Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.93 MB, 211 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHÙNG QUANG HUY

BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC
THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHÙNG QUANG HUY

BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC
THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 62.22.03.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. NGUYỄN CÔNG KHANH
2. PGS. TSKH. TRẦN KHÁNH

NGHỆ AN - 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả và
số liệu được nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận trong Luận án chưa
được công bố ở bất cứ công trình nào khác.
Tác giả

Phùng Quang Huy


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 3
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 3
4. Nguồn tài liệu.................................................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý thuyết..................................................... 5
6. Đóng góp của luận án ...................................................................................... 6
7. Bố cục của luận án........................................................................................... 6
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam................................................................. 7
1.1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................. 7
1.1.2. Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài ............................. 11
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................ 16
1.2.1. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................... 16
1.2.2. Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài ............................. 19
1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần
tập trung giải quyết............................................................................................ 22

1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu ...................................................... 22
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết .................................... 23
Chương 2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ
Ở VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011..................... 25
2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á ................................................. 25
2.1.1. Bối cảnh quốc tế.................................................................................. 25
2.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á........................................................... 27
2.2. Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và quan hệ đối ngoại của Thái Lan từ
1997 đến 2011................................................................................................... 29
2.2.1. Tình hình kinh tế ................................................................................. 29
2.2.2. Tình hình xã hội .................................................................................. 34
2.2.3. Tình hình chính trị Thái Lan trước năm 2006 ...................................... 44
2.2.4. Những bất ổn trong quan hệ Thái Lan với một số nước láng giềng ...... 59
Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 62


Chương 3. DIỄN BIẾN CHỦ YẾU TRÊN CHÍNH TRƯỜNG THÁI LAN
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 ......................................................................... 63
3.1. Cuộc đảo chính tháng 9 năm 2006 và những tác động đến tình hình
chính trị Thái Lan.............................................................................................. 63
3.1.1. Đảo chính quân sự tháng 9/2006 ......................................................... 63
3.1.2. Tác động của đảo chính quân sự đến tình hình chính trị Thái Lan ....... 68
3.2. Khủng hoảng Chính phủ giai đoạn 2006 - 2008 .......................................... 72
3.2.1. Thời Thủ tướng Surayud Chulanont (tháng 10/2006 - tháng 1/2008) .... 73
3.2.2. Thời Thủ tướng Samak Sundaravej (tháng 1/2008 - tháng 9/2008) ..... 78
3.2.3. Thời Thủ tướng Somchai Wongsawat (tháng 9/2008 - tháng 12/2008) ... 83
3.3. Giai đoạn cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejajiva (tháng 12/2008 tháng 7/2011) .................................................................................................... 88
3.3.1. Những thách thức đối với Chính phủ Abhisit Vejjajiva ....................... 88
3.3.2. Giải pháp nhằm ổn định tình hình của Chính phủ Abhisit ................... 91
3.4. Cuộc bầu cử tháng 7/2011: thắng lợi của “Chủ nghĩa dân túy” và nữ

Thủ tướng Yingluck Shinawatra....................................................................... 99
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 102
Chương 4. NHẬN XÉT VỀ BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC
THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 ................................................... 104
4.1. Một số đặc điểm biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan giai đoạn
2006 - 2011 ..................................................................................................... 104
4.1.1. Biến động chính trị ở Thái Lan diễn ra liên tục và có xu hướng
tiếp diễn ........................................................................................... 104
4.1.2. Biến động chính trị ở Thái Lan là hệ quả của khủng hoảng chính trị
nội bộ trong lòng xã hội và của cuộc đấu tranh giữa xu hướng dân
chủ mới và xu hướng bảo thủ............................................................ 106
4.1.3. Biến động chính trị ở Thái Lan giai đoạn 2006 - 2011 vẫn chịu sự
chi phối mạnh mẽ của Nhà Vua, tòa án và quân đội .......................... 109
4.1.4. Cuộc đấu tranh giữa các đảng phái mới thông qua biểu tình đường
phố của quần chúng tác động tiêu cực đến xã hội và khó có thể
khiến nền chính trị Thái Lan trở nên dân chủ hơn ............................. 116
4.2. Hệ quả của những biến động chính trị giai đoạn 2006 - 2011 đối với
Thái Lan.......................................................................................................... 121


4.3. Tác động của biến động chính trị ở Thái Lan đối với khu vực và quan
hệ với một số nước .......................................................................................... 124
4.3.1. Đối với hợp tác, ổn định tại khu vực Đông Nam Á ........................... 124
4.3.2. Đối với quan hệ của Thái Lan với một số nước (Mỹ, Trung Quốc…) .. 126
4.3.3. Đối với Việt Nam ............................................................................. 131
KẾT LUẬN........................................................................................................ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC
- Phụ lục 1. Các bảng biểu

- Phụ lục 2. Thông báo đảo chính 19/9/2006
- Phụ lục 3. Các chính đảng, phong trào chính trị ở Thái Lan giai đoạn 2006-2011
- Phụ lục 4. Một số Hiến pháp Thái Lan từ 1997 đến 2011
- Phụ lục 5. Bản đồ, ảnh


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa

AC

ASEAN Community - Cộng đồng ASEAN

AEC

ASEAN Economic Community - Cộng đồng Kinh tế ASEAN

APSC

ASEAN Political - Security Community - Cộng đồng chính trị - an
ninh ASEAN

ASC

ASEAN Security Community - Cộng đồng An ninh ASEAN

ASCC


ASEAN Socio-Cultural Community - Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN

AFTA

ASEAN Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ARC

Administration Reform Council
Hội đồng Cải cách hành chính lâm thời

ARF

ASEAN Regional Forum - Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN

ASEAN

Association of South-east Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEAN+1 ASEAN Plus One - ASEAN + 1 nước
Trung Quốc hoặc 1 nước nào đó
ASEAN+3 ASEAN Plus Three - ASEAN + 3 nước Đông Bắc Á
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

ATTO

Association of Thai tour operators
Hiệp hội Các công ty lữ hành Thái Lan

CEO

Chief Excutive Officer - Giám đốc điều hành

CNS

Council of National Security Hội đồng An ninh quốc gia

DP

Democratic Party - Đảng Dân chủ (tiếng Thái: Phak Prachathipat)

