩn )

PCTT

Phòng chống tàn tật

T

Tuberculoid ( Phong thể củ )

VLTL

Vật lý trị liệu

WHO

World Health Organization ( Tổ chức Y tế Thế giới )


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân độ tàn tật do bệnh phong


7

Bảng 1.2: Tình hình bệnh phong trên thế giới

10

Bảng 1.3: Tình hình bệnh phong ở Việt Nam

10

Bảng 2.1: Các biến số nghiên cứu

16

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức chung về bệnh phong

17

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn đánh giá thực hành tuân thủ phòng chống tàn tật

18

Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

21

Bảng 3.2: Đánh giá kiến thức chung về bệnh phong

22


Bảng 3.3: Đánh giá thực hành tuân thủ phòng chống tàn tật

23

Bảng 3.4: Mối liên quan giữa giới tính với tuân thủ phòng chống tàn tật

25

Bảng 3.5: Mối liên quan giữa nhóm tuổi với tuân thủ phòng chống tàn tật

26

Bảng 3.6: Mối liên quan giữa địa chỉ cư trú với tuân thủ cách phòng
27
chống tàn tật
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa hoàn cảnh kinh tế với tuân thủ cách phòng
28
chống tàn tật.
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tuân thủ cách phòng
29
chống tàn tật.
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với tuân thủ phòng
30
chống tàn tật.
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa kiến thức chung với tuân thủ cách phòng
31
chống tàn tật



vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kiến thức chung của ĐTNC

23

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tuân thủ thực hành phòng chống tàn tật

24


vii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mãn tính, do trực khuẩn
Mycobacterium leprae gây ra. Tổn thương biểu hiện trên da và tác động lên
các chức năng thần kinh dẫn đến tàn tật, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và
làm người bệnh cảm thấy mặc cảm. Vì vậy, sự hiểu biết, thái độ đúng đắn và
tuân thủ thực hành tốt của người bệnh theo hướng dẫn của cán bộ y tế rất quan
trọng, góp phần tăng hiệu quả phòng chống và chăm sóc tàn tật ( CSTT) tại
nhà. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu đầy đủ đánh giá về vấn đề này và để
phấn đấu đến năm 2020 đạt các tiêu chí công nhận loại trừ bệnh phong qui mô
cấp huyện nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: “Mô tả
mức độ tuân thủ việc phòng chống tàn tật tại nhà của bệnh nhân phong tỉnh
Kon Tum năm 2016; Xác định một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ việc
phòng chống tàn tật tại nhà của bệnh nhân phong tỉnh Kon Tum năm 2016”.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2016 đến tháng 9/2016, tại các huyện,
thành phố thuộc tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu tiến hành bằng phương pháp mô tả
cắt ngang có phân tích, mẫu nghiên cứu là 234 bệnh nhân phong đang quản lý

tại tỉnh Kon Tum, được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn. Nhập liệu
bằng phần mềm Epidata và phân tích số liệu bằng phần mềm Stata.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ người bệnh đạt yêu cầu các nội dung
kiến thức chung về bệnh phong là 84%, 47,5 % đạt yêu cầu về tuân thủ cách
phòng chống và CSTT. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa giới tính, thời
gian mắc bệnh, trình độ học vấn và kiến thức về bệnh phong với việc tuân thủ
thực hành phòng chống và CSTT tại nhà.
Từ đó, khuyến nghị đội ngũ y tế tăng cường cung cấp kiến thức, hướng
dẫn và chăm sóc tàn tật cho bệnh nhân phong. Ban lãnh đạo đơn vị, các cơ
quan y tế tạo điều kiện về mọi mặt để đội ngũ y tế thực hiện nhiệm vụ và hỗ
trợ công ăn việc làm phù hợp với từng đối tượng người bệnh.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mãn tính do trực khuẩn Mycobacterium
leprae ( M. Leprae ) gây ra. Trực khuẩn này được nhà bác học Gerhard
Armauer Hansen người Na Uy tìm ra năm 1873 [1] ( còn gọi là Bacille de
Hansen – trực khuẩn Hansen, gọi tắt là BH ). Bệnh phong không gây chết
người nhưng làm tổn thương da và tác động lên các chức năng thần kinh như
cảm giác, vận động, dinh dưỡng. Nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời và
người bệnh không có ý thức tự chăm sóc sẽ gây ra tàn tật, biến dạng ở mắt, bàn
tay, bàn chân, khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động thường ngày, làm
việc hay tạo thu nhập; chất lượng cuộc sống có thể bị ảnh hưởng từ sự kỳ thị
của xã hội, khiến người bệnh ngại giao tiếp xã hội.
Ngày nay nhờ những phát hiện về miễn dịch học, vi khuẩn học, thuốc
điều trị, phục hồi chức năng bệnh được phát hiện, điều trị kịp thời. Đặc biệt
tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về y tế hướng dẫn người bệnh tự
chăm sóc tại nhà góp phần quan trọng phòng chống tàn tật hoặc tàn tật sẽ bị