DSI

Department of Special Investigation - Ủy ban Điều tra đặc biệt

EC

Election Commitet - Ủy ban Bầu cử

FTA

Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do

GDP


Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Gross National Product - Tổng sản phẩm quốc gia

IMF

International Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ quốc tế


KHXH

Khoa học xã hội

KMM

Kumpulan Mujahideen - Tổ chức Kumpulan Mujahideen (Malaysia)

NACC

National Anti-corruption Commission
Ủy ban chống tham nhũng quốc gia

NICs

Newly industrialized countries - Các nước công nghiệp mới

NLA


National Legislative Council - Hội đồng Lập pháp quốc gia

NRC

National Reconciliation Commission - Ủy ban Hòa giải quốc gia

NXB

Nhà xuất bản

PAD

People's Alliance for Democracy - Liên minh Nhân dân vì dân chủ

PDP

Palang Dharma Party - Đảng Sức mạnh đạo đức

PPP

Palang Prachachon Party - Đảng Quyền lực nhân dân

PT

Pheu Thai - Đảng Vì nước Thái

PTP

Puea Thai Party - Đảng Vì nước Thái


PULO

The Pattani United Liberation Organization
Tổ chức giải phóng thống nhất Pattani

SEATO

Southeast Asia Treaty Organization - Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á

SNG

Cộng đồng các quốc gia độc lập

SP

Saha PrachaThai - Đảng Thống nhất dân tộc Thái

TP

Thành phố

TRT

Phak Thai Rak Thai - Đảng người Thái yêu người Thái (tiếng Thái)

TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam


UDD

Union of Democracy against Dictatorship
Mặt trận Dân chủ thống nhất chống độc tài

UN

United Nations - Liên Hợp Quốc

USD

US Dollas - Đô la Mỹ

VAT

Value Added Tax - Thuế giá trị gia tăng

WB

World Bank - Ngân hàng Thế giới


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vương quốc Thái Lan - một quốc gia khá phát triển, thành viên sáng
lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nằm ở vị trí tương đối trung
tâm của Đông Nam Á, đã và đang giữ một vị trí địa chiến lược trong khu vực và
trên thế giới. Hơn nữa, trong lịch sử và hiện tại, Thái Lan được xem là “nước mở”
với thế giới bên ngoài, có quá trình dân chủ hóa phát triển tương đối sớm, sâu

rộng và luôn có tư tưởng cải cách, đồng thời lại đề cao tính dân tộc. Chính vì vậy,
mọi biến động ở Thái Lan, nhất là về chính trị, không chỉ biểu hiện xu hướng phát
triển nội tại, mà còn phản ánh các trào lưu, xu hướng liên minh, liên kết, tập hợp
lực lượng của khu vực và thế giới, đồng thời, chúng có tác động sâu sắc đến sự
phát triển tổng thể của Thái Lan và ảnh hưởng đến tình hình khu vực Đông Nam
Á, trong đó có Việt Nam.
1.2. Trong lịch sử hiện đại, nền chính trị của Thái Lan luôn có những biến
động lớn, nhất là sự thay đổi chính phủ bởi nhiều cuộc đảo chính quân sự và “cách
mạng đường phố”. Đặc biệt từ sau năm 2006 cho đến nay, Chính phủ Thái Lan luôn
luôn phải đối mặt với tình trạng bất ổn về chính trị do những mâu thuẫn và bất đồng
quan điểm về vấn đề đường lối chính sách của các thủ tướng và chính phủ với
quyền lợi của người dân thuộc các đảng phái khác nhau.
Cuộc bầu cử dân chủ năm 2001, theo tinh thần bản Hiến pháp nhân dân
1997, mang đến thắng lợi cho Thaksin Shinawatra, một nhân vật nổi lên từ thương
trường với nhiều thành công trước khi bước sang con đường chính trị. Trong suốt
nhiệm kỳ của mình (2001-2006), thực hiện đúng cương lĩnh tranh cử, Thaksin tiến
hành một loạt chính sách mà phần nhiều nó khá mới lạ đối với Thái Lan lúc bấy
giờ, đặc biệt là những quan tâm của chính phủ dành cho người nghèo, nhất là tầng
lớp nông dân ở phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan, nơi vốn có cuộc sống khó khăn và
thường không nhận được sự quan tâm đúng mực từ các chính phủ trước đó. Nhờ
nhiều thành tựu lớn, Thaksin nhận được sự ủng hộ rông rãi từ tầng lớp dân nghèo,
với phần đa là nông dân, đối tượng được thụ hưởng nhiều từ chính sách “dân túy”
của chính phủ. Tuy nhiên, cũng từ đó, ông cũng vấp phải rất nhiều sự đối kháng,
đến từ đại đa số tầng lớp trung lưu, thượng lưu ở Bangkok, trong đó có Hoàng gia,
phần lớn quân đội, tầng lớp quan liêu, các thương gia có hoạt động làm ăn cạnh
tranh với Thaksin… những thành phần chịu ảnh hưởng bởi chính sách tự do hóa của
chính phủ. Đảo chính lật đổ Thaksin vì thế đã diễn ra. Từ đây, chính trường Thái