giới hạn không làm tăng thêm. Đây là một nhiệm vụ nặng nề đòi hỏi chương
trình phải có một chiến lược lâu dài để đạt được mục đích cuối cùng: Vì một xã
hội không có bệnh phong.
Trong nhiều năm qua, chương trình phòng chống bệnh phong của WHO
và trong nước đã đưa ra nhiều phương án nhằm nâng cao hiệu quả công tác
phòng chống tàn tật ( PCTT ). Tại Kon Tum công tác phòng chống phong
được tập trung nguồn lực ưu tiên cho công tác khám phát hiện, quản lý điều trị
để giập tắt nguồn lây; đồng thời công tác PCTT vẫn tiến hành thực hiện; đặc
biệt sự hiểu biết của bệnh nhân, thái độ đúng đắn và thực hành tốt theo hướng
dẫn của cán bộ y tế rất quan trọng. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu đầy đủ
đánh giá về mức độ tuân thủ của người bệnh về vấn đề này. Vì vậy, để giảm
bớt những hậu quả của di chứng tàn tật, giúp bệnh nhân sớm hoà nhập cộng


2

đồng là vấn đề được chúng tôi quan tâm. Góp phần cùng với đơn vị, các cấp,
các ngành có kế hoạch và giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống và
CSTT, giúp bệnh nhân xoá đi mặc cảm, sớm hoà nhập cộng đồng. Phấn đấu
đến năm 2020 sẽ đạt các tiêu chí được công nhận loại trừ bệnh phong qui mô
cấp huyện nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Mức độ tuân thủ việc
phòng chống tàn tật tại nhà và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân
phong tỉnh Kon Tum năm 2016” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả mức độ tuân thủ việc phòng chống tàn tật tại nhà của bệnh
nhân phong tỉnh Kon Tum năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ việc phòng chống
tàn tật tại nhà của bệnh nhân phong tỉnh Kon Tum năm 2016.


3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm, vấn đề về bệnh phong và phòng chống tàn tật
1.1.1. Định nghĩa
Bệnh phong hay còn gọi là bệnh cùi, bệnh hủi, là bệnh nhiễm trùng mãn
tính do vi khuẩn gây nên.
1.1.2. Căn nguyên và cách lây truyền của bệnh phong [1]
1.1.2.1. Tác nhân gây bệnh
Vi khuẩn M. Leprae có các đặc điểm sau:
Hình dạng: Hình que thẳng hoặc hơi cong, hai đầu tròn, dài 5 – 8
micromét, rộng 0,2 – 0,5 micromét.
Đây là loại vi khuẩn ký sinh trong tế bào, phát triển nhân lên chậm chạp,
có khoảng cách giữa hai lần phân chia là là 12 - 13 ngày. Thời kỳ ủ bệnh
thường âm thầm, có thể ngắn ( vài ba tháng ) nhưng thường rất dài ( 10 năm )
và trung bình là vài năm ( 3-5 năm ).
Đây là loại trực khuẩn kháng cồn kháng toan, nhuộm Ziehl - Neelsen bắt
màu đỏ, trực khuẩn ký sinh bắt buộc nội tế bào, chúng có ái tính đặc biệt với tế
bào Schwann ở dây thần kinh, tế bào liên võng nội mô ( có nhiều ở da). Cho
đến giờ vẫn chưa nuôi cấy được trên môi trường thông thường.
1.1.2.2. Sự lây nhiễm bệnh phong
Nguồn lây: Chủ yếu là bệnh nhân phong chưa được điều trị, đặc biệt là
những bệnh nhân thuộc nhóm MB.
Đường ra của vi khuẩn: Vi khuẩn chủ yếu qua niêm mạc mũi họng và
qua các thương tổn loét, nứt ở da..
Đường xâm nhập của trực khuẩn: Trực khuẩn phong vào cơ thể chủ
yếu qua da và niêm mạc bị xây sát, lở loét. Ngoài ra có thể qua đường niêm
mạc mũi họng ( đường hô hấp ).
1.1.3. Triệu chứng bệnh phong [ 1 ]