2

Lan liên tục bất ổn khi xoay quanh là những cuộc đấu tranh không ngớt của hai
“khối xã hội đối lập”, giữa những người thân Thaksin và những người chống lại
ông với những “đại diện ưu tú” là Mặt trận Dân tộc thống nhất chống độc tài UDD (phe Áo đỏ) và PAD (phe Áo vàng).
Cuộc đảo chính quân sự ngày 19/6/2006, là hệ quả của những mâu thuẫn
không thể giải quyết được trên chính trường nước này. Sau cuộc đảo chính, tướng
Surayud Chulanont được cử làm Thủ tướng của Chính phủ mới, nhưng nền chính trị
Thái Lan không vì thế mà ổn định, khủng hoảng chính phủ diễn ra liên tục, không
một thủ tướng nào đi hết nhiệm kỳ bốn năm của mình, thậm chí chưa hết năm đầu
nhiệm kỳ. Từ cuối 2006 đến giữa năm 2011, trong chưa đầy năm năm, lịch sử
chứng kiến sự thay đổi Thủ tướng đến năm lần, từ Thủ tướng Surayud Chulanont
đến Thủ tướng Samak Sundaravej, Thủ tướng Somchai Wongsawat, Thủ tướng
Abhisit Veijjajiva và nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Cuộc bầu cử tháng 7/2011, Đảng Pheu Thái - PTP của bà Yingluck
Shinawatra, em gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra giành thắng lợi trước Đảng
Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva. Chiến thắng này đưa bà
Yingluck trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan. Sự xuất hiện của
Yingluck tuy có thổi một luồng gió mới vào chính trường Thái Lan, đạt được một
số thành tựu ban đầu nhưng rốt cục, tình hình chính trị Thái Lan vẫn không nhiều
chuyển biến bởi những mâu thuẫn xã hội trước đó chưa được giải quyết. Sau gần ba
năm cầm quyền, Yingluck vẫn lặp lại kịch bản của những chính phủ tiền nhiệm, đó
là không thể hoàn thành hết một nhiệm kỳ sau cuộc đảo chính tháng 5/2014 và chịu
phán quyết từ Tòa án Hiến pháp.
Chính trị bất ổn không chỉ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, an sinh xã
hội Thái Lan, mà tác động đến cả khu vực Đông Nam Á, cũng như quan hệ của
Thái Lan với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
1.3. Thái Lan là nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, là quốc gia láng
giềng của Việt Nam, có quan hệ lâu đời và trải qua không ít thăng trầm lịch sử.
Năm 2013, hai nước cũng đã nhất trí thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với năm
trụ cột chính, gồm quan hệ chính trị; hợp tác quốc phòng và an ninh; kinh tế; văn
hóa - xã hội; hợp tác khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu một cách

toàn diện về đất nước, con người, trong đó có nền chính trị, nhất là những bất ổn
trên chính trường trong bối cảnh cạnh tranh giành quyền lực của các nhóm lợi ích,
mâu thuẫn xã hội, ly khai sắc tộc đang gia tăng trong thập niên gần đây có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc. Thông qua hiểu biết về những biến động chính trị của Thái Lan,


3
Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học, tìm kiếm đối sách hợp lý nhằm giữ vững ổn
định trong nước, phát triển quan hệ đối ngoại với Thái Lan và khu vực.
1.4. Nghiên cứu về những biến động chính trị ở Thái Lan có ý nghĩa khoa
học cao. Thông qua nghiên cứu toàn diện biến động chính trị (nhân tố, biểu hiện và
tác động) ở Thái Lan trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 một cách có hệ
thống sẽ bổ sung thêm tư liệu để hiểu biết thêm về lịch sử hiện đại Thái Lan nói
riêng và lịch sử Đông Nam Á nói chung.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Biến động chính trị ở
Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011” làm đề tài Luận án Tiến sĩ sử
học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động, phục dựng lại diễn biến chủ yếu
của quá trình biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm
2011, để làm rõ các đặc điểm tình hình biến động, tác động và hệ quả của nó đối với
Thái Lan cũng như đối với khu vực.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực lịch sử chính trị của khoa học lịch sử. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài là xem xét, đánh giá thực chất sự biến động của chính
trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian
Luận án tập trung nghiên cứu tình hình chính trị của Thái Lan trong giai

đoạn 2006 - 2011. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề từ khi quân đội Thái Lan tiến
hành đảo chính lật đổ Chính phủ Thaksin Shinawatra vào tháng 9 năm 2006 đến khi
Thủ tướng Yingluck Shinawatra lên cầm quyền vào tháng 7 năm 2011. Tuy nhiên,
để làm rõ các nhân tố tác động, nguyên nhân cũng như tác động, hệ quả của biến
động chính trị ở Thái Lan, đề tài có xem xét, đề cập đến quá trình vận động chính trị
ở Thái Lan thời gian trước năm 2006 và từ sau năm 2011.
- Về nội dung
Luận án đi sâu nghiên cứu biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ
năm 2006 đến năm 2011, trong đó tập trung phân tích làm rõ những nội dung chính:
Những nhân tố tác động, quá trình biến động chính trị ở Vương quốc Thái
Lan, đặc điểm và tác động của nó đối với Thái Lan, các nước và khu vực.
“Chính trị” là một khái niệm khá phức tạp. Chính trị (Politics) trong phạm vi


4
một nước là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, các tộc người; là
vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của các
tầng lớp nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực
tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị…, nhằm tìm kiếm những khả năng thực
hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
Liên quan đến phạm trù “Chính trị”, có nhiều khía cạnh. Ở đây, luận án tập
trung đề cập đến các yếu tố liên quan đến “Biến động chính trị” như “Đảng phái”,
“Quyền lực chính trị”…
Ngoài giới hạn về thời gian và nội dung nêu trên, các vấn đề khác đều không
thuộc phạm vi nghiên cứu chính của đề tài.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ các nhân tố từ bối cảnh quốc tế, khu vực Đông Nam Á;
tình hình chính trị, xã hội Thái Lan tác động đến biến động chính trị ở Vương quốc
Thái Lan trong giai đoạn 2006 - 2011.

- Phục dựng lại bức tranh tổng thể về diễn biến tình hình biến động chính trị
ở Vương quốc Thái Lan giai đoạn 2006 - 2011 thông qua các đời thủ tướng cầm
quyền với các biến cố lịch sử diễn ra ở nước này.
- Chỉ rõ và phân tích một số đặc điểm nổi bật của biến động chính trị ở
Vương quốc Thái Lan từ 2006 đến 2011, đồng thời nhận xét, đánh giá tác động của
quá trình biến động này đối với đất nước Thái Lan trong sự phát triển nội tại, quan
hệ với các nước và tác động đối với khu vực Đông Nam Á.
4. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong luận án bao gồm:
- Các văn bản, văn kiện của chính phủ, các bộ, ngành, các đảng phái chính trị
- xã hội của Thái Lan liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhất là các tài liệu ban hành
trong giai đoạn 2006 - 2011.
- Các tài liệu, sách tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá
- xã hội của Thái Lan đã xuất bản ở Việt Nam và nước ngoài.
- Các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề nghiên
cứu đã được công bố, đăng tải trên các tạp chí, báo, chuyên san, kỷ yếu hội nghị,
hội thảo khoa học…
- Ngoài ra, đề tài còn khai thác, sử dụng các nguồn tin của Thông tấn xã, báo
chí, phát thanh, truyền hình, mạng Internet Việt Nam, các nguồn thông tin từ báo
chí Thái Lan như: Bangkok Post, The Nation.v.v...


5
5. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thuộc phạm trù lịch sử chính trị. Chính vì vậy, luận án sử dụng
phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, xem xét sự kiện, nhân vật và
xu hướng tiến triển của lịch sử được đặt trong bối cảnh không gian, thời gian được
xác định và tuân theo nguyên tắc lịch đại, sự tương tác nhiều chiều của quá trình
khủng hoảng chính trị diễn ra tại Thái Lan từ 2006 đến 2011.

Về mặt phương pháp luận, chúng tôi dựa trên quan điểm duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, về nhà nước và quyền lực trong
hệ thống chính trị v.v.…
Về phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, chúng tôi sử dụng kiến thức về
sử liệu học, thống kê, phân tích, so sánh để tiếp cận và lý giải các nguồn thông tin
cần thiết.
5.2. Cơ sở lý thuyết
Để phân tích thấu đáo, nhận diện vai trò của các thế lực chính trị cũng như
bản chất mâu thuẫn xã hội ở Thái Lan tác động đến những biến động chính trị,
luận án tham khảo lý thuyết về “Tinh hoa quyền lực” của C.Wright Mills. Theo lý
thuyết này, quyền lực chính trị được tập hợp thông qua ba thiết chế kinh tế, chính
trị và quân sự. Các thiết chế này có khả năng chi phối các thiết chế khác trong xã
hội thông qua ba hình thái cưỡng chế (quân sự), thống trị (chính trị) và thao túng
(kinh tế). Chúng tôi sử dụng lý thuyết này để phân tích vai trò của các lực lượng
chính trị Thái Lan gồm Hoàng gia, giới tướng lĩnh quân đội, lực lượng bảo hoàng,
tầng lớp trung lưu thành thị và tầng lớp bình dân nông thôn. Từ đó chỉ ra rằng,
giới tinh hoa Thái Lan đã giữ các quyền lực thống trị, cưỡng chế và thao túng
nhưng lực lượng chính trị mới cũng đã tìm cách tái cân bằng quyền lực, nhất là
sau khi Thaksin nắm quyền.
Ngoài ra, luận án cũng sử dụng lý luận “điểm nóng xã hội” và “điểm nóng
chính trị - xã hội”:
+ Điểm nóng xã hội: là đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường,
bất ổn định, rối loạn, diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng với những
hành vi không còn tự kiềm chế được, đã vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và
chuẩn mực văn hoá đạo đức, diễn ra trong một không gian và một thời gian nhất
định và có khả năng lan tỏa sang nơi khác.
+ Điểm nóng chính trị- xã hội: là điểm nóng xã hội diễn ra trong lĩnh vực
chính trị- xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần chúng của các lực lượng



6
đối lập đã hướng trực tiếp vào những người nắm quyền lực chính trị, cơ quan quyền
lực và thể chế chính sách của chính quyền nhà nước. Sử dụng lý luận này, luận án
góp phần chỉ rõ làn sóng đấu tranh của hai hay nhiều lực lượng xã hội đối lập vì
những mâu thuẫn chính trị - xã hội không thể hòa giải.
6. Đóng góp của luận án
- Trên cơ sở nghiên cứu về biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ
năm 2006 đến năm 2011, trình bày toàn diện, hệ thống về những nhân tố tác động,
các diễn biến chính của biến động chính trị Thái Lan trong những năm 2006 - 2011,
Luận án thực sự là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có hệ thống và khá
toàn diện về vấn đề này.
- Luận án cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính độc lập về một số
đặc điểm của biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm
2011 và tác động nhiều mặt của nó.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng thành chuyên đề về lịch
sử chính trị Thái Lan thời hiện đại. Đề tài còn cung cấp thông tin, luận cứ khoa học
cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam xử lý các vấn đề nội bộ của mình.
Luận án có thể sử dụng như tài liệu tham khảo có giá trị trong việc nghiên cứu,
giảng dạy về lịch sử Thái Lan hiện đại nói chung, lịch sử chính trị nói riêng.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung
chính của luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Nhân tố tác động đến biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan
từ năm 2006 đến năm 2011
Chương 3. Diễn biến chủ yếu trên chính trường Thái Lan từ năm 2006 đến
năm 2011
Chương 4. Nhận xét về biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm
2006 đến năm 2011.



7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Thái Lan là một quốc gia nằm ở vị trí địa chiến lược, tương đối trung tâm
Đông Nam Á, với một nền kinh tế khá phát triển và nền dân chủ đang trên đường
trưởng thành, có nền ngoại giao thực dụng, linh hoạt, nhưng tình hình chính trị - xã
hội thì thường hay bất ổn. Vì vậy, giới học giả trong nước và trên thế giới dành
quan tâm nhiều nghiên cứu về đối tượng này.
1.1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Thứ nhất, việc nghiên cứu Thái Lan gắn với bối cảnh chung Đông Nam Á:
Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có mối quan hệ lịch sử,
kinh tế, văn hóa lâu đời với các quốc gia trong khu vực, vì vậy, tài liệu nghiên cứu
về Thái Lan gắn với khu vực này khá phong phú. Tiêu biểu là các công trình sau:
Mô hình nền hành chính các nước ASEAN của Lương Trọng Yêm và Bùi
Thế Vĩnh (NXB Chính trị Quốc gia, 1998); Lịch sử Đông Nam Á (NXB Giáo dục,
2005) của tác giả Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh; Những vấn đề chính
trị kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI của tác giả Trần Khánh (NXB
Khoa học xã hội, 2006); Tri thức Đông Nam Á (NXB Chính trị quốc gia, 2008) của
Vũ Dương Ninh (chủ biên) và Lương Ninh; Xã hội dân sự ở một số nước Đông
Nam Á do Lê Thanh Hương chủ biên, xuất bản năm 2009; Lịch sử Đông Nam Á, tập
4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội của tác giả Trần Khánh (chủ biên, 2016); … Đây
là các công trình đã đề cập đến những nét cơ bản nhất về tình hình chung của khu
vực cũng như tình hình kinh tế, chính trị của các quốc gia Đông Nam Á một cách
khá cụ thể, trong đó có Thái Lan.
Đề tài khoa học cấp Bộ Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở Đông
Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam do Nguyễn
Hoàng Giáp làm chủ biên (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
2011) và cuốn Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba

thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh do Trần Khánh làm chủ biên (NXB Thế giới,
2014) cho rằng, trong thập niên đầu thế kỷ XXI, các nước lớn đều quan tâm và
mong muốn hiện diện ở Đông Nam Á, can thiệp sâu, rộng hơn vào khu vực nhằm
giành giật ảnh hưởng và kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau để tạo dựng vị thế, hướng
khu vực đi theo quỹ đạo riêng của mình thông qua thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế,
tăng cường sự hiện diện quân sự. Do đó, các quốc gia ở Đông Nam Á (trong đó có