4

Bệnh phong trước hết là bệnh của da và của thần kinh ngoại biên cho
nên hai nhóm triệu chứng quan trọng hơn cả là triệu chứng ngoài da và triệu
chứng thần kinh:
1.1.3.1. Thương tổn da
- Dát1.: trong phong thể bất định ( I ), màu trắng, thâm hoặc hồng, ranh
giới rõ hoặc không rõ; Không thâm nhiễm, không nổi cao, kích thước to nhỏ
không đều; Số luợng ít.
- Củ: Trong phong thể củ ( T ). Thương tổn nổi cao hơn mặt da, kích
thước < 0,3mm, ranh giới rõ với da lành, MCG rõ. Trung tâm lành, lên sẹo.
Hình thái: củ to, củ nhỏ, mảng củ.
- U phong, cục: trong phong thể u ( L). Thương tổn lan tỏa, đối xứng,
ranh giới không rõ với da lành. Thâm nhiễm sâu. Số lượng nhiều, lan tỏa, đối
xứng.
- Mảng thâm nhiễm: Gặp trong phong thể trung gian ( B ); nổi cao hơn
mặt da, thường MCG rõ. Thương tổn da khu trú hoặc lan tỏa.
1.1.3.2. Thương tổn thần kinh
- Rối loạn cảm giác: mất hay giảm cảm giác đau, nóng lạnh, xúc giác tại
các thương tổn da hoặc các vùng da do dây thần kinh chi phối bị viêm.
- Viêm các dây thần kinh ngoại biên bị viêm có thể gây liệt, tàn tật. Các
dây thần kinh hay bị viêm: cổ nông, trụ, giữa và quay, hông khoeo ngoài, dây
thần kinh mác chung.
- Rối loạn bài tiết: da khô, nứt nẻ, bóng mỡ do không bài tiết mồ hôi.
- Rối loạn dinh dưỡng: Rụng lông mày ( thường ở 1/3 ngoài ); Loét ổ
gà; Tiêu, xốp xương.
- Rối loạn vận động: Teo cơ ở cẳng tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân
nên cầm nắm, đi lại rất khó khăn. Đây là hậu quả của viêm dây thần kinh
không được phát hiện và điều trị kịp thời.

1.1.3.3. Các thương tổn khác


5

- Viêm mũi có thể gây xẹp mũi, viêm họng, thanh quản, viêm giác mạc,
mống mắt.
- Tiêu, xốp xương.
- Viêm tinh hoàn do phản ứng phong.
- Vú to ở đàn ông ( phong thể L ).
- Một số cơ quan như gan, lách, hạch,…có thể tìm thấy M. leprae, song
không có thương tổn.
1.1.4. Chẩn đoán và phân loại bệnh phong [ 1 ]
1.1.4.1. Chẩn đoán xác định
- Tiêu chuẩn 1: Tổn thương da kèm theo giảm hoặc mất cảm giác.
- Tiêu chuẩn 2: Viêm dây thần kinh ngoại biên.
- Tiêu chuẩn 3: Các tiêu chuẩn cận lâm sàng
+ Xét nghiệm vi khuẩn học.
+ Chẩn đoán mô học.
+ Các test miễn dịch: test Mitsuda
+ PCR
+ Các test khác : test pilocarpin, test histamin.
1.1.4.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Tùy theo loại tổn thương mà ta có những chẩn đoán phân biệt với các
bệnh da có thể lầm với bệnh phong. Một số bệnh điển hình như:
+ Á sừng, ban chàm bạc màu, bạch biến, lang ben.
+ Nấm hắc lào, vảy nến, lupus ban đỏ mạn tính, u hạt hình nhẫn, u xơ
thần kinh.
+ Mày đay, xơ cứng bì, sẩn giang mai.
+ Thương tích gây tổn thương thần kinh, bệnh tiểu đường.

1.1.4.3. Các cách phân loại bệnh phong
Hiện nay có hai cách phân loại bệnh phong, đó là: phân thể theo Madrid
và Ridley Jopling:


6

Phân loại bệnh phong theo Madrid
- Thể I: Phong Bất định.
- Thể T: Phong Củ.
- Thể B: Phong Trung gian.
- Thể L: Phong U.
Phân loại bệnh phong theo Ridley Jopling
- Thể I.
- Thể TT.
- Thể TB.
- Thể BB.
- Thể BL.
- Thể LL.
Phân nhóm bệnh phong áp dụng cho đa hóa trị liệu
- Nhóm ít vi khuẩn ( nhóm PB ).
- Nhóm nhiều vi khuẩn ( nhóm MB ).
1.1.5 Tàn tật trong bệnh phong [ 1 ]
1.1.5.1. Nguyên nhân gây tàn tật
Trực khuẩn Hansen có ái tính rất mạnh với tổ chức thần kinh ngoại biên
và ở những vùng có nhiệt độ thấp của cơ thể. Khi xâm nhập vào cơ thể người
và có điều kiện phát triển, chúng chủ yếu phát triển và sinh sản trong mô thần
kinh ngoại biên và phá huỷ thần kinh theo các cơ chế như sau:
- Sự có mặt của kháng nguyên trực khuẩn Hansen tại mô thần kinh.
- Phản ứng viêm, gây phù trong sợi thần kinh sẽ làm tăng áp lực trong

sợi thần kinh và dễ bị chấn thương gây ra tổn hại thần kinh nhất là các bó thần
kinh ở vị trí như ống hẹp.
- Các thay đổi về nội mạc mạch máu nuôi dưỡng sợi thần kinh làm thiếu
được nuôi dưỡng.


7

Thần kinh ngoại biên có 3 chức năng chính: Dinh dưỡng, cảm giác và
vận động.
Tổn thương chức năng dinh dưỡng sẽ gây ra khô da, rụng lông, tiêu
xương, teo cơ, sụp cầu mũi.
Tổn thương chức năng cảm giác sẽ gây ra rối loạn cảm giác, tăng cảm
giác thoáng qua sau đó giảm cảm giác, mất cảm giác.
Tổn thương chức năng vận động sẽ gây ra sụp mi, hở mi, bàn tay rủ,
yếu, liệt, teo cơ, cò ngón tay, cò ngón chân, chân lết.
1.1.5.2. Các loại hình tàn tật
Tùy theo nguyên nhân, người ta chia thành 2 loại:
- Tàn tật nguyên phát:
Là loại hình tàn tật do chính trực khuẩn phong trực tiếp gây ra thương
tổn thần kinh ngoại biên.
- Tàn tật thứ phát:
Loại hình tàn tật do bản thân người bệnh và tác động của ngoại cảnh gây
ra trên cơ sở mất chức năng thần kinh, đặc biệt khi bàn tay, bàn chân mất cảm
giác, mất cảm giác giác mạc và mắt nhắm không kín.
- Các loại hình tàn tật hay gặp trong bệnh phong:
+ Tàn tật nguyên phát: Mất cảm giác bàn tay, bàn chân, khô da, cò mềm
ngón tay, ngón chân, teo các cơ ở bàn tay, bàn chân, chân cất cần, MCG giác
mạc, hở mi.
+ Tàn tật thứ phát: Nứt nẻ da, lỗ đáo, cụt, rụt bàn tay, bàn chân, cò cứng,

mù lòa.
1.1.5.3. Phân độ tàn tật
Bảng 1.1. Phân độ tàn tật do bệnh phong
Phân
độ

Biểu hiện tàn tật bàn tay,
bàn chân

Biểu hiện tàn tật ở mắt


8

Không có thương tổn, thị lực không
bị ảnh hưởng.