8
Thái Lan) đang phải ứng phó trước những biến động đầy phức tạp trong quan hệ với
các nước lớn, với vô số thách thức, nhưng cũng nhiều cơ hội.
Công trình nghiên cứu Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện
nay do Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên, 2012), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật.
Công trình được các tác giả đề cập đến những vấn đề có tính thời sự của nền chính
trị quốc tế hiện nay, như xu thế toàn cầu hóa, mối quan hệ giữa các nước lớn, chống
chủ nghĩa khủng bố, trật tự thế giới mới…Cuốn sách cho thấy một bức tranh đa
dạng về tình hình chính trị của từng quốc gia nói riêng cũng như thế giới nói chung.
Ngoài ra, các tác giả cũng đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm đổi mới và tăng
cường chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế.
Các công trình nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 tại
châu Á mà khởi nguồn từ Thái Lan đã được nhiều nhà nghiên cứu dành sự quan
tâm. Tiêu biểu, năm 1998, Viện Thông tin khoa học xã hội xuất bản chuyên đề:
Khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á và những vấn đề đặt ra hiện nay với một
loạt bài nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đang diễn ra ở châu Á
mà khởi đầu là ở Thái Lan. Các nghiên cứu: So sánh cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ giữa Thái Lan và Mêhicô của tác giả Nguyễn Minh Phong, Khủng hoảng tiền
tệ ở Thái Lan: nguyên nhân, hậu quả, giải pháp và triển vọng phục hồi của tác giả
Nguyễn Hồng Sơn, Khủng hoảng tiền tệ ở châu Á và một số giải pháp đối với Việt
Nam của tác giả Tào Hữu Phùng, bài viết Khủng hoảng tài chính ở châu Á: nguyên
nhân, hậu quả và bài học với Việt Nam của tác giả Nguyễn Thiện Nhân đăng trên

tạp chí Nghiên cứu và phát triển, 2003.
Trên đây là những công trình cung cấp kiến thức cơ sở nền tảng giúp chúng
tôi có nhận thức về tình hình chung của các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng như
phông kiến thức về chính trị và quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Từ đó,
mới có được cái nhìn về Thái Lan sâu sắc hơn, đặt trong mối quan hệ với các quốc
gia khu vực khi thực hiện đề tài.
Thứ hai, các công trình chuyên khảo về Thái Lan: Thái Lan là một quốc gia
có lịch sử lâu đời và độc đáo, có nền văn hóa phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, các
tác giả Việt Nam đã có khá nhiều sách chuyên khảo về lịch sử tổng hợp của Thái
Lan như: Lịch sử Vương quốc Thái Lan của Vũ Dương Ninh (chủ biên, 1994, NXB
Giáo dục), Lịch sử Thái Lan (1998, NXB Khoa học xã hội) do Phạm Nguyên Long,
Nguyễn Tương Lai đồng chủ biên; Thái Lan những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ
XXI (do Nguyễn Thị Quế chủ biên, 2006, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà


9
Nội)… Trong những tác phẩm này, các tác giả đã dành nhiều công sức để trình bày
những nét khái quát, chung nhất về đất nước Thái Lan trên các mặt kinh tế, xã hội
cũng như những chuyển biến lớn của nền chính trị. Các nghiên cứu này giúp chúng
tôi tiếp cận, khai thác và phục dựng bối cảnh lịch sử Thái Lan.
Không chỉ dừng ở nghiên cứu lịch sử đơn thuần, nhiều học giả đã đi sâu nghiên
cứu Thái Lan theo các chuyên đề khác nhau, trong đó không ít công trình nghiên cứu
chú tâm nhận diện những vấn đề chính trị của Thái Lan. Ở đây, chúng tôi đề cập một
số công trình tiêu biểu về tình hình chính trị theo diễn trình lịch sử quốc gia này.
Trước tiên, đề cập đến quá trình chuyển đổi thể chế chính trị từ nền quân chủ
chuyên chế sang nền quân chủ lập hiến, tác giả Kim Ngọc Thu Trang (Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam, 2013) đã lựa chọn cách tiếp cận này với Luận án Tiến sĩ
lịch sử: Cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan): tính chất và ý nghĩa lịch sử. Trong
nghiên cứu của mình, tác giả đã khái quát những nhân tố khiến giới quân sự quyết
định tiến hành cuộc cách mạng năm 1932 lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế cũng

như diễn biến và kết quả cuộc cách mạng. Công trình nghiên cứu cũng phân tích, làm
rõ tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng này, so sánh, đối chiếu với các cuộc cách
mạng tư sản ở châu Âu trong các thế kỷ trước đó để đưa ra những đặc điểm của cuộc
cách mạng 1932. Luận án cũng đưa ra kết luận khi cho rằng cuộc chính biến của tầng
lớp sĩ quan quân đội lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, tạo dựng chính thể quân chủ
lập hiến là một cuộc cách mạng, tạo điều kiện để Thái Lan tiến hành các cải cách theo
hướng tư sản, mở ra kỷ nguyên mới tại quốc gia này. Nhận định về tính chất cuộc
cách mạng 1932, cũng tác giả Kim Ngọc Thu Trang có bài phân tích Về tính chất
cách mạng 1932 ở Xiêm (Thái Lan) (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7/2012),
cho rằng cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm là một hiện tượng khá độc đáo, để đưa ra
nhận định này, tác giả đã khát quát vài nét về cuộc cách mạng với các nguyên nhân
điển hình, diễn biến chóng vánh và để lại hệ quả to lớn, biến chuyển chính thể Thái
Lan từ chính thể quân chủ chuyên chế sang chính thể quân chủ lập hiến. Theo Kim
Ngọc Thu Trang, cuộc cách mạng 1932 không phải là một cuộc chính biến mà cho
rằng đây hoàn toàn là một cuộc cách mạng mang tính chất cuộc cách mạng tư sản, đã
giải quyết được những vấn đề, nhiệm vụ cơ bản của một cuộc cách mạng tư sản.
Nhận diện thêm về quá trình đấu tranh đòi dân chủ của người Thái, công
trình nghiên cứu Nhìn lại cuộc nổi dậy của sinh viên Thái Lan tháng 10/1973 của
tác giả Lê Hùng Nam (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/1994), đã đưa ra
cách nhìn về truyền thống đấu tranh trong tầng lớp trí thức, nhất là giới sinh viên
tại các trường Đại học trong thập niên 1970. Nhờ mối liên hệ chặt chẽ và sự giúp