Độ 0

Không MCG, không có tàn tật

Độ I

Có tổn thương nhưng thị lực ảnh
MCG, không có tàn tật nhìn
hưởng không nghiêm trọng (có thể
thấy.
đếm ngón tay ở khoảng cách 6 mét).

Độ II


Có các tàn tật nhìn thấy được
(teo cơ, cò ngón, rụt ngón, cụt
ngón, lỗ đáo, cụt rụt bàn
ngón, cụt bàn, bàn chân lật,
bàn chân lết…)

Thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
không đếm ngón tay ở khoảng cách
6 mét, hở mi, đục thủy tinh thể,
viêm mống mắt thể mi.

1.1.5.4. Kỹ thuật phòng ngừa và chăm sóc tàn tật do bệnh phong [ 1
], [ 8 ]
Do bị MCG nên bệnh nhân không nhận biết nóng, lạnh, đau khi chấn
thương, nhiễm trùng. Vì vậy, cần thiết phải hướng dẫn, giáo dục y tế cho bệnh
nhân biết:
Đối với bàn tay mất cảm giác:
Thực hiện 3 không:
- Không để da nứt nẻ.
- Không coi thường bệnh tật.
- Không đưa tay gần lửa.
Thực hiện 4 nên:
- Nên xoa dầu thực vật lên vùng da khô, nứt nẻ hàng ngày.
- Nên tự kiểm tra bàn tay hàng ngày. Nếu có thương tích cần chăm sóc
và điều trị đúng.
- Nên sử dụng các vật dụng có tay cầm được bọc bằng vải để tránh
bỏng, thương tích.
Đối với bàn chân mất cảm giác:



9

Thực hiện 3 không:
- Không đi chân đất.
- Không để da nứt nẻ.
- Không coi thường bệnh tật.
Thực hiện 4 nên:
- Xoa dầu thực vật lên vùng da khô, nứt nẻ hàng ngày.
- Ngâm rửa chân bằng nước sạch sau khi làm việc.
- Tự kiểm tra chân hàng ngày.
- Đi giày dép thích hợp.
Đối với mắt:
- Thường xuyên rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch.
- Đi nắng phải đội mủ rộng vành, đeo kính râm.
- Khi có dấu hiệu yếu cơ, cần tập luyện mi mắt, chớp mắt một ngày 3-4
lần, mỗi lần 20-30 chớp. Giải thích cho bệnh nhân biết sự nguy hiểm của
chứng hở mi ( mắt nhắm không kín ).
- Hàng ngày nhỏ thuốc tránh khô mắt.
- Nếu mắt mất cảm giác cần soi gương thường xuyên xem có bụi và dị
vật rơi vào mắt không.
- Nếu bị hở mi, đêm nằm ngủ phải dùng vải che mắt.
- Khi đi xa, làm việc nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có nhiều bụi cần
đeo kính bảo vệ mắt.
- Khi mắt có hiện tượng viêm nhiễm, cần đi khám và điều trị kịp thời.
1.1.6. Tình hình bệnh phong
1.1.6.1. Tình hình bệnh phong trên thế giới
Theo thống kê của WHO về tình hình số ca bệnh phong phát hiện tại các
châu lục.



10

Bảng 1.2. Tình hình bệnh nhân phong mới của thế giới
Số bệnh nhân phong mới mắc hàng năm

Châu
lục

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

28.935

25.345

12.673

166.445


155.385

154.834

156.118

Châu
Phi
Châu
40.474

Mỹ
Đông
Nam Á

37.740

36.832

36.178

33.084

33.789

28.806

166.115 156.254 160.132


20.599

20.911

18.597

20.004

Đông
Địa
Trung

4.029

4.080

4.346

5.400

4.596

4.337

2.167

5.243

5.055


5.092

4.235

1.680

2.342

3.645

213.899

210.758

Hải
Tây
Thái
Bình
Dương
Tổng
244.796 228.474 219.075 232.857

cộng

215.656

1.1.6.2. Tình hình bệnh phong ở Việt Nam
Bảng 1.3. Tình hình bệnh phong ở Việt Nam
Năm
Chỉ số

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015


11

Số ca mới

552

530

413

359


374

269

Tỷ lệ phát
hiện
1/100.000

0,66

0,62

0,48

0,41

0,43

0,34

Tỷ lệ lưu
hành
1/10.000

0,10

0,10

0,04


0,10

0,04

0,03

260

255

177

Tỷ lệ phát hiện và tỷ lưu hành tại Việt Nam các năm 2013, 2014, 2015
hiện chúng tôi chưa cập nhật được số liệu mới.
1.1.6.3. Tình hình bệnh phong khu vực miền Trung – Tây Nguyên và
tỉnh Kon Tum
Trong nhiều năm qua, cán bộ mạng lưới phòng chống phong khu vực
miền Trung – Tây Nguyên đã nỗ lực rất lớn trong hoạt động phòng chống
phong. Đã đưa tỷ lệ lưu hành toàn khu vực từ năm 2000 là 0,41/10.000 xuống
còn 0,05/10. 000 năm 2013, 0,04/10. 000 năm 2014, 0,035/10. 000 năm 2015;
tỷ lệ phát hiện năm 2000 là 3,76/100.000 xuống còn 0,60/100.000 năm 2013,
0,4/100.000 năm 2014, 0,29/100.000 năm 2015; tỷ lệ tàn tật độ II ở bệnh nhân
phong mới năm 2000 là 23% xuống còn 13,16 % vào năm 2013, 8,16% năm
2014, 11,11% năm 2015.
Theo số liệu của Chương trình phòng - chống phong quốc gia, tỉnh Kon
Tum là một trong số các tỉnh có tỷ lệ lưu hành và tỷ lệ phát hiện bệnh phong
cao nhất cả nước. Hiện nay, toàn tỉnh có 234 người bệnh phong được quản lý
điều trị, trong đó có gần 200 người tàn tật độ II cần phải chăm sóc y tế thường
xuyên và định kỳ.

Chúng ta đã điều trị khỏi cho gần 600 người mắc bệnh phong mà không
để lại di chứng nào, đã làm giảm bền vững tỷ lệ phát hiện từ 26,7/100.000 (


12

năm 1995 ) xuống 10,5/100.000 ( năm 2005 ) và 0,87/100.000 ( năm 2015 );
đến nay, nhiều xã trong nhiều năm liền không còn bệnh nhân phong mới;
Một số tỷ lệ đã giảm:
+ Tỷ lệ lưu hành từ 1,14/10.000 ( năm 1995 ) xuống 0,62/10.000 ( năm
2005 ) và 0,087/10.000 ( năm 2015 );
+ Tỷ lệ phát hiện giảm dần từ rất cao 8,1/100.000 ( năm 2006 ) giảm
xuống dưới 1/100.000 ( năm 2015 );
+ Tỷ lệ tàn tật độ II ở bệnh nhân phong mới từ 40% ( năm 1995 ) xuống
20% ( năm 2005 ) và 0% ( năm 2015 ).
1.2. Một số nghiên cứu trong nước về việc tuân thủ phòng chống tàn
tật và một số yếu tố liên quan
Theo Đỗ Văn Thành qua kiểm tra công tác giám sát phòng chống tàn tật
bệnh phong năm 1996 – 2000 đã đánh giá: bệnh nhân được huấn luyện và
kiểm tra cách tự CSTT phù hợp đạt 50% [ 4 ].
Trong luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II của Nguyễn Như Lan
năm 2000, tỷ lệ bệnh nhân bị lỗ đáo do đi chân đất là 72,5%, đi giày dép
không thích hợp là 27,5% [ 2 ].
Theo luận án chuyên khoa cấp II của Nguyễn Thanh Tân , nghiên cứu
tình hình mắc và yếu tố liên quan đến tàn tật ở bệnh nhân phong mới tại 4 tỉnh
Tây Nguyên năm 2006 – 2007. Tỷ lệ bệnh nhân mù chữ bị tàn tật chiếm
23,26%, bệnh nhân biết chữ bị tàn tật chiếm tỷ lệ 17,95%. Nơi có y tế thôn bản
bệnh nhân tàn tật chiếm tỷ lệ 10,79%, không có tế thôn bản chiếm 76% [ 5 ].
Theo Nguyễn Xuân Túc và cộng sự, nghiên cứu tình hình tàn tật trên
bệnh nhân phong tỉnh Nghệ An năm 2014. Bệnh nhân có hoàn cảnh kinh tế