10
đỡ của nhiều tầng lớp nhân dân, sinh viên đã trở thành một lực lượng chính trị
hùng hậu, góp phần quyết định trong việc lật đổ chế độ độc tài Thanom
Kittikachon năm 1973, mở ra một thời kỳ dân chủ mới cho Thái Lan, cũng từ đây
vai trò của tầng lớp quân nhân trên chính trường thực sự bị thách thức bởi các lực
lượng dân chủ.
Là lĩnh vực mấu chốt của ổn định chính trị và xã hội, nền kinh tế Thái Lan

được ghi nhận có những năm tháng phát triển cực thịnh, đưa đất nước hướng đến
trở thành một con rồng nhỏ châu Á về kinh tế. Tuy vậy, với chính sách phát triển
kinh tế hướng ngoại, dựa vào các nguồn lực đầu tư bên ngoài mà thiếu đi sự ổn định
từ nền kinh tế nội tại hay chính sách phát triển kinh tế thiếu cân bằng giữa các vùng,
các ngành kinh tế… đã khiến Thái Lan vấp phải rất nhiều hệ lụy, chênh lệch phát
triển vùng miền, chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Đề cập đến lĩnh vực này,
nhiều học giả đã có những nghiên cứu chuyên sâu, như: Luận án Tiến sĩ kinh tế của
Trương Duy Hoà Chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu ở Thái Lan từ
1972 đến nay, (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, 2005). Trương Duy Hoà cũng là
tác giả của bài viết Một số điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô của Thái Lan sau
khủng hoảng tài chính - tiền tệ (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 12, 2001) đã
đưa ra nhiều ý kiến, nhiều sự lý giải khác nhau về nguyên nhân dẫn đến khủng
hoảng, diễn biến, tác động cũng như triển vọng phục hồi của nền kinh tế các nước
chịu ảnh hưởng, đặc biệt là Thái Lan. Tác giả Lê Thanh Bình với Luận án Tiến sĩ
Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, khả năng vận dụng vào Việt
Nam (Đại học Kinh tế quốc dân, 2010), đã đề cập đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nền chính trị Thái Lan cùng tác động của những yếu tố này đến quá trình
phát kinh tế. Tác giả cũng đi sâu phân tích quá trình phát triển kinh tế công nghiệp
hóa theo hướng thay thế nhập khẩu giai đoạn 1959 - 1972 và quá trình công nghiệp
hóa hướng về xuất khẩu giai đoạn 1972 - 2008 của Thái Lan. Đồng thời, luận án
đưa ra những bài học kinh nghiệm về quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất
khẩu và khả năng vận dụng đối với Việt Nam, cả những kinh nghiệm thành công
cũng như bài học từ thất bại. Những tác phẩm này đã đề cập tương đối hoàn chỉnh
về tiến trình phát triển của nền kinh tế Thái Lan sau khi quốc gia này định hướng
phát triển nền kinh tế dựa trên xuất khẩu thay thế nhập khẩu. Các tác giả đều có
chung nhận định, trải qua một chặng đường dài và liên tục, có định hướng rõ ràng
và các thời cơ khách quan tác động đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng cao, ổn
định của nền kinh tế trước khi bị chặn lại bới cuộc khủng hoảng tài chính 1997 bất
chấp tình hình chính trị luôn bất ổn.



11
Những tài liệu này cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về đất nước, con
người Thái Lan, quá trình lịch sử và phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của
Thái Lan từ khi lập quốc đến những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX. Đây là
những cuốn sách tham khảo giúp chúng tôi có phông kiến thức chung về lịch sử,
văn hóa Thái Lan khi thực hiện đề tài.
1.1.2. Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài
Trong lịch sử Thái Lan đương đại, có một nhân vật không thể không nhắc
đến, đó là Thaksin Shinawatra, viết về nhân vật góp phần làm khuynh đảo nền chính
trị Thái Lan trong suốt thập niên đầu thế kỷ XXI và một vài năm sau của thập niên
thứ hai dù đã bị quân đội đảo chính lật đổ năm 2006, nhiều nhà nghiên cứu đã dành
sự quan tâm của mình về Thaksin, trên nhiều góc cạnh khác nhau. Cụ thể, Luận án
Tiến sĩ kinh tế Chính sách phát triển kinh tế của Thái Lan dưới thời Thủ tướng
Thaksin Shinawatra của Nguyễn Ngọc Lan (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, 2013), đã viện dẫn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn các chính
sách kinh tế của Thaksin, nghiên cứu các chính sách kinh tế của Thaksin cũng như
tác động của các chính sách này đến nền kinh tế Thái Lan. Đi sâu vào một lĩnh vực
cụ thể, cũng tác giả Nguyễn Ngọc Lan có bài viết Các chính sách chống đói nghèo
của Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, số 2/2014. Bài viết đã khái quát những chính sách của Thaksin và Đảng
TRT cầm quyền trong hướng về nông thôn, khu mà các chính phủ trước gần như rất
ít đề cập. Cũng nhờ các chính sách này mà Thaksin đã giành được rất nhiều thiện
cảm của người dân khu vực nông thôn, để chính khu vực này đã tạo cho Thaksin
được nhận định như “ông trùm dân túy” như cách gọi của học giả Tom Plate, được
sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng.
Tiếp tục chọn cách tiếp cận về các chính sách kinh tế của Thaksin, tác giả Lê
Thị Anh Đào có bài viết Chính sách phát triển kinh tế của Thái Lan dưới thời Thủ
tướng Thaksin (2001- 2005) (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2012). Bài
viết cùng Luận án Tiến sĩ (bảo vệ năm 2012 tại Đại học Huế) Quá trình phát triển
kinh tế của Thái Lan (1982 - 2006), đưa ra các chính sách khắc phục và điều chỉnh

trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế Thái Lan dưới thời Thủ tướng Thaksin
Shinawatra, trong đó nhấn mạnh việc điều chỉnh, đổi mới chiến lược, đường lối
phát triển của Chính phủ ông, cũng như chính sách phát triển kinh tế hướng về nông
thôn ở Thái Lan.
Luận án Tiến sĩ Chính trị học Vai trò của giới doanh nhân trong nền chính
trị Thái Lan hiện đại: trường hợp của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra của