nghèo bị tàn tật chiếm tỷ lệ 98% do họ phải lao động kiếm sống nên ảnh
hưởng tới việc tự chăm sóc tàn tật bản thân. Tỷ lệ tàn tật ở bệnh nhân hiểu biết
kém về bệnh phong chiếm 97,3%, hiểu biết tốt về bệnh phong tỷ lệ tàn tật
chiếm 10,7%. Tỷ lệ bệnh nhân phong tàn tật bọc vải các dụng cụ để cầm nắm


13

bảo vệ bàn tay trong lao động sinh hoạt đạt tỷ lệ 51,2%. Tỷ lệ sử dụng dép
phòng ngừa tàn tật được cấp phát đạt tỷ lệ 46,4%. Tỷ lệ bệnh nhân thực hành
các động tác mài vết da chai, vận động liệu pháp tốt là 64,8% [ 7 ].
1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu

Mức độ tuân thủ thực
hành bảo vệ mắt, bàn
tay, bàn chân

- Giới tính
- Tuổi
- Hoàn cảnh kinh tế
- Địa chỉ cư trú
- Trình độ học vấn

Sự tuân thủ
việc PCTT
tại nhà của
bệnh nhân
phong

Mức độ tuân thủ xử trí

khi bị tổn thương mắt,
bàn tay, bàn chân

- Thời gian mắc bệnh
- Kiến thức chung

Mức độ tuân thủ thực
hành tập VLTL mắt, bàn
tay, bàn chân

1.4. Tóm tắt địa bàn nghiên cứu
Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng cực Bắc Tây Nguyên của Việt Nam.
Phía Bắc giáp với địa phận tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai,
phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp với Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào và Vương Quốc Campuchia. Theo Niên giám thống kê năm
2015, dân số trung bình là 495.876 người với diện tích 9680,49 km2 ; tỉnh Kon
Tum gồm 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó, 7 huyện, thành phố ( bao gồm
thôn Đăk Kia) có các bệnh nhân phong đang được quản lý: Đăk Glei, Ngọc


14

Hồi, Đăk Tô, Tu Mơ Rông, Đăk Hà, Sa Thầy, thành phố Kon Tum. Cụ thể số
bệnh nhân phong đang quản lý/ tổng số dân như sau:
- Đăk Glei: 29 BN phong/ 43.643 người
- Ngọc Hồi: 23 BN phong/ 50.842 người
- Đăk Tô: 20 BN phong/ 43.510 người
- Tu Mơ Rông: 16 BN phong/ 24.854 người
- Đăk Hà: 32 BN phong/ 68.395 người
- Sa Thầy: 23 BN phong/ 47.520 người

- Thành phố Kon Tum: 91 BN phong ( Thôn Đăk Kia: 76 )/ 161.048
người


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân phong đang quản lý tại các
huyện , thành phố thuộc tỉnh Kon tum.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Có trong danh sách quản lý tại các huyện, thành phố Kon Tum,
bao gồm: đang đa hóa trị liệu, trong thời gian giám sát, đang được chăm sóc
tàn tật.
- Có khả năng trả lời phỏng vấn.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Các huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon
Tum.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ đầu tháng 2/2016 đến hết tháng
9/2016.
2.4. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu là 234 bệnh nhân phong đang quản lý tại tỉnh Kon
Tum.
Thực tế chỉ phỏng vấn 219/234 bệnh nhân.
2.5. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
Lập danh sách và chọn tất cả 234 bệnh nhân phong đang quản lý tại các

huyện, thành phố thuộc tỉnh Kon Tum.
2.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu
2.6.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu


16

Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu
TT

Biến số

Phân loại

PP thu
thập số
liệu

Thông tin chung của ĐTNC
1

Giới tính

Nhị phân

Phỏng vấn

2

Tuổi


Thứ hạng

Phỏng vấn

3

Địa chỉ

Nhị phân

Phỏng vấn

4

Hoàn cảnh kinh tế

Nhị phân

Phỏng vấn

5

Trình độ học vấn

Nhị phân

Phỏng vấn

6


Thời gian mắc bệnh

Thứ hạng

Phỏng vấn

7

Kiến thức về bệnh phong
Nguyên nhân gây bệnh phong
Danh mục

Phỏng vấn

8

Đường lây truyền của bệnh phong

Danh mục

Phỏng vấn

9

Đặc điểm tổn thương trên da do phong

Danh mục

Phỏng vấn


10

Điều trị bệnh phong

Nhị phân

Phỏng vấn

11

Cơ quan tổn thương gây cò ngón, teo cơ,
lỗ đáo
Hậu quả việc không chăm sóc mắt MCG

Danh mục

Phỏng vấn

Danh mục

Phỏng vấn

12

15

Hậu quả việc không tập luyện khi cò mềm Danh mục
Phỏng vấn
ngón tay, ngón chân

Thực hành phòng chống tàn tật tại mắt, tay, chân
Kiểm tra bụi, dị vật trong mắt khi mắt
Thứ hạng
Phỏng vấn
MCG
Rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch
Nhị phân
Phỏng vấn

16

Bảo vệ mắt khi có biểu hiện sợ ánh sáng

Danh mục

Phỏng vấn

17

Nhỏ thuốc

Nhị phân

Phỏng vấn

13

14



17

18

Luyện tập khi mắt yếu cơ

Thứ hạng

Phỏng vấn

19

Nhị phân

Phỏng vấn

20

Che chắn dị vật khi mắt bị nhắm không
kín
Xử trí khi mắt bị viêm nhiễm

Danh mục

Phỏng vấn

21

Kiểm tra bàn tay, bàn chân


Nhị phân

Phỏng vấn

22

Ngâm rửa tay, chân bằng nước sạch

Nhị phân

Phỏng vấn

23

Xoa dầu thực vật

Nhị phân

Phỏng vấn

24

Sử dụng vật dụng cầm tay có bọc vải

Nhị phân

Phỏng vấn

25


Mài da chân dày

Nhị phân

Phỏng vấn

26

Đi giầy dép thích hợp

Danh mục

Phỏng vấn

27

Chế độ nghỉ ngơi, thay đổi tư thế, cách đi
khi bị lỗ đáo

Danh mục

Phỏng vấn

28

Đến cơ sở y tế

Nhị phân

Phỏng vấn


29

Tập vật lý trị liệu (VLTL)

Nhị phân

Phỏng vấn

2.6.2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức chung về bệnh và thực hành
tuân thủ phòng chống tàn tật tại nhà
2.6.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức chung về bệnh
Kiến thức chung về bệnh phong của ĐTNC gồm 7 câu: từ câu 1
đến câu 7. Trong đó có các câu hỏi nhiều lựa chọn và một lựa chọn, sẽ được
tính điểm theo từng lựa chọn đúng. Mỗi câu là 1 nội dung về kiến thức sẽ được
tính điểm đạt hay không đạt.
Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức đạt
Câu
(Nội dung)

Kiến thức đạt

Câu
(Nội dung)

Kiến thức đạt

1

Chọn 2


5

Chọn 1

2

Chọn 2,3

6

Chọn 2,3


×