12
Nguyễn Đình Thuận (Đại học Quốc gia Hà Nội - 2016). Luận án đã trình bày một
cách khái quát về nền chính trị Thái Lan hiện đại, với các định chế được quy định
trong hiến pháp, nhất là bản Hiến pháp 1997 như về đảng phái, các lực lượng chính
trị chủ yếu hay mối tương quan giữa các lực lượng này. Trọng tâm luận án đề cập
đến vai trò của tầng lớp doanh nhân trong nền chính trị Thái Lan mà nhân vật tiêu
biểu là Thaksin Shinawatra. Tác giả đã tập trung nghiên cứu sự hiện diện của
Thaksin trên chính trường cũng như các chính sách và tác động của các chính sách
này đối với chính trị Thái Lan. Luận án cũng cho rằng Thủ tướng Thaksin chính là
tác nhân khiến Chính phủ của mình sụp đổ khi trong nhiệm kỳ cầm quyền tạo ra quá
nhiều mâu thuẫn đối với tầng lớp tinh hoa truyền thống.
Nhận diện sự kiện Thaksin bị quân đội lật đổ, các tác giả Văn Ngọc Thành và
Đàm Thị Đào có bài phân tích Cuộc đảo chính ngày 19/9/2006 ở Thái Lan (Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, 2008) đề cập đến nguyên nhân, diễn biến và kết quả
cuộc đảo chính của quân đội lật đổ Thủ tướng Thaksin. Trong đó, các tác giả nhận
định rằng, “phong cách Thaksin” chính là nguyên cớ để quân đội tiến hành đảo chính
lật đổ ông, việc lật đổ Thaksin chỉ đơn thuần là sự thay đổi của một bộ phận kiến trúc
thượng tầng và thể hiện bước tiếp theo của sự phát triển nền dân chủ Thái Lan.
Việc Thaksin bị lật đổ đã tạo ra rất nhiều hệ lụy cho chính trường Thái Lan,
do đó các công trình nghiên cứu về chính trị Thái Lan giai đoạn này đom the State, as provided by law.



Section 54
A person who is over sixty years of age and has insufficient income shall have the
right to receive aids from the State, as provided by law.
Section 55
The disabled or handicapped shall have the right to receive public conveniences and
other aids from the State, as provided by law.
Section 56
The right of a person to give to the State and communities participation in the
preservation and exploitation of natural resources and biological diversity and in the
protection, promotion and preservation of the quality of the environment for usual and
consistent survival in the environment which is not hazardous to his or her health and
sanitary c ondition, welfare or quality of life, shall be protected, as provided by law.
Any project or activity which may seriously affect the quality of the environment
shall not be permitted, unless its impacts on the quality of the environment have been studied
and evaluated and opinions of an independent organisation, consisting of representatives
from private environmental organisations and from higher education institutions providing
studies in the environmental field, have been obtained prior to the operation of such project
or activity, as provided by law. The right of a person to sue a State agency, State enterprise,
local government organisation or other State authority to perform the duties as provided by
law under paragraph one and paragraph two shall be protected.
Section 57
The right of a person as a consumer shall be protected as provided by law.
The law under paragraph one shall provide for an independent organisation
consisting of representatives of consumers for giving opinions on the enactment and
issuance of law, rules and regulations and on the determination of various measures for
consumer protection.
Section 58
A person shall have the right to get access to public information in possession of a
State agency, State enterprise or local government organisation, unless the disclosure of
such information shall affect the security of the State, public safety or interests of other

persons which shall be protected as provided by law.
Section 59
A person shall have the right to receive information, explanation and reason from a
State agency, State enterprise or local government organisation before permission is given for
the operation of any project or activity which may affect the quality of the environment,
health and sanitary conditions, the quality of life or any other material interest concerning
him or her or a local community and shall have the right to express his or her opinions on
such matters in accordance with the public hearing procedure, as provided by law.
Section 60
A person shall have the right to participate in the decision-making process of State
officials in the performance of administrative functions which affect or may affect his or


her rights and liberties, as provided by law.
Section 61
A person shall have the right to present a petition and to be informed of the result of
its consideration within the appropriate time, as provided by law.
Section 62
The right of a person to sue a State agency, State enterprise, local government
organisation or other State authority which is a juristic person to be liable for an act or
omission done by its Government official, official or employee shall be protected, as
provided by law.
Section 63
No person shall exercise the rights and liberties prescribed in the Constitution to
overthrow the democratic regime of government with the King as Head of the State under
this Constitution or to acquire the power to rule the country by any means which is not in
accordance with the modes provided in this Constitution. In the case where a person or a
political party has committed the act under paragraph one, the person knowing of such act
shall have the right to request the Prosecutor General to investigate its facts and submit a
motion to the Constitutional Court for ordering cessation of such act without, however,

prejudice to the institution of a criminal action against such person. In the case where the
Constitutional Court makes a decision compelling the political party to cease to commit the
act under paragraph two, the Constitutional Court may order the dissolution of such
political party.
Section 64
Members of the armed forces or the police force, Government officials, officials or
employees of State agencies, State enterprises or local government organisations shall
enjoy the same rights and liberties under the Constitution as those enjoyed by other
persons, unless such enjoyment is restricted by law, by-law or regulation issued by virtue
of the law specifically enacted in regard to politics, efficiency, disciplines or ethics.
Section 65
A person shall have the right to resist peacefully any act committed for the
acquisition of the power to rule the country by a means which is not in accordance with the
modes provided in this Constitution.
………..
Section 336
When the period of five years as from the date of the promulgation of this
Constitution has elapsed, the Election
Commission, the Constitutional Court, or the National Counter Corruption
Commission shall have the power to submit to the National Assembly or the Council of
Ministers a report presenting opinions on the amendment of this Constitution or other laws.
Countersigned by: Wanmuhamadnoor Matha President of the National Assembly.
Certified correct translation: Dr. Ackaratorn Chularat, Secretary-General of the
Council of State Office of the Council of State.


2. Hiến chương tạm thời 2006
Sau khi lật đổ chinh phủ Thaksin, chính quyền quân sự bãi bỏ Hiến pháp 1997, giải
tán Quốc hội, các cuộc biểu tình và đảng phái chính trị bị cấm hoạt động, kiểm duyệt
phương tiện truyền thông, giải tán Tòa án Hiến pháp, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia và các

cơ quan khác được tạo ra bởi Hiến pháp năm 1997. Đối với những tuần đầu tiên, chính
quyền cai trị bằng sắc lệnh. Chính quyền quân sự bổ nhiệm một ủy ban pháp luật để soạn
thảo Hiến chương tạm thời (sau này chính thức được gọi là “Hiến pháp”).
Dự thảo Hiến chương tạm thời được ban hành vào ngày 27/9/2006,
Hiến chương được ban hành ngày 1/10/2006
Constitution of the Kingdom of Thailand (Interim) B.E. 2549 (2006)
SOMDET PHRA
PARAMINTHARAMA
HA BHUMIBHOL
ADULYADEJ
SAYAMMINTHARATHIRAT
BOROMMANATTHABOPHIT
Enacted on the 1st Day of October
B.E.2549 (2006); Being the 61st Year of the
Present Reign.
Phrabat Somdet Phra Paramintharamaha Bhumibhol Adulyadej Mahitalathibet
Ramathibodi Chakkri Narubodin Sayammintharathirat Borommanatthabophit is graciously
pleased to proclaim that:
Whereas the Leader of the Council for Democratic Reform, which successfully took
over the administration of the country on 19 September B.E. 2549 (2006), made
submissions to His Majesty the King that the reasons for the takeover of power and the
abrogation of the Constitution of the Kingdom of Thailand were to stave off further erosion
of faith and trust in the country’s administration, to rectify the gross mismanagement of the
country’s administration and the failure to check the exercise of State power, which had led to
rampant corruption and malfeasance the offenders of which could not be found and punished,
resulting in severe political crisis, as well as to heal the widening divisions among the people
who were being incited to take sides, eroding unity among the people within the nation and
leading to a severe social crisis.
Various sectors of society had tried to resolve this crisis, but their efforts were in
vain. Instead, the crisis seemed to have deteriorated to such an extent that armed clashes

would ensue, leading to bloodshed and loss of life.
This was considered a grave threat to the democratic system with the King as Head
of State, to the economy and to public order.
It was, therefore, necessary to set up a provisional mechanism of governance
suitable to prevailing conditions, taking into consideration the rule of law in accordance


with the Thai administrative custom of democratic government under the Constitutional
Monarchy, the need to restore national unity, the economy and public order, the
strengthening of a vigorous system of checks against corruption and an ethical code of
conduct, the promotion and protection of the rights and civil liberties of the people,
adherence to the United Nations Charter as well as obligations under treaties or
international agreements, the promotion of friendly relations with other countries and the
philosophy of Sufficiency Economy as a way of life.
At the same time, there was the need to expedite the process of drafting a new
Constitution, one which would involve extensive public participation at all stages. In order
for all this the case for which having been submitted to His Majesty the King to be
achieved, be it, therefore, commanded by His Majesty the King that the following
provisions form the Constitution of the Kingdom of Thailand (Interim) until the
promulgation of a constitution that is to be drafted and submitted to His Majesty the King.
Section 1
Thailand is one and indivisible Kingdom.
The King is the Head of State and Head of the Thai Armed Forces.
The King shall be enthroned in a position of reverence and shall not be violated.
The King shall not be accused in any way and shall have complete legal immunity.
Section 2
Sovereign power resides in the Thai people. The King, as Head of State, exercises
such power through the National Legislative Assembly, the Council of Ministers and the
Courts in accordance with the provisions stipulated in this Constitution.
Section 3

Subject to the provisions of this Constitution, the human dignity, rights, liberties
and equality, which have always been enjoyed by the Thai people in accordance with the
customary practice of democratic government with the King as Head of State as well as
Thailand’s existing international obligations, shall be protected according to this
Constitution.
Section 4
The King selects and appoints the President of the Privy Council and not more
than eighteen Privy Councilors to constitute the Privy Council.
The selection, appointment and removal of the President of the Privy Council and
Privy Councilors shall be at the King's discretion.
The President of the National Legislative Assembly shall countersign the Royal
Command appointing the President of the Privy Council and the President of the Privy
Council shall countersign the Royal Command appointing Privy Councilors.
Section 5
There shall be a National Legislative Assembly consisting of no more than two
hundred and fifty members appointed by the King, all of whom shall be persons of Thai


nationality by birth and not less than thirty-five years of age.
The National Legislative Assembly shall function as the House of Representatives,
the Senate and the National Assembly.
The selection of members of the National Legislative Assembly shall comprise
persons from the public, private, social and academic sectors, from various regions, as
appropriate.
In cases where there exists any law prohibiting persons from holding political
positions, such law shall not be applicable to the appointment of National Legislative
Assembly members.
Section 6
Membership of the National Legislative Assembly shall terminate upon:
 death;

 resignation;
 being disqualified under Section 5;
 being appointed Minister;
 the National Legislative Assembly passing a resolution under Section 8
terminating his/her membership.
Section 7
The King appoints one member of the National Legislative Assembly as its
President and one or more, upon the resolution of the National Legislative Assembly, as
its Vice Presidents.
The provisions of Section 6 shall apply mutatis mutandis to the vacating of office
of the President and the Vice President of the National Legislative Assembly.
The Chairman of the Council for National Security shall countersign the Royal
Command appointing members, the President and Vice Presidents of the National
Legislative Assembly.
Section 8
In cases where any member of the National Legislative Assembly acts in a manner
detrimental to the dignity of National Legislative Assembly members or impedes the
discharge of duties of National Legislative Assembly members, members of the National
Legislative Assembly numbering not less than twenty persons have the right to lodge with
the President of the National Legislative Assembly a complaint to request the termination
of his/her membership.
The resolution of such termination of membership under paragraph 1 shall receive votes
from not less than two-thirds of the total number of the existing members on the day of voting.
Section 9
At a sitting of the National Legislative Assembly, the presence of not less than
one-half of the total number of its existing members is required to constitute a quorum.


×